Hợp tác chiến lược việt nam ấn độ trong quan hệ chính trị quốc tế hiện nay

149 7 0
Hợp tác chiến lược việt nam   ấn độ trong quan hệ chính trị quốc tế hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... 1.2.1 Nhu cầu hợp tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ Một sở quan trọng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ mối quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời: Việt Nam Ấn Độ có quan hệ 2000 năm ảnh... THÀNH QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM - ẤN ĐỘ 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Quan niệm trị quốc tế đối tác chiến lược 1.1.1.1 Quan niệm trị quốc tế * Khái niệm trị Chính trị tất hoạt động, vấn đề... chiến lược Việt Nam - Ấn Độ vận động quan hệ trị quốc tế 1.1.1.2 Quan niệm đối tác chiến lược Trong thực tiễn trị quốc tế thời kỳ sau chiến tranh lạnh, bên cạnh hình thức quan hệ vốn có trước quốc

Ngày đăng: 12/11/2021, 12:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH QUAN HỆ

  • ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM - ẤN ĐỘ

    • 1.1. Cơ sở lý luận

    • 1.1.1. Quan niệm về chính trị quốc tế hiện nay và đối tác chiến lược

    • 1.1.1.1. Quan niệm về chính trị quốc tế hiện nay

    • * Khái niệm chính trị

    • Chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là để giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. Chính trị theo nguyên nghĩa của nó, là những công việc Nhà nước, là phạm vi hoạt động gắn với những quan hệ giai cấp, dân tộc và các nhóm xã hội khác nhau mà hạt nhân của nó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.

    • Cái quan trọng nhất trong chính trị, theo Lênin, là “tổ chức chính quyền nhà nước” [29, tr1], chính trị là sự tham gia của nhân dân vào công việc Nhà nước, các định hướng của Nhà nước, xác định hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước….Bất kỳ vấn đề xã hội nào cũng mang tính chính trị vì việc giải quyết nó trực tiếp hay gián tiếp đều gắn với lợi ích giai cấp, với vấn đề quyền lực [29, tr1].

    • Quan điểm trên đây về chính trị đòi hỏi chúng ta phải tiếp cận với chính trị vừa với tư cách là một hình thức hoạt động xã hội đặc biệt, vừa với tư cách là một loại quan hệ xã hội đặc thù. Trong tính tổng hợp của cả hai phương diện đó, có thể hiểu chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các cộng đồng xã hội và vấn đề nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào các công việc nhà nước; là tổng hợp những phương thức, những mục tiêu được quy định bởi lợi ích cơ bản của giai cấp, của đảng phái; là hoạt động thực tiễn của các giai cấp, các đảng phái, các nhà nước để thực hiện đường lối đã được lựa chọn nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra. [29, tr1]

    • * Khái niệm chính trị quốc tế

    • Hàng ngày, ta thường được tiếp xúc hay nghe trên đài, truyền hình nhiều thông tin về tình hình chính trị quốc tế về mọi lĩnh vực. Các thông tin đó có thể là những cuộc viếng thăm, hội đàm, hội nghị của các tổ chức quốc tế, các ủy ban song và đa phương, các tổ chức văn hóa, kinh tế, giáo dục về các lĩnh vực cũng như xung đột chiến tranh, các chính sách đối ngoại giữa các quốc gia. Đặc điểm của những sự kiện này là có ít nhất hai nhà nước của quốc gia tham gia. Các điều kiện của hai quốc gia này hoạt động vì mục đích và quyền lợi chính trị đối ngoại của nước họ - một số vấn đề hoặc nội dung nhất định được trao đổi hay thảo luận. Từ những sự kiện và đặc điểm của nó ta có thể cho rằng đó chính là chính trị quốc tế.

    • Chính trị quốc tế (chính trị thế giới) là nền chính trị được triển khai trên quy mô toàn thế giới. Nó là sản phẩm của sự cộng tác qua lại giữa các chủ thể chính trị quốc tế trong hoạt động vì các mục tiêu quốc gia, khu vực và quốc tế. Cũng chính trong quá trình hoạt động thực hiện các mục tiêu, lợi ích cục bộ và toàn cục của các chủ thể này mà đời sống chính trị - xã hội quốc tế được thiết lập [28; tr.7].

    • * Quốc gia là chủ thể chủ yếu của chính trị quốc tế: Quốc gia là thực thể nằm trong biên giới địa lý do chính quyền trung ương quản lý. Chính quyền của quốc gia có khả năng làm luật, đặt ra các quy tắc, các quy định trong phạm vi biên giới của mình, đồng thời có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình. Quốc gia là một thực thể pháp lý được pháp luật quốc tế công nhận và quốc gia tự quyết định chính sách của mình. Có nhiều hình thức về tên gọi của quốc gia (liên bang, vương quốc, nước…).

    • Quốc gia là chủ thể chủ yếu trong quan hệ chính trị quốc tế, bởi vì nó tham gia có mục đích, có khả năng thực hiện và có ảnh hưởng đối với quan hệ chính trị quốc tế. Bởi vì mọi hoạt động quốc tế cơ bản vẫn bắt nguồn từ các nhu cầu quốc gia, từ việc xác định lợi ích quốc gia trong từng thời kỳ, từng vụ việc cụ thể, từ các biện pháp thực hiện lợi ích quốc gia thông qua chính sách đối ngoại. Trong Quốc gia, nhà nước là chủ thể trung tâm, chi phối. Các chủ thể khác như đảng phái, các tổ chức chính trị - xã hội…phải dựa vào nhà nước để hoạt động và chịu sự tác động của nhà nước, thông qua hệ thống thuế, luật pháp. Trong thế giới hiện đại, vai trò của các tổ chức này ngày càng tăng song không thể tách rời chính sách đối ngoại của nhà nước, và về cơ bản là công cụ để phục vụ lợi ích quốc gia. Vai trò chủ thể quan hệ chính trị quốc tế của quốc gia lớn hơn và quan trọng hơn hẳn so với các chủ thể phi quốc gia.

    • * Những nhân tố tác động đến chính trị quốc tế hiện nay: Đó là các nhân tố: Thời đại và toàn cầu hóa; Cuộc cách mạng khoa học công nghệ và kinh tế trí thức; Địa chính trị và khủng bố quốc tế… Những nhân tố này tạo ra những tác động tích cực cũng như tiêu cực đối với các quốc gia dân tộc trên thế giới. Những tác động đó, bên cạnh việc đưa lại những thời cơ thuận lợi như: tăng năng suất lao động, tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực giao thông, thông tin liên lạc làm thu hẹp khoảng cách không gian giữa các quốc gia; đời sống xã hội được quốc tế hóa; hòa bình thế giới được đảm bảo; con người là mục tiêu trực tiếp của sự phát triển…thì mặt khác cũng đặt ra nhiều nguy cơ, thách thức với mỗi quốc gia, đặc biệt các quốc gia đang phát triển: Đó là sự phân hóa, phân cực sâu sắc trong trình độ phát triển giữa các quốc gia, dân tộc; các cuộc khủng hoảng lan nhanh và rộng; xâm lược, bá quyền về văn hóa, tri thức tin học…

    • * Sự vận động mang tính quy luật của chính trị quốc tế

    • Lợi ích quốc gia quyết định các quan hệ chính trị - quốc tế: Lợi ích quốc gia là tổng thể các lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ…của một quốc gia đặt trong mối quan hệ với các quốc gia và chủ thể quan hệ quốc tế khác. Nó phản ánh nhu cầu và mục tiêu tồn tại và phát triển quốc gia trong quan hệ quốc tế.

    • Trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay, mỗi quốc gia là một bộ phận của nền chính trị thế giới và có mối liên hệ ngày càng chặt chẽ với nhau. Cùng với sự phát triển của xã hội, sự phụ thuộc lẫn nhau về lợi ích giữa các quốc gia ngày càng cao và xuất hiện lợi ích chung cho toàn nhân loại. Sự gia tăng các vấn đề toàn cầu như: chiến tranh hạt nhân, ô nhiễm môi trường, bệnh tật hiểm nghèo, gia tăng dân số, tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố quốc tế…cùng những thách thức an ninh phi truyền thống làm cho sự tùy thuộc lẫn nhau về lợi ích giữa các quốc gia ngày càng lớn hơn và buộc họ phải chú ý đến lợi ích chung của toàn nhân loại. Lợi ích quốc gia không tách rời khỏi lợi ích giai cấp, dân tộc và bị chi phối bởi lợi ích giai cấp. Lợi ích của giai cấp tiến bộ phù hợp với lợi ích nhân loại.

    • Sức mạnh quốc gia chi phối đời sống chính trị quốc tế: Sức mạnh quốc gia là sức mạnh tổng hợp của quốc gia, vô hình và hữu hình, bao gồm những nhân tố tự nhiên và những nhân tố xã hội, tác động và ảnh hưởng ra bên ngoài nhằm thực hiện các lợi ích quốc gia. Đó là tổng hợp các khả năng quân sự, kinh tế, chính trị, công nghệ, văn hóa, tư tưởng và việc vận dụng các khả năng đó trong quan hệ quốc tế. Sức mạnh quốc gia bao hàm cả khả năng hiện tại và khả năng tiềm tàng.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan