1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay đề tài khoa học cấp cơ sở

120 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

py Le MA VP

FF og QC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHI MINH 7~ HỢC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

¿772

dof DE TAI KHOA HOC CAP CO SO

TANG CUONG GIAO DUC

Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN HOC VIEN BÁO CHÍ VÀ TUYỂN TRUYÊN

HIỆN NAY

CHỦ NHIEM DE TAI: TS TRAN THANH GIANG

CO QUAN CHU TRI: HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN CAC THANH VIEN THAM GIA DE TAI:

1 PGS,TS Pham Céng Nhat, Dai hoc Quéc gia Ha Nội 2 TS Nguyễn Văn Long, Đại học Sư phạm Hà Nội 3 TS Trịnh Văn Toàn, Trường Đại học Điện lực Hà Nội

4 Th§ Bùi Hồng Tùng, Trung ương Doan TNCS Hồ Chi Minh 5 Thế Nguyễn Thị Tú, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

6 CN Đồng Thị Kim Khuyến, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

MỤC LỤC MO DAU 0® 11, 2 Chương 1 MỘT SỐ VAN DE LY LUAN VE GIAO DUC Y THUC CHINH /01/0:/05.ìn0:01⁄4i0) 01 9 1.1 Quan niệm về giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên -.+-srrseerre 9 1.1.1 Y thức chính trị và giáo dục ý thức chính tTỊ -‹ +-erssrererrtre 9 1.1.2 Sinh viên và giáo dục ý thức chính trị cho sinh viÊn - 20 1.1.3 Mục đích, nội dung, chủ thê và phương thức giáo dục ý thức chính trị

Cho Sink ViSN ee 22

1.2 Những yếu tố cơ bản tác động đến giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên 26

1.2.1 Các chủ trương và đường lỗi của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về giáo dục và dao tạo nói chung, giáo dục ý thức chính trị nói riêng và việc cụ thể hóa tổ chức thực hiện trong nhà trường -‹ - 26“

1.2.2 Việc giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị trong nhà trường29 1.2.3 Hoạt động giáo dục ý thức chính trị đối với đoàn viên-sinh viên của

Đoàn TNCS Hỗ Chí Minh trong nhà trường -x+strtereererree 37

1.2.4 Cơ sở vật chất, các trang thiết bị, kinh phí đầu tư cho các hoạt động giáo

dục ý thức chính trỊ ‹-+-+stscestrtererrhrtrtrrtrtrrrrrtrrrrrrrrrtrrrrrrrdid 38

Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN Ở HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYEN HIEN NAY42

2.1 Khái quát về Học viện Báo chí và Tuyên truyên và đặc điêm sinh viên của s0 011 na nan a.aarnh 42

2.1.1 Vài nét khái quát về Học viện Báo chí và Tuyên truyền 42

2.1.2 Vài nét khái quát về đặc điểm sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền TT ng 00 1 19050 9 E003 1: 3 10 11011194 1 181101 46

2.2 Những thành tựu trong giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên và nguyên In Ầ ộ na 46

2.2.1 Những thành tựu trong giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên 46 2.2.2 Nguyên nhân của những thành tựu giáo dục ý thức chính trị cho sinh

VIÊT 1S TK 1 9 nh nh n1 011 T10 K0 1 1110117111141 64 2.3 Những hạn chế, bất cập trong giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên và

nguyên nhân .- - ¿5 +22 tt nrrrrrrrtrrdrlrtrrrnrtrrrtrird 65

Trang 3

Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIAI PHAP CHU YEU NHAM TANG CƯỜNG GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN Ở HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN HIEN NAY 76

3.1 Quan diém co ban déi voi giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên Học viện

Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - 55c s++errrrrrtritrrirririrrie 76 3.2 Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường giáo dục ý thức chính trị cho sinh

viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay -cccsrve 78 3.2.1 Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo các ban, khoa

phòng, đơn vị trong giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên 78 3.2.2 Đôi mới phương thức giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên 81

3.2.3 Phát huy vai trò va tăng cường sự phối hợp của Đoàn TNCS Hồ Chí

Minh với phòng công tác chính trị, các khoa, ban, phòng, đơn vị trong

giáo dục ý thức chính trị cho sinh VIÊn -: ++c+erereerettertrer 93 3.2.4 Chăm lo đời sống vật chất, tỉnh thần và tăng cường cơ sở vật chất, các

trang thiết bị phục vụ học tập của sinh vIiÊn .cceeereerrrre 97

3.2.5 Xây dựng môi trường giáo dục và nâng cao ý thức tự giáo dục, rèn luyện ý thức chính trị trong sinh VIÊN .-. -+ sec cs‡tseterrereteitrrrerrrrrre 99

KET LUAN 0775 104

I/08009080:7 0.6.4.7 018 107

Trang 4

BANG QUY UOC CHU VIET TAT CMVS: CNXH: CNXHKH: CNH, HDH: GDDH: GDDT: LLCT: TBCN: YTCT: Cách mạng vô sản Chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Giáo dục đại học Giáo dục và đào tạo | Ly luan chinh tri

Trang 5

PHAN MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài:

Thanh niên nói chung và thanh niên sinh viên Việt Nam nói riêng là lực lượng hùng hậu, có tiềm năng to lớn, có đóng góp quan trong trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn

đánh giá cao vai trò của thế hệ trẻ; quan tâm giáo dục, động viên, phát huy mọi khả

năng của thế hệ trẻ phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc Trong Di

chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn đặn về trách nhiệm của Đảng với thanh niên là: "Đăng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ

nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên;" "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau

là một việc rất quan trọng và rât cân thiết."

Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn tỉn tưởng và kỳ vọng lớn lao

vào lực lượng thanh niên nói chung và thanh niên sinh viên nói riêng, xác định

thanh niên là “rường cột? của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước Trong

công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 tới nay, Đảng ta đã đưa nhiều chủ trương, đường lối về công tác thanh niên, sinh viên Nhà nước đã cụ thể hóa thành chính sách, pháp luật về thanh niên, sinh viên và công tác thanh niên, qua đó đã tạo được

những điều kiện tốt nhất để thế hệ tương lai của đất nước phấn đâu vươn lên Trong nghị quyết Trung ương 7, Khoá X của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò to lớn đó: “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết

định tương lai, vận mệnh dân tộc ” [4, tr.35, 36] Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục YTCT cho sinh viên, thanh niên nhằm giáo dục lý tưởng cách mạng,

nâng cao bản lĩnh chính trị, xây dựng những lớp người kế tục trung thành với lý tưởng

của Đảng và của cách mạng Việt Nam “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH”

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, việc tăng cường giáo dục YTCT cho

Trang 6

mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy - học và quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên và thông qua các hoạt động, phong trào, đợt sinh hoạt chính trị do nhà trường, Đoàn Thanh niên tổ chức Điều đó đã góp phần nâng cao nhận thức chính trị cho sinh viên

Học viện Bảo chí và Tuyên truyền, là một cơ sở đào tạo có bề dày truyền thống, vừa là trường đảng vừa là trường đại học Nhiều sinh viên, học viên các thế

hệ được đào tạo tại Học viện đã trưởng thành và đang năm giữ các vị trí quan trọng

trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương

và các cơ quan báo chí - truyền thông trên cả nước Trong suốt quá trình đào tạo trong những năm qua, giáo dục YTCT cho sinh viên luôn là một yêu cầu quan trọng, được Học viện Báo chí và Tuyên truyền quan tâm, chú trọng thực hiện thông qua việc.tích cực đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, nhất là các môn lý luận chính trị; tăng cường các hoạt động rèn luyện, sinh hoạt chính trị tư tưởng trong

sinh viên; đổi mới hoạt động, nhiệm vụ công tác của Phòng Công tác chính trị,

đồng thời phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên nhằm đây mạnh hoạt động giáo dục chính trị trong sinh viên, đoàn viên Điều đó đã nâng cao chất lượng giáo dục YTCT cho sinh viên của Nhà trường

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong công tác giáo dục YVTCT cho sinh viên Học viện vẫn còn có những mặt hạn chế nhất định Trước những yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, đòi hỏi công

tác giáo dục YTCT cho sinh viên phải có những bước đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả Từ những lý do trên cho thấy việc nghiên cứu đề tài “7ðng

cường giáo dục YTCT cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay” là

một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu

Trang 7

khoa học, cán bộ giảng viên quan tâm nghiên cứu ở những mức độ khác nhau Trong đó, có thê thấy các công trình sau:

Thứ nhất, các sách chuyên khảo:

- Cuốn sách “Những vấn đề giáo dục hiện nay quan điểm và giải pháp” do

nhiều tác giả viết, Nxb Tri Thức, Hà Nội, 2008 Nội dung cuốn sách gồm các bai quan trọng về các vấn đề mấu chốt và cắp bách của giáo dục do các tác giả trong

và ngoài nước viết Các tác giả đưa ra những phương hướng và giải pháp đối với

giáo dục Việt Nam

- Năm 2011, tác giả Phạm Hồng Tung trong để tài “Thực trạng và xu thế

biển đổi lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” đã làm sáng tỏ các vấn dé lý luận và cách tiếp cận khi nghiên cứu về

thanh niên và lối sống của thanh niên; khảo sát và phân tích tình hình thanh niên,

lối sống của thanh niên trong hơn hai thập kỷ đổi mới đất nước thông qua đỏ chỉ ra những đặc trưng cơ bản của thanh niên và đặc trưng lối sống của thanh niên trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, chỉ ra những yếu tố tác động cơ bản, có tính chất định hướng trong quá trình biến đổi lối sống của thanh niên Trên cơ sở những nghiên cứu, với những luận chứng có tính thuyết phục cao, tác giả đã đưa ra những khuyến nghị khoa học và để xuất các giải pháp nhằm xây dựng lối

sống của thanh niên Việt Nam phù hợp với tiên trình đôi mới đât nước hiện

- PGS TS Trần Thị Anh Đào tác giả cuốn sách: “Công tác giáo đục lý luận

chỉnh trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm

2013 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn cần tìm ra những giải pháp khả thi để góp phần hữu hiệu vào việc nâng cao chất lượng giáo lý luận chính trị cho sinh viên, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 8

- Đề tài “Giải pháp của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về giáo dục lí tưởng cách

mạng cho thanh niên thời kì đây manh CNH, HDH đất nước”, năm 2012, tác giả

Để Ngọc Hà trong đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác

giáo dục lí tưởng cách mạng của Đoàn cho thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước và hội nhập quôc tê

- Luận án tiễn sĩ của Trần Hùng (2000) về “Hiệu quả giáo dục lý luận chính

trị cho sinh viên các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp” Luận án đã xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả giáo dục lý

luận chính trị cho sinh viên Đây là một đóng góp của luận án Việc nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên ly luận chính trị luôn phải gắn với yêu cầu nâng cao hiệu

quả giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Thứ ba, các bài báo khoa học, tạp chí:

Bài viết trên Tạp chí LUCT và Truyền thông số 11 của TS Trần Thị Anh

Đào (2006) về “Thực trạng về nhận thức chính trị - tư tưởng của sinh viên Học

viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”; bài viết trênTạp chí Triết học số 2 của tác giả Dương Phú Hiệp (2007), “7: yếp tục đổi mới nghiên cứu và giảng dạy triết học ở nước ta”; bài viết trên Tạp chí Tuyên giáo số 11 của tác giảTrần Khải Định (2008), “Công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lỗi sống cho sinh viên ở trường đại học Táy Nguyên ”;bài viết trên tạp chí Giáo dục (số 339) của tác giả Th§ Phan Xuân Dũng — ThS Nguyễn Đắc Tuyền (8/2014), “Quán triệt quan điểm “Huấn luyện

phải chú trọng cải tạo tw tưởng” của chủ tịch Hỗ Chí Minh rong đổi mới nội dung dạy học các môn khoa học xã hôi và nhân văn ở các cơ sở giáo đục nghề nghiệp và

giáo dục đại học hiện nay”; bài viết trên tạp chí Giáo dục (số 339) của tác giả Thể

Hoàng Trung Thắng (08/2014) “Giáo đục đạo đức cho sinh viên sự phạm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”; bài viết trên tạp chí Giáo dục (số 331) của tác giả

Trang 9

tao”; bài viết trên tạp chí Giáo dục (số 33) của tác giả Thế Đầu Thị Thu (01/2014) “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên - biện pháp quan trọng góp phần đổi

mới căn bản và toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay”

Tóm lại, qua xem xét các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề giáo

dục ý thức chính trị cho sinh viên, thanh niên trong thời gian gần đây cho thấy, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh về nội dung giáo dục ý thức

chính trị, tư tưởng và đạo đức lối sống cho sinh viên, thanh niên và nhắn mạnh đến các giải pháp phát huy vai trò của ngành giáo dục trong công tác đổi mới giáo dục

ý thức chính trị cho sinh viên gắn với nhiệm vụ chính trị trong mỗi giai đoạn phát triển lịch sử của đất nước Tuy nhiên, chưa có dé tai nao đi sâu nghiên cứu một

cách hệ thống về vấn đề giáo dục YTCT cho sinh viên, nhất là trong phạm vi của một Nhà trường - Học viện Báo chí và Tuyên truyền Những dé tai trên sẽ là những

tài liệu tham khảo hữu ích, cung cấp cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn quan trọng

để chủ nhiệm đề tài đi sâu nghiên cứu những nội dung đề tài đặt ra

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

a/ Mục tiêu:

Trên cơ sở làm rõ thực trạng giáo dục YTCT cho sinh viên Học viện Báo chí

và Tuyên truyền, tác giả đề tài đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường giáo dục YTCT cho sinh viên nhà trường trong giai đoạn hiện

nay

b⁄/ Nhiệm vụ:

Đề thực hiện mục tiêu trên, đề tài giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau: - Phân tích làm rỡ một số vấn dé lý luận cơ bản về giáo dục YTCT cho sinh

viên: Quan niệm về giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên và những nhân tÔ cơ

Trang 10

- Phân tích thực trạng giáo dục YTCT cho sinh viên Học viện Báo chí và

Tuyên truyền Trong đó làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của

những thành tựu, hạn chế trong giáo dục Y TCT cho sinh viên Học viện hiện nay

- Đề xuất những quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường giáo dục YTCT cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a/ Déi tượng:

Đề tài nghiên cứu về vấn đề giáo dục YTCT cho sinh viên ở Học viện Báo

chí và Tuyên truyền hiện nay b/ Phạm vì nghiên cứu:

Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu từ nắm 2010 đến nay; đồng thời chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng sinh viên hệ chính quy tập trung, chủ yếu khảo sát trong sinh viên khối lý luận

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận là CNDVBC va CNDVLS, đề tài sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu cụ thê

như: phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp kết hợp giữa lịch sử và lôgic, phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp so sánh, phương pháp

điều tra xã hội học và một số phương pháp khác 6 Đóng góp về mặt khoa học của đề tài

Đề tài góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về YTCT và công tác

giáo dục YTCT cho sinh viên nước ta nói chung và ở Học viện Báo chí và Tuyên

tuyển nói riêng

Trang 11

nhằm tăng cường giáo dục YTCT cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

trong giai đoạn hiện nay

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý

luận và thực tiễn giáo dục YTCT cho sinh viên nói chung, ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng

- Ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo việc giảng dạy, nghiên cứu về những vấn đề liên quan; đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo, phục vụ công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

YTCT cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

8 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, để tài gồm 3

Trang 12

Chương 1:

MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VE GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN 1.1 Quan niệm về giáo dục YTCT cho sinh viên

1.1.1 Ý thúc chính trị và giáo dục YTCT - Ý thức chính trị

Trước khi bàn về ý £ức chính trị thì vấn đề đặt ra là phải tìm hiểu rõ các

khái niệm ý ức và chính trị Ý thức là một “phạm trù kinh điển”, là lĩnh vực phức tạp, cho đến nay những vẫn đề liên quan đến ý thức chủ yếu được nghiên cứu

nhiều trong triết học và tâm lý học Theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, ý thức là sự phản ánh thế giới xung quanh vào bộ não của con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Sự phản ánh ý thức là hình ảnh chủ quan vì nó không có tính vật chất, nó là hình ảnh của tỉnh thần nhưng không phải là sự phản

ánh thụ động giản đơn, mà là phản ánh sáng tạo hiện thực khách quan

Trong lịch sử tư tưởng tâm lý học, thái độ đối với vấn đề ý thức luôn biến

đổi, gắn liền với các quan niệm về bản chất của tâm lý, ý thức của các trường phái tâm lý học Các đại diện của tâm lý học duy tâm, nội quan, phân tâm, hành vi, hiện sinh (V Vunt, W Giémx, Phrớt, Tônman, Rôgiơ ) cho rằng ý thức là cái gì đó ở bên ngồi, khơng có phẩm chất và cấu trúc, hoặc một cái gì đó trừu tượng - trải nghiệm, thể nghiệm, máy móc và thụ động; tách rời khỏi thế giới đối tượng xung quanh, các quan hệ xã hội và các hoạt động của con người cùng với xã hội tạo ra

thế giới và các quan hệ ấy Trái ngược với các quan điểm duy tâm và duy vật siêu

hình, tâm lý học mác - xít mà đại diện là trường phái tâm lý học Liên Xô đã vận

dụng sáng tạo các nguyên lý của triết học mác - xít, xây dựng nên một phương pháp luận riêng cho tâm lý học với các nguyên tắc cơ bản: coi tâm lý là hoạt động;

tính lịch sử - xã hội và sự phát triển của tâm lý v.v Trên cơ SỞ đó, thay đổi tận

Trang 13

Các quan điểm khoa học hiện tại nhìn chung thống nhất cách tiếp cận chủ

yếu để nghiên cứu các quy luật phát triển ý thức, nhân cách con người, coi ý thức

là một chất lượng mới của toàn bộ tâm lý người có vai trò rất lớn đối với hoạt động phản ánh, hoạt động định hướng và hoạt động thực tiễn của con người, là sự thống nhất của phản ánh thực tại và thái độ tích cực, có mục đích của con người đối với hiện thực xung quanh Ý thức được đặc trưng bởi thái độ tích cực của con người đối với thực tại, với bản thân, với cử chỉ và hành vi, hoạt động của mình - hướng vào đạt mục đích đặt ra Ý thức là năng lực (khả năng của con người) hiểu thế giới xung quanh, các quá trình diễn ra trong đó, các tư tưởng, hành động và thái độ của

mình đối với thế giới cũng như với chính bản thân mình Ý thức là sự thống nhất

của mọi hình thức nhận thức, trải nghiệm của con người và thái độ của họ đối với

cái mà họ phản ánh - là sự thống nhất của tất cả các quá trình, trạng thái, thuộc tính

tâm lý của con người như là một nhân cách Ý thức không chỉ là sự phản ánh, mà còn là thái độ của con người đối với xung quanh, là sự thống nhất giữa tri thức và

trải nghiệm

Theo Phạm Minh Hạc thì ở một con người, ý thức là nang lực hiểu biết được các tri thức về thực tại khách quan nói riêng mà người đó tiếp thu được và năng lực hiểu được thế giới chủ quan trong chính bản thân người đó

Như vậy, các đặc trưng tâm lý thể hiện cấu trúc và chức năng của ý thức

được các nhà khoa học chỉ ra gôm:

- Ý thức của con người bao gồm tập hợp các tri thức về thể giới xung

quanh chúng ta, thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới - năng lực nhận thức cái bản chất, khái quát; sự chiếm lĩnh tri thức có tính tích cực, có tính chủ định ở mỗi cá nhân Ý thức và tư duy (giai đoạn phát triển cao của quá

trình nhận thức) có quan hệ mật thiết với nhau Muốn ý thức đầy đủ, sâu sắc cần phải có tư duy khái quát, phải nắm được bản chất về thế giới và ngược lại, ý thức

Trang 14

- Ý thức thể hiện ở xác định thái độ đối với hiện thực khách quan Ở đây,

có sự tham gia của xúc cảm - phản ánh các quan hệ khách quan phức tạp, mà trước hết là các quan hệ xã hội Như Mác và Ănghen đã viết: “Ý thức tồn tại đối với tôi

là tồn tại ở một thái độ nào đó đối với sự vật này hay sự vật khác”

- Ý thức đảm bảo hoạt động có mục đích, thể hiện ở năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người nhằm đạt mục đích đề ra, nghĩa là ý thức có khả năng sáng tạo, thể hiện tính ý chí của con người Con người luôn ln cải tạo hồn cảnh một cách có ý thức Ý chí là mặt năng động của ý thức, mặt thể hiện cụ thể

của ý thức trong thực tiễn, được biểu hiện qua các phẩm chất: tính mục đích, tính độc lập, tính quyết đoán, kiên cường, kiểm chế, tự chủ

- Ý thức thể hiện ở sự tách bạch rõ ràng và củng cố về cái chủ thể và khách

thể - cái thuộc về “cái tôi” với cái “không phải cái tôi” - khả năng nhận thức về

mình, xác định thái độ đối với bản thân mình - tự ý thức - mức độ ý thức cao hơn

Khác biệt cơ bản của con người với động vật là khả năng tự nhận thức về mình,

xác định thái độ đối với bản thân, khả năng tự điều chỉnh và tự hoàn thiện

Các thuộc tính cơ bản trên của ý thức được các nhà khoa học khái quát lại trong 3 chức năng cơ bản như sau:

- Chức năng nhận thức - sự chiếm lĩnh tri thức có tính tích cực và có tính chủ định, được thực hiện trong các quá trình hoạt động nhận thức

- Chức năng điều chỉnh trên cơ sở cá nhân gia nhập vào các quan hệ xã hội - Chức năng thông tin - được thực hiện hoá trong quá trình giao tiếp, trao đổi tri thức và điều hoà lẫn nhau bởi hành vi con người

Như vậy, có thé hiểu một cách khái quát ý thức là: năng lực hiểu được các

tri thức về thế giới khách quan và năng lực hiểu được thế giới chủ quan trong chính

Trang 15

hình thức nhận thức và trải nghiệm của con người cùng thái độ của người đó đôi với cái được phản ánh; là sự tích luỹ và sử dụng thông tin về xung quanh và vê chính bản thân mình để giải quyết các vân đề của cuộc sông

Thực tế là hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về chính trị Theo C Mác, chính trị liên quan đến quyền lực và vấn đề là ở chỗ quyền lực không được

phân phối đồng đều giữa các tầng lớp xã hội khác nhau Chính sự không đồng đều ay vé phan phối quyền lực đã dẫn đến xung đột và đấu tranh giai cấp, do đó chính trị là một quá trình mà qua đó các giai cấp có xung đột về mặt quyền lợi đầu tranh để giành lấy, nắm giữ lẫy hoặc ảnh hưởng quyền lực nhà nước; đồng thời C Mác

dự báo xã hội “tiến tới thủ tiêu tất cả mọi giai cap va tiến tới một xã hội không giai

cấp”, có nghĩa là chính trị sẽ bị loại bỏ khỏi đời sống xã hội Vì chính trị là biểu hiện của xung đột giai cấp, nên nếu không còn giai cấp nữa thì cũng sẽ không còn

nhà nước và chính trị cũng sẽ không còn tôn tại trong đời sông xã hội

VI Lênin cho rằng, “chính trị là sự tham gia vào công việc nhà nước, là việc vạch hướng đi cho nhà nước, là việc xác định hình thức, nhiệm vụ, nội dung

hoạt động của nhà nước” [27, tr.404] Trong chính trị, yếu tố quan trọng nhất là “tô chức chính quyền nhà nước” Do vậy, “Chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, các

quốc gia, các dân tộc, các lực lượng xã hội trong việc giành, giữ và thực thi quyền

lực nhà nước” [28, tr.403] Chính trị là tổng hợp những phương hướng, những mục

tiêu quy định bởi giai cấp, dân tộc, là hoạt động thực tiễn của các giai cấp, các đảng phái, nhà nước để thực hiện con đường phát triển đã chọn nhằm đạt mục tiêu

đã đề ra

Trang 16

lực nhà nước là công cụ cơ bản đề thực hiện quan hệ với các giai cập, các nhóm xã

hội nhằm đạt mục tiêu, lợi ích cho chủ thể mà nó đại điện và do đó tạo nên một

bức tranh đời sống chính trị đa dạng, phong phú và phức tạp

Quan hệ giai cấp và quyền lực nhà nước là hai vấn đề cơ bản nhất của chính

trị, song không chỉ có giai cấp và nhà nước mà chính trị còn liên quan đến nhiều vấn đề khác ở những cấp độ quan trọng khác nhau Do đó, khi bàn về chính trị mà

chỉ xem xét ở vấn đề quan hệ giai cấp và quyền lực nhà nước là chưa đầy đủ, đặc

biệt trong bối cảnh đời sống nhân loại đang đều hướng đến những giá trị chung,

phố quát đó là: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tự do, bình đăng

Chính trị có lôgic vận động nội tại của nó và chịu sự quy định nội tại của kinh tế, đồng thời nó có tác động to lớn đối với kinh tế và các lĩnh vực khác của

đời sống xã hội Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như các quan điểm, tư duy khoa học khách quan về chính trị đều khẳng định, chính trị thực chất bắt nguồn từ mối quan

hệ về lợi ích giữa các giai cấp, các nhóm xã hội, các quốc gia dân tộc mà trước hết

và cơ bản nhất là lợi ích kinh tế

Trong điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm về chính trị như sau: “Mục tiêu của chính trị là hành động vì nước, vì dân, vì nhân loại tiến bộ Nội dung cơ bản trong quan niệm về chính trị là đoàn kết và đạo đức Chính trị là đoàn kết Chính trị - sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh giành

độc lập, thống nhất và phát triển đất nước là sự đoàn kết Đoàn kết là hành động

chính trị đặc trưng nhất lôi cuốn hàng triệu người vào cuộc đấu tranh xây dựng một xã hội mới tiễn bộ, văn minh không còn người áp bức, bóc lột người Chính trị là đạo đức, là thanh khiết từ to đến nhỏ Đạo đức mới là một nội dung trong quan niệm về chính trị Để thực hiện được mục tiêu chính trị, các chủ thể các phong trào

chính trị đều phải có đạo đức” [30, tr.263]

Trang 17

yếu nhất là vấn đề giành, giữ chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực của nhà

nước

Ý thúc chính trị là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện khi xã hội có giai

cấp và nhà nước, nó phản ánh đời sống chính trị của xã hội, trong đó cốt lõi là mỗi quan hệ giữa các giai cấp Cụ thể hơn, ý thức chính trị là sự phản ánh các quan hệ

chính trị, kinh tế, xã hội giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia, cũng như thái

độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước Ý thức chính trị là một lĩnh vực rộng lớn, phức tạp, nhạy cảm và có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội có giai cấp V.I.Lê nin cho rằng: ý thức chính trị bao gồm những mối quan hệ giữa tất cả

các giai cấp, tầng lớp với Nhà nước và Chính phủ

Ý thức chính trị biểu hiện ở những cấp độ khác nhau Ở cấp độ phản ánh

trực tiếp từ thực tiễn môi trường hoạt động chính trị của xã hội Trường hợp này ý thức chính trị biểu hiện là tâm lý, mong ước, cảm xúc, nguyện vọng của quần chúng về những vấn đề chính trị trong thực tiễn đời sống Ở cấp độ này, ý thức chính trị biểu hiện một cách trực quan, chưa có tính khái quát, tính hệ thống và tính

lý luận chưa cao và không ổn định, do đó nó phản ánh còn thiếu đầy đủ, thiếu toàn

diện về bản chất các vấn đề chính trị Tuy vậy, ý thức chính trị ở cấp độ này có nội

dung rất phong phú, là cơ sở dỡ liệu để ý thức chính trị ở cấp độ lý luận (tư tưởng) khai thác, đúc kết, khái quát hóa, phản ánh nội dung bản chất các vấn đề chính trị

Ý thức chính trị ở cấp độ lý luận, nó biểu hiện là những quan điểm chính trị

đã được khái quát, hệ thông hóa thành một chỉnh thể mang tính hợp lý, tính khoa học, phản ánh được mối quan hệ bản chất, tất yếu, phổ biến của các hiện tượng trong đời sống chính trị Ý thức chính trị ở cấp độ này được diễn tả dưới dạng các phạm trù, khái niệm, luận điểm khoa học và thể hiện ở trình độ cao nhất đó là các

Trang 18

hội mà nó làm đại diện Hệ tư tưởng chính trị của giai cấp phản ánh trực tiếp và tập trung nhất lợi ích của giai cấp đó, nó được hình thành một cách tự giác, được các nhà tư tưởng của giai cấp xây dựng và truyền bá

Ý thức chính trị rất phong phú, song cốt lõi của ý thức chính trị là sự hiểu

biết, nhận thức của cá nhân, giai cấp, tầng lớp xã hội về lợi ích, vị trí, vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình trong sự phát triển của lịch sử Như vậy, ý thức chính trị nói

chung, hệ tư tưởng nói riêng đều có những tác động tích cực hoặc tiêu cực tới đời

sống xã hội và điều đó phụ thuộc vào tính chất tiến bộ hay lạc hậu, cách mạng hay

phản cách mạng của chủ thể xã hội mang hệ tư tưởng đó quyết định Trong xã hội khi một giai cấp tiến bộ, cách mạng, tiêu biểu cho tiến trình phát triển của lịch sử

nổi lên thì hệ tư tưởng chính trị của nó là tiến bộ, phản ánh đúng hiện thực của đời

sống chính trị và nó là nhân tố tác động tích cực đến tiến trình phát triển của lịch sử Trái lại khi giai cấp đó không còn là giai cấp tiến bộ, trở thành lạc hậu, không còn giữ vai trò lịch sử thì hệ tư tưởng của nó là phản khoa học, phản ánh xuyên tạc,

sai lầm các hiện thực trong đời sống chính trị và vì thế nó làm kìm hãm sự phát triên của lịch sử

Từ những phân tích trên cho thấy, ý thức chính trị là một lĩnh vực rộng lớn, phức tạp, nhạy cảm và đóng vai tro quan trong trong đời sống của xã hội có giai

cấp Ý thức chính trị được biểu hiện qua hai cấp độ là tâm lý chính trị và hệ tư tưởng chính trị Trên thực tế ý thức chính trị bao giờ cũng săn với một chủ thể nào đó, sẽ không có ý thức chính trị chung chung cho mọi thời đại, vì đời sống tỉnh

Trang 19

Việt Nam hiện nay đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trong

xã hội tuy không có đối kháng giai cấp, song vẫn còn tồn tại nhiều hệ tư tưởng chính trị Sự cùng tồn tại một cách phong phú, đa dạng về ý thức chính trị nói chung, hệ tư tưởng chính trị nói riêng đang tạo ra những tác động khác nhau đến

đời sống xã hội Tuy nhiên, ở xã hội ta hiện nay hệ tư tưởng chính trị giữ vai trò

chủ đạo, thống trị đời sống tỉnh thần xã hội là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân - chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Đây là hệ tư tưởng tiên tiến, cách

mạng, khoa học, phản ánh nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Hệ tư tưởng đó đối lập với hệ tư tưởng của những giai cấp bóc lột, tư hữu trong xã hội, định hướng đúng đắn cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động tiến hành cuộc đấu tranh một cách tự giác để xóa bỏ chế độ người áp bức bóc lột người, xây dựng một xã hội mới tốt đẹp, công bằng, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử

- Giáo đục YTCT

Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, xuất phát từ cách tiếp cận khác nhau nên đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về vẫn đề này Theo nghĩa chung nhất, giáo dục là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của con người, là quá trình dẫn dắt con người vượt ra khỏi hiện tại dé vươn tới sự hoàn thiện, tốt đẹp hơn; là hình thức học tập mà theo đó kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu; là sự tác động có hệ thống, có chủ đích của chủ thể giáo dục và được sap xép, tô

chức một cách khoa học nhằm chuyển biến đối tượng giáo dục theo những mục

tiêu xác định

Giáo dục là quá trình gắn với sự hình thành và phát triển hệ thống nhà

trường (giáo dục nhà trường), đó là các hoạt động giáo dục được tổ chức một cách khoa học, quy củ, bài bản, có chủ đích dựa trên nội dung, chương trình, phương

Trang 20

thống giáo dục quốc dân Giáo dục cũng được hiểu là hoạt động có mục dich cua xã hội với nhiều lực lượng tham gia, tác động để hình thành nên những giá trị nhân

cách, những năng lực pham chất cần thiết nào đó (giáo dục xã hội) Ngoài giáo dục

nhà trường và xã hội thì mỗi gia đình cũng có những ảnh hưởng, tác động quan trọng đến việc hình thành, phát triển nhân cách của con em minh (giáo dục gia đình) Đồng thời, giáo dục cũng bao hàm cả những hoạt động tự thân của mỗi cá

nhân trong việc tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức (tự giáo dục)

Giáo dục có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi

quốc gia, dân tộc Trên thế giới, nhiều quốc gia có sự phát triển đột phá nhờ sớm

coi trọng vai trò của giáo dục, như: Mỹ luôn chú trọng “Tập trung cho đầu tư giáo

dục và thu hút nhân tài”; Nhật Bản với quan điểm coi “Giáo đục là quốc sách hàng đầu, cần kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với những tri

thức Phương Tây hiện đại”; Singapore với phương châm “Thắng trong cuộc đua về

giáo dục sẽ thăng trong cuộc đua về phát triển kinh tế”,

Trong xã hội có giai cấp, giáo dục mang tính giai cấp Tính giai cấp của giáo

dục thể hiện rõ trong mục tiêu, nội dung, chương trình nhằm tạo ra lớp người có những phẩm chất, năng lực cần thiết, phục vụ và bảo vệ lợi ích của giai cấp lãnh

đạo xã hội Tính giai cấp được bộc lộ rất đa dạng trong nền giáo dục của mỗi quốc

gia, dân tộc, mỗi chế độ chính trị khác nhau Đối với Việt Nam, để chúng ta không

bị tụt hậu, để xây dựng và phát triển thành công một đất nước độc lập tự do theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì rất cần phải nhận thức rõ và day đủ hơn nữa về vị

trí và vai trò của giáo dục-đào tạo

Sinh thời, chủ tịch Hè Chí Minh đã từng căn dặn thế hệ trẻ “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang

sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội

Trang 21

nước lúc bấy giờ, trong đó có nhiệm vụ về giáo dục Đảng và Nhà nước ta trong

suốt tiến trình cách mạng đã luôn coi trọng giáo dục, xem đó là quốc sách hàng đầu, được ưu tiên trước nhất, thậm chí đi trước một bước so với các chính sách

phát triển kinh tế - xã hội khác Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã có nhiều

quan điểm chỉ đạo về phát triển giáo dục — đào tạo Nghị Quyết TW 3, khoá 7 năm

1993 khẳng định: “Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” Nghị quyết TW 2, khoá VHI: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” Nghị quyết TW 8, khoá XI:

“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và

của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”

Giáo dục có nội dung rất phong phú, bao trùm các lĩnh vực của đời sống xã

hội; nó tác động, làm khơi dậy và thúc phát sự triển toàn điện con người Nói đến

giáo dục, ngoài những nội dung cơ bản như giáo dục văn hóa, chuyên môn, nghề

nghiệp thì còn phải kể đến những nội dung như: giáo dục truyền thống, pháp luật, quốc phòng, an ninh, đạo đức, lối sống, chính trị - tư tưởng Trong đó, giáo dục

chính trị - tư tưởng luôn là một nội dung quan trọng, đóng vai trò quyết định trong

việc nâng cao nhận thức chính tri, bồi dưỡng niềm tin và bản lĩnh chính trị cho đối

tượng giáo dục

Giáo dục YTCT là nền tảng để hình thành tri thức chính trị, văn hóa chính trị của cá nhân, nâng cao nhận thức chính trị và thúc đây, cổ vũ họ hành động có mục

đích, tích cực và phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội Giáo dục YTCT

là hoạt động giáo dục trên lĩnh vực tư tưởng “Bản chất của công tác giáo dục chính trị-tư tưởng là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống của một Đảng,

một giai cấp, một tổ chức vào quần chúng nhằm giác ngộ, nâng cao nhận thức tư tưởng của họ về quan điểm, đường lối chính trị để quy tụ, tập hợp quần chúng

Trang 22

vệ lợi ích của giai cấp” [23, tr.18] Giữ vị trí là một bộ phận của công tác tư tưởng, giáo dục YTCT là hoạt động có mục đích của Đảng Cộng sản, Nhà nước và các

đoàn thể chính trị - xã hội nhằm hình thành ở cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân

dân về thế giới quan khoa học, rèn luyện bản lĩnh chính trị vừng vàng, niềm tin vào sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo, khắc phục thói thụ động và thờ ơ chính trị,

hình thành thái độ đấu tranh không khoan nhượng đối với các tư tưởng phản tiến

bộ, thúc đây tính tích tự giác, tích cực, sáng tao tham gia vào các phong trào cách

mạng

Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ Đổi mới, đây mạnh quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [25, tr.83] Giáo dục YTCT là một bộ phận trong công tác tư tưởng của Đảng Nội dung trọng tâm của giáo dục YTCT là tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mac-Lénin, tu tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm

đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cùng với những nội dung trọng tâm đó, giáo dục YTCT còn bao gồm: giáo dục lý tưởng cách mạng —

xã hội chủ nghĩa, giáo dục niềm tin vào sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo,

tính tích cực chính trị-xã hội, đấu tranh khắc phục sự mơ hồ về chính trị, phai nhạt

lý tưởng; cung cấp kịp thời những thông tin cập nhật về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong nước và thế giới cho quần chúng nhân dân, xây dựng con

người Việt Nam mới có nhân cách cao đẹp, sống nhân văn, nhân ái, có ý thức xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ chính trị, đấu tranh cho lợi ích của giai

cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc

Trang 23

định hướng giá trị, lý tưởng cách mạng, cung cấp thong tin về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong quần chúng nhằm nâng cao nhận thức chính trị, hình thành tri

thức và văn hóa chính trị, củng cố niềm tin va bản lĩnh chính trị, thúc đây tính tích

cực tự giác, sáng tạo của quần chúng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Đảng và dân tộc lrong đề tài nghiên cứu này,

chúng tôi thống nhất với quan niệm trên của các tác giả về giáo duc YTCT 1.1.2 Sinh viên và giáo dục YTCT cho sinh viên

- Vài nét về sinh viên

Sinh viên hầu hết trong độ tuổi từ 18 đến 23, đây là giai đoạn phát triển thứ hai của lứa tuổi thanh niên, thời kỳ sung sức nhất của con người về thê chất, có sự

phát triển mạnh về trí tuệ, nhạy bén, năng động, sáng tạo, có nhiều ước mơ, hoài

bão Đây cũng là giai đoạn định hình nhân cách, lý tưởng chính trị của mỗi sinh viên Sự hình thành lý tưởng bên cạnh yếu tô cá nhân còn có yếu tố quan trọng, đó

là tác động và định hướng giáo dục của nhà trường và xã hội

Là lớp người trẻ tuổi, sinh viên được coi là đối tượng nhạy cảm với cái mới,

ham thích cái mới và dễ tiếp thu cái mới Ở độ tuổi này, hầu hết họ đều năng động, sáng tạo, thích tìm kiếm những sự thay đổi và không ngừng vươn lên để tự khẳng định mình trên mọi lĩnh vực Một trong những đặc điểm nổi bật của thanh niên,

sinh viên là họ luôn hướng đến những chân trời mới, háo hức với những thay đỗi của đời sống xã hội Trong quá trình đó sinh viên, một mặt, tiếp thu những cái mới

thật sự và tốt đẹp, nhưng mặt khác, họ cũng có thể tiếp nhận cả những yếu tố lỗi

thời, không phù hợp, thậm chí là phản giá tri, phan van hoa

Sinh viên cũng là đối tượng hết sức nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xã hội, họ luôn tích cực gia nhập vào các hoạt động mang tính cộng đồng, và trên thực

tế đây luôn là lực lượng đi đầu trong các hoạt động chính trị - xã hội của đất nước

Mỗi một thay đổi trong đời sống hàng ngày đều có tác động rất nhanh và mạnh mẽ

Trang 24

được định hướng đúng, thì rất dễ bị kích động, lôi kéo, dẫn đến những hành động

nông nỗi nhất thời tạo ra những hậu quả khôn lường

Đất nước ta từ khi bước vào sự nghiệp Đổi mới, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sinh viên nước nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, phấn đâu học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng

nghiệp vụ, đồng thời tích cực rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống, nâng cao nhận thức chính trị

Ngày nay, cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ cùng với xu thế toàn cầu hoá đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội Những tác động đó đang làm cho mỗi cá nhân trở nên nhạy bén, năng động và thích ứng nhanh chóng với những biến động phức tạp của xã hội hiện đại Tuy nhiên, những chuyên biến mau lẹ của đời sống xã hội đã và đang có những ảnh hưởng

không nhỏ đến việc định hướng giá trị tinh thần, đến tâm lý, niềm tin, lý tưởng chính trị của một bộ phận không nhỏ tầng lớp thanh niên, sinh viên Để ý thức chính trị trở thành niềm tin và lý tưởng sống trong đời sống chính trị cần phải đây

mạnh việc giáo dục YTCT đối với các tầng lớp thanh niên, sinh viên - Giáo dục YTCT cho sinh viên

Giáo dục YTCT cho sinh viên là một bộ phận quan trọng của giáo dục và đào tạo ở bậc đại học, là yêu cầu khách quan nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên Nó tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm, niềm tin và thái độ chính trị, đạo đức, lối sống và khả năng thực hành nghề nghiệp trong thực tiễn

cuộc sống của sinh viên sau khi ra trường Đặc biệt, trong điều kiện tình hình trong

nước và thế giới có những diễn biến phức tạp, nhiều vấn đề lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vẫn đang phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ Do đó, tăng cường giáo dục YTCT cho sinh viên trong trường

Trang 25

Từ quan niệm về giáo dục YTCT được xác định như trên, đồng thời hệ

thống hóa các quan điểm của các tác giả nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi khái quát giáo dục YTCT cho sinh viên hiện nay là quá trình truyền đạt, lĩnh hội và vận dụng sáng tạo lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương và đường lối

của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các giá trị truyền thống của dân tộc và tính hoa văn hóa thời đại nhằm hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, phương pháp tư duy biện chứng và

phương pháp hành động khoa học, góp phần phát huy tính tích cực chủ động sáng

tạo cho sinh viên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

1.1.3 Mục đích, nội dung, chủ thé và phương thức giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên

- Mục đích giáo dục YTCT cho sinh viên

Giáo dục YTCT cho sinh viên là một bộ phận quan trọng của giáo dục và

đào tạo ở bậc đại học, là yêu cầu khách quan nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên Thông qua quá trình truyền đạt, cung cấp tri thức khoa học, tư tưởng trong lĩnh vực chính trị để góp phần chủ yếu vào việc hình thành thé giới quan và phương pháp luận khoa học cho sinh viên Giáo dục YTCT cùng với các hoạt động giáo dục khác tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lỗi sống và khả năng thực hành công việc của mỗi sinh viên; bồi dưỡng nhân sinh quan cộng sản, lý tưởng cách mạng và niềm tin đối với các giá trị của chủ nghĩa xã

hội để thúc đây các hoạt động chính trị - xã hội tích cực trong sinh viên - Nội dung giáo đục YTCT cho sinh viên

Như đã trình bày ở trên, giáo dục YTCT cho sinh viên trong các trường đại học là cung cấp những tri thức khoa học, tư tưởng trong lĩnh vực chính trị để góp

Trang 26

bồi dưỡng nhân sinh quan CSCN, lý tưởng cách mạng và niềm tin vào các giá trị của chủ nghĩa xã hội để sinh viên có thái độ và hành động chính trị tích cực Do

đó, giáo dục YTCT có nội dung bao quát rất rộng, có mối quan hệ chặt chẽ, giao

thoa với nhiều mặt giáo dục khác, như: giáo dục niềm tin, lý tưởng cách mạng, đạo

đức, lối sống; giáo dục truyền thống, pháp luật Tuy nhiên, giáo dục YTCT biểu

hiện tập trung nhất ở những nội dung sau:

Một là, hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, kiến thức về lý luận Mác - Lénin, tu

tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hai là, các quan điểm và đường lôi của Dang Cộng sản Việt Nam, chính sách và pháp luật của Nhà nước; các vấn đề thời sự kinh tê, chính trị, văn hóa xã hội trong nước và quôc tê

Ba là, truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tỉnh thần cảnh giác cách

mạng cho sinh viên trong đấu tranh phản bác, làm thất bại mọi âm mưu của các thé lực thù địch

Bến là, ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật, kỷ cương và tỉnh thần đấu tranh

phản bác những điều sai trái, bài trừ tệ nạn xã hội; tỉnh thần hiếu học, yêu lao động; tính cân cụ, sáng tạo

Năm là, ý thức và trách nhiệm đổi với tập thể, nghĩa vụ công dân đôi với sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quôc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

- Chủ thê giáo dục YTCT cho sinh viên

Giáo dục YTCT cho sinh viên được tác động bởi các nhóm chủ thể giáo dục có vị trí, vai trò khác nhau Các nhóm chủ thể giáo duc YTCT cho sinh vién trong

nhà trường gồm:

Thứ nhất: nhóm chủ thể lãnh đạo, quản lý bao gồm Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Phòng Công tác chính trị, Ban Chủ nhiệm khoa Đây là nhóm chủ thể có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý hoạt động đào tạo, quản lý sinh viên,

Trang 27

pháp luật của Nhà nước về giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục YTCT cho sinh

viên nói riêng Bên cạnh khung chương trình đào tạo chính khóa với số tiết, giờ

giảng cố định, căn cứ vào yêu cầu cụ thể, nhiệm vụ chuyên môn đặc thù của mỗi

nhà trường có thể quyết định phương thức giáo dục phù hợp phù hợp để lồng ghép

chuyến tải nội dung giáo dục YTCT cho sinh viên trên cơ sở phát huy vai trò quan

trọng của Doan TNCS Hồ Chí Minh nhà trường, Phòng Công tác chính trị, các

phòng chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội khác trong nhà trường tham gia vào

hoạt động giáo dục YTCT cho sinh viên

Thứ hai: nhóm chủ thể truyền đạt kiến thức lý luận chính trị cho sinh viên Công tác giáo dục YTCT cho sinh viên có nhiệm vụ cơ bản là làm cho sinh viên có những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường

lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; có phương pháp luận và cơ sở lý luận chuẩn bị cho quá trình hoạt động thực tiễn sau khi hoàn thành những chương trình và bậc học chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản Bởi vậy, đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên - những người trực tiếp truyền đạt kiến thức LLCT cho sinh viên là cưc kỳ quan trọng, quyết định hiệu quả của quá trình giáo dục YTCT cho sinh viên

Thứ ba: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên trong nhà trường là nhóm chủ thể có tác động trực tiếp, quan trọng trong giáo dục về YTCT đối với đoàn viên - sinh viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là trường học XHCN của thanh niên; là người đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng tudi trẻ Thông

qua viéc tổ chức các phong trào, hoạt động của Đoàn để thu hút, tập hợp sinh viên, qua đó để dẫn dắt, định hướng và giáo dục thanh niên Trong điều kiện nhà trường, tổ chức Đoàn, Hội sinh viên xác định chương trình hoạt động căn cứ vào chương trình kế hoạch công tác, nhiệm vụ chính trị của nhà trường, đồng thời thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của tổ chức Đoàn, Hội cấp trên Các hoạt động đó phải

được phối hợp chặt chế, tổ chức phù hợp với mô hình, nội dung đào tạo của từng trường, phù hợp với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của

Trang 28

Thứ tư: Nhóm chủ thể gia đình và cộng đồng xã hội Ngoài các chủ thé trong

nhà trường như nêu trên, gia đình và cộng đồng xã hội tạo thành một chỉnh thê tác động toàn diện đến hoạt động giáo dục Y TCT cho sinh viên Chất lượng, hiệu quả

của quá trình giáo dục YTCT sinh viên cũng có một phần ảnh hưởng từ sự tác động của các chủ thể giáo dục này

- Phương thức giáo đục YTCT cho sinh viên:

Theo Đại từ điển tiếng Việt, phương thức là: “Phương pháp và hình thức tiến hành; phương pháp là cách thức tiễn hành để có hiệu quả cao” Do đó, khi nói đến phương thức giáo dục là đề cấp đến những những hình thức, phương pháp cụ thể sẽ được triển khai thực hiện Hình thức, phương pháp giáo dục có vai trò sắp xếp, truyền tải mục đích, nội dung giáo dục tới người học Giáo dục YTCT cho

sinh viên trong trường đại học có những phương thức chủ yếu như sau:

Một là, lên lớp trực tiếp: đây là hình thức giảng dạy, trực tiếp truyền đạt kiến

thức của giảng viên hoặc báo cáo viên và lĩnh hội tri thức của sinh viên trên lớp

học Hình thức giảng dạy trực tiếp giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục YTCT cho

sinh viên, thể hiện ở việc tổ chức giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam , là những môn học thuộc khối kiến thức bắt buộc đối với sinh viên các ngành khoa học xã hội và nhân văn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng thời, hình thức này cũng được thực hiện đối với các buổi sinh hoạt chính trị, nghe nói chuyện tình hình thời sự, học chính trị đầu khóa, các lớp học bồi dưỡng nhận thức về Đảng, bồi dưỡng

đảng viên mới do nhà trường tô chức cho sinh viên

Hai là, thông tin - truyền thông: thông qua các kênh thông tin như website,

bảng tin, hệ thống loa phát thanh, pa nô, áp phích, băng zôn, , các nội dung về giáo dục YTCT được các chủ thể giáo dục chuyển tải tới sinh viên

Ba là, tổ chức các phong trào thi đua, sự kiện, hoạt động tập thể: Những sự

Trang 29

Hội sinh viên tổ chức, phát động nhằm giáo dục, định hướng chính trị cho sinh

viên

Bến là, các hoạt động dã ngoại, nghiên cứu thực tế cho sinh viên: Đây là hoạt động giáo dục nhằm gắn lý luận với thực tiễn, tăng cường sự biểu biết thực tiễn cho sinh viên

Năm là, các hoạt động đối thoại, gặp gỡ làm việc trực tiếp: Lãnh đạo nhà trường, đại diện các đơn vị, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường định kỳ hoặc đột

xuất tổ chức các buổi làm việc, gặp gỠ, đối thoại với sinh viên, thông qua đó dé giáo dục, định hướng sinh viên, đồng thời nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng của sinh viên để có biện pháp giáo dục kịp thời

Những phương thức giáo dục YTCT nêu trên được tổ chức theo kế hoạch đào tạo của các đơn vị, chương trình hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trong suốt 4 năm học để cùng với những kiến thức chuyên môn góp phần đào tạo sinh viên toàn diện cả về trình độ chuyên môn, kỹ nắng nghề nghiệp, lý tưởng cách mạng và phẩm chất đạo đức, lối sống văn hóa

1.2 Những yếu tố cơ bản tác động đến giáo dục YTCT cho sinh viên

1.2.1 Các chủ trương và đường lỗi của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục VYTCT nói riêng và việc cụ thê hóa tô chức thực hiện trong nhà trường

Xác định GDĐT là một trong những lĩnh vực then chốt, có vai trò to lớn trong sự phát triển bền vững của quốc gia, Đảng, Nhà nước ta luôn nêu cao vai trò

của GDĐT, khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những động

lực đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế

giới Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục, về mỗi quan hệ giữa phát triển

giáo dục với sự phát triển quốc gia đã thực sự là một động lực cho giáo dục Việt

Trang 30

GDĐT là phải đào tạo ra những con người “có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên

cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [26, tr.29] Để đào tạo ra những con người

toàn diện, được trang bị vũ khí lý luận sắc bén, thiết tha gắn bó với độc lập dân tộc và CNXH, Đảng CSVN yêu cầu phải tăng cường “giáo dục tư tưởng đạo đức,

lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin” [26, tr.40], đưa chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy ở nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học Đối với bậc DH, CD - noi thuc hién nhiém vu dao tao nguồn nhân lực chất

lượng cao, công tác giáo dục LLCT cảng cần phải tăng cường, phải làm sao cho quá

trình dạy và học thực sự hiệu quả, góp phần đắc lực hình thành nhân cách đạo đức, phương pháp luận duy vật biện chứng, thế giới quan cách mạng

Thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra những quy

định về nội dung và thời lượng thích hợp cho từng môn học khi xây dựng chương trình khung với các môn khoa học Mác-Lênin (trước đây) và đối với các

mén LLCT ở thời điểm hiện tại Đây là những môn học nằm trong nội dung giáo dục chính khóa theo chương trình bắt buộc đối với sinh viên các trường

DH, CD

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai thực hiện đề án “Một số biện

pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập các môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đăng” được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 449/NĐ-TTg/2002, ngày 24-6-2002, của Thủ tướng Chính phủ Sinh viên tốt nghiệp năm 2004 phải thi tốt nghiệp một trong các môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Tháng 11- 2002, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo toàn quốc về

đổi mới phương pháp giảng dạy học tập môn Triết học Mác-Lênin tại Hải

Phòng Tháng 5-2003, đã tổ chức hội thảo toàn quốc về “Thực trạng giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và công tác giáo dục

Trang 31

tại Hà Nội Đây chính là những biện pháp tích cực, nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Bên cạnh những hoạt động trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường tổ chức các

hoạt động ngoại khóa liên quan đến các môn LLCT, nhằm gắn LLCT với thực tiễn, làm cho giáo dục LLCT có sức sống, thâm nhập sâu vào đời sống của sinh

viên: Tổ chức nghe thời sự; hội thảo nói chuyện chuyên đề; phối hợp tổ chức thi

Ơlympic các mơn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tình hình giảng dạy, học tập các

môn LLCT trong các trường ĐH, CĐ ở nước ta đã có những chuyển biến nhất định, tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi còn nhiều hạn chế chậm được khắc phục Trong Báo cáo của Chính phủ về tình hình giáo dục tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội - khoá IX đã chỉ rõ: “Chất lượng giảng dạy, học tập các môn học chính trị còn thấp,

hiệu quả chưa cao” Vì thế, sau 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương hai khóa VIH, Bộ Chính trị vẫn tiếp tục nhắc nhở ngành giáo dục phải “ngăn chặn xu hướng coi nhẹ giáo dục chính trị, tư tưởng, xa rời định hướng xã hội chủ nghĩa, các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động giáo dục ” Báo cáo Chính trị tại Đại

hội lần thứ X của Đảng (2006) khang dinh lại một lần nữa: “Đối với thế hệ trẻ,

thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo

môi trường thuận lợi để phát triển toàn diện” Đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục đặt van dé: “Nang cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng

tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng” [26,

tr.216]

Nhu vay, nhat quan trong quan điểm, chủ trương của Đảng là nội dung tăng

Trang 32

cao, vừa có đức, vừa có tài, phan đấu vì sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng CNXH Đây là một yếu quan trọng tác động đến giáo dục YTCT cho sinh viên

trong các trường

Cùng với những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo, trong các nhà trường đòi hỏi việc cụ thể hóa triển khai thực hiện đầy đủ,

nghiêm túc, sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, các ban phòng chức năng liên

quan, các tổ chức đoàn thể có những hoạt động sát hợp và hiệu quả cũng là những tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến giáo dục YTCT cho sinh viên Trong nhà trường, chủ thể tham gia vào các hoạt động giáo dục YTCT cho sinh viên, ngoài lãnh đạo

nhà trường, ngoài đội ngũ giảng viên LLCT trực tiếp giảng dạy, thông thường còn

có cán bộ các tổ chức, đơn vị tham gia nhiều như: Phòng Công tác chính trị, Đoàn

TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường

1.2.2 Việc giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị trong nhà trường

Lý luận chính trị là một khái niệm khoa học được dùng với nhiều hàm nghĩa

khác nhau: Là nội dung khoa học có trong toàn bộ, chỉnh thể chủ nghĩa Mác-Lênin

và trong những bộ phận hợp thành của chủ nghĩa đó, đặc biệt là chủ nghĩa xã hội khoa học; là nội dung khoa học của các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh được nghiên cứu và giảng dạy trong các nhà trường ở nước ta; là hệ thống các quan điểm LLCT thể hiện trong đường lối, chính sách của Đảng Cộng

sản cầm quyên, thê hiện trong các van kiện của Đảng

Các môn LLCT được đề cập ở đây là các môn khoa học Mác — Lênin trong các trường đại học, cao đẳng, gồm: Các môn khoa học Mác-Lênin Triết học, Kinh

tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư

tưởng Hồ Chí Minh Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ 2007 đối với

các trường đào tạo không chuyên ngành Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì

Trang 33

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đường lỗi cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và môn Tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên theo kết cấu cũ

Thông qua nội dung chương trình giảng dạy, các môn lý luận chính trị (LLCT) ở trường đại học góp phần quan trọng vào việc giáo dục YTCT cho sinh viên Điêu này được thê hiện ở những mặt sau:

- Thứ nhất: Xác lập thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho sinh

viên

Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy, trí thức không có quan hệ riêng và trực tiếp đối với sở hữu tư liệu sản xuất Do vậy, trí thức không phải là một giai cấp, trí thức chỉ là một tầng lớp xã hội Mặc dù là một tầng lớp xã

hội đặc biệt, nhưng điều đó không có nghĩa trí thức là “siêu giai cấp”, “đứng trên

giai cấp”, “trọng tài của các giai cấp”, mà trí thức thức chỉ là một tầng lớp phụ

thuộc vào giai cấp thống trị của nền sản xuất đương thời Về tư tưởng, trí thức

không có hệ tư tưởng độc lập Về mặt chính trị, trí thức không có một đường lối chính trị cách mạng Về mặt tổ chức, do điều kiện lao động và điều kiện sống của tầng lớp trí thức không cho phép họ thống nhất lực lượng một cách trực tiếp rộng

rãi, không cho họ được giáo dục trực tiếp trong lao động tập thể có tổ chức Vì các lẽ trên đây, V.I.Lênin khẳng định: “Nếu không nhập cục với một giai cấp thì giới

trí thức chí là một con số không mà thôi” [29 tr.552]

Xét về mặt lịch sử và bản chất, lý luận Mác — Lênin là sự tổng kết kinh

nghiệm đấu tranh của loài người, của phong trào công nhân ở tất cả các nước từ

trước tới nay Đó là một hệ thống có căn cứ khoa học của các quan điểm triết học, kinh tế, chính trị, xã hội ; là học thuyết về nhận thức và cải tạo thế giới, về những

quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người, về những con đường,

cách thức cách mạng lật để chế độ bóc lột và xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa,

trong đó hình thành các nhân cách phát triển tự do: “sự phát triển tự do của mỗi

Trang 34

hệ tư tưởng của giai cấp công nhân mà đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Giảng dạy LLCT cho sinh viên là nhằm trang bị cho họ quan điểm đúng đắn và phương pháp biện chứng duy vật, nghĩa là năm được “tinh thần của chủ nghĩa Mác — Lênin; học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác — Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt

những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta” [3l tr.497], va dé

tiếp thu các môn khoa học khác có hiệu quả và chất lượng cao hơn Bởi các môn

khoa học lý luận Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là thế giới quan khoa học và

phương pháp luận chung cần thiết cho sự phát triển của các nhà khoa học

Như vậy, thông qua giảng dạy các môn LLCT ở các trường ĐH nhằm trang bị cho sinh viên một /hế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận khoa học, giúp cho họ có phương pháp để tiếp thu các môn học khác tốt hơn và hiệu quả

hơn Ngược lại, khi nắm vững các môn khoa học khác, sinh viên có những kiến thức để bổ sung và làm cho sự hiểu biết các môn LLCT có thêm những cơ sở, những dẫn liệu, dé khang dinh tinh đúng đắn, khoa học của các nguyên lý cơ bản của các môn LLCT Nhờ đó mà các môn LLCT có thêm sinh khí, sống động hơn, hoàn thiện hơn trong thời đại mới V.I.Lênin viết: “Triết học của Mác là một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, nó cung cấp cho loài người và nhất là cho giai cấp công nhân những công cụ nhận thức vĩ đại” [29 tr.54] Ở mức độ khác, các môn

LLCT trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho sinh viên để họ có cái nhìn, phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới với niềm tin khoa học Thông

qua các môn lý luận chính trị, sinh viên có thêm nhận thức và trình độ đánh giá đúng vị trí của con người trong việc cải tạo hiện thực để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn Được trang bị một hệ thống kiến thức cơ bản, những nguyên lý và quy

luật có thể giúp sinh viên cắt nghĩa trên cơ sở khoa học về lịch sử phát triển của xã

hội lồi người, thơng qua các hình thái kinh tế — xã hội, theo quan điểm duy vật

Trang 35

- Thứ hai: Hình thành và bồi dưỡng nhân sinh quan cách mạng (cộng sản chủ nghĩa) cho sinh viên

Như chúng ta đã biết, nhân sinh quan là quan niệm thành hệ thống về cuộc đời, về ýý nghĩa, mục đích cuộc sống của con người Nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa (CSCN) là quan niệm về cuộc đời, ýý nghĩa, mục đích của con người là phải

đấu tranh để thực hiện một xã hội không còn áp bức, bóc lột giữa con người với

nhau, một xã hội mà “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát

triển tự do của tất cả mọi người” Đó là sự phần đấu lâu dài, nhưng để có được mỗi người chúng ta phải có nhân sinh quan : Tình thương yêu con người — “mỗi người vì mọi người, mọi người vÌ mỗi người” Đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay

là phan dau xây dựng một xã hội dân giảu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,

văn minh Đất nước ta đang trong thời kỳ đây mạnh CNH,HĐH trong nền kinh tế thị trường định hướng XHƠN Trong thời kỳ quá độ này vẫn còn hiện tượng bóc lột giữa con người với nhau Nhưng nhân sinh quan mới là, phan đấu để dần dần

giảm bớt sự bóc lột, đi đến xoá bỏ bóc lột, rút ngắn khoảng cách giàu — nghèo giữa

các thành phần giai cấp trong xã hội mà mỗi thành viên trong xã hội phải tham gia tích cực với trách nhiệm công dân và theo quan điểm giai cấp công nhân; thông qua chủ trương của Đảng và Nhà nước là “xoá đói, giảm nghèo” Chấp nhận cơ

chế thị trường, nhưng không phải thực hiện lợi nhuận bằng bất kỳ giá nào, mà tăng

trưởng kinh tế phải đi đôi với vấn đề công bằng xã hội Đất nước trải qua nhiều

năm chiến tranh chống thực dân, dé quéc để bảo vệ nền độc lập tự do — 1é sống của con người, đã để lại hậu quả chiến tranh tàn khốc, nặng nề cho dân tộc ta, trong đó có thế hệ trẻ là sinh viên Họ phải thấy được giá trị, ý nghĩa và mục đích sống của

con người: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”

Thông qua các môn LLUCT để hình thành, bồi dưỡng và nâng cao nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho đối tượng đào tạo ở các trường ĐH, chang hạn như

Trang 36

điểm giai cấp, quan điểm duy vật và biện chứng để xem xét, giải quyết các vấn đề

xã hội — khi học môn triết học Mác — Lênin Môn kinh tế chính trị Mác — Lênin trang bị cho sinh viên những nguyên lý, phạm trù, quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để họ thấy được

chủ nghĩa tư bản là “không thể chấp nhận được, nó là hiểm hoạ của lồi người” (Rơnê Đuymơng) Khi sinh viên được trang bị khối lượng tri thức về chủ nghĩa xã hội khoa học, họ sẽ hiểu chủ nghĩa xã hội khoa học là sự kế thừa và phát triển các

tư tưởng XHCN của nhân loại có cơ sở khoa học và thực tiễn, để nhận thức và cải

tạo thế giới, theo nhân sinh quan CSCN Đồng thời, người sinh viên cũng thấy

được sự vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học của Đảng và

Nhà nước ta trong quá trình xây dựng CNXH hiện nay để có trách nhiệm đóng góp theo cương vị của mình, với nhân sinh quan CSCN Để nâng cao nhân sinh quan CSCN lại phải phải có thái độ rõ ràng và kiên quyết đấu tranh với những quan

điểm và việc làm trái với nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ

Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng, đấu tranh chong chủ nghĩa xét lại, giáo điều và các biểu hiện phản nhân văn, phản con người

Khi được trang bị những kiến thức về Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, về

tư tưởng Hồ Chí Minh, người sinh viên tự hào về lịch sử đấu tranh cách mạng, vì

sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì CNXH, vì con người giúp họ củng cô và nâng cao niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh

đạo, vào con đường XHCN mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn - Thứ ba: Nâng cao tình cảm, ý chí và đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ

sinh viên - chủ nhân tương lai của đất nước

Thông qua học tập các môn LLUCT, nhằm trang bị cho sinh viên những tri thức xã hội nhân văn cần thiết và cơ bản, giúp cho họ nâng cao tình cảm, ý chí và

Trang 37

hành động, không có tình cảm thì không thể có hành động, nhưng đây phải là tình cảm cách mạng mới có hành động đúng Trong nền kinh tế thị trường hiện nay mà mặt trái của nó hướng người ta thiên về lợi nhuận, vì lợi nhuận tối đa mà bất chấp tất cả, kể cả tình người Từ đây có thể dẫn đến chủ nghĩa thực dụng, ích kỷ cho thế

hệ trẻ, vì những sinh viên hiện nay được sống trong hoà bình, được hưởng những thành quả của cách mạng do cha ông đem lại Nếu không được khơi dậy tình cảm

cách mạng bằng các tri thức lý luận chính trị, khoa học nhân văn mà trực tiếp là

môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, họ sẽ quên đi những giá trị của độc lập tự

do phải đổi bằng xương máu của thê hệ đi trước, của những chiên sĩ cách mạng Khi có tình cảm cách mạng, đòi hỏi người ta phải có ý chí cách mạng Y chi

là khả năng tự xác định mục đích cho hành động của mình, khắc phục khó khăn nhằm đạt mục đích đó Con người thiểu ý chí sẽ khó thực hiện được mục đích trong cuộc sông

Ngày nay CNXH đang ở thời kỳ thoái trào, kể từ khi Liên Xô tan vỡ Nhiều người hoài nghi về việc loài người đi lên CNXH và CNCS, trong đó có thế hệ trẻ

nước ta Đó là một thực tế Trong chương trình đào tạo ở các trường ĐH các môn LLCT đã giúp cho sinh viên nhận thức một cách khoa học hơn về tương lai của CNXH, voi niém tin khoa hoc Théng qua kiến thức các môn học đó, ho có cơ sở giải thích việc thoái trào của CNXH thế giới: không phải do học thuyết Mác — Lênin, mà chính là do sự vận dụng học thuyết đó vào thực tiễn xây dựng xã hội của

con người không đúng Từ đó sinh viên sẽ tin tưởng hơn vào con đường Dang va

nhân dân ta đã lựa chọn - đi lên CNXH Có niềm tin, có hoài bão họ sẽ thực hiện lý tưởng

Trang 38

Các môn LLCT ở trường đại học còn giúp cho sinh viên nâng cao đạo đức

cách mạng Nâng cao đạo đức cách mạng là đặt lợi ích của Đảng và nhân dân lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân; hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; gương mẫu trong mọi công việc Cuộc đời hoạt động cách mạng vì dân, vì nước của Hồ Chí Minh là mẫu mực sinh động về đạo đức cách mạng Đạo đức cách mạng là sự kết hợp giữa đạo đức truyền thống của dân tộc với tính hoa văn hoá của nhân loại; giữa giá trị phổ biến với giá trị đặc thù mang bản sắc Việt Nam Đạo đức cách

mạng được hình thành và phát triển trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Các môn LLCT đã góp phần nâng cao đạo đức cách mạng cho đối

tượng đào tạo ở các trường đại học, thông qua các phạm trủ, quy luật của các môn khoa học đó, nhất là và trực tiếp là môn tư tưởng Hồ Chí Minh

- Thứ tự: Tuyên truyền giáo dục cho sinh viên đường lôi đổi mới và các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước

Thông qua nội dung các môn LLCT, sinh viên hiểu rằng, đường lối của

Đảng là hệ thống các quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ, phương thức tổ chức

thực hiện (trên các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, xã hội, tư tưởng, tổ

chức ), nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta Những tư tưởng cơ bản trong đường lối chung và đường lối cụ thể được thể chế hoá thành

các văn bản quy định của Nhà nước để mọi tổ chức và cá nhân tuân theo Đường

lối của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm tòi vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn nước ta và thực tiễn tổng kết thành lý luận, xây dựng thành đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Và thông qua thực tiến để kiểm nghiệm, bỗ sung và hoàn thiện các đường lôi, chính sách đó

Trang 39

theo Hiến pháp và pháp luật Đối với nhà trường, sinh viên thực nghiêm nội quy

của nhà trường; có quan hệ đúng mực, đúng đạo lý với các thầy, cô giáo; có quan

hệ tốt, thân ái với bạn bè Đối với bản thân, sinh viên phải nễ lực phấn đấu “rèn

đức, luyện tài”, học tập đạt kết quả cao, vì tương lai của đất nước và vì ngày mai

lập nghiệp

- Thứ năm: Góp phần phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa cho sinh viên

Chúng ta thực hiện giáo dục toàn diện để phát triển nhân cách sinh viên Mỗi

môn khoa học được giảng dạy ở các trường đại học đều có vai trò của mình trong

việc giáo dục và phát triển nhân cách cho sinh viên Nhưng các môn LLCT có vai trò quan trọng trong việc giáo dục sinh viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, tự lập, tự chủ, năng động và sáng tạo bước vào cuộc sống, giải đáp và giải quyết những

vấn đề thực tiễn đặt ra theo định hướng XHƠN Từ đó góp phan phat triển nhân cách con người mới XHCN cho sinh viên

Chúng ta biết rằng, sinh viên là lớp người từ khi vào trường đại học cho đến khi ra trường vấn còn đang trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách

Nhân cách của sinh viên ở đây được hiểu một cách toàn diện là đức và tài, năng lực thể chất và năng lực trí tuệ; trạng thái tỉnh thần, tình cảm của mỗi người bao gồm: nhận thức, tình cảm, hành động, phong thái, tính khí, lối sống của mỗi người Đó là sự thống nhất giữa mặt cá nhân và mặt xã hội ở mỗi con người cụ thể, là thái độ ứng xử của mỗi con người trước hiện thực của cuộc sống Nhân cách là tư cách

và phâm chất của con người Nhân cách con người mới XHCN được bộc lộ ở cả

đạo đức và tài năng, phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tự

Trang 40

quan CSCN, đạo đức cách mạng, xây dựng lý tưởng và niềm tin CSCN, góp phần phát triển nhân cách cho sinh viên; gop phần đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thâm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có phẩm chất và năng lực của công

- đân, đáp Ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN

Như vậy, các môn LUCT ở các trường ĐH góp phần xây dựng thế giới quan,

phương pháp luận; hình thành và bồi dưỡng nhân sinh quan CSCN; nâng cao tình cảm ý chí và đạo đức cách mạng; tuyên truyền giáo dục cho sinh viên đường lối đổi mới và các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; góp phần

phát triển nhân cách con người mới XHCN cho sinh viên thông qua việc trang bị,

củng cố hệ thống những tri thức cơ bản và quy luật nhận thức, quy luật kinh tế, quy

luật lịch sử xã hội, để cải tạo hiện thực

Để kiến thức LLCT được truyền tải đến sinh viên, trong trường đại học có

đội ngũ giảng viên LUCT được tổ chức thành các khoa, bộ môn Lý luận chính trị

Một số trường đào tạo chuyên ngành lý luận Mác-Lênin, giảng viên lý luận chính trị được tổ chức thành các khoa chuyên môn tương ứng với từng chuyên ngành,

như: khoa Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh Đội ngũ giảng viên LUCT góp một phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của các trường đại học Họ không

những tổ chức hướng dẫn sinh viên tiếp thu và nắm vững những tri thức cơ bản của các môn học mà còn đóng góp quan trọng trong giáo dục YTCT cho sinh viên

1.2.3 Hoạt động giáo dục YTCT đấi với đoàn viên-sinh viên của Doan

TNCS Hà Chí Minh trong nhà trường

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên do

Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Tính chất chính trị - xã hội của Đoàn thể hiện trên hai mặt là tính tiên phong

Ngày đăng: 12/11/2021, 23:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN