1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngôn ngữ báo chí trong thể loại phóng sự

18 2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Trong báo chí, ngôn ngữ là phương tiện “gốc” để truyền tải thông tin tới công chúng mà các ký hiệu, cử chỉ của con người đều không thay thế được mức độ giàu thông tin, đa hình tượng của

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong đời sống hàng ngày, ngôn ngữ là phương tiện hữu hiệu để con người tiến hành các hoạt động giao tiếp, biểu lộ suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình Trong báo chí, ngôn ngữ là phương tiện “gốc” để truyền tải thông tin tới công chúng mà các ký hiệu, cử chỉ của con người đều không thay thế được mức độ giàu thông tin, đa hình tượng của ngôn ngữ

Ngày nay, báo chí thế giới đang phát triển với một tốc độ chóng mặt Bắt đầu với những tờ báo chép tay, đến những bản in đầu tiên; sau đó đã xuất hiện thêm các loại hình báo chí mới như: báo phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử…

Mỗi loại hình báo chí đưa đến cho công chúng một cách tiếp cận thông tin khác nhau: báo in đưa thông tin qua chữ viết và hình ảnh trên mặt giấy; báo phát thanh truyền thông tin đến tai người nghe; truyền hình đưa tin bằng cả hình ảnh lẫn âm thanh; còn báo mạng có thể đăng được những thông tin bằng cả chữ viết, âm thanh, hình ảnh tĩnh và động nhờ vào internet Cho dù là loại hình nào đi chăng nữa thì cũng lấy ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải thông tin đến với công chúng

Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ cũng như gia tăng sự cạnh tranh với những tờ báo khác, mỗi cơ quan, tòa soạn phải nâng cao cả chất lượng cả về nội dung, hình thức, đặc biệt là chú trọng đến việc sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt Đây cũng là điều kiện tiên quyết để thu hút độc giả, tạo ra sức mạnh, sự bền vững cho tờ báo

Tuy nhiên, do được viết trong thời gian khá eo hẹp nên chắc chắn tiểu luận còn nhiều hạn chế, thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy Trần Văn Thư để cho bài tập được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn thầy!

2 Mục đích khảo sát và nhiệm vụ khảo sát

Lựa chọn đề tài Ngôn ngữ báo chí trong thể loại phóng sự, em muốn tìm hiểu sâu

hơn những kiến thức về ngôn ngữ, ngôn ngữ báo chí nói chung và ngôn ngữ trong thể loại phóng sự nói riêng Từ đó có cái nhìn bao quát về yêu cầu nghề nghiệp của mình cũng như đặt ra mục đích rèn luyện bản thân vững bước trên con đường sự nghiệp đã chọn

Trang 2

3 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Ngôn ngữ báo chí không phải là một vấn đề mới, nó đã được đào sâu nghiên cứu theo từng góc cạnh, từng thời kỳ phát triển Ngôn ngữ thể loại phóng sự cũng không ngoại lệ Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, phóng sự có sức cuốn hút đặc biệt đối với các cây viết, khiến họ muốn thử sức chinh phục và nhiều khi càng viết càng thấy khó nắm bắt Còn với người đọc, phóng sự được yêu thích bởi sự hấp dẫn, tươi mới, sự quyến rũ mà nó mang lại Và hơn hết, phóng sự làm thay đổi thế giới bằng cách thay đổi nhận thức con người

4 Nội dung khảo sát

Khảo sát ngôn ngữ báo chí trong thể loại phóng sự trên báo Tuổi Trẻ Online (TTO)

từ 01/03/2015 đến 31/03/2015

5 Phương pháp khảo sát

Khảo sát, phân tích, đánh giá, nhận xét, bình luận

6 Kết cấu của bài tập

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài tập lớn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Kết quả khảo sát

Chương 3: Bài học kinh nghiệm

Trang 3

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I Ngôn ngữ và ngôn ngữ báo chí

1 Khái niệm

Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp con người sử dụng để liên lạc hay giao thiệp với nhau cũng như chỉ chính năng lực của con người có khả năng sử dụng một hệ thống như vậy

Ngôn ngữ được dùng trên các văn bản báo chí dưới các hình thức như: báo viết, báo nói, báo hình và báo mạng điện tử được gọi là ngôn ngữ báo chí

Báo viết là các loại in như nhật báo, tuần báo, nguyệt san, tạp chí Báo nói là các văn bản được phát ngôn trên sóng phát thanh Báo hình là những thông tin bằng hình ảnh

có kèm theo lời thuyết minh trên kênh truyền hình Báo mạng điện tử sử dụng ngôn ngữ

đa phương tiện Cả bốn hình thức này đều sử dụng ngôn ngữ là phương tiện để chuyển tải thông tin đến với công chúng, tuy mức độ nhiều ít và những đặc trưng riêng có khác nhau Trong bài Phong cách ngôn ngữ báo chí, Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 định nghĩa

“Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ được dùng trong các thể loại chủ yếu của báo chí (bản in, phóng sự, phỏng vấn, quảng cáo, tiểu phẩm, ), với chức năng cơ bản là thông báo tin tức thời sự và dư luận xã hội theo một chính kiến nhất định”

2 Tính chất của ngôn ngữ báo chí

2.2 Tính chính xác

Đối với ngôn ngữ báo chí, đây là tính chất đặc biệt quan trọng Vì báo chí có chức năng định hướng dư luận xã hội Chỉ cần một sơ suất nhỏ nhất cũng có thể làm cho độc giả hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng không lường trước được

2.2 Tính cụ thể

Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí được hiểu là khi nhà báo miêu tả, tường thuật sự việc, phải cụ thể, cặn kẽ đến từng chi tiết nhỏ Có như vật người đọc, người nghe mới có cảm giác mình là người trong cuộc, đang trực tiếp được chứng kiến những gì nhà báo nói tới trong bài báo

Trang 4

Mỗi sự kiện được đề cập trong tác phẩm báo chí phải gắn liền với một không gian, thời gian xác định; với những con người xác định Do đó, trong ngôn ngữ báo chí nên hạn chế tối đa việc dùng từ có tính chất mơ hồ

2.3 Tính đại chúng

Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng Tất cả mọi người trong xã hội, không phụ thuộc nghề nghiệp, trình đọ nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuổi,… đều là đối tượng phục vụ của báo chí Đây vừa là nơi để họ tiếp nhận thông tin, vừa là nơi để bày tỏ ý kiến Chính vì thế, ngôn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho đại chúng, có tính phổ cập rộng rãi

2.4 Tính ngắn gọn

Ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn và súc tích Sự dài dòng có thể làm loãng thông tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe Thêm vào đó, nó còn làm tốn thời gian của cả người viết lẫn người đọc, dễ dẫn đến các lỗi sai về mặt ngôn từ

2.5 Tính định lượng

Các tác phẩm báo chí thường bị giới hạn về mặt thời gian hay diện tích xuất hiện trên báo, đó là định lương Vì thế, việc lựa chọn và sắp xếp các thành tố ngôn ngữ cần kỹ lưỡng, hợp lý để phản ánh đầy đủ lượng sự kiện mà không vượt quá khung cho phép về thời gian và không gian

2.6 Tính biểu cảm

Tính biểu cảm trong ngôn ngữ gắn liền với việc sử dụng những từ ngữ mới lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân

Nếu ngôn ngữ báo chí không có tính biểu cảm, chỉ là những chuối thông tin khô khan thì nó khó có thể thu hút được sự chú ý của độc giả Tính biểu cảm tác động mạnh

mẽ tới tâm hồn nguwoif nghe, làm cho họ có những trạng thái cảm xúc nhất định theo như người viết mong đợi

2.7 Tính khuôn mẫu

Tính khuôn mẫu của báo chí, thường bao gồm 6 câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu? Bao giờ? Như thế nào? Tại sao?

Trang 5

Yếu tố khuôn mẫu không đi một mình Nó thường được kết hợp với thành tố biểu cảm, nên ngôn ngữ báo chí thường mềm mại, hấp dẫn chứ không hề khô khan như trong một văn bản khoa học hay văn bản hành chính

II Phóng sự - thể loại hấp dẫn nhất của báo chí

1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của thể loại phóng sự

Nhiều tài liệu nghiên cứu về báo chí truyền thông cho rằng thể loại phóng sự ra đời sớm nhất là ở Anh, sau đó ít lâu có mặt trên báo chí Pháp vào cuối thế kỉ XIX do những biến động của xã hội châu Au khi đó, do nhu cầu thông tin nhiều hơn của công chúng và

sự phát triển của khoa học kĩ thuật

Ở Việt Nam, mặc dù báo chí xuất hiện năm 1865 nhưng theo các nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đăng Mạnh, Huỳnh Văn Tòng, phóng sự chỉ lộ diện vào những năm

30 của thế kỉ XX

Mới chỉ xuất hiện khoảng hơn 70 năm ở Việt Nam nhưng phóng sự đã có những bước tiến dài về thể loại Càng ngày phóng sự càng đi sâu vào những vấn đề thời sự cập nhật, được thể hiện ngắn gọn nhưng thông tin nhanh, nhiều

2 Các quan niệm về phóng sự

Có rất nhiều ý kiễn khác nhau về thể loại phóng sự, có lẽ do khả năng phong phú của nó trong quá trình phản ánh hiện thực

Trên thế giới, có nhiều quan niệm về phóng sự Người Dduecs coi phong sự chỉ là tin đưa một cách chi tiết hơn, người Pháp quan tâm nhiều đến khả năng trình bày những kết quả điều tra, còn người Mỹ lại rất chú trọng khả năng diễn tả

Ở Việt Nam, cùng nêu đặc điểm chung cơ bản của phong sự là mô tả người thật, việc thật có tính chất thời sự xã hội, nhiều nhà nghiên cứu còn đưa ra một số quan điểm riêng của mình về phóng sự

TS Đức Dũng cho rằng “Phóng sự là thể loại có khả năng thông tin thời sự, đảm bảo tính xác thực, tính định hướng thông qua việc trình bày, diễn tả những vấn đề, sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh, phát triển với vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật và ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu linh hoạt, giàu chất văn học”

Trang 6

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân định nghĩa “Phóng sự là một thể tài báo chí, phản ánh những vấn đề có tính thời sự, có ý nghĩa chính trị xã hội được bạn đọc quan tâm Phóng

sự có thể viết bằng các bút pháp mang tính văn học Trong phóng sự có nhân vật và cái tôi trần thuật Phóng sự giúp bạn đọc hiểu sâu hơn, rõ hơn về sự việc và chia sẻ được với tác giả những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm

Nhà báo Phan Quang cho rằng phóng sự phản ánh tương đối đầy đủ quá trình của một sự kiện có quan hệ nhân quả, dẫn người đọc đến một cái đích (suy nghĩ) nào đó GS.TS Tạ Ngọc Tấn xếp phóng sự vào nhóm loại tác phẩm thông tin Ngôn ngữ phóng sự là ngôn ngữ báo chí, cần ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu; Kết cấu năng động; Phản ánh nhanh nhất những nhận thức đầu về sự kiện

Theo giáo trình Nghiệp vụ báo chí (tập 2, năm 1977, tr 196) của Khoa Báo chí, Trường Tuyên huấn TW1, nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền: “Phóng sự là thể tài báo chí có ít nhiều đặc trưng văn học, phản ánh sự kiện có quá trình diễn biến, bằng phương pháp miêu tả, tự thuật, có thể kết hợp nghị luận, nhằm nêu lên phẩm chất tinh thần của người và bộ mặt xã hội theo một hệ thống quan điểm và đường lối chính trị nhất định”

Tuy nhiên, tời cuốn “Tác phẩm báo chí” tập 2 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, xuất bản năm 2006, quan niệm về phóng sự đã có tháy đổi: “Phóng sự là thể loại báo chí quan trọng, thông tin cụ thể và sinh động về con người, sự việc có thật, có ý nghĩa

xã hội, theo một quá trình phát sinh, phát triển, thông qua cái tôi – tác giả và bút pháp linh hoạt, với bút pháp mô tả, tường thuật kết hợp với nghị luận”

Từ những quan điểm trên và thực tiễn hoạt động báo chí, chúng tôi cho rằng phóng

sự là thế loại báo chí đặc biệt, có khả năng lay động hàng triệu trái tim, từ đó làm thay đổi cuộc sống của mỗi người, của thế giới Phóng sự có kết cấu đa dạng Ngôn ngữ trong phóng sự là ngôn ngữ mang phong cách báo chí với các yếu tố ngắn gọn, giản dị, súc tích nhưng linh hoạt, phù hợp với vấn đề nó đề cập Phóng sự phản ánh con người, sự vật, hiện tượng có thật, mới xảy ra hoặc mới phát hiện có ý nghĩa trong cuộc sống

Trang 7

3 Các dạng phóng sự

a Phân loại theo đối tượng phản ánh

 Phóng sự sự kiện

 Phóng sự vấn đề

 Phóng sự hiện tượng

 Phóng sự chân dung

b Phóng sự chia theo các lĩnh vực nội dung, có thể kể đến:

 Phóng sự chuyên đề kinh tế

 Chuyên đề chính trị – xã hội

 Văn hóa – thể thao – du lịch

 An ninh trật tự

 Xây dựng nông thôn mới

c Phân loại theo quy mô

 Phóng sự dài kỳ

 Phóng sự 1 kì

 Phóng sự điều tra

 Phóng sự ngắn

 Phóng sự ảnh

III Ngôn ngữ phóng sự

1 Sơ lược về ngôn ngữ phóng sự

Ngôn ngữ là phương tiện biểu cảm và biểu đạt cụ thể chủ đề, chủ đề tư tưởng của tác phẩm phóng sự Để lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ cho đúng, trúng và hay trong tác phẩm phóng sự, nhà báo phải xem xét tính chất, quy mô của đối tượng phản ánh, trình độ của đối tượng tiếp nhận thông tin và loại hình phương tiện thông tin đại chúng chuyển tải bài phóng sự đó

Ngày nay, phóng sự là “đặc quyền” của các nhà báo chuyên nghiệp và được viết bằng ngôn ngữ thuần khiết báo chí: Ngắn gọn, giản dị, mạch lạc, dễ hiểu và xúc tích Tuy cùng năm trong dòng “phản ánh” nhưng khác với ngôn ngữ của tin, tường thuật, một bái báo thông thường, phóng sự có nhiệm vụ cho bạn đọc thấy một bức tranh

Trang 8

sống động trước mắt, vì thế ngôn ngữ phóng sự mang đủ cung bậc âm thanh và sắc màu:

có tả, kể, có thuật, có bình, lại có cả nói (ngôn ngữ nhân vật) Câu văn trong phóng sự thuộc mọi kiểu, loại, cấu trúc và giàu tính biểu cảm

Về ngôn ngữ nhân vật, có ngôn ngữ nhân vật trực tiếp và ngôn ngữ nhân vật gián tiếp Đặc biệt, ngôn ngữ phóng sự có khi mang cả cái “tôi” trần thuật của tác giả - như một người dẫn chuyện, người chứng kiên (nhưng không phải bao giờ cũng cần)

2 Đặc tính cơ bản của ngôn ngữ phóng sự: chính xác và hàm xúc biểu đạt nội dung

Phóng sự là phản ánh hiện thực một cách chân thật, khách quan, cho nên các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong phong sự thường chính xác và khách quan Tính chính xác thể hiện ở chỗ ngôn ngữ phóng sự phải biểu đạt đúng bản chất sự vật, hiện tượng trong từng thời khắc nhất định, trong từng bối cảnh cụ thế, nhằm tạo ra một văn bản đơn nghĩa, dễ hiểu Mặt khác, phóng sự phải miêu tả, kể lại câu chuyện một cách cô đọng, logic và hàm súc Tính hàm súc của ngôn ngữ phóng sự nảy sinh từ yêu cầu phải cung cấp một lượng thông tin cao, không có dư thừa về con người và sự kiện trong một diện tích ngôn ngữ hạn hẹp trên báo mạng, trên sóng… cho nên cần phải dùng từ sao cho đắt nhất, có giá trị biểu cảm cao nhất Cung cấp thông tin một cách chính xác và hàm súc, có nghĩa là ngôn ngữ đã được thực hiện được chức năng giao tiếp lý trí có hiệu quả cao nhất

Trong phóng sự, ngôn ngữ còn giá trị biểu đạt chân thực những trạng thái tình cảm, cảm xúc tâm lý, thái độ, ý kiến của đối tượng được miêu tả và của chính tác giả, có thể tác động đến nhận thức, tình cảm của đối tượng tiếp nhận thông tin

Trang 9

CHƯƠNG 2: TRÌNH BÀY KẾT QUẢ KHẢO SÁT

I Các bài phóng sự từ 01/03/2015 đến hết 31/01/2015 đăng tải trên Tuổi trẻ Online

1 Rưng rưng xem phóng sự ảnh "Học sinh nghèo

4 Hành trình cứu người của một luật sư – Kỳ 2:

5 Người “cải tử hoàn sinh” những chiếc đồng hồ 02/03/2015

6 Hành trình cứu người của một luật sư – Kỳ 3:

8 Hành trình cứu người của một luật sư – Kỳ 4:

Theo dấu kẻ bệnh hoạn lạm dụng tình dục trẻ em 03/03/2015

11 “Sàn giao dịch” trâu ở Si Ma Cai 04/03/2015

12 Hành trình cứu người của một luật sư – Kỳ 5:

13 Hành trình cứu người của một luật sư – Kỳ cuối:

14 MMA – võ đài hung bạo – Kỳ 1: Những trận

15 MMA – võ đài hung bạo – Kỳ 2: Đổi máu để đổi

17 MMA – võ đài hung bạo – Kỳ 3: Lê Cung giã từ

19 MMA – võ đài hung bạo – Kỳ 4: Lò MMA

chuyên nghiệp giữa lòng Sài Gòn 09/03/2015

21 MMA – võ đài hung bạo – Kỳ cuối: Giới võ

Trang 10

22 Nỗi lòng người dân trên đồi Trại Thủy 11/03/2015

24 Cứu người giữa trùng khơi – Kỳ 2: Vật lộn sóng

25 Cứu người giữa trùng khơi – Kỳ 3: Bên trong

26 Cứu người giữa trùng khơi – Kỳ 4: Nghẹt thở

27 Cứu người giữa trùng khơi – Kỳ 5: Thuốc quý

28 Dạo phố với xe điện 1 bánh tại Hà Nội, Sài Gòn 16/03/2015

29 Cứu người giữa trùng khơi – Kỳ 6: Mệnh lệnh

30 Cứu người giữa trùng khơi – Kỳ 7: Chúng tôi

31 Cứu người giữa trùng khơi – Kỳ cuối: Tổ quân y

33 Máu & nước mắt trên cung đường hạnh phúc –

Kỳ 1: Những liệt sĩ sau nửa thế kỷ! 19/03/2015

34 Những người được thay đổi cuộc sống 20/03/2015

35 Máu & nước mắt trên cung đường hạnh phúc –

Kỳ 2: Sống trên đá chết vùi trong đá 20/03/2015

36 Máu & nước mắt trên cung đường hạnh phúc –

Kỳ cuối: Năm mươi năm hẹn một ngày 21/03/2015

37 Tàu lửa bóp còi vẫn "hiên ngang" băng qua 22/03/2015

40 Lạnh người trước hình ảnh "Tranh đường với tàu

41 Cặp đôi đạp xe từ TP.HCM đến Paris 25/03/2015

42 Lý Quang Diệu và những câu chuyện với Việt

43 Lý Quang Diệu và những câu chuyện với Việt

Nam – Kỳ 2: Ông Lý Quang Diệu đến Việt Nam 26/03/2015

Ngày đăng: 03/03/2016, 09:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Hoàng Anh, Một số vấn đề về ngôn ngữ trên báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về ngôn ngữ trên báo chí
Nhà XB: NXB Đại họcQuốc gia Hà Nội
2. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ báo chí
Nhà XB: NXB Thông tấn
3. PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận báo chí
Nhà XB: NXB Lao động
4. TS. Nguyễn Quang Hòa, Phóng sự báo chí – Lý thuyết, kỹ năng và kinh nghiệm, NXB Thông tin và truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phóng sự báo chí – Lý thuyết, kỹ năng và kinhnghiệm
Nhà XB: NXB Thông tin và truyền thông
5. TS. Đức Dũng (sưu tầm và giới thiệu), Phóng sự báo chí hiện đại, NXB Thông tấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phóng sự báo chí hiện đại
Nhà XB: NXBThông tấn
6. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tác phẩm báo chí (tập 2), NXB Lý luận chính trị, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm báo chí
Nhà XB: NXB Lý luậnchính trị
7. Báo Tuổi trẻ Online tháng 03/2015 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w