Ñ“112455
HỌC VIEN BAO CHi VA TUYẾN TRUYEN
DE TAI KHOA HQC CAP CO SO NAM 2015
NGON NGU BAO CHI
CAC THE LOAI THONG TAN
Chú nhiệm đề tài: TS Trần Thị Thu Nga
Trang 2CÁC CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI: 1 Trần Thị Kiều Chinh
2 Nguyễn Thị Nam
3 Vũ Thi Nhung
Trang 3MỤC LỤC
SE 1
Chương 1: NGÔN NGỮ CUA TIN BAO CHI ecccccccccccsccssesceesseesesssseteseeees 8 1.1 Đặc điểm của ngôn ngữ tin báo chí
1.2 Từ ngữ sử dụng trong tin báo chí
1.3 Câu trúc câu của tin báo chí 2¿-+222++Ek+22L2E12211221122212221.ccxecrke 1.4 Cấu trúc văn bản của tin báo chí -sc22z+v2cxcv2cxrvcrxvrsrrrrrrrerrree 25 1.5 Tit ni in 44 1.6 Sap ctia tin DAO CHE oo 52
Chương 2: NGÔN NGỮ CỦA PHÓNG SỰ BÁO CHÍ - 57
2.1 Đặc điểm của ngôn ngữ phóng sự báo chí cs¿©ccscvcvscccrveee 57 2.2 Cau trúc văn bán của phóng sự báo chí - sc©22+2Exct2xzzxkrcrkeree 80 2.3 Tit ctha phong SW DAO 0n 99 2.4 Sapô của phóng sự báo chí - -: -ccc SH HH TH Hư ngư 103 2.5 Phần khởi của phóng sự báo chí -sccs2rkeEke2xetE ererrrrrrrrvre 110
2.6 Phần kết của phóng sự báo chí - - 2:2 2 1112212122122 1e 114
2.7 Nghệ thuật ngôn từ của phóng sự báo chí - -cce che xe, 119
Chương 3: NGÔN NGỮ CUA PHONG VAN BÁO CHÍ 131
3.1 Dac diém cha ng6n ngit phéng van bao Chi eesseeseeeseeseeeseeereeeeeee 131 3.2 Cấu trúc văn bản của phỏng Van DAO Chi .ecccccseessseesssecestecesseesseeeeseee 144 3.3 Tít của phỏng vấn báo chí s+222xzt2ck+2222x212112222121212 22x crree 156 3.4 Sapô của phóng vấn -s S2 2122122722TE12EEEEEEE.e 159
3.5 Nghệ thuật đặt câu hỏi của phỏng vấn báo chí ‹cccsccesrecreereres 160
;+zð0 n0 176
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong đời sống hiện đại như ngày nay, truyền thông đại chúng đã trở thành
một nhu cầu không thể thiếu của cơn người Đặc biệt, báo chí còn được coi là
“quyền lực thứ tư”trong xã hội sau quyền lập phap, hành pháp và tư pháp Trong
m6t bai dang trén tap chi Behavioral Science ra tháng 10-1957, nhà xã hội học
Mỹ Daniel Lerner khi phân tích mối quan hệ giữa các hệ thống truyền thông với các hệ thống xã hội, đã cho rằng một trong những điều kiện và đặc điểm của quá
trình chuyển đổi từ các xã hội cổ truyền sang các xã hội hiện đại chính là sự
chuyển tiếp từ các hệ thống truyền thông truyền miệng sang các hệ thống truyền
thông đại chúng Bởi vậy, sự bùng nỗ các phương tiện truyền thông đại chúng,
trong đó có báo chí là điều tất yếu Điều này được diễn ra trên cả hai phương diện: nội dung và hình thức Nội dung càng phong phú đa dạng bao nhiêu thì hình thức phải hấp dẫn bấy nhiêu Đây thực sự là một cuộc chạy đua hướng tới hiệu quả truyền thông mà không có điểm kết thúc Vì vậy, việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông đại chúng nói chung và báo chí
nói riêng là cần thiết, cấp bách
Chúng ta có thể khẳng định tầm quan trọng và ảnh hưởng của báo chí với
xã hội là vô cùng to lớn Hơn một thế kỷ nay, ở nước ta, báo chí có bước phát triển rất nhanh về số lượng lẫn chất lượng Nếu như trong những buổi đầu hình thành, báo chí mới chỉ đừng lại là một phương tiện thông tín thì đến nay đã trở thành công cụ hữu hiệu trong việc phổ biến các quan điểm, đường lối của một tổ chức chính trị, xã hội, trong việc góp phần nâng cao tri thức và tác động giáo dục đối với đông đảo công chúng Với mục đích giao tiếp như vậy, hướng đến một đối tượng đa dạng (không đồng nhất về trình độ, tuổi tác, giới tính ), báo chí đã sử dụng đường kênh ngôn ngỡ như một hệ đa chức năng: không chỉ để thông tin
mà còn nhằm tác động đến mọi đối tượng, trong mọi lĩnh vực Đề đạt được mục
Trang 5được tổ chức ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng Mặt khác, không giống như hình thức
giao tiếp thông thường, đặc biệt hơn, báo chí là một phươg thức giao thiếp mà ở đó tác giả và độc giả không đồng thời có mặt, không có các hành vi giao tiếp kèm
lời như cử chỉ, nét mặt, và cũng không có ngữ cảnh giao tiếp Mọi thông tin hay
hoạt động giao tiếp chỉ thể hiện qua các văn bản viết trên báo in, văn bản nói trên
phát thanh, truyền hình Vì thế, ngôn ngữ báo chí có những yêu cầu rất nghiêm
ngặt, được xem như là một ngôn ngữ chuẩn mực hướng tới sự chính xác của
thông tín khi đi từ sự truyền đạt của tác giả tới sự tiếp nhận của công chúng Giáo
sư John Hohenberg (Đại học báo chí Columbia) đã từng nói: “Không thể cẩu thả
trong việc sử dụng ngôn ngữ ở các ngành truyên thông được”, bởi các phương
tiện truyền thông đại chúng, nhất là báo chí có rất nhiều người sử dụng Đôi khi,
việc sử dụng từ ngữ trên báo chí được cho là chuẩn mực và được mọi người sử
dụng theo Vì thế mà những sai sót về từ ngữ trên báo chí rất đễ trở thành những sai sót chung cho toàn xã hội
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả khách quan lẫn chủ quan,
mà không ít nhà báo mới chỉ chú trọng phần nội dung mà không để ý nhiều tới hình thức diễn đạt thông tin Bởi vậy, họ mắc phải khá nhiều lỗi ngôn ngữ Người ta có thể tìm thấy khá nhiều những lỗi dùng từ, những lỗi viết câu, những cách
diễn đạt mơ hồ về nghĩa .Không cần bàn chúng ta cũng biết là những sai sót như vậy sẽ gây ra những tác hại nghiêm trong tới mức nào Ít nhất, điều này sẽ
ảnh hưởng tới chất lượng thông tin, làm cho độc giả mất thời gian đọc mà không
tiếp nhận được thông tin Thậm chí, việc đùng sai từ còn dẫn đến việc người đọc
hiểu sai thông tin Bài báo lúc đó không chỉ không có hiệu quả mà nhiều khi còn
phan tác dụng Tôi tệ hơn là cả hai điều này đều làm xói mòn niềm tin của công
chúng với tờ báo Nhưng quan trọng là những sai sót đó lại không bị phát hiện và chúng lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng như một thứ địch bệnh Mặt khác,
như đã nói ở trên, báo chí là hoạt động truyền thông đại chúng, nghĩa là tác động
Trang 6tới việc định hướng sai, tạo đư luận xã hội lệnh lạc, gây hiệu quả không tốt Vấn
đề này đã và đang thu hút được sự quan tâm của giới chuyên môn, các nhà ngôn
ngữ học, các nhà báo và đông đảo bạn đọc, khán giả
Trên các loại hình báo chí đăng tải nhiều tác phẩm báo chí thuộc các thể
loại khác nhau Mỗi thể loại đều có thế mạnh riêng về ưu thế thông tin và sức thuyết phục của ngôn từ Có thể nói, các thể loại thông tấn là những thể loại đặc trưng và góp phan quan trong lam nén sức mạnh của thông tin Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn “Ngân ngữ báo chí - Các thể loại thông tấn” làm đề tài nghiên cứu của chuyên khảo nảy
2 Lịch sử vẫn đề
Báo chí là một địa hạt rất rộng ; vì thế nghiên cứu ngôn ngữ báo chí đòi hỏi
phải bao quát những vấn đề lý thuyết và thực tiễn Nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí nói chung đã có các tác giả như Vũ Quang Hào, Quang Đạm, Hoàng Anh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Tri Niên, Trịnh Sâm Các tác giá này đã tập trung tìm hiểu những yêu cầu chung nhất, những đặc trưng của báo chí
Theo Vũ Quang Hào “Ngôn ngữ báo chí trước hết và chủ yếu là lĩnh vực của ngôn ngữ học xã hội Sử dụng ngôn ngữ báo chí có tác dụng trực tiếp và quyết định nhất tới hiệu quả của thông tin báo chí Do vậy ngôn ngữ báo chí trước hết phải là một thứ ngôn ngữ văn hóa chuẩn"[2§, 12] Tác giả còn cho rằng “Tính chuẩn mực này không loại trừ mà thậm chí còn cho phép sự sáng tạo của cá nhân
nhà báo với tư cách là một hiện tượng đi chệch ra khỏi chuẩn mực”[2S, 12] Hai
van dé này được nêu và gọi tên trong cuốn”Ngôn ngữ báo chí” Những vấn đề mà Vũ Quang Hào đặt ra rất có ý nghĩa về mặt lý luận và chúng tôi xem đây là cơ sở quan trọng dé triển khai dé tai nay
Liên quan đến vấn đề này, tác giả Hoàng Anh đã có công trình nghiên cứu
về “Một số vẫn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, NXB Lao động, Hà Nội,
Trang 7thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí ; về cách sử dụng thành ngữ - tục ngữ trên báo chí ; một số nét khác biệt cơ bản giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học; những kiểu lỗi về chính tả thường gặp trên báo chí
và mấy kiểu lỗi về dùng từ trên báo chí
Tác giá Nguyễn Đức Dân trong công trình “Vgồn ngữ báo chí - những vấn
đề cơ bản “đã khái quát những đặc trưng cũng như những yêu cầu của ngôn ngữ báo chí về từ ngữ, về câu văn, về tính biểu cảm Đồng thời ông cũng chỉ ra những khác biệt giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ thuộc các phong cách chức nămg khác Ngoài công trình chuyên sâu này, ông còn viết một số bài đăng trên tạp chí chuyên ngành bàn về việc vận dùng thành ngữ tục ngữ, danh ngôn trên báo chí
Cùng với Vũ Quang Hào, Nguyễn Đức Dân, Quang Đạm, Hoàng Anh thì tác giả Nguyễn Trí Niên trong công trình “Ngón ngữ báo chí ”cũng khái quát những yêu cầu chung của ngôn ngữ báo chí nói chung Yêu cầu quan trọng được ông nhắn mạnh là tính biểu cảm
Ngoài ra còn có một số bài viết của các nhà báo trẻ hay một số luận văn,
khóa luận của sinh viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Báo chí- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nghiên cứu về vấn đề này
Riêng trong lĩnh vực tin báo chí, đã có nhiều công trình nghiên cứu như:
Nguyễn Thành Lợi, Phạm Minh Sơn, Đính Thị Thu Hằng, Dinh Van Huong,
Trong cuốn “Théng tan bdo chi - Ly thuyét va kf nang”, hai tác giả
Nguyễn Thành Lợi và Phạm Minh Sơn đã đưa ra hệ thống lý thuyết về thông tân
báo chí nói chung, các nguyên tắc, phương pháp viết báo hiện đại và đi tìm hiểu
cụ thể về từng thể loại thông tấn, trong đó, tin được nghiên cửu là một thể loại
báo chí thông tấn
Trong cuốn “7#ể loại tin báo chí ”của tác giả Định Thị Thu Hằng đã đưa ra
cơ sở lý thuyết, đồng thời khảo sát thực tiễn về thể loại tin báo chí Đặc biệt,
Trang 8viết tin cho phát thanh, truyền hình Trong đó, hai tác giả đã đưa ra một số quy luật để viết được một tin phát thanh, tin truyền hình hay Ngoài ra, cũng phải kế đến một số Luận văn của sinh viên các trường nghiên cứu về đề tài này như:
- Phan Quốc Hải, (2010), Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam: Vấn đề và
thảo luận - Luậnvăn Thạc sĩ báo chí, Đại hoc Quốc gia Hà Nội, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Nguyễn Anh Tuấn, (2010), Hanh động ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình - Luận văn Thạc sĩ ngôn ngữ học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên
- _ Lê Thị Nhung, (2010), Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong chương trình thời
sự truyền hình - Luận văn Thạc sĩ ngôn ngữ học, Dại học Sư phạm Thái Nguyên
- Mai Thị Minh Thảo, (2004), Ngôn ngữ truyền hình trong bản tin thời sự
Đài truyền hình Việt Nam - Luận văn Thạc sĩ Khoa học báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Nguyễn Thị Phượng, Đặc điển ngôn ngữ báo chí trong chương trình
thời sự của Đài phát thanh - truyền hình Đà Nẵng - Luận văn Thạc sĩ Khoa học
xã hội và nhân văn, Đại học Đà Nẵng
Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù đã có một số luận văn, luận án nghiên
cứu về ngôn ngữ báo chí, thậm chí đi sâu vào khai thác sâu vào từ ngữ được sử
dụng trong chương trình thời sự cụ thể, nhưng chưa có nhiều và đặc biệt là chưa
có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về ngôn ngữ thể hiện của các thể loại
thông tấn báo chí nói chung
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Chuyên khảo tập trung nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ, cấu trúc văn bản, nghệ thuật ngôn từ của các thê loại thông tấn gồm tin, phóng sự, phỏng vấn Trên cơ sở đó, chuyên khảo góp phần phác thảo điện mạo của ngôn ngữ tin, phóng sự, phỏng vấn trên báo chí
3.2 Nhiệm vụ
Trang 9- Làm rõ các đặc điểm của ngôn ngữ tin, phóng sự và phỏng vấn
- Nghiên cứu cấu trúc văn bản, tít, sapô của tin, phóng sự và phỏng vấn
- Nghiên cứu sự thê hiện về ngữ pháp và ngôn từ của tin, phóng sự và phỏng vấn báo chí
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ngôn ngữ được sử dụng trong tin, phóng
sự, phỏng vấn báo chí Đề tải tiến hành khảo sát các tin, phóng sự, phỏng van trên một số tờ báo tiêu biểu ở Việt Nam như: Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Lao
động, Tuổi trẻ, Thanh niên, Tiền phong, Người lao động, Đại đoàn kết, từ năm 2000 đến nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận
Chuyên khảo được thực hiện dựa trên nền tảng khoa học lý luận của chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các đường lối, chính sách, quan
điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác tư tưởng văn hóa và báo chí, cơ sở lý luận về ngôn ngữ học, ngôn ngữ báo chí, truyền thông
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành chuyên khảo này, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê ngữ
liệu bằng cách chọn mẫu xác suất trên các tờ báo tiêu biểu từ năm 2000 đến nay
Các phương pháp nghiên cứu khác như phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu cũng được sử dụng kết hợp với phương pháp thống kê ngữ liệu để các
luận điểm có cơ sở khoa học và thực tiễn
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài là công trình nghiên cứu đầu tiên có hệ thống về ngôn ngữ tin, phóng sự, phỏng vấn nói chung Với những khảo sát thực tiễn, chuyên khảo góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về ngôn ngữ tin, phóng sự, phỏng vẫn trên báo chí
Đặc biệt, qua việc thống kê, khảo sát và phân tích miêu mả ngôn ngữ được
Trang 10liệu đóng góp thiết thực trong việc nâng cao chất lượng thể hiện của ngôn ngữ báo chí
Kết quả nghiên cứu của đề tải sẽ là căn cứ đáng tin cậy để các tòa soạn báo, các phóng viên và biên tập viên tham kháo Từ đó, giúp họ có ý thức sâu sắc hơn về việc sử dụng ngôn ngữ trong các thể loại thông tấn và có những điều chỉnh phù hợp theo hướng tích cực trong việc sử dụng ngôn ngữ tin, phóng sự, phỏng vấn nói riêng, ngôn ngữ báo chí nói chung
Chuyên khảo này sẽ là tài liệu thiết thực cho sinh viên, học viên báo chí và có giá trị tham khảo đối với các nhà nghiên cứu báo chí học và ngôn ngữ học
Ngoài ra, trong bối cảnh hội nhập của đất nước hiện nay thì sự pha tạp, lai
căng, ảnh hưởng của ngơn ngữ nước ngồi vào nước ta không nhỏ và chuyên khảo này góp một phần nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trên
báo chí và đời sống xã hội của chúng ta
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và phần Tài liệu tham khảo, đề tài được
kết cầu thành 3 chương:
Chương 1: NGON NGU CUA TIN BAO CHi
Chuong 2: NGON NGU CUA PHONG SU BAO CHI
Trang 11Chương 1
NGÔN NGỮ CỦA TIN BÁO CHÍ
1.1 Đặc điểm của ngôn ngữ tin báo chí
Tin với tư cách là một thể loại báo chí mang đầy đủ đặc điểm của ngôn ngữ báo chí nói chung Ngoài ra với đặc trưng riêng của thể loại, ngôn ngữ của Tin
còn có những đặc điểm riêng So với các thể loại khác, Tin là thể loại phổ biến
nhất, năng động nhất và thể hiên rõ nhất sự nhạy bén, tính sát thực của báo chí trong việc phản ánh một hiện thực luôn vận động, biến đổi Chính vì thế khi nói
đến đặc điểm ngôn ngữ của tin người ta nghĩ ngay đến ngôn ngữ sự kiện, ngôn ngữ thời sự cập nhật, ngôn ngữ mang tính chính xác, khách quan, cụ thể, ngắn
gọn, trực tiếp, xúc tích, sống động, hấp dẫn
1.1.1 Ngôn ngữ Tín là ngôn ngữ sự kiện
Ngôn ngữ trong các tác phẩm Tĩn là ngôn ngữ sự kiện đặc trưng Các từ và
đơn vị mệnh đề, câu đều tập trung cố găng để phán đoán trực tiếp về sự kiện, chỉ
ra quy mô, tính chất, ý nghĩa của sự kiện Vì vậy, trong Tin người ta ít sử dụng các mỹ từ, hình dung từ hay các kiểu câu phức hợp có kết cấu nhiều tầng
Có đặc điểm nay 1a do Tin là một thể loại nhằm thông tin sự kiện Không có sự kiện thì không thể có Tin Sự kiện có trước và Tin có sau Sự kiện không
những là nội dung chủ yếu của Tin mà còn có đung lượng lớn nhất trong một Tìn Thông tin sự kiện là một trong những đặc điểm của ngôn ngữ báo chí Tuy nhiên,
Tin chỉ có nhiệm vụ thông tin kịp thời về những sự việc, sự kiện thòi sự Những
sự việc, sự kiện mà Tin phản ánh phải có thời gian địa điểm cụ thể, chính xác và
đắc biệt là phải mới (được hiểu với nghĩa là vừa mới xảy ra, đang xảy ra hoặc
chắc chắn sẽ xảy ra) Tin bám sát những sự kiện mới một cách nhạy bén, năng động Nhưng nó chỉ phản ánh sự kiện ở thời điểm tiêu biểu, đỉnh cao như sự mở
đầu, kết thúc hoặc ở những thời điểm mà sự kiện bộc lộ thêm những tính chất
Trang 12những “lát cắt” Nó không phán ánh sự kiện một cách đầy đủ theo tiến trình, dién
biến mà chỉ thông báo về sự kiện một cách kịp thời ở những thời điểm tiêu biểu-
nơi sự kiện bộc lộ bản chất của nó một cách rõ nhất Chính vì vậy, tuy cùng nói
về sự kiện, nhưng ngôn ngữ của Tin khác với ngôn ngữ của Phóng sự, Bình luận hay Điều tra
1.1.2 Ngôn ngữ của Tìn mang tính cụ thể
Cái cụ thé 6 Tin nhằm làm sáng tỏ những sự kiện được thông tin, dam bao tính chân thật, khách quan của Tin Tin phải có sự kiện cụ thể nhưng không phải
cái cụ thể nào cũng đưa Tìn và cần thiết đưa tin Cái cụ thể được thông tin nói chung làm cho người đọc dễ hiểu rõ sự kiện, nhưng cũng có cái cụ thể làm cho
người đọc thêm khó hiểu (như đi sâu vào chuyên môn, kỹ thuật của một ngành nghề nào đó) Vì vậy cụ thể trong ngôn ngữ Tin còn tuỳ thuộc vào trình độ của đối tượng tiếp nhận thông tin Ngôn ngữ Tin là cụ thể nhưng có chọn lọc Ngôn
ngữ cụ thể làm sáng 16 ban chất của sự vật hiện tượng khi đề cập đến những số liệu cụ thể về chất lượng, số lượng, thuận lợi, khó khăn, đến những cụ thé về tên
người, tên đất Nhưng nếu quá đi sâu vào những con số chi tiét, ty my, ngôn ngữ
Tín sẽ trở nên rườm rà, khô khan, thiêu sức hâp dẫn
1.1.3 Ngôn ngữ Tĩn là ngôn ngữ mang tính thời sự
Thông tin báo chí phải được truyền đi nhanh chóng kịp thời mới đạt hiệu
qua giao tiép cao Tin là thé loại xung kích của báo chí, vì vậy, Tn đưa sự kiện cụ
thể nhưng phải cập nhật Đối với một sự kiện quan trọng có ý nghĩa, người ta có
thê viết nhiều thể loại, nhưng Tìn làm nhiệm vụ thông báo nên phải dến với độc
giả sớm nhất Người ta đồng nghĩa Tin với khái niệm mới và cho rằng đã mới thì
phải nhanh, vì vậy nếu chỉ chậm chễ một vài phút thì đã không còn gọi là mới
Trang 13này, đến năm 2003 ,) Mỗi loại phương tiện thông tin ở nhưng cung bậc thời sự khác nhau:báo phát thanh và truyền hình có điều kiện sử dung Tin có tính thời sự hằng giờ, báo in sử dụng phần lớn tin có tính thời sự hằng ngày Thời sự trong ngôn ngữ Tin được thể hiện ở từ “đang”: đang xảy ra dang diễn ra, đang được
người đọc quan tâm, sự kiện đang được yêu cầu thông tin, giải thích Bên cạnh
khái niệm thời sự có tính chặt chẽ về thời gian còn có khái niệm thời sự về nội
dung Đó không phải là những sự kện đang xảy ra, vừa mới xảy ra mà đã xảy ra
hoặc sẽ xảy ra Đó là những sự kiện đã xảy ra hoặc đã xảy ra ít lâu nhưng lại có giá trị thời sự lớn, cái thời sự ở đây là ý nghĩa của sự kiện đó
1.1.4 Ngôn ngữ của Tìn mang tính chính xác, khách quan
Ngôn ngữ báo chí phải bám sát sự kiện nguyên đạng để phản ánh Tin phản
ánh thông tin sự kiện cụ thé va cập nhật không cho phép có sự tưởng tượng hay
thêm bớt, ngôn từ phải chính xác tuyệt đối Mark Twen đã từng nói: “sự khác biệt giữa một từ chính xác và từ gần chính xác giống như sự khác biệt giữa tia chớp và con dom đóm” Trong ngôn ngữ của Tin cũng vậy Khác với văn học là nhằm thông tin thâm mỹj phản ánh hiện thực thông qua những hình tượng nghê thuật,
báo chí có nhiệm vụ thông tin thời sự, phản ánh hiện thực thông qua những sự
việc, sự kiện con người, hoàn cảnh, tình huống tiêu biểu, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền thời sự Chính vì thế mà ngôn ngữ văn học là ngônngữ nghệ thuật được lựa chọn và tái tạo trên cơ sở của một quan niệm thâm mỹ Còn ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ sinh động, đa dạng của đời sống hàng ngày Đặc trưng của báo chí không phải ở chỗ phản ánh người thật việc thật mà là việc thông tin về hiện thực phải đáp ứng yêu cầu về tính xác thực và tính thời sự Tính chính xác, khách quan
là đặc điểm của ngôn ngữ báo chí nói chung và là yêu cầu hàng đầu của mỗi thể
loại báo chí Với Tin yêu cầu về tính chính xác, khách quan còn cao hơn nữa, có
như vậy mới làm sáng tỏ những sự kiện được thông tin, tạo ra sức thuyết phục với người đọc Khác với ngôn ngữ của Phóng sự, Ghi nhanh là ngoài sự chính xác, khách quan của sự kiện còn có yếu tố chủ quan của tác gid; trong Tin cdi “tôi tác
Trang 14của ngôn ngữ Tin đòi hỏi ngôn ngữ sử dụng phải rõ ràng, trong sáng, đơn nghĩa
giúp cho người tiếp nhận thông tin hình dung đúng về sự kiện, hiểu đúng bản chất
của sự kiện Bên cạnh đó, người fa còn sử đụng những dẫn chứng cạ thé dé lam
tang tinh khach quan trong Tin
1.1.5 Ngôn ngữ Tìn rÃt ngắn gọn và trực tiếp
Một đặc điểm chung của các tác phẩm báo chí là chúng có tính định lượng,
bị giới hạn trong một khoảng thời gian hoặc diện tích nhất định và giờ đây còn phụ thuộc vào quỹ thời gian eo hẹp để tiếp nhận thông tin của công chúng Vì vậy ngôn ngữ báo chí cũng như ngôn ngữ tin cần phải ngắn gọn nhưng phải xúc tích cô đọng để vừa phản ánh được đầy đủ sự kiện vừa không vượt quá khung cho
phép về không gian và thời gian cũng như đáp ứng điều kiện thời gian tiếp nhận
thông tin của công chúng
Do những tính chất về thông tin cụ thể nhanh chóng nên Tin phải được thể hiện ngắn gọn Người đọc trong tiếp xúc đáu tiên với một sự kiện có ý nghĩa xã hội muốn qua một thông tin ngắn mà nhận thức vấn đề một cách trực tiếp Có những cái cụ thể nhưng không cần nhiều chỉ tiết dẫn giải, không cần qua những câu có cấu trúc phức tạp hoặc những suy nghĩ phức tạp vẫn có thể hiểu được vấn
đề và ý nghĩa của nó Chính vì thế, Tin phải đi thẳng vào hạt nhân của sự kiện,
phải viết ngắn gọn và trực tiếp
Tính ngắn gọn của Tìn được xét ở mọi cấp độ từ dung lượng đến việc sử dụng từ, câu, đoạn Dung lượng của Tìm từ 300 chữ trở lại Tin van chi cé 30- 60
chữ Tin đảm bảo tính ngắn gọn nhưng nó vẫn phải cung cấp đầy đủ thông tin về
sự việc, sự kiện, vấn đề, tình huống mà công chúng quan tâm Do đó, Tĩn còn
phải xúc tích, cô đọng để làm nổi bật thông tin sự kiện
1.1.6 Ngôn ngữ Tìn là ngôn ngữ mang tính khuôn mẫu
Nhằm mục đích thông tin sự kiện một cách nhanh chóng và thuận tiện, Tin
Trang 15Khuôn mẫu ở cấp độ kết cầu (ở mô hình đưa tin)
Ví dụ:
Theo AFP ngày tại trong buổi Tổng Bí thư đã kêu gọi TTWN: Ngày người phát ngôn Bộ ngoại giao cho biết
Phát biểu nhân dịp Thủ tướng nói,
Khuôn mẫu ở cấp độ câu trong Tin có câu khuyết chủ ngữ: Hôm qua (ngày) tại đã khai mạc
Qua phái huy vai trò mà lựa chọn nhận xét Đối với các thành phố sẽ đào tạo một đội ngũ
Câu có đề ngữ làm nỗi bật thông tin:
Hà Tĩnh: 15 nghìn tan phân đạm phục vụ sản xuất chiêm xuân
Phú Yên: 60% địa bàn dân cư được phủ sống phát thanh, truyền hình
Khuôn mẫu ở cấp độ cụm từ: nhiệt liệt ủng hộ, nghiêm khắc lên án, cực lực
phản đối, hợp tác tồn điện, khơng khí thân mật và hiểu biết lẫn nhau
Khuôn miu 6 cap d6 tir: tiép tay, cdu kết, trả đĩa, mức sống, tiết lộ, kiện
tướng, ngoạn mục, siêu
Ngôn ngữ Tin sử dụng những khuôn mẫu nhất định giúp cho việc truyền đạt và tiếp thu thông tin được dễ dàng, nhanh chóng
1.1.7 Ngôn ngữ -Tìn là ngôn ngũ sống động hấp dẫn
Bên cạnh tính khuôn mẫu, Tin còn có ngôn ngữ gây ấn tượng, các lối nói,
cách diễn ạt mới lạ, giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn với độc giả Rất nhiều Tin
sử dụng những đầu đề biểu cảm, gợi fÒ mo Tin cần sử dụng đầu đề kép diễn đạt
gắn gọn, rõ ràng, hấp dẫn, đập vào mắt người đọc, có khả năng thâu tóm toàn ộ nội dung của tác phẩm
1.2 Từ ngữ sử dụng trong tin báo chí
Trang 16nhất và toàn bộ những phương tiện, biện pháp nhằm thể hiện nội dung Ngôn ngữ có một vai trò quan trọng trong tác phẩm nói chung và tác phẩm tin nói riêng Việc sử dụng ngôn ngữ thành công quyết định đến chất lượng và hiệu quả thông
tin Tuy nhiên, đây không phải việc làm đơn giản bởi vì “việc chuyển từ lối nói
mang nặng màu sắc như triết học hay từ việc trình bày một vấn dé về pháp luật sang lối văn phong báo chí không phải là đễ dàng Phải học cách xếp lại các ý tuỳ
theo cấu trúc khác nhau của bài báo Phải bỏ lối văn hoa trừu tượng và khái quát
Phải hiểu được vai trò của cách nói hình ánh, thậm chí của các giai thoại”
Cái khó thường do từ ngữ gây ra Người viết báo phải chọn từ đơn giản và thích đáng để phục vụ việc chuyển tải thông tin Sử dung quá nhiều từ phức tạp trong một bài báo hay một tin ngắn sẽ tạo ra rào cản ngôn ngữ, gây khó khăn cho người đọc Mặt khác sử dụng những từ ngữ phức tạp, đa nghĩa sẽ sinh ra nhiều
cách hiểu khác nhau làm sai lệch từ ngắn, từ thông dụng Từ chứa đựng thông tin,
từ cụ thể, chính xác sẽ giúp Tin trở nên trong sáng, dễ hiểu và đến được với công chúng nhanh nhất
Từ ngữ sử dụng trong các tác phẩm Tin, qua khảo sát, có một số đặc điểm như sau:
1.2.1 Chính xác, trực tiếp, lột tả đúng bản chất của sự vật, hiện tượng Đây là đặc điểm cơ bản, đầu tiên trong việc dùng từ ngữ của Tìn Tin phản
ánh thông tin về các sự kiện, hiện tượng, tác động vào ý thức xã hội nhằm tạo ra
những vận động xã hội theo mục đích đã định Vì vậy ngôn ngữ phản ánh cảng chính xác, khách quan càng tăng hiệu quả của thông tin
Tin viết về những sự kiện có thật trong cuộc sống vì vậy ngôn ngữ của Tin
phải phản ánh chính xác về mặt hiện tượng, đúng đắn về mặt bản chất của sự kiện
Ngôn ngữ Tin chính xác, trực tiếp khi độc giá thoả mãn những yếu tố thông Tin trong công thức SW+H
Ví dụ: Tin “Hoàn thành tàu 6.500 tắn số 2 mang tên Vĩnh An”(Báo Lao
động, 09.11.2001), chỉ bằng 4 câu ngắn gọn đã thông tin chính xác, trực tiếp về
Trang 17Who? (Ai) - Nha mdy dong tau Bach Dang
What? (Chuyện gì xảy ra) - Ban giao tàu chở hàng 6.500 tấn thứ 2 Which? (Cùng với những ai ?)- Công ty vận tải biển Việt Nam (VOSCO) Where?(Xay ra ở đâu?)- Hải Phòng
'When?(Xảy ra khi nào?)- Sáng nay (9-1 i)
Những chỉ tiết về con số (ngày tháng, trọng tải ), về tên cụ thể Nhà máy,
Công ty liên quan địa danh xảy ra sự kiện là hoản toàn chính xác Từ “sáng nay”(9-1 1) mang ý nghĩa thông tin trực tiếp khiến cho độc giả cò cảm giác như khi họ đang cầm tờ báo đọc Tin này thì sự kiện xảy ra đồng thời ngay trước mắt họ
Chính xác thường đi liền với cụ thể Trong câu tiếp theo bằng từ ngữ chính
xác, Tin đã thông tin cho độc giả biết cụ thể, tỷ mỉ về con tàu “Tàu được khởi
công đóng mới ngày, 12-01-2001”, có chiều dài 102m, rộng 17m, máy chính 3.600 sức ngựa, tốc độ khai thác 15 hải lý-giờ Những từ ngữ trong những câu cuối Tin đã lột tả đúng bản chất của việc xuất hiện con tàu này, ý nghĩa của nó trong đời sống: “San 2 ngày chạy thử trên biển, Vĩnh An có tính năng đảm bảo theo thiết kế của Nhật Bản Tàu này nằm trong serie 3 chiếc lớn nhất Việt Nam đóng cho vosoco.”
Báo Người lao động (08.05.2001) có Tin “Việt Nam sản xuất được quân áo
che chắn bức xạ cho nhân viên y tế” Mở đầu là (W1) nguồn Tin do phóng viên báo Người lao động nhận được Tiếp theo, trả lời cho câu hỏi A1? Việc gì?
Ai?- “Viện vật lý ứng dụng và thiết bị khoa học, trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia ”
Việc gi? - “Vita san xudt thanh công loại vật liệu cao su chỉ có khả năng
che chắn bức xạ rơnghen và gamma
Như thế nào? - “Theo kiểm định của Viện Vật lý hạt nhân, tam cao su chỉ day
17-3, 5mm có khả năng che chắn bức xạ tương đương với tam chi dày 0,25- Imm” Ý nghĩa của sự kiện này là: “tương đương với tiêu chuẩn quốc tễ về vật
liệu che chắn bức xạ, nhưng cao su thì có hiệu qua sw dung cao hon Trén co so
Trang 18Với những tử ngữ, chính xác, trực tiếp, sự kiện thông tin đã đến được với
người đọc đúng bản chất của nó
Tin “Tàng trữ thuốc nổ”(Nhân dân, 05.08.2001) đã thông báo chính xác
cho người đọc biết kẻ tàng trữ thuốc nỗ là ai, (tên, tuổi, nghề nghiệp, quê quán), tàng trữ trái phép thuốc nỗ với số lượng bao nhiêu Bọn này đã bị công an ở đâu bắt giữ
Trong cuốn “Nhà báo bí quyết kỹ năng - Nghề nghiệp”, có đoạn viết: “Nếu
chỉ có sự chính xác về sự kiện không thôi thì hãy còn chưa đủ, cần phải có thêm
cả phong cách trình bày rõ ràng, mạch lạc Và về phương điện này thì cấu trúc không chỉ của cả bài viết, mà còn của từng câu, rồi việc lựa chọn đúng từ hì hết Sức quan trọng”
Người viết Tin phải luôn luôn cố gắng chọn những từ ngữ trực tiếp, đơn
giản, cụ thể, chính xác và rõ ràng Nhưng thật đáng tiếc là trên mặt báo đôi khi
vân còn những hạt sạn về từ ngữ Điển hình về đùng từ không chính xác, rõ rang là báo Người lao động (26.01.2001) với Tin “Toà án hiến pháp Thái Lan sẽ xét xử ông Thaksin Shinawatra” Câu thứ 2 trong Tin này viết: “7zước đó, hồi tháng rồi, uỷ ban Quốc gia chống tham nhũng đã buộc tội ông Thaksin khai man tài
sản” Nếu đọc Tin này từ đầu, độc giả có thê biểu “trước đó”là bao giờ vì câu đầu
tiên của Tìn đã thông báo “Ngày 18-01, 14 trong số 15 thâm phán của toà án hiến pháp Thái Lan đã biểu quyết đồng ý xét xử ông Thaksin Shiwatra về tội tham
những”, nhưng sẽ bối rối không biết “hồi tháng rồi”là tháng mấy Dùng từ không chính xác, rõ ràng khiến độc giả khó hiểu và không tin tưởng vào thông in được
cung cấp Chỉ cần thay từ “rồi”"trong cụm từ “hồi tháng rồi”bằng một con số cụ thé nào đó, giá trị và hiệu quả của thông tin sẽ tăng lên gấp nhiều lần
Cũng trên báo Người lao động, ở một Tin khác lại dùng từ không thống
nhất Tin “Ai đứng đằng sau làn sóng báo động sau bầu cử ở Thái Lan?” nói về
nạn cá độ chính trị ở nước này có đoạn viết: “Tại tỉnh Songkla, đại tá cảnh sát
Pitchisak Leenathum, cho biết nạn đánh cá chính trị ở Thái Lan rất phổ biến, đặc
Trang 19giữa người thắng và người thua, số ghế mà các Đảng chiếm được ” Nhưng đoạn
tiếp theo lại viết: “Mỗi lần cá độ là những người giàu có ” Cùng nói về một hiên
tượng nhưng khi sử dụng từ “đánh cá”dễ gây hiểu nhằm, có thể thay bằng một từ gần nghĩa với “cá độ” hơn như “cá cược” chẳng hạn sẽ dễ hiệu hơn
Báo Lao động trong Tìn “ĐBSCL: Trong 75 phút có 3 vụ cháy lớn” viết:
“Tại Cà Mau, vào lúc 1 giờ 45 phút, ngày 25-11, tại khu vực 4, thị trấn Đầm Dơi,
huyện Đầm Dơi xảy ra một vụ cháy lớn làm thiệt hại 725 căn (58 căn nhà, 47
quay hang tạp hoá, 20 kiốt) Việc dùng từ “căn” sau con số 125 là chưa chính xác Người ta đùng “căn” chỉ “nhà, lều” còn quầy hàng và kiết không đùng từ “căn”
Trong yêu cầu dùng từ chính xác, rõ ràng, mạch lạc rất tối ky việc lặp lại
nhiều lần một tử trong một câu, bởi nó đễ gây rối ram, tối nghĩa
Tin “Ngân hàng thế giới dự kiến tài trợ cho Việt Nam 643 triệu USD” (Lao
động) trong một câu có tới 3 từ “tại”: “Theo Ngân hàng thế giới đai Việt Nam
(WB), tai H6i nghi tu van cdc nha tai trợ cho Việt Nam (dự kiến tổ chức /z¡ Hà
Nội trong 2 ngày 12-13.12), các nhà tài trợ sẽ cùng bàn bạc với chính phủ Yiệt Nam về nhu cầu phát triển của Việt Nam trong năm 2002 và khả năng cam kết hỗ
trợ của các nhà tài trợ”
Hay trong mét Tin khác - “Giải bóng bàn quốc tế cây vợt xuất sắc: HCB
SEA Game 21 thất thủ 2 trận lién” (Lao động, 29.11) cũng bị lặp lại từ tương tự
“Cũng trong buôi sáng, Trần Lê Phương Linh cũng thắng 2 trận
1.2.2 Sử dụng danh tù, động từ, trạng từ, ít sử dụng tính từ, từ nhiều nghĩa, khó hiểu
Đây là đặc điểm quan trọng thứ hai trong việc sử đụng từ ngữ của Tin Tin
phản ánh nhanh nhạy, kịp thời những sự kiện, tình hình, sự việc những nhân tố mới,
con người mới với phẩm chất mới đã đang xây ra hoặc vừa phát hiện có ý nghĩa
chính trị xã hội Chính vì vậy dùng động từ diễn tả hành động xảy ra sẽ nhanh hơn, chính xác hơn, danh từ, trạng từ nói rõ, cụ thể về, chỉ tiết về các thông tin
Các danh từ dùng trong Tin phần lớn là chỉ địa danh, tên người, tên sự vật
Trang 20Ví dụ: “Tổng cụ khí tượng thủy văn đã tỗ chức ”(Tin “Cần có thêm những quan trắc viên khí tượng tự nguyên “(Người lao động, 24.03)
“Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành quyết định về việc thực
hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ ”(Tin “Thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức cho người tham gia bảo hiểm xã hội”, Người iao động, 24.03)
“Ong Hoan An-to-ni-6 Xa-ma-ran, sau 21 năm lãnh đạo uỷ ban Ô-lim-pích quốc tế (MOK) đã đồ cử con trai mình Hoa-ni-to-xa-ma-ran ứng cử vào uý ban
này”(Tin “Nối nghiệp cha”, Nhân dân, 11.06)
“Chủ tịch câu lạc bộ Bác-xe-lô-na, ông GŒa-xpa khẳng định huấn luyện
viên C.Ri-xách và trợ lý R.A-lê-xan-cô sẽ tiếp tục huấn luyện Bác-xe-lô-
na”(Nhán dân, 11.06)
“Paul Mc Cartney va Erich Clapton là hai ca sỹ đạt được nhiều giải đĩa hát vàng nhất (Lao động, 05.07) “David Coopperjfield không làm được ảo thuật với vỊt (Lao động)
Nếu dùng danh từ giúp Tin diễn tả chính xác, rõ ràng, cụ thể những thông
tin được phản ánh thì dùng động từ sẽ giúp thông tin được phản ánh một cách nhanh chóng kịp thời Khi đọc Tin, độc giả thường quan tâm đến việc gì, xảy ra
như thế nào, xảy ra ở đâu Ding danh từ, động từ để diễn đạt những chỉ tiết Ấy sẽ
đáp ứng được nhu cầu thông tin của độc giả
Trong một câu ngắn có tới 3 động từ diễn tả hành động, dồn đập liên tiếp
khiến độc giả có cảm giác như sự kiện đang diễn ra nóng hỗi trước mắt mình:
“Cây đổ, sập mái nhà, 100 máy điện thoại bị mát liên lạc ”(Người lao động)
Thời gian qua, Việt cùng một số cá nhân khác zza chất ma tuý, đem về sử
đựng và bản lại trong khu vực quản lý của trại cải tạo” (Tin “Mua bán, sử dụng
trái phép chất ma tuý tại trại cải tạo”, Người lao động)
Trong một Tin, mỗi một câu ít nhất có từ 1-2 động từ trở lên Rất nhiều Tin, ngay từ đầu tiên đã là một động từ Ví dụ:
Trang 21“Phá vỡ hệ thông tài chính của bọn khủng bỗ”(1ao động)
“Hoãn xét xử lần thứ tư vụ án “dung xe đò rượt nhà báo”
“Lấy lạc quan nuôi hy vọng”(Lao động)
Tin ít sử dụng tính từ bởi tính lừ thường mang màu sắc chủ quan, dễ làm sai lệch thông tin, gò ép cách hiểu của độc giả Tin thường thông tin chính xác,
khách quan về sự kiện, còn đánh giá, bình luận về sự kiện ay như thế nào thi do
độc giả tự quyết định Việc sử dụng tính từ dù muốn hay không cũng có hơi hướng, chủ quan của tác giả trong đó
Ví dụ:
“Mỹ líng túng trong việc tim cách xét xử BinLaden” (Lao động)
“Tỉnh trưởng Luis Singson ling tung khi tra lời công tố viên” (Người
lao động)
Điều tối ky trong Tin là dùng từ nhiều nghĩa, khó hiểu Tin phải dùng từ
đơn nghĩa, thông dụng, gần gũi với đa số người đọc mới đạt hiệu quá thỗng tin
cao Những từ chuyên ngành, từ cổ, từ mới phát sinh, từ nước ngoài, từ địa phương, từ khoa học, từ trừu tượng, ít được sử dung trong Tin, nếu có phải được
giải thích rõ ràng Tuy nhiên, Tin cũng không sử dụng những từ ngữ suông sã kiểu ngôn ngữ nói hàng ngày Có một Tìn trong mục Chuyện làng VHVN viết như sau: “Nhà thơ đi nhiều Nguyễn Duy sau thắng lợi của triển lãm “Hồn giấy dó”về lại TP.HCM ii bj ngay xe máy đâm gãy chân khá nặng vào sáng 20-11 Gọi điện hỏi thăm trước khi ấi mổ, anh than: “Thé là mất toi 6 tháng không xuất nội xuất
ngoại được.Biết đâu “qzè "lại hay di, va du it di thi anh lai có thêm thì giờ để
nghĩ mưu, bày trò chơi mới?”(Lao động) Những từ “thì, ngay, khá nặng” là
những từ thừa, cho vào chỉ thêm rườm tà, từ “toi, quẻ”chỉ dùng để nói chuyện,
tán gẫu chứ không nên đưa vào ngôn ngữ Tin viết trên báo Dùng từ “xuất nội”là
không hợp lý Viết “gọi điện hỏi thăm trước khi mỗ anh than”khiến độc giả
không hiểu là ai mổ, tác giả viết Tin này hay nhà thơ Nguyễn Duy
Chọn lọc từ ngữ để viết Tin là một việc làm rất quan trọng, phải cân nhắc,
Trang 221.3 Câu trúc câu của tin báo chí
1.3.1 Ngắn, dầy đủ các thành phần
Cấu trúc câu của Tin là cấu trúc câu ngắn, đầy đủ các thành phần Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thì câu càng ngắn gọn càng dễ hiểu Một câu < 3 âm
tiết ở mức độ rất dễ hiểu; <15 âm tiết: đễ hiểu; ^ 25 âm tiết: hiểu được; < 30
âm tiết: khó hiểu; < 35 âm tiết: rất khó hiểu Một câu đài nhưng có cấu trúc hợp
lý, được ngắt quãng bằng nhiều đấu phay, có các đơn yi thông tin độc lập sẽ
được não bộ tiếp nhận dần trong quá trình đọc Vì vậy, có thé khang định: độ
đài của câu không quan trọng bằng cấu trúc nội tại của câu Cách viết câu hiệu
quả nhất là xây dựng các đơn vị thông tin độc lập, có độ dài tối đa là 17 từ Câu dai qué sé làm ảnh hưởng đến quá trình đọc, tiếp nhận thông tin của độc giả
Mặc dù câu không có lỗi ngữ pháp và chính tả, không có mệnh đề phụ quá dài nhưng người đọc vẫn cảm thấy hơi mệt khi đọc Do vậy một câu không thê tải quá nhiều thông tin Mỗi câu chứa một ý, một thông tin sẽ làm tăng hiệu quả câu rất nhiều Chính vì vậy mà Tin thường sử dụng câu ngắn:
Ví dụ Tin “Người đầu tiên trúng 1 tý đồng trong chương trình khuyến mãi của Tiger” (Người iao động) có câu trúc câu ngắn Đó là ông Nguyễn Quang
Luyện, 46 tuổi, ngụ tại 52§-5-18A đường Điện Biên Phủ, quận 10 - TP.HCM
Ông Luyện là người trúng giải đầu tiên trong chương trình khuyến mãi “Phát tài thành tỷ phú “của bia Tiger Đầu tuần qua, ông Luyện đã nhận được ¡ tỷ đồng trước sự chứng kiến của các cơ quan có chức năng tại Việt Nam
Tuy nhiên vẫn còn tổn tại Tin sử dụng câu dài: Củng với việc thông báo
về sự thành công của mình, đại diện của ACT - ông Michaeì West - nhấn mạnh
rằng mục tiêu của thí nghiệm lần này không nhằm tạo ra một con người hoàn chỉnh bằng phương pháp nhân bản, mà chỉ sử dụng phôi người như một nguồn tế bào gốc, phục vụ công tác chữa các chứng bệnh mà y học dang bó tay Gần
70 từ trong một câu là quá dai va người đọc có cảm giác mệt mỏi khi đọc hết
được câu này
Trang 23Câu viết theo cấu trúc truyền thống: chủ ngữ - động từ - bổ ngữ và nếu
người đọc có thể đoán biết được cấu trúc thì càng dé tiép thu
Ví dụ: Báo Người lao động (08.05.2001)
*_ “Chính phủ/ban hành nghi đinh về tổ chức hoat đồng của công ty c Động từVBôngữ cho thuê tài chính vào ngày 2-5.” (Chủ ngữ - Vị ngữ (động từ +bổ ngữ) trạng ngữ *_ “Ngày 4-5 Thủ tướng Chính phủ/ quyết đính lấy ngày 28-6 hàng năm làm Trang từ c Động từVBồ ngữ
ngày Gia đình Việt Nam” (Trạng từ- Chủ ngữ- Vị ngữ (động từ +bổ ngữ) Báo Nhân dân trong Tin “Tổng tuyển cử tại Phi-gi có câu thiếu thành phần (thiếu vị ngữ) khiến câu bị cụ “cụt, què gây khó chịu cho người đọc”: “Phi gi 1a một đảo nhỏ nằm trong Thái Bình Dương, có khoảng 840 nghìn dân 7i đướng Ma-hen-ẩra Châu-đri ”
Viết câu ngắn và đơn giản, đầy đủ các thành phần, hạn chế dùng mệnh đề phụ, đưa thông Tin quan trọng nhất lên đầu câu là một trong những nguyên tắc chính của cấu trúc câu trong tác phâm Tin Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng các câu ngắn hoặc trong cả tác phẩm chỉ dùng một cấu trúc câu sẽ làm cho tác phẩm Tin
đơn điệu, té nhạt, không hấp dẫn độc giả 1.3.2 Ít dùng các cấu trúc bị động
Một trong những quy tắc dé cho từ vựng được cụ thê là viết câu ở thể chủ động, tránh thê bị động Người ta cho rằng viết câu ở thê chủ động “con mèo
đang đuổi chuột”?sẽ có hiệu quả thông tin cao hơn viết câu ở thể bị động “con chuột đang bị con mèo duổi”
Trong Tin, ít dùng câu bị động cũng vì lý do ấy Trên thực tế, vẫn còn tồn
tại rất nhiều Tin có cấu trúc câu ở thể bị động:
Trang 24“Quả tim nhân tạo “tự hành” đầu tiên trên thế giới có tên là AbioCor đã được lắp ghép thành công cho một bệnh nhân người Mỹ thập tử nhất sinh đầu tuần này”(1ao động)
“Gần 400 triệu đồng được CBCNVC-LĐ quận Phú Nhuận, TP HCM đóng
góp vào các hoạt động xã hội trong năm 2000” (Người lao động)
1.3.3 Đầu câu thường có trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân Tín có nhiệm vụ phải trả lời các câu hỏi trong công thức: 6W+I1H Trạng ngữ đứng ở đầu câu thường trả lời cho câu hỏi Where, When, Why
Trạng ngữ đứng đầu câu chỉ thời gian:
“Ngày 30-3, trong cuộc hội đàm với Tổng thống Lít-va V.A đam-cút đang ở thăm chính thức Nga, Tổng thống Pu-tin khẳng định Nga sẵn sàng phát triển quan hệ đối tác truyền thống với Lát va “(“Quan hệ đối tác Nga-Lít-va”, Nhdn dan)
*Trong hai ngày 29 và 30-3, bọn khủng bố gốc An ba ni vẫn tiếp tục vĩ phạm hiệp định ngừng bắn (Nhân dân, 01.04)
“Vào lúc 22giờ ngày 19-1, Phòng CSHS-Công an TPHCM phối hợp với Công an tỉnh Đồng Tháp bắt khẩn cấp tên (Tên cướp Tạ Kim Tiến đã bị bat, Người lao động)
“Từ trước Tết Tân Ty đến nay, tại ngã tư Cách Mạng Tháng Tám - Võ Văn
Tần xuất hiện nhiều tụ điểm đánh-bạc công khai.”(“Đánh bạc công-khai giữa
ban ngày”, Người lao động)
Trạng ngữ đứng đầu câu chỉ địa điểm:
“Tại cuộc họp báo chính thức chiéu 5-11, đại diện sứ quán Đức thông báo
cho các khán giả Việt Nam một “tin buồn” (“Giao hữu giữa các cựu ngôi sao bóng đá Việt Nam-Đức” Lao động)
“Tại lễ tổng kết phong trào công nhân-lao động (CNVC - LĐ) và hoạt
động cơng đồn tổ chức ngày 12-1, CÐ khỗi cơ sở Bộ Y tế cho biết ”(746 công
trình nghiên cứu khoa học”, Người lao động)
Trang 25Trạng ngữ đứng đầu câu chỉ nguyên nhân:
“Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng tham gia đánh thẳng trận đầu 37 năm trước (5-8-1964-5-8-2001), sáu tháng đầu năm 2001, Đoàn cao xạ Hồng Lĩnh (Quân chủng phịng khơng-khơng qn), đã hồn thành nhiệm vụ và xây dựng đơn vị vững mạnh toàn điện “(Đoàn pháo cao xạ Hồng Lĩnh góp phần
bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc”, Nhân dân)
“Do mưa lớn ở phía thượng nguồn bên Trung Quốc nên lưu lượng nước
tiếp tục đỗ về lòng hồ sông Đà vượt trên 3000m” -giây khiến mực nước trên lòng
hồ vượt quá II7m, Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã mở cửa xả lũ số 1 vào hồi 1
gid (Lao động)
1.3.4 Câu mang tính thông báo, trần thuật, không mang tính miêu tả Đây là một đặc trưng trong cấu trúc của Tin để phân biệt với cấu trúc của Phóng sự hay thê loại khác Vì Tin ít dùng tính từ và thông báo nhanh gọn
những điễn biến của sự kiện, tình huống, nên câu không mang tính miêu tả mà
chỉ mang tính thông báo, trần thuật
Ví dụ: Tin “Bệnh viện Trung ương quân đội 108: Phẫu thuật ca dị tật biến
dạng hai chỉ dưới”, (⁄ao động) không đi vào miêu ta chỉ tiết ca phẫu thuật này
diễn ra như thế nào, mà chỉ thông báo ca phẫu thuật này diễn ra ở đâu, bao giờ, cho ai, phẫu thuật trong thời gian bao lâu, máy lần, chi phí hết bao nhiêu tiền
1.3.5 Trong Tìn có sử dụng câu nói trực tiếp được trích dẫn trong ngoặc kép Sử dụng câu nói trực tiếp trích dan trong ngoặc kép của một nhân vật nào đó
(có thể là nguồn tin, người đó có trách nhiệm, nguyên thủ ) làm tăng độ tin cậy của thông tin đồng thời làm cho ngôn ngữ Tïn trở nên hấp dẫn, sinh động hơn
Ví dụ:
“Phat biéu sau khi tham dự lễ cầu nguyện tại CiganJur, ngoại ô lakarta, ông
Wahid khẳng định: “Nếu điều đó (luận tội) diễn ra, với tư cách là Tổng thông tôi
sẽ ban bồ tình trạng khẩn cấp ngay lập tức “, đồng thời bày tỏ mong muốn tìm
kiếm thoả hiệp với Quốc hội tránh để Inđônesia rơi vào bất ồn.”(“Tổng thống
Trang 26Tin “Bin Laden muốn tấn công hệ thống cung cấp khí đốt ở Mỹ (ao động) cũng sử dụng nhiều câu nói trực tiếp:
- “Chúng tôi đã nhận được thông tin tình báo cho biết, Bin Laden có thể đã
thông qua một kế hoạch tấn công hệ thống cung cấp khí đốt của nước Mỹ “- một quan chức FBI cảnh báo hôm 26.11 “
- “Martin Edwards - người phát ngôn của Hiệp hội khí đốt tự nhiên Mỹ (INGAA)- cho biết: “Các công ty và nhân viên trong ngành được báo động ở mức cao nhất Chúng tôi cũng tiếp tục giám sát và tuần tra các đường ống thường xuyên bằng máy bay, bằng ô tô và tăng cường nhân viên an ninh “
Báo Người lao động (07-05) cũng có nhiều Tin sử dụng cãu nói trực tiếp
“Tuyên bế với các nhà báo hôm 5-5, Thủ tướng Georgievski cho biết:
“Những gì đang diễn ra trên lãnh thô Macedomia là chiến tranh Những kẻ gây ra chuyện đó âm mưu thôn tính đất đai” (Tin Thủ tướng Macedonia yêu cầu ban hành tình trạng chiến tranh)
“Quân đội sẽ không rút quân khỏi Chesnia Sư đoàn thiết giáp 42 sẽ ở lại đã vĩnh viễn” Đó là tuyên bỗ của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Ivanov trong hội nghị các bộ sức mạnh và lãnh đạo địa phương vùng Bắc Cancasus hôm 6-5 (Tin Nga dừng rút quân khỏi Chesnma)
Các câu trích dẫn thường thu hút được sự chú ý của độc giả bởi nó thường
được in bằng một kiểu chữ khác (in nghiêng hoặc ¡in đậm), mặt khác nó không
phải là lời của tác giả Trích dẫn càng ngăn thì càng thu hút được sự chú ý của độc giả
Tin thường được chia thành những đoạn ngắn để tạo nhịp thông báo gấp gap
và đảm báo tính mạch lạc của Tin Nếu Tin không được chia thành đoạn mà viết liền tù tì, các câu chữ san sát, chen chúc nhau gây mỏi mắt và độc giả sẽ thấy khó đọc,
rồi ngại đọc, bỏ qua thông tin Tuy nhiên cũng không nên chia Tin thành quá nhiều
đoạn Phân đoạn phải hợp lý, mỗi đoạn đề cập đến một ý chính trong Tin
-._ Tin chia thành những đoạn ngắn
Trang 27càng quan trọng, tính thời sự của thông tin, góc độ của tác phẩm dễ sảng lọc, loại
bỏ rút ngắn từng đoạn, câu, chữ Những câu chữ mà độc giả không quan tâm, hay
không mói, không độc đáo, không phù hợp, lặp lại tức sẽ bị loại bỏ Để cho Tin không khô khan mà sinh động, hấp dan, cấu trúc câu của Tin lại sử dụng nhiều
câu trích dẫn, câu nối trực tiếp
Mục đích chính của Tin là chuyên tải thông tin đến cho công chúng, trả lời những câu hỏi bức xúcy đầu tiên của công chúng vê những sự kiện, hiện tượng, cái mói nảy sinh Ngôn ngữ là phương tiện giúp Tín chuyển tải nội dung, thực hiện mục đích, sử dụng ngôn ngữ có hiệu quả, sẽ giúp Tin tìm ra con đường có lợi nhất để cung cấp một lượng thông tin tối đa đến vói độc giả trong thời gian và
không gian tối thiểu
1.4 Cấu trúc văn bản của tin báo chí
Thuật ngữ mô thức kết cấu dùng cho một cầu trúc tác phẩm, lặp đi lặp lại nhiều lần với sự thống nhất giữa nội dung với vị trí, ngôn ngữ, hình thức biểu đạt
Việc áp dụng mô thức là một trong những thao tác đầu tiên trong quá trình sáng
tạo một tác phẩm báo chí Trong các thể loại tác phẩm báo chí, Tin là thể loại
hình thành các mô thức kết cấu một cách rõ nét nhất bởi đặc trưng phản ánh
thông tin sự kiện của nó là phải trả lời một hoặc nhiều câu hỏi của công thức
W+H Người ta hay nói đến một mô thức kết cầu phổ biến hiện nay như: #in}
háp xuôi, Hình tháp ngược, Hình bậc thang, Hình xoáy ốc, Hình viên kim cương, Hình trúng ngỗng, Hình đồng hồ cái Sự khác nhau giữa các mô thức này là việc xác định chỉ tiết quan trọng nhất trong tác phẩm Chỉ tiết ấy phải chỉ a những khía
cạnh căn bản nhất của sự vật, hiện tượng, phải có vị trí then chốt rong toàn bộ
những chỉ tiết, đữ kiện của sự vật, hiện tượng đó Chính việc “đặt”các chỉ tiết
Trang 28Xác định chỉ tiết quan trọng nhất, lựa chọn mô thức kết cấu nào còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: quan điểm sống, thái độ chính trị, nhân cách, vốn
văn hoá của người viết ; tôn chỉ mục đích, phương hướng tuyên truyền của tờ báo, tính chất của phương tiện truyền thông (báo in, phát thanh, truyền hình)
Chính vì vậy, ở những tờ báo khác nhau với đối tượng độc giả riêng, có nhiệm vụ
chính trị khác nhau thì việc sử dụng các mô thức kết cấu trong tác phâm có những điểm không giống nhau
Qua khảo sát các tác phẩm Tin trên ba báo: Nhân dân, Lao động, Người
lao động năm 2001, chúng tôi nhận thấy việc lựa chọn mô thức kết cấu Tin ở các
báo này diễn ra như sau:
1.4.1 Mô thức kết cấu hình tháp ngược
Đây là mô thức kết câu được sử dụng khá phổ biến trên các báo chí và
trong phần lớn các tác phẩm Tin biện nay
Ở mô thức này, các chỉ tiết, đữ kiện được sắp xếp theo nguyên tắc giảm
dần Sự kiện quan trọng nhất được đưa ra đầu tiên, có thé 6 vi trí đầu đề hay ở câu
mở đầu của Tin, dé thu hút dự chú ý tối đa của người đọc Thường thì kết cục của
sự kiện được đưa lên đầu còn nguyên nhãn bắt đầu sự kiện lại đưa xuống cuối
Đoạn đầu tiên bao giờ cũng là những thông tin quan trọng nhất, nỗi bật nhất, độc
đáo nhất, đoạn sau kém quan trọng hơn
Qua khảo sát cho thấy các tác phẩm Tin kết cấu theo mô thức tháp ngược
chiếm tỷ lệ lớn ở các báo: báo Wøán dân: 66% Tin kết cấu theo mô thức tháp
ngược, báo Lao động 73%, báo Người lao động 71% Hầu hết các Tin văn trên báo này đều sử đụng mô thức tháp ngược
Ví dụ: báo Lao déng cé tin “5 tượng nhà mồ của người Jơ Rai bị đánh
cắp” Câu đầu tiên: “ít nhất có 5 tượng nhà mồ bị đánh cắp tại nghĩa dia lang Rak,
Trang 29người Jơ Rai và việc bị mất tượng là do đồng bào địa phương kiêng trở lại khu mộ của người thân sau lễ bỏ mả nên bọn xấu lợi đụng cơ hội này đến lấy cắp Câu kết của Tin này nói về giá trị văn hoá của những bức tượng “Cũng theo ông Bàng, nghĩa địa làng Răck là một trong những nhà mồ hiếm hoi được tinh lập hồ sơ đề nghị công nhận là di tích văn hoá” Những câu ở cuối thông tin ít quan trọng và có thể lược bỏ mà không ảnh hướng đến những đữ kiện quan trọng ở trên
Tin: “Vĩnh Long: 995 triệu đồng hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất”(Nhân dân) cũng có kết cấu theo mô thức tháp ngược Thông tin quan trọng
đã có ở Tít và được nhắc lại ở câu mớ đầu “995 triệu đồng là tổng kinh phí đầu tư
thực hiện hỗ trợ nông dân Vĩnh Long khắc phục lũ lụt” Đây là chỉ tiết quan trọng mà người đọc quan tâm, nó trả lời cho câu hỏi mang tính thời sự là sau đợt lũ thì
nông đân được hỗ trợ bao nhiêu tiền để khôi phục sản xuất Đưa chỉ tiết thông tin về số tiền hỗ trợ lên đầu đã làm thoả mãn nhu cầu cần thông tin nhanh của độc giả Câu cuỗi, nói rõ hơn số tiền 995 triệu đồng ấy là do tổ chức lương thực LHQ
(FAO) hỗ trợ 725 triệu và tỉnh đầu tư 270 triệu đồng Chỉ tiết này chỉ giữ vai trò
là làm rõ hơn thông tin ở phần mở đầu
Có một mô thức kết cấu tháp ngược trong thể loại Tin không có Tít là chỉ
tiết quan trọng được đưa ngay lên đầu, nhấn mạnh và in đậm làm giả đầu đề hay
con gọi là Tít giả Báo Người lao động sử dụng khá nhiều tin kiểu này
Trong một Tin, chỉ tiết quan trọng có ngay trong câu mở đầu: “Một cơn bão chưa từng có từ ba năm nay đã tràn vào bang Caiifornia hôm 11-1, phá huỷ nhiều công trình đân dụng và phúc lợi, đặc biệt làm tê liệt hệ thống điện toàn bang này”và chỉ tiết “Một cơn bão chưa từng có từ ba năm nay
đã tràn vào bang Caliíoria hôm 1 M”đã được in đậm làm giả đầu dé
Phần lớn các Tin có giả đầu đề (Tít giả ) ở các báo đều kết cấu theo mô
thức tháp ngược Báo Nhân dân có Tin giả đầu đề trong các mục: Tïn giờ chói, Tin trong nước; báo Lao động có Tìn giả đầu đề trong mục:Tìn vắn quốc tế, Tin
cơng đồn, Hình ảnh & Sự kiện, Thể giới thể thao, Chuyện làng VHVN, Đọc
Trang 30khắp nơi Các Tin trong các mục này đều kết cầu theo mô thức tháp ngược bởi chúng có đặc điểm là cần thông tin nhanh và thu hút sự chú ý của độc giả ngay từ đầu
Ưu điểm của kết cấu tháp ngược là thông tín nhanh những sự kiện quan trọng ngay từ đầu Tin, tác động mạnh vào công chúng Với những độc giả eo hẹp về thời gian thì không cần đọc hết cả Tin, chỉ cần đọc phần mở đầu là đã nắm
được nội dung, sự kiện, hiện tượng Mặt khác, kết cầu theo mô thức tháp ngược ở
những Tin sâu, ngắn khi cần có thể cắt bỏ phần cuối để trở thảnh Tin văn mà không ảnh hưởng đến bố cục cũng như nội dung cần thông tin
Nhược điểm của mô thức kết cấu này là sự lặp lại của thông tin quan trọng nhiều lần trong một Tin (ở đầu đề, ở câu mở đầu) để làm cho người đọc cảm thấy nhàm chán, đơn điệu Ở những sự kiện mà việc thông tin về chúng bắt buộc
phải đảm bảo trình tự vận động tự nhiên (như tin tường thuật) thì mô thức này
không thích hợp
1.4.2 Mô thức kết cầu hình tháp xuôi
Đây là mô thức kết cấu của các thể loại báo chí, phổ biến ở thời gian trước đây khi thông tin chưa bùng nỗ như hiện nay Theo kết cấu này thì mức độ quan trọng của thông tin tăng dần Mở đầu là những chỉ tiết về nguyên nhân, diễn biến của sự kiện mức độ quan trọng không nhiều Cuối cùng mới là kết quả của
sự kiện, chỉ tiết quan trọng bao giờ cũng nằm ở cuối Tin, tạo ra một ấn tượng mạnh, lưu giữ lâu trong trí nhớ của độc giả Trong thực tế, mô hình này có nhiều
ưu thế, trong đó nổi bật là sự hấp dẫn mỗi lúc một tăng lên về phía cuối bải Vì vậy nó phù hợp với những thông tin mang tính chất kể chuyện như: Tin người
tốt việc tốt, Tin về các vụ việc Nhược điểm cơ bản của mô thức kết cấu này là
khiến cho người đọc buồn tẻ, nhàm chán ở phân đầu; nhất là trong thời đại bùng nỗ thông tín như hiện nay, với số lượng thông tin phong phú, đa dạng, nhiều
chiều mà quỹ thời gian lại eo hẹp, độc giả cần đọc nhanh, đọc lướt thì kết cầu
Trang 31Tin trên báo Nhân dân, Lao động, Người lao động cũng ít kết câu theo mô thức tháp xuôi Báo Nhân dân và Người lao động có khoảng trên dưới 53%, còn báo Lao động chỉ có 2%
Tin “Nhật Bản coi trọng mở rộng quan hệ đối tác với các nước châu
Á”(Nhân dân) tiêu biểu cho Tin kết cấu theo mô thức tháp xuôi Câu mở đầu
đưa ra chỉ tiết Thủ tướng Nhật Bản muốn sớm đến thăm Trung Quốc, Hàn Quốc Đoạn tiếp theo nói rõ ông muốn gặp các nhà lãnh đạo cấp cao của hai nước này trước khi diễn ra hội nghị APEC đê cải thiện mối quan hệ sau chuyến thăm của ông tới ngôi đền Y-a-xư- cư- ni bị Trung Quốc, Hàn Quốc phản đối,
rồi việc Nhật Bản cho xuất bản cuốn sách giáo khoa lịch sử biện minh cho cuộc xâm lược các nước châu Á đầu thế ky 20 Đoạn sau nữa, có chi tiết ông dự định
thăm các nước Xing-ga-po, Thái Lan, Ma-lal-xi-a và In-đô-nê-xi-a Qua việc
đưa ra hàng loạt những dự định hoạt động của Thủ tướng Nhật Bản trong thời
gian tới, câu kết cuối cùng của Tin này đưa ra nhận định: “Theo các nhà phân tích
chính trị, chuyến công đu châu Á của Thủ tướng G Côi-đư-mi cho thấy giới lãnh
đạo Tô-ki-ô muốn chứng tỏ Nhật Bản thật sự coi trọng mở rộng quan hệ
đối tác với các quốc gia ỏ° khu vực châu Á” Đây là thông tin quan trọng nhất, giải thích cho hàng loạt các chỉ tiết đưa ra ở phần đầu
Trong Tin “CH Czech giúp đỡ trẻ em tàn tật VN”thông tin quan trọng nhất cũng nằm ở câu cuối cùng: “CH Czech giúp Việt Nam nâng cao năng lực cán bộ, nâng cao năng lực hoạt động của một số trung tâm chỉnh hình và phục hồi
chức năng trẻ em tàn tật” Phần đầu chỉ đưa ra bối cảnh là thứ trưởng Bộ Lao
động và các vấn để xã hội của CH Czech và Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam
đã thoả thuận với nhau về việc tăng cường hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực
lao động, việc làm và bảo trợ xã hội
Báo Người lao động cũng sử dụng Tin kết cấu theo mô thức hình tháp ngược, Tin: “Ngành công nghiệp VN: 35,7% lao động có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silie”là một trong những tin ấy Phần đầu của tin đưa ra
Trang 32hiểm của ngành công nghiệp Chỉ tiết tiếp theo đưa ra con số người lao động phải làm việc trong môi trường không đảm bảo an toản vệ sinh lao động Và chi
tiết cuối cùng là một thông tin làm nhiều người phải giật mình: “35,7% số lao động có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi khi phải luôn tiếp xúc với bụi có nồng độ
silic cao.”
Tuy nhiên, ở một số Tin nếu được kết cầu theo mô thức hình tháp ngược
thì hiệu quả sẽ cao hơn là kết cầu theo mô thức hình tháp xuôi
Ví dụ Tin: “Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Cho phá sản những doanh
nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ, thua lỗ keo dài, không cổ phần hoá
được”đặt ở cuối Tin Đây là một thông tin mới, có ý nghĩa quan trọng với các
doanh nghiệp Nhà nước nếu đặt ở đầu sẽ thu hút được sự chú ý của độc giả, hiệu
quả thông tin sẽ cao hơn Như vậy kết cấu theo mô hình tháp xuôi ở Tin này là không phù hợp
1.4.3 Mô thức kết cầu hình đồng hà cát
Đây là mô thức kết cấu được sử dụng rất phổ biến trong đời sống báo chi Người ta quan niệm nó chỉ được áp dụng cho những tác phẩm báo chí có dung lượng lớn như Phóng sự, Điều tra, nhưng trong thực tế Tin cũng áp dụng mô thức này, tuy không nhiều Bởi mô thức này kết hợp được ưu thế của cả hai mô thức
kết cấu hình tháp-xuôi và hình tháp ngược, vừa thu hút sự chú ý của độc giả ngay
từ chỉ tiết quan trọng ở đầu Tin, vừa tạo ấn tượng mạnh, khó quên bằng một chỉ
tiết quan trọng khác ở cuối Tìn
Đây là mô thức mà chỉ tiết quan trọng được đặt ở phần đầu và phần cuối
tác phẩm Các chỉ tiết khác được bố trí theo trình tự giảm dần mức độ quan trọng
từ trên xuống rồi lại tăng dần độ quan trọng lên cho đến cuối bài và kết thúc bằng một chỉ tiết quan trọng có khả năng gây ấn tượng cao
Báo Nhân dân có Tìn: “Giao hữu bóng đá: Đội cựu cầu thủ Đan Mạch và đội cựu cầu thủ Việt Nam: 4-1”, thông tin quan trọng ở câu mở đầu “Chiều qua
Trang 33mức độ quan trọng của thông tin giảm dân, những chỉ tiết không quan trọng được đặt ở giữa Tin, sau đó là những chỉ tiết tăng đần mức độ quan trọng ”Gần cuối trận đâu Nguyên Hữu Chiến ghi được một bàn rút ngắn ty số xuống 1- 4 bằng cú lốp bóng qua đầu thủ môn đội bạn” Kết thúc Tin là chỉ tiết quan trọng nhất “Trong
trận đấu này, Ban tổ chức đã thu được hơn 500 triệu đồng từ sự ủng hộ của các
nhà tài trợ, của Đại sứ quán Đan Mạch và tiền bán vé giúp đỡ các em nhỏ gặp
nhiều khó khăn ở Hà Nội” Như vậy, Tin này được kết câu theo mô thức đồng hồ
cát
Tin “400 người Nam Tư chết vì nhiễm phóng xạ dan DU” (Nguoi lao
động) cũng có kết cấu theo mô thức hình đồng hồ cát Mở đầu là một chỉ
tiết quan trọng “Một nhà bệnh học người Nam Tư, bác sỹ Zoran Stankovic, trích lời dẫn bởi hãng tin Reuters ngày 13.01, cho biết khoảng 400 người Serbia tại Bosnia sống trong khu vực bị tàn phá bởi bom đạn hoá chất uranium làm nghèo (DU) của NATO vào năm 1994 đã chết vì nhiều dạng ung thư khác nhau”
Những chỉ tiết sau đó, thông tin về việc ông này bác bỏ những kết luận là đạn
DU vô hại và ông đưa ra những bằng chứng về tác hại, về phóng xạ từ đạn DƯ Gần về cuối mức độ quan trọng của thông tin lại tăng lên “Ông yêu cầu Liên
Hợp Quốc phải thực hiện một cuộc nghiên cứu về mối liên hệ giữa đạn DU và sức khoẻ con người” Và câu cuối cùng là một thông tin mang tính chất kết luận:
“Chính NATO phải chịu mọi chỉ phí cho cuộc nghiên cứu này và mọi chỉ phí về y tế trong việc xét nghiệm và chữa trị bệnh do nhiễm phóng xạ dư cho thường dân Nam Tư vô tội”
Không chỉ những Tin sâu mà những Tin ngắn cũng được kết cấu theo mô thức hình đồng hồ cát Tin sau đây của báo ao động là một ví dụ:
“Ghi được hình ảnh đàn voi hoang da” (Lao déng) Tin nay chi
gồm có 5 câu Câu đầu tiên: “Chiều tối 27.11 tổ phóng viên HTV đã ghi lại
được hình ảnh đàn voi đang trú ngụ thuộc địa bàn thôn 1 x4 Suối Kết, huyện Tánh Lĩnh, Bình Thuận” Đây là một chỉ tiết quan trong, chi tiét này đã được rút
Trang 34cho thấy có ít nhất 5 con voi trong đó có 2 con voi đang ăn cỏ, nô đùa” Câu thứ ba, mức độ quan trọng của thông tin đã giảm xuống ; “Theo tổ phóng viên và
những nhười dẫn đường, có thể con voi cái đầu đàn ẩn mình trong bụi rậm và
chi huy các con voi còn lại bằng khẩu lệnh” Câu này ở giữa Tin và có thể được
coi là không quan trọng Câu thứ tư, gần cuối Tin, thông tin bắt đầu tăng độ quan trọng “Đây là lần đầu tiên đàn voi Bình Thuận được ghi hình trong tình trạng tự đo” Câu cuối cùng là chỉ tiết quan trọng nhất và cũng gây bất ngờ cho người đọc về tính bất ngờ của thông tin nó mang lại: “Những hình này chắc
chắn sẽ giúp đội săn voi định hướng từng liều thuốc gây mê cho từng con một”
Người đọc mới nhận ra được ý nghĩa của việc ghi được hình ảnh của đàn voi ở trong câu cuối cùng, và ý nghĩa này mới là thông tin quan trọng hơn cả
1.4.4 Mô thức kết câu hình viên kim cương
Sau kết cấu hình tháp ngược, kết cấu hình viên kim cương chiếm một số lượng lớn Tin trên báo chí hiện nay Tuy chưa được nói nhiều tới trong các giáo trình báo chí ở nước ta nhưng trong thực tế mô thức kết cầu này đã được sử dụng
khá phổ biến, nhất là trong Tin phát thanh và truyền hình
Theo mô thức này, chỉ tiết thông tin quan trọng nhất nằm ở gần đầu tác
phẩm, nó có hình dạng của một viên kim cương Câu mở đầu của Tin là một chỉ
tiết tương đối quan trọng, tiếp theo là một chỉ tiết quan trọng hơn, sau đó là một ch tiết quan trọng nhất Sau chỉ tiết quan trọng là các chỉ tiết giảm dần mức độ quan trọng về cuối tác phẩm Cũng giống như mô thức kết cấu hình tháp ngược,
ở mô thức này khi biên tập người ta cũng có thể cắt bỏ những chỉ tiết không quan trọng ở phần cuối tác phẩm mà vẫn đảm bảo là đã không bỏ những chỉ tiết,
dữ kiện quan trọng
Ưu thế của kết cấu này là người đọc không cần tập trung ở đầu Tin vẫn có thể nắm bắt được thông tin quan trọng, với tính chất này nó phù hợp với Tin Phát thanh và Truyền hình hơn Tuy vậy, Tin trên báo in cũng sử dụng nhiều kết cấu
theo mô thức này Qua khảo sát cho thay 35% Tin trên trên báo Nhân dân kết
Trang 35là 9,5%
Tin “Bin Laden nhận gây ra vụ 11.9 ?”của báo (Lao động) được kết cấu theo hình viên kim cương Mở đầu Tin là một chỉ tiết tương đối quan trọng: “Tờ Sun-day Telegraph (ST) của Anh hôm 11.9 đưa tin, cuối tháng 10 vừa qua Bin Laden đã xuất hiện và phát biểu với những người ủng hộ trong một đoạn băng video thu sẵn tại vùng núi ở Aíghanistan” Đây là một chi tiết quan trọng khi Bin
Laden- một nhân vật trùm khủng bố đang lân trốn và bị truy lùng vì bị nghi ngờ có liên quan đến vụ khủng bố hôm 11.9 Người ta mới chỉ biết Bin bị tình nghỉ là
thủ phạm số một, chứ chưa biết chính xác là y có tham gia hay không Câu thứ hai trong Tin này mới là chỉ tiết quan trọng nhất khi nó đưa ra thông tin: “trong đó Bin Laden đề cập đến việc ông và mạng lưới Al- Queda đã gây ra vụ tấn công nước Mỹ hôm 11.9” Những câu tiếp theo trích dẫn những lời của Bin chứng tỏ y đã tham gia vào vụ khủng bố: “Bin Laden phát biểu rằng: Nếu như việc báo thù
cho hành động giết hại người của chúng ta là khủng bố thì lịch sử sẽ chứng minh
chúng ta là những kẻ khủng bố.”Càng về cuối mức độ quan trọng của thông tin
càng giảm dần “Bin Laden bình luận rằng: Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) là “mục tiêu hợp lý” để thực hiện vụ tấn công hôm 11.9 và những người
“phi công”cảm tử đâm máy bay vào đó đã được “thánh Allah phù hộ để phá huỷ cơ sở kinh tế và quân sự của Mỹ” Câu cuỗi cùng trong Tin này là: “Đoạn băng này đã được lưu hành và chuyền tay nhau trong suốt hai tuần giữa những người ung hé Bin Laden”
Những thông tin ở phần cuối này có thể lược bỏ nếu bị giới bạn về thời
gian hay điện tích trang báo, bởi đó là những chỉ tiết phụ, không quan trọng
Báo Nhân dân có tìn “75% sé t6 chttc co sé Dang & Déng Nai trong sạch, vững
mạnh” Thông tin tương đối quan trọng được đưa ở phần mở đầu của Tin: “Tỉnh Đồng
Nai vừa hoàn thành việc đánh giá chất lượng đảng viên và tổ chức cơ sở đảng năm 2000” Đây là câu có tính chất giói thiệu tổng quát toàn bộ sự kiện Còn thông tin cốt lõi lại nằm ở câu thứ hai và đây là chỉ tiết quan trọng nhất: “529/701 tổ chức cơ sở
Trang 36câu sau đó là những thông tin không quan trọng khi nói về ý nghĩa của việc có được cơ sở đảng trong sạch vững mạnh”, qua đó góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, tính chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và phẩm chất, năng lực của từng cán vộ đảng viên”
Kết cầu theo mô thức hình viên kim cuong & Tin nay là hợp lý
“Cà phê lên Internet” trên báo Người !ao động là Tin được kết cấu theo
hình viên kim cương Chỉ tiết quan trọng nằm ở gần câu mở đầu Sau đó là những
chỉ tiết kém quan trọng, kết thúc bằng một chỉ tiết quan trọng Mở đầu là câu “Chuyện này hoàn toàn khác cà phê Internet” Chỉ tiết quan trọng nằm ở câu thứ ba: “Ngày 08.01 các nhà sản xuất cà phê ở Guatemala tuyên bố họ sẽ tô chức bán
dau gia lần đầu tiên các lô hàng cà phê đặc biệt loại Gourmet của họ trên mạng
Internet trong năm nay, nhằm đột phá vào thị trường cà phê thế giới” Đây là chỉ
tiết đáp ứng được nhu cầu thông tin của độc giả khi trả lời được một số câu hỏi trong công thức 6W+H Những chỉ tiết tiếp theo nói rõ hơn cà phê Gourmet là
một thứ đặc sản trồng ở trên các triền núi lửa bao quanh thị trấn cao nguyên Antigua va cach thu hoạch cà phê Gourmet như thể nào Đây là những thông tin ít
quan trọng và có thể lược bỏ
1.4.5 Mô thức kết cấu hình chữ nhật
Đây là mô thức kết cấu được sử dụng nhiều nhất trong Tin tổng hợp Các chỉ tiết quan trọng được bố trí đều từ trên xuống đưới Thứ tự của những chỉ tiết này có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, theo khu vực địa lý, hoặc diễn
biến theo những diễn biến chính yếu của vấn đề, sự kiện mà tac phẩm phản ánh
Các chỉ tiết quan trọng trải đều trong toàn bộ tác phâm tạo ra các điểm mạnh và sự hấp dẫn chung cho toàn bài Đây vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm của kết cầu này vì sự đàn trải có thể gây ra nhàm chán
Kết cấu hình chữ nhật, qua khảo sát thấy các báo ít sử dụng, báo Người lao
động ít đùng Tin có kết cấu này, báo Lao động và Nhân dân nhiều hơn.Sử dụng mô thức kết cấu hình chữ nhật mà các chỉ tiết quan trọng sắp xếp theo khu
vực địa lý, báo Người lao động có Tìn: “TP Hồ Chí Minh, Hà Nội: Tổ chức lễ hội
Trang 37Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi
- Đống Đa: “Tối 28.01 (tức mồng 5 Tết Nguyên đán Tân Ty), Uỷ ban MTTQ Việt Nam- TP Hồ Chí Minh, LĐLĐ và Sở VHTT TP HCM đã phối hợp
tổ chức lễ kỷ niệm 212 năm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa lịch sử tại sân khấu
ngoài tròi- Cung Văn hoá Lao động TPHCM” Tiếp đó là những chỉ tiết thông tin
về chương trình lễ hội này ở Hà Nội
Kết cấu hình chữ nhật trong Tin này, giúp cho người độc có một cái nhìn chung về cùng một sự kiện (Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa) nhưng diễn ra cùng một thời gian nhưng ở hai nơi khác nhau (TPHCM và HN)
có những nét riêng, độc đáo và khác nhau như thé nao
Tin “Cận tết xảy ra nhiều cuộc đình công, (Người lao động) kết câu theo hình chữ nhật, các chỉ tiết quan trọng sắp xếp theo trình tự thời gian và địa điểm Cùng một sự kiện công nhân đình công nhưng xảy ra ở nhiều nơi với thời gian khác nhau Mở đầu Tin là sự kiện “Hơn 600 công nhân (CN) Công ty Fine Industrial (thị xã Thủ Dầu Một-tỉnh Bình Dương, gia công quần áo xuất khẩu, 100% vốn Hàn Quốc) đã đình công trong hai ngày 17 và 18.01 yêu
cầu thanh toán tiền lương từ tháng 9 đến tháng 12” Đoạn tiếp theo là chỉ tiết
“Trong ngày 17.01, một số công nhân của Công ty TNHH Quốc Bảo (Đà Nẵng) đã bỏ vị trí làm việc ra về, hàng chục công nhân khác đình công do công ty không chí trả lương tháng 12 cho CN ăn Tết” Đoạn cuối cùng là thông tin “Trước đó, vào 8giờ ngày 15.01, tại Công ty TNHH Du Phái, huyện Hóc Môn- TPHCM, 62/143 công nhân đã đình công vì tiền lương bị giảm nhưng không được thông báo lý do”
Báo Nhân đân có Tìn “Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp 90 tuổi” Trong Tïn này các chỉ tiết quan trọng được
trải đều từ trên xuống Tim có 5 câu, mỗi câu là một hoạt động chúc mừng của
một đồng chí lãnh đạo với đại tướng Võ Nguyên Giáp Câu đầu tiên là “Kỷ niệm lần thử 90 Ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25.08.1911-25.08.2001),
Trang 38đang thăm hữu nghị chính thức Hàn Quốc, đã gửi lãng hoa và lời chúc mừng tới
Đại tướng Võ Nguyên Giáp” Câu thứ hai là chi tiết đồng chí Nguyễn Văn An, Uý viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội đến mừng thọ Đại tướng Câu tiếp theo
là thông tin “đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư, nguyên Cố vấn Ban Chấp
hành TW Đảng đã đến chúc thọ Đại tướng” Tiếp sau đó là “đồng chí Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành TW Đảng đã từ miền Nam gửi hoa chúc mừng Đại tướng” Câu cuối cùng ià chỉ tiết Phó Chủ
tịch nước Nguyễn Thị Bình đến thăm và chúc mừng Đại tướng
Mức độ thông tin quan trọng ở trong tất cả các câu là như nhau, đều thông
tin về cùng một hoạt động, cùng một sự kiện, chỉ khác tên người thực hiện gây
cảm giác nhàm chắn cho độc giả
Cùng là Tin về hoạt động của các nhà lãnh đạo diễn ra cùng một thời gian nhưng với những sự kiện và địa điểm khác nhau sắp xếp theo mô thức kết cầu hình chữ nhật như Tin “Hoạt động của lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam “(Lao
động) lại không bị nhàm chán Chi tiết đâu tiên thông tin về sự kiện
“Tổng LĐLĐ Việt Nam khai giảng lớp trung học chính trị tại chức cán bộ cơng
đồn”và thơng tin về hoạt của đồng chí Phó Chủ tịchTổng LĐLĐ Việt Nam
Nguyễn An Lương, Nguyễn Đình Thắng Đoạn hai là thông tin về Lễ mít tỉnh trọng thể kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam tại trường ĐH Cơng Đồn và hoạt động của đồng chí Nguyễn Đình Thắng tại đó Đoạn cuối là tin “Ngày 21.11
Công đoàn ngành bưu điện đã phối hợp với Tổng cục bưu điện Việt Nam tổ chức
hội nghị sơ kết phong trào thi đua phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn và hoạt động của đồng chí Chủ tịch TLĐ- Đặng Ngọc Chiến “trao bằng khen của Tổng Liên đoàn LĐYN cho các tập thê có thành tích xuất sắc nhất trong phong trào thi đua phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn của ngành bưu
điện”
Kêt cấu theo hình chữ nhật ở Tin này là hợp lý
1.4.6 Mô thức kết cầu hình bậc thang
Trang 39kiện có ý nghĩa xã hội Theo kết cấu này các chỉ tiết được sắp xếp phù hợp với
tiến trình vận động, phát triển của sự kiện khách quan Phần đầu chỉ giới thiệu
chung về sự kiện, chưa đưa ra phán đoán về kết quả, tính chất, chiều hướng tiến
triển của sự kiện Ví dụ Tin “Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm hữu nghị
chính thức Campuchia-Thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư giữa hai
nước ”(ao động) phần mở đầu giới thiệu sự kiện này như sau: “Ngày 26.11, Chủ tịch nước CHXHCNVN Trần Đức Lương đã tới thủ đô Phnom Penh, bắt đầu
chuyên thăm hữu nghị chính thức Vuong quốc Campuchia Quốc vương
Campuchia Norodom Sihanouk, Chủ tịch Thượng viện Samdeck Chea Sim, Chủ tịch Quốc hội Nodorom Ranariddh đã đón chào Chủ tịch nước Trần Đức Lương”
Đây mới là thông tin mở đầu về chuyến đi thăm, chưa thông tin về kết quả Đoạn
sau mới thông báo từng diễn biến của sự kiện và đưa ra phán đoán về tính chất, ý
nghĩa của chúng Trong Tìn trên phần sau mới đưa ra những chỉ tiết, kết quả của
cuộc viếng thăm: “Sau lễ đón, tại Hoàng cung, Chủ tịch Trần Đức Lương đã có
cuộc hội kiến với Quốc vương Nođorom Sihanouk” “Việt Nam - Campuchia đã ra tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác song phương giữa hai nước” Sau đó thông tin các điểm trong tuyên bố hợp tác các lĩnh vực: kinh tế, thương mại, tài chính, tiền tệ, văn hoá”khoa học kỹ thuật, hợp tác về vấn đề kiều dân và biên giới giữa hai nước
Báo Nhân dân có Tin “Lào và Thái Lan tăng cường hợp tác kinh tế và chống buôn bán ma tuý”
Các chỉ tiết trong Tin này được sắp xếp theo tiến trình vận động của sự
kiện Mở đầu là chỉ tiết giới thiệu về sự kiện: “Theo phóng viên TTXVN tại Băng- cốc, Thủ tướng CHDCND Lào Vo-la-chit đã thăm hữu nghị chính thức
Thái Lan trong hai Iigày17&18.08 nhằm thúc đây các mối quan hệ song phương” Phần sau, Tin này mới đưa ra những chỉ tiết về nội đung chuyến đi thăm của Thủ tướng Lào “Ngày 17.8, Thủ tướng Vo-la-chit đã hội đàm với Thủ tướng Thái Lan
T.Xin-na-văt Hai bên chất trí về nhiều vẫn dé, trong đó thoả thuận tháng 10 tới sẽ
Trang 40Nậm- thơng 2 của Lào ”Cuối cùng là chỉ tiết: “Sau hội đàm hai bên đã ky ba thoả
thuận hợp tác kinh tế và chống buôn bán ma tuý” Kết cấu hình bậc thang trong Tin bảo đảm được tính logic của sự kiện, nó phù hợp với những Tìn cần đòi hỏi
phải đảm bảo chặt chế về trình tự xuất hiện của sự kiện
Báo Người lao động cũng sử dụng mô thức kết cấu hình bậc thang trong Tin: “Chúc mừng nhân dịp năm mới, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu: Tin tưởng nhân đân ta ngày cảng hạnh phúc” Mở đầu tin là giới thiệu sự kiện “(TTXVN)- Sáng 19.01, tại Phủ Chủ tịch, nhân dịp năm mới, thiên niên kỷ mới và nhân dịp ky
niệm lần thứ 71 ngày thành lập Đáng, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã chúc mừng”
Sau đó mới là nội dung lời chúc
1.4.7 Mô thức kết cấu hình con cá
Đây là mô thức mà các chỉ tiết, đữ kiện quan trọng được đặt ở giữa và cuối tác phẩm Mô thức này không phổ biến lắm, ít báo sử dụng Qua khảo sát, báo
Người lao động có 15 Tin kết câu theo hình con cá, báo Lao động và báo Nhân đân có 3 Tin
Tin “Bãi công lan rộng ở Hàn Quốc ”(W“ân dân) là một ví dụ Thông tin quan trọng nằm ở đoạn giữa “Từ đầu năm đến nay, làn sóng bãi công do các công nhân Hàn Quốc tổ chức ngày càng lan rộng”và câu kết của Tin cũng là một chí
tiết quan trọng “Ngày 04.06, năm hiệp hội chủ đoanh nghiệp hàng đầu Hàn Quốc
ra tuyên bố chung kêu gọi công nhân huỷ bỏ cuộc tổng bãi công ngày 12.6, đồng
thời yêu cầu Chính phủ có biện pháp mạnh để cải tạo tình hình”