Giới thiệu khái quát về luận án Đề tài: “Phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ triết học, chuy
Trang 1NGUYỄN VĂN THUỶ
PH¸T TRIÓN ý THøC THÈM Mü
CñA HäC VI£N §µO T¹O SÜ QUAN
QU¢N §éI NH¢N D¢N VIÖT NAM HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2015
Trang 2NGUYỄN VĂN THUỶ
PH¸T TRIÓN ý THøC THÈM Mü
CñA HäC VI£N §µO T¹O SÜ QUAN
QU¢N §éI NH¢N D¢N VIÖT NAM HIÖN NAY
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử
Mã số: 62 22 03 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TS Văn Đức Thanh
HÀ NỘI - 2015
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực
và có xuất xứ rõ ràng !
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Thuỷ
Trang 41.1 Thực chất phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào
1.2 Những vấn đề có tính quy luật phát triển ý thức thẩm
mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân
THỨC THẨM MỸ CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
2.1 Thực trạng phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào
tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 722.2 Xu hướng phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào
tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 97
Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN
Ý THỨC THẨM MỸ CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO
SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
3.1 Yêu cầu cơ bản phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên
đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 1083.2 Giải pháp cơ bản phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên
đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 120
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
Trang 5Số thứ tự Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài: “Phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ triết học,
chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; dựa trên cơ sở lýluận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của ĐảngCộng sản Việt Nam về văn hoá thẩm mỹ và giáo dục, phát triển toàn diện conngười Nghiên cứu sinh tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình khoahọc trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, đồng thời dựa vào kết quả nghiêncứu thực trạng phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan ở các họcviện, trường sĩ quan quân đội từ năm 2010 đến nay để giải quyết những vấn đềnghiên cứu đặt ra Công trình luận án được triển khai từ việc xác lập những vấn đề
lý luận ở chương 1, cơ sở thực tiễn ở chương 2, đồng thời xác định yêu cầu và đềxuất giải pháp ở chương 3 của luận án nhằm phát triển ý thức thẩm mỹ của họcviên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
2 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Ý thức thẩm mỹ của chủ thể đóng vai trò quan trọng bậc nhất địnhhướng cho toàn bộ các hoạt động nhận thức, cảm thụ, đánh giá và sáng tạothẩm mỹ của chủ thể, đồng thời là tiền đề không thể thiếu để nâng cao trình
độ, năng lực thẩm mỹ của họ trong mọi lĩnh vực hoạt động Ý thức thẩm mỹ
của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là nền tảng quan
trọng để mỗi học viên thâm nhập sâu vào thế giới thẩm mỹ, nhận thức sâu sắc
về cái đẹp, biết cảm thụ, sáng tạo cái đẹp và đưa vào trong cuộc sống học tập,rèn luyện, công tác để luôn phấn đấu hoàn thành tốt đẹp mọi nhiệm vụ
Phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan quân đội là vấn
đề thiết thực để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và chuẩn bị
cơ sở, tiền đề của đội ngũ sĩ quan quân đội tương lai Phát triển ý thức thẩm
mỹ là một trong những nội dung cơ bản của mục tiêu phát triển toàn diện
Trang 7nhân cách học viên và đặt tiền đề hướng tới phát triển văn hoá thẩm mỹ, pháttriển toàn diện nhân cách sĩ quan quân đội Ý thức thẩm mỹ của học viênđược định hình qua quá trình học tập, rèn luyện tại trường sẽ tiếp tục pháttriển sau khi học viên tốt nghiệp ra trường, trở thành cán bộ lãnh đạo, chỉ huy
ở các đơn vị quân đội Đó là nền tảng để người sĩ quan tương lai sống, hành
động theo tiêu chí cái đẹp
Những năm qua, phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan
ở các học viện, trường sĩ quan quân đội cho thấy, đã có sự chuyển biến, tiến
bộ nhất định, tạo ra sự say mê, hứng thú thẩm mỹ và khát vọng vươn tới cáiđẹp của người đi tìm nguồn tri thức, nguồn trí tuệ và nguồn cảm hứng sángtạo Tuy nhiên, sự tác động của đời sống thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ đến pháttriển ý thức thẩm mỹ của học viên còn bất cập, chưa tương xứng với nhu cầu,thị hiếu và khát vọng thẩm mỹ của học viên Chưa coi trọng việc lồng ghép,đưa cái đẹp vào trong mọi hoạt động của học viên Khi ra trường, một bộphận không nhỏ sĩ quan trẻ còn hạn chế về trình độ lý luận và kinh nghiệmthẩm mỹ, chưa thấu hiểu hết giá trị của cái thẩm mỹ trong cuộc sống; chưabiết đấu tranh bảo vệ cái đẹp và chống lại cái xấu, lối sống thấp hèn, thị hiếu thẩm
mỹ thiếu lành mạnh trong đời sống bộ đội Những bất cập ấy cần phải đượcnghiên cứu để giải quyết, tháo gỡ ngay trong thời gian học tập, rèn luyện tạitrường của học viên, nhằm phát triển ý thức thẩm mỹ của họ
Phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan quân đội hiện nay, là một đòi hỏi cấp thiết trước tình hình biến động về thang bậc, chuẩn mực, giá trị văn hoá thẩm mỹ trong đời sống xã hội và trong quân đội cũng
không tránh khỏi có những yếu tố, xu hướng tác động tiêu cực, làm “lệchchuẩn giá trị” về văn hoá thẩm mỹ trong đời sống tinh thần quân nhân, trong
đó có đội ngũ học viên đào tạo sĩ quan Họ đang học tập, rèn luyện, công tác
và sống trong không gian mạng Internet, trong sự tác động đa diện, nhiềuchiều của hội nhập, mở cửa, của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI) chỉ rõ mục tiêu, yêu cầu
Trang 8xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải: “… hướng đến chân thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”[23,tr.46, 47] Tình hình đó, đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu chuyên sâu nhằmluận giải, tìm ra thực chất và cách thức giải quyết một cách khoa học
-Lý do lựa chọn đề tài luận án còn xuất phát từ sự thiếu vắng nhiều mảng
nghiên cứu về khoa học thẩm mỹ mang tính đặc thù quân sự Những năm gần
đây, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến thẩm mỹ quân sự vàgiáo dục thẩm mỹ quân nhân, song vẫn còn khá trống vắng những công trình
về phát triển ý thức thẩm mỹ nói chung, ý thức thẩm mỹ của bộ đội nói riêng,nhất là việc luận giải dưới góc độ lý luận triết học - một yêu cầu rất cơ bản và
cần thiết để giải quyết triệt để vấn đề Với sự lựa chọn vấn đề: “Phát triển ý
thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu dưới góc độ triết học, đề tài luận án mong muốn góp phần
giải quyết thực trạng trên
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu :
Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ý thức thẩm mỹ
của học viên đào tạo sĩ quan quân đội, từ đó đề xuất giải pháp cơ bản phát
triển ý thức thẩm mỹ đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách họcviên hướng tới phát triển đội ngũ sĩ quan quân đội tương lai
* Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Làm rõ thực chất và một số vấn đề có tính quy luật phát triển ý thứcthẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
- Phân tích, đánh giá thực trạng và dự báo xu hướng phát triển ý thức
thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
- Xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp phát triển ý thức thẩm mỹ của
học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Trang 94 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu dưới góc độ triết học về phát triển ý
thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu: Những vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển ý
thức thẩm mỹ của học viên đào tạo để trở thành sĩ quan cấp phân đội có trình
độ đại học ở các học viện, trường đại học và trường sĩ quan Quân đội nhândân Việt Nam (trong luận án gọi là học viện, trường sĩ quan)
Phạm vi điều tra, khảo sát gồm: Học viên, giáo viên và cán bộ quản lý
học viên, cán bộ phòng ban ở một số cơ sở đào tạo: Trường Đại học Chính trị
(Trường Sĩ quan chính trị); Trường Đại học Trần Quốc Tuấn (Trường Sĩ quan Lục quân 1); Trường Đại học Nguyễn Huệ (Trường Sĩ quan Lục quân 2);
Trường Sĩ quan Thông tin (khối trường sĩ quan); Học viện Biên phòng; Họcviện Phòng không - Không quân; Học viện Hải quân; Học viện Kỹ thuật quânsự; Học viện Hậu cần; Học viện Quân y (khối học viện) Số liệu khảo sátđánh giá thực tiễn trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2015
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hoá, thẩm mỹ
và giáo dục, phát triển toàn diện con người nói chung, đối với lĩnh vực quân
sự và giáo dục, phát triển nhân cách quân nhân nói riêng
* Cơ sở thực tiễn: Là đời sống thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan ở
các học viện, trường sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, thôngqua các căn cứ, số liệu thực tế, số liệu điều tra xã hội học của tác giả; cùngvới các chỉ thị, nghị quyết, chương trình và đề án của Bộ Quốc phòng về xâydựng đội ngũ cán bộ trong quân đội; các báo cáo tổng kết về công tác giáodục bọ đội, trực tiếp về công tác giảng dạy môn mỹ học Mác - Lênin và các
bộ môn khác liên quan ở các học viện, trường sỹ quan
Trang 10* Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận chung là phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử được tiếp cận vào khách thể thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ
Phương pháp nghiên cứu cụ thể, sử dụng một số phương pháp như: lôgíc
và lịch sử; hệ thống và cấu trúc; phân tích và tổng hợp; thống kê và so sánh;điều tra xã hội học; phỏng vấn; quan sát có định hướng; phương pháp chuyêngia Sử dụng một số phương pháp tiếp cận: giá trị - hoạt động - nhân cách;
cấu trúc quá trình, đặc biệt chú trọng phương pháp tiếp cận cấu trúc quá trình
để phân tích sự phát triển ý thức thẩm mỹ
6 Những đóng góp mới của luận án
- Làm rõ bản chất, cấu trúc của ý thức thẩm mỹ và ý thức thẩm mỹ tronglĩnh vực quân sự từ phương pháp tiếp cận của triết học
- Luận giải những vấn đề có tính quy luật phát triển ý thức thẩm mỹtrong môi trường sư phạm quân sự ở nhà trường quân đội
- Đề xuất yêu cầu và giải pháp phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên
đào tạo sĩ quan hiện nay.
7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, phát triển lý luận triếthọc về ý thức thẩm mỹ, về thẩm mỹ trong lĩnh vực quân sự
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xây dựng luận cứ khoa họcnhằm xây dựng, phát triển đời sống thẩm mỹ của bộ đội
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu
và giảng dạy ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
8 Kết cấu của luận án
Gồm: Mở đầu; tổng quan về vấn đề nghiên cứu; 3 chương (6 tiết); kếtluận; danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tàiluận án; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục
Trang 11TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1 Nhóm những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu lý luận chung về thẩm mỹ
Đề cập vấn đề chung về lý luận và thực tiễn liên quan đến lĩnh vực
thẩm mỹ có những công trình khoa học nghiên cứu như: Iu.A Lukin, V.C
Xcacherơsiccốp với “Nguyên lý mỹ học Mác – Lênin” [59]; N Đmitriêva
“Bàn về cái đẹp” [25]; V.Vanslốp, P.Tơrôphimốp nghiên cứu “Cái đẹp và cái cao thượng” [118]; Tsecnisépxki nghiên cứu “Quan hệ của thẩm mỹ đối với hiện thực” [113] “Cái đẹp - một giá trị” của Đỗ Huy [38]; Bàn về “Thị hiếu thẩm mỹ trong đời sống”của Nguyễn Chương Nhiếp [78]; Nghiên cứu
“Quan hệ giữa cái thẩm mỹ và cái đạo đức trong cuộc sống và trong nghệ thuật” của Nguyễn Văn Phúc [82]; Nghiên cứu “Vấn đề cảm thụ thẩm mỹ”
mỹ liên quan nhất định đến đề tài luận án Nghiên cứu sinh xác định đây làmột trong những cơ sở, tiền đề lý luận quan trọng để tiếp thu, kế thừa, phát
triển trong triển khai khung lý thuyết của luận án
Những công trình khoa học trong nước, nổi bật là công trình của Đỗ Huy
nghiên cứu “Cái đẹp - một giá trị” [38] Trong công trình, tác giả đã phân tích
cơ chế đánh giá của chủ thể thẩm mỹ và khẳng định: “Không có chủ thể thẩm
Trang 12mỹ, sẽ không có đánh giá, thưởng thức và sáng tạo những giá trị thẩm mỹ.Không có chủ thể thẩm mỹ không có cái gì được gọi là cái bi, cái hài, cái đẹp
và cái giá trị” [38, tr.147] Theo tác giả, các phạm trù thẩm mỹ là sản phẩm tấtyếu của sự đánh giá, thưởng thức và sáng tạo những giá trị thẩm mỹ của chủthể thẩm mỹ dựa trên trình độ, năng lực thẩm mỹ và những kinh nghiệm thẩm
mỹ trong hoạt động thực tiễn Ở đây cần thấy, cái thẩm mỹ mặc dù có cộinguồn xét đến cùng là thế giới hiện thực, song chỉ có thể xuất hiện với tư cách
là sản phẩm phức hợp của sự tương tác biện chứng trực tiếp giữa chủ thể thẩm
mỹ với khách thể thẩm mỹ là thế giới hiện thực ấy Lý giải khía cạnh bản chấtcái thẩm mỹ trong ý thức thẩm mỹ của chủ thể sẽ được nghiên cứu sinh bổsung phát triển trong đề tài luận án
Trong công trình nghiên cứu “Thị hiếu thẩm mỹ trong đời sống” [78],
tác giả Nguyễn Chương Nhiếp quan niệm: “Thị hiếu thẩm mỹ là một bộ phậncấu thành năng lực thẩm mỹ chủ quan của con người, nó không phải là cáivốn có, mà được hình thành trong quan hệ phức tạp giữa cái sinh học và cái
xã hội, cái cá nhân và cái cộng đồng” [78, tr.14] Trong luận giải vai trò củathị hiếu thẩm mỹ đối với đời sống thẩm mỹ, tác giả đã chỉ ra: thị hiếu thẩm
mỹ với tư cách vừa là nhân tố chủ đạo trong thưởng thức thẩm mỹ, vừa là yếu
tố quan trọng trong hoạt động đánh giá của chủ thể, vừa là một yếu tố cấuthành năng lực sáng tạo của chủ thể thẩm mỹ Nhưng nhìn chung, “thị hiếuthẩm mỹ và đời sống thẩm mỹ” mà tác giả tiếp cận mới chủ yếu nghiêng vềthẩm mỹ nghệ thuật
Bàn về “Quan hệ giữa cái thẩm mỹ và cái đạo đức trong cuộc sống và trong nghệ thuật” [82], tác giả Nguyễn Văn Phúc phân tích tính đặc thù của cái
thẩm mỹ, đồng thời làm rõ sự khác biệt của chủ thể về mặt nhận thức thẩm mỹ(tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, quan điểm thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ)trong so sánh với cái đạo đức và sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng [82,tr.40] Thực chất, quan hệ giữa cái thẩm mỹ và cái đạo đức phản ánh sự tácđộng qua lại giữa ý thức đạo đức với các hình thái ý thức xã hội khác Điều đó
Trang 13chứng tỏ rằng, nhận thức thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ, ý chí thẩm mỹ khôngthể không gắn bó chặt chẽ với tất cả các khía cạnh khác của đời sống kinh tế,chính trị - xã hội, đạo đức - pháp quyền, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo vàtương ứng là các hình thái ý thức chính trị, ý thức đạo đức, ý thức pháp quyền,
ý thức khoa học, ý thức tôn giáo của từng thời đại, từng cộng đồng, từng tậpđoàn xã hội nhất định, thêm vào đó là cả những điều kiện sinh hoạt vật chất của
xã hội cũng như điều kiện sống riêng của từng cá nhân Tiếp cận theo hướngnày, sẽ được luận án đề cập và trình bày đến
Các công trình trên là cơ sở lý luận quan trọng để nghiên cứu sinh kếthừa, tiếp thu theo cách tiếp cận và diễn giải của luận án
2 Nhóm những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về thực tiễn đời sống thẩm mỹ
Trong “Thực tiễn thẩm mỹ – cội nguồn của văn hoá thẩm mỹ” [96], tác
giả Nguyễn Ngọc Thu cho rằng: “Thực tiễn thẩm mỹ là sự thống nhất giữacác hiện tượng thẩm mỹ khách quan với hoạt động của chủ thể thẩm mỹ Chủ thể thẩm mỹ là những con người với toàn bộ những mối liên hệ, quan hệthẩm mỹ trong hoàn cảnh và điều kiện xã hội nhất định Trong văn hoá thẩm
mỹ, cái thẩm mỹ khách quan mang tính xã hội và là sự thể hiện hoạt động củachủ thể thẩm mỹ, nó không chỉ bó hẹp trong ý thức cá nhân mà còn tồn tạinhờ có ý thức thẩm mỹ cá nhân” [96, tr.34] Đây là một hướng tiếp cận duyvật lịch sử về cội nguồn của văn hoá thẩm mỹ từ thực tiễn thẩm mỹ, là cơ sởquan trọng giúp cho nghiên cứu sinh tham khảo để tiếp cận cội nguồn của ýthức thẩm mỹ Mặt khác, từ những đề cập về hoạt động của chủ thể thẩm mỹluôn tồn tại trong tổng hoà với mối liên hệ, quan hệ thẩm mỹ… đã gợi mởcho nghiên cứu sinh nhận thấy rằng: chủ thể thẩm mỹ bao giờ cũng là conngười hiện thực nhưng rất cụ thể, cho nên ý thức thẩm mỹ của họ với nhữngnhu cầu thẩm mỹ, xúc cảm thẩm mỹ, quan điểm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ,
lý tưởng thẩm mỹ… cùng những thước đo giá trị, các chuẩn mực của quan
hệ thẩm mỹ đều phản ánh, chịu sự chi phối bởi điều kiện lịch sử, xã hội nhất
Trang 14định Song mỗi “cá nhân hiện thực” sống trong xã hội bao giờ cũng đều cónhững tố chất riêng của mình, có những đặc điểm mang đậm sắc thái cánhân, thể hiện sự tinh tế, đa dạng, phong phú, độc đáo trong điều kiện, môitrường sống của chính họ Theo đó, sự phản ánh hiện thực khách quan về
mặt thẩm mỹ trong ý thức thẩm mỹ bao giờ cũng in đậm dấu ấn cá nhân.
Điều này sẽ được nghiên cứu sinh đề cập trong nghiên cứu những khía cạnhbản chất của ý thức thẩm mỹ
Bàn về “Sự biến đổi của chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam” [12], tác giả Vũ Thị Kim Dung đã luận giải đặc điểm cơ bản
của chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ trong văn hoá thẩm mỹ là nằm trong cấu
trúc chủ thể thẩm mỹ, thuộc phạm vi của ý thức thẩm mỹ, có sự tham gia tổng
hợp của các yếu tố: xúc cảm, tình cảm, quan điểm, lý tưởng thẩm mỹ…[12,tr.38] Tuy nhiên, tác giả mới chỉ đề cập đến trình độ phát triển của ý thứcthẩm mỹ với tư cách năng lực đánh giá thẩm mỹ; hơn nữa, quan niệm ý thứcthẩm mỹ mà tác giả đưa ra là ý thức thẩm mỹ cá nhân với những dấu hiệu đặctrưng mang tính phác hoạ mà chưa được khái quát đủ độ sâu cần thiết
Trong bài báo “Tìm đến giá trị của môi trường thẩm mỹ” [31], tác giả Thái Hanh đã tiếp cận giá trị của môi trường thẩm mỹ với tính cách là không
gian sinh thái tự nhiên và cảnh quan có quan hệ với cuộc sống của con người
và do con người tạo nên Tác giả thể hiện điều đó bằng các thuật ngữ “khônggian môi trường” và “cảnh quan môi trường” [31, tr.8] thông qua mô tả cáctác phẩm, công trình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của loài người đã tạo nêncảnh quan đẹp mắt và bổ ích Tuy nhiên, giá trị của môi trường thẩm mỹ cònđược “chiết xuất” từ hệ thống giá trị văn hoá thẩm mỹ trong các mối quan hệmang tính thẩm mỹ của môi trường xã hội Để thẩm mỹ hoá môi trường phảitạo ra trường thẩm mỹ lành mạnh, tức là phải xây dựng các mối quan hệ, ứng
xử, giao tiếp và các thiết chế văn hoá theo tiêu chí cái đẹp Lý giải điều này sẽđược kế thừa và bổ sung trong luận án
Trang 153 Nhóm những công trình khoa học nghiên cứu về văn hoá thẩm mỹ
và giáo dục thẩm mỹ
* Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về văn hoá thẩm mỹ
Công trình nghiên cứu “Văn hoá thẩm mỹ và sự phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ mới” [44] của tập thể các nhà khoa học: GS.TS Đỗ
Huy, PGS.TS Nguyễn Văn Huyên, TS Nguyễn Ngọc Thu, TS Đào DuyThanh, TS Nguyễn Quốc Tuấn do PGS.TS Nguyễn Văn Huyên chủ biên đãđưa ra quan niệm: “Văn hoá thẩm mỹ là một thể thống nhất hữu cơ các giá trị
thẩm mỹ và hoạt động sáng tạo thẩm mỹ của con người đang hiện thực hoá những năng lực thẩm mỹ của họ, đồng thời văn hoá thẩm mỹ còn là một hệ
thống độc đáo xuyên suốt tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội từkinh tế, chính trị, khoa học… đến các quan hệ, các giao tiếp của con người”[44, tr.52] Trên cơ sở đó, các tác giả cũng xem xét ý thức thẩm mỹ cá nhân
là một phương diện, thành tố của văn hoá thẩm mỹ - văn hoá thẩm mỹ cánhân, và được biểu hiện ở những cấp độ khác nhau: Cấp độ hoạt động - thựctiễn; Cấp độ tâm lý - cảm xúc; Cấp độ lý tính [44, tr.62] Tập thể tác giảcũng đề cập đến sự thể hiện vai trò của văn hoá thẩm mỹ trong nhận thức,đánh giá và sáng tạo của con người, những luận giải và cách tiếp cận đó gợi
mở cho nghiên cứu sinh có cách nhìn biện chứng về cấu trúc ý thức thẩm mỹcủa chủ thể Tất nhiên, nghiên cứu sinh cũng sẽ phát triển thêm ở khía cạnhphân định rõ giữa ý thức thẩm mỹ (cái phản ánh thực tiễn thẩm mỹ) với vănhoá thẩm mỹ cá nhân (cái kiểu cách, dạng thức, mô thức hiện thực hoá và giátrị hoá ý thức thâm mỹ ấy)
Nghiên cứu “Văn hoá thẩm mỹ và nhân cách” [48], tác giả Lương
Quỳnh Khuê xác định năng lực thẩm mỹ là một yếu tố cơ bản nằm trong cấutrúc nội tại của văn hoá thẩm mỹ, đó là một năng lực tinh thần – thực tiễn, làphẩm chất bậc cao của “những lực lượng bản chất của con người” [48, tr.13-15] Mặc dù không trực tiếp làm rõ cấu trúc ý thức thẩm mỹ của chủ thể,nhưng thông qua phân tích cấu trúc các yếu tố của năng lực thẩm mỹ và quá
Trang 16trình phát triển năng lực thẩm mỹ ở mỗi con người phụ thuộc vào năng khiếubẩm sinh, đồng thời đòi hỏi phải có một quá trình được giáo dục, rèn luyệncông phu, nghiêm ngặt trong thực tiễn Điều đó phù hợp với quá trình pháttriển ý thức thẩm mỹ sẽ được nghiên cứu sinh đề cập trong đề tài luận án Tấtnhiên, nói tới ý thức thẩm mỹ thì toàn bộ quá trình cảm nhận, cảm thụ trựctiếp ấy mới chỉ hợp thành vòng khâu ban đầu – vòng khâu cảm tính, còn cầnđược bổ sung bởi vòng khâu quan trọng hơn – vòng khâu lý tính.
Từ góc độ tiếp cận chung về văn hoá thẩm mỹ và vai trò của nó đối vớiphát triển nhân cách, tác giả Lê Thị Thuỳ Dung đã vận dụng để phân tích
“Vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay” [13] Tuy nhiên, công trình này chỉ dừng lại ở hai phương diện
lớn trong vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách là: địnhhướng giá trị, bồi dưỡng năng lực cảm xúc, hoàn thiện năng lực tư duy vàphát triển năng lực sáng tạo Trong khi đó, nói tới vai trò của văn hoá đối vớiphát triển nhân cách là nói tới tiềm năng cung cấp tri thức sống có văn hoácủa cộng đồng đến hình thành nhân cách, cùng sức mạnh điều tiết bằng chân– thiện – mỹ của nó đối với quá trình phát triển nhân cách thông qua hoạtđộng giảng dạy và học tập, hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động vui chơigiải trí trong môi trường nhà trường, đồng thời còn nhất thiết phải đề cập tớinhững nét bản sắc độc đáo về lối hành xử thẩm mỹ Đây là những ý tưởng sátthực đối với giáo dục, định hướng thẩm mỹ cho đối tượng học viên đào tạo sĩquan quân đội mà luận án sẽ đề cập
Công trình nghiên cứu: “Phát triển giá trị văn hoá trong nhân cách sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [112], tác giả Nguyễn Xuân
Trường đã đề cập đến vai trò của văn hoá và giáo dục giá trị văn hoá trong pháttriển ý thức thẩm mỹ sĩ quan trẻ, thông qua việc luận giải cơ sở lý luận, thựctiễn và giải pháp phát triển giá trị văn hoá trong nhân cách sĩ quan trẻ hiện nay.Điều đó liên quan đến giải pháp xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ, làm cơ
sở cho phát triển ý thức thẩm mỹ của đội ngũ sĩ quan trẻ trong tương lai
Trang 17* Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ
Vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục thẩm mỹ được nhiều công trình khoa
học nghiên cứu: “Mỹ học Mác - Lênin với việc giáo dục bộ đội” của A.X.
Milôviđốp và B.V Xaphrônốp (chủ biên) [67]; “Giáo dục thẩm mỹ - một số vấn
đề lý luận và thực tiễn” của Đỗ Huy [39]; “Giáo dục lý tưởng thẩm mỹ cho thanh niên thông qua hệ thống thiết chế nhà văn hoá” của Trần Quốc Bảng [2]; "Đưa cái đẹp vào cuộc sống” của Như Thiết [95]; “Về giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay” của Vĩnh Quang Lê [51]; “Giáo dục thẩm mỹ trong việc hình thành lối sống văn hoá cho thanh niên vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” của Lương Thanh Tân [89]; “Vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ” của Trần Tuý [116]; “Vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay” của Trần Ngọc Tăng [85]; “Giáo dục thẩm mỹ - Món nợ lớn đối với thế
hệ trẻ” của Đỗ Xuân Hà [30]; “Một số hiểu biết cơ bản về văn hoá nghệ thuật và giáo dục thẩm mỹ” của Tổng cục Chính trị [100]
Trong các công trình trên, có công trình nghiên cứu ở nước ngoài của
A.X Milôviđốp và B.V Xaphrônốp về “Mỹ học Mác - Lênin với việc giáo dục
bộ đội” [67] đã đề cập khá toàn diện đến giáo dục thẩm mỹ như con đường trực
tiếp, cơ bản và quan trọng bậc nhất nhằm phát triển ý thức thẩm mỹ Đặc biệt,công trình đã gắn trực tiếp đến lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ trong hoạt động quân
sự bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, trong xây dựng tư cách và nếp sống củaquân nhân Xô-viết Đây là tiền đề quan trọng để nghiên cứu sinh tiếp thu, kế
thừa, phát triển trong đề xuất giải pháp của luận án.
Một số công trình trong nước đề cập về giáo dục thẩm mỹ ở nhiều
phương diện khác nhau, tiêu biểu là “Giáo dục thẩm mỹ - một số vấn đề lý luận
và thực tiễn” của Đỗ Huy [39] Tác giả quan niệm: “Giáo dục thẩm mỹ vừa là
một thể thống nhất giữa các hình thức hoạt động khác nhau của con người, chịu
sự tác động của toàn bộ quan hệ xã hội lại vừa có mục tiêu, phương tiện và nộidung riêng biệt” [39, tr.31] và trình bày bản chất giáo dục thẩm mỹ là bồidưỡng lòng khao khát đưa cái đẹp vào cuộc sống, tạo nên sự hài hoà giữa xãhội – con người – tự nhiên, nâng cao năng lực thụ cảm và sáng tạo của con
Trang 18người, làm cho con người phát triển hài hoà trong hoạt động lao động cũng nhưnghỉ ngơi, trong quan hệ gia đình cũng như xã hội Tuy nhiên, bản chất củagiáo dục thẩm mỹ phải là sự thống nhất giữa hoạt động định hướng, truyền thụthẩm mỹ của chủ thể giáo dục từ bên ngoài với vai trò tự định hướng của chủthể thẩm mỹ trong lĩnh hội, lựa chọn, tiếp nhận giá trị thẩm mỹ nhằm chuyểnhoá nhân cách theo mô hình xác định Theo đó, giáo dục thẩm mỹ vừa là quátrình giáo dục để hình thành, phát huy năng lực bản chất người theo quy luậtcái đẹp, vừa là quá trình hoạt động tự giác, có chủ đích của các chủ thể nhằmxây dựng và phát triển năng lực thẩm mỹ, ý thức thẩm mỹ, văn hoá thẩm mỹcho con người Điều này sẽ được đề cập trong luận án.
Như Thiết trong cuốn sách "Đưa cái đẹp vào cuộc sống” [95] đã chỉ ra:
quy luật vận động tất yếu của cái đẹp ngày một phát triển gắn liền với đờisống hạnh phúc, văn minh, tiến bộ của xã hội, của mỗi người và gắn chặt vớiquy luật vận động tiến lên của chủ nghĩa xã hội, do đó phải đưa được cái đẹpvào các lĩnh vực quan trọng của cuộc sống hiện nay như: lao động, chiến đấu,học tập, quan hệ giao tiếp, nếp sống, lối sống, trang phục, nghệ thuật… đểvạch trần những cái xấu, những biến tướng của nó trong các lĩnh vực ấy Từ
đó, tác giả cho rằng: để thực hiện nhiệm vụ “đưa cái đẹp vào cuộc sống hàngngày” đòi hỏi chủ thể thẩm mỹ phải có ý thức, năng lực thẩm mỹ và phát huytính chủ động, tích cực của mình [95, tr.38] Vấn đề phát huy tính chủ động,tích cực của chủ thể trong phát triển ý thức thẩm mỹ là một nội dung quantrọng sẽ được kế thừa, phát triển trong luận án
Vĩnh Quang Lê khi nghiên cứu “Về giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay” [51] cũng có cách lý giải tương tự Tác giả đã làm rõ bản chất giáo dục thẩm mỹ là sự hình thành ở chủ thể năng lực đồng hoá thẩm mỹ đối với hiện
thực Với cách luận giải dưới góc độ mục tiêu của giáo dục thẩm mỹ, tác giả
đã đề cập đến năng lực thẩm mỹ với tính cách là năng lực cải tạo, hoạt độngsản sinh cái mới chỉ có thể hình thành trong thực tiễn Theo đó, tác giả đưa racác thành phần chính yếu của ý thức thẩm mỹ hay năng lực thẩm mỹ là tìnhcảm - cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ để giúp cho chủ
Trang 19thể sống và hoạt động theo quy luật của cái đẹp [51, tr.19] Do mục đíchnghiên cứu, tác giả chưa đề cập đầy đủ về ý thức thẩm mỹ, còn đồng nhất cấutrúc của ý thức thẩm mỹ với cấu trúc của năng lực thẩm mỹ Song, nhữngkiến giải về tác động của văn học nghệ thuật đến tình cảm - cảm xúc thẩm
mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ là một phương diện quan trọng đểhình thành ý thức thẩm mỹ sẽ được tiếp thu và phát triển trong luận án
Nghiên cứu về “Giáo dục thẩm mỹ trong việc hình thành lối sống văn hoá cho thanh niên vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” [89] của tác
giả Lương Thanh Tân đã phân tích ý nghĩa và giá trị của giáo dục thẩm mỹđối với thanh niên cả nước nói chung, thanh niên vùng đồng bằng sông CửuLong nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay; khẳng định nhữnggiá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc; những mặt tiêu cực và hạnchế, ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đối với thanh niên nơi đây Tác giả cũngđưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹtrong việc hình thành lối sống cho thanh niên vùng đồng bằng sông Cửu Longmang đặc trưng lối sống vùng miền, nhưng không tách rời với thanh niên cảnước nói chung Vai trò trực tiếp của giáo dục thẩm mỹ đối với phát triển ýthức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan – đối tượng mang đặc trưng chungcủa thanh niên - sẽ được đề cập, làm rõ thêm trong luận án
Công trình nghiên cứu về “Giáo dục lý tưởng thẩm mỹ cho thanh niên thông qua hệ thống thiết chế nhà văn hoá” [2] của Trần Quốc Bảng cũng đề
cập đến vai trò của giáo dục thẩm mỹ đối với việc hình thành nhân cách xãhội chủ nghĩa cho thanh niên Tác giả đi sâu phân tích những tác động của cácgiá trị văn hoá truyền thống và sự phát triển kinh tế - xã hội với việc giáo dục
lý tưởng thẩm mỹ ở hệ thống thiết chế nhà văn hoá, đồng thời đề xuất nhữnggiải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lý tưởng thẩm mỹ chothanh niên trong hệ thống thiết chế nhà văn hoá [2, tr.19] Như vậy, giáo dục
lý tưởng thẩm mỹ là một nội dung của giáo dục thẩm mỹ nói chung và có vaitrò rất lớn đối với phát triển ý thức thẩm mỹ - một vấn đề liên quan đến giảipháp mà luận án sẽ bàn đến
Trang 20Các công trình khoa học trên đã đề cập nhiều vấn đề quan trọng về giáodục thẩm mỹ Trong đó, liên quan đến vai trò, nội dung, hình thức, phươngtiện giáo dục thẩm mỹ cho các đối tượng khác nhau, sự luận giải ở một số nộidung khá sâu sắc là cơ sở quan trọng cho nghiên cứu sinh kế thừa, bổ sung,làm rõ thêm theo hướng nghiên cứu của luận án.
4 Nhóm những công trình khoa học nghiên cứu về ý thức thẩm mỹ
Trong bài báo “Cội nguồn của ý thức thẩm mỹ và sự thức tỉnh những năng lực sáng tạo nghệ thuật của con người” [94], Đỗ Thị Minh Thảo tiếp
cận ý thức thẩm mỹ từ năng lực sáng tạo nghệ thuật, đồng thời chứng minhnăng lực này được hình thành từ trong lao động thực tiễn Tác giả cho rằng:
“Nguồn gốc làm xuất hiện ý thức thẩm mỹ là hoạt động lao động của conngười mà trước hết ở quá trình sáng tạo công cụ, sau đó là ngôn ngữ, giaotiếp của người tiền sử” [94, tr.49] Theo tác giả, “quá trình phong phú hoá cácmối quan hệ vật chất xã hội, đa dạng hoá bản chất con người đã đẩy nhanhquá trình phong phú hoá tính cảm giác chủ quan với cảm xúc thẩm mỹ, trítưởng tượng, trực giác sáng tạo: được phản ánh, được cải biến và được đầu
óc con người quán triệt theo phương thức riêng của nó - phương thức tư duyhình tượng thẩm mỹ (nghệ thuật) qua đó mà ý thức thẩm mỹ được nảy sinh,
mà bằng chứng của nó là ý thức về cái đẹp hình thức và ý thức về sự hưởngthụ cái đẹp có tính chất người” [94, tr.52 - 53] Cách tiếp cận này cho thấynhờ có hoạt động thực tiễn thẩm mỹ lâu dài của con người thì những giácquan đã được xã hội hoá cao độ mới trở thành giác quan thẩm mỹ Dựa vàocác giác quan này mà “hình ảnh thẩm mỹ” - mặt thẩm mỹ của hiện thực kháchquan được di chuyển vào trong óc thẩm mỹ của chủ thể, được hoạt động của
tư duy thẩm mỹ tái sáng tạo hiện thực “theo quy luật của cái đẹp”
Về bản chất, ý thức thẩm mỹ là hình ảnh chủ quan của sự vật khách
quan, tồn tại dưới dạng tinh thần; nội dung phản ánh mang tính khách quan;hình thức phản ánh mang lăng kính chủ quan của chủ thể thẩm mỹ Diễn đạt ởgóc độ này sẽ được nghiên cứu sinh bổ sung, phát triển trong đề tài luận án
Trang 21Tác giả còn đề cập: “Ý thức thẩm mỹ về đối tượng là cảm giác xác thực vềhình ảnh của đối tượng được đặt như ở bên ngoài nó, và trong chiều ngượclại, như là như là ý thức thẩm mỹ về mình – tính cảm giác chủ quan với cảmxúc thẩm mỹ, trí tưởng tượng, trực giác sáng tạo luôn nuôi dưỡng những sựhưởng thụ có tính chất người” [94, tr.53] Tuy nhiên, ý thức thẩm mỹ khôngchỉ phản ánh các yếu tố thẩm mỹ thuộc hình thức bên ngoài mà còn thâmnhập vào nội dung bên trong, vào những mối liên hệ bản chất sâu kín của sựvật, hiện tượng Sự phản ánh đó luôn có sự thống nhất biện chứng của cái chủquan và cái khách quan, của lý trí và tình cảm, của khái quát hoá, trừu tượnghoá nhưng rất cụ thể và sinh động Hướng tiếp cận này sẽ được nghiên cứusinh bổ sung, phát triển trong luận án.
Trong bài báo “Tìm hiểu đặc trưng của ý thức thẩm mỹ” [86], tác giả Vũ
Minh Tâm quan niệm: “Ý thức thẩm mỹ là một trong những hình thái ý thức
xã hội của con người phản ánh hiện thực khách quan trong dạng hình tượng –tình cảm, nhằm đáp ứng nhu cầu “chế tạo theo quy luật của cái đẹp” [86,tr.33] Theo đó, tác giả phân tích hai đặc trưng của ý thức thẩm mỹ: hìnhtượng thẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ Hình tượng thẩm mỹ là hình thức đặcthù và kết quả riêng biệt của mối liên hệ giữa ý thức thẩm mỹ với hiện thựckhách quan Còn tình cảm thẩm mỹ là một hình thức phản ánh có tính hiệnthực khách quan của ý thức thẩm mỹ trong dạng một hệ thống độc lập vàvững chắc bao gồm toàn bộ các cảm xúc, xúc động chủ quan của con ngườitrước phẩm chất thẩm mỹ của hiện thực Song, do tính phức tạp của phạm trùnày nên cách lý giải về đặc trưng của ý thức thẩm mỹ trên đây vẫn chưa đủ đểnhận biết những dấu hiệu đặc trưng về bản chất của ý thức thẩm mỹ Do đó,cần phải thâm nhập vào những mối liên hệ bản chất bên trong để phân tích cơchế hoạt động cùng các cấp độ và những yếu tố chủ yếu cấu thành nó, khi đómới có được cái nhìn toàn diện và sâu sắc về ý thức thẩm mỹ Phải đặt cácyếu tố hợp thành ý thức thẩm mỹ trong tổng hoà với hệ thống cấu trúc của ýthức và ý thức xã hội theo các cấp độ, tầng bậc, trình độ của chủ thể thẩm mỹ,
để từ đó xác định những yếu tố đặc trưng cấu thành ý thức thẩm mỹ Tiếp cậntheo hướng này sẽ được nghiên cứu sinh trình bày trong luận án
Trang 22Đề cập khá nhiều nội dung liên quan sát, gần với đề tài của luận án là
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Chí Linh: “Phát triển ý thức thẩm mỹ ở học viên sĩ quan chính trị cấp phân đội trong quân đội ta hiện nay” [55] Trong
công trình, tác giả cho rằng: “đánh giá thẩm mỹ là khía cạnh bản chất của ýthức thẩm mỹ” [55, tr.6] Song, bản chất của ý thức thẩm mỹ phải là quá trìnhtri giác thực tại, phản ánh sự thống nhất toàn vẹn, sự hài hoà và cá biệt, sựhoàn hảo của thế giới dưới dạng những cảm xúc thẩm mỹ của con người gâynên những khoái lạc về mặt tinh thần Mặt khác, với tính cách là một hình tháiđặc thù của ý thức xã hội, thì nguồn gốc nảy sinh, phát triển và nội dung, hình
thức phản ánh của ý thức thẩm mỹ cũng mang tính đặc thù Và những khía
cạnh ấy chưa được đề cập trong luận văn của tác giả Quan niệm “về đặctrưng riêng có của ý thức thẩm mỹ là sự phản ánh hiện thực khách quan bằnghình tượng nghệ thuật, và ý thức nghệ thuật là biểu hiện tập trung và quan
trọng nhất của ý thức thẩm mỹ” [55, tr.6] có thể chấp nhận được Tuy nhiên, ý thức thẩm mỹ không chỉ bao hàm ý thức nghệ thuật, và bản thân nghệ thuật chỉ
là một hình thái đặc thù của thẩm mỹ Chỉ có trên nền tảng hiện thực là đời
sống thẩm mỹ của con người thì ý thức thẩm mỹ mới được hình thành nên, vànghệ thuật là phương thức con người tái cấu trúc các giá trị thẩm mỹ để chuyểntải những quan điểm, lý tưởng, thị hiếu thẩm mỹ nhất định Bàn về cấu trúc ýthức thẩm mỹ, tác giả cho rằng có hai yếu tố cấu thành: mặt trí tuệ thẩm mỹ vàmặt tâm lý thẩm mỹ tác động qua lại và chịu sự chi phối của hệ tư tưởng thốngtrị xã hội Song, tiếp cận cấu trúc ý thức thẩm mỹ cần phải dựa vào cấu trúc của
ý thức và ý thức xã hội và theo các cấp độ, tầng bậc, trình độ của chủ thể, vàcách tiếp cận này sẽ được đề cập trong đề tài của luận án Tác giả còn khẳngđịnh “ý thức thẩm mỹ trong hoạt động quân sự là sự phản ánh và biểu hiện cảmxúc tình cảm, thị hiếu, lý tưởng của người quân nhân về “cái thẩm mỹ” tronghiện thực khách quan và thực tiễn hoạt động quân sự” [55, tr.13], nêu bật tínhbiểu cảm, cảm tính của hoạt động quân sự, chỉ có thông qua hoạt động này mớitrực tiếp đem đến cho quân nhân cảm xúc về cái đẹp Song để có được cảm xúc
Trang 23thẩm mỹ, đòi hỏi chủ thể phải có tri thức thẩm mỹ, năng lực thẩm mỹ, ý thứcthẩm mỹ – điều mà tác giả chưa luận giải đến Đây là những khoảng trống sẽđược đề cập, bổ khuyết, giải quyết trong đề tài luận án.
5 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
5.1 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
Một là, vấn đề ý thức thẩm mỹ cũng như các yếu tố cấu thành ý thức
thẩm mỹ, đã được các công trình khoa học đề cập một cách gián tiếp, ở cáckhía cạnh, góc độ tiếp cận, phương pháp nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên,chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu có tính hệ thống, sâu sắc về bảnchất, cấu trúc của ý thức thẩm mỹ dưới góc độ triết học
Hai là, một số công trình đã đề cập đến phát triển ý thức thẩm mỹ, song
chưa có công trình nào nghiên cứu luận giải sâu sắc quan niệm về phát triển ýthức thẩm mỹ vừa với tư cách là quá trình phát triển tự thân, vừa với tư cách
là hệ động thái hoạt động của chủ thể; cũng như chưa có công trình nàonghiên cứu luận giải sâu sắc về tính quy luật phát triển ý thức thẩm mỹ của
học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam,
Ba là, vấn đề đánh giá thực tiễn phát triển ý thức thẩm mỹ cũng đã được
đề cập trong các công trình khoa học, song chưa có công trình nghiên cứuchuyên biệt nào đánh giá thực trạng sự tác động của môi trường văn hoá thẩm
mỹ, của các chủ thể giáo dục và tự giáo dục thẩm mỹ đến phát triển ý thức
thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan quân đội
Bốn là, tuy đã có một số công trình đề cập đến những vấn đề về mục tiêu,
bản chất, vai trò và giá trị của giáo dục thẩm mỹ, về những giải pháp nâng caochất lượng, hiệu quả giáo dục thẩm mỹ nhằm hình thành, phát triển nhân cách,lối sống con người trong thời đại mới , song những giải pháp trực tiếp thúcđẩy quá trình phát triển ý thức thẩm mỹ trong môi trường văn hoá thẩm mỹ của
Trang 24các nhà trường quân đội, cùng với việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan củacác chủ thể giáo dục – đào tạo và vai trò tích cực của bản thân học viên trongphát triển ý thức thẩm mỹ thì vẫn rất mới mẻ.
5.2 Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Một là, luận án sẽ bổ sung, bổ khuyết và phát triển làm sâu sắc hơn cách
tiếp cận triết học về ý thức thẩm mỹ, làm rõ những khía cạnh bản chất, tínhchất đặc trưng và cấu trúc của ý thức thẩm mỹ, từ đó chỉ ra những biểu hiệnđặc thù ý thức thẩm mỹ trong lĩnh vực quân sự và ý thức thẩm mỹ ở học viênđào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Hai là, nghiên cứu luận giải bản chất, quy luật phát triển ý thức thẩm mỹ
là vấn đề mới, là nội dung cốt lõi mà trong phần cơ sở lý luận, đề tài luận án
sẽ tập trung nghiên cứu, làm rõ về bản chất và những vấn đề có tính quy luật
phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan trong quá trình đào tạo
tại trường theo phương pháp tiếp cận của triết học Mác - Lênin
Ba là, luận án sẽ khảo sát thực trạng phát triển ý thức thẩm mỹ của đối
tượng học viên này trong tương quan so sánh với mô hình đào tạo và trongtổng thể những tiền đề, điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của phát
triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt
Nam hiện nay, đồng thời dự báo xu hướng phát triển và khái quát những yêu
cầu có tính nguyên tắc để phát triển ý thức thẩm mỹ đối với học viên đào tạo
sĩ quan ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
Bốn là, việc kế thừa có chọn lọc những thành quả nghiên cứu của các
công trình khoa học trên cùng với kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thựctiễn của đề tài luận án tạo tiền đề vững chắc để đề xuất các giải pháp cơ bản
nhằm phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân
dân Việt Nam hiện nay
Trang 25Chương 1 THỰC CHẤT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ TÍNH QUY LUẬT
PHÁT TRIỂN Ý THỨC THẨM MỸ CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO
SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
1.1 Thực chất phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
1.1.1 Quan niệm về ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
* Bản chất của ý thức thẩm mỹ
Thẩm mỹ trong tiếng Việt, có nghĩa là sự cảm thụ, hiểu biết, thẩm định,
đánh giá của con người trước sự vật, hiện tượng khách quan theo trục cái đẹp.
Cái đẹp là sự phản ánh kết quả thụ cảm của con người trước sự vật, hiện tượngtoàn vẹn, cụ thể, hài hoà về cấu trúc, về nội dung và hình thức về nhịp điệu,cung bậc, màu sắc, âm thanh đem lại cho con người sự rung cảm thẩm mỹlành mạnh, tiến bộ và có ý nghĩa xã hội tích cực Những sự vật, hiện tượng của
thế giới hiện thực đều có thể mang thuộc tính thẩm mỹ, được đặt với tư cách khách thể thẩm mỹ trong mối quan hệ thẩm mỹ với con người Và, con người nói chung với tư cách chủ thể thẩm mỹ đều có khả năng cảm thụ, hiểu biết,
thẩm định, hưởng thụ thuộc tính thẩm mỹ của khách thể Sự tương tác trực
tiếp giữa khách thể thẩm mỹ với chủ thể thẩm mỹ tạo nên hệ thống các phạm trù thẩm mỹ (cái đẹp, cái xấu, cái cao cả, cái thấp hèn, cái bi, cái hài, cái
hùng…) Tất cả các bình diện ấy, khi được xem xét với tư cách sự di chuyển
và cải biến hiện thực khách quan trong đầu óc con người, chính là ý thức thẩm mỹ của chủ thể
Ý thức thẩm mỹ là một phạm trù gắn bó mật thiết với thế giới nội tâmcon người, rất sâu kín và có cấu trúc hết sức phức tạp Để có quan niệm đầy
đủ về ý thức thẩm mỹ, trước hết cần tiếp cận từ sự nảy sinh của nó thông qua
ội dung, hình thức phản ánh đặc thù đối với hiện thực và đời sống
Trang 26những nhận biết về các thuộc tính của nó và “mổ xẻ” bằng tư duy khái niệm để
hình thành hệ thống tri thức, mà còn bị hấp dẫn, rung cảm về vẻ đẹp của nó cùng
tác động thông qua các giác quan, đồng thời được tư duy hình tượng “tái tạo”
thành những biểu trưng, biểu tượng, luận lý về cái thẩm mỹ Nhờ hoạt động thựctiễn thẩm mỹ lâu dài của con người mà hệ thống giác quan cùng khả năng tư duy
ấy được xã hội hoá cao, phát triển và trở thành các khí quan thẩm mỹ ngày cànghoàn bị Dựa vào các khí quan này mà “hình ảnh thẩm mỹ” của hiện thực được
di chuyển vào trong óc thẩm mỹ của chủ thể, được hoạt động của tư duy hìnhtượng tái tạo ở trong đó, nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức, đánh giá và táisáng tạo hiện thực theo quy luật của cái đẹp
Thực chất, ý thức thẩm mỹ là “bản sao” của thế giới khách quan về phương diện thẩm mỹ Đó là hình ảnh cảm tính và lý tính của sự vật khách
quan, tồn tại dưới hình thức những biểu tượng gợi cảm trong sự thống nhấttoàn vẹn, sự hài hoà giữa nội dung và hình thức được các khí quan thẩm mỹghi lại, chép lại, chụp lại, “nhào nặn” trong tư duy con người thông qua quátrình giao tiếp với thực tại khách quan và được thể hiện dưới dạng những rungcảm, cảm xúc, thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ Do vậy, nội dung phản ánh của ýthức thẩm mỹ mang tính khách quan, bởi đó không gì khác chính là thế giớihiện thực Còn hình thức phản ánh của ý thức thẩm mỹ chịu sự chi phối vàmang đậm lăng kính chủ quan của chủ thể Sự phản ánh độc đáo trong ý thứccon người về mặt thẩm mỹ đối với thế giới dưới góc độ những cảm xúc, tìnhcảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, quan điểm thẩm mỹ, khát vọng và lý tưởng
Trang 27thẩm mỹ nảy sinh từ hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình hoànhập của tiểu vũ trụ vào đại vũ trụ, do nhu cầu sinh tồn, giao tiếp, quan hệnhằm vươn tới sự phát triển hài hoà, tự hoàn thiện nhân tính tạo nên
Ý thức thẩm mỹ phản ánh sự tương tác biện chứng trực tiếp giữa chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ Sự vật, hiện tượng khách quan, cụ thể, cảm tính luôn chứa đựng những khả năng bộc lộ cái mỹ có thể gọi là tính khả mỹ Trước hiện thực ấy và bằng năng lực khả thẩm của mình, con người có thể
nhận thức, cảm thụ được tính khả mỹ của sự vật, hiện tượng để tìm ra những
yếu tố thẩm mỹ Rõ ràng, cái thẩm mỹ không phải là bản thân sự vật, hiện
tượng, cũng không phải là cái vốn có về tư tưởng, xúc cảm, đánh giá chủ quancủa con người, mà là quan hệ đặc biệt giữa chủ thể thẩm mỹ với khách thểthẩm mỹ Trong mối quan hệ ấy, chủ thể thẩm mỹ được coi với tư cách là yếu
tố khả thẩm, còn mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới khách quanđược coi với tư cách là khách thể khả mỹ Cái thẩm mỹ là kết quả phức hợp
của sự tương tác qua lại giữa con người khả thẩm với hiện thực khả mỹ,
thông qua sự phân cực giữa các hiện tượng thẩm mỹ: cái đẹp cái xấu, cái bi cái hài, cái cao cả - cái thấp hèn trong ý thức thẩm mỹ của chủ thể
-Với tính cách hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, hạt nhân cốt lõi của ý thức thẩm mỹ là ý thức về cái đẹp Các nhà mỹ học đều thống nhất
về cái đẹp là phạm trù trung tâm của thẩm mỹ Mặt khác có thể thấy, sự phảnánh của ý thức liên quan đến hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới của con
người nói chung thường hướng tới cái hữu ích; song sự phản ánh của ý thức
còn liên quan trực tiếp đến quá trình thụ cảm thế giới của con người lại hướng
tới cái đẹp, từ đó đưa tiêu chí cái đẹp vào mọi hoạt động lao động sản xuất, tổ
chức đời sống vật chất và tinh thần, cải biến tự nhiên, cải biến xã hội và cảibiến chính bản thân con người Vì vậy, mà cái hữu ích trong lĩnh vực thẩm
mỹ xét đến cùng là cái đẹp Cái đẹp không những thể hiện sự hữu ích về cảitạo và phục vụ đời sống tinh thần của con người, mà còn “đẹp hoá” những cái
Trang 28hữu ích ở mọi lĩnh vực khác, nhất là lợi ích vật chất, đưa cái hữu ích lên trình
độ hoàn thiện mới Tất nhiên, cái đẹp và cái hữu ích không đồng nhất vớinhau, song cũng không thể đặt cái này lên trên cái kia, mà phải tìm thấy sựthống nhất trong khác biệt, tìm thấy sự cộng hưởng giữa các đặc tính riêng tồntại trong sản phẩm tương tác giữa con người với thực tiễn
Cũng với tính cách hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, ý thức thẩm mỹ là sự thống nhất biện chứng giữa ý thức thẩm mỹ cá nhân và ý thức thẩm mỹ cộng đồng Ý thức thẩm mỹ là sự phản ánh thế giới khách quan của
con người về mặt thẩm mỹ, song đồng thời là sự phản chiếu của ý thức xã hộinói chung lên đời sống tinh thần của cá nhân, được tô màu bằng những đặc
điểm chủ quan của mỗi con người riêng biệt Nói cách khác, ý thức thẩm mỹ
là sự hoà quyện giữa ý thức của cộng đồng với ý thức cá nhân về mặt thẩm
mỹ, song lăng kính cá nhân vẫn là đặc trưng ưu trội Theo C Mác: “Con
người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội” [60, tr.569] Cho
nên, trong mối quan hệ biện chứng cá nhân con người - xã hội và bằng nhữngcon đường khác nhau, những thị hiếu, lý tưởng, tư tưởng, xu hướng thẩm mỹchung của cộng đồng luôn ràng buộc, tác động, xâm nhập, chi phối mỗi cánhân, và xét đến cùng quyết định bản chất xã hội của ý thức thẩm mỹ cá nhân,song không tước bỏ sự phong phú tinh thần thực tế của cá nhân Ngược lại, dùchịu sự chi phối, quy định, quyết định của ý thức thẩm mỹ cộng đồng với tưcách là thành viên trong xã hội, nhưng tính đơn nhất và độc đáo của ý thứcthẩm mỹ cá nhân vẫn hết sức nổi trội Mỗi cá nhân riêng biệt có tính độc lậptương đối trong sự lựa chọn giá trị thẩm mỹ, trong hình thành, phát triển tâmthức thẩm mỹ, trong hành xử theo tiêu chí thẩm mỹ, cũng như trong khái quátnhững ý tưởng, quan niệm, lý thuyết riêng về thẩm mỹ Bởi lẽ, mỗi “cánhân hiện thực” sống trong cộng đồng xã hội bao giờ cũng có những tố chấtriêng của mình, với những đặc điểm về xuất thân, điều kiện sống, hoàn cảnh,môi trường giáo dục, trình độ học vấn, sự từng trải, năng lực, sở thích khác
Trang 29nhau Do vậy, ý thức thẩm mỹ được tiếp cận ở ý thức cá nhân bao giờ cũng in
đậm tính chất đa dạng, phong phú, mang dấu ấn chủ quan
Các tính chất đặc trưng của ý thức thẩm mỹ
Cũng như ý thức nói chung, ý thức thẩm mỹ mang đầy đủ các tính chấtđặc trưng của ý thức xã hội như tính lạc hậu tương đối, tính kế thừa, tính vượttrước, tính hội kết các hình thái ý thức xã hội, tính hữu dụng tác động trở lạitồn tại xã hội Điều đó thể hiện ở một số khía cạnh tiêu biểu dưới đây
Ý thức thẩm mỹ có khả năng phản ánh vượt trước nhờ tính năng động cao của một bộ phận những nhà tư tưởng mỹ học” Cũng như bất cứ tư tưởng
khoa học tiên tiến nào, dự cảm, dự báo thẩm mỹ với tính cách là cấp độ cao
của ý thức thẩm mỹ, của tư duy hình tượng,vừa có thể nhận thức và phản ánh
sâu sắc đời sống thẩm mỹ xã hội, vừa gợi mở, phát hiện, dự báo những lýtưởng và khát vọng thẩm mỹ, những khả năng và ý nghĩa mới trong quan hệthẩm mỹ của con người với hiện thực và xu hướng biển đổi tất yếu kháchquan của đời sống thẩm mỹ Không chỉ dự báo về sự nảy sinh, phát triển vàchiến thắng của cái mới, cái đẹp cần có – sẽ có, mà ý thức thẩm mỹ còn dựđoán quá trình cái cũ, cái xấu sẽ tàn lụi, mất đi bởi sự phủ định của cái tất yếuhợp với lý tưởng tiến bộ của xã hội loài người Với những tư tưởng vượttrước thời đại, có ý nghĩa soi sáng, dẫn đường mà dự báo thẩm mỹ có thể đemlại chân lý, niềm tin, khát vọng vươn tới cái đẹp, gợi mở, định hướng tính tíchcực và thôi thúc hiện thực hoá nó trong đời sống tinh thần của con người
Sự phát triển của ý thức thẩm mỹ, dưới góc độ một hình thái ý thức xã hội, luôn gắn liền và thông qua sự phát triển các hình thái ý thức xã hội khác Ý thức
thẩm mỹ không phải là cái thuần tuý trừu tượng, phi xã hội - lịch sử Bởi vì, “…bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêngbiệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ
xã hội” [61, tr.11] Sự hình thành, phát triển của ý thức thẩm mỹ tất yếu chịu sự
Trang 30tác động chi phối, ảnh hưởng qua lại với các hoạt động, các mối quan hệ xã hộikhác của con người Do đó, nhận thức thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ, ý chí thẩmmỹ không thể không gắn bó chặt chẽ với tất cả những gì tác động qua lại vớicon người: đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, pháp quyền, khoa học,nghệ thuật, tôn giáo và tương ứng là các hình thái ý thức xã hội như ý thứcchính trị, ý thức đạo đức, ý thức pháp quyền, ý thức khoa học, ý thức tôn giáo…của từng thời đại, từng cộng đồng xã hội Chính vì vậy mà trong xã hội có giai
cấp, ý thức thẩm mỹ luôn bị chiếu qua lăng kính chính trị - giai cấp; tất nhiên, mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội lại có thế giới tinh thần riêng biệt của
mình, nên tình cảm thẩm mỹ, quan điểm thẩm mỹ, ý chí thẩm mỹ, thị hiếu thẩmmỹ… của họ ít nghiêng về lợi ích giai cấp mà nghiêng về tình cảm giai cấp Cũngtương tự là mối quan hệ giữa tính dân tộc với tính nhân loại phổ biến: có cái đẹpchung được các dân tộc khác nhau cùng thừa nhận, mang tính phổ quát, trở thànhgiá trị văn hoá tiêu biểu của toàn nhân loại; nhưng ở mỗi dân tộc lại có những đặcđiểm riêng tạo nên bản sắc dân tộc của thẩm mỹ, làm cho ý thức thẩm mỹ của dântộc này khác với dân tộc khác, thể hiện dấu ấn của bản sắc dân tộc rất sâu sắc và
đậm nét.
Tác động trở lại của ý thức thẩm mỹ đến đời sống con người là sự thể hiện đậm nét nhất bản chất xã hội của ý thức thẩm mỹ Song, khác với các hình thái ý thức xã hội khác, tác động trở lại của ý thức thẩm mỹ đến đời sống con người là sự tác động “thẳng vào trái tim rồi mới dội lên óc” thông qua hình tượng nghệ thuật Với tư cách một phương thức đặc biệt trong quan hệ thẩm
mỹ của con người, nghệ thuật về bản chất là sự tái cấu trúc cái thẩm mỹ bằngnhững công cụ đặc biệt – đó là hình tượng nghệ thuật Bởi lẽ, mọi phương diệnthẩm mỹ của con người với hiện thực (cái đẹp, cái bi, cái hùng, cái hài ) đều
có thể được phản ánh, lựa chọn, tái tạo lại, kết tinh lại, “nhào nặn” một cáchđiển hình hoá trong tác phẩm nghệ thuật bằng sự sáng tạo độc đáo từ toàn bộnăng lực hoạt động thẩm mỹ của người nghệ sĩ theo quan điểm thẩm mỹ, lýtưởng thẩm mỹ, tiêu chí thẩm mỹ mang tính riêng Những hình tượng nghệ
Trang 31thuật chân thực, có tính thẩm mỹ cao đều là sự phản ánh tâm tư, khát vọng và
tư tưởng của một lực lượng xã hội nhất định, một thời đại nhất định thông quaphương thức trừu tượng qua cái cụ thể; phổ quát hoá cái đơn nhất; tinh thầnhoá cái vật chất Đồng thời, từ những sản phẩm nghệ thuật có sự tích tụ cácgiá trị thẩm mỹ cao ấy, nghệ thuật trở thành công cụ để tác động đến nhữngkhía cạnh thầm kín và sâu xa trong tâm hồn con người, khơi dậy, kích thíchniềm tin, ý chí và khát vọng thẩm mỹ, tạo động lực thẩm mỹ và cổ suý hành vi,lối sống đẹp, phấn đấu vươn tới những mục tiêu, lý tưởng cao đẹp Điều đó đưađến quan niệm “cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp của cái đẹp”
Những khía cạnh bản chất, tính chất đặc trưng của ý thức thẩm mỹ được
lý giải dưới góc độ phương pháp luận triết học Mác-Lênin trên đây là cơ sở để
đi đến quan niệm: Ý thức thẩm mỹ là một hình thái đặc thù của ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan về mặt thẩm mỹ thông qua lăng kính chủ quan của chủ thể, nhằm đáp ứng nhu cầu cảm thụ, đánh giá, thụ hưởng cái đẹp và cải tạo thế giới theo quy luật của cái đẹp Tất nhiên, do tính phức tạp
của phạm trù này nên cần phải thâm nhập vào những mối liên hệ bản chất ẩnkín bên trong các quan hệ thẩm mỹ giữa con người với hiện thực để phân tích
cơ chế hoạt động cùng các cấp độ và những yếu tố chủ yếu cấu thành ý thứcthẩm mỹ
* Cấu trúc của ý thức thẩm mỹ
Đã có nhiều cách phân chia cấu trúc của ý thức thẩm mỹ theo các góc độ
tiếp cận khác nhau Theo cấp độ phản ánh, ý thức thẩm mỹ bao gồm ý thức
thẩm mỹ thông thường và ý thức thẩm mỹ bậc cao Ý thức thẩm mỹ thôngthường gồm: tri thức thẩm mỹ thông thường; kinh nghiệm thẩm mỹ; thị hiếuthẩm mỹ Ý thức thẩm mỹ bậc cao gồm: quan điểm thẩm mỹ; khoa học thẩm
mỹ; lý tưởng thẩm mỹ Theo chủ thể thẩm mỹ, ý thức thẩm mỹ bao gồm ý
thức thẩm mỹ cá nhân và ý thức thẩm mỹ cộng đồng Ý thức thẩm mỹ cánhân thể hiện chiều sâu thế giới nội tâm của con người về phương diện thẩm
mỹ, gồm các yếu tố: cảm xúc thẩm mỹ; tình cảm thẩm mỹ; tri thức thẩm mỹ;
Trang 32thị hiếu thẩm mỹ; lý tưởng thẩm mỹ;… Ý thức thẩm mỹ cộng đồng thể hiệntổng hoà những đặc trưng văn hoá thẩm mỹ chung của cả cộng đồng, gồm cácyếu tố: thị hiếu thẩm mỹ lớp nhân cách; dư luận thẩm mỹ; tâm trạng thẩm mỹ;
tập quán thẩm mỹ… Theo các yếu tố cấu thành của ý thức, ý thức thẩm mỹ
bao gồm nhận thức thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ và ý chí thẩm mỹ Nhận thứcthẩm mỹ gồm: tri thức thẩm mỹ; phương pháp thẩm mỹ; trí tuệ thẩm mỹ,khoa học thẩm mỹ; quan điểm thẩm mỹ Tình cảm thẩm mỹ gồm: cảm xúcthẩm mỹ; thị hiếu thẩm mỹ; niềm tin thẩm mỹ; lý tưởng thẩm mỹ; sự phảncảm thẩm mỹ Ý chí thẩm mỹ gồm: nhu cầu thẩm mỹ; mong muốn thẩm mỹ;khát vọng thẩm mỹ; bản lĩnh thẩm mỹ…
Dựa vào những phương diện tiếp cận về ý thức thẩm mỹ trên đây, luận
án chủ yếu tiếp cận theo các yếu tố cấu thành của ý thức, nhưng quan tâm cảhai cấp độ ý thức thẩm mỹ thông thường và ý thức thẩm mỹ bậc cao, đồngthời quan tâm cả hai loại chủ thể thẩm mỹ Tất nhiên, để tập trung nghiên cứu
về phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dânViệt Nam, luận án chủ yếu bàn về ý thức thẩm mỹ cá nhân, nhưng là ý thứcthẩm mỹ của một lớp nhân cách học viên đào tạo sĩ quan Theo đó, cấu trúccủa ý thức thẩm mỹ được luận án khái quát bao gồm: Hệ thống tri thức thẩm
mỹ phổ thông (ý thức thẩm mỹ thông thường) và quan điểm, lý luận thẩm mỹ(ý thức thẩm mỹ bậc cao) của cá nhân hoặc một lớp nhân cách Hệ thống cảmxúc, thị hiếu thẩm mỹ (ý thức thẩm mỹ thông thường) và lý tưởng thẩm mỹ (ýthức thẩm mỹ bậc cao) của cá nhân hoặc một lớp nhân cách Hệ thống nhucầu, mong muốn thẩm mỹ (ý thức thẩm mỹ thông thường) và khát vọng thẩm
mỹ (ý thức thẩm mỹ bậc cao) của cá nhân hoặc một lớp nhân cách
Tri thức thẩm mỹ phổ thông và quan điểm, lý luận thẩm mỹ
Với tính cách là sản phẩm của quá trình nhận thức thẩm mỹ, tri thức thẩm mỹ là “phương thức tồn tại của ý thức thẩm mỹ” - thành tố cơ bản, cốt
lõi hàng đầu trong ý thức của chủ thể thẩm mỹ, là cơ sở để con người có thể
trở thành những chủ thể thẩm mỹ Trong hệ thống tri thức thẩm mỹ, tri thức
Trang 33thẩm mỹ phổ thông là kết quả của quá trình phản ánh trực tiếp các hiện tượng
thẩm mỹ, các đặc trưng bề ngoài của giá trị thẩm mỹ vào quá trình nhận thứccủa con người Tuy ở cấp độ nhận thức bậc thấp, song tri thức thẩm mỹ vẫn làsản phẩm quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan vào óc
con người theo quy luật của cái đẹp, song biểu hiện ở trình độ hiểu biết thông thường của con người về cái thẩm mỹ trong tự nhiên, trong đời sống xã hội và
trong nghệ thuật Tri thức thẩm mỹ phổ thông (còn gọi là tri thức thẩm mỹkinh nghiệm) tồn tại phổ biến ở mọi con người nói chung, đó là những quanniệm, những nhận biết trực tiếp về cái thẩm mỹ, những kinh nghiệm về thẩm
mỹ được hình thành thường xuyên trong đời sống thực tiễn hàng ngày
Quan điểm, lý luận thẩm mỹ cũng là kết quả của quá trình nhận thức thẩm
mỹ của con người, quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quanvào óc con người theo quy luật của cái đẹp, song đạt đến trình độ khái quát hoácao và thể hiện thành hệ thống quan điểm, lý luận khoa học Quan điểm thẩm
mỹ thể hiện sự định hướng chung của thể chế xã hội – giai cấp và thường mang
tính áp chế về những nguyên tắc tiếp cận các hiện tượng và quá trình thẩm mỹtrong đời sống xã hội và trong nghệ thuật Tri thức thẩm mỹ trong quan điểmthẩm mỹ còn đóng vai trò nền tảng để “nắn chỉnh” tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu,
ý chí thẩm mỹ và khát vọng thẩm mỹ của con người với tư cách thành viên của
xã hội, tức là chi phối toàn bộ đời sống thẩm mỹ mang tính chính thống của xãhội Chịu sự chi phối của quan điểm thẩm mỹ đồng thời tạo luận cứ khoa họccho quan điểm thẩm mỹ là hệ thống tri thức lý luận thẩm mỹ Đó là hệ thốngcác học thuyết, lý thuyết khoa học, lý luận, triết lý… thể hiện sự xâm nhập sâusắc của tư duy vào khách thể thẩm mỹ, được trình bày dưới dạng nhữngnguyên lý, phạm trù, khái niệm mỹ học, khái quát các quy luật phát triển củađời sống thẩm mỹ, khái quát các nguyên lý giáo dục thẩm mỹ Tri thức thẩm
mỹ ở tầng lý luận khoa học xét đến cùng vẫn là sự phản ánh của thực tiễn đờisống thẩm mỹ, song không phải là tri thức thông thường mà là sự khái quát sâu
Trang 34sắc về bản chất, nguồn gốc các hiện tượng thẩm mỹ, quy luật phát triển của đờisống thẩm mỹ và nguyên tắc nhận thức, xử lý trong lĩnh vực thẩm mỹ.
Cảm xúc, thị hiếu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ
Cảm xúc thẩm mỹ là nhân tố đặc biệt, đầu tiên tạo nên tình cảm thẩm mỹ
trong ý thức chủ thể trước khách thể thẩm mỹ Đó là trạng thái rung động trựctiếp, biểu thị thái độ, tâm trạng, chia sẻ của con người đối với hiện thực kháchquan trong thiên nhiên, trong đời sống và trong nghệ thuật bằng những rungcảm thẩm mỹ mang sắc thái rất phong phú, da dạng, Cảm xúc thẩm mỹ baohàm nhiều cung bậc khác nhau: thích thú, hân hoan, vui sướng, sảng khoáitrước cái đẹp; đau xót, thương tiếc, đồng cảm trước cái bi; hả hê trước cái hài
bị lột mặt nạ; khinh bỉ ghê tởm trước cái xấu, cái thấp hèn; cảm phục, tônvinh, ngưỡng mộ trước cái cao cả, cái anh hùng… Cảm xúc thẩm mỹ lặp đi
lặp lại nhiều lần tạo thành thị hiếu thẩm mỹ, làm nảy sinh qua hệ thẩm mỹ
mang tính lựa chọn, định hình Thị hiếu thẩm mỹ thường gắn với nhu cầuthẩm mỹ thường xuyên nào đó của cá nhân, lớp nhân cách…, trở thành sởthích tương đối ổn định của con người về phương diện thẩm mỹ Chính nhữngcảm xúc thẩm mỹ lặp đi lặp lại nhiều lần trong cùng một mối tương tác chủthể - khách thể tạo nên tình cảm thẩm mỹ khá bền vững, cả về cảm thụ, đánhgiá, lựa chọn, theo đuổi những giá trị thẩm mỹ ưa thích như một hệ “mô-típ”,được gọi là thị hiếu thẩm mỹ Trong đó, chủ yếu là thị hiếu thẩm mỹ tích cựcgắn với xu thế chung của cộng đồng; song cũng có những thị hiếu thẩm mỹlạc điệu với cộng đồng, theo kiểu “chơi trội”; và còn có hiện tượng “thị hiếugiả”, tức là thói “đua đòi”, “thời thượng”, “hội chứng”
Lý tưởng thẩm mỹ là trình độ cao của tình cảm thẩm mỹ, một hình thức
phản ánh hiện thực bằng thụ cảm thẩm mỹ Thể hiện mơ ước của con người
về một cuộc sống tốt đẹp, hoàn thiện, hoàn mỹ trong hiện tại và một tương laicao đẹp bằng hình tượng thẩm mỹ có tính điển hình cao, được cộng đồng thừanhận Lý tưởng thẩm mỹ mang tính tổng hợp cao và chịu sự tác động củanhiều yếu tố như: ý thức tư tưởng, học vấn, thế giới quan, nhân sinh quan,
Trang 35truyền thống văn hoá của dân tộc, tâm lý xã hội làm cho lý tưởng thẩm mỹđạt tới trình độ giá trị văn hoá – văn hoá thẩm mỹ Lý tưởng thẩm mỹ đượcbắt nguồn từ những cảm xúc và thị hiếu thẩm mỹ, song khác với cảm xúc vàthị hiếu thông thường ở chỗ nó đẩy tình cảm thẩm mỹ của con người lên tầm
cận lý tính Điều đó có nghĩa là về thực chất, lý tưởng thẩm mỹ chính là sự lý
tưởng hoá hiện thực bằng cái đẹp, song là cái đẹp mang tính vượt trước trong
ý thức của con người, phản ánh tính vượt trước của những giá trị thẩm mỹvốn đã tồn tại hiện thực Với tính cách là cái đẹp lý tưởng, hoàn thiện cần có
và sẽ có cho nên nó có thể có trước hiện thực và cao hơn hiện thực Lý tưởngthẩm mỹ không phải bất biến, mà luôn vận động phát triển cùng với đời sốngthẩm mỹ của xã hội, đồng thời nó cũng phản ánh các khía cạnh về lợi ích xãhội của con người thông qua lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức…
Nhu cầu, mong muốn thẩm mỹ và khát vọng thẩm mỹ
Ý thức thẩm mỹ của con người, xét ở thành tố ý chí, biểu hiện thành nhucầu, mong muốn được thụ cảm thế giới, và đạt trình độ cao thì thể hiện thànhkhát vọng cháy bỏng mà con người tìm mọi phương thức để được thoả mãn
Nhu cầu, mong muốn thẩm mỹ được nảy sinh trực tiếp từ ý chí con người
tham gia hoạt động thẩm mỹ nhằm cải tạo, sáng tạo hiện thực để có được cáiđẹp và hưởng thụ cái đẹp do chính mình tạo ra trong đời sống thường ngày.Cũng như những nhu cầu khác của con người mà việc thoả mãn chủ yếu doquá trình sản xuất xã hội cung ứng, nhu cầu thẩm mỹ chỉ được thoả mãn khicon người không những cần đến nó mà còn tích cực chủ động kiếm tìm, sángtạo nên giá trị thẩm mỹ Trên cơ sở trình độ nhận thức thẩm mỹ và tình cảmthẩm mỹ, mỗi con người thể hiện ý chí của mình trong việc kiếm tìm, sángtạo, chiếm đoạt, sử dụng, hưởng thụ cái đẹp để thoả mãn nhu cầu thẩm mỹcủa mình Bởi lẽ “… thế giới không thoả mãn con người, và con người quyết
định biến đổi thế giới bằng hành động của mình” [53, tr.229] Đó chính là sự
thể hiện ý chí thẩm mỹ của con người trước khách thể thẩm mỹ và bằng hoạt
Trang 36động thẩm mỹ của mình để tạo ra cái thẩm mỹ và giá trị thẩm mỹ đáp ứngnhững lợi ích thẩm mỹ, mục đích thẩm mỹ nhất định
Từ tiền đề của những nhu cầu, mong muốn thẩm mỹ thông thường, khicon người xuất hiện nhu cầu thẩm mỹ bậc cao mà nhất thiết bằng mọi cách để
đạt được thì xuất hiện khát vọng thẩm mỹ Đó là sự hoà quyện của cả nhận
thức, tình cảm và ý chí thẩm mỹ tạo thành niềm tin thẩm mỹ mãnh liệt, thúcdục khát vọng cháy bỏng của con người vươn tới cái đẹp, tạo ra cái đẹp, xâydựng nên cái đẹp, để hưởng thụ cái đẹp theo những ước vọng của mình Trong
đó, khát vọng thẩm mỹ là động lực cốt lõi, bao hàm những ước nguyện, khátkhao, kỳ vọng về cái đẹp, sự nỗ lực, quyết tâm khám phá, sáng tạo ra cái đẹp vàmong muốn cháy bỏng chiếm lĩnh cái đẹp, thụ hưởng cái đẹp
Như vậy, hệ thống tri thức thẩm mỹ và quan điểm, lý luận thẩm mỹ; cảmxúc, thị hiếu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ; nhu cầu, mong muốn thẩm mỹ vàkhát vọng thẩm mỹ là những yếu tố cơ bản nhất hợp thành chỉnh thể ý thứcthẩm mỹ của con người Đương nhiên, nói đến cấu trúc chỉnh thể ấy khôngchỉ là nói đến các thành tố riêng biệt, mà còn nói đến sự gắn kết các thành tố
do chức năng khác nhau của nó quy định
Tri thức thẩm mỹ vừa là thành tố thể hiện mặt nhận thức luận của ý thức
thẩm mỹ, vừa là cơ sở, tiền đề để định hình hệ tiêu chí mang tính bản chất đốivới sự phát triển tình cảm thẩm mỹ và ý chí thẩm mỹ
Tình cảm thẩm mỹ vừa là thành tố thể hiện mặt giá trị luận của ý thức
thẩm mỹ về thái độ, rung cảm của con người trước cái thẩm mỹ, vừa là nộidung cơ bản hiện thực hoá tri thức thành hoạt động thụ cảm thẩm mỹ và lànền móng vững chắc để định hình ý chí thẩm mỹ
Ý chí thẩm mỹ vừa là thành tố thể hiện mặt mục đích luận của ý thức
thẩm mỹ về mong muốn, khát vọng thẩm mỹ của con người trước thế giớihiện thực, vừa là chất kết nối để hoàn chỉnh, làm bền vững hệ thống tri thứcthẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ đã được định hình
Trang 37Do vậy, cấu trúc ý thức thẩm mỹ là chỉnh thể nhất quán của các thành tốnói trên Thực chất, đó là sự hoà hợp biện chứng của cả cảm xúc, tình cảm lẫntrí tuệ và của cả con tim lẫn khối óc Khi xem xét ý thức thẩm mỹ không đượctuyệt đối hoá, hay tách biệt những yếu tố cấu thành ý thức thẩm mỹ Sự mổ
xẻ, phân chia ý thức thẩm mỹ thành các thành tố chỉ là sự phân tách trong tưduy để nghiên cứu sâu về bản chất của một phạm trù phức tạp mà thôi
* Quan niệm về ý thức thẩm mỹ trong lĩnh vực quân sự và biểu hiện ý thức thẩm mỹ ở học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quan niệm về ý thức thẩm mỹ trong lĩnh vực quân sự
Hoạt động trong lĩnh vực quân sự là một loại hình lao động đặc biệt củacon người bởi mục đích, tính chất, công cụ phương tiện hoạt động đặc biệt vàthường diễn ra trong không - thời gian đặc biệt Hoạt động quân sự thườngdiễn ra ở những nơi gian khổ nhất, khó khăn nhất, nơi đối đầu giữa ta và địch,nơi hiểm trở xung yếu phải bảo vệ; diễn ra trong không gian, thời gian khóxác định trước, bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng, trên mọi loại địa hình,mọi vùng của đất nước Trong hoạt động chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu luônhàm chứa sự thương vong, tổn thất về con người và sự tàn phá về cơ sở vậtchất, tinh thần của xã hội, do tính chất chiến tranh phải tiêu diệt đối phương,nên tác động sâu sắc, toàn diện đến ý thức của các chủ thể quân sự
Hoạt động quân sự là hoạt động sáng tạo, đặc biệt là người chỉ huy, rấtcần có tư duy táo bạo, không rập khuôn theo những định đề có sẵn Hơn nữa,xét về mục đích, tính chất hoạt động của quân đội cách mạng nhằm phục vụchiến tranh chính nghĩa, mọi tổ chức và con người quân sự luôn sẵn sàng hisinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, giành và giữ độc lập, tự
do cho dân tộc mình và góp phần bảo vệ nền hoà bình của nhân loại Tất cảcác hoạt động mang tính sáng tạo và nhân văn ấy chứa đựng trong bản thân
nó giá trị về cái đẹp, đồng thời tác động thường xuyên đến con người và cộngđồng quân sự, hướng họ đến lý tưởng cao đẹp, mang đậm giá trị thẩm mỹ
Trang 38So với đời sống thẩm mỹ nói chung, đời sống thẩm mỹ trong môi trườngquân sự cũng nhằm thoả mãn nhu cầu tồn tại, phát triển của quân nhân theogiá trị chân - thiện - mỹ Tuy nhiên, thẩm mỹ trong môi trường quân sự mangtính đặc thù: không – thời gian của nó là không – thời gian “đậm đặc”; hệ nhucầu thẩm mỹ có tính bắt buộc, không lựa chọn tuỳ tiện; tính thống nhất; tínhđồng đều; tính hùng mạnh, nghiêm trang; tính chính xác; nhanh nhẹn… Tínhđặc thù ấy vừa chắt lọc vừa thấm sâu vào tất cả các quan hệ thẩm mỹ, hoạtđộng thẩm mỹ, thiết chế văn hoá thẩm mỹ… gắn liền với đời sống, nhu cầuthẩm mỹ của quân nhân Quá trình hiện thực hoá cái mỹ trong mọi hoạt độngcủa quân nhân và tập thể quân nhân nhằm thoả mãn nhu cầu phát triển quânnhân theo giá trị chân - thiện - mỹ cũng thấm đậm tính đặc thù ấy
Hơn nữa, trong môi trường quân sự, khách thể thẩm mỹ cũng bao hàmcác sự vật, hiện tượng, quá trình diễn ra trong đời sống xã hội, song trực tiếp
và thường xuyên nhất vẫn là các sự vật, hiện tượng, quá trình gắn với hoạtđộng chiến đấu, huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị, phát triểnkhoa học, kĩ thuật quân sự… Chủ thể thẩm mỹ là các quân nhân vừa mang tưcách dân sự của công dân, song chủ yếu được định trị bởi tư cách con ngườiquân sự, với những phẩm chất, năng lực đặc biệt, nên ý thức thẩm mỹ của họtrước hết là thẩm mỹ quân sự Sự tương tác biện chứng giữa các yếu tố ý chí
và hành động, phẩm chất và năng lực chiến đấu, khoa học và nghệ thuật quân
sự, con người và vũ khí trang bị trong chủ thể với tất cả các khách thể thựctiễn quân sự, xét dưới góc độ quan hệ thẩm mỹ, luôn hình thành trong quânnhân ý thức thẩm mỹ mang đậm tính đặc thù quân sự Các hiện tượng: đẹp –xấu, cao cả – thấp hèn, bi – hài… trong đời sống thẩm mỹ của quân nhân,
từ đó được khái quát nên ý thức thẩm mỹ của họ, bao giờ cũng được phâncực một cách tối đa, hay có thể nói đối với quân nhân, cái chân, thiện, mỹ
là tận chân, tận thiện, tận mỹ
Trang 39Ý thức thẩm mỹ trong lĩnh vực quân sự là ý thức về cái đẹp, cái hùng,cái bi, cái hài, cái cao cả, cái thấp hèn… trong thực tiễn quân sự gắn với
nhiệm vụ, chức trách quân nhân, được thể hiện sâu sắc trong ý thức trách
nhiệm hoàn thành nhiệm vụ quân sự và vinh dự quân nhân Đó là ý thức vềcái mỹ trong rèn luyện theo chuẩn mực lễ tiết, tác phong quân nhân; cái mỹtrong tư cách quân nhân và cách thức quan hệ tập thể quân nhân; cái mỹ tronglối sống, nếp sống và sinh hoạt tập thể quân sự, trong quan hệ quân dân, quan
hệ xã hội Theo đó, ý thức thẩm mỹ của quân nhân một mặt phản ánh vàchịu sự chi phối của đời sống thẩm mỹ xã hội, mặt khác phản ánh trực tiếpmôi trường quân sự mà họ đang sống và hoạt động theo chức trách, nhiệm vụcủa mình Sự chi phối, tác động mạnh mẽ của đời sống thẩm mỹ quân sự đếncác thành tố trong cấu trúc thẩm mỹ của quân nhân cũng thông qua hệ thốngcảm xúc thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ
Biểu hiện ý thức thẩm mỹ ở học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong các học viện,trường đại học và trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (gọi tắt là họcviện, trường sĩ quan) là những thanh niên, hạ sĩ quan, binh sĩ ưu tú, có đủ điềukiện, tiêu chuẩn tuyển sinh của Bộ Quốc phòng, đã trúng tuyển (hoặc được cửtuyển) vào các nhà trường quân đội học tập, rèn luyện theo mô hình, mục tiêu,yêu cầu đào tạo để trở thành sĩ quan có trình độ đại học; ra trường đảm nhiệmcương vị, chức trách lãnh đạo, chỉ huy, quản lý cấp phân đội và các chức vụchuyên môn hậu cần, kỹ thuật, nghiệp vụ ở các đơn vị cơ sở trong quân đội vớinhiều ngành, chuyên ngành, theo các quân, binh chủng khác nhau Tuy nhiên,luận án tập trung chủ yếu ở nhóm học viên đào tạo để trở thành sĩ quan chỉ huy,tham mưu và sĩ quan chính trị, đồng thời quan tâm khảo sát cả khối học viên sĩquan chuyên môn hậu cần, kỹ thuật, nghiệp vụ ở khối các học viện có đào tạo sĩquan và khối các trường đào tạo sĩ quan
Trang 40Học viên đào tạo sĩ quan mang đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi thanhniên mà nhân cách ở độ đang trưởng thành Ở lứa tuổi này, họ thường rất sôinổi, nhiệt tình, hăng hái, ham học hỏi cầu tiến bộ, nhạy cảm với cái mới, nênrất nhạy bén trong khám phá, đánh giá cái thẩm mỹ, ưa thích những cái đẹprực rỡ, căm gét cái xấu, cái thấp hèn… Bên cạnh đó, do học viên còn mangđậm dấu ấn phong tục tập quán ở nhiều vùng miền khác nhau, đa dạng về đặcđiểm xã hội, nên việc tiếp thu và thực hiện các chuẩn mực, giá trị thẩm mỹcủa quân nhân, của sĩ quan tương lai ít nhiều gặp khó khăn, trở ngại trong quátrình hình thành, phát triển ý thức thẩm mỹ Hơn nữa, do tuổi quân, tuổi đờicòn trẻ, kinh nghiệm sống còn hạn chế, vốn văn hoá chưa dày, khả năng tựkiềm chế không cao, thiếu trải nghiệm trong chọn lọc, tiếp thu, lĩnh hội nhữngkinh nghiệm xã hội phức tạp.…, nên họ dễ hoang mang, dao động trước khókhăn, thử thách, chán nản khi thất bại, vấp ngã Sự nhạy cảm với cái mớithường đi liền với chuộng cái lạ một cách thái quá cũng thường làm cho họ dễngộ nhận, sai lệch trước các hiện tượng thẩm mỹ, thậm chí chạy theo những
“kiểu”, “mốt” lai căng, phản thẩm mỹ mà thiếu coi trọng các giá trị thẩm mỹtruyền thống lịch sử tốt đẹp của dân tộc, của quân đội
Quá trình học tập và rèn luyện tại các học viện, trường sĩ quan quân đội cóthể được coi là quá trình xã hội hoá kép mà trong đó, học viên vừa tiếp thu cácchuẩn mực, giá trị quân sự để trở thành quân nhân, vừa tiếp thu các chuẩn mực,giá trị cán bộ quân đội để trở thành sĩ quan Hơn nữa, sau khi ra trường, hầu hết
họ được bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý cấp phân đội,phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động văn hoá thẩm mỹ ở đơn
vị cơ sở quân đội với tư cách nhà giáo dục, cho nên không chỉ có năng lựcthẩm mỹ mà còn phải có năng lực giáo dục, định hướng thẩm mỹ
Từ những khía cạnh trên, có thể thấy ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo
sĩ quan vừa mang đặc trưng chung ý thức thẩm mỹ của người Việt, vừa mang ýthức thẩm mỹ của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam; vừa là ý thức thẩm