1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của phan bội châu và ý nghĩa của nó

98 9 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 10,85 MB

Nội dung

Trang 1

ĐINH THỊ THANH HÀ

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên

cứu dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Thị Lan, các kết

luận nêu ra trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khoa

học nào khác

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2012

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

| fe

Trang 3

(0E:7.0000005 ` 1 Chuong 1 BOI CANH RA DOI VA NOI DUNG CO BAN CUA

TU TUONG DAN TOC CHU NGHIA CUA PHAN BOI CHAU 7 1.1 Các quan điểm về vấn đề dân tộc và chủ nghĩa dân tộc 7 1.2 Bối cảnh ra đời chủ nghĩa dân tộc của Phan Bội Châu " 14 1.3 Hai nội dung cơ ban của chủ nghĩa dân tộc của Phan Bội Châu 30 Chuong 2 ANH HUONG CUA TU TUONG DAN TOC PHAN

BOI CHAU DOI VOI DUONG THỜI VÀ Ý NGHĨA HIỆN ĐẠI

CUA TƯ TƯỞNG NÀY -22- 2t EExSEE EE1127112111122110221111121eczxe 52

2.1 Tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của Phan Bội Châu ảnh hướng tới

phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX . -72-cscccvzsczsczcez 52 2.2 Những giá trị của tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của Phan Bội Châu

Trang 4

1 Lý do chọn đề tài

Về mặt lý luận: Lý luận về dân tộc, tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, chủ nghĩa dân tộc đang là vấn đề lý luận được giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm bởi những diễn biến chính trị phức tạp trên thế giới Việt Nam là một dân tộc đang phát triển, phải đối mặt với rất nhiều thách thức về việc vừa phải hòa nhập vào dòng chảy phát triển chung của thế giới vừa đồng thời phải bảo vệ chủ quyền dân tộc trên mọi phương diện lãnh thổ, kinh tế, văn hóa Việc xây dựng một lý luận dân tộc chủ nghĩa đáp ứng nhu cầu bảo vệ, phát triển dân tộc và phù hợp với toàn cảnh thế giới mới là nhiệm vụ cấp bách và khó khăn của giới lý luận hiện nay Trong đó, việc khai thác và phát huy các giá trị lý luận dân tộc chủ nghĩa truyền thống có ý nghĩa góp phần xây dựng những nền tảng căn bản cho lý luận mới về vấn đề dân tộc Tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của Phân Bội Châu là sự biểu hiện sinh động cho sự trỗi dậy đầy sức sống của dân tộc, là gạch nối liền giữa truyền thống và hiện đại trong tiến trình phát triển tư tưởng của dân tộc mà trong đó tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của ông đến nay vẫn còn có ý nghĩa rất lớn đối với việc nghiên cứu và xây dựng một lý luận về phát triển dân tộc hiện nay

VỀ mặt thực tiễn: Dân tộc Việt Nam được hình thành từ rất sớm trong

lịch sử Cùng với sự hình thành dân tộc thì ý thức độc lập, tư tưởng về chủ

quyền, lý luận về dân tộc ngày càng được xây dựng, phát triển, trở thành hệ thống lý luận dân tộc chủ nghĩa có vai trò dẫn dắt các dân tộc trong quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển dân tộc Đầu thế kỷ XX, khi Việt Nam bị thực dân Pháp thống trị, chủ nghĩa dân tộc được phát triển lên một trình độ mới với vai trò tiêu biêu của chí sỹ Phan Bội Châu

Trang 5

giai đoạn hiện nay

Trong điều kiện hiện nay, cùng với việc tiếp thu những tỉnh hoa giá trị của nhân loại, chúng ta cần phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc Văn kiện Đại hội VIII của Đảng ta chỉ rõ: “Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm, giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền

thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc” Dưới ánh sáng nghị

quyết của Đảng và yêu cầu của thực tiễn thì việc nghiên cứu tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của Phan Bội Châu là một nhu cầu cần thiết đối với chúng ta

Xuất phát từ tình hình đó, tôi chọn đề tài “Tìm hiểu ta tưởng dân tộc chủ nghĩa của Phan Bội Châu và ý nghĩa của nó” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ chuyên ngành Triết học của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, Phan Bội Châu (1867 - 1940) là một nhà yêu nước, nhà văn hóa, nhà tư tưởng lớn tiêu biểu ở Việt Nam trong

khoảng hai mươi năm đầu của thế kỷ XX Tư tưởng của ông là một trong những bộ phận quan trọng trong di sản lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn

này và là niềm tự hào của dân tộc ta Phan Bội Châu đã để lại cho chúng ta nhiều tư tưởng có giá trị lớn trên các lĩnh vực: văn, sử, triết, chính tri .Cac

công trình nghiên cứu về Phan Bội Châu từ trước đến nay đã chú ý khai thác, phát hiện những giá trị tư tưởng đó Trong các giá trị tư tưởng triết học chính

trị, tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của ông có một vị trí đặc biệt Tuy nhiên, đây

vẫn là phương diện chưa được các nhà nghiên cứu đề cập nhiều và còn có nhiều ý kiến, nhận định, đánh giá chưa thống nhất với nhau Do đó, việc tìm hiểu tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của Phan Bội Châu vừa là một nhu cầu và

Trang 6

ông đã thu hút các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm Ở Trung Quốc có Hoàng Dật Cầu, Từ Thiện Phước, Lương Chí Minh, Ở Nhật Bản có Kawamoto Kunie, Sihinnaishi Maysaya, Ở Pháp có Georges Boudarel Ở Anh có William J.Duiker, ở Mỹ có David G.Marr, Ở Đức có Jorgen Unselt

Suốt mấy chục năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã có

nhiều công trình nghiên cứu về Phan Bội Châu trên nhiều lĩnh vực và đã đạt

được nhiều thành tựu đáng kẻ Trong đó phải đề cập đến một số công trình

tiêu biểu nhu: “Tim hiéu Phan Bội Châu và Phan Châu Trímh” của Tôn Quang Phiệt NXB Văn, Sử, Địa, Hà Nội 1956; “Phan Bội Châu tư tưởng

chính trị, tư tưởng triết học ” của Bùi Đăng Duy - Nguyễn Đức Sự - Chương

Thâu (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội 1967); Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Phan Bội Châu, Viện văn học đã cho ra cuốn sách “Nhà yêu nước và nhà văn Phan Bội Chấu ” (Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội

1968); “Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám ”, Tập 2 của giáo sư Trần Văn Giàu (Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 1975), ngoài ra phải kế đến một số công trình khác như “Tìm hiểu thêm về tư tưởng bạo động của Phan Bội Cháu ” của Chương Thâu, Định Xuân Lâm (Tạp chí nghiên cứu lịch sử, Số 5/1978); “Góp phân tìm hiểu tư tưởng của Phan Bội Châu về con người qua tác phẩm tác phẩm “Nhân sinh triết học” của cụ” của Lê Văn Hảo — Chương Thâu (Tạp chí Triết học,

01/1961);“Phan Bội Châu con người và sự nghiệp cứu nước ” của Chương

Trang 7

thống dân tộc” của PGS Nguyễn Tài Thư (Tạp chí cộng sản, số 6/1994);

“Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh”

của Trần Hồng Hạnh (Tạp chí khoa học xã hội, số 1/1995); “Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thé ky XIX dau thé ky XX” do GS Dinh Xuan Lam (chủ biên)

(Nxb chinh tri quéc gia, Hà Nội, 1997); “Anh huong cua “Tan the” trong tu

tưởng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh” của PGS Lê Sĩ Thắng (tạp chí Triết học, số 2/1997) Gần đây có cuốn sách “Lịch sử cận- hiện đại Việt Nam Một số vấn đề nghiên cứu” của GS Đình Xuân Lâm (Nzb thế giới, Hà Nội, 1998) và bài viết của PGS.TS Lê Thị Lan “Chủ nghĩa dân tộc của Phan

Bội Châu dưới nhãn quan triết học ”, Tạp chí triết học, số 1 1/2006

Nhìn một cách tổng quát có thể nói rằng dưới góc độ triết học và chính trị các công trình nghiên cứu trên đã phát hiện và kiến giải được một số vấn đề quan trọng trong tư tưởng triết học - chính trị nói chung và trong tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của Phan Bội Châu nói riêng Tuy nhiên cho đến nay trong tư tưởng của Phan Bội Châu vẫn còn có những khía cạnh chưa được đề cập đến một cách đầy đủ như: tính chất phong trào cách mạng của Phan Bội Châu và hệ tư tưởng của Phan Bội Châu, tư tưởng đề huề với Pháp của Phan Bội Châu, tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Phan Bội Châu.v.v Ở đó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tiềm ân chưa được khai thác Xuất phát từ nhu cầu của lý luận và thực tiễn hiện nay đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu để gop phan bé sung va lam rõ nội dung tu tưởng dân tộc chủ nghĩa của Phan Bội Châu

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1 Mục đích

Trang 8

tộc chủ nghĩa của Phan Bội Châu

- Phân tích những nội dung căn bản trong tư tưởng dân tộc chủ nghĩa

của Phan Bội Châu

- Tìm hiểu những ảnh hưởng của tư tưởng dân tộc chủ nghĩa Phan Bội Châu đối với phong trảo yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX và ý nghĩa hiện đại của tư tưởng này

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của

Phan Bội Châu

Phạm vi nghiên cứu là những tư tưởng về dân tộc, dân tộc chủ nghĩa được thể hiện trong các văn bản, tác phẩm của Phan Bội Châu trong 20 năm đầu thế kỷ XX và các nghiên cứu, đánh giá của những người khác liên quan tới tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của ông

Š Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Cơ sở lý luận: Luận văn lẫy những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc và chủ nghĩa dân tộc làm cơ sở lý luận

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp như: Lôgic- lịch sử, phân tích- tông hợp, phương pháp liên ngành, so sánh và hệ thống hóa nhằm làm rõ nội dung tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của Phan Bội Châu cũng như ý nghĩa của tư tưởng đó

6 Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Về mặt lý luận

Trang 9

6.2 VỀ mặt thực tiễn

Luận văn không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có giá trị thực tiễn trong việc giáo dục tư tưởng dân tộc ở Việt Nam trên con đường xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời với những kết quả

đã đạt được, luận văn có thê dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử tư tưởng Việt Nam thời cận đại

7 Kết cầu của luận văn

Trang 10

DAN TOC CHU NGHIA CUA PHAN BOI CHAU

1.1 Các quan điểm về vấn đề dân tộc và chủ nghĩa dần tộc Quan điểm của chủ nghĩa dân tộc tư sản về vẫn đề dân tộc

Quan điểm của chủ nghĩa dân tộc tư sản cho rang van dé dân tộc và vấn để giai cấp có mối liên hệ với nhau, vì thế đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp cũng liên hệ với nhau Về vấn đề này, Xtalin đã nói: 7rong những thời kỳ không giống nhau, các giai cấp không giống nhau xuất hiện trên võ đài đấu tranh, và mỗi giai cấp đều căn cứ vào giai cấp mình để hiểu “vấn đề dân tộc ” Như vậy, trong những thời kỳ không giống nhau, phụng sự những lợi ích không giống nhau, có các mẫu sắc không giống nhau và phải coi van dé này ảo giai cấp nào ẩưa ra và đưa ra trong lúc nào mà làm căn cứ Vì vậy chúng ta muốn hiểu chủ nghĩa dân tộc tư sản trước hết chúng ta phải hiểu rõ giai cấp tư sản

Giai cấp tư sản phân chia thành nhiều tầng lớp khác nhau mà trong một tầng lớp cũng phân ra thành nhiều nhóm khác nhau vì mưu cầu lợi ích riêng cho mình Ngoài việc bóc lột giai cấp vô sản, chúng cũng không ngần ngại cạnh tranh sâu sắc và thôn tính lẫn nhau Giai cấp tư sản muốn chiếm thị trường và nguyên liệu trong nước vì lòng tham không khi nào thỏa mãn đối với chúng, chúng tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, chiếm lấy thị trường, buộc các dân tộc khác phải phụng sự mình để bóc lột các dân tộc đó, đồng thời trong nội bộ giai cấp tư sản

chúng cũng lại cạnh tranh, hất cang, áp bức, thôn tính lẫn nhau và đi đến

Trang 11

ích của nhân dân toàn quốc Chúng còn mong muốn lợi dụng ý nghĩa “dân tộc” mà tuyên bố rằng mình là đại biểu của dân tộc hoặc là người bảo vệ lợi ích dân tộc, để làm công cụ lừa gạt nhân dân Đồng thời ở nước ngoài, chúng

đem lợi ích dân tộc mình đối lập với lợi ích của dân tộc khác, đặt dân tộc mình trên các dân tộc khác, khi có dịp thì áp bức, bóc lột các dân tộc khác và sẵn sàng chiếm đoạt lợi ích của dân tộc khác

Hình thức phát triển cao của chủ nghĩa dân tộc tư sản là sự thống trị các quốc gia, dân tộc khác Chính hình thức phát triển này dẫn đến các cuộc đại chiến thế giới Chủ nghĩa dân tộc tư sản khi đã thắng thế thì không do dự

đi bóc lột, xâm lược các nước khác Chủ nghĩa dân tộc của giai cấp tư sản các

nước như: Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Nhật khi đã thắng thế liền hi sinh lợi ích các dân tộc khác, áp bức các dân tộc khác trên thế giới Nhưng trong một điều kiện khác, khi dân tộc của họ bị đế quốc khác tấn công, hay khi lợi ích giai cấp tư sản đã mâu thuẫn sâu sắc với lợi ích căn bản của nhân dân trong nước, hay khi nhân dân trong nước đứng dậy uy hiếp nền thống trị của họ, nếu kẻ thống trị của dân tộc khác hoặc bọn đế quốc khác uy hiếp và lôi kéo họ, thì họ có thể bán rẻ lợi ích dân tộc, tiếp tay giúp đỡ những kẻ thống trị dân tộc, hoặc bọn đế quốc áp bức nhân dân trong nước, hi sinh nhân dân cốt

để bảo vệ tài sản và duy trì địa vị chính trị hay nền thống trị của chúng

Quan điểm của chú nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc

Ngay trong từ điển Triết học, khái niệm dân tộc đã được trình bày rất rõ và

cụ thể các đặc điểm cơ bản của một dân tộc như sau: “Dân độc là một khối cộng

động gồm nhiều người, khối ổn định được hình thành trong quá trình lịch sử, sinh ra trên cơ sở một ngôn ngữ chưng, một lãnh thổ chung, một đời sống kinh té chung,

Trang 12

trong điều kiện chủ nghĩa xã hội, khi không còn áp bức bóc lột giữa người với người, thì tình trạng áp bức dân tộc cũng bị xóa bỏ Vì vậy nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề dân tộc là nhằm vào lợi ích của quần chúng nhân dân trong nước, đồng thời cũng nhằm vào lợi ích của quần chúng nhân dân trên toàn thế giới và toàn nhân loại, tiễn tới xoá bỏ dân tộc- giai cấp Trong cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác- Lênin thì một bộ phận không thê tách rời trong cương lĩnh đó là việc giải phóng giai cấp và mối quan hệ giữa giai cấp với dân tộc Giai cấp vô sản không bóc lột ai, mà đấu tranh giành lẫy chính quyền để xây dựng một chế độ xã hội người không bóc lột người, nên họ sẽ phản đối việc dân tộc này đi áp bức dân tộc khác Chẳng những họ phản đối dân tộc khác đến áp bức dân tộc mình mà họ còn kiên quyết phản đối việc dân tộc mình đi áp bức dân

tộc khác Họ chủ trương tất cả các dân tộc, bất cứ lớn - nhỏ, mạnh - yếu đều được hoàn toàn bình đăng, được tự do liên hiệp và tự do phân lập về

mặt quốc tế và trong nước

Căn cứ vào các nguyên tắc trên, nên các dân tộc bị áp bức, người cộng sản đã trở thành những chiến sĩ tiên phong kiên quyết nhất trong việc lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức chống để quốc chủ nghĩa Cuộc vận động giải phóng dân tộc và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp vô

sản đã khơng mâu thuẫn mà hồn toàn nhất trí với nhau, nó trở thành một bộ

phận hết sức trọng yếu của phong trào quốc tế vô sản, và là quân đồng minh trực tiếp rộng rãi nhất của phong trào này Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc là một bước tiễn bộ lớn trên con đường xây dựng sự nghiệp

chủ nghĩa quốc tế vô sản, nó viện trợ và thúc đây mạnh mẽ cách mạng xã hội

Trang 13

Như vậy với việc tìm hiểu hai quan điểm về dân tộc của chủ nghĩa dân tộc tư sản và quan điểm về dân tộc của chủ nghĩa Mác — Lênin thì chúng ta có thể hiểu được rằng quan điểm của chủ nghĩa dân tộc tư sản và quan điểm về dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin là đại diện cho hai thế giới quan, hai tư tưởng, hai khẩu hiệu trái ngược nhau của hai giai cấp khác nhau Chúng ta có thể hiểu rằng trong quan điểm dân tộc của chủ nghĩa dân tộc tư sản thì bất cứ một đế quốc nào, khi có dịp thuận lợi thì đi xâm lược và áp bức các dân tộc khác Nhưng chúng có thể bắt tay với dân tộc đó, lợi dụng dân tộc đó để

chống lại kẻ cạnh tranh với chúng Khi chúng đã xua đuổi được kẻ cạnh tranh

rôi thì liền đặt ách thống trị lên đầu, lên cổ dân tộc bị áp bức đó Và chúng ta

lại căn cứ vào quan điểm dân tộc của chủ nghĩa vô sản thì thấy rằng, người cộng sản nhất định phải là người lãnh tụ kiên quyết nhất và có năng lực nhất trong phong trào giải phóng dân tộc Họ nhất định là người bảo hộ kiên quyết nhất cho lợi ích chính đáng của dân tộc mình, nhất định phải giúp đỡ vô điều

kiện các phong trào giải phóng của tất cả các dân tộc bị áp bức, nhất định không được đi xâm lược bất cứ dân tộc nào

Hai quan điểm về sự hình thành dân tộc và chủ nghĩa dân tộc

Lịch sử xã hội loài người cho thấy, trước khi dân tộc xuất hiện, loài người đã trải qua các hình thức cộng đồng người khác nhau như: Thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, những hình thức cộng đồng ấy phát triển từ thấp đến cao theo sự biến đổi của phương thức sản xuất

Sự hình thành dân tộc trên thế giới diễn ra không giống nhau và chủ nghĩa dân tộc cũng đã ra đời cùng với sự hình thành của các dân tộc Với quan niệm: Chư nghĩa dân tộc là một học thuyết dé cao các giá trị dân tộc như: phong tục tập quán, chuẩn mực xã hội, độc lập tự chủ Chủ nghĩa dân tộc hình thành và phát triển gắn

Trang 14

Theo những nhà nghiên cứu phương Tây thì dân tộc cũng như chủ nghĩa dân tộc chỉ có thể là sản phẩm của thời đại tư bản chủ nghĩa, manh nha sau thời trung cổ với sự tan rã của chế độ phong kiến, để phát triển mạnh mẽ

sau cuộc cách mạng Pháp 1789 Theo quan niệm đó thì sự hình thành dân tộc

cũng đồng nghĩa với sự hình thành giai cấp tư sản, với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Các vương triều- mà sau này bị cách mạng đánh đồ- thực sự là những người đã góp phần thúc đây sự hình thành các dân tộc bằng những cuộc mở mang lãnh địa của mình Được luỗng tư tưởng của những nhà khai sáng tiếp sức, dân tộc và chủ nghĩa dân tộc đã hình thành và tạo ra khí thế để thống nhất đất đai, ngôn ngữ, hành chính, pháp luật, văn hóa Nhưng từ thế kỷ XIX về sau thì chủ nghĩa dân tộc ấy trở thành chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, quện chặt vào ý thức hệ về chủng tộc, địa lý, tôn giáo nó tạo ra lý luận về chiến tranh giành giật thuộc địa và thống trị các nước chưa phát triển

Như vậy, phải chăng dân tộc và chủ nghĩa dân tộc đã bắt đầu từ phương Tây với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản? Và phải chăng ở các nước chau Phi, châu Á nơi chủ nghĩa tư bản chưa phát triển thì cũng chưa hình thành dân tộc và chủ nghĩa dân tộc? Để trả lời cho câu hỏi này các nhà nghiên cứu đã không đưa ra câu trả lời rõ rệt: không khẳng định hắn rằng khi những nước châu Phi, Châu Á chưa có chủ nghĩa tư bản thì cũng chưa có xu hướng hình thành các dân tộc, nhưng họ lại cho rằng chủ nghĩa dân tộc ở những vùng này chỉ xuất hiện vào thế kỷ XX với phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân để giành độc lập

Nhưng nhìn vào lịch sử những dân tộc châu Á, người ta thấy rằng dân tộc đã hình thành ngay trong thời kỳ trước khi có chủ nghĩa tư bản, trước khi

có sự xâm lược của các nước để quốc Ở đây sự ra đời của một nhà nước

Trang 15

Hoàng với chính sách “ nhất thống” một mặt be bờ ngăn chặn “rợ” phương Bắc đồng thời đi khai hóa dân “man” phương Nam Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc ngay từ đầu đã là chủ nghĩa bành trướng Đại Hán Nhưng có lẽ một dân

tộc đã sớm biến được văn mỉnh thành văn hóa, đặc biệt là đã tạo được ra chữ

viết thống nhất cùng với ý thức hệ cầm quyền có giá trị phổ biến (Nho giáo)

rất thuận lợi cho việc xây dựng nhà nước văn minh Trung Hoa, trở thành mô

hình để nhiều nước xung quanh tiếp nhận Chính từ nguồn vay mượn tự nguyện này mà nhà nước Nhật Bản được hình thành vào thế kỷ thứ VII với sự ra đời của chế độ quân chủ tập quyền mở đầu với dòng họ Xôga sau đó là với

triều đại Taica [23,tr.44-45]

Việt Nam không giống với nước Nhật Bản Nền văn minh Trung hoa tràn sang Việt Nam không phải qua con đường giao tiếp bình đẳng mà là qua

chính sách đồng hóa bằng bạo lực cực kỳ dai dẳng Để khẳng định sự tồn tại

của mình, Việt Nam đã phải chiến đấu không ngừng nghỉ trong suốt hơn 1000 năm Vậy trong tình hình ấy, dân tộc Việt Nam hình thành vào thời kỳ đã giành được độc lập với một nhà nước thống nhất Nếu cho rằng chỉ có chủ nghĩa tư bản thì mới có dân tộc thì chưa bao giờ chúng ta có dân tộc cho đến

khi Đảng cộng sản lãnh đạo giành độc lập dân tộc năm 1945 và xây dựng nhà

nước Việt Nam dân chủ cộng hoà với nội dung hoàn toàn mới mẻ gọi là dân

tộc xã hội chủ nghĩa Nhưng nếu thừa nhận định nghĩa về dân tộc đã nói từ

đầu thì sẽ rất dễ đồng ý với những ai cho rằng dân tộc Việt Nam đã hình thành sau năm 938, khi đất nước bước vào giai đoạn tự chủ Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam cũng ra đời vào khoảng thời gian đó và cũng mang tính chất rất

đặc sắc của chế độ phong kiến Việt Nam

Chủ nghĩa dân tộc phong kiến

Chủ nghĩa dân tộc phong kiến Việt Nam đã dồn hết lý lẽ để khẳng định

Trang 16

tuy rằng, trên danh nghĩa ngoại giao, Việt Nam thần phục Trung Hoa nhưng thực tế được tồn tại riêng biệt về mặt chủ quyền và lãnh thổ Chúng ta thấy động lực bên trong đã thúc đây thành thái độ ấy chính là sự cảm nhận không rõ ràng nhưng cũng rất hiển nhiên vẻ thực tại riêng biệt của Việt Nam đối với Trung Hoa Chính sách đô hộ và đồng hóa tuy có làm biến chất nặng nền bản sắc của Việt Nam, nhưng bản sắc ấy vẫn được bảo tồn trong tiếng nói, phong tục thờ cúng của dân gian, trong ký ức của cộng đồng, tất cả điều đó được biểu hiện rõ rệt trong các truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc Đây chính là sức mạnh ngầm bền bỉ đã tạo nên những làn sóng phản kháng, những cuộc khởi nghĩa chống xâm lược rất quyết liệt và cuối cùng đã giành được chủ quyền dân tộc Việc giành quyền độc lập ấy khơng hồn tồn có nghĩa là phục hồi lại cái mô hình xã hội cũ trước khi bị đô hộ, quá khứ ấy chỉ là những mảnh rời, những hoài niệm Một mô hình mới về xã hội do Trung Hoa mang lại trong thời đô hộ đã trở thành một thứ hình mẫu thực tế và phù hợp có thể căn cứ vào đó dé xây dựng nhà nước phong kiến Việt Nam

Chủ nghĩa dân tộc hiện đại

Khác với quan điểm của các nhà nghiên cứu cho rằng chủ nghĩa dân tộc hiện đại của châu Á đã bắt nguồn từ chủ nghĩa dân tộc của phương Tây, đã sinh thành trong quá trình chống chủ nghĩa thực dân để giành độc lập dân tộc, chủ nghĩa dân tộc hiện đại là sự nối tiếp chủ nghĩa dân tộc phong kiến trong điều kiện lịch sử mới Khẳng định chủ quyền dân tộc với các thế lực ngoại bang, trên cơ sở đó chuyển đôi một nhà nước- dân tộc mang nội dung phong

kiến, cổ truyền sang một nhà nước- dân tộc hiện đại mang nội dung công

nghiệp hóa và dân chủ hóa

Trang 17

Nhận thức về một đất nước mới, đi theo con đường xây dựng mới chỉ ra đời

khi toàn bộ nền văn hiến cũ đã tỏ ra hoàn toàn bất lực trong việc chống lại sự

xâm lược của phương Tây Không phải chỉ ở Việt Nam mà ngay cả Trung Hoa cũng vậy Nhưng do bản thân ý thức hệ Nho giáo Việt Nam là một thứ ý thức hệ vay mượn và cải biến lại theo thực tiễn dân tộc nên khó có thể khởi

phát được những canh tân để tự đổi mới Vì vậy, nhận thức về một vận mệnh

mới cho đất nước của những nhà Nho Việt Nam vẫn luôn đi sau Trung Hoa với những nỗ lực canh tân của họ Nhưng dù vậy, ý chí tự trọng, tự tôn, ý chí khẳng định sự tồn tại tự chủ, độc lập của chủ nghĩa dân tộc phong kiến vẫn hết sức mãnh liệt Đó chính là động lực thúc day các nhà nho yêu nước, tiến

bộ đạt được nhận thức mới về số phận và vận mệnh mới của dân tộc trong

giai đoạn mới Tiếng súng đại bác của phương Tây xâm lược ở đây, trên một

phương diện nhất định, đã đóng vai trò thức tỉnh, mở đường để đưa nhận thức về dân tộc đến một cuộc chuyển biến nhảy vọt về tỉnh thần chưa từng có Một

trong số những nhà Nho tiêu biểu đó là Phan Bội Châu

1.2 Bối cảnh ra đời chủ nghĩa dân tộc của Phan Bội Châu 1.2.1 Quê hương, gia đầnh và quan hệ xã hội

- Quê hương |

Phan Bội Châu sinh ra tại làng Đan Nhiễm (nay là xã Xuân Hòa) huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Trong bản đồ ngày xưa, Hoan- Diễn (tức Nghệ An) là một góc rừng biển xa xôi đối với kinh đô Thăng Long Nghệ An dân nghèo, con người cần kiệm và hiếu học Dưới các triều đại phong kiến, Nghệ Tĩnh được coi là chốn “biên viễn” hiểm yếu Nghệ Tĩnh từng là địa bàn chiến lược của nhà Trần thời kỳ chống Nguyên - Mông, là căn cứ địa của Trần Quý Khoáng và của Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân

Minh Dưới thời Lê Trịnh, Nghệ Tĩnh cũng là chỗ dựa của Nguyễn Kim,

Trang 18

-Nguyễn chia cắt đất nước để lại nhiều ảnh hưởng quan trọng trong sự phát triển của lịch sử vùng này Người dân Nghệ Tĩnh được tin cậy làm chỗ chọn lính cho tam phủ- thân binh của vua chúa Trong cuộc phân tranh với chúa Trịnh và chúa Nguyễn, Nghệ Tĩnh là cửa ngõ đường ống đi lại giữa Nam- Bắc Vĩnh Danh(nay là Thành phố Vinh và phụ cận) là đồn binh lớn, là chiến trường tranh chấp giữa hai bên Sau khi Nguyễn Ánh thắng Tây Sơn,

vì Nghệ Tĩnh là đất “căn bản” của vua Lê chúa Trịnh, lại là kinh đô của

Nguyễn Huệ nên bị coi là đất phản nghịch không được tin cậy Dưới thời Tự Đức trước đường lối đầu hàng của vua tôi nhà Nguyễn, văn thân Nghệ Tĩnh đã dâng biểu cho vua bác bỏ những ý kiến trong thánh chỉ ngang nhiên chê triều đình “giá ngự không đúng đường”, “không biết dựa vào lợi đất”, “không biết dựa vào sức người”, đại thần thì “gian nịnh, bán nước như Tần

Cối, Giả Tử Đạo”, vua thì “theo tà loạn chính”, “quy âm rẻ duong”[3,

tr.463] Không những họ đã dám phạm thượng vạch ra sai lầm của vua và triều đình mà cuối cùng còn bất chấp cả lệnh của triều đình dấy lên phong trào “bình Tây sát tả” mạnh mẽ trong hai năm Tuất (1874- 1886)

Sau khi mất nước, phong trào chống Pháp ở Nghệ Tĩnh là phong trào sâu rộng, kéo dài và lâu nhất Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Xuân Ôn rồi Phan Đình Phùng, huyện nào cũng lập quân thứ và tổ chức kháng chiến Ngay trên những cánh đồng và thôn xóm của vùng Sa Nam va Đan Nhiễm, năm 1874, nghĩa quân của Trần Tan, Dang Nhu Mai va sau do là Trần Xuân, Vương Thúc Mậu cũng từng mấy phen đọ sức với giặc Pháp Sau khi Phan Đình Phùng mắt thì phong trào chống Pháp ở Nghệ Tĩnh vẫn diễn ra dai dang Nghệ An cũng cung cấp cho đất nước những người con ưu tú Do tỉnh thần đấu tranh bên bị, chính quyền thực dân đã có lúc phải cắm người Nghệ Tĩnh đi lại, cư trú ở tỉnh

khác Có tên tay sai giặc Pháp khét tiếng đã đề nghị triệt hạ, làm cỏ cả hai tỉnh

Trang 19

giầu thêm, không có Nghệ Tĩnh cũng không nghèo hơn) Đó là những việc từng xây ra trên mảnh đất Nghệ Tĩnh, không cách xa thời của Phan Bội Châu

bao nhiêu và đã có ảnh hưởng mạnh đến Phan Bội Châu

Điều kiện tự nhiên, lịch sử và xã hội đã có ảnh hưởng tới con người và

tính cách địa phương của con người cũng chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện kinh tế, của tình hình đấu tranh xã hội, của lịch sử Là dân xứ Nghệ nghèo

khó, họ phải sống rất tiết kiệm, nhưng trọng danh dự, giầu tình nghĩa Con

người ở đây cần cù làm ăn, học hành chăm chỉ Phan Bội Châu đã được sinh ra trên mảnh đất ấy, đã được nuôi lớn bởi truyền thống đấu tranh bất khuất của quê hương với tất cả cái “cốt tính xứ Nghệ”

- Gia đình

Phan Bội Châu tên cũ là Phan Văn San Năm 1900 ông mới lấy tên là

Bội Châu Từ khi chính thức ra nước ngoài hoạt động cứu nước, Phan Bội

Châu lấy biệt hiệu là Sào Nam (do câu văn cổ: “Việt điều sào nam chi”- chim Việt làm tô cành Nam, tỏ ý luôn luôn hướng về tổ quốc) Ngồi ra, Ơng cịn có nhiều bút danh, biệt hiệu có ý nghĩa khác

Mẹ của Phan Bội Châu là bà Nguyễn Thị Nhàn, một bà mẹ Việt Nam

Trang 20

may thién Chu Nam trong Kinh Thư, tức là quyền sách chép nhiều thơ ca dân gian của Trung Quốc thời xưa Bà mắt lúc Phan Bội Châu mới 18 tuổi, nhưng ảnh hưởng tình cảm của bà đối với Phan thật là sâu đậm Phan Bội Châu trước đây chịu ảnh hưởng rất sâu sắc ở mẹ Bà thường răn con đừng làm điều gì trái với lẽ phải và lời khuyên ấy đã hướng Phan Bội Châu đi vào

con đường cứu nước” [2, tr.685]

Bố của Phan Bội Châu là Phan Văn Phổ, một người thâm nho, thông hiểu kinh truyện, nhưng không đỗ đạt gì, suốt đời làm nghề dậy học để sinh nhai Theo tương truyền, ông là một người hiền lành, là một thầy đồ nghèo nhưng rất được mọi người quý mến Ông rất chú ý đến việc rèn cặp, giáo dục Phan Bội Châu ngay từ tuôi ấu thơ Phan Bội Châu ở nhà với mẹ đến hết tuổi thứ 5 Lên 6 tuổi thì theo cha đến các nhà chủ nuôi học Ông Phổ rất chú ý đến việc học tập của cậu con trai sớm tỏ ra khá thông minh và ngoan ngoãn này Lên 8 tuổi Phan Bội Châu đã học xong Tứ (hư, Ngũ kinh, đã làm được những bài văn ngắn theo thể thức đương thời và trong các kỳ thi ở làng hay ở

tổng đều đạt loại ưu và có khi còn đỗ đầu Năm 13 tuổi, sức học của Phan Bội

Châu đã khá, biết làm những bài văn, bài thơ, phú, kinh nghĩa là thể văn dùng trong các khoa thi

- Quan hệ xã hội

Năm 13 tuổi Phan Văn Phổ gửi con trai mình đến học với ông đầu xứ Uyễn tức là Đinh Văn Uyễn, một người mà sau này tham gia tích cực trong phong trào Cần Vương, bị triểu đình kết án tử hình Ông thầy yêu nước này

đã có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu Nhưng ảnh

hưởng sâu sắc hơn có lẽ phải kể đến những ông thầy sau này như: Nguyễn Thúc Kiều, Nguyễn Đức Đạt, cụ Đông Khê Chính cụ Đông Khê là người đã

có công tác thành cho Phan Bội Châu cả về sự nghiệp văn chương lẫn tư tưởng yêu nước Trong quan hệ xã hội của Phan Bội châu còn phải kể đến

Trang 21

chí với nhau Họ đều sớm thay được cái nhục nước mất nhà tan, dân tộc lầm

than cực khô Họ đều có tư tưởng chống Pháp hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia phong trào yêu nước bấy giờ

Như vậy là nhờ ảnh hưởng của quê hương, gia đình, nhờ điều kiện giáo dục của nhà trường, của những người thầy yêu nước và của cả bạn bè, những tác động của tình hình thực tế đất nước đã góp phần hình thành nên tư tưởng yêu nước, tư tưởng muốn giải phóng dân tộc của Phan Bội Châu Tư tưởng này sẽ ngày càng phát triển từ chỗ phôi thai đến hoàn thiện và được thể hiện trong sự nghiệp hoạt động cứu nước giải phóng dân tộc của Phan Bội Châu

1.2.2 Các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của Phan Bội Châu

* Thời kỳ thứ nhất (trước năm 1904)

Xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, từ nhỏ Phan Bội

Châu đã được đào tạo theo khuôn mẫu Nho giáo Ông miệt mài học tập Kinh,

truyện, thơ phú Trong tập tự truyện Phan Bội Châu niên biếu có chép là 7 tuôi, Phan đã học thông iuận ngữ, tác phẩm của Không Tử, được xem như là cương lĩnh của Nho giáo, Phan đã phỏng tác ra sách Phan tiên sinh chỉ luận

ngữ đề chế giễu các bạn, hoặc đã biết đối “Tòng Phong nhi mỹ” với “Như San

bat di”[6, tr.13] hay là “Nhật nguyệt hai vằng treo trước mắt” với “Giang sơn nặng gánh hai vai” Điều đó chứng tỏ rằng, từ khi còn nhỏ cái ý thức về

mình đã sớm phát triển, nó như dự báo về một thiên anh hùng ca về cuộc đời

hiến thân cho đất nước sau này của Phan Bội Châu

Khi lên 8 tuổi, sau khi thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất và triều đình Huế đã ký hàng ước cắt đất Nam Kỳ dâng cho giặc, thì nhân dân ta khắp nơi dấy lên phong trào “bình Tây” sôi nổi, đặc biệt ở Nghệ Tĩnh như phong

trào của Trần Tắn, Đặng Như Mai đã làm cho thực dân Pháp mất ăn, mắt ngủ,

Trang 22

nào là đánh giặc cứu nước, nhưng phong trào nỗ ra mạnh mẽ đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia trong đó có cả tầng lớp tuổi thơ, Phan Bội Châu đã tập hợp các bạn “lấy ống tre làm súng, hạt vải làm đạn, giả đùa làm quân bình Tây” [24, tr 25-26]

Lớn lên trong không khí đau thương và căm uất ấy, dần dần Phan Bội

Châu nhận thức được rằng cần phải nuôi chí cứu nước diệt thù Đến năm 16

Trang 23

Vé sau, Phan Bội Châu cố tránh mọi sự manh động mà chỉ chú ý việc

tu dưỡng Trong thời gian này Phan Bội Châu đã thu thập được nhiều tài liệu, viết quyền Song fuất lục ca ngợi sự nghiệp yêu nước chống giặc của hai ông Trần Tấn và Đặng Như Mai và các thân hào Nghệ Tĩnh hưởng ứng chiếu Cần Vương (1886) Ông nhận ra rằng khi tiếng tăm chưa nỗi, lông cánh chưa đủ, thì nói suông cũng còn khó, huống chi làm việc thực hành Mười năm sống ấn nhẫn với nghề dậy học, Phan Bội Châu cũng có dịp di nhiều nơi, có thể liên lạc được với nhiều hạng người ở vùng Nghệ Tĩnh Chính trong địa bàn hoạt động này mà về sau đã có khá nhiều người trở thành đồng chí của Phan Bội Châu trong các phong trào Duy Tân hội, Đông Du, Việt Nam Quang phục hội

Chỗ ở của Phan Bội Châu bề ngoài có vẻ thằm lặng, nhưng bên trong chất chứa một bầu không khí sôi nổi, phấn khởi hào hùng của một địa điểm tập hợp những người yêu nước Đặc biệt trong đám học trò thân tín có Đặng Thái Thân, Tán Quýnh,về sau cùng với Ngư Hải, Đặng Thái Thân, Tiểu La, Nguyễn Thành trở thành những nhân vật “trợ thủ” rất đắc lực của Phan Bội - Châu trong Duy Tân Hội Như vậy mọi ý nghĩ, việc làm và quan hệ xã hội trong thời gian này, chứng tỏ Phan Bội Châu là người thanh niên yêu nước đã có khả năng hiểu biết và tập hợp các lực lượng đi theo đường lối đấu tranh vũ trang của mình sau này Đó cũng là điều mà các nhà Nho trẻ tuổi cùng thế hệ với ông không làm được

Sau vụ “Sĩ tử Cần Vương đội” bị thất bại, Phan Bội Châu đã giành ra mười năm để tu dưỡng Về mặt văn chương, Phan muốn thi đỗ để có danh vọng, về mặt hoạt động cứu nước, phải trở thành một anh hùng cầm quân đánh giặc Văn chương giỏi cũng chỉ là để có tiếng tăm dang dễ bề tập hợp lực lượng cứu nước mà thôi

Trang 24

xúc với các bậc danh sĩ, các bậc đại khoa đang giữ những chức vụ quan trọng ở kinh đô để bắt mối đồng tâm

Năm 1898, nhân chuyến vào Huế dậy học, Phan Bội Châu đã có dịp

quen biết và kết bạn “đồng tâm” với nhiều nhân vật quan trọng Cụ được Nguyễn Thượng Hiền cho mượn đọc nhiều tân thư như: 7; rung Đông chiến kỷ, Phỏ- Pháp chiến lỳ, Doanh hoàn chỉ lược, đã làm cho tư tưởng thế giới của Cụ bắt đầu nây mầm Cụ viết: “Tôi xem những sách ấy mới hiểu sơ qua về tình hình cạnh tranh thế giới và thảm trạng mất nước, nòi giống diệt vong, lòng tôi càng được kích thích thêm Từ đó tư tưởng tháo cũi số lồng của tôi bắt đầu rung động Dù đứng trong hoàn cảnh uất ức chưa trỗ ra được

tôi vẫn sẵn sàng chờ đợi cơ hội, mãi hai năm sau mới được phát triển chí

nguyện của mình” [24, tr.32]Đối với Phan Bội Châu thì đây là lần đầu tiên được tiếp xúc với tư tưởng mới Cùng với các tác phẩm /án thw, tân văn, bài Thiên hạ đại thể luận của Nguyễn Lộ Trạch đã có tác dụng gợi mở cho Phan Bội Châu sau này

Năm 1901Cụ cùng các dư đảng Cần Vương quyết định làm cuộc bạo

động cướp thành Nghệ An Nhưng cơ mưu bại lộ Năm 1902, Phan Bội Châu

Trang 25

* Thời kỳ thứ hai 1905 — 1925 Giai đoạn thứ nhất từ 1905- 1917

Đây là quá trình xác định mục tiêu chiến lược và chuyền biến tư tưởng của Phan Bội Châu Năm 1904, khi thành lập Duy Tân hội, Phan Bội Châu đề

ra chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác Phan Bội Châu muốn giữ chủ nghĩa quân chủ nhưng là chủ nghĩa quân chủ lập hiến, thì cũng đã thuộc phạm trù hệ tư tưởng tư sản Giương lên ngọn cờ quân chủ này, Phan Bội Châu và các đồng chí trong Duy Tân hội, muốn dựa vào Cường Để đã được tôn là “minh chủ” để dễ bề tập hợp lực lượng Vì lúc bấy giờ, tư tưởng chung của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp sĩ phu là tư tưởng quân chủ, chưa mấy người hiểu biết cộng hòa dân chủ là gì,

nên phải dựa vào đó thì mới được nhiều người tin theo Hơn nữa, Duy Tân

hội lại đã quyết định cầu viện Nhật Bản, vì vậy muốn cầu viện họ, mình phải có đường lối chính trị phù hợp thì mới đạt kết quả

Từ ngày tiếp thu được tư tưởng của tân thư, cụ Phan đã hướng về các nước Châu Âu, nhưng Cụ sợ rằng bây giờ mà đưa ra chủ trương dân chủ cộng hòa thì hàng ngũ yêu nước bị chia rẽ, nhân tâm ly tán, sẽ ảnh hưởng xấu đến phong trào chung Sau đó, Phan Bội Châu đã viết thư cho Phan Chu Trinh nói rõ hơn ý đồ của mình, rằng đây là “thủ đoạn tùy thời tùy nghĩ” “Dân không

còn nữa, mà chủ với ai?”[12, tr.165].Phan Bội Châu từ đầu đã xác định rõ

Trang 26

Từ chỗ xác định được cách mạng là đúng đắn và đưa ra những mệnh đề

lý luận, chúng ta đã thấy được phần nào tính chất tư tưởng của Phan Bội Châu là không còn nặng về phong kiến nữa nhưng cũng chưa ngả hắn theo đường

lối dân chủ tư sản Chỉ sau khi sang Nhật, Phan Bội Châu được nghiên cứu nguyên nhân cách mạng các nước, Cụ rất say mê lý luận của Rút- Xô, lại

được “tiếp xúc với nhiều đồng chí cách mạng Trung Hoa”, thì lúc đó tư tưởng Cụ mới kiên quyết “nên trong đầu óc đã xếp tư tưởng quân chủ vào một xó”

[24 tr.141] Nhà nước Việt Nam mới, theo Phan Bội Châu thì toàn bộ chính

quyền nằm trong tay ba viện mà quyền lực phải lệ thuộc vào phiếu bầu của hạ viện do tông tuyển cử của tất cả công dân “không cứ là người sang hèn, giàu nghèo, lớn bé đều có quyền bỏ phiếu bầu cử” Phan Bội Châu đã đưa ra những nguyên lý của một chế độ thực sự lập hiến, chứ không phải là một nền quân chủ chuyên chế kèm theo một nghị viện bù nhìn Từ lúc hình thành nên

đường lối cứu nước của Duy Tân hội, Phan Bội Châu có nói “Chưa có chủ

nghĩa gì khác”, thì đến đây đã ghi một cái mốc biến chuyên mới của tư tưởng dân chủ tư sản Tư tưởng này được nhà lãnh đạo Duy Tân hội phát triển hơn

trong tác phẩm Tân Việt Nam (1908) Nếu trước đó, Phan Bội Châu mới dừng

lại ở mức quyền của dân là được thông qua nghị viện để được khiển trách,

Trang 27

cho cả nước mà thôi Còn then chốt là ở dân Cụ lãnh đạo phong trào Đông du Từ 1905-1908, cụ đã tổ chức cho gần 200 thanh niên yêu nước xuất

dương sang Nhật học tập ở các Trường Đẳng văn thư viện, Chấn vũ học hiệu:

lại lập ra Công hiến hội để quản lí việc học tập, tu dưỡng tư tưởng, đạo đức

của lưu học sinh Đồng thời, Cụ cũng liên lạc với các hội, đảng yêu nước tiến bộ của học sinh và chính khách các nước có mặt ở Tôkyô (Nhật Bản) nhằm trao đổi kinh nghiệm vận động cứu nước, ủng hộ lẫn nhau Đặc biệt, Cụ còn

sáng tác rất nhiều thơ văn yêu nước như Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thu, Tân Việt Nam, Sùng bái giai nhân, Việt Nam quốc sử khảo v.v Tháng 3-1909, tô chức Đông du bị giải tán Cụ Phan Bội Châu bị Chính phủ Nhật trục xuất, phải về ấn náu ở Trung Quốc một thời gian ngắn, rồi sang Thái Lan để tính kế lâu dài Năm 1911, Cách mạng Tân Hợi Trung Quốc thành công, Cụ trở lại Trung Quốc tập hợp số anh em còn lại, tuyên bố giải tán Duy tân hội

Trang 28

dân là giáo hóa cho mọi người “không một ai là không có lòng yêu nước, phụng sự việc công, hết lòng thương yêu nhau, biết phục tùng chính lệnh, biết _ theo đuôi văn minh” [29,tr 359] Chúng ta còn thấy phảng phất tư tưởng “đức trị? hay “nhân trị” của học thuyết Không Tử Năm 1912 Phan Bội Châu thành lập Việt

Nam Quang phục hội với tôn chỉ duy nhất: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hoà dân quốc Việt Nam” Hội cử người về nước

hoạt động, đã gây nên một số vụ bạo động vũ trang có tiếng vang, nhưng kẻ thù thang tay đàn áp Cụ Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam ngày 24-12-1913 Năm 1917, khi cụ ra tù, Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc, ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào đấu tranh giải phóng dân _ tộc sôi nổi khắp thế giới, đặc biệt là ở phương Đông Cụ dần dần nghiêng về cách

mang thé gidi, tim hiểu Cách mạng tháng Mười, viết báo ca ngợi LênIn vĩ đại

Giai đoạn thứ hai (1918 — 1925)

Năm 1917, sau khi ra tù, nhìn lại bước đường hoạt động vừa qua, Phan Bội

Châu không khỏi hoài nghi về những chủ trương cứu nước trước đây của mình Phong trào của Việt Nam Quang Phục hội đã tan rã Các đồng chí của Cụ hầu hết bị giết hoặc bị tù đày.Chiến tranh thế giới kết thúc, đế quốc Pháp lại là kẻ thắng

trận và đang thi hành chính sách hai mặt vừa đàn áp cách mạng vừa mị dân Phan

Trang 29

Trong tác phẩm này Cụ cho rằng nếu người Pháp và người Việt Nam bắt tay thân thiện với nhau thì “hai bên đều có lợi và cộng tồn” trước âm mưu mở rộng chiến tranh của Nhật Bản sau này Kết thúc bài luận, Phan Bội Châu đề nghị: “Từ nay về sau, người Pháp đừng đối đầu với người Nam như tôi tớ, trâu ngựa, nên xem người Nam như bạn hữu thân thích, người Nam tuy ngu cũng là lồi người, khơng đến nỗi ngu xuân, thấy người ta đãi mình như bạn hữu thân thích, mà mình lại không đãi người ta như bạn hữu thân thích Lúc vô sự thì giáo dục đầy đủ, khi hữu sự thì họa phúc cùng chung Trong Phan

Bội Châu niên biếu, Cụ đã nhận là do “nhầm lẫn”, “khinh xuất” mà viết ra bài

luận đó Đồng thời Cụ đã nhắn mạnh: “Ý nghĩa đề huề mà tôi đã đề ra, đối với

cái đề huề của người Pháp, hai bên khác nhau như nước với lửa”[24.tr.188]

Dù sao từ cái từ “đề huề” cũng là con đẻ của bọn thực dân và tay sai thường dùng trên các sách báo công khai thời đó Cho nên người ta cũng dễ dàng lẫn

lộn với chủ nghĩa “đề huề” của Cụ Phan Theo Tôn Quang Phiệt, “Nói đề huề

lúc đó chỉ là đầu hàng, thủ tiêu đấu tranh mà thôi, mà tai hại nhất là làm nhụt chí phần đấu của nhân dân”.[37,tr.190]

Thực ra việc viết Pháp - Việt đê huê đã phản ánh sự chuyển biến, sự

dao động trong tư tưởng dù là nhất thời của Phan Bội Châu trong giai đoạn này Chính Phan Bội Châu đã viết Tờ f„yên ngôn thơng cáo tồn quốc, một

lần nữa, Cụ lại vẫn công khai bộc lộ tư tưởng “dé hué” cia minh, coi dé 1a

một sự thay đối phương châm Cụ đã nói đi nói lại nhiều lần về “Pháp Việt đề huể” là “có loi ich cho dan hai nước” và “Xin chính phủ thi hành cái đề buê

thật cho dân tộc Việt Nam dễ theo, mà tôi dễ theo mà đến khi tôi hành động

về chủ nghĩa ấy cho khỏi mang tiếng người ta trách tôi là bị lừa, và chính phủ đánh lừa dân Việt Nam”.[1, số 153(1926)]

Trang 30

nhiên, đây là một tư tưởng chính trị tai hại, ảnh hưởng xấu đến tỉnh thần đấu

tranh của nhân dân Năm 1918 trở đi, sự dao động về tư tưởng của Phan Bội

Châu cũng không phải dừng lại ở Pháp -Việt đề huê luận Lập trường cải lương chủ nghĩa của Cụ còn tiếp tục biểu hiện ở Á châu chỉ phúc âm (1920), nhằm kêu gọi Trung Quốc và Nhật Bản đoàn kết với nhau để làm cho Châu Á cường thịnh Nhưng lúc này Nhật Bản đã giở thủ đoạn ăn cướp trắng trợn đối

với Trung Quốc, nên ý kiến của Phan Bội Châu trở nên lạc lõng Đặc biệt,

năm 1921, khi viết tác pham Du cửu miên lai sở trì chỉ chủ nghĩa, Phan Bội

Châu lại chủ trương làm “văn minh cách mạng” tức là lay “văn hóa hòa bình

để bước tới con đường chính trị cải lrong”[26,tr.88]

Sở dĩ có sự chuyển hướng này, một phần vì Phan Bội Châu vừa mới

được thấy có một số nước và một số dân tộc trước kia là thuộc địa của để

quốc Áo, Hung, nay đã được Hội nghị Hòa Bình Véc xay 1919 tuyên bố quyền “dân tộc tự quyết” và trao trả quyền độc lập cho Phan Bội Châu hi vọng chúng ta cũng sẽ có ngày như vậy Phan Bội Châu chủ trương: “Về cách mạng văn minh mà nói, thì cốt tỉnh thần sao cho mạnh, quả quyết; chí khí sao cho bền, lâu đài, hai thứ đó còn mạnh hơn, chẳng phải võ lực có thể sánh kịp”.[26,tr.86]Nếu ta có được tỉnh thần mạnh chí khí bền rồi, thì “Tới lúc ấy, người Pháp tử tế tất sẽ rất vui lòng làm anh em với ta, còn những người nào không tốt chắc chắn sẽ không dám khinh bỉ, chà đạp ta, không đám đặt chân vào vòng trâu ngựa nữa!”.[26,tr.87]

Đường lối “văn minh cách mạng” như Phan Bội Châu vừa đề ra, xét

về mặt chính trị đã bộc lộ lập trường cải lương chủ nghĩa và về mặt triết học đã sa vào chủ nghĩa duy tâm nặng nề Vì việc cải tạo xã hội sẽ không đụng

Trang 31

mạng Thế mà ở đây Phan Bội Châu đã từng bỏ việc dựa vào hoạt động của

con người, để đi tìm nguồn sức mạnh đó trong lòng tốt và thiện chí của các

chính khách cầm đầu các nước lớn, thậm chí của chính kẻ thù dân tộc Mục

tiêu cách mạng trở nên mơ hồ và tắt nhiên tiền đồ của cách mạng cũng sẽ trở

nên mù mịt

Nhưng điều cần nói là, Phan Bội Châu trong những năm từ 1918- 1925 có đưa ra thuyết “Pháp- Việt đề huề” và “Cách mạng văn minh”, biểu hiện sự dao động trong tư tưởng của Cụ, nhưng mặt khác cũng thấy ở Cụ, tư tưởng “bạo động cách mạng” không phải hoàn toàn bị khước từ Ngay trong chủ trương để huề với Pháp, thì cũng là đề huề có điều kiện, đề huề thật, và rất khác với “đề huề” của Pháp đưa ra Còn trong D cứu niên lai sở trì chỉ chủ nghĩa tiếng là chủ trương làm “cách mạng văn minh”, nhưng đồng thời Cụ

cũng đề ra một phương sách khác, nếu một khi con đường “văn hóa, hòa

bình” với bọn Pháp không thành công, thì phương sách thứ hai Cụ gọi là “dĩ

độc trị độc” tức là dùng những tô chức cách mạng ở ngoài nước, vận động sự

giúp đỡ về vũ lực của một để quốc khác mà ở đây chính lại là đề quốc Nhật để bắt đế quốc Pháp trả quyền độc lập cho nước ta

Trang 32

*Thoi ky thir ba (1926 — 1940)

Năm 1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt đưa về nước Một

phong trào đấu tranh nỗ ra ở nhiều nơi đặc biệt là ở Hà Nội, phong trào dâng cao khi Hội đồng đề hình mở phiên tòa xử Cụ vào tháng 11 năm 1925 Đây là một phong trào lớn của nhân dân bao gồm hoc sinh, tri thức, tư sản dân tộc đòi trả tự do cho Cụ, và cuối cùng thực dân Pháp buộc phải hủy bỏ bản án khô sai chung thân cho người chiến sĩ cách mạng này Nhưng Cụ bị giam lỏng ở Huế

Từ 1926 trở đi, Phan Bội Châu bị cách li với thực tế đấu tranh của dân

tộc Mặc dầu đã mắt hết tự do, nhưng Phan Bội Châu vẫn tỏ ra là một chiến sĩ

cách mạng kiên cường bất khuất Tuy vậy, cụ vẫn cố vươn lên, hi vọng tiếp tục hoạt động cứu nước và trong điều kiện sống bị bao vây theo dõi vẫn cố gắng làm một người tuyên truyền yêu nước Thơ văn của cụ vẫn tiếp tục nói nhiều đến nỗi khổ nhục của người dân mất nước và trách nhiệm của người dân đối với nước Đó là các tác phẩm: Nam, nữ quốc dân tu tri, Thuốc chữa dân nghèo, Cao đẳng quốc dân, Luân lí vấn đáp, Lời hỏi thanh niên Đó cũng là các công trình biên khảo có giá trị: Phan Bội Châu niên biểu, Xã hội chủ nghĩa, Nhân sinh triết học, Không học đăng, Chu dịch v.v cùng với trên 800 bài thơ, phú, văn tế và rất nhiều câu đối và tạp văn khác để lại đã làm phong phú kho tàng thơ văn yêu nước và cách mạng Việt Nam thời cận đại

Trang 33

ta là con nước” Cụ tránh nói một cách trực diện Pháp xâm lược, mà lại nói

“cuộc đời dâu bể, trời cướp mẹ mình” Nỗi khổ nhục mất nước, được trình

bày thành là “nên mẹ lênh đênh, nỗi con chua xót” và từ đó kêu gọi mọi người

“thương đến nước”, phải “thề cùng sông núi, giữ vững lòng son” (30,tr.17]Tuy vậy, trong những điều kiện có thể được, Phan Bội Châu đã tận dụng để tố cáo mọi âm mưu thâm độc của thực dân pháp Sống trong hoàn

cảnh nguy hiểm, luôn luôn bị uy hiếp, đe dọa, nhưng Phan Bội Châu không

chỉ bộc lộ một tắm lòng yêu nước Lòng yêu nước ở Cụ bao giờ cũng có nội dung quyết chiến, nhằm tuyên truyền cho mục đích hành động cứu nước, giải phóng giống nòi

Lời kêu gọi cứu nước của Cụ những năm đầu khi mới về Bến Ngự cũng vẫn còn khí thế hừng hực bốc lửa như khi mới xuất dương trước đây hơn 20 năm Cụ kêu gọi mọi người hãy vùng lên hành động, lẫy máu trả máu, như những ngày đầu của cái thời kỳ mới xác định “thủ đoạn bạo đông” Những

năm tháng cuối đời, nhà chí sĩ Phan Bội Châu vẫn chan chứa biết bao nỗi

niềm ưu ái, hi vọng tin tưởng vào đồng bào, đồng chí cho đến khi mất ngày 29-10-1940, tại căn nhà tranh ở dốc Bến Ngự (Huế)

1.3 Hai nội dung cơ bản của chủ nghĩa dân tộc của Phan Bội Châu 1.3.1 Tư tưởng giải phóng dân tộc

Đây vừa là mục đích vừa là nguyện vọng của Phan Bội Châu Bằng mọi biện pháp để tiễn hành giải phóng dân tộc giành độc lập dân tộc luôn là mục đích tối cao và duy nhất của cuộc đời người làm trai sinh ra trong thời vong quốc

Năm 1903 với tác phẩm Lưu Cẩu huyết lệ tân th, về mặt tư tưởng cho chúng ta thấy, trong chương trình cứu nước của Phan Bội Châu, tuy chỉ nhắn

Trang 34

vua đầu hàng bán nước đứng đầu Theo quan niệm phong kiến trước kia cho rằng “nước là của vua", nhưng đến ngày nay, nhờ đọc được một số tân thư mới du nhập vào Việt Nam, nội dung những tân thư đã cung cấp cơ sở lý luận đầu tiên cho những chống đối của Phan Ong đưa ra quan niệm “quyền bính của nước là ở quan lại, nhân dân và tài sản” và “quyền bính thu về dân thì quan lại là quan lại của ta, nhân dân là nhân dân của ta Làm được ba điều ấy tức là giữ được quốc thể đó vậy”, mà “ba điều nói trên thì chấn dân khí là

trước hết” [35,só33]

Phan Bội Châu luôn luôn nhắc đến công lao xây dựng và bảo vệ đất nước của ông cha ta, vậy mà giờ đây nước mất, đân ta phải phải chịu kiếp sống lầm than cơ cực, hỏi phải làm gì để khôi phục đất nước Nước lúc này không phải là nước của vua như quan niệm cũ nữa mà

nước là của dân Dân là một trong ba yếu tố cơ bản cấu thành một nước

Phan Bội Châu viết: “Theo công pháp vạn quốc đã định, được gọi là

một nước, thì phải có nhân dân, có đất đai, có chủ quyền Trong ba cái

ấy thì nhân dân là quan trọng nhất Không có nhân dân thì đất đai không còn, nhân dân mất thì nước mất”[25,tr.68].Quan điểm của Phan Bội Châu cũng khác hắn với nhà nho có tư tưởng cải cách duy tân sớm nhất ở nước ta là Nguyễn Trường Tộ, cho rằng: “vua là gốc của nước”, “không có đạo vua thì không có thế gian”.[11, tr.214]Cụ cũng cho rằng chủ quyền là một yếu tố hết sức quan trọng, vì thực chất chủ quyền của

một nước là độc lập, tự chủ Cụ viết: “Điều quan trọng của nước là ở

chủ quyền, điều quan trọng của chủ quyền là ở độc lập” [25, tr.97]Về

vấn đề này Phan Bội Châu đã tỏ ra không mệt mỏi, liên tục kêu gọi, td

Trang 35

Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Tân Việt Nam, Sùng bái giai

nhân, Việt Nam quốc sử khảo

Phan Bội Châu chỉ rõ cái dã tâm của giặc như hỗ ngoạm, tằm ăn, không kế xiết, nhưng cái chính là cướp cái mạch sống của chúng ta Chính phủ giặc đánh thuế chúng ta đến muôn nghìn thứ, cướp lợi quyền chúng ta đến ức triệu

đường Bọn thực dân cướp nước coi dân ta “như trâu, như chó”, “như cỏ, như

rơm”, chứ chẳng có gì là “khai hóa văn minh” cả Phan Boi Chau thang tay vạch mặt chúng là giặc, là quân ăn cướp, đồng thời cũng chỉ cho mọi người thấy bộ mặt giả dối của cái gọi là văn minh khai hóa của chúng Cụ tố cáo mạnh mẽ cái chính sách ngu dân của chúng đối với nhân dân ta Lập trường của Phan Bội Châu đối với thực dân Pháp rõ ràng, đứt khoát Phan Bội Châu nhận thức giặc là giặc, nước đã mắt thì “đù có bầu máu nóng đến đâu đi nữa,

roi cũng chả biết đem rưới vào đâu được nữa!”[12, tr.165]Cụ luôn nhẫn mạnh chủ quyền dân tộc là vấn đề số một, là nhiệm vụ trung tâm của cuộc cách

mạng giải phóng dân tộc, không có sự thỏa hiệp giữa người dân mất nước với

kẻ cướp nước Phan Bội Châu xác định: “một là rưới máu tươi mà đánh kẻ

gian nô- hãy vùng lên giết sạch lũ chúng: hai là giết chúng” [29,tr.193]Cụ kiên quyết chọn con đường thứ nhất và thiết tha kêu gọi quốc dân đồng bào tham gia phục thù ái quốc Phan Bội Châu không những chỉ rõ kẻ thù chính

của dân tộc là thực dân Pháp, mà cụ cũng không quên lên án bọn vua quan

phong kiến giờ đây đã trở thành tay sai ôm chân giặc để bảo vệ lấy những quyền lợi bân thỉu của chúng Bọn chúng là một lũ người vô trách nhiệm, sống phè phỡn trước cảnh đau khổ của nhân dân Bọn chúng là những tên

quan lại vô sỉ, can tâm, cúi mặt, che tai cho bọn giặc nước tha hồ giầy xéo

đồng bào, đồng chủng, miễn là bản thân chúng được sung sướng

Tư tưởng của Phan Bội Châu về nhiệm vụ chiến lược như vậy là đúng

Trang 36

chủng bất tương dung”, nên sự tố cáo giặc Pháp còn kém phần sâu sắc Cụ chưa thấy rõ những thủ đoạn áp bức bóc lột có tính chất tư bản chủ nghĩa của chúng đối với một nước thuộc địa- nửa phong kiến như nước ta, càng không thấy được tính chất giai cấp của sự bóc lột ấy Cụ cũng ít nhiều bị chỉ phối bởi học thuyết “cạnh tranh sinh tồn”, “ưu thắng liệt bại? của Đác-uyn vốn được lưu hành rộng rãi hồi

đầu thế kỷ qua các “tân thư”, cho nên khi nói về sự tồn tại của một nước, Cụ nhắn

mạnh: “Ở trong thì phải che chở được cho đồng bào, mà ở ngoài thì tranh hùng được với dị tộc, làm cho dị tộc phải kinh sợ” và đi đến kết luận: “Mạnh được yếu thua; thịt kẻ yếu là món ăn của kẻ mạnh Anh không tiêu diệt được người, thì người tiêu diệt anh” [25,tr.69] Tư tưởng đấu tranh sinh tồn cực đoan này chịu ảnh hưởng của học thuyết Manthus đang thịnh hành thời đó, nhưng chủ yếu là Cụ muốn biểu thị thái độ dứt khoát với giặc Pháp xâm lược, chỉ có tiêu điệt chúng thì

dân tộc ta mới tồn tại được

Năm 1904, Phan Bội Châu và các đồng chí của mình đã thành lập Duy Tân hội tại nhà Tiểu La Nguyễn Thành ở Quảng Nam gồm hơn hai mươi đồng chí, trong đó có cả Cường Để, họp hội nghị thành lập một đảng bí mật

sau này gọi là Duy Tân hội Tôn chỉ của hội là cốt “khôi phục được nước Việt

Nam, lập ra chính phủ độc lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác” [8, số

45(1962)] Hội nghị đã nhất trí thông qua ba nhiệm vụ trước mắt:

- Phát triển thế lực hội về người cũng như tài chính

- Xúc tiền việc chuân bị bạo động và các công việc sau khi phát ra lệnh bạo động

- Chuẩn bị xuất dương cầu viện, xác định phương châm và thủ đoạn xuất đương

Thủ đoạn bạo động”

Trang 37

chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Phan Bội Châu đã toàn tâm toàn ý tuyên

truyền, tổ chức, vận động không biết mệt mỏi cho độc lập dân tộc, cho chủ

quyền nhân dân, cho bạo động các mạng

Tư tưởng bạo động cách mạng là hạt nhân, đồng thời là nội dung cơ

bản của tư tưởng Phan Bội Châu Tư tưởng này bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước trong truyền thống dân tộc ta và cũng sớm được hình thành ở trong con người Phan Bội Châu Phan Bội Châu vẫn luôn luôn chủ trương khởi nghĩa vũ trang, kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên lấy máu trả máu để giành lại tự do, dù gặp tình thế khó khăn thế nào, và kiên trì vũ trang bạo động Phan Bội Châu cũng tự thấy:“Là một người tay không có một tắc sắt, trên mặt đất cũng không có lây một chỗ nào đứng chân; chẳng qua chi là một thằng tay không, chân trắng, tài hèn, sức yếu, mà lại đòi vật lộn với hùm beo có nanh dài, vuốt

nhọn ” Nhưng chí của Phan Bội Châu vẫn muốn “đồ máu ra mua sự tự đo”,

dé mong “đánh đổi cái kiếp tôi tớ lấy quyền tự chủ”.[34,tr.179]Không những thế, trong quá trình đấu tranh cách mạng, mặc dù bị thất bại liên tiếp, nhưng chưa bao giờ Cụ tỏ ra hoàn toàn nản chí

Những cuộc đấu tranh vũ trang từ đầu thế ký đến đại chiến thế giới lần thứ nhất, nếu không do các tổ chức của Phan Bội Châu từ Duy tân hội đến Viêt Nam Quang phục hội trực tiếp gây nên, thì cũng đã nỗ ra dưới ảnh hưởng gián tiếp của tư tưởng bạo động của Cụ Tư tưởng bạo động của Phan Bội Châu cũng đã trải qua một quá trình biến chuyển phức tạp Thời kỳ đầu, tư tưởng này còn rất đơn giản và mang tính chất manh động Về sau, qua bài học thực tế và kinh nghiệm nước ngoài, tư tưởng bạo động của Phan Bội Châu ngày càng được bổ sung và nâng cao Lúc đầu, Cụ chỉ mới có nhận thức: “Cứ

bạo động, may ra còn trông được có chỗ thành công” [34,tr.197]Vì vậy Cụ ra

Trang 38

1901, Phan Bội Châu mới nhận ra rằng, muốn thành công thì “vây cánh đồ đảng phải đông”, “phải có sức mạnh của nhiều người hợp thành”, “phải có một cuộc nỗi dậy của đông đảo cả nhân dân trong cả nước theo những phương thức đổi mới”, và “việc làm cho nước nhà độc lập, vững mạnh không phải một tay, một chân làm nên, mà phải do tâm huyết của nghìn vạn người ”.[5, tr.143] Như vậy là do thắm nhuẳn tư tưởng dân chủ, Phan Bội Châu đã nhận

thức được lực lượng của nhân dân là lực lượng quan trọng để làm nên Sự

nghiệp anh hùng, giành lại đất nước theo phương thức bạo động cách mạng Trong quá trình hoạt động, sau những lần vũ trang bạo động thất bại, Phan Bội Châu thấy rằng, muốn bạo động thành công, phải có sự chuẩn bị chu đáo và phải đấu tranh lâu đài Trong tác phẩm Trùng Quang tâm sử, Phan Bội Châu xác định ba giai đoạn của công cuộc “quang phục” đất nước: Thời kỳ vận động, thời kỳ tiễn hành, thời kỳ kiến thiết Do đó, Cụ đã quan tâm tới việc xây dựng các cơ sở cách mạng trong và ngoài nước Cụ đặt liên hệ với

căn cứ Yên Thế của Hoàng Hoa Thám và dựa vào đó để chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa sau này Mặt khác, sau khi học tập được kinh nghiệm nước ngoài, nhất là được đọc cuốn Ý Đại Lợi tam kiệt truyện nói về cuộc đời cách mạng của ba chính khách lớn là Madini, Garibanđi và Cayua, Phan Bội

Châu bắt đầu chú trọng đến những hình thức đấu tranh hợp pháp, những cuộc đấu tranh chính trị dé tiến tới khởi nghĩa vũ trang Cụ đã coi trọng công tác vận động quần chúng và đã viết nhiều tác phẩm văn học, lịch sử để tuyên truyền tư tưởng yêu nước, kêu gọi quần chúng đấu tranh Cụ viết “việc vận động trong nước, nếu không có tiếng vang kinh thiên động địa, thì không thể nào có hiệu quả” [24, tr.141] Đồng thời, bạo động nhằm tỏ rõ ý chí của dân

tộc trước kẻ thù và trước nhân dân thế giới Tư tưởng đấu tranh bằng bạo lực

Trang 39

mà Phan Bội Châu chủ trương phải là bạo động của số đông, trước hết là của bính lính, nhưng cũng không loại trừ hoạt động của cá nhân Nói chung, quan điểm bạo lực cách mạng của Phan Bội Châu là tập trung ở ba vấn đề lớn: Xây dựng lực lượng vũ trang; vũ khí và vận động binh lính nỗi dậy

Như vậy, với tấm lòng yêu nước nồng nản và căm thù giặc sâu sắc, Phan Bội Châu luôn luôn nghĩ đến “quốc sỉ” và nuôi chí lớn diệt thù Phan Bội Châu luôn nghĩ rằng: “vì cả đồng bào mà mưu hạnh phúc, thì dù có phải hy sinh thân mình cũng không tiếc” Phan Bội Châu đã kiên trì con đường vũ trang bạo động và theo Cụ, cũng chỉ có con đường vũ trang bạo động mới có thé đánh đồ được cường quyên, giải phóng được đất nước Phan Bội Châu

thấy rằng sức mạnh của bạo lực là sức mạnh có vũ trang của nhiều người, do

đó phải chuẩn bị chu đáo và phải đấu tranh lâu dài Nhưng ngọn cờ mà Cụ nêu lên: Quân chủ lập hiến hay dân chủ cộng hòa lúc bấy giờ chưa thu phục

được sự đoàn kết toàn dân vì chưa lay động được bộ phận chiếm tuyệt đại đa

số nhân đân là nông dân Chưa có nông dân tham gia thì chưa thể có phong

trào cách mạng thật sự nhân dân Phan Bội Châu cũng chưa nhận thức được

vai trò của đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang Từ đó chúng ta càng

thấy rõ những hạn chế của “thủ đoạn bạo động” của Phan Bội Châu Đồng thời, sự phát triển thực tế của cách mạng nước ta đã hoàn toàn xác nhận chân

lý: “Dân khổ quá hay làm bạo động” Điều đó khẳng định rằng bạo động là xu thế tất yếu không thể tránh được ở một dân tộc đang dưới ách thống trị tàn

bạo của thực dân Pháp cho nên đường lối bạo động cách mạng của Phan Bội

Châu có ý nghĩa rất lớn Mặc dù không giành được thắng lợi, nhưng nó đã đi đúng phương hướng phát triển của lịch sử

Tư tưởng đoàn kết dân tộc

Do sớm xác định được tư tưởng chiến lược: làm cách mạng dân tộc dân

Trang 40

nhìn thấy những lực lượng có thể thu hút vào công cuộc đấu tranh chống

Pháp Đó là tư tưởng đoàn kết dân tộc, một tư tưởng nỗi bật trong hệ thống tư

tưởng chính trị của Phan Bội Châu Trách nhiệm giữ nước, khôi phục đất nước là thuộc về người dân Điểm xuất phát của tư tưởng đoàn kết dân tộc của

Phan Bội Châu là như vậy Suốt may chục năm hoạt động cứu nước, Cụ luôn

tin chắc nếu là người dân yêu nước thì ai cũng một bụng phục thù ái quốc nên thiết tha kêu gọi mọi người hãy nhiệt tình hưởng ứng sự nghiệp cứu nước do Cụ khởi xướng

Trên cơ sở lòng tin vững chắc vào nhân dân đối với sự nghiệp cứu

nước, nhận thức của Phan Bội Châu về vai trò của nhân dân qua các thời kỳ

đã có sự phát triển Năm 1905, khi viết Việt Nam vong quốc sử, Phan Bội Châu đã chia những người trong nước ra làm 5 bậc, tất cả đều là con của một

ông cha và một bà mẹ, của một bầu trời và một miếng đất như nhau Tất cả

đều là đồng bào trong một nước và đều có nhiệm vụ làm cho nước nhà được sống lại Đến tác phẩm Hải ngoại huyết thư 1906, Cụ đã đề cập đến mười hạng người đồng tâm (phú hảo, quan tước, thế gia, sĩ tịch, lính tập, giáo đồ, côn đồ nghịch tử, nhỉ nữ anh sĩ, bồi bếp thông ký, cừu gia tử đệ, người đi du học) Cụ không quan niệm nhân dân trong xã hội theo đăng cấp như dưới thời phong kiến mà cũng không chia theo nghề nghiệp và thu nhập như kiểu tư sản, mà cũng không phải chia theo giai cấp như quan điểm vô sản Mục đích

của Phan Bội Châu là tập hợp lực lượng cứu nước Cụ không nhìn nhận sức

Ngày đăng: 12/11/2021, 23:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w