1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tiểu luận cao học môn kỹ năng lãnh đạo quản lý phẩm chất chính trị, đạo đức của nhà lãnh đạo quản lý

26 51 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 40,08 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Trong lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, V. I. Lênin đã từng chỉ rõ, trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “Làm lãnh đạo cũng là một nghề, phải rèn đức luyện tài, trong đó đức phải là gốc” Nhà lãnh đạo quản lý là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, xây dựng một đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý “vừa hồng, vừa chuyên” là một trong những nhiệm vụ then chốt. Vì thế phẩm chất, nhân cách và năng lực của người lãnh đạo, quản lý giữ vai trò quan trọng đối với mỗi nhà lãnh đạo quản lý, tuy nhiên trong đó phẩm chất chính trị, đạo đức là những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc đánh giá mỗi cán bộ lãnh đạo quản lý. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường hiện nay với những biến động không ngừng của tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội đã đặt ra những yêu cầu mới về phẩm chất chính trị, đạo đức của nhà lãnh đạo quản lý trong công tác hoạt động thực tiễn của mình. Với những nhận thức đó, trong thời gian quan vấn đề phẩm chất chính trị đạo đức của các nhà lãnh đạo đã được quan tâm cũng như đã có những biến chuyển hết sức nhanh chóng. Tuy nhiên bên cạnh đó thực tiễn vẫn đặt ra những vấn đề quan trọng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức của nhà lãnh đạo quản lý trong thời đại hội nhập và mở cửa. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đó do vậy em đã lựa chọn đề tài: “Phẩm chất chính trị, đạo đức của nhà lãnh đạo quản lý” để làm tiểu luận kết thúc môn với mong muốn sẽ làm rõ hơn được những vấn đề chung về phẩm chất của nhà lãnh đạo quản lý. Đồng thời từ đó phân tích nội dung phẩm chất chính trị, đạo đức của nhà lãnh đạo quản lý cũng như đưa ra những đề xuất một số giải pháp nâng cao phẩm chất chính trị đạo đức của nhà lãnh đạo trong giai đoạn mới.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, V I Lênin đãtừng chỉ rõ, trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyềnthống trị, nếu không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụchính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạophong trào

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “Làm lãnh đạo cũng là mộtnghề, phải rèn đức luyện tài, trong đó đức phải là gốc”! Nhà lãnh đạo quản lý

là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, xây dựngmột đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý “vừa hồng, vừa chuyên” là một trongnhững nhiệm vụ then chốt Vì thế phẩm chất, nhân cách và năng lực củangười lãnh đạo, quản lý giữ vai trò quan trọng đối với mỗi nhà lãnh đạo quản

lý, tuy nhiên trong đó phẩm chất chính trị, đạo đức là những yếu tố quan trọnghàng đầu trong việc đánh giá mỗi cán bộ lãnh đạo quản lý

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường hiện nay với những biếnđộng không ngừng của tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội đã đặt ranhững yêu cầu mới về phẩm chất chính trị, đạo đức của nhà lãnh đạo quản lýtrong công tác hoạt động thực tiễn của mình Với những nhận thức đó, trongthời gian quan vấn đề phẩm chất chính trị đạo đức của các nhà lãnh đạo đãđược quan tâm cũng như đã có những biến chuyển hết sức nhanh chóng Tuynhiên bên cạnh đó thực tiễn vẫn đặt ra những vấn đề quan trọng trong việcnâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức của nhà lãnh đạo quản lý trong thời đạihội nhập và mở cửa

Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đó do vậy em đã lựa

chọn đề tài: “Phẩm chất chính trị, đạo đức của nhà lãnh đạo quản lý” để

làm tiểu luận kết thúc môn với mong muốn sẽ làm rõ hơn được những vấn đềchung về phẩm chất của nhà lãnh đạo quản lý Đồng thời từ đó phân tích nộidung phẩm chất chính trị, đạo đức của nhà lãnh đạo quản lý cũng như đưa ranhững đề xuất một số giải pháp nâng cao phẩm chất chính trị đạo đức của nhàlãnh đạo trong giai đoạn mới

Trang 2

NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHẨM CHẤT

CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ

1.1 Một số khái niệm cơ bản

Theo nghĩa hẹp, phẩm chất là khái niệm sinh lý học, chỉ đặc điểm sẵn

có của cơ thể như hệ thần kinh, các giác quan và cơ quan vận động Đặc điểmsẵn có là cơ sở tự nhiên để con người tiếp nhận những hiện tượng tâm lý vàthuộc tính tâm lý

Theo nghĩa rộng, phẩm chất chỉ các đặc điểm tâm lý như: tính cách,

ý chí, hứng thú, tính khí, phong cách của con người Phạm trù phẩm chấtcủa nhà lãnh đạo quản lý hiểu theo nghĩa rộng, ở đó chứa đựng toàn bộ trithức, văn hóa, trình độ chuyên môn cũng như các yếu tố về khí chất, tinhthần, đạo đức kết tạo nên nhân cách của người cán bộ lãnh đạo Bởitrong xã hội hiện đại, tri thức và văn hóa là các yếu tố quan trọng quyếtđịnh tinh thần và đạo đức người lãnh đạo; nhân cách người lãnh đạokhông chỉ đòi hỏi phẩm chất, tinh thần, đạo đức mà còn đòi hỏi tài năngcống hiến nhiều cho xã hội

Như vậy có thể hiểu phẩm chất của nhà lãnh đạo quản lý không chỉ lànhững đặc trưng đơn giản có sẵn của sinh lý học mà là tổng hòa các yếu tốbên trong, trên cơ sở các phẩm chất sinh lý, hình thành các phẩm chất tâm lýthông qua hoạt động, quan hệ giao lưu trong thực tiễn đời sống và trong côngtác của người lãnh đạo

Trang 3

1.1.2 Khái niệm lãnh đạo quản lý

Lãnh đạo quản lý là những khái niệm quan trọng trong khoa học về tổchức - nhân sự Trong đó chúng ta có thể hiểu các khái niệm như sau:

Lãnh đạo là những hoạt động đề ra chủ trương, đường lối, tổ chức thựchiện và tác động vào những người khác, nhằm hướng đến mục tiêu chung.Mọi thành viên tin tưởng tôn trọng và tuân thủ một cách tự giác Kết quả của

sự lãnh đạo mang đến lợi ích chung cho tổ chức và mọi thành viên

Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều hành và kiểmsoát Quản lý cần trả lời câu hỏi: Ai quản lý, quản lý cái gì và quản lý như thếnào?

Lãnh đạo là tìm ra định hướng mới, thông qua phát triển con người mộtcách tự giác Quản lý là dùng các nguyên tắc có sẵn để tác động đến công việc,con người, nhằm hoàn thành mục tiêu đã định trước một cách hiệu quả nhất.Song, trong thực tế còn nhiều nhầm lẫn và thường đồng nhất chúng là một

Nhà lãnh đạo và nhà quản lý cũng là 2 khái niệm khác nhau, sự phânbiệt cũng khó khăn và thường hay nhầm lẫn Nhà lãnh đạo được mô tả làngười “tìm đường”, nhà quản lý là người “đi đường” Nhà lãnh đạo tạo từ “cáikhông” ra “cái có” và nhà quản lý thì giữ “cái có” cho đừng mất đi thành “cáikhông” Nhà lãnh đạo cần có tầm nhìn, lòng tin, sáng tạo, can đảm, khả năngnhóm lửa trong lòng những người theo mình Nhà quản lý cần quy tắc,phương thức sử dụng những quy tắc này để duy trì và phát triển tổ chức

Người lãnh đạo có vai trò quan trọng, là người đại diện, là linh hồn của

tổ chức và là người dẫn dắt tổ chức đó đến thành công Mọi việc ổn định hayrắc rối, đoàn kết hay mâu thuẫn, thành công hay thất bại đều do việc lựa chọn,sắp xếp và bố trí con người có thích hợp hay không và có đúng năng lực, sởtrường chuyên môn của họ hay không

1.2 Vai trò của nhà lãnh đạo quản lý

Trên thực tế chúng ta thường thấy nhà lãnh đạo quản lý là người đứngđầu một tổ chức hay một nhóm người có khả năng điều khiển mọi hoạt động

Trang 4

của một tổ chức (hay một nhóm) và đưa cả tổ chức ấy đến sự nghiệp dã đượcgiao phó Nhà lãnh đạo quản lý như hệ thần kinh trung ương trong một cơ thể

có nhiệm vụ cảm nhận được các phản ứng bên ngoài, thấy được và nghĩ rađược những giải pháp tối ưu để điều khiển các bộ phận khác trong cơ thể, để

cơ thể đó tồn tại và phát triển Vì vậy vai trò của nhà lãnh đạo quản lý trong tổchức rất quan trọng đối với hoạt động thực tiễn

Vào thập niên 1970, Henry Mintzbezg đã nhhiên cứu một cách cẩn thận

và đã đưa ra kết luận rằng các nhà lãnh đạo quản lý thực hiện 10 vai trò khácnhau trong 3 nhóm và rất liên quan nhau: vai trò quan hệ với con người, vaitrò thông tin, và các vai trò quyết định, đó là:

Thứ nhất, vai trò quan hệ với con người

Sống và làm việc trong một tổ chức mọi cá nhân thường có cácquan hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau, nhưng với tính cách là nhà quản trịnhà lãnh đạo quản lý thường có những vai trò cơ bản sau:

Vai trò đại diện hay tượng trưng có tính chất nghi lễ trong tổ chức Vai trò liên hệ, quan hệ với người khác, ở trong hay ngoài tổ chức,

để nhằm góp phần hoàn thành công việc được giao cho đơn vị của họ

Thứ hai, vai trò thông tin

Thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ thông tin, thông tin được xem lànguồn lực căn bản ở mọi tổ chức Các hoạt động về quản trị chỉ thực sự có cơ

sở khoa học và có hiệu quả khi nó được xử lý, được thực thi trên cơ sở cácthông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời Thông tin không chỉ cần cho các nhàlãnh đạo quản lý mà chính bản thân họ cũng giữ những vai trò cực kỳ quantrọng trong lĩnh vực này Nghiên cứu về vai trò thông tin của các nhà lãnh đạoquản lý chúng ta thấy:

Trước hết, nhà lãnh đạo quản lý có vai trò thu thập và tiếp nhận cácthông tin liên quan đến tổ chức và đến hoạt động của đơn vị

Nhà lãnh đạo quản lý đảm nhiệm vai trò thu thập bằng cách thườngxuyên xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh tổ chức để nhận ra những tin

Trang 5

tức, những hoạt động và những sự kiện có thể đem lại cơ hội tốt hay sự đe dọađối với hoạt động của tổ chức Công việc này được thực hiện qua việc đọcbáo chí, văn bản và qua trao đổi, tiếp xúc với mọi người.

Vai trò thhông tin thứ hai của nhà lãnh đạo quản lý là phổ biến nhũngthông tin liên hệ đến người có liên quan, có thể là thuộc cấp, người đồng cấphay thượng cấp

Vai trò thông tin sau cùng mà nhà lãnh đạo quản lý phải đảm nhiệm làvai trò của người thay mặt tổ chức để cung cấp thông tin cho các bộ phậntrong cùng một đơn vị, hay cho các cơ quan bên ngoài Mục tiêu của sự thaymặt phát biểu nay là có thể để giải thích, bảo vệ hay tranh thủ thêm sợ ủng hộcho tổ chức

Thứ ba, vai trò quyết định

Loại vai trò cuối cùng của nhà lãnh đạo quản lý gồm bốn vai trò:

Vai trò chủ trì xuất hiện khi nhà lãnh đạo tìm cách cải tiến hoạt độngcủa tổ chức Mục đích của vai trò này là tạo ra những chuyển biến tốt hơntrong đơn vị Việc này có thể thực hiện bằng cách áp dụng một kỹ thuật mớivào một tình huống cụ thể, hoặc nâng cấp điều chỉnh một kỹ thuật mới đang

áp dụng

Các tình huống rủi ro, sự cố, xáo trộn bất ngờ là những điều khôngtránh khỏi Trong vai trò người giải quyết xáo trộn, nhà lãnh đạo là ngườiphải kịp thời đối phó với những biến cố bất ngờ nhằm đưa tổ chức sớm trở lại

sợ ổn định So với các vai trò khác thì vai trò này chiếm vị trí ưu tiên hơntrong các quyết định mà nhà lãnh đạo cần phải giải quyết Khi một cỗ máychủ yếu bị hỏng, khi nguồn điện bị cúp, khi khách hàng chủ yếu đọt ngộtkhông mua hàng nữa, khi mặt hàng kinh doanh đột nhiên bán khá chạy Đó lànhững yếu tố có thể gây ra sự xáo trộn

Vai trò của các nhà lãnh đạo quản lý trong các tình huống này là phảinhanh nhạy, kịp thời và quyết đoán để đưa tổ chức trở lại hoạt động bìnhthường và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể có, hoặc là tậndụng đến mức tối đa những cơ hội mới để phát triển

Trang 6

Khi nhà lãnh đạo quản lý ở trong tình huống phhải quyết định phânphối tài nguyên cho ai và với số lượng như thế nào, thì đó là lúc nhà quản trịđóng vai trò nhà phân phối tài nguyên Tài nguyên đó cô thể là tiền bạc, thờigian, quyền hành, trang bị hay con người Thông thường, khi tài nguyên dồidào, mọi nhà lãnh đạo quản lý đều có thể thực hiện vai trò này cách dễ dàng.Nhưng khi tài nguyên khan hiếm, quyết định của nhà lãnh đạo quản lý trongvấn đề này sẽ khó khăn hơn, vì nó có thể ảnh hưởng lớn đén kết quả hoạtđộng của một đơn vị hay thậm chí của toàn thể tổ chức

Cuối cùng nhà lãnh đạo quản lý còn đóng vai trò của một nhà thươngthuyết, đàm phán thay mặt cho tổ chức trong quá trình hoạt động Các cuộcthương lượng có thể là về công việc, về tiền bạc, thời gian hay bất cứ điều gì

có ảnh hưởng đến bộ phận của mình Mục đích của thương lượng là phải tìm

ra giải pháp chấp nhận được cho tất cả các bên có liên quan và điều hiểnnhiên là phải có lợi nhất cho đơn vị mình

Nói tóm lại, với chức năng và vai trò của mình, nhà lãnh đạo quản lýgiữ phần quan trọng trong sự thành công hay thất bại của một tổ chức Và đócũng là lý do chính của nhu cầu cấp bách phải đào tạo các nhà lãnh đạo quản

lý vì sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước

1.3 Những phẩm chất cơ bản của nhà lãnh đạo quản lý

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về những phẩm chấtcần có của người lãnh đạo, quản lý Trong đó, để thành nhà lãnh đạo quản lýgiỏi đều cần có những phẩm chất chủ yếu sau:

Một là, lòng trung thành, tính chính trực và tạo niềm tin cho người khác

Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên và điều đó đòi hỏi nhà lãnh đạo quản

lý phải luôn trung thành với lý tưởng, mục tiêu và lợi ích quốc gia, đó làlương tâm, là lẽ sống Không vì bất cứ lợi ích cá nhân nào mà quên đi lợi ích

và lý tưởng, mục đích cao cả của toàn dân tộc Nhà lãnh đạo quản lý chânchính luôn sẵn sàng phục vụ mọi người vì động lực của họ là tình yêu với Tổ

Trang 7

quốc, với con người cao hơn sự khát khao vinh quang cho bản thân Chínhtrực là điều công chúng mong đợi

Hai chuyên gia nổi tiếng của Mỹ là Kouzes và Posner đã nghiên cứusuốt 20 năm về phẩm chất riêng của người lãnh đạo Các ông đưa ra 4 loạiphẩm chất đầu tiên và quan trọng là: Thành thực, có tầm nhìn, biết khuyếnkhích nhân tài và có năng lực vượt trội Trong đó thành thực là điều kiện sốmột, là yêu cầu đầu tiên, nguyên tắc cao nhất của người lãnh đạo Để tạo đượcniềm tin, người lãnh đạo, quản lý bằng lời nói, hành động phải chiếm được sựtín nhiệm của công chúng Nếu không, sẽ không có ai theo Tín nhiệm nghĩa

là niềm tin vững chắc vào nhà lãnh đạo, quản lý đó và những gì anh ta nói làmột, tin vào sự nhất quán của người lãnh đạo, quản lý

Hai là, tầm nhìn xa, năng lực vượt trội, óc sáng tạo, trí thông minh

Tầm nhìn của nhà lãnh đạo, quản lý phải trên những phân tích thực tế,khách quan, nắm bắt thời cơ, dự đoán tình hình và những ý tưởng hơn hẳnmọi người trước những thay đổi để định hướng và có những biện pháp phùhợp cho tổ chức, đơn vị, địa phương mình tiến lên Nhà lãnh đạo quản lý phảiluôn tư duy, tìm tòi, tạo ra cái mới, cái khác lạ có giá trị cho sự phát triển củacon người và xã hội, cải tạo cái cũ, lạc hậu Sáng tạo có thể xuất phát từ chínhniềm đam mê cộng với trí thông minh để khám phá, chinh phục cái mới.Tương lai nằm trong tay những người có tầm nhìn xa trông rộng

Ba là, niềm say mê với công việc

Không có sự say mê, không có nhiệt huyết thì một nhà lãnh đạo quản

lý sẽ không thể có được những quyết định táo bạo và tâm huyết Nhà lãnhđạo, quản lý phải có động cơ mạnh mẽ, sự đam mê mãnh liệt và lòng kiênnhẫn trong việc đạt được mục đích đề ra, khả năng quyết đoán, dám làm vàtính sáng tạo độc đáo trong cách giải quyết vấn đề

Bố là, nghị lực và lòng dũng cảm

Chỉ có những người có nghị lực và lòng dũng cảm mới không nản chítrước những khó khăn, không khuất phục trước những uy lực, không sa ngã

Trang 8

trước những cám dỗ mới giúp nhà lãnh đạo quản lý luôn tìm ra những giảipháp thông minh, sáng tạo Các nhà lãnh đạo quản lý phải dũng cảm và cươngquyết trong các vấn đề liên quan đến sự sinh tồn và phát triển của tổ chức,đơn vị và địa phương mình.

Năm là, sự hiểu biết và tính ham học hỏi

Nhà lãnh đạo quản lý không thể lãnh đạo tốt nếu họ không hiểu biết.Chỉ có sự hiểu biết mới làm cho mọi người kính phục và tự nguyện đi theomình Tuy nhiên, nhà lãnh đạo quản lý không phải cái gì cũng biết, cái gìcũng giỏi Sự hiểu biết của người lãnh đạo quản lý chính là tập hợp sự hiểubiết của mọi người, đó chính là biết dùng những người tài giỏi, biết thực sựhọc hỏi mọi người

Nhà lãnh đạo quản lý phải truyền được nhiệt huyết và ý tưởng của mìnhsang mọi người, để mọi người cùng hiểu, cùng quyết tâm và cùng hành động

để giành được thắng lợi Ngoài ra, nhà lãnh đạo quản lý không chỉ dồn hết sứclực, trí tuệ với trách nhiệm cao của mình cho mục tiêu, công việc đã định màcòn biết phát huy trí tuệ của tập thể mà mình luôn là chỗ dựa, là tấm gươngcủa mọi người

Sáu là, sự kiên định, tự tin, biết lắng nghe

Kiên định không phải là bướng bỉnh, ngang tàng và nhất định khôngphải là ngông cuồng Luôn tự tin vào chính mình và tự tin vào tập thể

Nhà lãnh đạo quản lý phải chạm tới trái tim người khác trước khi có thểlãnh đạo, quản lý họ Nhưng để có thể chạm vào trái tim người khác thì anh taphải biết có cái gì bên trong đó, bằng cách lắng nghe Đôi tai của nhà lãnh đạoquản lý phải âm vang giọng nói của mọi người

Như vậy, nhà lãnh đạo quản lý muốn đáp ứng sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa cần phải:

Là người có tầm nhìn thời đại; có trình độ và khả năng phù hợp vớibản chất của xã hội công nghiệp - xã hội hiện đại

Có nhân cách lãnh đạo phù hợp với bản chất xã hội công nghiệp - xã hội hiện đại phát triển theo hướng nhân văn: xu hướng và mục tiêu chính trị

là phát triển và tiến bộ xã hội - con người.

Trang 9

Có tư duy khoa học, phương pháp tư duy duy vật biện chứng, phù hợptính chất công nghiệp, lối sống hiện đại, biểu hiện trong năng lực tư duy sắcbén nhanh nhạy, uyển chuyển, sáng tạo.

Có tư chất đặc thù của người lãnh đạo như vững vàng về tinh thần, pháttriển sâu sắc và phong phú thế giới nội tâm; yếu tố lý trí và yếu tố tình cảmhài hòa

Có tri thức và kinh nghiệm phát triển tương ứng với tính chất côngviệc được giao: tri thức tổng hợp và chuyên sâu

Có trình độ cao, kể cả hiểu biết về nền khoa học - công nghệ hiện đại,cũng như thao tác về kỹ thuật vi tính, viễn thông

Khả năng thu hút mọi người và quy tụ họ xung quanh mình, tổ chức,huy động, phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể để thực hiện tối ưu mụctiêu chung

Khả năng tiên đoán, dự báo các khả năng có thể xảy ra trong hiện thực

và tương lai, đồng thời dự phòng các khả năng giải quyết, thực hiện chúngtrong những điều kiện ngặt nghèo nhất

Khả năng sáng tạo, phá vỡ cái định hình, vượt qua cái cũ, tìm tòi, khámphá, phát hiện và đề xuất cái mới có ích cho nhân dân, có giá trị cho xã hội

Khả năng quyết đoán, táo bạo, đồng thời lại chắc chắn trong việc đưa ranhững quyết định cũng như trong chỉ đạo hành động

Trang 10

Chương 2 PHẨM CHẤT CHÍNH, TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA NHÀ

LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1 Khái niệm phẩm chất chính trị đạo đức của nhà lãnh đạo quản lý

2.1.1 Quan niệm về phẩm chất chính trị, đạo đức

Phẩm chất chính trị của nhà lãnh đạo quản lý là tổng hợp các đặc tính

cá nhân cán bộ về mặt chính trị, bao gồm các yếu tố cơ bản: nhận thức chínhtrị, thái độ chính trị và hành vi chính trị Cụ thể:

Nhận thức chính trị của nhà lãnh đạo quản lý là sự hiểu biết về đườnglối, quan điểm chính trị, về nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng, sự hiểu biết

và tin tưởng vào mục đích, lý tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng, vai trò, nhiệm vụ của cán bộ, hình thành tình cảm, ý chí cách mạng củangười cán bộ

Thái độ chính trị của nhà lãnh đạo quản lý là những biểu hiện, cử chỉ,lời nói, việc làm của nhà lãnh đạo quản lý xuất phát từ nhận thức, suy nghĩ,tình cảm trước những vấn đề chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng Thái độchính trị phản ánh cách nhìn nhận, suy nghĩ và chi phối hành động của nhàlãnh đạo quản lý bao gồm lòng trung thành, tính vững vàng, kiên định về lậptrường, tư tưởng chính trị Nhà lãnh đạo quản lý phải là người tuyệt đối trungthành với Tổ quốc, trung thành với Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam Thái độ chính trị của nhà lãnh đạo quản lý đúng hay khôngđúng; kiên quyết, dứt khoát hay nửa vời, chập chừng, do dự; nghiêm túc haykhông nghiêm túc có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trịcủa nhà lãnh đạo quản lý

Hành vi chính trị của nhà lãnh đạo quản lý là hành động mang tínhchính trị, như tiên phong, gương mẫu trong công tác, lao động, học tập, sinhhoạt; đi đầu trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách,

Trang 11

pháp luật của Nhà nước; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân; kiên quyếtđấu tranh với những biểu hiện tiêu cực về chính trị

Phẩm chất đạo đức của nhà lãnh đạo quản lý bao gồm các yếu tố: Ýthức đạo đức, thái độ đạo đức và hành vi đạo đức

Ý thức đạo đức của nhà lãnh đạo quản lý là quan niệm, sự hiểu biết vềđạo đức, các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những giá trị,chuẩn mực đạo đức mới (đạo đức cách mạng)

Thái độ đạo đức của nhà lãnh đạo quản lý do ý thức đạo đức quy định,biểu hiện ra bên ngoài là sự yêu hay ghét, ủng hộ hay phê phán đối với cái:thiện, ác, đẹp, xấu, tiến bộ, lạc hậu; là đúng mực, nghiêm túc hay khôngnghiêm túc với công việc, nghề nghiệp, với đồng chí, đồng nghiệp, gia đình,bạn bè và quần chúng nhân dân

Hành vi đạo đức của nhà lãnh đạo quản lý là những hành động, lời nói,việc làm liên quan đến phạm trù đạo đức, có tính nêu gương, giáo dục đạođức đối với bản thân, gia đình, đồng chí, đồng nghiệp và nhân dân

Lối sống của nhà lãnh đạo quản lý là những hình thức, cung cách sinhhoạt, làm việc, những hoạt động, cách xử sự đã trở thành ổn định, thành đặcđiểm riêng của cá nhân Lối sống do nhiều yếu tố quy định như giáo dục,nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, sinh hoạt, hoàn cảnh xã hội, phẩm chất tâm lý

- sinh lý và sự rèn luyện của cá nhân Lối sống gắn liền và là một biểu hiệnđậm nét của đạo đức cá nhân, vì vậy, khi nhận diện và đánh giá phẩm chấtđạo đức của nhà lãnh đạo quản lý nhất thiết phải xem xét lối sống của họ

2.1.2 Mối quan hệ giữa phẩm chất chính trị và đạo đức của nhà lãnh đạo quản lý

Nhà lãnh đạo quản lý là một nhà chức trách, nắm quyền lực thực tế, cótrong tay một số cán bộ, công nhân viên nhất định, đồng thời có quyền banhành các quyết định về những vấn đề liên quan đến lợi ích của cơ quan, củangười lao động thuộc quyền quản lý

Trang 12

Khi đã ở cương vị nhà lãnh đạo quản lý tự quyết định mình phải làm gì,làm như thế nào, đồng thời chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trướctập thể, trước cấp trên Nhà lãnh đạo quản lý giữ vị trí trung tâm của tập thểlao động, mang sức mạnh quyền lực - sức mạnh được Nhà nước đảm bảo tácđộng trực tiếp với đối tượng quản lý của mình

Nhà lãnh đạo quản lý là cầu nối giữa cơ quan quản lý cấp trên và tậpthể lao động; mọi chỉ thị, nghị quyết của Nhà nước ban hành thông qua ngườilãnh đạo để đến với tập thể và chịu trách nhiệm trước cấp trên về trạng tháihoạt động, kết quả hoạt động, cũng như các mặt về đời sống của tập thể domình quản lý Có trách nhiệm tạo những điều kiện cần thiết đảm bảo cho việcthực hiện sáng kiến của người lao động, đảm bảo cho họ tham gia tích cựcvào hoạt động quản lý của tập thể lao động

Để thực hiện tốt vai trò, chức năng trên và để khẳng định tốt vị trí củamình, người lãnh đạo cần phải có những phẩm chất và năng lực cần thiết - dó

là những nét đặc trưng về phẩm chất chính trị đạo đức của nhà lãnh đạo quản

lý Phẩm chất đạo đức của nhà lãnh đạo quản lý quan hệ mật thiết với phẩmchất chính trị

Phẩm chất chính trị chi phối, quy định phẩm chất đạo đức; phẩm chấtđạo đức tác động tới sự phát triển phẩm chất chính trị Nhà lãnh đạo quản lý

có giác ngộ chính trị, có niềm tin sâu sắc vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa sẽgiúp họ có tình yêu thương đồng chí, kính trọng nhân dân, quan tâm giúp đỡmọi người, biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích cách mạng

Những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như trung, hiếu, dũng, liêm sẽ giúpnhà lãnh đạo quản lý củng cố, phát triển các phẩm chất chính trị như sự kiênđịnh lập trường, tư tưởng, tính tiên phong gương mẫu của nhà lãnh đạo quản

lý Quan hệ biện chứng giữa phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức củanhà lãnh đạo quản lý tạo nên phẩm chất đạo đức cách mạng của nhà lãnh đạoquản lý thường được gọi là “phẩm chất” hay mặt “đức” mặt “hồng” của nhàlãnh đạo quản lý Nhà lãnh đạo quản lý phải có phẩm chất đạo đức trong sáng,

Trang 13

tiêu biểu cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí và đượccán bộ, đảng viên và nhân dân tin cậy

2.2 Nội dung phẩm chất chính trị của nhà lãnh đạo quản lý

Để trở thành nhà lãnh đạo quản lý có được phẩm chất chính trị đạt yêucầu trong thời đại mới nhà lãnh đạo quản lý cần có một số phẩm chất chính trịsau đây:

Thứ nhất, Phải tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng và có

tầm nhìn xa

Đây là đội ngũ những người ăn lương nhà nước, là người của bộ máynhà nước, mà Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhândân Vì thế cho nên đối với họ trung thành là yêu cầu đầu tiên cần phải có.Đồng thời nhà lãnh đạo quản lý phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân

Nhà lãnh đạo quản lý phải có quan điểm, lập trường vững vàng, kiênquyết chống hiện tượng tiêu cực trong xã hội và trong chính bản thân, tích cựctham gia các hoạt động sáng tạo, đóng góp cho sự phát triển xã hội, trên cơ sở

tự nguyện, tự giác, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

Một nhà lãnh đạo quản lý có vai trò quan trọng hơn một cá nhân trongviệc hoạch định tốt mọi công việc và là người cung cấp những lời khuyên hữuích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp của mình Không chỉ có một tầmnhìn xa, nhà lãnh đạo quản lý còn cần biết cách truyền đạt những ý tưởng củamình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ý tưởng đó.Những thông điệp được truyền đi phải luôn sinh động, rõ ràng và có sứcthuyết phục cao Do đó, sự thành thạo trong khả năng giao tiếp bằng lời nóiluôn là phẩm chất cần có của một người lãnh đạo giỏi

Thứ hai, có sự tự tin

Một nhà lãnh đạo quản lý thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình.Thông thường, sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người lãnhđạo nào cũng đã từng trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trongcông việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với sự thông minh sẵn có của anh

Ngày đăng: 15/11/2021, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w