TIỂU LUẬN ĐỀ ÁN KINH DOANH MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Thanh Lam Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 9 Hà Nội, tháng 11 năm 2021 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG I. TÓM TẮT ĐỀ ÁN KINH DOANH 4 1. Ý tưởng khởi nghiệp dự án 4 2. Mục tiêu dự án 5 3. Thị trường mục tiêu 5 CHƯƠNG II. CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU MARKETING 7 1. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG, MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 7 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG 7 VỀ NGƯỜI TIÊU DÙNG 8 VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN 14 2. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT 16 3. CHIẾN LƯỢC MARKETING (dựa trên chiến lược 4Ps) 19 CHƯƠNG III. ĐỀ ÁN CHI TIẾT 21 * Mô tả công ty 21 * Sản phẩm và dịch vụ 22 * Bảng chi phí cố định 24 * Mục tiêu và ngân sách hoạt động 25 1. Kế hoạch phòng Kinh doanh 26 2. Kế hoạch phòng Marketing 28 3. Kế hoạch phòng Hành chính – nhân sự 29 4. Kế hoạch phòng Sản phẩm 31 KẾT LUẬN 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Mức sống của người dân cũng vì thế mà cải thiện rõ rệt. Không chỉ dừng lại ở "ăn no mặc ấm", người Việt đã, đang hướng tới tiêu chí mới "ăn ngon mặc đẹp" và đặc biệt chú trọng đến vấn đề chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là nhu cầu hoàn toàn chính đáng và phù hợp với sự xoay vòng của "bánh xe" thời đại. Hơn thế, chăm sóc sức khỏe không chỉ là cách thể hiện tình yêu bản thân mà còn là cách để bày tỏ sự trân quý, quan tâm đối với các thành viên trong gia đình. Một doanh nghiệp uy tín, chất lượng, cung cấp các sản phẩm, thiết bị hỗ trợ, bảo vệ sức khỏe, làm đẹp an toàn với giá cả hợp lý là điều người tiêu dùng luôn tìm kiếm. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam chưa có nhiều đơn vị khai thác chuyên sâu và tập trung phát triển mảng này. Điều này gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc tìm kiếm, trải nghiệm và so sánh sản phẩm. Đây chính là lý do và cũng là động lực để ý tưởng thành lập công ty của nhóm ra đờ