1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

kĩ năng thuyết trình trong nghệ thuật lãnh đạo và quản lý tiểu luận cao học môn nghệ thuật lãnh đạo quản lý

19 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 132,67 KB

Nội dung

Thuyết trình là một kĩ năng quan trọng và cần thiết đời sống sinh hoạt, lao động và học tập của con người. Ai trong chúng ta cũng có lúc phải trình bày, thuyết trình về một vấn đề nào đó. Kỹ năng thuyết trình tốt sẽ giúp bạn tăng khả năng truyền tải ý tưởng, suy nghĩ của mình đối với những người xung quanh. Nó đang dần trở thành một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng diễn đạt trước đám đông. Thực tế cho thấy, đa mọi người đều mắc lỗi trong quá trình diễn đạt lời nói trước công chúng. Có thể liệt kê ra một số lỗi thường gặp trong thuyết trình như sau: thiếu sự tự tin, không nắm rõ vấn đề thuyết trình, thiếu sự chuẩn bị và luyện tập, sử dụng power point chưa hiệu quả, giọng nói không rõ ràng (nói quá nhanh hoặc quá chậm, nói lắp hoặc bị ảnh hưởng của giọng địa phương), thiếu sự tương tác với khán giả, không biết cách mở đầu hoặc kết thúc, đưa ra quá nhiều hoặc quá ít thông tin, sử dụng hình ảnh minh họa quá nhiều hoặc không có gì cả… Đây chính là những nguyên nhân chủ yếu khiến cho bài thuyết trình của bạn đi đến sự tẻ nhạt hoặc thậm chí là thất bại. Công chúng sẽ không hiểu trọn vẹn và có thể hiểu sai về thông điệp của bạn, Điều này rất nguy hiểm và nó dẫn đến việc bạn sẽ phải đối mặt với thất bại trong công việc của mình. Có thể lấy ví dụ đơn giản: một nhân viên có ý tưởng hay nhưng dự án ấy bị loại vì anh ta không thể truyền đạt những cái hay ấy trong khi thuyết trình với cấp trên; một giáo sư giỏi về chuyên môn nhưng không có khả năng dẫn dắt cho sinh viên dễ hiểu, một học sinh giỏi nhưng lại không thể vượt qua nỗi sợ hãi để tự tin đứng lên trả lời trước cả lớp…có vô số những câu chuyện như thế. Điều này không những ảnh hưởng xấu tới kết quả công việc mà còn có thể tạo tâm lý cho người thuyết trình, nỗi ám ảnh “sợ đám đông” sẽ hạn chế tiếng nói của bạn trong một tập thể.

Trang 1

A Đặt vấn đề

Thuyết trình là một kĩ năng quan trọng và cần thiết đời sống sinh hoạt, lao động và học tập của con người Ai trong chúng ta cũng có lúc phải trình bày, thuyết trình về một vấn đề nào đó Kỹ năng thuyết trình tốt sẽ giúp bạn tăng khả năng truyền tải ý tưởng, suy nghĩ của mình đối với những người xung quanh Nó đang dần trở thành một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng diễn đạt trước đám đông Thực tế cho thấy, đa mọi người đều mắc lỗi trong quá trình diễn đạt lời nói trước công chúng Có thể liệt kê ra một số lỗi thường gặp trong thuyết trình như sau: thiếu sự tự tin, không nắm rõ vấn đề thuyết trình, thiếu sự chuẩn bị

và luyện tập, sử dụng power point chưa hiệu quả, giọng nói không rõ ràng (nói quá nhanh hoặc quá chậm, nói lắp hoặc bị ảnh hưởng của giọng địa phương), thiếu sự tương tác với khán giả, không biết cách mở đầu hoặc kết thúc, đưa ra quá nhiều hoặc quá ít thông tin, sử dụng hình ảnh minh họa quá nhiều hoặc không có gì cả…

Đây chính là những nguyên nhân chủ yếu khiến cho bài thuyết trình của bạn đi đến sự tẻ nhạt hoặc thậm chí là thất bại Công chúng sẽ không hiểu trọn vẹn và có thể hiểu sai về thông điệp của bạn, Điều này rất nguy hiểm và nó dẫn đến việc bạn sẽ phải đối mặt với thất bại trong công việc của mình Có thể lấy ví dụ đơn giản: một nhân viên có ý tưởng hay nhưng dự án ấy bị loại

vì anh ta không thể truyền đạt những cái hay ấy trong khi thuyết trình với cấp trên; một giáo sư giỏi về chuyên môn nhưng không có khả năng dẫn dắt cho sinh viên dễ hiểu, một học sinh giỏi nhưng lại không thể vượt qua nỗi sợ hãi

để tự tin đứng lên trả lời trước cả lớp…có vô số những câu chuyện như thế Điều này không những ảnh hưởng xấu tới kết quả công việc mà còn có thể tạo tâm lý cho người thuyết trình, nỗi ám ảnh “sợ đám đông” sẽ hạn chế tiếng nói của bạn trong một tập thể

Trang 2

B Những bí kíp cho một bài thuyết trình thành công

I Có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài thuyết trình

Với kĩ năng thuyết trình chuyên nghiệp bạn sẽ dễ dàng thuyết phục được mọi đối tác, công chúng dù họ là những người nghe khó tính nhất Tuy nhiên, để đạt được điều đó, nắm vững nội dung thuyết trình là chưa đủ, chúng

ta cần có sự chuẩn bị tốt không chỉ về mặt nội dung mà còn là cả hình thức Giống như việc nấu một món ăn ngon, khâu chọn nguyên liệu và sơ chế món

ăn là vô cùng quan trọng Với sự chuẩn bị tốt, dự trù mọi tình huống có thể xảy ra bạn đã nắm được 70% thành công trong bài thuyết trình Sau đây là một số gợi ý để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho “màn trình diễn ngôn ngữ” của mình:

a Xác định đối tượng

Trả lời các câu hỏi:

- Ai sẽ đến tham dự?

- Số người sẽ đến dự là bao nhiêu?

Trả lời được 2 câu hỏi trên bạn sẽ biết điều chỉnh bài thuyết trình phù hợp nhất để thu hút người nghe Ví dụ: trong buổi nói chuyện với sinh viên các trường đại học, nội dung bạn truyền đạt sẽ sâu sắc, ở tầm vĩ mô hơn khi bạn thuyết trình với các bạn học sinh trung học phổ thông; hoặc khi bạn có chương trình tuyên truyền ở những vùng xa xôi hẻo lánh, nơi mà những người tham dự chủ yếu là bà con dân tộc thiểu số, bạn cũng cần điều chỉnh ngôn ngữ, cách diễn đạt sao cho dễ hiểu, phù hợp với văn hóa địa phương

b Nội dung

- Xác định rõ mục đích của buổi thuyết trình

- Xác định những điểm chính mà bạn mong muốn người nghe khi ra về

sẽ nắm bắt được (có như vậy bạn mới tìm ra phương thức nhấn mạnh những nội dung quan trọng trong bài thuyết trình)

- Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình 1 cách logic nhất (đủ 3 phần : giới thiệu, nội dung và kết luận)

Trang 3

- Xác định thời lượng cho từng phần của bài thuyết trình Điều này rất quan trọng, bởi tâm lí người nghe là không muốn nghe 1 bài diễn văn quá dài

dù nó có hấp dẫn đến đâu, hơn nữa việc “giữ lửa” trong một thời gian dài là việc không đơn giản Đặc biệt nếu trong sự hạn hẹp về thời gian thì bạn phải phân bổ thời lượng hợp lí để có thời gian đi sâu vào phần quan trọng nhất, tránh tình trạng làm “cháy”chương trình

c Hình thức

 Địa điểm:

- Nếu xác định được số lượng người tham gia bạn sẽ dễ dàng lựa chọn địa điểm phù hợp với lượng người đó Bên cạnh đó cần chọn địa điểm phù hợp với nội dung thuyết trình Ví dụ như khi bạn tổ chức buổi hội thảo về vấn

đề “tương lai ngành quảng cáo của Việt Nam”, nên tổ chức ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền vì đây là ngồi trường duy nhất trong cả nước đào tạo chuyên nghiệp chuyên ngành quảng cáo, việc đếm số sinh viên của khoa cũng

sẽ giúp bạn chọn được phòng họp phù hợp

- Trước buổi thuyết trình ta cần sắp xếp nội thất, khung cảnh địa điểm Với một bài thuyết trình về nghệ thuật bạn có thể chọn địa điểm là một căn phòng được trang trí ấn tượng với tranh ảnh, hoa, tượng…nếu là một buổi thuyết trình với chủ đề “việc làm cho sinh viên mới ra trường” thì nên chọn căn phòng có sức chứa lớn (vì chắc chắn sẽ có nhiều người tham gia), khung cảnh cũng không cần quá cầu kì, nên sử dụng treo các mẫu quảng cáo tuyển dụng “việc tìm người”

- Tập nói trước ở địa điểm đã chọn Nếu địa điểm là ngoài trời thì cần quan tâm chất lượng âm thanh sao cho tất cả những người tham dự đều năm được nội dung chương trình Nếu trong phòng nhỏ điều chỉnh âm lượng vừa phải là khôn ngoan Lưu tâm đến độ sáng của địa điểm để bạn có thể đọc được những ghi chú của bản thân và cả người tham dự có thể theo dõi được những tư liệu bạn cung cấp Ví dụ: nếu bạn sử dụng máy chiếu làm công cụ

Trang 4

chủ yếu trong khi thuyết trình, hãy chọn những căn phòng có rèm che cửa và tắt bớt ánh sáng khi mọi người theo dõi tư liệu được dễ dàng

 Thiết bị hỗ trợ

- Nếu bạn phải thuê các thiết bị hỗ trợ thì nên tìm hiểu và đến việc đặt trước, kiểm tra chất lượng của thiết bị, đồng thời phải lên kế hoạch ngân sách

để có được giá cả hợp lí

- Các thiết bị phải tương thích ăn khớp với nhau

- Các thiết bị phải phù hợp với không gian và thời gian của buổi thuyết trình Ví dụ: không thể dùng 1 màn hình TV 19 inch khi có đến hơn 200 người tham gia, và cũng không cần dùng màn hình 42 inch nếu chỉ có 20 người tham dự để tránh lãng phí không cần thiết

d Tập luyện

 Rèn luyện lâu dài :

- Giọng nói: tiếng nói chuẩn là rất quan trọng, bạn cũng nên tập thở, hít sâu để cho hơi được dài, thường xuyên đọc văn và hành văn để có lời nói hay, cũng cần phải tập sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau Không phải ai sinh ra cũng có giọng nói hay, nhưng nếu kiên trì tập luyện, giọng nói của bạn sẽ có sức lôi cuốn khán giả

Có một bí quyết mà tôi thường sử dụng đó là ghi âm lại giọng nói của mình, sau đó nghe lại và nhận được những vấn đề trong giọng nói như: cách ngắt nghỉ đã phù hợp hay chưa? Giọng nói có bị ngọng hay bị lấp từ không? Bạn cũng có thể điều chỉnh thời gian vì máy ghi âm sẽ cho biết độ dài của bài nói, từ đó bạn sẽ có thể chỉnh nhịp độ cho phù hợp

- Ứng khẩu: Để có được kĩ năng này bạn cần phải tích cực tham gia nói trước công chúng Bạn hãy viết dàn bài ra giấy, tập nói một mình nhiều lần, bạn

sẽ luyện được khả năng xử lý ngôn từ nhanh Đồng thời, thường xuyên thu thập dụng ngữ , lời hay, cách dùng từ ngữ lạ từ sách báo, trong khi nói chuyện

- Cử chỉ: tập sử dụng các cử chỉ của tay, nét mặt để thể hiện tình cảm trong khi thuyết trình

Trang 5

Để quá trình rèn luyện này có hiệu quả, cách tốt nhất là cùng học theo nhóm, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, nếu không có điều kiện tập hợp nhóm, hãy đứng một mình trước gương và bạn sẽ tự nhân thức được những ưu nhược điểm của bản thân, vì hình ảnh trong gương chính là hình ảnh mà công chúng thấy từ bạn Có như vậy bạn mới được thực hành nói trước đám đông một cách tốt nhất

 Luyện tập ngay trước khi thuyết trình :

Chọn trang phục phù hợp chủ đề sẽ tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp cho khán giả và giúp bạn tự tin hơn Khớp với các thiết bị phụ trợ và với các phần khác của chương trình Đặc biệt khi thuyết trình theo nhóm thì phải có buổi thao luyện cùng các thành viên khác để có sự thống nhất và logic trong cả buổi thuyết trình

II Bước vào bài thuyết trình

1 Phần mở đầu

Trong phần này chúng ta cần chú ý những yếu tố như: gây ấn tượng, hoan nghênh khán thính giả, giới thiệu đôi nét về bản thân hoặc về nhóm thuyết trình, giới thiệu đề tài, giới thiệu dàn ý bài phát biểu, thỏa thuận cơ chế trình bày và có sự chuyển ý cho phần tiếp theo

Đây là phần đặc biệt quan trọng vì nó có vai trò quyết định trong việc bài thuyết trình có gây hứng thú với người nghe hay không Xin đưa ra một số gợi ý để phần mở đầu của bạn trở nên hấp dẫn hơn:

Mở bài bằng một tình huống gây bất ngờ.

Mở đầu bài thuyết trình bằng một tình huống gây sốc cũng là cách thức bạn có thể sử dụng trong những bài nói của mình Những tình huống gây sốc

sẽ khiến người nghe bất ngờ và bị thu hút vào bài nói của bạn Tuy nhiên, không nên gây ra những tình huống quá sốc và phản cảm cho người nghe

Ví dụ: Một buổi giới thiệu dịch vụ của một công ty môi giới việc làm Thay vì vào đề một cách thông thường, người chủ trì buổi thuyết trình hôm đó

đã tặng cho 5 người tham gia mỗi người một phong bì chứa 50 ngàn Tất cả

Trang 6

mọi người đều bất ngờ và không hiểu điều gì đang xảy ra Người chủ trì buổi giới thiệu chậm dãi đặt vấn đề: Các bạn có mong muốn kiếm tiền dễ như 5 vị khách vừa rồi? Và ngày hôm nay tôi sẽ mang đến cho bạn cơ hội kiếm tiền nhanh hơn và nhiều hơn cho bạn.

Tạo ấn tượng qua giọng nói và tác phong chuyên nghiệp.

Đây là một kĩ năng quan trọng không chỉ cần ở phần mở đầu mà còn cần thiết trong suốt quá trình bạn nói Một giọng nói truyền cảm, ấm áp, giàu sinh khí và một tác phong chuyên nghiệp sẽ là một lợi thế tuyệt vời nếu bạn mong muốn trở thành một nhà thuyết trình chuyên nghiệp Nếu đã từng quan sát quan sát Obama, Steven Job thuyết trình bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt trong cách mở đâu bài nói của họ Tất nhiên, giọng nói là do thiên phú nhưng bạn vẫn có thể rèn luyện bên cạnh việc hàng ngày hoàn thiện tác phong chuyên nghiệp của mình

Đưa ra những số liệu thống kê

Để thuyết phục người nghe không cách nào tốt hơn là đưa ra cho họ những con số thống kê cụ thể “Nói có sách, mách có chứng”, những con số thống kê này sẽ tạo được tự tin tưởng của khán giả hơn là khi bạn chỉ thuyết trình một cách mập mờ, không rõ ràng

Ví dụ: buổi giới thiệu về khóa đào tạo PR-truyền thông chuyên nghiệp, ngày từ đầu bạn hãythu hút sự quan tâm của mọi người bằng cách đưa ra những con số cụ thể cho người nghe: giảm 10% học phí cho bất kì học viên đăng kí học trong tuần từ 19/11/2012 đến 23/11/2012, Mức giá cho sinh viên

là 1.200.000 và người đi làm là 2.000.000 (chưa áp dụng ưu đãi) Đặc biệt, nếu bạn là học viên cũ, chỉ cần 400.000 (sinh viên) và 600.000 (người đi làm), bạn có thể tham gia học bổ sung 03 buổi kĩ năng Chiến lược Truyền thông của khóa học Từ đó trong các phần tiếp theo giới thiệu cụ thể về khóa học, bạn hãy kêu gọi mọi người hãy cùng tham gia.

Kể một câu chuyện hay tình huống hài hước

Hãy bông đùa một chút: và dĩ nhiên là câu chuyện hay tình huống ấy có liên quan đến chủ đề Tâm lý người nghe là dù khó tính đến đâu họ cũng thích

Trang 7

thú khi được nghe những câu chuyện vui, chuyện hài Thực sự sẽ không cách nào có thể đánh gục khán giả của bạn hiệu quả bằng những tiếng cười thoải mái.Nếu bạn có sẵn khiếu hài hước thì đó sẽ là thứ vũ khí lợi hại trong giao

tiếp Ví dụ như khi bạn thuyết trình về vấn đề chủ đề “tình yêu và tình dục”,

hãy sử dụng yếu tố hài hước để mọi người không cảm thấy ngượng ngùng, và bạn sẽ nói chuyện một cách tự nhiên hơn.

Để thu hút người nghe, nhiều người thuyết trình chuyên nghiệp rất hay

sử dụng biện pháp diễn hài, kể các câu chuyện cười thậm chí lấy mình ra làm tình huống hài hước Tuy nhiên có một lưu ý rằng: nếu bạn không có năng khiếu gây cười cho người khác hãy tránh xa cách thức này

Chiếm lấy trái tim người nghe

Tôi đã từng chứng kiến một buổi nói chuyện về vấn đề “Phòng tránh lây nhiễm HIV”, người thuyết trình là một người phụ nữ mắc căn bệnh thế kỉ Ngay từ đầu cô ấy đã bày tỏ với mọi người về sự thật ấy và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân mình, nó không còn là buổi thuyết trình bình thường nữa mà trở thành cuộc trò chuyện đầy cảm thông , kết nối trái tim của tất cả mọi người Những cảm xúc, tâm sự chân thành về một sự kiện là một đòn bẩy tâm lý giúp bạn chiếm trọn trái tim khán phòng

Cách mở đầu này cũng rất phù hợp khi bạn là một chính trị gia, một người nổi tiếng muốn có được sự đồng tình từ số đông Larry King, một trong những chuyên gia thuyết trình nổi tiếng của đài CNN, thường sử dụng phương pháp này Trong nhiều cuộc thuyết trình, thay cho tác phong trang trọng ông lại bắt đầu bằng cách nói lên cảm nhận của mình khi đến với chương trình này Lời chia sẻ chân tình của ông thường kéo người nghe lại gần, đồng cảm và kết thúc là những tràng pháo tay nồng nhiệt

Nhưng bạn hãy nhớ, đó phải là cảm xúc thật, đừng giả bộ hay đóng kịch

để đánh lừa người nghe vì như vậy sẽ phản tác dụng

Đặt ra những câu hỏi bất ngờ

Khi thuyết trình về vấn đề mê tín dị đoan, có nhà thuyết trình bất ngờ tung đồng xu lên rồi hỏi mọi người đoán xem là mặt sấp hay ngửa? Nó sẽ tạo

ra tâm lý tò mò và thu hút sự chú ý của cả khán phòng.

Trang 8

Việc bạn mở đầu bài nói chuyện bằng một câu hỏi sẽ có tác dụng kích thích tư duy và trí tưởng tượng của họ Thực tế các nhà thuyết trình kinh doanh chuyên nghiệp rất hay sử dụng phương pháp này trong bài thuyết trình của mình

Những câu hỏi bạn đưa ra không nhất thiết phải là câu đánh đố mà nên đơn giản, hài hước và hướng vào chủ đề mà bạn muốn dẫn dắt người nghe Ví dụ: Hôm nay quý vị cảm thấy thời tiết như thế nào?, Trên thị trường có các sản phẩm nào tích hợp tính năng 3 trong 1, quý vị có biết không ạ?

Phần mở đầu cho một bài thuyết trình là vô cùng quan trọng, nó là yếu tố

để “giữ chân” khán giả họ sẽ cân nhắc xem liệu có nên tiếp tục nghe những gì bạn nói nữa hay không?

2 Phần nội dung chính

Đây có thể coi là phần thân bài trong một bài văn, nó đảm nhiệm chức năng lôi cuốn ý nghĩ, kích thích tư duy của người nghe bằng sức thuyết phục của logic trình bày Trong phần này, bạn cần trình bày những gì cụ thể, chi tiết hơn về chủ đề của bài thuyết trình Để thu hút và đưa người nghe vào câu chuyện của bạn, hãy lưu ý những yếu tố sau:

Ngôn ngữ nói

Bạn hãy thuyết trình một cách tự nhiên, như đang trò chuyện với khán giả Tránh nói một cách đều đều như trả bài, học thuộc lòng, cũng không nên chỉ nhìn và đọc lại bài thuyết trình đã chuẩn bị sẵn

- Sự nhiệt tình: hãy “truyền lửa” cho cả khán phòng bằng quan điểm rõ ràng và tích cực, niềm yêu thích về chủ đề bạn đang nói thông qua giọng nói

và các biểu cảm trên nét mặt Nét mặt tươi vui, đừng quên những nụ cười sẽ

là vũ khí giúp bạn tự tin hơn và lấy thiện cảm với người nghe

- Sự rõ ràng: giọng điệu của bạn cần rõ, chậm, đủ nghe, tránh nói lắp bắp

và lòng vòng, lan man chỉ một vấn đề

- Trình bày ngôn từ thật đơn giản, dễ hiểu để tránh việc người nghe hiểu nhầm và sẽ gây khó khăn cho bạn lúc đặt và trả lời câu hỏi Sử dụng thành thạo phương tiện hỗ trợ để giúp người nghe hiểu hơn (power point)

Trang 9

Ngôn ngữ cơ thể:

- Giao tiếp bằng mắt: "Ánh mắt là cửa sổ tâm hồn" Trong thuyết trình, ánh mắt cũng làm nhiệm vụ truyền đạt thông tin Phải duy trì sự giao tiếp bằng mắt với khán giả để tăng sự tin cậy, tăng sự thích thú, tập trung nơi khán giả, và bạn cũng có thể nhận ra được sự phản hồi ngầm từ khán giả đối với bài thuyết trình của mình Nếu số lượng khán giả đông, hãy nhìn lướt một lượt còn nếu bạn không thấy thoải mái khi nhìn thẳng vào mắt thính giả thì hãy nhìn vào vị trí khác trên khuôn mặt, có thể là vị trí giữa cặp lông mày

- Nét mặt: giữ nét mặt thân thiện , cởi mở Kể cả khi bạn căng thẳng, nhờ

nụ cười đó mà khán giả cũng sẽ đánh giá cao thái độ tích cực của bạn, và bạn

sẽ cảm thấy thư giãn hơn Đừng để quá nghiêm nghị hay cứng nhắc từ đầu đến cuối

- Điệu bộ: giữ điệu bộ của bạn một cách tự nhiên, tránh những cử chỉ lặp lại Động tác tay tự nhiên và ổn định có thể giúp cho chúng ta trình bày vấn

đề một cách bình tĩnh; động tác tay nhanh và mạnh có thể giúp cho tình cảm diễn giả thăng hoa, bay bổng hòa mình vào bài giảng Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về các kiểu và công dụng của động tác tay, điều đó giúp chúng ta sử dụng linh hoạt ngôn ngữ này của cơ thể, góp phần tăng hiệu quả thuyết trình

- Cách đi đứng: một dáng điệu và sự di chuyển tốt sẽ truyền tải được sự

tự tin, chuyên nghiệp, và đáng tin cậy ở chính bạn Không nên di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm gây phản cảm cho người nghe Cần chú ý tránh việc té ngã hoặc vấp, điều này sẽ khiến có thể khiến khan giả ồ lên và bạn sẽ bị bối rối Khi cần trở lại vị trí bên trên lại bạn hãy vừa nói vừa chậm rãi bước lùi thay vì quay lưng lại với khán giả

- Nụ cười: Nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp Roussau đã từng nói: "Nụ cười là một loại thuốc trấn tĩnh không có tác dụng phụ" Nụ cười là biểu hiện tốt đẹp của khuôn mặt và là biểu hiện của sự tự tin Khi đang thuyết trình mà bạn mỉm cười thì có thể xây dựng nên mối quan hệ hài hòa với người nghe, xóa đi bức tường tâm lý ngăn cách giữa thầy và trò, góp phần tạo nên sự nhẹ

Trang 10

nhõm trong lớp học, hạn chế sự căng thẳng khô khan không cần thiết, nhất là khi phải truyền đạt những lý luận khoa học mang tính vĩ mô và trừu tượng

Phương tiện trợ giúp:

Bạn phải sử dụng các thiết bị hỗ trợ một cách bài bản, chính xác Cần phối hợp giữa việc bạn nói và việc bạn dùng phương tiện một cách hài hòa, nhịp nhàng Phương tiện ở đây thường là powerpoint, tranh ảnh, đồ thị…Các phương tiện nhìn nên:

- Đủ lớn để khán giả có thể thấy rõ

- Được đặt tại vị trí dễ nhìn, không đứng che tầm nhìn khán giả

- Đơn giản và dễ hiểu: Các câu thể hiện trên màn hình cần đơn giản, ngắn gọn và nêu ra ý chính mà thôi Mục đích của các câu này là để giúp người thuyết trình dễ dàng theo sát được nội dung theo cách logic nhất, đồng thời giúp người nghe tiện theo dõi và tránh được sự rườm rà

Giao lưu khán giả :

- Thỉnh thoảng hỏi xem sự nắm bắt của khán giả tới đâu Khi đọc bản

Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đã có câu nói nổi tiếng: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” Điều này đã tạo ra làn sóng ủng hội trong quần chúng nhân dân.

- Đặt câu hỏi liên quan đến nội dung cần nói, để khán giả được suy nghĩ trước, và họ sẽ cảm thấy liên quan hơn và dễ tiếp thu hơn Khi đó người thuyết trình phải phản ứng nhanh, làm sao vẫn dẫn câu chuyện theo ý ban đầu của mình, đừng để bị câu trả lời của khán giả làm lạc đường

Giải quyết câu hỏi:

- Nêu rõ cho khán giả biết thời điểm đặt họ được câu hỏi (sau mỗi phần trình bày, sau khi kết thúc, hay bất cứ lúc nào) phù hợp với buổi thuyết trình hôm đó Cũng có thể giới hạn số câu hỏi và yêu cầu từng người hỏi một

- Đối với các câu hỏi cố tình dồn bạn vào chân tường, hãy mỉm cười và bình tĩnh tìm một câu trả lời tích cực

Nếu bạn không biết câu trả lời, có thể nói “Hiện tôi đang tìm hiểu về vấn

đề đó, bạn có thể để lại e-mail, và tôi chắc chắn sẽ gửi câu trả lời cho bạn

Ngày đăng: 28/06/2016, 02:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w