de cuong chi tiet khoa luan đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp cơ sở tại trường chính trị nguyễn văn linh, tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay

11 12 0
de cuong chi tiet khoa luan  đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp cơ sở tại trường chính trị nguyễn văn linh, tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo đã và đang phát triển mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đạt nhiều thành tựu to lớn. Đất nước bước vào thời ký đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, thoát khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển. Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta phải thực thi hàng loạt nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nước đó là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp trong hệ thống chính trị, đặc biệt là cấp cơ sở. Theo quan điểm của chủ nghĩa MácLênin: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng , quần chúng là người làm nên lịch sử. Song, đội ngũ cán bộ đóng vai trò to lớn, thậm trí quyết định sự thành bại của cách mạng. Theo Lênin Trong lịch sử chưa có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới công tác cán bộ. Người khẳng định: Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể, cán bộ là gốc của cách mạng. Có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong. Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Thấm nhuần những quan điểm của chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã sớm nhận thức đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ, cán bộ là vấn đề liên quan đến vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã khẳng định: Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất mà Đảng ta phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng Trường chính trị Nguyễn Văn Linh, tỉnh Hưng Yên là nơi trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân cấp cơ sở của Tỉnh. Đây là những người có trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo quần chúng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quản lý mọi mặt đời sống xã hội ở cơ sở. Lực lượng này là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Trong những năm gần đây, cùng với đường lối, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước, Trường chính trị Nguyễn Văn Linh, tỉnh Hưng Yên đã chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu nhiều đề tài để đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và bước đầu đã đạt được những thành công nhất định. Nhưng nhìn chung, trình độ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở của cán bộ vẫn còn nhiều bất cập. Hơn thế nữa bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang đặt ra những yêu cầu mới trong việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, cũng như đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở nói riêng nhằm hướng vào mục tiêu của Đảng đã đề ra: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, bảo đảm sự chuyển tiếp, liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ vững độc lập tự chủ, đi lên chủ nghĩa xã hội(1) Quán triệt tinh thần đó, chiến lược cán bộ của Đảng cần được coi trọng và phát triển đội ngũ cơ sở. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, phải xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở ngang tầm nhiệm vụ mới. Muốn vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp cơ sở cần phải có sự nghiên cứu, tổng kết thực tiễn một cách nghiêm túc. Từ đó, có những giải pháp đúng đắn, thích hợp, sát với thực tế ở cơ sở nhằm nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp cơ sở trong thời gian tới, chính vì vậy, tôi chọn đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp cơ sở tại trường chính trị Nguyễn Văn Linh, tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay làm đề tài khoá luận tốt nghiệp đaị học.

Ngày đăng: 16/11/2021, 00:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan