Trong phạm vi bài làm, nhóm xin đi vào phân tích về lý thuyết đụng độ giữa các nền văn hóa, văn minh trong quan hệ chính trị quốc tế hiện nay.. Khái quát lý thuyết về sự đụng độ giữa các
Trang 1A. MỞ ĐẦU
Chính độ chín muồi trong nghiên cứu về quan hệ quốc tế gần đây đã làm thay đổi
cả trọng tậm và tính căng thẳng của những cuộc tranh luận về lý thuyết tốt nhất cho nghiên cứu quan hệ quốc tế Nhận thấy rằng nền chính trị nhân loại đôi khi có những bước đi mà không một học giả hay nhà chính trị nào có thể lường trước được, nghiên cứu chính trị sử dụng các thuyết hiện thực, lý tưởng hay đụng độ giữa các nền văn minh v.v chỉ là đưa ra những kịch bản mang tính xác suất (không phải
cố định ) cho sự vận động của xã hội loài người Sau khi đưa ra những giải thích,
dự báo về tính hình hình chính trị, người ta luôn phải nhớ tới lời nhắc nhở của các
nhà giải cấu trúc hậu hiện đại: “ Sự phức tạp của thế giới thách thức tất cả những
mô tả, giải thích và dự báo”(1) Trong phạm vi bài làm, nhóm xin đi vào phân tích
về lý thuyết đụng độ giữa các nền văn hóa, văn minh trong quan hệ chính trị quốc
tế hiện nay Xác suất của lý thuyết này xảy ra trong những mối quan hệ như thế nào? Thể hiện ra sao? Mong nhận được sự đóng góp của thầy, cô!
B NỘI DUNG
1. Khái quát lý thuyết về sự đụng độ giữa các nền văn hóa, văn minh
Năm 1993, Samuel Huntington – một chuyên gia nghiên cứu chính trị xuất chúng của Hoa Kỳ khẳng định: nguồn gốc cơ bản của các cuộc xung đột trên thế giới này sẽ không còn là hệ tư tưởng hay kinh tế nữa Các ranh giới quan trọng nhất chia rẽ loài người và nguồn gốc bao trùm của các xung đột sẽ là văn hóa Nhà nước dân tộc vẫn là nhận vật chủ yếu trên sân khấu thế gới, những xung đột cơ bản nhất của chính trị toàn cầu sẽ diễn ra giữa các dân tộc và các nhóm người thuộc những nền văn minh khác nhau Sự đụng độ giữa các nên văn minh sẽ trở thành nhân tố chi phối chính trị thế giới Ranh giới giữa các nền văn minh sẽ là chiến tuyến tương lai
Trong lý thuyết đụng độ giữa các nền văn minh, Huntington đã coi các nhà nước không còn là chủ thể căn bản quyết định xung đột hay hòa bình trong nền
1 Đại cương về chính trị học quốc tế, Ngô Phương Nghị - Nguyễn Thanh Tùng – Đào Ngọc Tuấn,
Nxb.CTQG
Trang 2chính trị quốc tế nữa, mà chỉ coi chúng như những phần tử con nằm trong một vùng rộng lớn hơn là cả một khu vực văn hóa – văn minh mà chúng thuộc về Được xác định bởi sự hiện hữu những nhân tố chung, khách quan như ngôn ngữ, lịch sử, tôn giáo, phong tục, thể chế và cả bởi những đặc tính chủ thể của con người, các nền văn minh mới là những chủ thể quan trọng đối đầu với nhau và chi phối nền chính trị thế giới trong hiện tại và tương lai Biên giới giữa các quốc gia
sẽ không thể là rào cản đối với khu vực văn hóa – văn minh, sự tồn tại đường biên giới các nước chỉ là nơi chứa chấp xung đột (khi nó là đường phân chia phân biệt các nền văn hóa – văn minh) và là những minh chứng thực tiễn cho luận điểm của Huntington
Khả năng xảy ra xung đột là rất lớn, bởi lẽ: “những khác biệt giữa các nền văn minh đã gây ra những xung đột dai dẳng nhất và đẫm máu nhất” trong lịch sử
Ngày nay, toàn cầu hóa làm tăng sự tự ý thức về nền văn minh gay gắt Mỗi nền văn minh đang đứng trước sự lấn át của các nền văn minh khác, nhất là từ phía nền văn minh phương Tây Do đó, như cầu “tự vệ” của các nền văn minh xảy ra là điều hết sức tự nhiên Hungtington không cho rằng xung đột trong tương lai thế giới là bất tận và bất biến “Cần phải tìm ra những yếu tố tương đồng giữa các nền văn minh… Bởi vì trước mắt sẽ chẳng có nền văn minh phổ quát nào hình thành, mà thay vào đó sẽ là một thế giới bao gồm các nền văn minh khác nhau, và mỗi nền văn minh đó sẽ phải học cách cùng tồn tại với tất cả các nền văn minh còn lại” Và đây chính là một trong những lý do quan trọng mà UNESCO phải thúc đẩy những cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa trong Báo cáo thế giới năm 2009
2. Lý thuyết về sự đụng độ giữa các nến văn hóa, văn minh trong quan hệ chính trị quốc tế hiện nay
Khi tìm hiểu lý thuyết về sự đụng độ giữa các nến văn hóa, văn minh trong quan hệ chính trị quốc tế hiện nay, nhóm đi vào 3 nội dung cơ bản: Khái niệm về đụng độ giữa các nền văn hóa, văn minh trong quan hệ quốc tế hiện nay; nguyên nhân dẫn đến sự đụng độ giữa các nền văn minh; ý nghĩa khi nắm rõ lý thuyết về
sự đụng độ giữa các nền văn minh
Trang 32.1. Khái niệm về đụng độ giữa các nền văn hóa, văn minh trong quan hệ chính trị
quốc tế
Thuật ngữ “xung đột” (gần nghĩa với đụng độ) đã được sử dụng trong
không chỉ các ngành khoa học xã hội, mà còn cả tự nhiên nữa Trong quan hệ quốc
tế, người ta thường sử dụng thuật ngữ “xung đột” để chỉ những “tranh chấp” (disputes) hoặc “đụng độ” (clashes) liên quan đến lợi ích quốc gia và không gian chủ quyền Đối với quan hệ giữa các cộng đồng sắc tộc hay tôn giáo, “xung đột” được hiểu như sự phủ định lẫn nhau của các hệ giá trị
Xét về bản chất, có thể nói, mọi xung đột xã hội đều bắt nguồn từ sự khác biệt và không dung hợp về quyền lợi giữa các chủ thể có mặt trong tương tác; và tùy theo lĩnh vực tương tác được xét đến mà xung đột được gắn thêm các cụm từ như “ý thức hệ”, “kinh tế”, “thương mại”, “quốc tế”, “sắc tộc”,
Quan hệ quốc tế là tổng thể những mối quan hệ về kinh tế, chính trị, tư
tưởng, luật pháp, ngoại giao, quân sự giữa những quốc gia và hệ thống quốc gia với nhau, giữa các giai cấp chính, các lực lượng tổ chức xã hội, kinh tế và chính trị chủ yếu hoạt động trên trường quốc tế.(2)
Nền văn minh trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã
hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa (3) Trên thế giới có
nhiều nền văn minh Theo Huntington hiện đang tồn tại những nền văn minh lớn sau: văn minh phương Tây lấy nền tảng là Kito giáo, văn minh Ấn Độ giáo, văn minh Khổng giáo, văn minh Nhật Bản, văn minh Hồi giáo, văn minh Đông Chính giáo, văn minh Mỹ Latinh, văn minh Phi Châu Rõ ràng, các nền văn minh có thể
bị pha trộn, chồng lấn lẫn nhau và bao gồm nhiều tiểu văn minh Dầu sao, các nền văn minh cũng là những chỉnh thể xác định và những ranh giới giữa chúng tuy ít khi rạch ròi nhưng có thực Các nền văn minh rất năng động với những bước thăng trầm, tách nhập
2 Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới II, NXb,CTQG, 1962, tr26
3 Vũ Dương Ninh, Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo, sách Lịch sử văn minh thế giới, NXb Giáo dục.
Trang 4Như vậy, hiện nay sự đụng độ giữa các nền văn hóa, văn minh trong quan
hệ chính trị quốc tế có thể được hiểu là sự đối lập về những mối quan hệ về kinh tế, chính trị, tư tưởng giữa những nền văn hóa, văn minh khác nhau; nếu không có sự điều hòa và giải pháp thỏa đáng, xung đột dễ dẫn đến căng thẳng (có thể gây chiến
tranh) giữa các nhóm người, giữa các quốc gia với nhau Đồng thời sự đụng độ
giữa các nền văn minh trong quan hệ quốc tế hiện nay có diễn biến phức tạp, có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc Ngày nay, toàn cầu hóa làm tăng sự tự ý thức về nền văn minh gay gắt Mỗi nền văn minh có thể đang đứng trước sự lấn át của các nền văn minh khác
2.2. Nguyên nhân dẫn đến sự đụng độ giữa các nền văn minh
Thứ nhất, những khác biệt giữa các nền văn minh về lịch sử, ngôn ngữ, văn
hóa, truyền thống và quan trọng nhất là tôn giáo
Huntington cho rằng nguồn gốc cơ bản của các xung đột trên thế giới này sẽ không còn là hệ tư tưởng hay kinh tế nữa Các ranh giới quan trọng nhất chia rẽ loài người và nguồn gốc bao trùm của các xung đột sẽ là văn hóa Con người thuộc các nền văn minh khác nhau nhìn theo cách khác nhau về các quan hệ giữa Chúa
và Con người, cá nhân và nhóm, công dân và nhà nước, cha mẹ và con cái, vợ và chồng, có các quan niệm khác nhau về tầm quan trọng tương quan giữa các quyền
và nghĩa vụ, tự do các cưỡng bức, bình đẳng và đẳng cấp Những khoảng trống hình thành như vậy phần lớn được tôn giáo, thường là dưới dạng các phong trào chính thống, lấp vào
Thứ hai, dân cư trên thế giới ngày càng phát triển, dẫn đến sự tác động qua
lại giữa các dân tộc thuộc các nền văn minh khác nhau tăng lên Ðiều đó làm tăng
tự ý thức văn minh, làm sâu thêm sự nhận biết về những khác biệt giữa các nền văn minh cũng như những điểm tương đồng trong khuôn khổ một nền văn minh Tuy nhiên, sự tác động qua lại giữa những đại biểu của các nền văn minh khác nhau lại làm gay gắt thêm những bất đồng và thù hận đã đi vào chiều sâu của lịch sử hay ít
ra là được tiếp nhận theo kiểu đó
Trang 5Thứ ba, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế và biến đổi môi trường trên
toàn thế giới đang phá vỡ tính đồng nhất truyền thống của con người nơi địa bàn
cư trú, đồng thời làm suy giảm vai trò của nhà nước dân tộc với tính cách là nguồn gốc của sự đồng nhất
Thứ tư, sự cách biệt về kinh tế giữa các khu vực trên thế giới làm tăng xu
hướng tạo lập nền văn minh nội hóa
Thứ năm, các đặc tính và khác biệt văn hoá ít thay đổi hơn so với các đặc
tính và khác biệt về kinh tế và chính trị và do vậy việc giải quyết và đưa chúng tới thỏa hiệp cũng phức tạp hơn Tôn giáo chia rẽ con người còn khắt khe hơn cả tính quy thuộc sắc tộc Một người có thể lai nửa Pháp, nửa Ảrập và thậm chí có thể là công dân của cả hai nước này, nhưng sẽ phức tạp hơn nhiều nếu một nửa là tín đồ Thiên chúa giáo, một nửa là tín đồ Hồi giáo
Nhận xét: Ngày nay, toàn cầu hóa làm tăng sự tự ý thức về nền văn minh
gay gắt Mỗi nền văn minh đang đứng trước sự lấn át của các nền văn minh khác, nhất là từ các nền văn minh phương Tây Do đó, nhu cầu “tự vệ” của các nền văn minh xảy ra là điều hết sức tự nhiên Bởi vậy, sự đụng độ của các nền văn minh diễn ra ở hai cấp độ Ở mức độ thấp, những tập hợp tiếp giáp với các nếp gấp giữa các hệ thống văn hoá sẽ tranh chiến với nhau bằng vũ khí, để xâm chiếm biên giới, đất đai và xác lập ưu thế của mình Ở mức độ cao, những quốc gia có tranh chấp về quân sự và kinh tế thuộc nhiều nền văn minh khác nhau sẽ tìm cách kiểm soát các định chế quốc tế, và kết hợp đồng minh nhằm phổ biến những giá trị đạo giáo chính trị của mình
2.3. Ý nghĩa khi nắm rõ lý thuyết về sự đụng độ giữa các nền văn minh
Một là, nhờ lý thuyết về nền văn hóa - văn minh, người ta có thể dự đoán
được những nơi xung đột có thể xảy ra, những nơi ly khai có khả năng xảy ra và những nơi có sự sáp nhập dân tộc xảy ra
Hai là, thuyết này tạp hiểu biết sâu sắc hơn các cơ sở tôn giáo và triết học cơ
bản của các nền văn minh đó Nó cần phải biết con người trong các nền văn minh
Trang 6ấy hình dung lợi ích của mình như thế nào Như vậy, sẽ giúp các quốc gia tìm ra những yếu tố tương đồng giữa nền văn minh khác
Ba là, biết được nguyên nhân của sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ làm
giảm sự đụng độ không đáng có
3. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1:
Trong bài báo gây nhiều tranh cãi của mình, Giáo sư S Huntington cho rằng sau sự sụp đổ của Liên Xô thì Hồi giáo sẽ trở thành trở ngại lớn nhất đối với sự thống trị thế giới của phương Tây; cuộc chiến tranh lớn sẽ là chiến tranh với Hồi giáo Lý thuyết của Huntington có thể sẽ ít gây chú ý nếu thế giới không trải qua những biến động dữ dội từ đầu thế kỷ 21 đến nay Mười năm sau bài báo của S Huntington đã xảy ra vụ khủng bố ngày 11-9 ở Mỹ - sự kiện lớn đầu tiên đánh dấu
cuộc xung đột giữa tổ chức Hồi giáo cực đoan Al-Qaeda và văn minh phương Tây
mà Mỹ là đại diện Phản ứng của Mỹ: phát động chiến tranh ở Afghanistan, Iraq
dưới danh nghĩa “chống chủ nghĩa khủng bố” đã đẩy cả thế giới vào một thời kỳ mới, khác xa so với thế giới của thế kỷ 20 trở về trước Từ đó đến nay, xung đột chẳng những không dịu xuống mà ngày càng lan rộng, lôi cuốn cả Bắc Phi và Trung Đông vào lò lửa chiến tranh và đặt một số thủ đô vào tình trạng bất an: khủng bố ở Madrid (Tây Ban Nha) tháng 3-2004, London (Anh) tháng 7-2005, Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ) tháng 10-2015; Beirut (Liban) tháng 11-2015; Paris (Pháp) tháng 1 và tháng 11-2015 Ngay cả máy bay chở du khách Nga bay trên trời cũng
bị đặt bom làm hơn 200 người thiệt mạng Tất cả những vụ tấn công do các tay súng Hồi giáo thực hiện
Nhưng Hồi giáo không phải là một khối đồng nhất mà có nhiều hệ phái Đối với người Sunni, nhà cầm quyền chính trị và tôn giáo có thể hòa nhập trong một Cộng đồng Shiite khác biệt là do có hệ cấp tôn giáo, các giáo sĩ tách biệt với chính quyền Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS là một tổ chức của các chiến binh dòng Hồi giáo Sunni, được thành lập vào năm 2006 tại Iraq, bắt nguồn từ tổ chức khủng bố
Al Qeada Tuy nhiên vì tư tưởng cực đoan nên vào đầu năm 2014, Al Qeada cũng
Trang 7đã tuyên bố cắt đứt quan hệ với tổ chức này IS được lãnh đạo bởi thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi Baghdadi có biệt danh Abu Du'a, sinh năm 1971 tại Samarra, Iraq Thủ lĩnh của IS được đánh giá như một hiện thân của Osama bin Laden
Thực tế đã xảy ra rất nhiều vụ giết người khủng khiếp trong vùng lãnh thổ của IS - nạn nhân là người nước ngoài hoặc người Hồi giáo bị ghép tội phản đạo - được quay phim và đưa lên mạng trong thời gian gần đây chính là sự thực thi những giáo luật hết sức nghiêm khắc và tàn bạo của IS Học giả Huntington cho rằng xung đột giữa các nền văn hóa và văn minh sẽ là nguồn gốc của các xung đột quốc tế thời hậu Chiến tranh Lạnh “Đường nứt gãy” giữa các nền văn minh sẽ gây
ra chiến tranh Ông đánh giá nền văn minh Hồi giáo là đáng lo ngại nhất, bởi người Hồi giáo ở thế giới Arab không chia sẻ những giá trị của phương Tây Sự trung thành của họ không dành cho quốc gia mà cho tôn giáo
Văn hóa Hồi giáo không thể tiếp nhận những tư tưởng phương Tây như chủ
nghĩa cá nhân, dân chủ… “Thế giới Hồi giáo có đường biên giới đẫm máu Chiến tranh và căng thẳng sẽ xảy ra ở những nơi thế giới Hồi giáo va chạm với các nền văn minh khác”, học giả Huntington viết Ông nhận định các quốc gia phương Tây
nên tránh xa các vấn đề đạo Hồi Bởi hai nền văn minh này càng va chạm thì căng thẳng càng leo thang nghiêm trọng
Do đó, ông dự báo “đường nứt gãy” giữa Hồi giáo và phương Tây sẽ trở thành chiến trường rực lửa Sau vụ 11/9, rất nhiều nhà hoạch định chính sách phương Tây đồng ý với quan điểm của học giả Huntington Khác với Al-Qaeda chỉ
là một tổ chức bạo lực gồm nhiều nhóm chiến binh riêng lẻ trà trộn trong lòng các
xã hội phương Tây và Ảrập, IS là một nhà nước, có lãnh thổ, có quân đội, có guồng máy giáo sĩ cai trị, điều hành mọi dịch vụ; có hệ tư tưởng riêng Nếu như Al-Qaeda tấn công phương Tây để gây áp lực đòi Mỹ phải rút quân khỏi bán đảo Ảrập, ngừng hậu thuẫn Nhà nước Do Thái và các chính phủ “phản giáo” ở Trung Đông thì mục tiêu của IS cao xa hơn nhiều: chinh phục toàn thế giới, xóa bỏ các quốc gia để lập ra một vương quốc Hồi giáo toàn cầu duy nhất trên trái đất; thay thế các thể chế chính trị thế tục “đồi trụy” bằng caliphate, trong đó các quyền tự do
Trang 8căn bản như bầu cử, ứng cử, các định chế chính trị như đảng phái, nhà nước pháp quyền, liên hiệp quốc… bị xóa bỏ
Với một “nhà nước khủng bố” như IS phải có cách đối phó khác S Huntington cho rằng, để thấu hiểu xung đột hiện tại và tương lai, cần phải thấu hiểu sự khác biệt về văn hóa Các quốc gia phương Tây sẽ đánh mất sự thống trị hiện có nếu không thừa nhận bản chất không thể thỏa hiệp của các mâu thuẫn văn hóa Ông cho rằng, sự chuyển dịch cơ cấu tổ chức địa chính trị đòi hỏi phương Tây phải tự củng cố về văn hóa, từ bỏ việc áp đặt lên các nền văn minh khác các nguyên tắc dân chủ phổ quát của mình, từ bỏ sự can thiệp không ngừng nghỉ bằng sức mạnh quân sự
Ví dụ 2:
Ukraine là quốc gia có chung biên giới với Nga và có sự xung đột văn hóa nội bộ, kẹt trong căng thẳng giữa Nga và phương Tây Ukraine là một quốc gia lớn
ở khu vực biển đen với dân tộc Nga chiếm tỉ lệ gần 30% Sự can thiệp của phương Tây vào Ukraine được coi là một ví dụ kinh điển vể sự đụng độ giữa hai nền văn hóa trong giai đoạn hiện đại
Những người theo chủ nghĩa hiện thực đã đưa ra lời cảnh báo cho NATO về phương pháp tiếp cận Ukraine Trong lần tiếp cận này phương Tây đã lờ đi những khác biệt về văn hóa tại khu vực này, họ đã bỏ qua những đặc trưng của các nền văn hóa khác nhau và cho rằng không thích hợp ngoại trừ văn hóa phương Tây NATO có tham vọng lớn đó là mở rộng văn hóa của phương tây ra các quốc gia trên toàn thế giới Chính tư duy tiếp cận này đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng
kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc ví dụ như ở Iraq, Afghanistan, Libya, Ai Cập, Syria và giờ đây là ở các khu vực biên giới của châu Âu
Khi Mỹ và Liên minh Châu Âu thông qua chính sách bành trướng của NATO về phía đông (hay còn gọi là chính sách cánh cửa mở - Open Door pocily)
họ đã không phân biệt được ranh giới về văn hóa và vô hình chung họ đã kích động một cuộc đối đầu, xung đột giữa hai nền văn hóa: một là “nền dân chủ” kiểu phương Tây do Mỹ đứng đầu, một là nền văn hóa chính thống do Nga đứng đầu
Trang 9Đặc biệt đối với một nơi vốn bị chia rẽ giữa đông và tây như Ukraine (những người theo chủ nghĩa dân tộc ở phía tây hướng về nền văn hóa phương Tây, còn những người theo dòng chính thống giáo ở phía đông lại hướng vể Nga) Chính bởi yếu tố xung đột văn hóa nội bộ như vậy khiến Ukraine trở thành một điểm nóng chính trị trong thời điểm hiện tại
Nhà chính trị, khoa học Samuel P.Huntington đã gọi Ukraine là “quốc gia nằm giữa vết nứt văn hóa” là nơi mà các nhóm dân tộc lớn thuộc các nền văn hóa khác nhau Ông cho rằng những căng thẳng về văn hóa chắc chắn sẽ nổi lên “khi một trong số nhóm chính thuộc một nền văn hóa tìm cách khẳng định nhà nước như một công cụ chính trị và biến ngôn ngữ, tôn giáo của mình trở thành biểu tượng của quốc gia” Điều này đặc biệt đúng trong bối cảnh 2 nhóm tôn giáo chính
ngang bằng về dân số và sự ảnh hưởng như ở Ukraine Khi Mỹ và châu Âu tìm cách tăng cường ảnh hưởng của mình ở phía tây Ukraine, chắc chắn sẽ khiến những người ở phía đông của nước này hướng về Nga Mặt khác, Ukraine vốn có vai trò quan trọng đối với những lợi ích chiến lược của Nga, nơi mà Moskva đã thiết lập sự ảnh hưởng của mình từ giữa thế kỷ 17 Về bản chất tự nhiên, Nga cũng cần phải có một vùng đệm an toàn, đặc biệt là cần một số rào chắn để ngăn chặn sự can thiệp quân sự từ phương Tây, vốn đã gây nên bao cuộc chiến tranh và chết chóc trong vài thập kỷ qua Ngoài ra, Ukraine còn là một thành phần cơ bản đại diện cho nền văn hóa và dân tộc Nga Nếu thiếu Ukraine, Moskva rất khó thể hiện
sức mạnh ở châu Âu Ví dụ: Để minh họa cho vấn đề xung đột đụng độ giữa 2 nền
văn hóa tại quốc gia này, chúng ta hãy nhìn lại kết quả cuộc bầu cử tổng thống Ukraine năm 1994 giữa 2 ứng cử viên Leonid Kravchuk, người được cho là theo chủ nghĩa quốc gia dân tộc và Leonid Kuchma, đại diện cho người dân ở đông Ukraine Ông Kuchma đã nhận được số phiếu bầu cụ thể ở các tỉnh phía đông: 88% ở Luhansk, 90% ở Crimea và 79% ở Donetsk Trong khi đó, ông Kravchuk giành được số phiếu ở các tình miền tây của đất nước: 84% ở Volyn, 93% ở Lviv, 95% ở Ternopil Khi ông Kuchma giành chiến thắng với 52% tổng số phiếu, chuyên gia về chính sách đối ngoại của Mỹ, Ian Brzezinski cho biết cuộc bầu cử đã
Trang 10"phản ánh, thậm chí kết tinh của sự chia rẽ giữa Đông và Tây” Như ông Huntington đã chỉ ra, "một quốc gia bị chia rẽ về văn hóa luôn luôn phải đối mặt với thách thức để đảm bảo tính thống nhất của họ" Đó là sự mô tả chính xác về Ukraine, một quốc gia "nằm trên biên giới giữa các nền văn minh phương Tây và Chính Thống giáo" Nó sẽ không dễ dàng để duy trì một trạng thái cân bằng ở
Ukraine và sẽ là tốt nhất nếu nó nằm dưới sự bảo trợ của Nga, do có số lượng lớn người dân theo Chính Thống giáo và trong nhiều thập kỷ qua đã nằm trong phạm
vi lợi ích của Nga Đó là lý do tại sao sự can thiệp của phương Tây vào Ukraine là
một sai lầm nghiêm trọng Mỹ được cho là đã chi 5 tỷ USD để "thúc đẩy dân chủ"
ở quốc gia Đông Âu này, nhằm kéo Ukraine ra khỏi vòng ảnh hưởng của Moskva Với ý tưởng gia nhập Ukraine vào khối NATO, phương Tây đã tạo ra một vấn để hết sức nhạy cảm, động chạm đến lợi ích của Nga Giống như Mỹ hay bất kỳ một quốc gia nào khác, Nga đã phản ứng để bảo vệ lợi ích chiến lược của mình, nhưng phái tân bảo thủ phương Tây đã lợi dụng vấn đề này, làm bùng lên ngọn lửa hiếu
chiến, thổi phồng cái gọi là "sự gây hấn của Moskva" và kêu gọi Washington áp dụng các chính sách "cứng rắn" với Nga
Như vậy việc can thiệp của NATO vào Ukraine châm một ngòi lửa về sự xung đột giữa các nền văn hóa đã kéo dài âm ỉ trong lòng xã hội quốc gia này Từ những xung đột về văn hóa giữa các dân tộc lớn đã kéo theo sự xung đột về chính trị tại đất nươc này Có thể sự đụng độ giữa nền văn hóa tại Ukraine là một hình ảnh thu nhỏ của hai nên văn hóa lớn trên thế giới đó chính là nền văn hóa phương Tây và Nga
B. KẾT LUẬN
Trên đây là bài tiểu luận của nhóm nghiên cứu về lý thuyết đụng độ giữa các nền văn hóa, văn minh trong quan hệ chính trị quốc hiện nay Qua đó cũng phần nào hiểu được xác suất của lý thuyết này đã xảy ra trong những mối quan hệ nhất định, khu vực, giữa các nền văn hóa, văn minh Yêu cầu đặt ra phải đảm bảo sự sựa
đa dạng giữa các nền văn hóa, văn minh là một thực tế khách quan, cần tôn trọng thực tế đó và không có sự áp đặt nền văn hóa, văn minh