ĐẶT VẤN ĐỀ Vị thành niên (VTN) là giai đoạn chuyển đổi quan trọng từ thiếu niên sang người lớn 6. Sự phát triển của vị thành niên luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới, với tỷ lệ thanh thiếu niên cao trong đó nhóm dân số từ 1029 tuổi chiếm khoảng 33% dân số. Vì vị thành niên là tương lai có tiềm năng to lớn quyết định sự lớn mạnh và thịnh vượng của đất nước nên việc giáo dục thể chất và tinh thần cho họ là hết sức quan trọng 4. Giai đoạn hình thành và phát triển vị thành niên chịu tác động rất lớn bởi những yếu tố kinh tế, vǎn hóa, xã hội đặc trưng. Tuy nhiên, trong mỗi điều kiện, hoàn cảnh khác nhau thì sự ảnh hưởng của những yếu tố này đến vị thành niên cũng khác nhau. Nguy cơ từ hoạt động tình dục không được bảo vệ ở tuổi VTN có xu hướng tăng, nữ giới chịu hậu quả cao hơn ở nam giới. Một thống kê cho thấy, trong số 500 triệu thanh thiếu niên tuổi từ 15 – 19 trên thế giới có quan hệ tình dục, có khoảng 1,1 triệu có thai ngoài ý muốn, hậu quả có 38% nạo phá thai, 13% sẩy thai và khoảng 554.800 VTN nữ sinh con 21. Việc sinh đẻ ở tuổi VTN không chỉ tạo ra nhiều phí tổn về kinh tế cho xã hội mà còn làm nảy sinh nhiều vấn đề như: chăm sóc y tế, bỏ học… Ngoài ra hoạt động tình dục không được bảo vệ ở tuổi VTN có nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD). Theo báo cáo của Viện Da Liễu Trung Ương về số ca mắc các BLTQĐTD thuộc đối tượng học sinh, sinh viên có xu hưởng tăng từ 575 ca trong năm lên 7.391 ca trong năm 40. Theo WHO, 43% ca nhiễm HIV và 17% ca AIDS được ghi nhận xảy ra ở nhóm tuổi 1329 trong năm 2000. Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nếu như không được chữa trị, có thể dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe như: vô sinh, lây truyền từ mẹ sang con, HIV, ung thư tử cung và thậm chí là tử vong. Cùng với sự phát triển về kinh tế, sự bùng nổ về nguồn cung cấp thông tin đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về kiến thức và hành vi tình dục của giới trẻ. Việt Nam đã có nhiều sự quan tâm hơn từ Nhà nước và các tổ chức đoàn thể đến sức khỏe sinh sản (SKSS) tuổi VTN. Trong những năm gần đây Bộ Y tế Vụ sức khỏe Bà mẹ Trẻ em đã chỉ đạo và cấp kinh phí cho hoạt động về Chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung và chăm sóc sức khỏe VTNTN nói riêng. Năm 2012 Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã có Quyết định phê duyệt về Kế hoạch hành động về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của Vị Thành niên và Thanh niên tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Tuy nhiên theo số liệu thống kê, tỉ lệ nạo phá thai ở lứa tuổi VTNTN vẫn còn khá cao (năm 2013 có 505 ca nạo phá thai trong đó VTNTN chiếm 20%, năm 2014 có 446 ca nạo phá thai thì ở lứa tuổi VTNTN là 12% trường hợp). Ninh Bình là một tỉnh đồng bằng bắc bộ với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống nhưng trong số các dân tộc thiểu số thì dân tộc Mường chiếm số lượng chủ yếu. Đã có một số công trình nghiên cứu về SKSS ở địa phương này nhưng với độ tuổi THPT và đặc biệt thuộc đối tượng dân tộc thiểu số thì chưa có nghiên cứu nào cụ thể nói về tình trạng ATTD. Để góp phần xây dựng, thực hiện các chương trình giáo dục, chăm sóc SKSS cho VTN, từng bước nâng cao hiệu quả của chương trình giáo dục CSSKSS cho VTN tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh, chúng tôi nghiên cứu “Kiến thức, thái độ và một số yếu tố liên quan về an toàn tình dục của học sinh Trường trung học phổ thông dân tộc nội trú Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình, năm 2021” .