Từ đó đưa ranhững giải pháp, kinh nghiệm và đóng góp tích cực cho việc sử dụng tài nguyênkhoáng sản một cách có hiệu quả, hài hòa với vấn đề môi trường, đồng thời cũnggiải quyết được mâu
Trang 1TRẦN LÊ VÂN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN THAN
Ở TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Lê Vân
Trang 3MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN 8
1.1 Khái niệm, đặc trưng, vai trò quản lý nhà nước về tài nguyên than 81.2 Chủ thể, nguyên tắc, nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên than 26
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẪN ĐỀ ĐẶT RA CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN THAN Ở TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY 46
2.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài nguyên than
ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay 462.2 Thực trạng và những vấn đề đặt ra về quản lý nhà nước tài nguyênthan ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay 52
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN THAN Ở TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY 73
3.1 Quan điểm chỉ đạo nhằm bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước
về tài nguyên than ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay 733.2 Giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyênthan ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay 78
KẾT LUẬN 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 4BVMT : Bảo vệ môi trường
ĐMC : Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
QLNN : Quản lý nhà nước
TKV : Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt NamTN&MT : Tài nguyên và môi trường
TNKS : Tài nguyên khoáng sản
TNT : Tài nguyên than
UBMTTQ : Ủy ban mặt trận Tổ quốc
UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 5xã hội, an ninh quốc gia, an ninh kinh tế luôn gắn liền với an ninh năng lượngcủa mỗi quốc gia Vì vậy trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội bền vững,chính sách năng lượng luôn phải được đặt lên hàng đầu Trong tất cả các nguồnnăng lượng hiện nay trên thế giới, nguồn năng lượng từ than đá đóng vai tròcực kỳ quan trọng Than cung ứng 25% nhu cầu năng lượng của thế giới vớitrữ lượng dồi dào và rộng khắp Giá than trên thị trường lại tương đối rẻ, đặcbiệt than được xem là nguồn nhiên liệu tình thế trong giai đoạn nhân loại đang
cố gắng tách khỏi sự lệ thuộc vào dầu khí và chuyển dần sang các dạng nhiênliệu bền vững, thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời và gió Trướcthực trạng giá dầu mỏ tăng mạnh và tình hình an ninh chính trị ở các khu vực
có trữ lượng dầu mỏ lớn thường xuyên bất ổn, than được dự báo sẽ đóng vai tròchủ chốt trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới trong tương lai
Việt Nam là nước có tiềm năng về than khoáng các loại với trữ lượnglớn Theo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) trữlượng than tại Việt Nam rất lớn, riêng ở tỉnh Quảng Ninh, chiếm 75% trữlượng than của cả nước (khoảng 10,5 tỉ tấn trong đó đã tìm kiếm thăm dò 3,5
tỉ tấn, chủ yếu là than antraxit) Đồng bằng sông Hồng dự báo tổng trữ lượng
210 tỉ tấn than Ábitum, các mỏ than ở các tỉnh khác khoảng 400 triệu tấn vàriêng than bùn phân bố hầu hết ở 3 miền khoảng 7tỉ m3, chủ yếu tập trung ởmiền Nam Việt Nam
Trang 6Tuy nhiên, than lại là một dạng tài nguyên không tái tạo nên nếu khôngkhai thác một cách có hiệu quả và khoa học sẽ dẫn tới tình trạng cạn kiệt tàinguyên này Do vậy, công tác quản lý tải nguyên trong đó có tài nguyên thanluôn được đặt lên hàng đầu.
Tình trạng lãng phí năng lượng trong sản xuất công nghiệp, xây dựngdân dụng và giao thông vận tải của nước ta hiện nay là rất lớn Hiệu suất sửdụng nguồn năng lượng trong các nhà máy nhiệt điện đốt than, dầu của nước
ta chỉ đạt được từ 28 - 32%, thấp hơn so với các nước phát triển khoảng 10%,hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trungbình của thế giới khoảng 20% Như vậy, việc sử dụng hiệu quả năng lượng đãtrở thành vấn đề đặc biệt quan trọng khi hao tổn năng lượng trong sản xuất,giao thông của nước ta đang quá cao Nếu không đảm bảo được kế hoạch khaithác các nguồn năng lượng nội địa hợp lý, tình trạng phải nhập khẩu nănglượng sẽ xảy ra vào thập niên tới là điều khó tránh khỏi Điều đó cho thấy vấn
đề năng lượng của Việt Nam sẽ chuyển từ giới hạn trong phạm vi một quốcgia thành một phần của thị trường quốc tế và chịu sự tác động thay đổi của nó.Trong khi các nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời ) hầu như chưa đượckhai thác, sử dụng thì các nguồn năng lượng không tái tạo (dầu thô, than đá )đang cạn kiệt dần Nếu chúng ta không có những biện pháp, chiến lược hợp lýtrong vấn đề quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả, trong thời gian không xanữa chúng ta sẽ thiếu hụt trầm trọng năng lượng
Ý thức được tầm quan trọng của các nguồn tài nguyên đối với sự pháttriển của đất nước, từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đếncông tác quản lý tài nguyên Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội, văn kiện các kỳ Đại hội Đảng đều đã đề cậpđến vấn đề quản lý tài nguyên, nhất là đất đai, khoáng sản Hệ thống tổ chức
bộ máy nhà nước về quản lý tài nguyên được hình thành đồng bộ từ Trung
Trang 7ương đến địa phương Nhà nước cũng đã bố trí vốn từ ngân sách, ban hànhnhiều cơ chế huy động nguồn vốn trong xã hội đầu tư cho công tác quản lýtài nguyên, nhất là công tác điều tra cơ bản, kiểm kê, thống kê, đánh giá cácnguồn tài nguyên Chủ trương, chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyênliên tục được đổi mới, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển,
sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Cơ chế, công cụ, biệnpháp quản lý tài nguyên cũng có những bước chuyển đổi tích cực, nhất là cơchế tiếp cận các nguồn tài nguyên Các quan hệ cung cầu, cơ chế định giá,đấu giá, đấu thầu bước đầu đã hình thành, tạo bước chuyển biến trong côngtác quản lý tài nguyên phù hợp hơn với thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa
Thực tế cho thấy, quản lý nhà nước về tài nguyên than hiện nay còn rấtyếu, với tình trạng quản lý chồng chéo Một trong những hạn chế được chỉ ra
là tình trạng nhiều quy hoạch chồng quy hoạch, nhiều quy hoạch cấp địaphương chưa có sự thống nhất với quy hoạch cấp trung ương do được soạnthảo theo ý chí nhiều hơn là trên cơ sở khoa học và thực tiễn
Vấn đề lớn nhất hiện nay là sau gần 20 năm thực hiện Luật Khoáng sản(năm 1996), công tác quản lý tài nguyên vẫn còn nhiều hạn chế Số lượng các
mỏ tăng nhanh, tổn thất sản lượng còn lớn do nạn than lậu, than thổ phỉ, sảnlượng tài nguyên khai thác thực tế hàng năm khó kiểm soát, công tác xuấtkhẩu còn nhiều bất cập… Do đó, cần phải có những giải pháp mang tính độtphá để khắc phục được những hạn chế trong quản lý tài nguyên thời gian qua
Việt Nam cần sớm nghiên cứu lộ trình tham gia Sáng kiến minh bạch ngành công nghiệp khai khoáng, học hỏi kinh nghiệm quản lý tài nguyên khoáng sản
của các nước trên thế giới và khu vực nhằm quản lý tốt hơn tài nguyênkhoáng sản đất nước trong thời gian tới Do đó, việc quản lý khai thác nguồntài nguyên than một cách hợp lý của Việt Nam, có một ý nghĩa chiến lược
Trang 8quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của chúng ta Trong đó, vai tròquản lý của Nhà nước mang tính quyết định.
Từ những lý do trên chúng tôi chọn vấn đề: “Quản lý nhà nước về tài
nguyên than ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay” để nghiên cứu làm đề tài luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quản lý tài nguyên nói chung, tài nguyên than nói riêng luôn gây được
sự quan tâm, chú ý của các nhà chính trị, nhà quản lý kinh tế, và các nhà khoahọc quan tâm Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu, bài viết liên quanđến vấn đề này:
* Các công trình nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước về tài
nguyên khoáng sản:
- Luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyênkhoáng sản phục vụ quản lý tài nguyên tại một số mỏ Quảng Ninh” củaNguyễn Tiến Chỉnh, Trường Đại học Mỏ địa chất, 2007, đã phân tích vànghiên cứu thực tiễn đánh giá giá trị tài nguyên khoáng sản và về tình hìnhquản lý tài nguyên than Từ đó xây dựng những phương pháp, mô hình tínhtoán các chỉ tiêu đánh giá tài nguyên khoáng sản cho một số mỏ than và đềxuất cơ chế quản lý tài nguyên than trên cơ sở giá trị của mỏ
- Luận án tiến sĩ: “Những vấn đề tài nguyên và môi trường liên quanđến khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh” của Trần Yêm, Trường Đại học Khoahọc tự nhiên, Hà Nội, 2001, cũng đã phân tích hiện trạng tài nguyên, tình hìnhkinh tế, chính trị xã hội, môi trường, khai thác than và vấn đề quản lý tàinguyên, môi trường liên quan
- Công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Quang Tú (chủ biên) “Thựctrạng quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản trong bối cảnh phát
triển bền vững ở Việt Nam” Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2012, đã trình
Trang 9bày cơ sở lý luận và thực tiễn ngành khai thác khoáng sản ở nước ta Tìm hiểukhung pháp lý về quản lý hoạt động khoáng sản Việt Nam Xu thế và kinhnghiệm quản lý khai thác khoáng sản ở một số nước trên thế giới Từ đó đưa ranhững giải pháp, kinh nghiệm và đóng góp tích cực cho việc sử dụng tài nguyênkhoáng sản một cách có hiệu quả, hài hòa với vấn đề môi trường, đồng thời cũnggiải quyết được mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển và bảo vệ môi trường.
* Các công trình nghiên cứu về tài nguyên than - khoáng sản như:
- Trần Đức Vui “Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam: Chiến lượcphát triển bền vững đến năm 2025, tầm nhìn 2050” Tạp chí Lao động và Xãhội, Hà Nội, 2009, đã nêu lên chiến lược phát triển bền vững của Tập đoànCông nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trong vấn đề quản lý, khai thác và
sử dụng tài nguyên than trong giai đoạn tới
- Nguyễn Văn Long “Một số vấn đề về quản lý công nghiệp mỏ nướcta” Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam, 2002, đã nêu lên những vấn đềchung về quản lý công nghiệp mỏ ở Việt Nam Công tác tổ chức quản lý tàinguyên khoáng sản, quản lý kinh tế và công nghệ kĩ thuật trong hoạt độngkhoáng sản, quản lý kỹ thuật và môi trường mỏ
- T.S Nguyễn Hữu Bình “Những tác động của yếu tố văn hóa - xã hội trongquản lý Nhà nước với tài nguyên và môi trường trong quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa” Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2006, đã nêu lên những vấn đề tácđộng của yếu tố văn hóa - xã hội trong quản lý nhà nước về tài nguyên
- Giáo trình lưu hành nội bộ: “Quản lý xã hội về Khoa học, công nghệ,tài nguyên và môi trường” của Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Báochí và Tuyên truyền, 2010
Đề án “Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006
-2015, có xét triển vọng đến 2025” của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoángsản Việt Nam, 2006
Trang 10Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhaucủa vấn đề quản lý tài nguyên Tuy nhiên chưa có công trình nào chuyênsâu, trình bày một cách có hệ thống về công tác quản lý tài nguyên than ởQuảng Ninh từ góc độ của quản lý nhà nước Do đó, đây là khoảng trống
để tác giả tập trung nghiên cứu với hy vọng có sự đóng góp bước đầu tronglĩnh vực này
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên than ởQuảng Ninh hiện nay, luận văn đề xuất một số quan điểm và xây dựng cácgiải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý này
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về tài nguyên than
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên than ởtỉnh Quảng Ninh hiện nay, từ đó chỉ ra những hạn chế nảy sinh
- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lýtài nguyên than ở tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước về tài nguyên than ở tỉnh Quảng Ninh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung khảo sát điều tra và nghiên cứu từ khi thành lậpTập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) (2006) đến nay
- Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu quản lý tài nguyên than ở góc
độ Nhà nước gồm: Luật Khoáng sản, các văn bản, quy phạm pháp luật về tàinguyên, khoáng sản…
Trang 115 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, Đảng Cộng sản Việt Nam về tài nguyên và quản lý nhà nước về tài nguyên
Luận văn sử dụng những văn bản, bộ luật, quy phạm pháp luật, quy chế
về công tác quản lý tài nguyên than
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và Chủ nghĩa duy vật lịch sử
5.2.2 Phương pháp cụ thể
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh…
6 Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
- Chỉ ra thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên than ở tỉnh Quảng Ninh
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường công tác quản lýnhà nước về tài nguyên than ở tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho môn Quản lýnhà nước trên các lĩnh vực
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể góp phần tăng cường công tác quản lý tài nguyên than
ở tỉnh Quảng Ninh, các khu vực khác có tài nguyên than ở nước ta hiện nay
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấugồm 03 chương, 06 tiết
Trang 12Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN
1.1 Khái niệm, đặc trưng, vai trò quản lý nhà nước về tài nguyên than
1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về tài nguyên than
1.1.1.1 Tài nguyên, tài nguyên than
* Khái niệm tài nguyên
Khái niệm tài nguyên (resource): hiện nay, có nhiều cách hiểu khácnhau về khái niệm tài nguyên [45]
Theo nghĩa hẹp, “tài nguyên là các nguồn vật chất tự nhiên mà con
người dùng nó làm nguyên, nhiên liệu cho các hoạt động chế tác của mình để
có được vật dụng” [45]
Theo nghĩa rộng, “tài nguyên là toàn bộ các yếu tố tự nhiên có giá trị,
là nguồn vật chất để con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống và pháttriển của mình” [45]
Ngoài ra, tài nguyên còn có thể được hiểu là tất cả các dạng vật chất,văn hoá và tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị
sử dụng mới cho con người Tài nguyên bao gồm các nguồn vật liệu (đất,nước, rừng, khoáng sản), năng lượng (năng lượng dầu mỏ, gió, mặt trời ),thông tin có trên Trái đất và trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục
vụ sự sống và phát triển của mình
Ngoài cách hiểu trên, tài nguyên còn có thể được hiểu là tất cả các dạngvật chất, văn hoá và tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ragiá trị sử dụng mới cho con người Hiện nay việc phân loại tài nguyên được dựatheo nhiều phương thức khác nhau như theo trữ lượng, chất lượng, công dụng,
Trang 13khả năng tái tạo và nguồn gốc phát sinh Tùy từng trường hợp nghiên cứu cụ thể
mà có thể sử dụng một hoặc tổ hợp nhiều phương pháp phân loại tài nguyên Sựphân loại có tính chất tương đối vì tính đa dạng và đa dụng của tài nguyên và tùytheo mục tiêu sử dụng khác nhau Các cách phân loại phổ biến:
- Theo quan hệ với con người: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên xã hội
- Theo phương thức và khả năng tái tạo: tài nguyên tái tạo và tàinguyên không tái tạo
+ Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v ) là tài nguyên có thể
tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý.Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoáikhông thể tái tạo được Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyênđất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v
+ Tài nguyên không tái tạo: là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất
đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng Ví dụ như tài nguyên khoáng sản củamột mỏ có thể cạn kiệt sau khi khai thác Tài nguyên gen di truyền có thể mất
đi cùng với sự tiêu diệt của các loài sinh vật quý hiếm
- Theo bản chất tự nhiên: tài nguyên đất, nước, rừng, biển, khoáng sản,khí hậu, năng lượng, di sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin
- Tài nguyên con người (tài nguyên xã hội) là một dạng tài nguyên táitạo đặc biệt, thể hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức vàchế độ xã hội, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng người
Trữ lượng (Reserves) là một phần tài nguyên khoáng sản đã xác định, đanghoặc sẽ khai thác có lãi trong thời gian nhất định Như vậy, tài nguyên chỉ đượcgọi là trữ lượng khi nó đã được xác định và có hiệu quả kinh tế khi khai thác
Tóm lại:
Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất tồn tại trong tự nhiên và tri thức phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người nhằm thúc đẩy cho xã hội phát triển [46].
Trang 14* Tài nguyên than
Tài nguyên than là một dạng khoáng sản, tài nguyên quan trọng Than
là một loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành ở các hệ sinh thái đầm lầynơi xác thực vật được nước và bùn lưu giữ không bị ôxi hóa và phân hủy bởisinh vật (biodegradation) Thành phần chính của than đá là cacbon, ngoài racòn có các nguyên tố khác như lưu huỳnh Than đá, là sản phẩm của quá trìnhbiến chất, là các lớp đá có màu đen hoặc đen nâu có thể đốt cháy được Than
đá là nguồn nhiên liệu sản xuất điện năng lớn nhất thế giới, cũng như lànguồn thải khí carbon dioxide lớn nhất, được xem là nguyên nhân hàng đầugây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu Than đá được khai thác từ các mỏ than
lộ thiên hoặc dưới lòng đất (hầm lò) [45]
Tài nguyên than đóng vai trò sống còn với sản xuất điện và vai trò này
sẽ còn được duy trì trong tương lai Khoảng 39% lượng điện sản xuất ra trêntoàn thế giới là từ nguồn nguyên liệu này và tỷ lệ này sẽ vẫn được duy trìtrong tương lai (dự báo cho đến năm 2030) Lượng tiêu thụ than cũng được
dự báo sẽ tăng ở mức từ 0.9% đến 1.5% từ nay cho đến năm 2030 Tiêu thụ
về than cho nhu cầu trong các lò hơi sẽ tăng khoảng 1.5%/năm trong khi thannon, được sử dụng trong sản xuất điện, tăng với mức 1%/ năm Nhu cầu vềthan cốc, loại than được sử dụng trong công nghiệp thép và kim loại được dựbáo tăng với tốc độ 0.9% Thị trường than lớn nhất là châu Á, chiếm khoảng54% lượng tiêu thụ toàn thế giới, trong đó nhu cầu chủ yếu đến từ TrungQuốc Một số nước khác không có nguồn nhiên liệu tự nhiên phải nhập khẩuthan cho các nhu cầu về năng lượng và công nghiệp như Nhật Bản, Đài Bắc
và Hàn Quốc Không chỉ những nước không thể khai thác than mới phải nhậpkhẩu mà ngay cả các quốc gia khai thác lớn nhất thế giới cũng phải nhập than.Nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho dự trữ hay những nguồn than có chất lượng.Than sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt tại các khu vực có tốc độ tăng
Trang 15trưởng cao Tăng trưởng của thị trường than dành cho đốt lò hơi và than cốc
sẽ mạnh nhất tại châu Á, nơi mà nhu cầu về điện, sản xuất thép, sản xuất xehơi và nhu cầu dân sinh tăng cao theo mức sống ngày càng được cải thiện
Than được thông thương trên khắp thế giới qua đường biển với khốilượng lớn 20 năm trước, than hơi nước tiêu thụ qua đường biển tăng trưởngkhoảng 8% mỗi năm trong khi với than cốc là 2% Tổng lượng tiêu thụ quốc
tế trong năm 2008 đạt 718 triệu tấn, chiếm khoảng 18% lượng than tiêu dùng.Chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá giao than Thị trườngthan xuất khẩu được chia thành 2 thị trường lớn là Đại Tây Dương và TháiBình Dương Thị trường Đại Tây Dương bao gồm các nước nhập khẩu nhưTây Âu, đặc biệt là Anh, Đức và Tây Ban Nha Thị trường Thái Bình Dươnggồm các nước đang phát triển và các nước thuộc nhóm OECD châu Á, đặcbiệt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Bắc Thị trường Thái Bình Dương hiệnchiếm khoảng 60% lượng than hơi nước được thông thương Các thị trường
có xu hướng chuyển đổi lẫn nhau khi giá than cao và nguồn cung dồi dào Úc
là nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới, tại thời điểm cuối năm 2003, nướcnày xuất khẩu trên 207 triệu tấn than cứng trong tổng số hơn 274 triệu tấnthan khai thác tại nước này Đây là một trong những hàng hoá xuất khẩu cógiá trị nhất của nước này Mặc dù ¾ lượng xuất khẩu của Úc là vào thị trườngchâu Á tuy nhiên than của nước này được tiêu thụ trên toàn thế giới trong đóchâu Âu, châu Mỹ và châu Phi Việc buôn bán than cốc trên bình diện quốc tế
là khá hạn chế Úc xuất khẩu tới 51% trong số này Mỹ và Canada là các quốcgia xuất khẩu lớn sau Úc và Trung Quốc mới nổi lên nắm vai trò quan trọng.Than cốc có giá cao hơn than hơi nước, điều đó cũng có nghĩa Úc sẽ có ảnhhưởng và tác động lớn tới thị trường loại than này trên thế giới
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hai tháng đầu năm 2009, tổng giátrị xuất khẩu của Việt Nam giảm 5,1% so với cuối năm 2008, nhưng có một
Trang 16số ngành tăng như: xuất khẩu đá quý, kim loại quý (vàng…) tăng 3,052.6%,xuất khẩu gạo tăng 113,2% và xuất khẩu than tăng 9,4% Điều này cho thấy,ngành than là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tếtoàn cầu hiện nay Thống kê từ năm 2003 đến hết năm 2007, sản lượng khaithác than bình quân trên thế giới tăng khoảng 3,33%/năm, nhưng nhu cầu sửdụng than tăng khoảng 4,46%/năm, đặc biệt khu vực châu Á và Australia cótốc độ tăng nhu cầu sử dụng than tới 7,03%/năm Điều này chứng tỏ, nhu cầu
sử dụng than ngày càng tăng lên, trong khi trữ lượng khai thác giảm dần trongnhững năm vừa qua (bình quân 6,77%/năm trong giai đoạn 2003 - 2007)
Theo thống kê, giai đoạn 2003 - 2007, sản lượng tiêu thụ than của ViệtNam tăng 119,89% Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ than của Việt Nam được dựđoán tăng trong những năm tiếp theo, do trong thời gian vừa qua, Chính phủ
đã phê duyệt Quy hoạch xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện tại các địaphương Hiện tại than Việt Nam phục vụ cho các hộ sản xuất chính là điện, ximăng, giấy, phân bón và phục vụ xuất khẩu Điện hiện tiêu thụ tới 32% sảnlượng tính hết 7 tháng đầu năm 2009
Tài nguyên than ở nước ta được phân bố rải rác từ Cao Bằng cho đếnQuảng Nam - Đà Nẵng, với các bể than lớn nhỏ khác nhau và nhiều loại than:than gầy (than Antraxit), than non, than bùn và than mỡ… Nhưng các thành hệquặng hình thành nên các mỏ than lớn đều tập trung ở miền Bắc nước ta, trongthành hệ quặng đấy có thể được chia làm 2 đới trầm tích chứa than chính, đó là:
Bể than Quảng Ninh và Bể than Đồng bằng Bắc bộ Theo số liệu của TKV công
bố, tổng trữ lượng than của Việt Nam trên 220 tỷ tấn, trong đó khu mỏ thanQuảng Ninh có trữ lượng khoảng 10,5 tỷ tấn và khu mỏ vùng Đồng bằng sôngHồng có trữ lượng khoảng 210 tỷ tấn nằm rải rác trên diện rộng
Bể than Antraxit Quảng Ninh: nằm về phía Đông Bắc Việt Nam, vềđịa lý được xác định từ Phả Lại qua Đông Triều - Hòn Gai, Mông Dương
Trang 17- Cái Bầu - Vạn Hoa, bể than này dài 130 km, rộng từ 10 - 30 km Theokết quả nghiên cứu thì bể than Quảng Ninh có trữ lượng ước tính khoảng3,5 tỷ tấn nằm trong độ sâu khoảng -300m và trong độ sâu khoảng -300mđến -1000m dự báo có trữ lượng khoảng 7-10 tỷ tấn than, chất lượng thantại bể than này được đánh giá cao về chất lượng và các mỏ than gần cácđầu mối giao thông nên cũng thuận tiện trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Trong bể than Quảng Ninh có một số vùng than nổi tiếng về chấtlượng than như vùng mỏ than Hòn Gai, Vàng Danh, Tràng Bạch - MạoKhê… Điều đáng chú ý là loại than Antraxit của vùng Hòn Gai có chấtlượng rất cao khi đốt lên không có khói và xỉ, các thông số kĩ thuật đã đượcphân tích hàm lượng Lưu huỳnh trong loại than này nhỏ hơn 1%, độ ẩm1,5-2%, tro 3-17%, chất bốc 6-11% và nhiệt năng tỏa ra là 7800-8400 calo.Trong vùng than Hòn Gai bao gồm các mỏ than như: (1) mỏ than Cẩm Phả,
mỏ than này nằm về phía Đông Bắc của Thành phố Cẩm Phả và dựa vàocấu tạo riêng biệt thì trong mỏ này bao gồm các khu vực khai thác như: Lộtrí, Đèo Nai, Cọc Sáu và Quảng Lợi (2) mỏ than Hà Tu - Hà Lầm, (3) mỏMông Dương, (4) mỏ Khe Sim, (5) mỏ Quang Hanh…
Bể than Đồng bằng Bắc bộ: nằm trong khu vực kéo dài từ Việt Trì chođến bờ biển phía nam và các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, HàNam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình Trữ lượng than dự báo ở bể thannày khoảng 100 tỷ tấn nằm ở độ sâu 100-2000 m Trữ lượng than ở bể Đồngbằng Bắc bộ có lượng lớn nhưng lại nằm quá sâu dưới lòng đất và rải rác trêndiện rộng của khu vực sử dụng đất nông nghiệp nên công tác khai thác gặp rấtnhiều khó khăn và tốn kém Trong bể than Đồng bằng Bắc bộ chứa chủ yếu làloại than mỡ quan trọng dùng để chế biến than cốc luyện kim, ta đã biết chấtbốc trong than là yếu tố căn bản để quyết định tính chất và phương hướng sửdụng Các mỏ than mỡ chính nằm trong bể than Đồng bằng Bắc bộ như: (1)
Trang 18mỏ Quỳnh Nhai, mỏ than này nằm về phía tả ngạn sông Đà, khu mỏ này gồm
5 vỉa than có độ dày khoảng 0,5-7m với các thông số kỹ thuật được phân tích:tro 5-9%, chất bốc 18-24% và lưu huỳnh 0,5-1% Với số lượng vỉa than vàcác thông số kỹ thuật thì mỏ than Quỳnh Nhai là một nguồn lợi đáng kể chongành than và các ngành công nghiệp (2) mỏ Suối Báng thuộc địa bàn tỉnhSơn La, về trữ lượng của mỏ có hàng chục vỉa than với độ dày mỗi vỉakhoảng 0,5-3m tuy nhiên hàm lượng tro trong mỏ than này khá cao (20%)nhưng vẫn có thể chế biến thành than cốc (3) mỏ Suối Hoa, (4) mỏ ĐầmĐùn, (5) mỏ Đồi Hoa…
Trên đây là một số mỏ than chính trong hai bể than lớn của miền bắc ViệtNam, đó là những mỏ than lớn có thể cung cấp một số lượng lớn than hàng nămphục vụ trong các ngành công nghiệp và xuất khẩu Nhìn vào triển vọng có thểthấy lượng than Antraxit có giá trị kinh tế lớn và có thể khai thác ở một số mỏ lộthiên là một điều kiện tốt để phát triển ngành than, gia tăng lượng than khai tháchàng năm của TKV và hơn hết là đủ lượng than tốt phục vụ các ngành côngnghiệp năng lượng như nhiệt điện, luyện kim hay sản xuất xi măng
Ngoài ra còn có các mỏ than bùn được phân bố ở hầu khắp 3 miền: Bắc,Trung, Nam của Việt Nam, nhưng chủ yếu tập trung ở miền Nam Việt Nam, đây
là loại than có độ tro cao, nhiệt lượng thấp, ở một số khu vực có thể khai tháclàm nhiên liệu, còn lại chủ yếu sẽ được sử dụng làm phân bón phục vụ nôngnghiệp Tổng trữ lượng than bùn trong cả nước dự kiến có khoảng 7 tỉ mét khối
1.1.1.2 Quản lý nhà nước
Quản lý là sự tác động lên một hệ thống nào đó với mục tiêu đưa hệthống đó đến trạng thái cần đạt được Quản lý là một phạm trù xuất hiện trướckhi có Nhà nước với tính chất là một loại lao động xã hội hay lao động chungđược thực hiện ở quy mô lớn Quản lý được phát sinh từ lao động, không táchrời với lao động và bản thân quản lý cũng là một loại hoạt động lao động
Trang 19Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà đượctiến hành trên quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiềuhay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năngchung Một nhạc công tự điều khiển mình nhưng một dàn nhạc cần phải cónhạc trưởng [31, tr.42].
Theo Henri Fayol (1841 - 1925) quản lý là thực hiện các chức năng:Hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra Hoạch định là một quá trình ấnđịnh những mục tiêu và định ra biện pháp tốt nhất để thực hiện các mục tiêu
đó Tổ chức là chức năng quản lý có liên quan tới các hoạt động thành lập các
bộ phận trong tổ chức để đảm bảo trách nhiệm giữa các bộ phận đó Điềukhiển là các hoạt động hướng dẫn đào tạo, đôn đốc, động viên và thúc đẩy cácthành viên trong tổ chức làm việc với hiệu quả cao Chức năng quản lý củacông việc kiểm tra là đo lường, điều chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo hoànthành mục tiêu của tổ chức và các kế hoạch vạch ra [31, tr.43]
Quản lý là sự biểu hiện khả năng của con người tổ chức và điều chỉnhcác hoạt động và quan hệ của mình, như vậy, quản lý bao giờ cũng được biểuhiện là những hoạt động có ý thức của con người
Quản lý nhà nước (QLNN) có thể hiểu là “sự tác động tổ chức và điềuchỉnh mang tính quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội (các hoạtđộng và các quan hệ xã hội); là những tác động có căn cứ khoa học, có tính kếhoạch được tiến hành một cách liên tục để thực hiện các quy trình phát triển
xã hội theo mục tiêu đã định” [31, tr 47 - 48]
QLNN ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nước Thực tiễn cho thấy,một quốc gia ổn định hay bất ổn phần lớn đều có nguyên nhân trực tiếp từhiệu lực, hiệu quả công tác quản lý của nhà nước Xã hội càng phát triển ởtrình độ cao, yêu cầu QLNN càng cao Từ góc độ này có thể thấy, QLNNchính là chức năng của nhà nước, một hoạt động nhà nước tổ chức tiến hành
Trang 20để tác động tới xã hội, điều chỉnh các quá trình xã hội để xã hội phát triển.Quản lý xã hội của nhà nước biểu hiện khả năng mà xã hội có thể sử dụng để
tổ chức và điều chỉnh các hoạt động và các quan hệ của mình, trước hếtchính là những tác động có ý thức lên quá trình phát triển xã hội, lên nhậnthức của con người, nó buộc mọi người, mọi tổ chức xã hội phải vận độngtheo một hướng đã định
QLNN theo nghĩa rộng là hoạt động quản lý do các cơ quan trong bộmáy nhà nước tiến hành, gồm: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơquan tư pháp QLNN theo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý của cơ quan hànhpháp gọi là quản lý hành chính nhà nước Như vậy, quản lý hành chính nhànước là hoạt động thực thi quyền hành pháp, đó là sự tác động có tổ chức vàđiều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi củacông dân, do các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ươngđến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Nói cáchkhác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động quản lý của các cơ quan hànhchính nhà nước, mà bản chất là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơquan thuộc hệ thống chính phủ QLNN có những đặc trưng cơ bản sau:
- Đây là hoạt động, tác động mang tính tổ chức và điều chỉnh, sự tácđộng này nhằm đặt con người vào một mối quan hệ nào đó, trong một lĩnhvực nào đó, trong một nhóm người nào đó
- Tính chất quyền lực trong QLNN, toàn bộ các tác động, tổ chức vàđiều chỉnh của quản lý dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước Quyền lực nhà nướcđược biểu hiện trong hệ thống các quy phạm pháp luật Hệ thống các quy phạmpháp luật là điều kiện đảm bảo cho các tác động quản lý Thực hiện các tácđộng quản lý chính là sự đảm bảo cho các quy phạm pháp luật được thực hiện
- QLNN là sự quản lý có tính khoa học và tính kế hoạch Nhờ có sựhiểu biết ngày càng sâu sắc các quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư
Trang 21duy mà con người thực hiện các tác động tổ chức và điều chỉnh có căn cứkhoa học hơn.
- QLNN là những tác động quản lý mang tính liên tục Bản chất của cácquá trình xã hội là sự phát triển liên tục, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưahoàn thiện đến hoàn thiện… Kết quả của mỗi một chu kỳ quản lý xã hội củanhà nước là sự phát triển xã hội trên từng lĩnh vực được thúc đẩy, các hoạtđộng và các quan hệ xã hội ngày càng phong phú và đa dạng, chất lượng xãhội được biến đổi theo hướng tích cực
1.1.1.3 Quản lý nhà nước về tài nguyên than
QLNN về tài nguyên là dạng quản lý mà trong đó, chủ thể quản lýchính là nhà nước Đó là dạng quản lý mang tính quyền lực nhà nước, được
sử dụng bộ máy hành chính nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội vàhành vi hoạt động của con người trong lĩnh vực tài nguyên
QLNN về tài nguyên than (TNT): Là hoạt động quản lý mà trong đóchủ thể quản lý là nhà nước Đây là hoạt động quản lý mang tính quyền lụcnhà nước Nhà nước sử dụng bộ máy hành chính của mình để điều chỉnh cácquan hệ xã hội, các hành vi của các cá nhân trong lĩnh vực khai thác, chế biếnTNT Đối tượng quản lý của TNT, bao gồm: Khảo sát, thăm dò, khai thác vàchế biến khoáng sản) của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho phép; mụcđích quản lý đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế của cá nhân người lao động,lợi ích của nhà đầu tư (doanh nghiệp), của chủ sở hữu và lợi ích toàn xã hội,phương tiện quản lý của Nhà nước là pháp luật
QLNN về TNT bao gồm các nội dung sau:
- Hoạch định chiến lược, quy hoạch và chính sách về bảo vệ, sử dụnghợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả TNT và phát triển công nghiệp khai thác, chếbiến TNT
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về TNT
Trang 22- Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động khai thác tài nguyên; chophép chuyển nhượng, để thừa kế hoạt động khoáng sản, cho phép trả lại giấyphép hoạt động khoáng sản; đăng ký các hoạt động điều tra cơ bản địa chất vềTNT và hoạt động khoáng sản.
- Thẩm định, phê duyệt, đánh giá các đề án, báo cáo, thiết kế mỏ tronghoạt động khoáng sản
- Kiểm tra, thanh tra các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về TNT,hoạt động khoáng sản
- Thực hiện các chính sách đối với nhân dân địa phương nơi có TNTđược khai thác, chế biến
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ TNT
- Lưu trữ, bảo vệ tài liệu và bí mật nhà nước về TNT
- Đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ quản lý về khoáng sản; tuyên truyền,phổ biến và hướng dẫn thi hành pháp luật về TNT
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điều tra cơ bản địa chất về TNT vàhoạt động khoáng sản khác
- Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản
và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về TNT
1.1.2 Vai trò của quản lý nhà nước về tài nguyên than
1.1.2.1 Thúc đẩy sự phát triển kinh tế
Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng than lớn trên thếgiới, với ước tính có khoảng 4 tỷ tấn than Antraxit Với trữ lượng than phân
bố chủ yếu ở vùng Quảng Ninh ở độ sâu dưới 500m nên gặp không ít khókhăn trong việc khai thác Hơn nữa, Việt Nam có trữ lượng khoảng 17 tỷ tấnthan nâu thích hợp cho việc sử dụng trong các ngành công nghiệp nồi hơi,nhưng phần lớn lượng than này nằm dưới Đồng bằng châu thổ sông Hồng nên
số than này sẽ rất khó khăn trong việc khai thác do việc ảnh hưởng đến diện
Trang 23tích đất nông nghiệp và ảnh hưởng của lượng nước ngầm cao Ngành than làmột bộ phận của nền kinh quốc dân thống nhất, phát triển của ngành than phảiđặt trong sự phát triển của các ngành liên quan và đặt trong tổng thể phát triểncủa nền kinh tế và xã hội Ngành than là một trong những ngành công nghiệpmang tính chất hạ tầng và là nguồn cung cấp đầu vào phục vụ cho nhiềungành kinh tế khác Mang tính chất là một ngành công nghiệp hạ tầng nênngành cần có tính chất đặc thù cho cả đầu tư phát triển nội ngành và cả conngười, đảm bảo cho ngành than Việt Nam phát triển một cách bền vững, chắcchắn và đồng bộ với các ngành nó phục vụ.
Việc khai thác than có một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển củanền kinh tế nói chung và sự phát triển của nhiều ngành nói riêng, cụ thể như:
- Đảm bảo nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu cho một số ngành trongnền kinh tế quốc dân như: điện, xi măng, sắt thép, giấy, đạm, vật liệu xâydựng và chất đốt sinh hoạt… Hàng năm, một lượng than lớn được cung cấpcho các ngành công nghiệp luyện kim cũng như phục vụ nhu cầu tiêu thụtrong sinh hoạt không ngừng được tăng lên Nếu như trong năm 1995 vớilượng than cung cấp cho các ngành trong nước khoảng 4,8 triệu tấn thì đếnnăm 2000 lượng than tiêu thụ trong nước đã tăng lên gần gấp đôi (đạt mức 8,4triệu tấn), đến năm 2011 đã đạt 27,8 triệu tấn Sau cuộc khủng hoảng kinh tếchâu Á năm 1997 thì nhu cầu tiêu dùng than phục vụ trong sản xuất của cácngành công nghiệp sử dụng than cũng được ổn định nên đến năm 2004, lượngthan cung cấp cho tiêu dùng trong nước đạt trên 14,5 triệu tấn than, tốc độtrung bình gia tăng cung cấp than cho nền kinh tế trong giai đoạn 2004 - 2010đạt tốc độ khoảng 23%/năm Dự kiến từ nay đến năm 2020, sản lượng cungcấp than cho nền kinh tế ước đạt khoảng 15 - 43 triệu tấn than, tốc độ gia tăngbình quân hàng năm là 8%/năm
Ngoài ra, nhờ giá bán than của công ty than đối với thị trường trongnước chỉ bằng một nửa so với giá bán than trên thị trường thế giới nên nó đã
Trang 24gián tiếp làm giá thành một số mặt hàng này trong nước Hay nói cách khác,than đã gián tiếp đóng góp vào giá trị GDP của đất nước thông qua các ngành
1.1.2.2 Giải quyết các vấn đề xã hội
Vùng than Quảng Ninh lâu nay chỉ tập trung sản xuất và kinh doanhxoay quanh sản phẩm than mà các ngành nghề sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ
có khả năng thu hút lao động nữ lại hạn chế Với vùng than Quảng Ninh, để đòihỏi lượng nhân công khai thác trong khu mỏ là rất lớn và chủ yếu đối tượng laođộng là nam giới trong khi các chính sách và chiến lược giải quyết công ăn việclàm cho nữ giới trong khu mỏ lại triển khai còn chậm; những người phụ nữ ởđấy là người thân, là vợ, là con của công nhân đang khai thác than trong cáchầm mỏ… Cuộc sống của những hộ gia đình đó mà phụ thuộc vào đồng lươngcủa ngành than độc canh sẽ gây không ít khó khăn và gành nặng cho công nhântham gia hoạt động trong ngành than Ngành than đã trực tiếp tạo ra việc làmcho hàng chục nghìn việc làm cho người lao động và gián tiếp tạo việc làm chohàng chục vạn người ở các ngành kinh tế khác Ngành than đã tạo việc làm chomột bộ phận lớn người lao động tại địa phương hay khắp các vùng miền khácđến tham gia khai thác trong các mỏ than hay quản lý Năm 2004, lượng laođộng tham gia trong ngành than mới khoảng hơn 80 ngàn người, nhưng đến
Trang 25năm 2014 thì lượng lao động của ngành than đã tăng lên đến 138 ngàn laođộng, với mức thu nhập bình quân 8 triệu đồng/người/tháng Ngoài ra, nếu tínhmỗi lao động của ngành than nuôi thêm 1,5 - 2 người ăn theo thì trong thực tếviệc khai thác than đã nuôi sống hàng trăm ngàn người.
Việc hình thành mới và phát triển các khu dân cư, hình thành nhiềulàng mỏ, phát triển dân số từ đó phát triển về nhà ở, trường học, bệnh viện…
và các dịch vụ hạ tầng cơ sở hạ tầng gần các khu mỏ khai thác Tại các khuvực khai thác mỏ than sẽ hình thành các dịch vụ, các ngành nghề sản xuất nhỏ
để phục vụ hay cung cấp cho công nhân, hay đấy chính là việc phát triển củacác ngành công nghiệp phụ trợ, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho một bộphận người dân Hình thành giai cấp công nhân mỏ ở Việt Nam và văn hóavùng mỏ, nhất là ở Quảng Ninh, đồng thời đã thúc đẩy phát triển kinh tế, xãhội và văn hóa… Việc phân bố lại dân cư lao động hợp lý hơn, đã góp phầngiảm được sức ép gia tăng dân số lên các trung tâm, thành thị
Tuy nhiên trong việc khai thác than, đặc biệt là hoạt động khai tháctrong hầm lò luôn tiềm ẩn những rủi ro nổ lò, cháy lò, bục nước, sập lún hầmlò… Hậu quả là người lao động gánh chịu, bên cạnh đấy cũng có nhiều laođộng mắc bệnh nghề nghiệp… đấy cũng là một vấn đề lớn đặt ra cho ngànhtrong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của đại bộ phận lao động của ngành
Hiện nay, đa số các vùng mỏ than khai thác, các kho vật liệu nổ… đềunằm ở các khu vực hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn nên ngành than gặpkhông ít khó khăn trong việc đưa phương tiện và vận chuyển than khai thácđược đi tiêu thụ Các mỏ than được đánh giá có trữ lượng lớn và giá trị lớn nằmrải rác trên khu vực rộng lớn, các mỏ nằm trong khu vực đồi núi thì ngành than
có thể tiến hành bóc đất khai thác nhưng các mỏ than tập trung ở đồng bằngsông Hồng thì ngành than gặp nhiều khó khăn do việc bóc đất và ảnh hưởngđến một diện tích đất nông nghiệp nên các mỏ than trọng tâm thường là ở khu
Trang 26vực hẻo lánh và xa khu dân cư hay ở các vùng đồi núi Công tác khai thác các
mỏ than ở khu vực đồi núi sẽ kéo theo một hệ quả là ngành than phải đầu tưnhiều hơn vào công tác xây dựng và quản lý cơ sở vật chất phục vụ của côngnhân viên từ các dịch vụ phục vụ cuộc sống như: điện, nước, trạm y tế, trườnghọc, bệnh viện, đường sá giao thông… đã phần nào làm tăng chi phí đầu tư cốđịnh phục vụ ngành than Đặc biệt, hiện nay lượng công nhân phục vụ trongcác khu mỏ ngày càng lớn nên sức ép về đảm bảo cuộc sống cho lao động ởkhu vực đồi núi, hẻo lánh là một nhiệm vụ không dễ giải quyết của ngành
Quảng Ninh nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế Bắc bộ, có tốc độ
đô thị hóa nhanh nên ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan môitrường, di tích lịch sử văn hóa lại càng được chú trọng Bên cạnh QuảngNinh là Vịnh Hạ Long, một di sản thiên nhiên thế giới mở ra triển vọng về
du lịch văn hóa và dịch vụ… những yếu tố đấy buộc ngành than phải cómột số điều chỉnh trong ngành để phù hợp với yêu cầu phát triển chung của
xã hội Đầu tư xây dựng các tuyến đường vận chuyển than chuyên dụng vìvậy đã chấm dứt việc vận chuyển than trên các tuyến quốc lộ, chỉ còn một
số điểm giao cắt với quốc lộ 18A; hiện đang từng bước đầu tư băng tải,đường sắt thay thế vận chuyển than bằng ô tô, trước mắt là các tuyến vậntải than ra cảng (mỏ Mạo Khê - cảng Bến Cân, Vàng Danh - cảng ĐiềnCông ) nhằm hạn chế phát sinh bụi, ồn, khí thải Đầu tư xây dựng cáctrạm rửa xe ô tô (mỏ than Núi Béo), rửa toa xe (Công ty tuyển than CửaÔng), phun sương dập bụi (Công ty tuyển than Cửa Ông, nhà máy tuyểnthan Nam Cầu Trắng, cụm sàng mỏ Cọc Sáu ) kết hợp tưới nước thườngxuyên để dập bụi các tuyến đường vận chuyển
Việc Quy hoạch, sắp xếp lại các công trình hạ tầng, di rời khỏi trungtâm thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả các nhà máy cơ khí (Cơ khí HònGai, Cơ khí Cẩm Phả, tuyển than Hòn Gai), kho than (kho than I, II, III tại
Trang 27trung tâm thành phố Hạ Long), bến cảng xuất than (cảng Hòn Gai, một sốcảng lẻ ven bờ từ Mạo Khê đến Cẩm Phả) và các cơ sở sản xuất khác, gópphần nâng cao chất lượng môi trường, cảnh quan các khu đô thị Hoàn thànhviệc cải tạo phục hồi môi trường các bãi thải, khai trường, các khu vực đã kếtthúc sản xuất (bãi thải Nam Đèo Nai, Nam Lộ Phong, Ngã Hai, Vỉa 7-8 HàTu ); xây dựng các hệ thống kè, đập chắn đất đá chân bãi thải tại các vị trítrọng yếu của các bãi thải đang hoạt động (bãi thải Chính Bắc Núi Béo, ĐôngCao Sơn, Khe Rè ); thường xuyên nạo vét, củng cố hệ thống thoát nước,ngăn ngừa nguy cơ tràn lấp, lụt lội các khu dân cư.
Tuy nhiên, trong việc khai thác than, đặc biệt là hoạt động khai tháctrong hầm lò luôn tiềm ẩn những rủi ro nổ lò, cháy lò, bục nước, nổ khí Hậuquả là là người lao động phải gánh chịu, bên cạnh đấy cũng là vấn đề tai nạnlao động, bệnh nghề nghiệp đây cũng là một vấn đề lớn đặt ra cho ngành thantrong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của đại bộ phận lao động của ngành
1.1.2.3 Giải quyết an ninh năng lượng
An ninh năng lượng là một lĩnh vực quan trọng gắn với vấn đề an ninhquốc gia An ninh năng lượng là một từ xuất hiện trong hệ thống từ ngữ hiệnđại từ thập niên 50 của thế kỉ XX An ninh năng lượng là một khái niệm rộng
và mở và không đơn thuần là các nguồn cung cấp năng lượng (chủ yếu là dầulửa, khí và than) được đảm bảo như những thập kỉ trước đây, mà còn được hiểumột cách toàn diện, bao quát hơn là phải đảm bảo công tác bảo vệ môi trường,giá cả hợp lý và khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp phát sinh từ cácnhân tố tự nhiên, kinh tế, chính trị bên trong và bên ngoài quốc gia
Đến nay, khái niệm an ninh năng lượng đã được thống nhất đó là sựđảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, sạch và rẻ Có thểnói trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, an ninh và an ninh năng lượng cũngđang nổi lên như những vấn đề toàn cầu hết sức bức thiết
Trang 28Nguồn năng lượng than đóng vai trò sống còn với sản xuất điện và vaitrò này sẽ còn được duy trì và tăng lên trong tương lai Khoảng 39% lượngđiện sản xuất ra trên toàn thế giới là từ nguồn than (dự báo cho đến năm2030) Lượng tiêu thụ than cũng được dự báo sẽ tăng ở mức từ 0.9% đến1.5% từ nay cho đến năm 2030 Thị trường than lớn nhất là châu Á (chủ yếu
là Trung Quốc, Ấn Độ), chiếm khoảng 54% lượng than tiêu thụ trên toàn thếgiới Một số nước khác không có than phải nhập khẩu than cho các nhu cầu
về năng lượng như: Nhật Bản, Đài Bắc và Hàn Quốc Hàng năm có khoảnghơn 4,03 tỷ tấn than được khai thác, con số này đã tăng 38% trong vòng 20năm qua Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở châu Á, trong khi đó châu
Âu khai thác với tốc độ giảm dần Các nước khai thác than lớn nhất hiện naylà: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nam Phi Hầu hết các nước khai thác thancho nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than dành cho thị trườngxuất khẩu Lượng than khai thác được dự báo tới năm 2030 vào khoảng 7 tỷtấn, với Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng (3,5-4,0 tỷ tấn),các nước không thuộc khối OECD là 1,6% năm, ngược lại có sự suy giảmtrong OECD là -0,9% /năm, với Ấn Độ là 13% sẽ vượt qua Mỹ để chiếm vị tríthứ hai trong năm 2024, vào cuối thế kỷ 21, Ấn Độ thay thế Trung Quốc như
là quốc gia hàng đầu về tăng trưởng nhu cầu than
Việt Nam nằm trong top những nước tiêu thụ năng lượng tương đối lớn
so với khu vực và trên thế giới Tăng trưởng kinh tế liên tục với tốc độ khácao của Việt Nam giúp cải thiện mức sống của người dân và làm tăng nhu cầu
sử dụng năng lượng Dự báo nhu cầu điện của Quy hoạch Điện VII, tăngtrưởng nhu cầu năng lượng của Việt Nam là 8,1-8,7% giai đoạn (2001-2020),trong đó năm 2010 trên 100 tỷ kWh, năm 2020 là 330-362 tỷ kWh, năm 2030
là 695-834 tỷ kWh Nhu cầu điện ngày càng lớn, khả năng cân đối tài chính
để khai thác và chế biến 55-58 triệu tấn than sau năm 2015 là rất khó khăn
Trang 29Nhu cầu than riêng cho ngành điện vào năm 2020 với công suất các nhà máyđiện than là 36 nghìn MW để sản xuất 154,44 tỷ kWh, sẽ tiêu thụ 67,3 triệutấn than Năm 2030, công suất các nhà máy nhiệt điện than là 75.748,8 MW
để sản xuất 391,980 tỷ kWh, tiêu thụ tới 171 triệu tấn than
Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu than trước năm 2020 Nếukhông đảm bảo được kế hoạch khai thác hợp lý và tiết kiệm nguồn TNT, tìnhhuống phải nhập khẩu than sẽ xuất hiện sớm hơn vào khoảng năm 2015-2018.Điều đó cho thấy vấn đề đảm bảo nguồn than cho sản xuất điện của Việt Nam
sẽ chuyển từ giới hạn trong phạm vi một quốc gia thành một phần của thịtrường quốc tế và chịu sự tác động thay đổi của nó
Năng lượng than và vai trò của than trong an ninh năng lượng từ lâu đãtrở thành nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội của ViệtNam, cũng như các quốc gia trên thế giới Sự phân bố, mất cân bằng trong kếtcấu năng lượng Việt Nam hiện nay và trong tương lai (2020-2030) sẽ dẫn đến
sự mất cân bằng trong khai thác, sử dụng nguyên liệu than Hiện tại, dầu mỏ,than và khí đốt vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu đảm bảo an ninh năng lượngcho mọi quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên này có nguy
cơ cạn kiệt trong 50 năm tới còn đối với các nguồn năng lượng mới (như gió,mặt trời, địa nhiệt…) vẫn chỉ ở mức dự án tiền khả thi Do vậy, sức ép vềthiếu hụt than đang và sẽ tiếp tục gia tăng đối với an ninh năng lượng Việtnam trong thời gian tới
Bên cạnh đó, vấn đề an ninh năng lượng không còn là vấn đề chuyênmôn kĩ thuật, công nghệ thuần túy mà là vấn đề chính trị xã hội, vấn đề quan
hệ quốc tế Do đó, để đảm bảo nguyên liệu than cho an ninh năng lượng quốcgia không chỉ là trách nhiệm của TKV và các ngành liên quan, mà là cả hệthống chính trị, trong đó vai trò của Bộ ngoại giao, với tư cách là cơ quan đầumối để phát triển và đổi mới chính sách ngoại giao năng lượng hiệu quả Đây
Trang 30là một trong những giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng để đảm bảo an ninhnăng lượng quốc gia trong thế kỷ XXI này.
1.2 Chủ thể, nguyên tắc, nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên than
1.2.1 Chủ thể
1.2.1.1 Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập trên cơ sở hợp nhất cácđơn vị Tổng cục Địa chính, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, Cục Môi trường(Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường), Cục Địa chất và Khoáng sản ViệtNam và Viện Địa chất và Khoáng sản (Bộ Công nghiệp) và bộ phận quản lýtài nguyên nước thuộc Cục quản lý nước và công trình thuỷ lợi (Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn)
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thống nhất QLNN về bảo vệmôi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản ở cấpTrung ương, còn Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, thành là cơ quan chịutrách nhiệm ở cấp tỉnh, thành
Chính phủ thống nhất quản lý mọi tài nguyên khoáng sản (TNKS) và hoạtđộng khoáng sản trong phạm vi cả nước Bộ Tài nguyên và Môi trường xâydựng và trình duyệt các văn bản pháp quy về điều tra cơ bản địa chất TNKS,quản lý, bảo vệ TNKS và hoạt động khoáng sản; xây dựng, chỉ đạo thực hiệnquy hoạch và phê duyệt báo cáo điều tra cơ bản địa chất TNKS; cấp phép, thuhồi, cho phép chuyển nhượng, kế thừa hoạt động khoáng sản; tuyên truyền phổbiến, hướng dẫn kiểm tra thực hiện pháp luật về khoáng sản; tổ chức thu thập vàtổng hợp, lưu trữ quản lý tài liệu và mẫu vật về TNKS Thực hiện chức năngQLNN đối với lĩnh vực được phân công các Bộ Công thương, Bộ Xây dựng tổchức lập và trình Chính phủ phê duyệt chính sách, chiến lược, quy hoạch, kếhoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo vùng, lãnh thổ, theo loạikhoáng sản; quản lý chỉ đạo và kiểm tra thực hiện sau khi được phê duyệt
Trang 31Các tổ chức, cá nhân được phép khai thác chế biến khoáng sản theo luậtphải: Được cấp có thẩm quyền cấp phép khai thác, chế biến khoáng sản trên
cơ sở các báo cáo đánh giá tác động môi trường và thiết kế mỏ đã được cấp cóthẩm quyền phê duyệt Nộp tiền sử dụng số liệu, thông tin về TNKS của Nhànước Nộp thuế tài nguyên theo luật định Thuế TNKS được tính trên sảnlượng khoáng sản thương phẩm thực tế khai thác và theo giá bán Nộp báocáo tổng hợp kết quả hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý Ápdụng các công nghệ khai thác, chế biến tiên tiến Sử dụng hợp lý tài nguyênkết hợp với việc bảo vệ môi trường Thu hồi tối đa mọi loại khoáng sản đãđược xác định là có hiệu quả kinh tế Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyêngiảm tổn thất và lãng phí TNKS Tổng hợp các chất hữu ích trong quá trìnhkhai thác, chế biến và sử dụng TNKS; bảo vệ môi trường sinh thái Phải chịumọi chi phí bảo vệ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai; phải ký quỹ môitrường theo luật bảo vệ môi trường
Như vậy, các cấp quản lý TNKS bao gồm: Cấp Trung ương, Chính phủ,các Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Công thương; Bộ Xây dựng; Cấp địaphương là các UBND, các Sở Tài nguyên và môi trường; Sở Công thương; SởXây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các tổ chức được Nhànước giao hoặc ủy quyền như: Các Tập đoàn, các Tổng công ty nhà nước
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng QLNN về khoángsản với nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau:
- Chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện chiến lược khoáng sản; quyhoạch điều tra cơ bản địa chất về TNKS; các quy hoạch khoáng sản khác theo
sự phân công của Chính phủ
- Xác định khu vực có TNKS đã được điều tra, đánh giá; khoanh địnhkhu vực có khoáng sản độc hại, thông báo cho UBND tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương và các cơ quan liên quan biết để quản lý và bảo vệ;
Trang 32- Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan khoanh định,trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia,khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo thẩm quyền.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan quyết định việc khaithác và cấp giấy phép khai thác tại khu vực có dự án đầu tư công trình quantrọng quốc gia hoặc công trình quan trọng thuộc thẩm quyền quyết địnhchủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã được điều tra,đánh giá về TNKS hoặc chưa được điều tra, đánh giá mà phát hiện cókhoáng sản;
- Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản; quy địnhviệc lập, thẩm định đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản, nội dung dự án điềutra cơ bản địa chất về TNKS; tổ chức thẩm định các đề án khảo sát, thăm dòkhoáng sản theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện việc đăng ký, thuthập và tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất vềTNKS, tình hình QLNN về TNKS và địa chất trên phạm vi cả nước theo quyđịnh của pháp luật;
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, banhành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế,chính sách, thuế, phí, lệ phí, các nguồn thu khác và các hình thức ưu đãi liênquan đến thăm dò, khai thác và bảo vệ TNKS;
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc cấp phép thăm dò, khaithác khoáng sản theo quy định của pháp luật;
- Thường trực Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản
1.2.1.2 Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (tên tiếng Anh:Vietnam National Coal - Mineral Industries Group- Vinacomin), tên viết tắttiếng Việt là TKV, là một Tập đoàn công nghiệp quốc gia của Việt Nam, với
Trang 33lĩnh vực chính là khai thác than đá và khoáng sản Tập đoàn được thành lậpnăm 2006, trên cơ sở Tổng công ty Than Việt Nam và Tổng công ty Khoángsản Việt Nam.
Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đại diệncho Nhà nước quản lý TNKS có thể tiến hành giao tài nguyên cho các doanhnghiệp quản lý cả về trữ lượng, tỉ lệ tổn thất và giá trị trên cơ sở giá trị tựnhiên mỏ khoáng sản như một tài sản đích thực Nhà nước giao cho TKVquản lý TNT, “Tập đoàn có quyền quản lý và sử dụng các tài sản, nguồn lựcđược Nhà nước giao hay cho thuê là đất đai, TNKS theo quy định của phápluật” Định hướng phát triển Ngành than được Thủ tướng Chính Phủ phêduyệt tại QĐ 20/2003/QĐ-TTg ngày 29/1/2003 có ghi như sau: “Than lànguồn tài nguyên thiên nhiên quý, là nguồn năng lượng không tái tạo Việcthăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than phải tiết kiệm và hiệu quả” [29]
Phát triển ngành than ổn định, đáp ứng nhu cầu về than cho nền kinh tếquốc dân, đảm bảo thị trường tiêu dùng trong nước ổn định, có một phần hợp
lý xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ Phát triển than phải gắn liền với phát triểnkinh tế - xã hội, du lịch, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh tháitrên địa bàn vùng than Không ngừng cải tiến, áp dụng khoa học kỹ thật côngnghệ để nâng cao năng suất đảm bảo an toàn trong khai thác than Quản lýTNT chặt chẽ
Quản lý TNT của TKV trước hết là chấp hành pháp luật của Nhà nước
về quản lý TNKS, pháp lệnh thuế tài nguyên, môi trường vùng than còn nhiềubất cập phải cần được nghiên cứu giải quyết như: Chưa có quy định ràng buộc
và xử phạt đối với tổ chức khai thác than làm tổn thất và thất thoát TNKS,thuế tài nguyên ở mức thấp, chưa có cơ sở để định giá chuyển nhượng quyềnkhai thác mỏ theo luật định TKV quản lý TNT và hoạt động khảo sát, thăm
dò, khai thác, sàng tuyển than thông qua phương tiện quản lý là điều lệ, nội
Trang 34quy, quy chế nhằm đảm bảo trật tự, đảm bảo lợi ích chung của xã hội và củacác tổ chức TKV đã ban hành các văn bản phục vụ cho quản lý như: Quyphạm tìm kiếm, thăm dò địa chất các mỏ than khoáng Việt Nam; Quy định chỉtiêu tính trữ lượng than…
1.2.1.3 Tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, biên giới phía Đông Bắc của Tổ Quốc,với diện tích tự nhiên (phần đất liền) hơn 6.100 km2, có 118 km đường biêngiới đất liền với Trung Quốc và 250 km bờ biển Dân số Quảng Ninh có gần1,2 triệu người, có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống (dân tộc thiểu số chiếmxấp xỉ 10%), có 14 đơn vị hành chính (4 thành phố, 1 thị xã, 09 huyện) Tỉnh
có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, là đầu mối giao thông quan trọnggắn với cảng biển, có tiềm năng phát triển kinh tế biển, đảo; có cửa khẩuMóng Cái và 02 cửa khẩu quốc gia; là tỉnh thuộc khu vực hợp tác “hai hànhlang, một vành đai kinh tế”, có vị trí quan trọng trong việc bảo đảm vững chắcquốc phòng, an ninh và mở rộng đối ngoại
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, các địa phương có than đã khẩn trươngtriển khai, lập kế hoạch thực hiện Nghị quyết; tổ chức quán triệt đến cấp xã,phường, tổ dân, khu phố và nhân dân Đồng thời ban hành nhiều kế hoạch đấutranh phòng, chống tình trạng khai thác, vận chuyển, chế biến kinh doanh thantrái phép; chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp với TKV và các đơn vịtrực thuộc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp; định kỳ hàng tháng,quý thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kết quả triển khai, thực hiện công tácquản lý TNT trên địa bàn
Ban Cán sự UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phối hợpxây dựng Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ “về tăng cường công tácquản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển, kinhdoanh than”, đang được Văn phòng Chính phủ lấy ý kiến tham gia của các bộ,
Trang 35ngành, UBND các địa phương các tỉnh, thành phố Đồng thời chỉ đạo các địaphương có than, các cơ quan chức năng thực hiện những đợt cao điểm duy trìtrật tự trong quản lý bảo vệ tài nguyên than và quản lý các hoạt động thăm dò,khai thác, chế biến, vận chuyển, kinh doanh than; chỉ đạo UBND các địaphương phối hợp chặt chẽ với TKV, Tổng Công ty Đông Bắc giải quyết kịpthời các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý, khai thác, chế biến, vậnchuyển, kinh doanh than trên địa bàn, theo định kỳ tháng, quý hoặc đột xuất.
UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, giao các ngành liên quan gồmTài nguyên và Môi trường, Công thương, Xây dựng, Giao Thông Vận tải,Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và UBND huyện, thành phố liên quanthường xuyên kiểm tra việc thi công các dự án để kịp thời phát hiện và xử lýviệc thu hồi than (nếu có) theo quy định
Thành phần TNT ở các khu vực cần bảo vệ thường rất đa dạng, do vậycác biện pháp và công cụ bảo vệ tài nguyên áp dụng cần đa dạng và thích hợpvới từng đối tượng
1.2.2.2 Quản lý tài nguyên tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường
Nguyên tắc này quyết định mục đích của việc quản lý tài nguyên Đểgiải quyết nguyên tắc này thì công tác quản lý tài nguyên (QLTN) phải tuânthủ những nguyên tắc của việc xây dựng một xã hội bền vững, trên cơ sở đảm
Trang 36bảo “cân bằng giữa sự phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường”.Nguyên tắc này được sử dụng trong quá trình xây dựng và thực hiện đườnglối chủ trương, luật pháp và chính sách.
1.2.2.3 Nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc quản lý tài nguyên
Trong quản lý hành chính nhà nước, tập trung nhằm đảm bảo thâu tómquyền lực nhà nước vào chủ thể quản lý để điều hành, chỉ đạo việc thực hiệnchính sách, pháp luật một cách thống nhất Trong khi đó, dân chủ hướng tớiviệc mở rộng quyền cho đối tượng quản lí nhằm phát huy trí tuệ tập thể tronghoạt động quản lý, phát huy khả năng tiềm tàng của đối tượng quản lý trongquá trình thực hiện chính sách, pháp luật Cần phải có sự phối hợp một cáchđồng bộ, chặt chẽ việc đảm bảo cả hai yếu tố này trong quản lý hành chínhnhà nước Nếu chỉ có sự lãnh đạo tập trung mà không mở rộng quyền dân chủthì sẽ tạo điều kiện cho các hành vi lạm quyền, tham nhũng phát triển Ngượclại không có sự lãnh đạo tập trung thống nhất sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện,
vô chính phủ, cục bộ địa phương
Nguyên tắc tập trung – dân chủ là nguyên tắc cơ bản, đóng vai trò làtưởng chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước, quản lý
xã hội Trong quản lý hành chính nhà nước thì nguyên tắc này đảm bảo cho
sự tập trung quyền lực nhà nước vào tay chủ thể quản lý để điều hành, chỉ đạoviệc thực hiện chính sách pháp luật một cách thống nhất, đồng thời nguyêntắc này đảm bảo việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy trítuệ tập thể trong hoạt động quản lý, phát huy khả năng tiềm tàng của đốitượng quản lý trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật Từ đó giúp chocông tác quản lý hành chính nhà nước đạt được những hiệu quả tốt trong việctăng hiệu quả hoạt động của công tác quản lý hành chính nhà nước
Thực hiện nguyên tắc tập trung - dân chủ trong cải cách hành chính sẽđảm bảo sự thống nhất trong tổ chức và hành động của bộ máy nhà nước, pháthuy đồng bộ và kết hợp chặt chẽ sức mạnh của cả cơ quan hành chính trung
Trang 37ương lẫn cơ quan hành chính địa phương, của cả hệ thống bộ máy hành chính
và từng tổ chức cấu thành trong nó trong việc thực hiện các nhiệm vụ do tiếntrình cải cách nền hành chính đặt ra Ngược lại, nếu xa rời nó, xã hội tất yếu
sẽ rơi vào tình trạng hoặc là vô chính phủ, hoặc là độc đoán chuyên quyền
Việc áp dụng nguyên tắc tập trung - dân chủ trong quản lý hành chínhnhà nước giúp cho việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân hoàn thiện hơn,người dân có thể thực hiện quyền giám sát của mình một các hữu hiệu, tạo nênmột cơ chế đảm bảo cho quần chúng tích cực tham gia vào công tác quản lý
1.1.2.4 Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng
Khi thực hiện hoạt động quản lý ngành đòi hỏi các chủ thể quản lý phảithực hiện rất nhiều việc chuyên môn khác nhau như lập quy hoạch và kếhoạch phát triển ngành, quản lý thực hiện các khoản thu chi, giám sát, kiểmtra việc thực hiện pháp luật Do khối lượng công việc quản lý ngày càngnhiều và mang tính chất phức tạp nên đòi hỏi tính chyên môn hóa cao, vì thếnhu cầu quản lý theo chức năng luôn được đặt ra
Quản lý theo chức năng là quản lý theo từng lĩnh vực chuyên môn nhấtđịnh của hoạt động quản lý hành chính nhà nước Cơ quan quản lý theo chứcnăng là cơ quan quản lý một lĩnh vực chuyên môn hay một nhóm các lĩnh vựcchuyên môn có liên quan với nhau
Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng nhằm đảm bảoviệc thực hiện có hiệu quả từng chức năng quản lý riêng biệt của các đơn vị,
tổ chức trong ngành, đồng thời bảo đảm mối quan hệ liên ngành, làm cho toàn
bộ hoạt động của hệ thống ngành được phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả
1.1.2.5 Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa giới hành chính
Ngành là một phạm trù chỉ tổng thể những đơn vị, tổ chức sản xuất,kinh doanh có cùng một cơ cấu kinh tế-kỹ thuật hay các tổ chức, đơn vị hoạt
Trang 38động với cùng một mục đích giống nhau Có sự phân chia các hoạt động theongành tất yếu dẫn đến việc thực hiện hoạt động quản lý theo ngành.
Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý ở các đơn vị, các tổ chức kinh tế,văn hóa, xã hội có cùng cơ cấu kinh tế-kỹ thuật hay hoạt động với cùng một mụcđích giống nhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triểnmột cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được yêu cầu của nhà nước và xã hội.Hoạt động quản lý theo ngành được thực hiện với hình thức, qui mô khác nhau,
có thể trên phạm vi toàn quốc, trên từng địa hay một vùng lãnh thổ
Quản lý theo địa giới hành chính là quản lý trên một phạm vi địa bànnhất định theo sự phân vạch địa giới hành chính của nhà nước Quản lý theođịa giới hành chính ở nước ta được thực hiện ở bốn cấp:
- Cấp Trung ương (cấp nhà nước)
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Xã, phường, thị trấn
Nội dung của hoạt động quản lý theo địa giới hành chính gồm đề ra cácchủ trương, chính sách, có quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trênmột phạm vi toàn lãnh thổ Bắt đầu từ qui hoạch xây dựng và quản lý kết cấu hạtầng cho sản xuất, đời sống dân cư sống và làm việc trên lãnh thổ Tiếp đó, có sự
tổ chức điều hòa phối hợp sự hợp tác, quản lý thống nhất về khoa học công nghệ,liên kết, liên doanh các đơn vị kinh tế, văn hóa, xã hội trên lãnh thổ
Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, quản lý theo ngành luônđược kết hợp chặt chẽ với quản lý theo địa giới hành chính Ðây chính là sựphối hợp giữa quản lý theo chiều dọc của các Bộ với quản lý theo chiều ngangcủa chính quyền địa phương theo sự phân công trách nhiệm và phân cấp quản
lý giữa các ngành, các cấp Sự kết hợp này là một nguyên tắc cơ bản trongquản lý hành chính nhà nước, mang tính cần thiết, khách quan
Trang 39sử dụng tiết kiệm nguồn TNT của đất nước, nhằm phục vụ nhu cầu trongnước là chủ yếu Đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc đảm bảo an ninh nănglượng quốc gia và đáp ứng tối đa nhu cầu than phục vụ sự nghiệp phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước Đồng thời bảo đảm việc xuất, nhập khẩu hợp lýtheo hướng giảm dần xuất khẩu, chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nướcchưa có nhu cầu sử dụng thông qua biện pháp quản lý bằng kế hoạch và cácbiện pháp khác phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước vàcam kết quốc tế của Việt Nam.
Phát triển ngành than theo hướng đồng bộ, bền vững, phù hợp với sựphát triển chung của các ngành kinh tế khác Phát huy tối đa nội lực kết hợpvới mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, trước hết trong lĩnh vực nghiên cứu, triểnkhai ứng dụng công nghệ tiến bộ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụngTNT Đầu tư thỏa đáng cho công tác bảo vệ TNT, bảo vệ môi trường, an toànlao động, quản trị tài nguyên trong khai thác than
1.2.3.2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên than
Luật Khoáng sản được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam Khóa IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996 Qua gần
20 năm triển khai luật vào thực tế, công tác QLNN, cũng như sản xuất kinhdoanh trong lĩnh vực khoáng sản đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.Sản lượng khoáng sản hàng hóa để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tếquốc dân ngày càng tăng, số lượng các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
Trang 40khoáng sản ngày càng nhiều Các thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoángsản ngày càng được đơn giản hóa Việc sử dụng hợp lý TNKS, bảo vệ môitrường sinh thái ngày càng được chú ý hơn Mọi cấp chính quyền từ Trungương đến cơ sở, mọi công dân, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân ngày cànghiểu rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ và sử dụng hợp lýTNKS có hạn trong lòng đất Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt độngkhoáng sản ngày càng có ý thức chấp hành pháp luật về khoáng sản.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, Luật Khoáng sảnnăm 1996 đã để lại những bất cập nhất định trong quá trình triển khai Đểtháo gỡ những bất cập, vướng mắc trong quá trình triển khai Luật Khoáng sảnnăm 1996, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtKhoáng sản vào năm 2005
Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nướctheo hướng hội nhập, ngày 17 tháng 10 năm 2010 Quốc hội đã thông qua Luậtkhoáng sản số 60/2010/QH12
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và các văn bản quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành có quy định chi tiết về nội dung bảo về môi trường tronghoạt động khoáng sản cũng như quy định về xử lý vi phạm hành chính về bảo
vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản
Đến nay, khung thể chế nói chung và các văn bản pháp quy quy phạmpháp luật về khoáng sản đã được ban hành còn hiệu lực gồm có:
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 năm 2010
- Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị “về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
- Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 22/12/2011 của Chính phủ ban hànhChương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TWngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị