OVE Oo £
HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHi MINH HOC VIEN BAO CHYVA TUYEN TRUYEN
DE TAI KHOA HQC CO SO TRONG DIEM
QUAN LY CHU'ONG TRINH LIEN KET DAO TAO QUOC TE
TAI HQC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN HIEN NAY
Chủ nhiệm đề tài: TS Vũ Thanh Van
So | Cong tac viên: |
ThS Nguyễn Minh Phương
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU mãẶẠ ố.ố.ốốốốốẻốẻẻẽẻẻ 3
1 Tính cấp thiết của đề tài su 1111111110211 111E11ETE1ET111EEeEeEerree 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu "` 2
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu + set E SE EEEEEE2EEE211111eEE1eEEsEEereee 3 4 Phương pháp nghiên CỨU - 2G 2225221 113 1 313 0111119 HT ngu cay 3 5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ccc chong T1 erreu 4 Chương 1: Những vấn để lý luận và thực tiễn về liên kết đào tạo - 7
1 Khái niệm LH S 11H 211191011 T kg can crec 5 1.1 Lin KE t AGO 100 ceeecesescsssesssrecssessesessessesressessessesassrssssssssassssassstensesssusesecesc 5 1.2 Liên kết đào tạo quốc UE eessesccsessnessessucssscssscessscesssssesssessussssssnssnssstiessessaeaneesee 6 1.3 _ Thực trạng liên kết đào tạo quốc té tai mot số trường đại học tại Hà Nội 8
2 Thue trạng liên kết đào tạo quốc tế tại Học viỆn -ssctHnHegrưeo 11 2.1 _ Trách nhiệm của các bên triển khai chương trình liên kẾL cccc.cccveo 11 2.2 Những khó khăn và thuận lợi trong triển khai Chương trình 14
2.3 Chủ thể va đối tượng của công tác quản lý liên kết đào tạo quốc tễ 18
3 Tổng quan về chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Học viện 19
TA ộ, 5ẽaeằeee 19
3.2 Chương trình chuyên ngành ¬—ƠƠƠƠƠƠƠ 22 Chương 2: Quản lý hoạt động giảng dạy và học tập của chương trình 30
1 _ Quản lý hoạt động giảng dạy - Gà n1 gen g 28 ‘1.1 Giám đốc Chương IrÌnh cv 2Đ L.2 Chih nhiém churong trial nh 30
M.(L L LG.j ' na 32
2 Quản lý hoạt động học tẬp - HT TH HH ng gen nen 34 2.1 QUAN TY NG SO Sink VIN occcccecseccsssssessecssssssssessusssessesssssssessesvesessesssssusseseces 34 2.2 Quản lý chuyên cẩn SH HH 111111111111 1111111111111 0 T11 HH rượu 35 2.3 Thông báo cho sinh viên độ nọ 900 011 0 000 kg vê 37 3 Xử lý khiếu nại và vi phạm học tập của sinh viên G cv e 38 3.1 Các nguyên tắc chung c cv chì T111 1111 Etrcrrereee 38 3.2 Xử lý khiếu nại của sinh viên co St St TH TH HE rsrrrrerrrree, 38 3.3 Xử ý vi phạm học tập của sinh LÝ 1a 39
Chương 3: Bảo đảm chất lượng chương trình se vest SetESEEEEvcseEszrssrsrered 44 1 Đánh giá học tập ch HH HH HH TH HH HH ng HT HT gay 42 1.1 Các nguyên tắc chung co So ST E121 Ex1Esrerrsrreervea 42 1.2 Đánh giá (hưỜNg XUVÊH cong 43 1.3 Đánh gid cudi 3 Ở 46
2 Phản hồi của sinh viên se 121711 9211211111151111121511EE21x1E1ECEEEtreee 48 2.1 Công cụ và mục đích tiếp nhận phản hội của sinh viên - csccc- 48 2.2 Tiệp nhận phản hồi của sinh viên về học phN co crecrereeered 49 2.3 Tiếp nhận phản hôi của sinh viên về dịch vụ hỗ trợ học tẬD « 51
3 Hi ddng hoc tap escccccccsscsssssssssssssssssesssvessvesssscssuscssucssecssvssssecsssssucsssecsssecsevcense 52
3.1 Trách nhiệm và thành phân của Hội đồng học tập c-ccscsrvcrereces 52 3.2 DQi iEN SinI VIET eee eecsssssesssessesesessseesesssesssssssssecsessssssvscacsarscsesenessasaeaecaees 54
3.3 Cudc hop ctha H6i dong hOC AUG ceceeseecsesessscssessescvesessesssssesesassassreasecssseseevecs 55
Trang 3Việc làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan trước hết chính là để bộ
máy quản lý hoạt động theo hướng chun mơn hố Nó cũng giúp tránh khỏi tình _
trạng chồng lắn, đùn đây hay tranh giành vai trò Hơn nữa, đây là cơ sở quan trọng
nhằm phát huy hiệu quả làm việc tổng hợp đồng thời đánh giá mức độ hồn thành
cơng việc của mỗi đơn vị Những khó khăn hiện tại và lâu dài của chương trình
chỉ có thể được giải quyết khi mỗi đơn vị làm tốt công việc của mình đồng thời _ phối hợp chặt chẽ với đơn vị khác
Trong năm 2017, chương trình đào tạo chuyên ngành theo chương trình cử
nhân Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Truyền thông của Đại học Middlesex sẽ bắt đầu Việc vận hành chương trình theo các nguyên tắc, quy trình và tiêu chuẩn chất lượng của Đại học Middlesex sẽ là một thách thức Điều này đòi hỏi Học
viện phải có sự chuẩn bị tích cực để thích ứng với phương thức đào tạo mới Tính
từ thời điểm xây dựng tài liệu này, Học viện còn khoảng 10 tháng cho đến tháng
10/2017 cho công tác chuẩn bị |
Về lâu dài, Học viện cần phát triển các chương trình liên kết đào tạo khác ngoài chương trình cử nhân quốc tế với Đại hoc Middlesex Việc triển khai thành : công chương trình liên kết với Đại học Middlesex sẽ là cơ sở để triển khai các chương trình tiếp theo Hiện nay, Học viện đang trong quá trình thảo luận với Địa học Bournmouth để triển khai chương trình liên kết Thạc sĩ Quản lý truyền thông Việc triển khai đề tài khoa học cơ sở trọng điểm Quản lý chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay là một trong những nỗ lực nhằm đưa chương trình liên kết đào tạo quốc tế vào hoạt động một cách hiệu quả và nghiêm túc Đề tài được triển khai như một tài liệu cẩm nang dành cho cán bộ chỉ đạo, cán bộ quản lý và cán bộ thực thi của chương trình liên kết đào tạo quốc tế
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc quan ly _ chương trình liên kết đào tạo quốc tế đồng thời xác định nguyên tắc, quy trình, phương thức và tiêu chuẩn đối với các hoạt động quản lý từ đó đưa chương trình
Trang 4Để đạt được mục tiêu nói trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: |
Thứ nhất, thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến để tài của các
cơ quan quản lý giáo dục và các trường đại học trong nước và trên thế giới, cụ thể là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Middlesex và một số trường đại học khác
Thứ hai, làm rõ các lĩnh vực cần quần lý trong chương trình liên kết đào
tạo quốc tế, từ đó xác định các hoạt động trong mỗi lĩnh vực Trên cơ sở đó, tiến hành xác định các nguyên tắc, quy trình, hướng dẫn và tiêu chuẩn đối với các hoạt động đó
Thứ ba, hệ thống hố thơng tin theo từng lĩnh vực, từng loại hình hoạt động, | từng đối tượng để người quản lý hay người thực hiện có thể sử dụng tài liệu để định hướng hoạt động của mình
Thứ tư, xây dựng các biểu mẫu cần có cho từng loại hình hoạt động để bảo
đảm các hoạt động như văn thư, tổng hợp, xử lý tài liệu diễn ra thống nhất,
nhanh gọn và hiệu quả _ |
3 Phạm vỉ và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chương trình liên kết đào tạo quốc tế
của Học viện Báo chí và Tuyên truyền với Đại học Middlesex, Vương quốc Anh được triển khai trong năm 2016 Đề tài tập trung vào các hoạt động quản lý giảng dạy, quản lý học tập và bảo đảm chất lượng của chương trình
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được triển khai sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính: phương
pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp nghiên cứu trường hợp
Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, đề tài thu thập, tổng hợp, phân tích : và hệ thống hoá các tài liệu liên quan đến hoạt động quản lý chương trình liên kết
đào tạo quốc tế, từ đó xây đựng các nguyên tắc, quy trình và hướng dẫn phù hợp
với chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Học viện
Các loại tài liệu sau đây được nghiên cứu: số tay chương trình, số tay học phần, quy chế đào tạo, số tay bảo đảm chất lượng của Đại học Middlesex; các văn
Trang 5bản quản lý đào tạo, các điều kiện kiểm định, tài liệu tự đánh giá, các kế hoạch
triển khai chương trình liên kết đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền; các văn bản về bảo đảm chất lượng của Vương quốc Anh và Việt Nam
Đề tài đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp với hai đối tượng chính là Đại học Middlesex và Chương trình cử nhân Quảng cáo, Quan hệ | công chúng và Truyền thông liên kết với Học viện Bằng phương pháp nghiên
cứu trường hợp, đề tài làm rõ chủ thể và khách thể của hoạt động quản lý liên kết
đào tạo, từ đó đưa ra các quy trình, nguyên tắc và hướng dẫn phù hợp 5.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài Quản lý chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Học viện Báo chí
và Tuyên truyền hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về lý luận, đề tài phục vụ cho việc nghiên cứu về phương pháp quản lý đào
tạo và bảo đảm chất lượng, có giá trị tham khảo đối với những người nghiên cứu
lý luận giáo dục Đề tài đưa ra kinh nghiệm quản lý đào tạo quốc tế đáng nghiên _ Cứu và vận dụng trong bối cảnh Việt Nam tích cực hội nhập quốc tế về đào tạo
Về thực tiễn, đề tài là câm nang, là tài liệu hướng dẫn đối với cán bộ quần
lý và cán bộ thực thi chương trình liên kết đào tạo quốc tế Cán bộ có thể tra cứu theo các hoạt động quản lý và nắm được mỗi hoạt động được triển khai theo _ nguyên tắc, quy trình và tiêu chuẩn như thế nào Đây là tài liệu nhằm triển khai
chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Học viện trong thực tế 6 Cầu trúc của đề tài
Đề tài Quản lý chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay gồm 3 chương, ngoài phần mở đầu và phần kết luận
Chương 1: Tổng quan về Chương trình liên kết đào tạo quốc tế Chương 2: Quản lý hoạt động giảng day và học tập của Chương trình
Trang 6Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn
A Ysa Ặ ` A A
về liên kêt đào tạo quốc tê
1 Khái niệm
1.1 Liên kết đào tạo
Liên kết đào tạo (LKĐT) là hình thức hợp tác trong giáo dục và dao tao, | _ trong đó các cơ sở giáo dục khác nhau phối hợp trong việc tuyển sinh, giảng day,
kiểm tra đánh giá, bảo đảm chất lượng và cấp bằng Liên kết đào tạo ngày càng
trở nên phô biến đo nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội và mong muốn tiếp cận các hình thức học tập khác nhau của người học Liên kết đào tạo có thể điễn ra ở nhiều hình thức, với nhiều phương thức và ở các trình độ đào tạo khác nhau Xét về nguồn gốc đối tác, liên kết đào tạo gồm hai loại: liên kết đào tạo trong nước và liên kết đảo tạo quốc tế Liên kết đào tạo trong nước là hình thức hợp tác đào tạo của các trường đại học Việt Nam hoặc g1ữa trường đại học và các cơ sở giáo dục hợp pháp khác Một trường đại học có thể có nhiều cơ sở liên kết ở các tỉnh khác nhau nhằm tổ chức đào tạo tại chỗ, tiết kiệm thời gian và chị phí |
đi lại cho người học oe
Trên thực tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã hợp tác với nhiều cơ sở giáo dục khác nhau trên cả nước triển khai các lớp đào tạo theo hình thức liên kết Tham gia các chương trình liên kết này, người học có thể học chương trình và nhận bằng do Học viện Báo chí và Tuyên truyền cấp Phương thức liên kết này đặc biệt phù hợp với hình thức đào tạo tại chức, cho phép người học tối ưu hoá quỹ thời gian của mình để hoàn thiện trình d6 hoc van
Liên kết đào tạo quốc tế là phương thức trong đó một cơ sở giáo dục và đào tạo của Việt Nam hợp tác với cơ sở nước ngoài dé cung cấp các chương trình đào tạo thơng thường của nước ngồi tại Việt Nam Bản thân phương thức liên kết
đào tạo quốc tế cũng diễn ra ở nhiều hình thức khác nhau, nhiều ngành học khác
nhau và ngày càng phổ biến Khái niệm liên kết đào tạo quốc tế sẽ được làm rõ
Trang 7Xét về trình độ đào tạo, chương trình liên kết có thể ở các cấp độ khác nhau nhưng phổ biến là ở trình độ cử nhân và thạc sĩ Đơn cử như Đại học Ngoại thương
triển khai cả chương trình đại học và sau đại học với nhiều trường đại học khác nhau trên thế giới như Đại học Bedfordshire (Anh), Đại học Queensland (Úc),
Đại học La Trobe (Úc) Các chương trình đào tạo cử nhân và thạc sĩ về các
chuyên ngành liên quan đến kinh tế và thương mại hiện chiếm đa số
Để tiến hành liên kết đào tạo, các trường đại học ở Việt Nam tổ chức bộ
máy chức năng theo những cách khác nhau Một số trường thành lập Trung tâm Liên kết đào tạo như Đại học Cần Thơ Một số trường giao chức năng liên kết đào tạo trong nước cho Ban hoặc Phòng Quản lý đào tạo như ở Học viện Báo chí và
Tuyên truyền Một số trường khác thành lập khoa quốc tế hoặc viện đào tạo quốc
tế chuyên trách về các chương trình quốc tế như tại Đại học Ngoại thương và Đại học Kinh tế quốc dân
Đáng chú ý, phương thức liên kết, đặc biệt là vấn đề tài chính liên kết
thường là bí quyết của mỗi trường và hầu nhự không được phổ biến ra ngoài Việc
chia sẻ kinh nghiệm liên kết đào tạo giữa các trường vì vậy cũng ít diễn ra Các trường đại học tự triển khai chương trình và từng bước đúc rút kinh nghiệm Năm 2015, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã cử một đoàn cán bộ sang học tập kinh nghiệm liên kết đào tạo quốc tế tại Đại học Ngoại thương Các kinh nghiệm được trao đổi là hữu ích nhưng việc vận dụng vào chương trình liên kết quốc tế của Học
viện thì chỉ ở mức độ nhất định
1.2 Liên kết đào tạo quốc té
Liên kết đào tạo quốc tế trở thành xu hướng phổ biến trong lĩnh vực giáo
_ duc va dao tao tại Việt Nam trong những năm vừa qua Nhiều trường đại học đã
triển khai các chương trình đào tạo phối hợp với các trường đại học trên thế giới nhằm đem lại thêm lựa chọn học tập cho người học đồng thời tăng cường nguồn thu của nhà trường Trên thực tế, liên kết đào tạo là chiến lược quan trọng nhằm tiếp thu quy trình quản lý quốc tế đồng thời từng bước giúp nhà trường tự chủ về
Trang 8Khái niệm liên kết đào tạo được xác định chính thức tại Nghị định số 73/2012/NĐ-CP về hợp tác và đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
Theo đó, liên kết đảo tạo là “hình thức hợp tác giữa cơ sở giáo dục Việt Nam và
cơ sở giáo dục nước ngoài nhằm thực hiện chương trình đào tạo để cấp văn bằng hoặc chứng chỉ mà không lập thành tư cách pháp nhân” Nghị định làm rõ quy
trình, thủ tục và thấm quyên trong việc cấp phép các chương trình liên kết đào tạo
quốc tế Bộ Giáo dục và Đào tạo là đơn vị quản lý và cấp phép các chương trình | liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Theo Nghị định 73, hình thức liên kết đào tạo được phép triển khai bao
gồm: đào tạo trực tiếp theo chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên xây dựng: thực hiện toàn bộ chương trình tại Việt Nam hoặc một phần chương trình tại Việt Nam, một phần chương trình tại nước ngoài; cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam, của nước ngoài hoặc hai bên cấp riêng theo quy định của từng bên Cơ sở xin cấp phép liên kết đào tạo quốc tế phải đáp ứng được các yêu cầu về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, ngôn ngữ giảng dạy và đối tượng tuyển sinh
Là trường đại học lớn ở Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai nhiều chương trình liên kết đảo tạo quốc tế khác nhau và là trường có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này Quy chế quản lý các chương trình liên kết đào
tạo quốc tế ban hành theo Quyết định số 4632/2008/QD-DHQGHN, ngày 25/
8/2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội định nghĩa, “Đào tạo liên kết quốc
tế là hoạt động đào tạo ở bậc đại học, sau đại học do đơn vị trực thuộc ĐHQGHN đủ điều kiện liên kết với một (hoặc nhiều) cơ sở đào tạo đại học, sau đại học có
tư cách pháp nhân và có uy tín của nước ngoài thực hiện"
Theo quy chế này, mục đích của đào tạo liên kết quốc tế là nhằm tạo cơ hội cho một bộ phận người học ở các trình độ khác nhau được học tập theo các chương trình, giáo trình và phương pháp tiên tiến trên thế giới; tạo động lực và điều kiện
đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình và phương pháp dạy học, kiểm tra,
đánh giá theo chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực và trình độ giảng viên, chất lượng
đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, thúc hội nhập quốc tế về giáo dục đại học, góp phần đây mạnh hợp tác với các trường đại học nước ngoài có uy tín
Trang 9Tại Đại học Quốc gia Hà Nội, liên kết đào tạo quốc tế diễn ra thông qua 3
hình thức: Chương trình đào tạo liên kết quốc tế đo đại học nước ngoài cấp
bằng; Chương trình đào tạo liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng và Chương trình đào tạo liên kết quốc tế do đại học nước ngoài và ĐHQGHN cùng cấp bằng
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội có thẩm quyên cho phép các trường đại học
trực thuộc liên kết đào tạo quốc tế theo các quy định chung của Chính phủ
1.3 Thực trạng liên kết đào tạo quốc té tai một số trường dai học tại Hà Nội
Liên kết đào tạo quốc tế được thực hiện tại nhiều trường đại học tại Hà Nội
như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại, Học viện Ngoại giao, Học viện Ngân hàng Trong đó, 3 - trường đại học được kể tên đầu tiên là những trường có nhiều kinh nghiệm trong
tổ chức và triển khai các chương trình liên kết Các trường nảy có mô hình tổ chức liên kết khác nhau rất đáng học hỏi
e Dai hoc Quéc gia Ha Nội
Theo thống kê năm 2016, Đại học Quốc gia Hà Nội đang triển khai 26 chương trình liên kết đào tạo quốc tế ở trình độ cử nhân và thạc sĩ Các chương trình đào tạo chủ yếu liên quan đến quản trị kinh doanh, kinh tế và thương mại Đối tác là các trường đại học của Mỹ, Pháp, Anh, Nga, Đài Loan, Thuy Điển, | Malaysia, Thái Lan Riêng Khoa Quốc tế cung cấp 11 chương trình liên kết đào
tạo quốc tế khác nhau |
Được thành lập tháng 7 năm 2002, Khoa Quốc tế, Dai học Quốc gia Hà Nội
đã xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo đại học bằng tiếng Anh như
Cử nhân Kinh doanh quốc tế; Kế toán phân tích, Kiểm tốn; Hệ thống thơng tin
quản lý; Khoa học quản lý; Kế toán; Tin học và Kỹ thuật máy tính; đào tạo bằng tiếng Nga như Cử nhân ngành Kế toán, Phân tích và Kiểm toán; đào tạo bằng
Tiếng Pháp như Bác sĩ Nha khoa; ngành Kinh tế và Quan lý |
Trang 10và công nhận văn bằng Cơ cấu tổ chức của khoa gồm 4 phòng chức năng, 3 bộ môn và 2 trung tâm trực thuộc Đây là mô hình hoạt động khép kín với quy mô đào tạo tương đối lớn |
Đội ngũ giảng viên của Khoa Quốc tế gồm giảng viên cơ hữu và các giảng viên thỉnh giảng Số lượng giảng viên thỉnh giảng khá nhiều, từ các trường đại học khác nhau tại Hà Nội Ngoài ra, các chương trình cử nhân liên kết như với
Đại học Keuka (Mỹ) và Đại học Help (Malaysia) đều có giảng viên của trường nước ngoài tham gia giảng dạy Nhờ chế độ đãi ngộ tốt và môi trường làm việc
cởi mở, khoa thu hút được nhiều giảng viên giỏi từ các trường đại học khác
Đại học Kinh tế là đơn vi xếp thứ hai về các chương trình liên kết đào tạo
quốc tế trong hệ thống các trường trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội Trong 6
chương trình đào tạo thì 3 chương trình là về quản trị kinh doanh đều hợp tác với
các trường đại học của Mỹ Trung tâm Đào tạo và Giáo dục quốc tế là đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm về các chương trình liên kết đào tạo quốc tế
Được thành lập tháng 5/2008, Trung tâm Giáo dục và Đào tạo quốc tế (tên giao dịch tiếng Anh: Center for International Training and Education, CITE), Dai học Kinh tế là đơn vị hạch toán phụ thuộc, không có tư cách pháp nhân Trung tâm cung cấp sản phẩm đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ quốc tế; chuyển giao công nghệ đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên, tăng cường năng lực tài chính và nâng cao uy tin cua Đại học Kinh tế
®- Đại học Ngoại thương Hà Nội
Là đại học tổ chức liên kết đào tạo từ rất sớm, Đại học Ngoại thương có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này Bộ phận đào tạo trực thuộc Phòng Hợp tác
quốc tế được tách ra và nâng cấp thành Khoa Đào tạo quốc tế để chuyên trách
công tác liên kết đào tạo Các trường đại học muốn thực hiện liên kết đào tạo đều thực hiện biện pháp tương tự khi thành lập cơ chế mới để triển khai công việc
mới Điều này bảo đảm công việc được thông suốt và cơ chế trách nhiệm cũng
như phối hợp trách nhiệm được làm rõ
Được thành lập từ năm 2003, Khoa Đào tạo quốc tế bắt đầu bằng những
Trang 11được một số chương trình cử nhân và thạc sỹ và rất nhiều các chương trình học
chuyển tiếp 2+2
| Để tổ chức thành công chương trình liên kết, khoa phát huy được thế mạnh sẵn có của Đại học Ngoại thương: Đội ngũ giáo viên giỏi, được đào tạo ở nước
ngồi, mơi trường học tập năng động thu hút được các sinh viên giỏi, trang thiết
bị học tập hiện đại, sự thân thiết gần gũi truyền thống giữa thầy và trò Khoa Đào tạo quốc tế cũng khá chú trọng việc lựa chọn đối tác và chương trình liên kết
đào tạo Các chương trình liên kết về quản trị kinh doanh và kinh tế là phổ biến
Ở trình độ đào tạo đại học, Đại học Ngoại thương có các chương trình quốc
tế như Cử nhân ngành Quản trị Du lịch khách sạn, Cử nhân Tài chính, Cử nhân _
_ Kính doanh, Cử nhân KDQT và Cử nhân Tài chính Ở trình độ sau đại học, Đại „ học Ngoại thương có các chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Thạc sĩ Tài
_ chính & QTKD, Thạc sĩ Luật Kinh tế và TMQT và Thạc sĩ Kinh doanh quốc tế
Ngoài ra, trường còn có các chương trình chuyển tiếp theo hình thức học 2 năm ở Việt Nam và 2 năm ở nước ngồi
Thành cơng của Đại học Ngoại thương trước hết đến từ uy tín và môi trường
học tập năng động của nhà trường Trong nhiều năm liên tiếp, trường thu hút được
những sinh viên giỏi và tắm bằng của trường được các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao Hơn thế nữa, trường phát huy được thế mạnh đảo tạo về các ngành liên
quan đến kinh tế và thương mại — là những ngành được xã hội ưa chuộng e Đại học Kinh tế quốc dân
Các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Đại học Kinh tế quốc dân khá tương đồng với các chương trình liên kết tại Đại học Ngoại thương về chuyên
ngành Các chương trình về kinh tế thu hút được sinh viên trong bối cảnh nền kinh
tế Việt Nam có sự tăng trưởng tương đối ôn định trong những năm gần đây Để | trién khai cdc chuong trinh lién kết đào tạo quốc tế, trường cũng hoàn thiện bộ
máy hoạt động theo hướng phân công phân nhiệm rõ ràng
Viện Đào tạo Quốc tế thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập ngày
Trang 12triển và thực hiện chiến lược hợp tác đào tạo và hội nhập quốc tế của Đại học
Kinh tế Quốc dân Các chương trình hợp tác quốc tế của Viện là một kênh chuyển
glao công nghệ đào tạo tiên tiến cho Nhà trường, đồng thời cung cấp cho đội ngũ cán bộ giảng viên cơ hội làm việc và phát triển trong môi trường quốc tế
Viện Đào tạo quốc tế được tổ chức theo mô hình khép kín với các bộ phận chức năng đảm nhận các lĩnh vực liên kết khác nhau Viện gồm 4 ban: Ban Hợp tác và phát triển; Ban Đại học; Ban Sau đại học và Ban văn phòng Viện vận hành
| 3 chương trình đào tạo liên kết với Đại học Sunderland, Đại học West of England
va Cao học Việt — Bỉ Phần lớn các cán bộ của Viện Đào tạo quốc tế tốt nghiệp ở nước ngoài về các chuyên ngành liên quan đến quản trị kinh doanh |
- Để thu hút được sinh viên, Viện Đào tạo quốc tế dành khoản ngân sách tương đối lớn cho các hoạt động tiếp thị và các học bổng khuyến khích sinh viên Các học bồng được sử dụng như cơ chế khuyến khích, tạo động lực cho sinh viên đăng ký vào các chương trình Bộ máy khép kín cho phép tăng cường sự điều phối chung và tạo ra cơ chế làm việc hiệu quả
Như vậy, các trường thành công với liên kết đảo tạo quốc tế có điểm chung về việc xây dựng đơn vị chuyên trách Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại thương và Đại học Kinh tế quốc dân đều có khoa hoặc viện chức năng được tổ chức theo mô hình khép kín, chịu trách nhiệm về liên kết đào tạo Công việc mới
luôn đòi hỏi phương thức và mô hình làm việc mới
_ Các trường này đều có chung điểm mạnh về uy tín và vị thế của nhà trường trong xã hội Uy tín xã hội của nhà trường là yếu tố quan trọng thu hút sinh viên Hơn thế, các trường quan tâm đầu tư cho các chiến dịch tiếp thị và truyền thông tuyển sinh nhằm thu hút được những sinh viên có năng lực Việc mở các chuyên ngành liên kết đào tạo về quản trị kinh doanh và thương mại cũng đáp ứng được nhu cầu đào tạo rất lớn của xã hội
2 Thực trạng liên kết đào tạo quốc tế tại Học viện
2.1 Trách nhiệm của các bên triển khai chương trình liên kết
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Việt Nam (AJC) la co sé dao tạo báo chi, truyén thong va quan hệ công chúng lớn nhất trên cả nước Được thành lập
Trang 13ngày 16-01-1962, Học viện Báo chí và Tuyên truyền ngày càng phát triển mạnh mẽ về cả bề rộng và chiều sâu Hiện tại, Học viện đào tạo 29 chuyên ngành bậc đại học, 13 chuyên ngành bậc cao học và 3 chuyên ngành bậc tiến sĩ
Hàng năm, Học viện tuyển sinh gần 1.800 sinh viên chính quy tập trung Học viện có gần 400 cán bộ, viên chức, trong đó có khoảng 40 giáo sư, phó giáo
su, hon 80 tiến sĩ và trên 140 thạc sĩ Ngày 25/6/2015, Thủ tướng Chính phủ đã
có văn bản đồng ý bổ sung Học viện Báo chí và Tuyên truyền vào đanh sách trường trọng điểm của mạng lưới cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân
Trong những năm vừa qua, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tích cực mở rộng quan hệ quốc tế với các trường đại học và cơ quan nghiên cứu quốc tế Thúc đây hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học được coi là một trong những định hướng chính để nâng cao chất lượng đào tạo tại Học viện Các hoạt
động hợp tác quốc tế được đa dạng hoá, bao gồm: trao đổi giảng viên, hội thảo
khoa học quốc tế, tổ chức đào tạo và bồi dưỡng quốc tế, liên kết đào tạo và hợp
tác nghiên cứu |
Học viện đã phát triển quan hệ với nhiều đại học uy tín trên thế giới như: Đại học Tổng hợp Viên (Áo), Đại học Sydney, Dai hoc Monash (Australia), Dai “hoc Lille (Phap), Dai hoc Munich, Dai hoc Hamburg (Dic), Dai hoc Uppsala, Dai hoc Stockholm (Thuy Điển), Đại học City London, Dai hoc Westminster va Dai hoc Middlesex (Vuong quốc Anh), Đại học Thammasat, Đại học Chualalonkorn (Thái Lan), Đại học Sookmyung, Đại học Ewha (Hàn Quốc) Các hoạt động hợp tác quốc tế được mở rộng phù hợp với nhu cầu và năng lực của từng đối tác
Từ năm 2013, Học viện bắt đầu làm việc với Đại học Middlesex (Vương
quốc Anh) để khảo sát các điều kiện để triển khai chương trình đào tạo quốc tế
Sau gan 3 năm chuẩn bị tích cực, Học viện và Đại học Middlesex đã ký kết thoả thuận hợp tác để triển khai chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ
công chúng và Truyền thông Chương trình khai giảng khoá đầu tiên vào ngày
Trang 14Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Truyền thông được triển khai theo phương thức nhượng quyén gitta Dai hoc Middlesex và Học viện Báo chí và Tuyên truyền Học viện sẽ có những trách nhiệm cụ thể
nhu sau: |
- Hoc vién sé x4y dựng và hoàn toàn chịu trách nhiệm về Chương trình dự bị, trong đó sinh viên học kỹ năng mềm, phương pháp nghiên cứu và
tiếng Anh Chương trình dự bị nhằm chuẩn bị cho sinh viên có đủ khả
nang tiếng Anh dé theo học Chương trình chuyên ngành và trang bị cho
sinh viên kỹ năng học tập ở bậc đại học Sau khi hoàn thành Chương trình dự bị, những sinh viên đáp ứng được các điều kiện đầu vào sẽ bắt
đầu học Chương trình chuyên ngành ˆ
- Hoe vién sé chịu trách nhiệm điều hành và quán lý Chương trình chuyên ngành tại Việt Nam, bao gồm việc bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị; việc quảng bá; việc tuyển sinh sinh viên cho chương trình và việc
tuyển chọn và trả lương cho giảng viên đủ tiêu chuẩn Sinh viên phải
đáp ứng các tiêu chuẩn đầu vào đã đồng ý với Middlesex, trong đó điều
kiện tiên quyết là sinh viên đạt được chứng chỉ quốc tế IELTS 6.0
(không có kỹ năng nào dưới 5.5)
Đại học Middlesex nằm ở phía Bắc London và trường có uy tín học thuật
tại Vương quốc Anh Năm 2014, Đại học Middlesex được xếp hạng là một trong những trường đại học hiện đại nhất ở London theo nghiên cứu Research Excellence Framework (REF) Middlesex là một trong những trường đại học ở Anh thu hút được nhiều sinh viên quốc tế nhất cho các chương trình đào tạo đại
học và cao học Hiện nay, trường có 22.000 sinh viên trong đó có 5.500 sinh viên
quốc tế đến từ 130 nước với hơn 100 ngành học cho học sinh lựa chọn
Đại học Middlesex được Cơ quan đảm bảo chất lượng Vương quốc Anh
(QAA) xếp hạng “đạt chuẩn” cho tất cả các tiêu chí Báo cáo kiểm định của QAA công bố tháng 2/2016 đánh giá, việc duy trì và bảo đảm các tiêu chuẩn học tập; chất lượng học tập của sinh viên; chất lượng thông tin vỀ cơ hội học tập và việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên của Đại học Middlesex đáp ứng được
các tiêu chuân của Vương quốc Anh
Trang 15Đứng thứ 20 trong bảng xếp hạng các trường đại học công lập tại Anh, Đại
học Middlesex đào tạo 5 nhóm ngành chính là kinh tế Thương mại, Công nghệ
thông tin, Nghệ thuật học, Khoa học Xã hội và Y tế - Giáo dục Trong 5 nhóm ngành học này, học sinh có thể lựa chọn 1 trong nhiều ngành nhỏ để đăng ký học chương trình đại học hoặc cao học
Đại học Middlesex có quan hệ hợp tác với Học viện Báo chí và Tuyên truyền từ năm 2012 Các đoàn cán bộ của Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa và đoàn cán bộ kiểm định của Middlesex đều đã sang làm việc tại Học viện Tháng 10/2015, đoàn cán bộ kiểm định và phê duyệt của Đại học Middlesex xác nhận, Học viện đáp ứng đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ và văn bản quản lý để triển khai Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Truyền thông tại Việt Nam
Trong chương trình nhượng quyền với Học viện, Đại học Middlesex sẽ có những trách nhiệm cụ thể sau đây:
- _ Đại học Middlesex sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng của Chương
trình nhượng quyển; cung cấp giáo trình và tài liệu các học phần cho
Học viện; cấp quyền sử dụng thư viện trực tuyến cần thiết để thực hiện các học phần của Chương trình Cử nhân Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Truyền thống cho giảng viên và sinh viên
-_ Đại học Middlesex hỗ trợ Học viện Báo chí và Tuyên truyền nâng cao năng lực cán bộ để triển khai chương trình và cấp bằng Cử nhân (danh dự) Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Truyền thơng cho sinh viên hồn thành Chương trình chuyên ngành
2 2, Những khó khăn và thuận lợi trong triển khai Chương trình
Việc triển khai chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có một số kết quả bước đầu Kết quả này thể hiện rất rõ quyết tâm chính trị của Học viện trong hội nhập quốc tế về đào tạo, đổi mới phương :thức đào tạo và tăng cường chất lượng dạy học Thành công này cũng gắn liền với
quá trình chuẩn bị tích cực về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ Đây là những thuận lợi cơ bản nhưng chương trình đã và đang đứng trước không ít khó khăn và
Trang 16e Thuận lợi
Việc triển khai chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Học viện Báo chí
và Tuyên truyền là quá trình lâu dài với sự chuẩn bị về nhiều mặt Vị thế của Học
viện, quyết tâm chính trị của lãnh đạo nhà trường, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật
chất là những thuận lợi cơ bán
Với tư cách là trường đại học trọng điểm trong hệ thống giáo dục quốc dân
va la cơ sở đào tạo báo chí và truyền thông lớn nhất cả nước, Học viện có ưu thế cạnh tranh so với các cơ sở đào tạo báo chí khác trong cả nước Truyền thống đào tạo 55 của Học viện là nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong hiện tại và tương lai Vị thế và uy tín đào tạo của nhà trường là yếu tố quan trọng bảo đảm sự yên tâm của phụ huynh và thu hút được hỗ sơ của sinh viên Bên cạnh đó, Đại học Middlesex cũng là trường có thế mạnh về đào tạo truyền thông Chương trình đào tạo truyền thông và quan hệ công chúng của trường được xếp hạng khá cao
Hơn thế nữa, chương trình liên kết đào tạo với Đại học Middlesex về Quảng
cáo, Quan hệ công chúng và Truyền thông đến nay vẫn là chương trình đầu tiên
và duy nhất liên kết quốc tế ở trình độ cử nhân ở Việt Nam hiện nay Chương trình này về cơ bản không chịu bất kỳ sự cạnh tranh nào của chương trình cùng loại Cùng với chất lượng đào tạo, tính chất độc nhất là chủ đề quan trọng mà chiến dịch truyền thông và tuyển sinh cần tập trung khai thác
Trong bối cảnh xã hội có những băn khoăn vẻ chất lượng của các chương trình liên kết quốc tế, đặc biệt là những chương trình mới, uy tín của cơ sở đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng Học viện đã xác định đúng khi lựa chọn liên kết về lĩnh vực truyền thông vốn là thế mạnh của nhà trường Mặc dù nhu cầu của
xã hội đối với ngành truyền thông không lớn như lĩnh vực quản trị kinh doanh,
kinh tế hay thương mại quốc tế nhưng lĩnh vực này có rất nhiều tiềm năng khi
ngành truyền thông đang phát triển và trong trung hạn Học viện sẽ không có đối _ thủ cạnh tranh trực tiếp |
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ và giảng viên của Học viện ngày càng được phát triển về số lượng và chất lượng Học viện có một nhóm giảng viên khoảng 20 người có khả năng giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh Những cán bộ,
Trang 17giảng viên này cơ bản được đào tạo Thạc sĩ tại nước ngoài, có kinh nghiệm giảng đạy và tham gia hội thảo ở nhiều trường đại học trên thế giới Đội ngũ cán bộ tiếng Anh được tuyển về Học viện từ năm 2004 đã có sự tích luỹ về chuyên môn _để đủ năng lực giảng dạy chương trình quốc tế
Đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ của nhà trường ngày càng được quan tâm
bồi đưỡng chuyên môn Các giảng viên nguồn của chương trình liên kết được đào
tạo về năng lực sử dụng tiếng Anh để giảng dạy, kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy Các giáo sư nước ngoai nhu Thomas A Bauer, Peter Rodenberg dinh ky dén Hoc vién hang nam dé bồi đưỡng chuyên môn cho giảng viên Tắt -
nhiên, đội ngũ giảng viên này cần tăng cường tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy và tiến hành giảng thử nhằm làm chủ chương trình giảng dạy
Trong những năm vừa qua, Học viện đặc biệt quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ dạy và học Tầng 2, Nhà B1 được nâng cấp bao gồm hệ thống phòng học chức năng, studio và phòng học trực tuyến Hệ thống trực tuyến hiện đại cho phép sinh viên Học viện học tập với các giảng viên nước ngoài qua mạng Internet Các studio báo ảnh, báo in và truyền hình cũng được nâng cấp đáng kể
nhằm bảo đảm điều kiện học tập và thực hành tốt nhất có thể cho sinh viên
Đặc biệt, Đảng uỷ và Ban Giám đốc hết sức quan tâm đến công tác liên kết đào tạo quốc tế, thường xuyên có những chỉ đạo sát sao và sự hỗ trợ cần thiết Bản thân các đồng chí lãnh đạo trong Ban Giám đốc trực tiếp chỉ đạo, ưu tiên thời gian và công sức cho các công việc cấp bách, bám sát tiến độ công việc và xây dựng cơ chế, tạo động lực cho cán bộ làm việc Ngay trong những thời điểm đặc biệt
khó khăn khi nhiều người hoài nghỉ về tính khả thi và khả năng thành công của chương trình, ban lãnh đạo Học viện giữ vững sự kiên định để động viên tỉnh thần
cán bộ yên tâm làm việc e Khó khăn
Việc triển khai chương trình liên kết đào tạo quốc tế có thể nói gặp nhiều khó khăn hơn thuận lợi Ngay từ ban đầu, Ban Chỉ đạo xây dựng chương trình đã nêu rõ quan điểm, nhìn thắng vào các khó khăn để có sự chuẩn bị tích cực nhất,
Trang 18Khó khăn lớn nhất trước hết chính là tâm lý hoài nghi về tính khả thi và khả năng thành công của chương trình Khi ý tưởng và công việc liên kết quốc tế _ được đưa ra, nhiều ý kiến băn khoăn hơn ủng hộ Rất nhiều câu hỏi đặt ra về kinh _nphiệm tổ chức, năng lực của đội ngũ giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất, khả _ năng thu hút được sinh viên Những người trực tiếp tham gia chương trình chịu
áp lực lớn từ nhiều phía
Những băn khoăn đó không phải là không có cơ sở khi sự chuẩn bị về các
điều kiện cần thiết của Học viện tuy có được thực hiện nhưng chưa toàn diện, tích
cực và hiệu quả Nếu liên kết quốc tế là chủ trương lớn thì sự chuẩn bị phải có chiến lược, lộ trình và giải pháp cụ thể, ít nhất để mọi người thấy rằng, đây là công việc có sự chuẩn bị hơn là một ý tưởng nhất thời Thực tế khi Đại học
Middlesex kiểm định Học viện cho chương trình liên kết, họ cũng đặt ra rất nhiều
câu hỏi về năng lực của giảng viên, sự đầy đủ của cơ sở vật chất và sự hoàn chỉnh của hệ thống văn bản quản lý
Bên cạnh đó, Học viện chưa có kinh nghiệm quản lý liên kết đào tạo quốc tế với các đối tác Anh Trước đây, Học viện từng liên kết đào tạo với Đại học Nam Quảng, Trung Quốc để tiếp nhận các học viên Trung Quốc sang học chương trình của Học viện Tuy nhiên, đây là hình thức liên kết hoàn toàn mới, đòi hỏi nhiều hơn về năng lực giảng dạy và tổ chức Là trường đại học có uy tín, Đại học '
Middlesex đã đưa ra những yêu cầu cao nhằm bảo vệ chất lượng đào tạo của mình
Quá trình chuẩn bị đáp ứng các điều kiện của Middlesex, truyền thông và
tuyển sinh, tổ chức chương trình dự bị đều là vừa làm vừa rút kinh nghiệm, làm
đến đâu rút kinh nghiệm đến đó Chính vì vậy, những cán bộ trực tiếp tham gia chương trình nhiều lúc lúng túng trong giải quyết công việc vì nhiều công việc chưa từng có tiền lệ Trong khi đó, việc tham khảo kinh nghiệm của các cơ sở liên kết đào tạo quốc tế khác hầu như không thực hiện được vì phía bạn giữ bí quyết hoặc nếu có tham khảo được thì kinh nghiệm đó không phù hợp với thực tế tại Học viện
Đội ngũ giảng viên của Học viện tuy có một nhóm đủ khả năng giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh nhưng số lượng này chưa nhiều và thực tế chưa
Trang 19từng giảng dạy chương trình của Đại học Middlesex trong thực tế Trong nhiều
năm, nguồn giảng viên của Học viện vẫn tồn tại tình trạng trái ngược: Giảng viên
lớn tuổi, có kinh nghiệm và chuyên môn sâu thì năng lực sử dụng tiếng Anh để
giảng dạy hạn chế trong khi giảng viên trẻ tuổi có năng lực sử dụng tiếng Anh thì kinh nghiệm và chuyên môn còn ở mức độ vừa phải
Các giảng viên tham gia chương trình cần được bồi đưỡng tích cực cả về
năng lực chuyên môn và phương pháp giảng dạy bằng tiếng Anh Quá trình này
_ có thể mất đến 3 năm, trong đó giảng viên cần soạn bài, giảng thử trước bộ môn
và tự rút kinh nghiệm Công việc này đã được triển khai nhưng chưa có kế hoạch, chiến lược lâu dài mà vẫn mang tính chất vụ việc và phụ thuộc phần lớn vào tính
chủ động của từng giảng viên
_ 2.3.Chủ thể và đối tượng của công tác quản lý liên kết đào tạo quốc tế
Công tác quản lý chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Học viện liên
quan đến nhiều hoạt động khác nhau mà mỗi hoạt động lại có chủ thể và đối tượng
quản lý riêng Công tác quản lý chương trình bao gồm các hoạt động chính như: quản lý giảng dạy, quản lý học tập, kiểm tra đánh giá, bảo đảm chất lượng Việc
quản lý chung chương trình do Phòng Hợp tác quốc tế đảm nhận trong khi việc
quản lý chuyên môn do Ban Chủ nhiệm chương trình đảm nhiệm
Hoại động Chủ thê trực tiếp Đồi tượng trực tiếp
Quản lý giảng dạy | Giám đốc Chương trình Giảng viên Quản lý học tập Giáo vụ chương trình Sinh viên
Giáo viên chủ nhiệm Giáo viên học phan Kiểm tra đánh giá | Giáo vién hoc phan Sinh viên Bảo đảm chất lượng | Cán bộ bảo đảm chất lượng | Giáo viên học phần Sinh viên
Trên thực tế, một số hoạt động chưa làm rõ được chủ thể và đối tượng quản
lý do chương trình liên kết đào tạo quốc tế đang ở trong giai đoạn ban đầu Cơ
Trang 20Nhiều công việc được triển khai với sự phối hợp giữa Phòng Hợp tác quốc tế với
._ tư cách là đơn vị thường trực với Ban Quản lý đào tạo, Trung tâm Khảo thí và
Bảo đảm chất lượng, Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, Ban Chủ nhiệm
chương trình Sa |
Trong bối cảnh đó, công tác quản lý chương trình phải làm rõ được nguyên
tắc, trách nhiệm, thẩm quyền, quy trình và tiêu chuẩn đối với các hoạt động chính
Đây là cơ sở để vận hành chương trình và từng bước rút kinh nghiệm Học viện
cần học hỏi kinh nghiệm của các trường đại học như Đại học Ngoại thương, Đại
học Quốc gia, Đại học Kinh tế quốc dân trong việc tổ chức đơn vị chuyên trách
về liên kết đào tạo Đơn vị này cần có chức năng hoạt động khép kín nhằm bảo đảm hiệu quả và khả năng điều phối, phối hợp trách nhiệm | 3 Tong quan vé chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Học viện
3.1 Chương trình dự bị
Ngày 12/05/2016, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số
1558/QĐ-BGDĐT cho phép Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện Chương trình liên kết quốc tế cấp bằng Cử nhân Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Truyền thông với Đại học Middlesex (Vương quốc Anh) Chương trình liên kết đào tạo gồm: Chương trình dự bị và Chương trình chuyên ngành Khoá đầu tiên của Chương trình dự bị khai giảng trong tháng 10/2016 và Chương trình chuyên
ngành sẽ bắt đầu từ tháng 9/2017
| © Muc tiéu va déi tượng
Chương trình dự bị gồm 7 học phần do Học viện Báo chí và Tuyên truyền xây dựng và triển khai Chương trình dự bị có thể được triển khai trước hoặc song song với Chương trình chuyên ngành tuỳ theo đối tượng Chương trình dự bị nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh và rèn luyện kỹ năng học tập cho sinh viên để sinh viên sẵn sàng và có khả năng hoàn thành Chương trình chuyên ngành của Đại học
Middlesex | |
Chương trình dự bị áp dụng với tất cả sinh viên của chương trình liên kết
đào tạo quốc tế Sinh viên đạt chứng chỉ IELTS quốc tế từ 6.0 trở lên được miễn
Trang 21Hỗ trợ sinh viên đạt được điểm IELTS đầu vào 6.0 (không kỹ năng nào
dưới 5.5) để đủ điều kiện học Chương trình chuyên ngành Middlesex
Nâng cao năng lực tiếng Anh học thuật của sinh viên nhằm bảo đảm sinh viên có khả năng tiếp cận và hoàn thành chương trình chuyên ngành
Trang bị cho sinh viên những thuật ngữ vả khái niệm chính trong truyền
thông và quan hệ công chúng để sinh viên có thể tiếp cận các học phần
chuyên sâu trong Chương trình chuyên ngành ;
Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng mềm để sinh viên có thể thành công trong môi trường học tập và môi trường làm việc sau này
Cau triic va mô tả các học phân của Chương trình dự bị
Chương trình dự bị gồm 7 học phần và được triển khai theo hai giai đoạn
TT | Hoe phan Thời lượng | Giảng viên
1 | JELTS Foundation 120 ThS Nguyén Kiéu Linh
IELTS dự bị
2 | Soft Skills 30 TS Vai Thanh Vân Kỹ năng mềm
3- | English for Media 30 ThS Nguyén Thuy Linh
Tiéng Anh chuyên ngành Truyền thông
4 | IELTS Intensive 135 Giang viên bản ngữ
IELTS tích cực
5 | English for Academic Purposes 1 30 ThS Dé Thu Trang
Tiếng Anh học thuật 1
6 | English for Academic Purposes 2 30 TS Nguyén Viét Nga
Tiéng Anh hoc thuat 2
7 | Introduction to Media Studies Nhập môn Truyền thông 30 TS Pham Hai Chung
IELTS dy bj (IELTS Foundation) 1a khoa hoc tap trung vao cac k¥ nang nghe,
Trang 22năng để sinh viên sẵn sảng chuyển sang học phần IELTS tích cực trong giai
đoạn tiếp theo, |
IELTS tích cực (IELTS Intensive) nhằm giúp sinh viên đạt được điểm 6.0
(không kỹ năng nào dưới 5.5) để đủ khả năng học chương trình chuyên ngành
hoàn toàn bằng tiếng Anh Học phần này được triển khai trước khi sinh viên tham gia kỳ thi IELTS chính thức nhằm giúp sinh viên nâng cao kỹ năng
nghe, nói, đọc và viết | "
Ky nang mém (Soft Skills) cung cấp cho sinh viên những kỹ năng thiết yếu để thành công trong môi trường học tập và chuẩn bị sinh viên tham gia môi trường làm việc Sinh viên sẽ có cơ hội học các kỹ năng theo phương thức thực thành Các kỹ năng thiết yếu bao gồm làm việc nhóm, giải quyết vấn đẻ, ra quyết định, lập kế hoạch và thuyết trình Sinh viên sẽ học kỹ năng qua các bài tập phân tích, giải quyết tình huống, bài tập nhóm và bài tập đóng vai Tiếng Anh chuyên ngành truyền thông (English for Media) phát triển kiến thức về truyền thông đồng thời nâng cao khả năng tiếng Anh chuyên ngành truyền thông cho sinh viên Sinh viên sẽ học những khái niệm và thuật ngữ chính vẻ truyền thông nhằm chuẩn bị cho sinh viên tiếp cận kiến thức chuyên ngành trong chương trình chuyên ngành Học phần cũng trang bị cho sinh viên những kỹ năng cụ thể như viết tít hay viết bài giới thiệu Sinh viên học thông qua các tài liệu và bài tập thực tế |
Tiéng Anh hoc thuat 1 (English for Academic Purpose 1) nham nâng cao kỹ nang viét cho sinh vién Sinh vién duoc rèn luyện viết các bài luận từ 250- 300 từ về các chủ đề trong truyền thông, quan hệ công chúng và quảng cáo Học phần tập trung vào việc xây đựng, phát triển và trình bày ý tưởng Học phần cũng rèn luyện văn phong học thuật cho sinh viên nhằm giúp sinh viên viết được bài luận có kết cấu tốt, rõ ràng và mạch lạc
Tiếng Anh học thuật 2 (English for Academic Purpose 2) là học phan 6 trinh độ cao hơn so với Tiếng Anh học thuật 1 nhằm giúp sinh viên nâng cao năng lực tiếng Anh để có thể hoàn thành được các bài tập trong chương trình chuyên ngành Sinh viên sẽ học cách viết các bài luận từ 1000-2000 từ về
Trang 23các chủ đề trong truyền thông, quan hệ công chúng và quảng cáo Sinh viên
cũng học cách trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn
© Nhập mơn truyền thông (Inroduction to Media Sfuđies) giới thiệu các khái niệm và vấn đề cơ bản trong nghiên cứu truyền thông Sinh viên sẽ làm quen
với các lý thuyết chính trong nghiên cứu truyền thông và ý nghĩa của chúng Học phần này giúp sinh viên học cách tiếp cận truyền thông trên phương
diện lý thuyết và thực hành nhằm giúp họ phát triển khả năng tư duy và lập
luận trong lĩnh vực truyền thông | ¢ Quan ly Chuong trinh dw bi
Chương trình dự bị do Phòng Hợp tác quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền quản lý và vận hành Nếu sinh viên có câu hỏi về chương trình học tập, thời khoá biểu, giảng viên hay cần yêu cầu sự hỗ trợ, sinh viên có thể liên hệ với ThS Nguyễn Minh Phương, chuyên viên phụ trách chương trình
Học viện cung cấp các hình thức hỗ trợ về học thuật và hành chính cho sinh viên nhằm giúp sinh viên có trải nghiệm học tập tích cực và đạt được kết quả học
tập mong muốn Các hình thức hỗ trợ phổ biến bao gồm tổ chức học phụ đạo
nhóm, học phụ đạo cá nhân, cố vẫn học tập giới thiệu tài liệu học tập và tư vấn học tập đại học hiệu quả
3.2 Chương trình chuyên ngành
s_ Mục tiêu và đối tượng của Chương trình chuyên ngành
Chương trình chuyên ngành Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Truyền thông dành cho sinh viên đạt được các tiêu chuẩn đầu vào theo quy định của Đại học Middlesex Mục tiêu của chương trình bao gồm:
- Trang bị cho sinh viên kiến thức và hiểu biết về các hoạt động, quy trình và bối cánh xã hội của quảng cáo và PR thông qua quan điểm mang tính phê bình được rút ra từ các nghiên cứu truyền thơng và văn hố;
Trang 24-_ Trang bị cho sinh viên các kỹ năng tư duy, đặc biệt là kỹ năng phân
tích, tổng hợp, đánh giá và khả năng vận dụng những kỹ năng này một
cách sáng tạo nhằm giải quyết các vấn đề thực tế; |
- Trang bi cho sinh viên thái độ tích cực, ham hiểu biết nhằm nâng cao năng lực cho quá trình học tập độc lập; |
- Khuyến khích và thúc đây quá trình học tập tự chủ và độc lập, phát triển các kỹ năng viết và nói thành thạo và năng lực làm việc độc lập cũng
như làm việc theo nhóm; |
- Chuẩn bị cho sinh viên học cao hơn hoặc làm việc bằng việc mang lại trải nghiệm dạy và học kích thích và khuyến khích năng lực tư duy và sáng tạo đồng thời phát triển các kỹ năng làm việc xuất sắc | ©_ Cấu trúc và mô tả các học phần của Chương trình chuyên ngành
Chương trình chuyên ngành gồm 12 học phần do Đại học Middlesex xây
dựng và bảo đảm chất lượng và đo Học viện triển khai tại Việt Nam Chương trình
kéo dài 3 năm và dành cho những sinh viên đã hoàn thành Chương trình dự bị và
đạt điểm IELTS 6.0 (không có kỹ năng nao dưới 5.5) Toàn bộ chương trình được
giảng dạy và học tập bằng tiếng Anh |
Mã học phần | Tên học phần Số tín chỉ | Thời lượng
MED 1000 | Phân tích truyền thông 30 300 giờ
MED 1002 Nhập môn truyền thông và xã hội 30 300 giờ
MED 1001 | Sản xuất truyền thông 30 300 giờ
MED 1020 Quảng cáo và PR thực hành 30 300 giờ MED 2000 Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu 30 300 giờ MED 2001 Sản xuất truyền thông nâng cao 30 300 giờ
MED 2020 Hoạt động quảng bá 30 300 giờ
MED2053 | Báo chí toàn cầu 30 300 giờ
MED3000 -| Dự án độc lập 30 300 giờ
MED 3020 Các vẫn để trong văn hóa quảng bá 30 300 giờ MED 3052 Sự kiện truyền thông và văn hóa tin tức | 30 300 giờ
MED 3057 | Quan hệ công chúng quốc tế 30 300 giờ -
Trang 25
» MED 1000- Phân tích truyền thông: Học phần sẽ tập trung thảo luận và phân
_ tích các thông điệp được sản xuất và phổ biến trên các phương tiện truyền
thông khác nhau Sinh viên sẽ tìm hiểu mối quan hệ giữa văn bản và bối cảnh, phù hợp với các bài tập của họ trong học phần MED1002 — Đại cương về truyền thông và xã hội Nội dung học phần gồm các lý thuyết cơ bản được
đúc rút từ các nghiên cứu truyền thông và văn hoá và việc vận dụng chúng đối với các trường hợp nghiên cứu cụ thể Sinh viên sẽ tìm hiểu quyền lực,
quyên hạn và giá trị văn hoá được thể hiện như thế nào thông qua các hình
thức biểu đạt khác nhau
s ÄM/ED 1001 - Sản xuất truyền thông: Thông qua quá trình dạy và học theo hình thức hội thảo, hoc phan này sẽ giới thiệu với sinh viên các hoạt động sản xuất truyền thông khác nhau và đưa ra những lập luận về vai trò của công nghệ trong việc định hình nhận thức của chúng ta về hoạt động sản xuất
truyền thông Chương trình được tổ chức theo các nhóm chủ đề và gắn với
những yêu cầu thực tế của các ngành công nghiệp sáng tạo Học phần sẽ bao gồm sự kết hợp của các nền táng và quá trình: công nghệ di động, phát thanh, nhiếp ảnh, chế bản điện tử, sản xuất truyền thông số và tổ chức sự kiện -
¢ MD 1002— Nhập môn truyền thông và xã hội: Với tư cách là những nhà
truyền thông chuyên nghiệp trong tương lai, mỗi sinh viên cần hiểu rõ vai trò của truyền thông trong mọi lĩnh vực của cuộc sống sinh viên cần học cách phát huy vai trò đó trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình để tạo ra cơ hội đem lại sự thay đổi và hoàn thành trọng trách của mình trước toàn xã hội Để thực hiện được điều này, chúng tôi yêu cầu sinh viên tiến hành những chiến dịch truyền thông về những vấn dé trong xã hội
s MED 1020~ Quan hệ công chúng và quảng cáo thực hành: Học phần này cung cấp kiến thức tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động quảng cáo và quan hệ công chúng Các hoạt động thực tiễn, các quy trình và các ngành công nghiệp cụ thể sẽ được tìm hiểu trong quá trình phân tích lý thuyết và các tranh luận về tác động xã hội, kinh tế và chính trị của các hoạt
Trang 26xem xét cách thức sử dụng các nghiên cứu tiêu dùng và lý thuyết hành vi tiêu dùng trong các chiến lược marketing và truyền thông chính trự/xã hội _
A4ED 2000 — Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu: Dựa trên các học phần
liên quan sinh viên đã học, học phần này được thiết kế để giúp sinh viên chuẩn bị cho học phần MED 3000 - Dự án độc lập và phát triển kỹ năng
nghiên cứu thiết yếu trong ngành công nghiệp truyền thông Qua đó giới thiệu cho sinh viên những kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu trọng tâm
trong học thuật cũng như trong thực hành chuyên môn Học phần được chia thành ba phần: cách thức tiếp cận, phương pháp và các dự án
MED 2001 - Sdn xuất truyền thông nâng cao: Học phần này sẽ giúp học viên tim ra những nguyên lý chính về truyền thông và phương pháp tiếp cận cụ thể cho mỗi loại hình sản xuất truyền thông Học phần sẽ sử dụng phương pháp và các kỹ thuật theo chuẩn mực hiện đại Sinh viên được tham gia vào tắt cả các khâu sản xuất; lên kế hoạch tô chức và sản xuất, Chương trình học được tổ chức trên nền tảng chuyên ngành và phù hợp với yêu cầu thay đỗi của thực tế
AMED 2020 —- Hoạt động quảng bá: Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về những hoạt động và quá trình nghiên cứu, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá trong các chiến dịch quảng cáo và quan hệ công chúng sinh viên tham gia học phần này sẽ phát triển những kỹ năng trong nghiên cứu vào
việc sáng tạo và hình thành tư duy phản biện để tạo ra những chiến lược quan
hệ công chúng, quảng cáo và truyền thông hiệu quả Kiến thức thực tế trong học phần này sẽ tập trung phát triển những kỹ năng trong lĩnh VỰC "truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC)
MED 2053— Báo chí toàn cẩu: Học phần này tập trung vào 'tin tức' như công
_ việc cơ bản của các nhà báo MED2053 được thiết kế dé tăng hiểu biết của
sinh viên về các nền văn hóa báo chí và đem lại cho sinh viên cái nhìn sâu sắc về các quá trình sản xuất và lưu thông tin tức trên các phương tiện truyền thông hiện nay Nó sẽ cung cấp cho sinh viên những công cụ cần thiết để
Trang 27hiểu làm thế nào tin tức tạo ra tri thức, những ký ức chung và giúp chúng ta thiết lập ý thức về bản sắc và vị trí
s M⁄ED 3000 - Dự án độc lập: Dự án độc lập đòi hỏi sinh viên thể hiện khả
năng tốt nhất trong việc kết hợp lý thuyết và thực hành trong suốt quá trình
học tập của mình Dự án này nhắn mạnh vào việc tự học và tự nghiên cứu một cách độc lập nhằm kiểm tra cả năng lực trí tuệ và khả năng sắp xếp thời gian của sinh viên Mục đích của khóa học là cung cấp cho sinh viên cơ hội nghiên cứu có chiều sâu về một vấn đề cụ thể; nhằm có được những lý thuyết
quan trọng và áp dụng nó để có được sự hiểu biết lớn hơn về các đối tượng
nghiên cứu |
¢ MED 3020 — Cac vdn dé trong van hoá quảng bá: Trong suốt thế kỳ XX,
ngành quảng cáo vả quan hệ công chúng đã trở thành trung tâm của đời sống kinh doanh, chính trị và văn hóa Những sự phát triển như vậy luôn là đối tượng cho các cuộc tranh luận nhưng giờ đây, trong một giai đoạn được đánh dấu bởi các cuộc khủng hoảng chưa từng có về kinh tế và môi trường, chúng nhận được ngày càng nhiều ý kiến tranh cãi Mục đích của học phần là giới thiệu cho sinh viên về những sự phát triển này và các vẫn đề đạo đức quan trọng cũng như các cuộc tranh luận nỗi lên từ những sự phát triển này Nội dung chương trình gồm 3 phần chính: các vấn đề cơ bản; đạo đức và quy
định nghè nghiệp và tư duy phân tích
s M⁄ED 3052— Sự kiện truyền thơng và văn hố tin tức: Sự hiện điện của truyền
thông trong cuộc sống của chúng ta chưa bao giờ rộng khắp như hiện nay Với tốc độ phát triển chóng mặt của truyền thông số, sự phổ biến của Internet
và những thay đổi do tiến trình toàn cầu hóa mang lại, thật khó để hình dung
ra một thế giới không có truyền thông 24/7, không truyền thông theo thời
gian thực với nhu cầu ngày một tăng Học phần MED3052 nhằm đánh giá vấn đề này thông qua việc khảo sát và điều tra thực tiễn truyền thông đương
đại, hoạt động của những người làm truyền thông và các kết quả của chúng
Học phần này cũng có mục tiêu hướng dẫn sinh viên hiểu được những vấn
Trang 28s MED 3057-— Quan hệ công chúng quốc rễ: Học phần nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý truyền thông quốc tế Sinh viên tham gia hoc phan có thể mở rộng kiến thức và hiểu biết về sự phát triển và thực trạng quan hệ
công chúng tại các khu vực khác nhau trên thế giới — giữa các thị trường mới nổi cũng như các thị trường đã phát triển — và về sự ảnh hưởng của truyền thông kỹ thuật số trong thực hành quan hệ công chúng chuyên nghiệp hàng
ngày Sinh viên có thể phát triển các kỹ năng nâng cao trong việc trình bày
và đánh giá các hoạt động quan hệ công chúng trong bối cảnh kỹ thuật số và
quốc tế
® Quản lý Chương trình Chuyên ngành
Chương trình chuyên ngành Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Truyền thông do Phòng Hợp tác quốc tế điều phối và quản lý; do Ban Chủ nhiệm chương trình liên kết đào tạo của Học viện vận hành phối hợp với Ban Chủ nhiệm chương trình của Đại học Middlesex
Sinh viên của Chương trình liên kết quốc tế tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền được cấp thẻ sinh viên, tài khoản truy cập vào thư viện trực tuyến của Đại học Middlesex và được cấp bằng Cử nhân Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Truyền thông khi tốt nghiệp Trong quá trình học tập, sinh viên đủ điều kiện có thể chuyển tiếp sang các cơ sở đào tạo khác của Đại học Middlesex trên thế giới
Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Giám đốc chương trình là người chịu trách nhiệm cao nhất về việc quản lý và bảo đảm chất lượng chương trình theo các quy định của Đại học Middlesex Chủ nhiệm chương trình là người chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn của chương trình, phối hợp với Chủ nhiệm _ chương trình của Đại học Middlesex trong việc triển khai các hoc phan
Trang 29Chương 2: Quản lý hoạt động giảng dạy và học tập của Chương trình
1 Quản lý hoạt động giảng dạy
1.1 Giám đốc chương trình
Giám đốc chương trình liên kết đào tạo quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Truyền thông là vị trí quản lý Giám đốc Chương trình là người chịu
trách nhiệm về việc điều phối và quản lý chương trình, bảo đảm chương trình đào
tạo được thực hiện theo Thoả thuận hợp tác giữa Học viện và Đại học Middlesex e_ Bồ nhiệm Giám đốc Chương trình
Giám đốc chương trình liên kết đào tạo quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Truyền thông do Học viện Báo chí và Tuyên truyền bổ nhiệm Giám đốc chương trình là vị trí quản lý và được giao cho cán bộ quản lý có vai trò điều phối trong tổ chức Việc bổ nhiệm Giám đốc chương trình được thông báo cho Dai hoc Middlesex,
Người được bổ nhiệm làm Giám đốc chương trình phải đáp ứng được các
tiêu chuẩn cụ thể như sau:
- Có bằng Tiến sĩ và uy fín trong lĩnh vực liên quan > Có Kinh nghiệm giảng đạy quốc tế
- Có kinh nghiệm quản lý giảng dạy và quản lý đề án quốc tế - C6 kha nang tiéng Anh đáp ứng yêu cầu giao tiếp và làm việc -_ Có khả năng truyền thông với ban lãnh đạo, đồng nghiệp và đối tác
s_ Mô tả công việc của Giám đốc Chương trình
Giám đốc chương trình là người điều hành chương trình đào tạo do Ban
Giám đốc Học viện bé nhiệm Giám đốc chương trình chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động quản lý đào tạo và bảo đảm chất lượng đối với chương trình liên quan Giám đốc chương trình bảo đảm, chương trình đào tạo được triển khai bằng phương thức dạy, học và đánh giá phù hợp
Giám đốc chương trình có trách nhiệm giải đáp các phản hồi của sinh viên,
giám thị ngoài và các uỷ ban quản lý (PSRB) đồng thời bảo đảm sinh viên được
Trang 30¢ Trach nhiém cia Giảm độc chương trình `
Nội dung Trách nhiệm cụ thể
Tham mưu Tham mưu và giúp việc cho Ban Giám đốc trong việc triển khai chương trình liên kết đào tạo quốc tế theo Thoả thuận hợp tác giữa Học viện và Đại học Middlesex
Quản lý đào tạo Quản lý chương trình dự bị của Học viện nhắm bảo đảm
nguồn sinh viên đầu vào cho chương trình chuyên ngành và
bảo đảm sự chuyển tiếp thuận lợi của sinh viên từ chương
trình dự bị sang chương trình chuyên ngành
Điều phối và quản lý việc triển khai chương trình liên kết đảo tạo quốc tế theo các tiêu chuẩn, nguyên tắc, quy trình và hướng dẫn của Đại học Middlesex quy định tại Số tay
Học tập và Nâng cao chất lượng (LQEH), Số tay Chương
trình và các tài liệu liên quan khác
Truyền thông và kết
nôi
Kết nối các bộ phận khác nhau đề thúc đây việc triển khai chương trình đào tạo theo chức năng của từng bộ phận; lãnh đạo các nhóm nhỏ để xây dựng các khoá học hoặc soạn thảo các báo cáo; giám sát việc xây dựng và triển khai các khoá học mới
Bảo đảm chất lượng Tham gia các hội đông kiêm định và đánh giá, hội đông học
tập; nâng cao chất lượng của chương trình đào tạo theo các
chuẩn mực và quy trình được làm rõ trong các văn bản liên quan; giám sát quá trình kiểm tra và đánh giá bảo đảm nguyên tặc khách quan, công băng và chính xác
Xây dựng kế hoạch
Xây dựng các kê hoạch trung hạn và dai han vé tuyên sinh,
nâng cao năng lực cán bộ, phát triển chương trình, mở rộng mạng lưới hợp tác và triển khai các hoạt động đánh giá Huy động các nguồn lực tài chính, nhân lực cần thiết cho
việc thực hiện kế hoạch
Điểều phối việc xây dựng và phê duyệt các kế hoạch như thời
khoá biểu, chương trình học tập, chương trình trao đổi
Trang 31
Nội dung Trách nhiệm cụ thể
Nghiên cứu Thực hiện các nghiên cứu nhằm phát triển chương trình như
nghiên cứu thị trường, nghiên cứu phương pháp giảng đạy,
nghiên cứu phương thức quản lý đào tạo
Nhân sự Tô chức đội ngũ giảng viên có năng lực giảng dạy đáp ứng
các tiêu chí đã được xác định; phát triển nhóm cán bộ vận
hành chương trình; xây dựng mạng lưới các giảng viên trong nước và quốc tế có khả năng tham gia chương trình
1.2 Chủ nhiệm chương trình
Chủ nhiệm chương trình liên kết đào tạo quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công
chúng và Truyền thông là vị trí chuyên môn Chủ nhiệm chương trình là người chịu trách nhiệm cao nhất về các vấn đề học thuật của chương trình, bảo đảm chương trình đảo tạo được thực hiện theo Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện và Đại học Middlesex
© Bo nhiệm Chủ nhiệm chương trình
Chủ nhiệm chương trình liên kết được bổ nhiệm bởi cả Học viện Báo chí
và Tuyên truyền và Đại học Middlesex Chủ nhiệm chương trình là một vị trí chuyên môn nhưng có thể được giao cho một cán bộ quản lý có vai trò tổng quan trong tô chức Một cán bộ có thê được bổ nhiệm làm chủ nhiệm của các chương trình khác nhau
về phía Đại học Middlesex, việc bổ nhiệm Chủ nhiệm chương trình do Khoa Truyền thông và Công nghiệp sáng tạo quyết định Về phía Học viện Báo
chí và Tuyên truyền, việc bổ nhiệm Chủ nhiệm chương trình do Ban Giám đốc
quyết định trên cơ sở sự tham mưu của Trưởng ban Tổ chức Cán bộ và Giám đốc chương trình
Người được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm chương trình phải đáp ứng được các
tiêu chuẩn cụ thể như sau:
- _ Có bằng Tiến sĩ và uy tín học thuật trong lĩnh vực liên quan
Trang 32-_ Có kinh nghiệm quản lý chuyên môn
- - Có khả năng tiếng Anh đáp ứng yêu cầu giao tiếp, giảng dạy và trao đỗi
chuyên mơn |
© M6 ta céng viéc cia Chủ nhiệm chương trình
Chủ nhiệm chương trình chịu trách nhiệm đảm bảo việc duy trì các tiêu chuẩn và việc triển khai chương trình hợp tác, việc liên lạc hiệu quả với nhau và
với các cán bộ quản lý chủ chốt trong mỗi tổ chức như được nêu trong bản hướng _
dẫn này Chủ nhiệm chương trình là đầu mối liên lạc chính đối với các van dé học
thuật của chương trình Chủ nhiệm chương trình của cả hai cơ sở đào tạo cùng
nhau đảm bảo chương trình được triển khai đúng như thoả thuận sau khi kiểm định/đánh giá và/hoặc theo công nhận cơ quan pháp định và cơ quan quản lý
chuyên môn (PSRB) |
Trung tâm Hợp tác đào tạo của Đại học Middlesex là đầu mối liên lạc chính cho mọi hoạt động quản lý và truyền thông liên quan đến chương trình và quan hệ hợp tác Phòng Hợp tác quốc tế của Học viện Báo chí và Tuyên truyền là đầu mối liên lạc chính cho mọi hoạt động quản lý và truyền thông liên quan đến
chương trình và quan hệ hợp tác |
Chủ nhiệm chương trình phải làm quen với quy trình và quy định đảm bảo chất lượng của Đại học Middlesex và làm theo Biên bản ghi nhớ hợp tác và các
Thoả thuận chuyển tiếp trong chương trình nếu có Chủ nhiệm chương trình đồng
thời có các trách nhiệm về nhân sự, đặc biệt là bảo đảm và nâng cao năng lực
chuyên môn của giảng viên các học phản
e Trach nhiém cua Chi nhiệm chương trình
Nội dung Trách nhiệm cụ thể
Phát triỀn nhân sự Xác định các nhu câu phát triển nhân sự: các van đề liên
quan đến học thuật, phương pháp sư phạm, tập huấn về các
hệ thống và quy trình đào tạo của Đại học Middlesex
Truyền thông Là đầu mối liên lạc chính về học thuật giữa Đại học Middlesex và Học viện về các vấn đề giảng đạy, triển khai
chương trình, tổ chức giảng viên
Trang 33
| Nội dung Trách nhiệm cụ thể Đảm bảo và nâng cao Tư vẫn cho bộ phận đảm bảo chất lượng và bộ phận quản lý chất lượng đào tạo, cố vấn và hướng dẫn cho giảng viên về mọi khía
cạnh của việc đảm bảo và nâng cao chất lượng chương trình
Tham gia giải quyết các khó khăn hay thay đổi trong hoạt động đào tạo
Số tay chương trình | Làm việc với đối tác để đảm bảo răng Đại học Middlesex cung cấp bản cập nhật số tay chương trình, số tay học phần
và tiêu chuẩn chương trình bản theo đúng mẫu
Phản hỗi sinh viên ? Asie eA Bao đảm những phản hồi của sinh viên về quá trình học tập được ghỉ nhận và giải quyết phù hợp theo các quy trình và nguyên tắc do Đại học Middlesex quy định
Tuyển dụng giảng
viên Bảo đảm việc tuyên dụng giảng viên cho các học phân tuân thủ tiêu chí, nguyên tắc và quy trình của Đại học Middlesex
và cung cấp đầy đủ thông tin cho Middlesex về các thay đổi
liên quan đến giảng viên
Tuyên sinh sinh viên
Bảo đảm răng các yêu cầu của Đại học Middlesex về việc
cung cấp thông tin sinh vién được đáp ứng
1.3 Trách nhiệm của giảng viên
®_ Lựa chọn giảng viên
Mỗi học phần có ít nhất 01 giảng viên phụ trách của Học viện và 01 giảng
viên phụ trách của Đại học Middlesex Giảng viên tham gia giảng dạy Chương trình Cử nhân quốc tế gồm các giảng viên trong nước và quốc tế, trong đó có các giảng viên cơ hữu của Học viện và các giảng viên mời từ bên ngoài
Giảng viên được Hội đông chuyên môn của Học viện lựa chọn trên cơ sở
xét duyệt hồ sơ của ứng viên và dự giờ giảng trong trường hợp cần thiết Hội đồng
chuyên môn tuyển chọn giảng viên gồm: Giám đốc Chương trình; Chủ nhiệm Chương trình và một cán bộ có uy tín trong lĩnh vực tuyến chọn
Trang 34- _ Có bằng Thạc sĩ trở lên trong lĩnh vực giảng dạy -_ Có khả năng giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh
- Có bằng Cử nhân tiếng Anh hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như
IELTS, TOEFL hoặc bằng đại học, thạc sĩ do đại học nước ngoài cấp - Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
- Ưu tiên những giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy quốc tế
Giảng viên cần có bản tự giới thiệu, sơ yếu lý lịch theo mẫu và các minh chứng về bằng cấp, trình độ Hỗ sơ giảng viên được quản lý tại Phòng Hợp tác quốc tế và cung cấp cho Đại học Middlesex theo yêu cầu
Việc tuyển chọn giảng viên cho Chương trình liên kết được thực hiện theo
quy trình sau đây: | |
- Buée 1: Ung vién git ly lịch khoa học và các mỉnh chứng về năng lực
- Bước 2: Ban Chủ nhiệm chương trình thẩm định hồ sơ ứng viên
~ Bước3: Ứng viên đủ tiêu chuẩn được mời phóng vấn và giảng thử -_ Bước 4: Hội đồng đánh giá và ra quyết định lựa chọn
s Mô tả công việc của giảng viên
Nội dung Trách nhiệm cụ thể
Nghiên cứu và chuẩn | Giảng viên cần nghiên cứu (1) Số tay Chương trình; (2) Số
bị bài giảng tay học phần; (3) Tài liệu giảng đạy và (4) Tài liệu tham
khảo để chuẩn bị bài giảng
Giảng dạy Giảng dạy học phân theo đúng tiến độ và nội dung được mô ta trong Sé tay hoc phan Moi sự thay đổi về nội dung, tién
độ, phương pháp kiểm tra, đánh giá cần có sự trao đổi với
Chủ nhiệm Chương trình của hai cơ sở đào tạo
Đánh giá quá trình | Đánh giá sinh viên trong suốt quá trình học tập thông qua
việc (1) phản hồi về tiến bộ và kết quả học tập của sinh viên
để sinh viên kịp thời điều chỉnh phương pháp, thái độ, tiến
độ học tập; (2) hướng dẫn sinh viên thực biện các bài tập
không tính vào điểm hết môn; (3) tổ chức các bài kiểm tra
điều kiện theo các hình thức khác nhau
Trang 35
Nội dung Trách nhiệm cụ thể
Đánh giá cuỗi kỳ Thực hiện đánh giá cuỗi kỳ đôi với sinh viên theo phương
thức đã được mô tả rõ hoặc được thống nhất với giảng viên của Đại học Middlesex Đánh giá cuối kỳ bao gồm việc ra
đề thi, coi thi và chấm thi Giảng viên không được tự ý thay
đổi phương thức đánh giá cuối kỳ khi chưa có sự trao đổi với Chủ nhiệm chương trình và giảng viên phụ trách của
Đại học Middlesex
Quản lý sinh viên Giảng viên có trách nhiệm quản lý sinh viên trong thời gian lên lớp của mình thông qua việc (1) điểm đanh chuyên cần mỗi buổi học; (2) duy trì kỷ luật lớp học theo nội quy học tập; (3) trao đổi với cán bộ quan lý chương trình về tình hình
lớp học khi có vấn đề cần giải quyết; (4) cung cấp báo cáo
về tình hình lớp học khi kết thúc học phần
2 Quản lý hoạt động học tập
2.1 Quản lý hỗ sơ sinh viên
Hồ sơ sinh viên do Phòng Hợp tác quốc tế phát hành, lưu giữ và quản lý trong suốt quá trình học tập của sinh viên, phục vụ việc nhập học, theo dõi tiến độ
học tập và là cơ sở để đưa ra các quyết định khen thưởng, kỷ luật và xét tốt nghiệp
Hô sơ của sinh viên bao gôm các tài liệu theo mẫu tại Phụ lục 1: Đơn đăng ký dự tuyến tiếng Việt và tiếng Anh
01 bản sao dịch thuật, công chứng Học bạ THPT
01 bản sao dịch thuật, công chứng Bằng/Giấy tốt nghiệp THPT
01 bản sao dịch thuật, công chứng Phiếu bảo điểm thi THPT quốc gia
01 bản photo chứng chỉ tiếng Anh (nếu có)
01 bản sao công chứng hộ chiếu hoặc chứng minh thư
03 ảnh 3x4
Hồ sơ sinh viên do giáo vụ chương trình lưu giữ theo nguyên tắc bảo mật
Trang 36làm đơn đề nghị và có sự đồng ý của Giám đốc chương trình Việc quản lý hô sơ sinh viên tuân theo các nguyên tắc sau đây:
Bao dam day du, chính xác và bổ sung kịp thời
Theo sát tình hình và tiến độ học tập của mỗi sinh viên
Sắp xếp khoa học dễ bổ sung, để tìm kiếm, dễ lưu trữ và đễ thống kê
Thực hiện chế độ bảo mật theo quy định
Trên cơ sở hồ sơ của sinh viên, giáo vụ tiên hành phân loại, lưu trữ; thông kê và điện tử hoá theo các mẫu để phục vụ cho hoạt động quản lý sinh viên, giảng dạy và học tập Các mẫu văn bản thống kê tổng hợp từ hồ sơ sinh viên bao gồm:
Danh sách liên lạc sinh viên
Danh sách điểm danh sinh viên ˆ
Danh sách thi các học phần Bảng điêm các học phân Bang theo dõi đóng học phí | 2.2 Quản lý chuyên cần
Sinh viên cần bảo đảm thời gian đi học và không được nghỉ quá số giờ cho
phép Nếu vượt quá số giờ nghỉ cho phép, sinh viên không đủ điều kiện thi hết
môn và có thể phải học bù hoặc học lại học phần Việc quản lý chuyên cần sinh viên được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
Sinh viên không được nghỉ học vượt quá 15% tổng thời gian của học
phần dù có lý do hay không có lý do
Sinh viên nghỉ học cần làm đơn theo mẫu tại Phụ lục 2 Nếu nghỉ ốm | hoặc bệnh, cần có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thâm quyên
Sinh viên đi học muộn 15 phút sau giờ vào lớp thì tính như nghỉ học
Việc điểm danh do giáo viên phụ trách học phần thực hiện mỗi buổi học
và quyết định của giáo viên phụ trách là quyết định cuối cùng
Bảng điểm danh được coi là căn cứ xác định điều kiện thi hết môn của sinh viên
Trong một số trường hợp, giảng viên có thể sử dụng bài kiểm tra như một hình thức điêm danh tính vào điêm chuyên cân của sinh viên
Trang 37Việc quản lý chuyên cân được thực hiện với sự tham gia của Giám đốc
Chương trình; cán bộ bao dam chat lượng; giáo vụ; giảng viên phụ trách học phần
và ban cán sự lớp Nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân như sau:
Giám đốc Chương trình có thể kiểm tra tình hình lớp học trong những
trường hợp cần thiết Việc kiểm tra của Giám đốc Chương trình có thể
được thông báo hoặc không được thông báo trước cho giảng viên và
sinh viên a
Cán bộ bảo đảm chat lượng cần thực hiện việc phối hợp điểm danh ngẫu
nhiên nhằm kiểm tra tong số sinh viên có mặt và nghỉ học Khi thực hiện kiểm tra, cán bộ bảo đảm chất lượng không được phép can thiệp vảo
hoạt động lớp học 7
Giáo vụ chịu trách nhiệm chuẩn bị và cung cấp cho giảng viên danh sách điểm danh theo từng học phân, tổng hợp kết quả điểm danh để làm cơ sở xét điều kiện hết môn của sinh viên; tiếp nhận các đơn nghỉ học, khiếu nại của sinh viên về chuyên cần
Giảng viên phụ trách có trách nhiệm điểm danh sinh viên mỗi buổi học theo danh sách hoặc làm bài kiểm tra Cuối khoá học, danh sách điểm danh của giảng viên được coi là cơ sở xét điều kiện hết môn của sinh viên
Ban cán sự lớp có nhiệm vụ nhắc nhở sinh viên đi học đúng giờ, bảo đảm giờ lên lớp; ghi số đầu bài và hỗ trợ giảng viên trong việc quản lý chuyên cân
Việc thông báo chuyên cần cho sinh viên được thực hiện theo trình tự và hình thức sau đây:
Hàng tháng tại cuộc họp tình hình sinh viên định kỳ, giáo vụ cung cấp
đanh sách tổng hợp số giờ nghỉ của sinh viên trong tháng
Giảng viên phụ trách thông báo trực tiếp cho sinh viên khi số giờ nghỉ của sinh viên vượt 10% tổng thời gian học phần
Giáo vụ thông báo trực tiếp cho sinh viên khi số giờ nghỉ của sinh viên
Trang 38- Giám đốc chương trình gửi văn bản thông báo cho phụ huynh và sinh viên khi sinh viên nghỉ quá số thời gian được phép
Trong quá trình học tập của sinh viên, giáo viên chủ nhiệm cần giữ liên lạc
với gia đình sinh viên, kịp thời thông báo cho gia đình sinh viên những vấn đề cần lưu tâm về chuyên cần và thái độ học tập của sinh viên
2.3 Thông báo cho sinh viên
Sinh viên được cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời trong suốt quá trình học tập nhằm giúp sinh viên định hướng hoạt động học tập của mình Sinh viên được thông báo về:
- Số tay chương trình - Số tay học phần
- - Quy định về quyển lợi và nghĩa vụ của sinh viên
- Thông tin về chương trình học tập, thời khoá biểu, giảng viên, kiểm tra đánh giá, học phí, tài liệu học tập
- Kết quả kiểm tra đánh giá thường xuyên và cuối kỳ
- _ Các dịch vụ hỗ trợ sinh viên như thư viện, tài chính sinh viên -_ Các hoạt động ngoại khoá và xã hội
Việc thông báo cho sinh viên được thực hiện theo các hình thức khác nhau
tuỳ vào tính chất và thời điểm thông tin Sinh viên có thể nhận được thông báo
thông qua tin nhắn điện thoại, thư điện tử, văn bản, bảng thông báo, thông báo trên facebook và website Việc thông báo sẽ do giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo vụ hoặc giám đốc chương trình thực hiện
Trong trường hợp sinh viên nghỉ ngờ tính xác thực hoặc tính chính xác của thông tin, sinh viên có trách: nhiệm phản hồi với bộ phận quản lý chương trình Những thông tin quan trọng như học phí, lịch thi, kết quả học tập sẽ được thông báo bằng văn bản chính thức Các thông tin ít quan trọng hơn hoặc mang tính cấp bách như thay đổi lịch học, dịch vụ hỗ trợ sinh viên, hoạt động ngoại khoá sẽ được thông báo bằng các hình thức như tin nhắn, gọi điện, thư điện tử
Trang 39Các nguồn thông tin chính thức của Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Truyền thông cụ thể như sau: | - Hotline: 0981.55.33.88 - Facebook: middlesexvietnam.ajc - Website: ajc.edu.vn - Email: phonghoptacquocte@ajc.edu.vn 3 Xử lý khiếu nại và vi phạm học tập của sinh viên 3.1 Các nguyên tắc Chung
Trọng quá trình học tập, một mặt sinh viên được bảo đảm đầy đủ các quyền lợi của mình theo quy định, bao gồm quyền được khiếu nại Mặt khác, sinh viên chịu sự điều chỉnh của các quy định về nghĩa vụ của sinh viên và sẽ bị xử lý khi vi phạm các quy định này Điều này nhằm bảo đảm thực hiện thống nhất, khách quan va minh bach cdc van đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên đồng thời tăng cường tính tự chịu trách nhiệm của sinh viên và nâng cao chất lượng đào tạo
Việc xử lý khiếu nại và vi phạm học tập của sinh viên được thực hiện theo các nguyên tắc và quy trình thống nhất Các nguyên tắc cụ thể bao gom:
- Thuyc hién nghiém tic, khách quan và công bằng - _ Căn cứ vào bằng chứng và nhân chứng
- _ Thực hiện một cách nhanh chóng và bảo đảm thời hạn
- Ap dung thống nhất và không phân biệt đối với tất cả các sinh viên
- Tuan theo quy trình nhất quán và chuẩn mực
- _ Bảo đảm tôn trọng quyền và đề cao trách nhiệm của sinh viên
3.2 Xứ lý khiếu nại của sinh viên |
Sinh viên được quyền khiếu nại nếu khiếu nại đó là hợp lý và chính đáng
nhằm bảo đảm công bằng cho sinh viên và góp phần nâng cao chất lượng học tập
Sinh viên có nghĩa vụ đưa ra khiếu nại của mình một cách nghiêm túc, tôn trọng các chuẩn mực đạo đức và quy định học thuật của Học viện; chịu trách nhiệm về nội dung khiếu nại Sinh viên được quyền khiếu nại về các vấn đề sau:
-_ Kết quả học tập: điểm đánh giá quá trình, điểm thi cuối kỳ; - Ứngxử nghề nghiệp của giảng viên;
Trang 40Các vân đê liên quan khác
Việc tiêp nhận, thụ lý và giải quyết khiếu nại của sinh viên về các vấn đề
trên đây tuân theo quy trình gồm các bước sau đây:
Bước I: Sinh viên làm đơn khiếu nại trình bày rõ: thông tin cá nhân, nội dung khiếu nại và gửi kèm theo đơn khiếu nại các bằng chứng (nếu có) Đơn khiếu nại nặc danh, không có tên người khiếu nại sẽ không được giải quyết
Bước 2: Sinh viên nộp đơn khiếu nại tại bộ phận hỗ trợ sinh viên Chuyên viên tiếp nhận ghi nhận và không được phép tư vấn hay cho biết
trước về kết quả dự kiên đôi với khiêu nại của sinh viên
Bước 3: Bộ phận hỗ trợ sinh viên phân loại thông tin và chuyển đơn khiếu nại về bộ phận liên quan để giải quyết
Bước 4: Đơn vị liên quan xác minh thông tin và đưa ra hình thức giải
quyết khiếu nại trong vòng 10 ngày làm việc sau khi nhận được đơn
khiếu nại Kết luận về khiếu nại bao gdm: (1) Khiếu nại có cơ sở và đưa ra hình thức giải quyết; (2) Khiếu nại chưa đầy đủ cơ sở và phải bổ sung bằng chứng: (3) Khiếu nại không có cơ sở và không được giải quyết; và (4) Khiếu nại mang tính chất vu cáo
Bước 5: Thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho sinh viên J.3 Xứ-lý vi phạm học tập của sinh viên
Trong quá trình học tập, sinh viên có trách nhiệm tuân thủ nghiêm túc các
quy định về nghĩa vụ của sinh viên Việc vi phạm các quy định sẽ dần đến việc sinh viên bị xử lý theo tính chất và mức độ của hành vi Vi phạm học tập của sinh viên là hành vi trái với quy định chung, bao gồm những hành vi cụ thể như sau:
Các hành vi gian lận trong phòng thi: sử dụng tài liệu, trao đổi bài, sao chép bài của sinh viên khác
Làm giả các thông tin để nhận được sự xem xét đặc biệt: chứng nhận bị ốm, chứng nhận đối tượng ưu tiền
Đề nghị hối lộ hoặc hối lộ giám thị và giảng viên để chỉ phối kết quả kiểm tra đánh giá