1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động quản lý nguồn kinh phí liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học ở học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay đề tài khoa học cấp cơ sở

49 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 5,24 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUOC GIA HO CHÍ MINH

HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

DE TAI KHOA HOC CAP CO SO

- HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGUON KINH PHI LIEN KET DAO TAO VA NGHIEN CUU KHOA HOC Ở HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYEN HIỆN NAY HOG VIEN BAO CHI & TUYẾN TRUYỆN THU VIEN

Chủ nhiệm đề tài: Th§ Nguyễn Thị Hồng Mến

Thư ký đề tài: Hoàng Thị Diệu

Trang 2

MUC LUC

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên ct .e cc ee ccceeecceccceesseeeesenecseunees 1

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài H1 6 tt 0 K0 2 0 00t Kì tì th tt nh tk ti ke 2 3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu " 2 4 Phương pháp nghiên cứu c cv ven 2

5, Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài - cu nn nh set 3

6 Két cau ctha db tai -ddddđaãđa 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VE HOAT DONG QUAN LY

TÀI CHÍNH Ở HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYẺN 4

1.1 Hoạt động quản tài chính trong đơn vị sự nghiệp 4

1.1.1 Đơn vị sự nghiệp ¬ 4

1.1.2 Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp .- - 6

1.1.3 Nguồn tài chính và nội dung chi của đơn vị sự nghiệp ¬—¬ 10

1.1.4 Những yêu cầu cơ bản đối với quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp 14

1.2 Giới thiệu chung về Học viện Báo chí và Tuyên truyền 17

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền 17

1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Học viện Báo chí và Tuyên truyền 19

1.2.3 Mô hình quản lý tài chính tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền kh n vn k 20 Chuong 2: THUC TRANG HOAT DONG QUAN LY NGUON KINH PHi LIEN KET DAO TAO VA NGHIEN CUU KHOA HOC 6 HOC VIEN BAO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN -L 12 12011221112 111811511811 srrree 21 2.1 Thực trạng quản lý các nguồn kinh phí về liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học 21

2.1.1 Việc áp dụng những quy định chung về tự chủ tài chính 21

Trang 3

Chuong 3: GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA QUAN LY NGUON KINH PHI LIEN KET DAO TAO VA NGHIEN CUU KHOA HOC 6 HOC VIEN

BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ng 34

3.1 Phương hướng quản lý tài chính ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong 0IÙN 30020 — -‹ 34 3.1.1 Định hướng phát triển chung .- + + ¿c2 c2 34

3.1.2 Một số mục tiêu cụ thê đối với công tác quản lý nguồn kinh phí 37

3.2 Một số giải pháp quản lý nguồn kinh phí liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học trong thời gian tỚI . - HH HH ng ng ng kg vn ren 35 3.3.1 Tăng cường ý thức trách nhiệm, nâng cao trình độ trong công tác quản lý

tài chính ở Học viện Báo chí và Tuyên truyễn . -.-c<< s5: 37

3.3.2 Luôn bám sát quan điểm đào tạo theo nhu cầu nhân lực của xã hội, điều

kiện của người học, khả năng đáp ứng của Học viện .- - 38 3.3.3 Tăng cường huy động, khai thác và quản lý các nguồn kinh phí ngoài ngân sách phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học . 38 3.3.4 Tăng cường quản lý, sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước thơng

qua việc hồn thiện Quy chế chỉ tiêu nội bộ .-ccc cv s 39

3.3.4 Thực hiện nghiêm các nguyên tắc cân đối các khoản chỉ từ hoạt động liên 28 tO oo cece cccesseeeccceccccececceevsveeececeeuuureaaaueeseecauaueseeeereceeeena 40

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong mọi lĩnh vực, đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển về dài hạn Ngoài đầu tư cho nghiên cứu - triển khai trong các doanh nghiệp thì đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong các

Viện nghiên cứu, trường đại học, học viện luôn giữ vai trò rất quan trọng hiện

nay Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều khẳng định vai trò quan trọng của việc đầu tư cho nghiên cứu phát triển khoa học - công nghệ trong môi trường giáo dục, đào tạo Hơn nữa, sau một giai đoạn đài tăng trưởng dựa vào chiều rộng, Việt Nam cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng của mình Theo báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu thì Việt Nam từ nhiều năm nay luôn đứng ở tốp cuối cùng về khả năng ứng dụng khoa học - công nghệ, năng lực công nghệ và khả năng sáng tạo công nghệ của Việt Nam rất thấp Đây chính là rào cân ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nói chung và của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng

Trong quá trình xây dựng và phát triển, nếu cơ sở đào tạo nào quan tâm đến phát triển khoa học - công nghệ sẽ góp phần tạo ra năng suất lao động cao

hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh

nhanh chóng, đa dạng của xã hội Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu

nước nào đầu tư cho khoa học - công nghệ khoảng 1 - 2% GDP thì khoa học - công nghệ của nước đó đóng góp cho nền kinh tế - xã hội khoảng 30 - 40% GDP Còn nếu nước nào đầu tư cho khoa học - công nghệ trên 3% GDP thì khoa học - công nghệ đóng góp cho nền kinh tế - xã hội trên 80% GDP, nghĩa là hầu hết các sản phẩm của xã hội đều mang hàm lượng chất xám cao và chính là kết quả của nền kinh tế tri thức mang lại

Trang 5

Do vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện các giải pháp tài chính phát triển | khoa học công nghêh đối với các cơ sở giáo dục đào tạo sẽ góp phần vào việc

cải thiện hiệu quá nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học - công nghệ mới có khả năng áp dụng vào thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội Học viện Báo chí

và Tuyên truyền là đơn vị dự toán đang áp dụng cơ chế tự chủ tài chính Trong những năm gần đây, cơ chế này đã thực sự có ý nghĩa đối với công tác quản lý

tài chính, đặc biệt là trong việc cân đối các khoản thu - chỉ phục vụ mọi mặt hoạt động của Học viện Việc cân đối để duy trì đồng đều hoạt động các mặt

công tác có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc triển khai thực hiện các

nhiệm vụ chính trị được giao

Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Hog động quản lý nguồn kinh phí liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học ở Học viện Báo chí và Tuyên truyễn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về các giải pháp quản lý nguồn kinh phí phục vụ phát triển nghiên cứu khoa học và mở rộng liên kết đào tạo, đề tài đi sâu phân tích, đánh giá hiệu quả giải pháp tài chính phát triển nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo cũng như thực trạng sử dụng các giải pháp đó tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong những năm qua

3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động quản lý tài chính trong liên kết đào tạo

và phát triển nghiên cứu khoa học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Phạm vi nghiên cứu: các giải pháp quản lý nguồn kinh phí đối với liên

kết đào tạo và nghiên cứu khoa học

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các

phương pháp nghiên cứu cụ thê như: phương pháp thống kê kết hợp với phương

pháp so sánh, tổng hợp, hệ thống hố, mơ hình hố nhằm phân tích tình hình

Trang 6

5 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề về công tác quản

lý tài chính ảnh hưởng đến quản lý nguồn kinh phí liên kết đào tạo và nghiên

cứu khoa học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Về mặt thực tiến: Là tài liệu tham khảo cho cán bộ lãnh đạo quản lý, những người làm công tác tài chính tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

6 Kết cầu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

Trang 7

NOI DUNG

Chương 1:

CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE HOAT DONG

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYEN TRUYEN

1.1 Hoạt động quản tài chính trong đơn vị sự nghiệp 1.1.1 Đơn vị sự nghiệp

1.1.L1 Khải niệm đơn vị sự nghiệp

DVSN là những đơn vị do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, hoạt

động trong các lĩnh vực sự nghiệp giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, môi trường, y tế, văn hóa nghệ thuật, thể dục thê thao, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ việc làm, được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm chỉ phí hoạt động thường xuyên đề thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao Ngoài ra, đơn vị

được phép thu một số khoản phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước, thu thông qua hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ rất đa dạng và ở hầu hết các lĩnh vực

ĐVSN được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu, có tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy

định của Luật Kế toán

1.1.1.2 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp

Đặc điểm hoạt động của các ĐVSN là rất đa dạng, bắt nguồn từ nhu cầu

phát triển kinh tế xã hội và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường Mục đích hoạt động của các đơn vị này chủ yếu phục vụ lợi ích cộng đồng thông

qua việc cung cấp các loại hàng hoá, dịch vụ công cho xã hội trong các lĩnh vực

sự nghiệp, nhưng nó khác với các dịch vụ công của cơ quan hành chính là các

dịch vụ của các ĐVSN có thể cạnh tranh với khu vực tư nhân và cung ứng theo

nhu cầu nên các đơn vị này được khai thác và mở rộng nguồn thu nhằm bù đắp một phần chỉ phí và nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng

Tùy theo đặc điểm tạo lập nguồn thu nhập của ĐVSN, Nhà nước áp dụng

cơ chế tài chính cho thích hợp để các ĐVSN thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ

Trang 8

1.1.13 Các loại hình đơn vị sự nghiệp

* Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, các ĐVSN được phán loại như sau:

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là ĐVSN tự bảo đảm chỉ phí hoạt động) là đơn vị có _ nguồn thu sự nghiệp bù đắp toàn bộ chỉ phí hoạt động thường xuyên, Nhà nước

không phải cấp kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên cho đơn vi;

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chỉ phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là ĐVSN tự bảo đảm một phần chỉ phí hoạt động) là đơn vị có nguồn thu chưa tự trang trải toàn bộ chỉ phí hoạt động thường xuyên, NSNN cấp một phần chỉ phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị;

- Đơn vị có nguôồn thu sự nghiệp thấp, ĐVSN không có nguồn thu, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ (gọi tắt là ĐVSN do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động)

* Căn cứ vào loại hình hoạt động, ĐVSN được phân loại như sau: - Đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo

- Đơn vị sự nghiệp y tế

- Don vi su nghiệp văn hố, thơng tin - Đơn vi sự nghiệp phát thanh, truyền hình

- Đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ, môi trường - Đơn vị sự nghiệp thê dục, thé thao

- Đơn vị sự nghiệp kinh tế

- Đơn vị sự nghiệp khác

1.1.1.4 Vi tri, vai tro cua don vi sw nghiép

Các ĐVSN là một loại hình đơn vị được Nhà nước thành lập để thực hiện `

các chức năng, nhiệm vụ nhất định nhằm hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội

do Nhà nước giao Cac DVSN thường được thiết lập theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương trong cùng một ngành Từ đó hình thành nên các cấp dự toán khác nhau, tuỳ theo trách nhiệm trong việc quản lý tài chính Mọi khoản chỉ

Trang 9

Các ĐVSN có số lượng rất lớn và có vai trò rất quan trọng trong xã hội Các

ĐVSN bao gồm các đơn vị thuộc các lĩnh vực hoạt động khác như giáo dục, đào tạo, thông tin, nghiên cứu khoa học, y 6 Đây là những đơn vị, ngoài việc thực

hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn được giao, còn là nơi sáng tạo ra các sản phẩm đặc biệt ở dạng vật chất hoặc phi vật chất cung cấp cho xã hội

Các ĐVSN của Nhà nước còn là nơi Nhà nước thể hiện nghĩa vụ cung

cấp phúc lợi ngày càng cao và theo hướng công bằng hơn cho xã hội 1.1.2 Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp

1.1.2.1 Khái quát về quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp

Quản lý tài chính tại các ĐVSN gắn liền với chủ thể là các cơ quan trong bộ máy quản lý Nhà nước và các đơn vị do Nhà nước thành lập trong quá trình hình thành và sử dụng quỹ NSNN để đảm bảo cho các cơ quan, đơn vị hoạt

động bình thường trên nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, nhằm hướng tới mục tiêu

nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công cho xã hội Do đó nó có vai trò rất quan trọng trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính quốc gia nói chung và nguồn vốn NSNN nói riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chức năng, hiệu quả hoạt động của Nhà nước Đối với các cơ quan, đơn vị này Nhà nước đặt ra một loạt các yêu cầu mang tính nguyên tắc trong quản lý để đảm bảo tối ưu trong công tác quản lý

Cac DVSN được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm chỉ phí hoạt

động thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao; ngoài ra còn được phép thu một số khoản phí, lệ phí theo quy định thông qua

hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ

Nhà nước ban hành cơ chế quản lý tải chính đối với ĐVSN nhằm mục

đích sử dụng có hiệu quả kinh phí của Nhà nước, đảm bảo chi đúng, chi đủ, có

hiệu quả tạo ra những tiền đề phát triển kinh tế, tăng tích lũy trong nền kinh tế, thực hiện tốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 10

ĐVSN thường được thiết lập theo một hệ thống ngành đọc từ trung ương đến địa phương Các đơn vị đó hình thành nên các cấp dự toán khác nhau tùy theo trách nhiệm phân cấp quản lý tài chính Theo Luật NSNN, các đơn vị sự nghiệp trong cùng một ngành được phân thành 3 cấp:

- Đơn vị dự toán cấp 1: Là đơn vị trực tiếp nhận và phân bổ dự toán cho đơn vị cấp dưới và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quản lý kinh phí của

toàn ngành, giải quyết các vẫn đề liên quan đến kinh phí với cơ quan tài chính

đồng cấp Thực hiện cấp phát kinh phí, kiểm tra và quyết toán kinh phí trong

toàn bộ hệ thống

- Đơn vị dự toán cấp 2: Là đơn vi trực thuộc của đơn vị dự toán cấp 1, có nhiệm vụ quản lý kinh phí ở cấp trung gian, là cầu nối giữa đơn vị dự toán cấp 1

và cấp 3 trong một hệ thống Đơn vị dự toán cấp 2 nhận dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp 1 va phan bể cho đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc, có nhiệm

vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của cấp mình và cấp dưới trực thuộc

- Đơn vị dự toán cấp 3: Là đơn vị trực tiếp sử dụng vốn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao Đơn vị này nhận dự toán ngân sách từ đơn vị dự

toán cấp 2 hoặc cấp 1 (nếu không có cấp 2) và tổ chức thực hiện cơng tác quyết tốn ngân sách của đơn vị mình

1.1.2.3 Nội dung công tác quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp

Công tác lập kế hoạch, dự toán và phân bồ dự toán thu chỉ

Lập kế hoạch, dự toán thu chỉ là khâu mở đầu của một chu trình quản lý tài

chính, đây là căn cứ quan trọng cho việc thực hiện và kiểm soát thu, chi, đảm bảo

cân đối phù hợp giữa các nguồn kinh phí, đồng thời tuân thủ việc chấp hành NSNN

Công tác lập kế hoạch, dự toán thu- chỉ gồm: Kế hoạch, dự toán thu chỉ,

hàng năm, trung hạn, dài hạn tùy theo yêu cầu của cơ quan tài chính tại từng thời

điểm Các đơn vị sẽ tiến hành lập kế hoạch, dự toán theo biểu mẫu quy định hiện hành kèm theo thuyết minh cơ sở tính toán chỉ tiết từng nội dung và nhiệm vụ

Trang 11

* Dự toán thu được lập trên cơ sở số thu kỳ trước và khả năng các nguồn

thu kỳ kế hoạch

* Dự toán chi được lập trên cơ sở đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chính trị

được giao, khả năng kinh phí và xây dựng theo nguồn tài chính cụ thể: - Đối với dự toán chỉ từ nguồn ngân sách cấp:

+ Đối với chi thường xuyên, các đơn vị sẽ tiến hành lập dự toán chỉ trên

cơ sở các tiêu chuẩn định mức chỉ tiêu, mức chỉ kỳ trước và dự kiến sự biến

động kỳ kế hoạch

+ Đối với khoản chi không thường xuyên, chỉ viện trợ, chỉ dự án: Các đơn vị lập dự toán chỉ tiêu cụ thể từng nhiệm vụ như: dự toán chỉ nghiên cứu khoa

học, chỉ điều tra cơ bản, chỉ chương trình mục tiêu, chi mua sắm, sửa chữa tải

sản cho kỳ kế hoạch, trên cơ sở định mức chỉ quy định và nhu cầu thực tế phát

sinh theo tiến độ thực hiện công việc |

- Đối với dự toán chỉ từ nguồn thu:

Căn cứ khả năng thu kỳ kế hoạch, các đơn vị tiến hành cân đối lập dự toán

các khoản chi dé bổ sung chỉ thường xuyên và chỉ không thường xuyên, chỉ đầu

tư phát triển, chỉ hỗ trợ,

Dự toán thu - chi được gửi cho cơ quan chủ quản để thâm định, sau đó sẽ

được tổng hợp gửi Bộ, ngành có liên quan thẩm tra, cơ quan tổ chức thảo luận

công khai, sau đó sẽ được báo cáo Chính phủ và trình Quốc hội phê duyệt Trên

cơ sở phê duyệt của Quốc hội, Chính phủ và Bộ ngành chức năng có trách

nhiệm phân bổ cho các đơn vị thụ hưởng Các đơn vị dự toán nhận trực tiếp kinh

phí qua Kho bạc Nhà nước theo hình thức cấp phát hoặc rút dự toán

* Trong quá trình lập dự toán, các đơn vị phải đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, tập trung cho các nhiệm vụ trọng tâm và phải có sắp xếp

theo thứ tự ưu tiên

* Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch, dự toán sau khi

Trang 12

Trên cơ sở dự toán thu - chi được phê duyệt, căn cứ chế độ định mức, tiêu chuẩn chỉ tiêu theo quy định, các đơn vị tổ chức chấp hành để thực hiện chức

năng nhiệm vụ được g1ao, cụ thé: |

- Căn cứ vào dự toán được giao, các đơn vị lập kế hoạch chỉ gửi cơ quan tải

chính cùng cấp và kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để được cấp phát kinh phí

- Trên cơ sở kế hoạch chi được duyệt, thủ trưởng đơn vị sẽ ra lệnh chuẩn chỉ - Mọi khoản chi được thực hiện qua kho bạc Nhà nước cho các đối tượng

thụ hưởng

- Các đơn vị được quyền chủ động điều chỉnh dự toán thu — chỉ giữa các mục chi trong từng nhóm mục chi trong quá trình thực hiện nhưng phải gửi cơ quan chủ quản và kho bạc Nhà nước để theo dõi, quản lý

- Trong quá trình thực hiện các đơn vị phải đảm bảo sử dụng kinh phí

đúng mục đích, triệt để tiết kiệm để nâng cao hiệu quả kinh tế các khoản chỉ Đồng thời phải thường xuyên thực hiện kiểm tra, tự kiểm tra trong đơn vị mình và đơn vị trực thuộc để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, điều chỉnh các khoản chỉ

sai, không đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức quy định Cơng tác quyết tốn thu chỉ

- Hàng quý, năm các ĐVSN có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán gửi cơ quan chủ quản (đơn vị dự toán cấp trên) để thâm tra, xét duyệt

- Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết tốn và thơng báo kết quả xét

duyệt cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc Các đơn vị dự toán cấp trên là don vi

dự toán cấp I phải tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm của đơn vị mình và báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc, gửi cơ quan Tài chính cùng cấp

Trang 13

- Quyết toán thu chỉ sau khi được cấp cé tham quyền phê duyệt phải được thực hiện công khai theo quy định của Nhà nước

1.1.3 Nguân tài chính và nội dung chỉ của đơn vị sự nghiệp

1.1.3.1 Nguon tài chính của các đơn vị sự nghiệp

Nguồn tài chính của các ĐVSN bao gồm: Nguồn NSNN cấp và nguồn ngoài

NSNN cấp Theo quy định của Luật NSNN thì nguồn NSNN là toàn bộ các khoản

thu, chỉ của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thâm quyền quyết định và được

thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà

nước Các nguồn kinh phí được quy định như sau: (1) Nguồn kinh phí do NSNN cấp, gồm:

a) Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chỉ phí hoạt động (sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp); được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thâm quyền giao; _

b) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối VỚI Các đơn vị không phải là tổ chức khoa học và công nghệ);

c) Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

d) Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

đ) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thâm quyền

đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, các nhiệm vụ khác);

e) Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thâm quyền giao; ø) Kinh phí thực hiện chính sách tỉnh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định (nếu có);

h) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa

lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thâm

quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;

i) Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thâm quyền phê duyệt;

Trang 14

a) Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của nhà nước;

b) Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả

năng của đơn vị, cụ thể:

- Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo: Thu từ hợp đồng đào tạo với các tô

chức trong và ngoài nước; thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hành thực tập, sản phẩm thí nghiệm; thu từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và

công nghệ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

- Sự nghiệp Y tế, Đảm bảo xã hội: Thu từ các hoạt động dịch vụ về khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y tế dự phòng, đào tạo, nghiên cứu khoa học với các tổ chức; Cung cấp các chế phẩm từ máu, vắc xin, sinh phẩm; thu từ các hoạt

động cung ứng lao vụ (giặt là, ăn uống, phương tiện đưa đón bệnh nhân, khác);

thu từ các dịch vụ pha chế thuốc, dịch truyền, sàng lọc máu và các khoản thu

khác theo quy định của pháp luật

- Sự nghiệp Văn hóa, Thông tin: Thu từ bán vé các buổi biểu diễn, vé xem phim, các hợp đồng biểu diễn với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; cung ứng dịch vụ in tráng lồng tiếng, phục hồi phim; thu từ các hoạt động đăng, phát quảng cáo trên báo, tạp chí, xuất bản, phát thanh truyền hình; thu phát hành báo chí, thông tin cổ động và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

- Sự nghiệp Thẻ dục, thể thao: Thu hoạt động dịch vụ sân bãi, quảng cáo, bản

quyền phát thanh truyền hình và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

- Sự nghiệp kinh tế: Thu tư vấn, thiết kế, quy hoạch, dịch vụ nông lâm, thuỷ lợi, thuỷ sản, giao thông, công nghiệp, xây dựng, địa chính; địa chất và các

Trang 15

a) Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị

b) Nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết của các tô chức, cá nhân trong

và ngoài nước theo quy định của pháp luật

1.1.3.2 Nội dung chỉ của các đơn vị sự nghiệp

Chỉ thường xuyên

a) Chỉ hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thấm quyền giao, gồm: Tiền lương: tiền công: các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn theo quy định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định

b) Chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương: các khoản trích nộp bảo

hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn theo quy định hiện hành cho số

lao động trực tiếp phục vụ công tác thu phí và lệ phí; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí

c) Chỉ cho các hoạt động dịch vụ; gồm: Tiền lương; tiền công: các khoản

phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y té, kinh phi cơng đồn theo quy định hiện hành; nguyên, nhiên, vật liệu, lao vụ mua ngoài; khấu hao tài sản cố định; sửa chữa tài sản cố định; chỉ trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động theo hình thức vay của cán bộ, viên chức; chỉ các khoản thuế phải nộp

theo quy định của pháp luật và các khoản chỉ khác (nếu có) —- Chỉ không thường xuyên gẫm:

a) Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ: nghiên cứu, xây dựng

những định hướng chiến lược về khoa học công nghệ, triển khai các chương trình, dự

án, đề tài góp phần vào sự phát triển lý luận, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây

dựng, hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

b) Chỉ thực hiện chương trình đào tạo bồi đưỡng cán bộ, viên chức: để thực

Trang 16

ngữ, tin học, hội nhập kinh tế quốc tế, tiếng dân tộc, .cho các đối tượng cán bộ

công chức thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương c) Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia: nội dung chỉ giải quyết những vấn đề cấp bách mang tính chiến lược trong sự nghiệp đào tạo Những khoản chi này không phát sinh thường xuyên mà chỉ phát sinh trong một thời

gian nhất định

d) Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng: Bao gồm các nội

dung chi cho công tác điều tra cơ bản, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác thuộc

nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, công tác hoạt động điều tra nghiên cứu tại các tỉnh,

thành phố đã góp phần tích cực vào quá trình hoạch định đường lối, chính sách

của Đảng và Nhà nước nói chung và đối với các tỉnh, thành phố trong sự nghiệp

đôi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa

đ) Chỉ vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định;

e) Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thâm quyền giao;

g) Chỉ thực hiện tỉnh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có);

h) Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cô định thực hiện các dự án được cấp có thâm quyền phê duyệt: đáp ứng nhu

cầu cho việc mua sắm, sửa chữa máy móc, trang thiết bị tại các đơn vị Các

khoản chi này phát sinh không thường xuyên, mức độ chỉ phụ thuộc vào nhu cầu

thực tế, thực trạng về nhà cửa, trang thiết bị và chính sách chế độ của Nhà nước

1) Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài cho Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong khuôn

khổ các hoạt động hợp tác hỗ trợ phát triển giữa Việt Nam với các Nhà tài trợ

nước ngoài

k) Chỉ cho các hoạt động liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh với các tô chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc

thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị

theo quy định hiện hành của Nhà nước

Trang 17

1.1.4 Những yêu cầu cơ bản đối với quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp

1.1.4.1 Bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả

Do thực tế nguồn lực tài chính luôn có hạn, nhưng nhu cầu chỉ thì thường

lớn hơn rất nhiều, do đó trong quá trình phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính cần phải tính toán để sao cho với chỉ phí thấp nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất, đó cũng chính là mục tiêu của quản lý tài chính

Để thực hiện tốt yêu cầu này, trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn kinh phí đòi hỏi:

- Phải xây dựng được các tiêu chuẩn, định múc, chế độ chỉ tiêu phù hợp với từng đối tượng hay tính chất công việc, đồng thời có tính thực tiễn cao

- Phải lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động sao cho với tong số chỉ có

hạn nhưng khối lượng cơng việc vẫn hồn thành và đạt chất lượng cao

1.1.4.2 Tuân thủ chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định múc chỉ tiêu

Chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chỉ tiêu trong lĩnh vực quản

lý tài chính do Nhà nước ban hành được xây dựng trên những nguyên tắc nhất

định, mang tính khoa học và có tính đến điều kiện khả năng ngân sách có thể

đáp ứng; đồng thời là sự cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà

nước về lĩnh vực này Chính vì vậy, việc chấp hành nghiêm các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chỉ tiêu là yêu cầu đầu tiên để đảm bảo thực hiện

nguyên tắc thống nhất và đảm bảo công bằng trong quản lý của Nhà nước đối

với các ĐVSN Ngoài ra, đó cũng là căn cứ để hình thành cơ chế quản lý tài chính đối với các ĐVSN nhằm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn lực tài

chính Từ việc thực hiện cơ chế quản lý cho đến việc vận dụng các quy định cu thé trong hoạt động tài chính, các đơn vị phải đảm bảo được tính hiệu quả

trong phân bố và sử dụng nguồn lực, không vi phạm kỷ luật tài chính

1.1.4.3 Quản lý chặt chẽ theo từng nguôn kinh phí và chỉ tiết theo từng noi dung chi

- Để đảm bảo hoạt động, mỗi cơ quan đơn vị tuỳ từng loại hình mà có

Trang 18

nguồn đi vay, nguồn tài trợ, viện trợ, do vậy trong quản lý tài chính đòi hỏi phải chỉ tiết theo từng nguồn kinh phí sử dụng cho từng loại hình hoạt động nhằm đáp ứng được yêu cầu về cân đối thu chỉ nguồn tài chính, tạo điều kiện

cho người quản lý điều hành được các hoạt động tài chính, hạn chế được sự lãnh

phí, không hiệu quả trong quản lý nguồn kinh phí

- Trong quá trình thực hiện, do nội dung chỉ liên quan đến nhiều lĩnh vực

khác nhau, mức chi được xác định theo từng đối tượng về quy mô, tính chất hoạt

động, do vậy đòi hỏi phải quản lý chỉ tiết theo từng nội dung chỉ cụ thê

1.1.4.4 Phan cấp hợp lý và mở rộng tự chủ cho đơn vị sự nghiệp sử dụng

Ngân sách

Việc thực hiện phân cấp mạnh cho các ĐVSN cũng đang là một xu hướng

tất yếu trong bối cảnh đổi mới quản lý tài chính công như hiện nay Tuy nhiên, việc

phân cấp phải được thực hiện theo lộ trình thích hợp, có tính đến việc nâng cao năng lực quản lý tài chính cho các ĐVSN và vẫn đảm bảo được sự quản lý, giám sát, định hướng của Nhà nước đối với lĩnh vực này Nội dung phân cấp phải tạo điều kiện phát huy mọi khả năng, tính năng động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người đứng đầu DVSN và dựa trên nguyên tắc: Đảm bảo tính thống nhất trong quản lý Nhà nước; tập trung dân chủ; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khả năng chuyên môn và tài chính của đơn vị, từng bước giảm dần bao cấp từ Nhà nước;

thực hiện công khai, dân chủ; đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của

tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật

1.1.4.5 Có sự kết hợp với Kho bạc Nhà nước và kết hợp giữa các bộ phận

chức năng trong quan ly

Kho bạc Nhà nước là cơ quan tài chính được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý về quỹ NSNN, do vậy có nhiệm vụ trực tiếp thanh toán mọi khoản chị NSNN Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ kiểm soát mọi khoản chỉ NSNN và có

quyền từ chối thanh toán đối với khoản chỉ sai chế độ và chịu trách nhiệm về quyết

định của mình Kho bạc Nhà nước chỉ thực hiện thanh toán các khoản chỉ NSNN

khi có đủ các điều kiện: đã có trong dự toán chỉ NSNN được duyệt, đúng chế độ,

Trang 19

được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uy quyền chuẩn chỉ và được quy định trong quy chế chỉ tiêu nội bộ của đơn vị đối với ĐVSN được giao

quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cớ

Thực hiện yêu cầu này, yêu cầu tất cả các đơn vị đều phải mở tài khoản tai

kho bạc Nhà nước, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của KBNN trong quá trình cấp

phát, thanh toán và quyết toán kinh phí

Mặt khác, do mọi hoạt động của bất kỳ ĐVSN nào cũng liên quan đến các

vấn đề về tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng do vậy phải có sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý chức năng, chuyên môn, như vậy mới đáp ứng được các yêu cầu của nhiệm vụ và công tác quản lý tài chính mới thực sự mang lại hiệu quả

1.1.4.6 Công khai, mình bạch

Để đảm bảo sử dụng kinh phí hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí, tham ô,

tham nhũng, tăng cường sự giám sát, đòi hỏi trong công tác quản lý tài chính

luôn phải thực hiện công khai, minh bạch Việc công khai tài chính theo qui định

được thực hiện thông qua các hình thức:

- Công bố trong các kỳ hợp thường niên của cơ quan, đơn vị;

- Phát hành ấn phẩm;

- Niém yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vỊ

- Thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan; - Đưa lên trang thông tin điện tử;

- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng

Các tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc đối tượng được tiếp nhận thông tin

công khai ngân sách nhà nước có quyền chất vấn cơ quan, tô chức, đơn vị về các nội dung công khai Người có trách nhiệm thực hiện công khai phải trả lời chất vấn về các nội dung đã được công bố công khai Việc trả lời chất vẫn phải được

thực hiện bang hình thức trả lời trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi tới người chất

Trang 20

aL ore A

1.2 Giới thiệu chung về Học viện Báo chí và Tuyên truyền

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị

- quốc gia Hồ Chí Minh ( gọi tắt là Học viện), là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giảng

viên lý luận chính trị, cán bộ làm công tác tư tưởng-văn hóa, cán bộ báo chí, - biên tập viên xuất bản, cán bộ một số ngành khoa học xã hội và nhân văn; là cơ

sở nghiên cứu khoa học về lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối

của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tư tưởng-văn hóa, -

lĩnh vực báo chí- truyền thông

Đối với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đương chức và quy hoạch các chức danh là trưởng, phó trưởng phòng và tương đương trở lên của các cơ quan thông tan, báo chí, truyền thông, xuất bnr ở các bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phó trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; trưởng, phó trưởng ban Tuyên giáo cấp huyện và tương đương;

- Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị cho các trường chính trị

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trung tâm Bồi dưỡng chính trị của các huyện,

thị, thành phế thuộc tỉnh, các trường đào tạo cán bộ của bộ, ban, ngành, đoàn thê

Trung ương, các trường đại học và cao đẳng của hệ thống giáo dục quốc dân;

- Đào tạo bậc đại bọc, và sau đại học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực tư

tưởng-văn hóa, lý luận chính trị, báo chí-truyền thông, xuất bản và một số khoa học

xã hội nhân văn khác theo sự ủy nhiệm và phân công của Giám đốc Học viện;

- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ là công tác tuyên giáo, báo chí-truyền thông, xuất bản

Đối với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lỗi của

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, khoa học chính trị và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác; tong kết thực tiễn, phát triển ly luận về lĩnh

Trang 21

- Nghiên cứu, xây dựng, bổ sung chương trình, nội dung, tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu học tập, phát triển và hoàn thiện quy trình, phương pháp giảng dạy các chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng của Học viện

Đối với nhiệm vụ hợp tác quốc tế: trong đào tạo, bồi dưỡng cắn bộ và

nghiên cứu khoa học với các cơ sở đào tạo và khoa học của các nước, các tổ

chức quốc tế trên thế giới

Quan ly tô chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động: thực hiện các chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Học

viện Báo chí và Tuyên truyền theo phân công, phân cấp; thực hiện phòng và chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong đơn vị theo quy định của pháp luật

Quản lý tài chính, tài sản; quyết định và chịu trách nhiệm về các dự án

đầu tư thuộc thêm quyền theo quy định

Xuất bản và phát hành tạp chí, bản tin, các ấn phẩm khoa học, tài liệu

phục vụ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo quy định của Đảng và Nhà nước

Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Học viện giao

1.2.2 Cơ cấu tô chức bộ máy của Học viện Báo chí và T: uyên truyền

Hiện nay cơ cấu tổ chức của Học viện Báo chí và Tuyên truyền được tổ

chức như sau:

- Cơ cầu tô chức bộ máy tại đơn vị gồm: 13 đơn vị chức năng:

+ Ban Tổ chức Cán bộ

Trang 22

+ Phòng Công tác chính trị + Phòng Quản lý Ký túc xá

+ Trung tâm khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo

+ Trung tâm thực hành và hỗ trợ đào tạo

va 21 don vị giảng dạy và nghiên cứu khoa học:

+ Khoa Triết học + Khoa Kinh tế

+ Khoa Báo chí + Khoa Phát thanh Truyền hình + Khoa Quan Hệ quốc tế + Khoa Xuất bản

+ Khoa Xã Hội học + Khoa Lịch sử Đảng + Khoa Xây dựng Đảng + Khoa Chính trị Học + Khoa Kiến thức GD đại cương + Khoa Tuyên truyền + Khoa CNXH khoa học + Khoa tâm lý Giáo dục

+ Khoa Nhà nước và Phát Luật + Khoa Ngoại ngữ

+ Khoa QH Công chúng & Quảng cáo + Khoa tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Viện Nghiên cứu Báo chí + Trung tâm thông tin khoa học + Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông

1.2.3 Mô hình quản lý tài chính tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trang 23

Việc chỉ đạo trực tiếp đối với công tác tài chính của Học viện Báo chí và

Tuyên truyền là Ban Giám đốc của đơn vị thông qua các chủ trương, định hướng của Ban Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Ban giám đốc chỉ đạo trực tiếp thực hiện công tác quản lý tài chính đến Phòng Tài vụ và

Phòng Quản trị Bên cạnh đó hai đơn vị này thông qua việc chỉ đạo chuyên môn

là Vụ Kế hoạch - Tài chính của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (đây

là đơn vị tham mưu giúp Ban Giám đốc hướng dẫn các đơn vị dự toán trực

thuộc thực hiện các chủ trương, định hướng của Ban Giám đốc và hướng dẫn công tác nghiệp vụ đối với Phòng Kế hoạch Tài vụ của các đơn vị dự toán trực

Trang 24

Chuong 2:

THUC TRANG HOAT DONG QUAN LY NGUON KINH PHI LIEN KET DAO TAO VA NGHIEN CUU KHOA HOC

Ở HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYEN TRUYEN

2.1 Thực trạng quản lý các nguồn kinh phí về liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học

2.1.1 Việc áp dụng những quy định chung vỀ fự chủ tài chính

Tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập là một trong những nội dung chính, quan trọng trong Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ, đồng thời khắc phục được những bất cập, hạn chế của các quy định trước đây

- Tự chủ về giá, phí: -

Nghị định đã quy định cụ thê về giá, phí và lộ trình tính giá dịch vụ sự

nghiệp công, danh mục dịch vụ sự nghiệp công; đồng thời phân định dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN và dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí NSNN Theo đó, đối với loại dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí NSNN thì đơn vị được tự xác định giá dịch vụ theo nguyên tắc thi trường Đối với loại dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN thì Nhà

nước ban hành danh mục và định giá

Căn cứ vào tình hình thực tế, các đơn vị được thực hiện trước lộ trình giá

dịch vụ sự nghiệp công Đối với nguồn NSNN cấp cho các đơn vị sự nghiệp, thực hiện chủ trương chuyển mạnh sang cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm

vụ, thì đây cũng được coi là nguồn thu của đơn vị để thực hiện tự chủ tài chính

- Tự chủ về tài chính:

Đơn vị tự chủ cao về nguồn tài chính thì được tự chủ cao về quản lý, sử

dụng các kết quả tài chính và ngược lại (đi kèm theo đó là tự chủ về thực hiện

nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự) Tự chủ tài chính có các mức độ sau: Tự bảo đảm chi thường xuyên và chỉ đầu tư; Tự bảo đảm chi thường xuyên; Tự bảo

Trang 25

cấu đủ chi phí) và Được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (theo quy định không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp, chẳng hạn các trường tiêu học)

- Tu chu trong chi dau tu va chi thường xuyên:

Các đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tài chính được giao tự chủ,

bao gồm nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công (ké cả nguồn NSNN

đấu thầu, đặt hàng), nguồn thu phí theo quy định được dé lai chi và nguồn thu

hợp pháp khác, để chỉ thường xuyên Căn cứ nhu cầu đầu tư và khả năng cân đối

các nguồn tài chính, đơn vị chủ động xây dựng danh mục các dự ắn đầu tư, báo

cáo cơ quan có thâm quyền phê duyệt

Trên cơ sở danh mục dự án đầu tư đã được phê duyệt, đơn vị quyết định dự án đầu tư, bao gồm các nội dung về quy mô, phương án xây dựng, tổng mức vốn, nguồn vốn, phân kỳ thời gian triển khai theo quy định của pháp luật về đầu tư Đơn vị sự nghiệp công được vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước hoặc được hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tin dụng theo quy định Căn cứ yêu cầu phát triển của đơn vị, Nhà nước xem xét bố trí vốn cho các dự án đầu tư đang triển khai, các dự án đầu tư khác theo quyết định của cấp có thâm quyền

- Tự chủ về chỉ tiền lương:

Các đơn vị sự nghiệp chỉ trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và

các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công Khi

Nhà nước điều chỉnh tiền lương cơ sở, đơn vị tự bảo đảm chỉ thường xuyên và

chi đầu tư và đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên phải tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị; NSNN không cấp bố sung Đối với đơn vị

chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi

thường xuyên, chỉ tiền lương tăng thêm từ các nguồn theo quy định, bao gồm cả nguồn NSNN cấp bổ sung (nếu thiếu)

- Trích lập các quỹ:

Trang 26

sung thu nhập; quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi Ngoài ra, cho phép các đơn vị

được trích lập các quỹ khác theo quy định của pháp luật Mức trích các Quỹ căn cứ vào mức độ tự chủ tài chính của đơn vi

- Tự chủ trong giao dịch tài chính:

Đơn vị được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc

Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước Lãi tiền gửi đơn vị được bố sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc bổ sung vào Quỹ khác theo quy định của

pháp luật chuyên ngành (nếu có), không được bố sung vào Quỹ bố sung thu nhập Đơn vị sự nghiệp công lập được huy động vốn, vay vốn để đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật và phải có phương án tài chính khả thi để hoàn trả vốn vay; chịu trách nhiệm về hiệu quả của việc huy động vốn, vay vốn

Các nguyên tắc cơ bản:

- Hoàn thành nhiệm vụ được giao, phò hợp chức năng nhiệm vụ, chuyên môn và khả năng tài chính của đơn vi

- Thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật

- Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quan

quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thâm quyền

- Đảm bảo lợi ích của nhà nước, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá

2.1.2 Về quản lý và khai thúc nguồn thu kinh phí liên kết đào tạo phục

vụ triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học

Là một ĐVSN nhưng đồng thời là một đơn vị giáo dục mang tính chất đặc

thù do chủ yếu đối tượng đảo tạo của Học viện đều là cán bộ quản lý, cán bộ lý luận, truyền thông của Đảng và Nhà nước, sinh viên hệ đại học chính quy Do đó nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu là do NSNN đảm bảo Tuy nhiên, nguồn kinh phí trích từ hoạt động liên kết đào tạo trong thời gian qua cũng đã có đóng góp nhất định trong việc triển khai các nhiệm vụ khoa học - công nghệ của Học

Trang 27

AG

\

Theo quy định của Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BGDĐT-BTC- BLĐTBXH ngày 26 tháng 08 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định về quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán và

thuế đối với hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghé, các khoản thu từ kinh phí liên kết đào tạo được quy định như sau:

(1) Nguồn thu từ học phí, lệ phí

(ii) Viện trợ không hoàn lại, quà biếu, tặng, cho của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật

(ii) Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

(iv) Tất cả các khoản thu liên kết đào tạo (liên quan đến hoạt động liên kết

thực hiện tại Việt Nam) phải được chuyển vào tài khoản của cơ sở liên kết của Việt Nam mở tại tô chức tín dụng tại Việt Nam

Bên cạnh đó, các nguồn thu từ NSNN cấp cho nhiệm vụ nghiên cứu khoa học bao gồm số kinh phí được cấp hàng năm phụ thuộc vào số lượng và cấp độ

đề tài nghiên cứu khoa học được các Bộ, Ngành giao Trên cơ sở nhiệm vụ được giao Học viện đã tập trung đổi mới, hướng vào việc nâng cao vị thế khoa học

của Học viện, tăng cường việc triển khai các nhiệm vụ khoa học có trọng điểm và đi vào chiều sâu nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị

Bảng 1: Tông hợp nguồn thu từ năm 2012 đến năm 2015 Đơn vị tính: triệu đằng STT Nội dung Năm | Năm | Năm | Năm 2012 | 2013 | 2014 | 2015 Tổng thu ( I+ID 143,735 | 171,442 | 189,933 | 180,561 1 | Ngân sách cấp 81,636 | 92,587 | 100,992 | 101,700

1.1 | Kinh phí thường xuyên 60,177| 63,935| 75,693 | 71,186

1.2 | Kinh phí mua sắm, sửa chữa 12/9791 19,024| 14,881 6,662

1.3 | Chi đào tạo bồi đỡng CB 250 250 150 200

1.4 | Chi hoạt động NCKH 2,250} 1,900 980] 1,200

Trang 28

1.5 | Kinh phi hé tro dao tao HV Lao 5,980 | 7,478) 8,988! 5,775

1.6 | Kính phí không thong xuyén khac 300} 16,677 2 | Thusw nghiép 62,099 | 78,855 | 88,941 | 78,861 2.1 | Thuhoc phi 24,445 | 28,699 |} 33,873 | 33,414 2.2 | Thu phí và lệ phí 3,552) 5,882] 7,964) 2,563 2.3 | Thu lién két dao tạo 27,656 | 29,946 | 37,899 | 29,943 2.4 | Thu khác 6,4446| 14328| 9,206) 12,941

Nguôn: Tổng hợp từ Quyết định giao dự toán NSNN của Học viện Bảo chí và

Tuyên truyền từ năm 2012 đến năm 2015

Phân tích theo nguồn kinh phí cho thấy 2 nhiệm vụ chính tập trung tại Học viện là giáo dục đào tạo (đào tạo sau đại học, đào tạo đại học, đào tạo học

viên Lào) và nghiên cứu khoa học, đây cũng phù hợp với định hướng phát triển được Đảng và Nhà nước giao phó cho Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Qua số liệu từ năm 2012-2015 cho thấy nguồn kinh phí được cấp của Học viện hàng năm tăng nhanh đánh kể Tốc độ tăng của nguồn NSNN qua các năm

cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước dành cho Học viện Có thé nói hàng năm Học viện Báo chí và Tuyên truyền đều được Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh đánh giá cao về nhiệm vụ mà đơn vị thực hiện, nguồn

kinh phí đảm bảo ổn định cho đơn vị thực hiện và phát triển - Nguôn thu tai don vi

Nhiing nam qua, chi NSNN cho su nghiép đào tạo có xu hướng tăng lên nhưng do chỉ phí đào tạo quá lớn do vậy vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu

phát triển của ngành giáo dục nói chung và sự nghiệp đào tạo của Học viện nói

riêng Nhà nước khuyến khích các đơn vị giáo dục phải tích cực huy động các nguồn lực tài chính ngoài NSNN để đầu tư phát triển sự nghiệp đào tạo Các

nguồn thu phát sinh tại hệ thống Học viện bao gồm như sau:

Trang 29

+ Khoan thu hoc phi tir loai hinh dao tao chinh quy: ap dung đối với tat

cả các đối tượng là học viên tại các lớp cao học không tập trung của các học viện, sinh viên tại Học viện Báo chí và Tuyên Truyền Mức thu, đối tượng thu

được quy định theo các văn bản của Nhà nước Từ năm 1998 đến tháng 8/2010

thực hiện theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng

Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dận Từ tháng 8/2010 áp dụng theo Quyết định số 1310/QĐ-TTg ngày 21/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ và hiện nay đơn vị áp dụng theo mức thu quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày

14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn giảm học phí, hỗ trợ chỉ phí học tập

và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục

quốc dân từ năm 2010-2011 đến năm 2014-2015

+ Các khoản thu từ hoạt động đào tạo không chính quy (tại chức): Đây là loại hình đảo tạo quan trọng của các Học viện, chỉ tiêu của các lớp chính quy

hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu về đào tạo cử nhân, cao cấp lý luận chính

trị hành chính, bồi dưỡng lý luận chính trị do các địa phương đã hợp đồng liên

kết với các Học viện mở các lớp tại chức Kinh phí đào tạo do các cơ quan, đơn

vị địa phương có nhu cầu mở lớp đóng góp Việc thu học phí áp dụng định mức tại Thông tư liên tịch số 46/2001/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 20/6/2001 hướng dẫn quản lý thu, chỉ học phí đối với hoạt động đào tạo theo phương thức không chính quy trong các trường và cơ sở đào tạo công lập

- Thu lệ phí tuyên sinh trong các đợt tuyến sinh hàng năm được thực hiện

đảm bảo theo quy định hiện hành của Nhà nước - Các khoản thu sự nghiệp khác:

+ Các khoản thu từ các hoạt động cho thuê kiốt, mặt bằng, thu khoán nhà

ăn, khu liên hop thé thao

+ Thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản có định thuộc nguồn kinh phí hoạt động đã hình thành TSCĐ

Trang 30

+ Các nguồn thu hợp pháp khác

2.1.3 Về quản lý hoạt động chỉ kinh phí liên kết đào tạo phục vụ triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học

Theo quy định của Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BGDĐT-BTC- BLĐTBXH ngày 26 tháng 08 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo duc va Dao tao, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định về quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán và thuế đối với hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, các khoản chỉ từ kinh phí liên kết đào tạo được quy định như sau:

(i) Chi thường xuyên cho hoạt động liên kết đào tạo gồm: Tiền lương, tiền

công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm

y tế, kinh phí cơng đồn và các quyền lợi hợp pháp khác của giáo viên, giảng

viên và người lao động tham gia hoạt động liên kết đào tạo; dịch vụ công cộng,

văn phòng phẩm, các khoản chỉ nghiệp vụ (bao gồm cả nguyên, nhiên, vật liệu,

điện, nước để dạy lý thuyết và thực hành), khấu hao tài sản cố định, chỉ trả lãi

tiền vay, lãi tiền huy động theo hình thức vay của cán bộ, viên chức phục vụ các hoạt động liên kết đào tạo

(1) Chi nghiên cứu khoa học, hoạt động sản xuất thử, cung ứng dịch vụ

(iii) Chi xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất; mua sắm, sửa chữa tài sản cô định, trang thiết bị để duy trì và phát triển hoạt động liên kết đào tạo

(1v) Các khoản chỉ khác theo quy định của pháp luật (nếu có)

Trang 31

1 | Kinh phi thường xuyên 56,769 | 67,408! 71,408| 69,847

2 | Kinh phí mua sắm, sửa chữa 8663| 24,940] 14,879 6,468

3| Chi đào tạo bồi dưỡng CB 249 245 153 200

4_ | Chi hoạt động NCKH 2,260 1,900 980 1,200

5 | Kinh phi hé tro dao tao HV Lao 6,434 5,609 6,834 5,856

6_ | Kinh phí không thường xuyên khác 300 16,677 Chỉ từ nguôn thu được đề lại I 46,961 54600 54,415) 55,896 don vị sử dụng theo quy định ] Chi thuong xuyén 39,934 52,606} 42,061 54,000 2 Chỉ mua sắm, sửa chữa 7,027 1,994 12,354 1,896

Nguôn: Tổng hợp của Phòng Kế hoạch - Tài vụ ⁄ Nhìn chung tổng số chỉ thực tế tại Học viện đều có xu hướng tăng lên Nội

dung chi công tac dao tao: Đối với chi giáo dục đào tạo, mức chỉ thực tế ở các nhóm chỉ đều dựa trên cơ sở dự toán được duyệt và theo các tiêu chuẩn, chế độ chính sách của Nhà nước và quy chế chỉ tiêu nội bộ tại đơn vị Trong đó chủ yếu vẫn tập trung cho nhóm chi thanh toán cá nhân Việc tăng của nhóm chỉ này là

do từ năm 2012-2015, Nhà nước đã thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu kéo

theo các khoản chỉ lương, phụ cấp và các khoản chỉ theo lương cũng tăng theo Đôi với khoản chỉ hd nghiên cứu khoa học: Trên cơ sở nguồn kinh phi

được Học viện giao, đơn vị đã phân bố cho từng nhiệm vụ cụ thể về đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở và thực hiện các hoạt động hợp tác

nghiên cứu khoa học với các địa phương, ngành, hợp tác quốc tế về khoa học,

các hoạt động tư vấn, thông tỉn, tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ các hoạt động nghiên cứu khoa học Kinh phí thực hiện cũng tăng lên đáng

kế theo các năm

Việc tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc quản lý được lãnh đạo Học viện

quán triệt và chỉ đạo cụ thể, các phòng ban chuyên môn triển khai thực hiện

Trang 32

Một là, Học viện quyết định mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ

bù đắp chi phí hoạt động liên kết đào tạo và có tích lũy để tái đầu tư và phát

triển Mức thu học phí của toàn khóa học phải được công khai với người học trước khi tuyến sinh

Hai là, tiễn hành xây dựng định mức chỉ (trong đó tối thiểu phải có các nội dung về lương, thù lao cho giáo viên, giảng viên và người lao động; đầu tư

cơ sở vật chất thiết bị dạy học; học liệu, tài liệu học tap; chi cho kiểm tra, đánh

giá, kiểm định chất lượng giáo dục) trên cơ sở đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp với nội dung của hồ sơ liên kết đã được phê duyệt

bởi cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP

ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục (sau đây gọi tắt là Nghị định số 73), đảm bảo yêu

cầu thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo mức lương tối thiểu đối với người

lao động tham gia hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài

Ba là, các định mức thu, chị, quy định về sử dụng phần chênh lệch thu

lớn hơn chỉ; quy định về quản lý tài sản thuộc hoạt động liên kết phải được phản ánh trong quy chế chỉ tiêu nội bộ của cơ sở tham gia liên kết để làm cơ sở

cho việc thanh, quyết toán, kiểm tra và giám sát hoạt động tài chính Các nội

dung thu, chi phải có hóa đơn, chứng từ, tài liệu kế toán hợp pháp theo quy

định của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn hiện hành

Bốn là, tài sản đem góp vốn liên kết đào tạo của các bên tham gia liên kết phải được quản lý, tính hao mòn hoặc trích khấu hao theo quy định của

Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ Tài chính ban hành

Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước, Thông tư

số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định

Năm là, thực hiện công khai thu chỉ tài chính theo quy định tại Thông tu số

Trang 33

Dao tao ban hanh Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ

thống giáo dục quốc dân và các quy định hiện hành khác về công khai tài chính Sáu là, hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, sử dụng phần chênh lệch thu lớn hơn chỉ (nếu có)

theo thỏa thuận (hợp đồng) hợp tác đã ký kết

Bên nước ngoài tham gia liên kết được phép chuyên ra nước ngoài phần lợi nhuận được chia theo quy định tại Thông tư 186/2010/TT-BTC ngày

18/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các tô chức, cá nhân nước ngoài có lợi nhuận từ việc đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư và tuân thủ các quy định

về quản lý ngoại hối

2.2 Đánh giá thực trạng quản lý nguồn kinh phí liên kết đào tạo và - nghiên cứu khoa học

2.2.1 Những thành tựu đạt được:

Sau khi được Học viện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, công tác

quản lý tài chính tại đơn vị đã có sự chuyên biến rõ rệt Các hoạt động quản lý

tài chính, đặc biệt là việc cân đối thu chi phục vụ hai nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học được triển khai có hiệu quả Việc thực

hiện ký kết các chương trình liên kết đào tạo trong thời gian qua không chỉ

khẳng định hướng đi mới của Học viện trong việc mở rộng quy mô đào tạo, mà còn là cơ sở để Học viện ngày càng thé hiện rõ vai trò, khẳng định thế mạnh và uy tín trong công tác đào tạo Việc ban hành và thực hiện quy chế chỉ tiêu nội bộ

với sự đồng thuận cao của cán bộ, công chức, viên chức đã góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc, sử dụng tiết kiệm kinh phí, cải thiện một phần đời sống của người lao động

Đối với hoạt động thu học phí, lệ phí: căn cứ các quy định hiện hành, đơn

Trang 34

Các khoản thu này không phát sinh thường xuyên tại đơn vị nên khi có nguồn thu đơn vị đã tổ chức cơng tác hạch tốn theo đúng nội dung thu, giám sat công khai các nội dung chỉ trực tiếp, phần còn lại được hạch toán tăng vào

nguồn thu hoặc hạch toán thang vào các quỹ để phục vụ mọi hoạt động chung phát sinh tai don vi

Trong quy chế chỉ tiêu nội bộ, đã quy định cụ thể đối tượng, trình tự, thủ tục và mức chi cho các nội dung như công tác phí, hé tro dao tao, bồi dưỡng cắn bộ, kinh phí hỗ trợ đi nghiên cứu thực tế của cán bộ, giảng viên

Các khoản chỉ được thực hiện hợp lý đã đây công tác quản lý có hiệu quả hơn, chất lượng phục vụ tốt hơn Việc kiểm tra, giám sát công tác được thường

xuyên chủ động, tích cực hơn, thực hiện tốt hơn công tác nâng cao hiệu quả triển khai các hoạt động

2.2.2 Những tôn tại và hạn chế:

+ Đối với hoạt động đảo tạo, dựa trên chức năng, nhiệm vụ, đơn vị được

giao các chỉ tiêu đào tạo với số lượng điều chỉnh tăng theo từng năm, trong khi kinh phí được giao tự chủ hàng năm chưa được tăng tương ứng nên gây khó khăn trong tô chức triển khai

+ Các văn bản quy định chế độ, định mức chi luôn thay đổi kéo theo việc

tăng định mức chỉ nhưng nguồn kinh phí không được tăng kịp thời

+ Quy mô đào tạo, bồi dưỡng tăng hàng năm nhưng chỉ tiêu biên chế chưa

được điều chỉnh, bổ sung kịp thời

+ Về nguồn thu: với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo cán bộ lý luận

truyền thông nên nguồn thu của đơn vị rất hạn chế trong khi nguồn ngân sách nhà nước cấp tự chủ có hạn nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc triển khai tại các đơn vị

+ Việc áp dụng các cơ chế, chính sách mới ban hành của nhà nước để bô

sung vào quy chế chỉ tiêu nội bộ trong khi nguồn kinh phí được giao ôn định gây khó khăn cho đơn vị trong quá trình triển khai

Trang 35

Hệ thống văn bản chế độ tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp nói chung

và đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng còn bộc lộ những hạn chế trong quá trình thực thi Các định mức, chế độ chỉ tiêu trong đơn vị sự nghiệp có thu dù được Nhà nước quy định nhưng tính khả thi không cao, chưa phù hợp với thực tế, khó

vận dụng hoặc tạo điều kiện cho đơn vị hạch toán chi tiêu không trung thực vi không thê áp dụng được

Cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu có vai trò cân đối giữa việc hình thành, tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính (các nguồn thu) nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động (các khoản chỉ) của đơn vị sự nghiệp có thu Do đó, cơ chế phải được xây dựng phủ hợp với loại hình hoạt động của đơn vị nhằm tăng cường và tập trung nguồn lực tài chính, đảm bảo sự linh hoạt, năng động và phong phú đa dạng về hình thức, giúp cho các đơn vị sự nghiệp có thu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Nhà nước giao

Cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tác động đến quá trình chỉ

tiêu, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị sự

nghiệp có thu Vì vậy, cơ chế đó phải khắc phục được tình trạng lãng phí các nguồn tài chính, đồng thời khuyến khích sử dụng tiết kiệm trong chỉ tiêu và tôn

trọng nhiệm vụ và hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị sự nghiệp có thu

Nguyên nhân chủ quan

Công tác tài chính kế toán chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao Đội ngũ làm công tác tài chính kế toán ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền chưa thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện yêu

cầu nhiệm vụ đặt ra

Cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu góp phần tạo hành lang pháp lý cho quá trình tạo lập và sử dụng nguồn tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu Nó được xây dựng trên quan điểm thống nhất và hợp lý, từ việc xây dựng các định mức, tiêu chuẩn chỉ tiêu đến quy định về cấp phát, kiểm tra, kiểm soát quá trình chỉ tiêu nhằm phát huy vai trò của cơ chế tự chủ tài chính,

đạt được mục tiêu của kinh tế vĩ mô Mặt khác, cơ chế quản lý tài chính đơn vị

Trang 36

vị sự nghiệp có thu Chính vì vậy, xây dựng cơ chế quản lý tài chính phải quan

tâm về tổ chức bộ may, dao tao bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cán bộ,

kết hợp với tăng cường chế độ thống nhất chỉ huy, trách nhiệm thủ trưởng các đơn vị dự toán và các cấp, các ngành trong quản lý Việc sắp xếp công việc cho

cán bộ làm công tác tài chính còn chưa thật sự phù hợp với trình độ chuyên môn

của từng người để nâng cao hiệu quả công tác

Hệ thống các phòng ban chức năng giúp việc cho Giám đốc còn cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo, thâm quyền quản lý tài chính kế toán chưa được phân định rõ ràng

Định mức chi tiêu trong Qui chế chỉ tiêu nội bộ còn chưa thống nhất cao

là do khi Quy chế chỉ tiêu nội bộ ban hành thì các quy chế quản lý đào tạo, quy chế quản lý khoa học, quy chế tuyển dụng cán bộ chưa được chỉnh sửa, bé sung cho phù hợp Cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu đóng vai trò như một cán cân đảm bảo tính công bằng hợp lý trong việc phân phối, sử dụng các

nguồn lực tài chính giữa các loại hình đơn vị sự nghiệp có thu, nhằm tạo môi

Trang 37

Chương 3:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ QUẢN LÝ NGUỎN KINH PHÍ

LIEN KET DAO TAO VA NGHIEN CUU KHOA HOC Ở HỌC VIỆN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

3.1 Phương hướng quản lý tài chính ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong thời gian tới

3.1.1 Định hướng phát triển chung

Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 30-7-2005 và Quyết định số 149-QĐ/TW

ngày 2-8-2005 của Bộ Chính trị; Nghị định số 48/2006/NĐ-CP ngày 17-5-2006

của Chính phủ và Quyết định số 100-QĐ/TW ngày 22-10-2007 của Ban Chấp

hành Trung ương đã đặt ra rất nhiều yêu cầu về kiện toàn tổ chức bộ máy, quy

chế làm việc và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời chỉ ra định hướng cho mọi mặt hoạt động của Học viện trong thời kỳ mới Trước tình hình đó, Ban Giám đốc, Đảng uỷ Học viện đã tích cực tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức

triển khai các mặt hoạt động và xác định rõ mục tiêu phần đấu, nội dung các mặt công tác chính cũng như đưa ra các giải pháp, lộ trình để các cơ quan, đơn vị

trong Học viện chịu trách nhiệm tô chức thực hiện

Nhiệm vụ trọng tâm của Học viện Báo chí và Tuyên truyền được xác định

là tập trung vào công tác đảo tạo, bồi dưỡng cán bộ, phan đâu đưa Học viện Báo

chí và Tuyên truyền trở thành một trung tâm có uy tín về nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận, có những đóng góp quan trọng vào quá trình hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa Vì vậy, trong xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường, công tác này được đặt lên hàng đầu, với những định hướng

là đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và đôi mới phương pháp giảng dạy, học tập; hoàn thiện tổ chức bộ máy

Trang 38

Cải cách quản lý tài chính công là một trong bốn nội dung cơ bản của Chương trình tổng thê Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ Trong tiến trình cải cách quản lý tài chính công, Nhà nước tập trung

thực hiện những nhiệm vụ có liên quan tới đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối

với các cơ quan hành chính Nhà nước và ĐVSN công, hướng tới mục tiêu bảo

đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chủ đạo của NSNN; tiếp tục triển khai cơ chế tự chủ; tăng cường phân cấp quản lý cho các đơn vị sử dụng ngân sách gắn với quyền hạn, trách nhiệm; đổi mới phương thức lập, phân bổ dự toán theo kết quả “đầu ra” và theo chất lượng, mức độ hoàn

thành nhiệm vụ; tiếp tục hoàn thiện chính sách, chế độ, tiêu chuẩn về quản lý chỉ

tiêu ngân sách cho phù hợp với thực tế và đặc thù của từng ngành

3.1.2 Một số mục tiêu cụ thể đối với công tác quản lý nguồn kinh phí

Để thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Nhà nước về cải cách tài

chính công và nâng cao năng lực tài chính phục vụ cho quá trình đổi mới và phát

triển của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cơ chế quản lý tài chính ở Học viện

Báo chí và Tuyên truyền cần phải được thay đổi toàn diện, phù hợp với điều

kiện và hoàn cảnh thực tế Vì vậy, trong thời điểm hiện nay, việc xây dựng

phương án và tiến tới hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính ở Học viện Báo chí và

Tuyên truyền là một việc làm hết sức cần thiết và đáng lưu tâm Quá trình xây

dựng những quy định để thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở Học viện Báo chí và

Tuyên truyền đòi hỏi phải dựa trên nguyên tắc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao; phù hợp với các quy định của Nhà nước; sử dụng nguồn tài chính tiết kiệm và hiệu quả, giảm bớt gánh nặng cho NSNN; đồng thời phải khơi dậy được

tiềm năng, thế mạnh của đơn vị; nâng cao thu nhập cho người lao động

Việc xây dựng phương án thực hiện cơ chế tự chủ tài chính phải đảm bảo gắn với các chủ trương chung của Nhà nước và phù hợp với chức năng, nhiệm

vụ đặc thù của hệ thống Học viện nói chung và Học viện Báo chí nói riêng

Bên cạnh đó, xây dựng phương án tự chủ tài chính phải dựa trên cơ sở

Trang 39

khả năng biến động về bộ máy, nhân sự và cũng phải có sự tham khảo mô hình của các cơ quan, đơn vị cùng loại, các văn bản hướng dẫn của nhà nước

Dựa trên tình hình thực tế hiện nay, Học viện Báo chí cần xây dựng và

hoàn chỉnh phương án tự chủ tài chính một cách cụ thể, chỉ tiết và trình cấp có

thâm quyền phê duyệt nhằm đảm bảo cho việc thực hiện tự chủ tài chính được

áp dụng phù hợp trong giai đoạn ôn định thứ hai (từ năm 2012-2015)

Trước mắt, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần tập trung vào một số vấn đề cụ thể để xây dựng, hoàn chỉnh phương án và chuyên đổi sang cơ chế tự chủ tài chính phù hợp như sau:

- Thực hiện tự chủ về biên chế

- Tăng cường huy động, khai thác và quản lý các nguồn kinh phí ngoài ngân sách

- Tăng cường quản lý, sử dụng nguồn kinh phí NSNN thông qua việc

hoàn thiện Quy chế chỉ tiêu nội bộ

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các khâu ngân sách

Như vậy, để thực hiện chủ trương của Nhà nước về cải cách quản lý tài chính công và yêu cầu về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, công tác quản lý tài chính nhất thiết phải được đổi mới toàn diện, tạo thành một cơ chế

quản lý tài chính thống nhất và tập trung, tạo điều kiện cho việc huy động và sử

dụng hiệu quả mọi nguồn lực tài chính phục vụ cho quá trình thực hiện nhiệm

vụ được giao một cách xuất sắc và thành công nhất

Trước yêu cầu của việc đổi mới, để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực quản lý tài chính ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhằm nâng cao

hiệu quả của cơ chế tự chủ tài chính cần thực hiện tốt những vẫn đề cơ bản sau đây:

Một là, tiếp tục hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý tài chính trên cơ sở

lộ trình cải cách của Nhà nước và những chủ trương, định hướng phát triển của

Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thực hiện tốt hơn nữa cơ chế giao quyền tự

Trang 40

Hai la, da dang hoa cac nguồn thu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính, đồng thời giảm bớt gánh

nặng cho NSNN, có điều kiện cải thiện thu nhập, đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức

Ba là, đảm bảo công tác quản lý các nguồn kinh phí và chỉ tiêu theo đúng

chế độ, quy định hiện hành của Nhà nước, quán triệt tỉnh thần tiết kiệm, hiệu

quả và đúng mục đích ; tiếp tục thực hiện khoán chỉ đối với một số khoản chi để từ đó nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chỉ tiêu tài chính cũng như trong bảo quản và sử dụng tài sản công được trang cấp; bố trí cơ cầu chỉ hợp lý, giảm dần chi phí phục vụ quản lý để tập trung đầu tư cho chuyên

môn và tạo nguồn để nâng cao thu nhập cho người lao động

Bốn là, xây dựng và chuẩn hóa một số quy định, chế độ chi tiêu tài chính phù hợp với tình hình đặc thù thực tế của đơn vị trên cơ sở các văn bản, chính

sách hướng dẫn hiện hành của Nhà nước

Năm là, tắng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ, nâng cao chất

lượng công việc thông qua thực hiện một số đề án triển khai ứng dụng công

nghệ thông tin trong quản lý tài chính

3.2 Một số giải pháp quản lý nguồn kinh phí liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học trong thời gian tới

3.3.1 Tăng cường ý thức trách nhiệm, nâng cao trình độ trong công tác quản lý tài chính ở Học viện Báo chi va Tuyên truyền

Tiết kiệm biên chế, sắp xếp bộ máy tính gọn và hợp lý, tăng hiệu quả hoạt

động của đơn vị đồng thời cũng tạo ra sự thay đối trong suy nghĩ, ý thức trách

nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ lãnh đạo chủ động được

nguồn kinh phí để bố trí công việc, con người một cách hợp lý, điều kiện nâng cao đời sống của cán bộ công chức của đơn vị

Để thực hiện được giải pháp này, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần

phải có sự phối hợp và tham mưu với một số đơn vị có liên quan như Ban Tổ

chức cán bộ, Ban đào tạo và Ban Quản lý khoa học để đưa ra những định hướng,

Ngày đăng: 12/11/2021, 12:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

+ Khoa Báo chí + Khoa Phát thanh Truyền hình +  Khoa  Quan  Hệ  quốc  tế +  Khoa  Xuất  bản  - Hoạt động quản lý nguồn kinh phí liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học ở học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay   đề tài khoa học cấp cơ sở
hoa Báo chí + Khoa Phát thanh Truyền hình + Khoa Quan Hệ quốc tế + Khoa Xuất bản (Trang 22)
Bảng 1: Tông hợp nguồn thu từ năm 2012 đến năm 2015 - Hoạt động quản lý nguồn kinh phí liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học ở học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay   đề tài khoa học cấp cơ sở
Bảng 1 Tông hợp nguồn thu từ năm 2012 đến năm 2015 (Trang 27)
- Thu học phí từ các loại hình đạo tạo chính quy và không chính quy: - Hoạt động quản lý nguồn kinh phí liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học ở học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay   đề tài khoa học cấp cơ sở
hu học phí từ các loại hình đạo tạo chính quy và không chính quy: (Trang 28)
tiền vay, lãi tiền huy động theo hình thức vay của cán bộ, viên chức phục vụ các hoạt  động  liên  kết  đào  tạo - Hoạt động quản lý nguồn kinh phí liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học ở học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay   đề tài khoa học cấp cơ sở
ti ền vay, lãi tiền huy động theo hình thức vay của cán bộ, viên chức phục vụ các hoạt động liên kết đào tạo (Trang 30)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w