1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục ý thức môi trường cho sinh viên trên địa bàn tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay

85 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 9,58 MB

Nội dung

Trang 1

2012 HỒ CHÍ MINH : VIÊN TRIẾT HỌC

50100218 {i VA TUYEN TRUYEN

TRƯƠNG VĂN THÀNH

GIÁO DỤC Ý THỨC MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN |

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÁC GIANG TRONG |

GIAI DOAN HIEN NAY

LUAN VAN THAC SI TRIET HOC

dette HA NOI - 2012

Trang 2

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Nội dung trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo tính trung thực; nội dung nghiên cứu khách quan và chưa được công bố trong bât cứ công trình nào khác

Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2012 Tác giả luận văn

`

i

Trang 3

h'[0E›/.\btầdầdầẶẮẮẮ 1 Chương 1: GIÁO DỤC Ý THỨC MÔI TRƯỜNG CHO SINH

VIÊN - MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN . 5255ccccccereersrrrree 7 II 011i 161.1 076 7

1.2 Tính tất yếu của việc giáo dục ý môi trường -:2cccccxecee 12

1.3 Nội dung và phương pháp của giáo dục ý thức môi trường cho

SUNN VIEN oo 15

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DUC Y

THỨC MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN TỈNH BẮC GIANG

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NA.Y 5 Sàn, 36

2.1 Thực trạng giáo dục ý thức môi trường đối với sinh viên trên địa

bàn tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay s55 +csccsxsrerxeed 36 2.2 Các giải pháp nhằm nâng cao ý thức môi trường cho sinh viên

IsifiI R88: e7 55

KẾT LUẬN 1% 75

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài

Muốn thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội

chủ nghĩa, đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp đủ sức vượt qua những thách thức và nguy cơ trên con đường phát triển hiện nay, chúng ta phải có những đảm bảo vững chắc về chất lượng con người Đó là chất lượng

toàn diện về sự phát triển thể lực, năng lực trí tuệ, phẩm chất đạo đức, ý thức và nhân cách nói chung của con người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ

Nước ta đang từng bước tiến vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại

hóa đất nước đây mạnh phát triển kinh tế, nhưng bên cạnh đó là môi trường

đang bị xuống cấp một cách trầm trọng Nguồn tài nguyên bị khai thác một cách bừa bãi, triệt để, môi trường tự nhiên bị hủy hoại Nguyên nhân của vẫn đề này, ngoài sự tăng trưởng về kinh tế, con người chỉ quan tâm đến lợi

nhuận, còn một nguyên nhân nữa đó là ý thức của con người về việc bảo vệ

môi trường, về trách nhiệm của mình với môi trường Một bộ phận không nhỏ người dân hiện nay còn thờ ơ với môi trường sống, vô cảm với sự suy

thoái của môi trường, thiếu trách nhiệm với chính cuộc sống của mình và cả

thế hệ tương lai

Sinh viên là một trong những đối tượng có ảnh hưởng lớn đến môi

trường Nhưng ý thức của sinh viên về trách nhiệm của mình đối với môi trường như thế nào? Sinh viên cần phải hành động ra sao để bảo vệ môi

trường sống xung quanh con người khi mà hàng ngày, bàng giờ chúng ta đang chứng kiến cảnh môi trường tự nhiên - cái nôi cho sự sống của chúng ta - dang bj tan pha nghiém trong

Đây là lý do thứ nhất thôi thúc chúng tôi nghiên cứu về vấn đề giáo dục

Trang 5

trong đối sách trực tiếp với những định hướng giá trị của chủ nghĩa xã hội Tại Việt Nam, việc phát triển các nhà máy, khu công nghiệp, làng nghề đến _ chóng mặt, hàng năm thải ra môi trường hang chục ngàn tấn chất thải chưa qua xử lý Các khu dân cư, du lịch, chợ, đường giao thông có những nơi ngập tràn trong rác thải, môi trường sống ô nhiễm trầm trọng Bởi vậy, đây mạnh giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên sẽ góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đồng thời khắc phục những mặt trái của kinh tế thị trường

Lý do thứ ba, thôi thúc tác giả lựa chọn vấn đề “Giáo dục ý thức môi trường cho sinh viên” làm đề tài luận văn là ở chỗ, bẫy lâu nay, giáo dục ý thức

môi trường cho sinh viên tuy đã được đề cập đến và công bố trong một số công trình nghiên cứu trong nước, song nhìn chung vấn còn tản mạn và dừng ở mức độ nghiên cứu, mà chưa được ứng dụng và luận giải trong một tình hình cụ thê

Cuối cùng, hiện trạng về ý thức và giáo dục ý thức môi trường cho sinh viên tại tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay càng lôi cuốn và hồi thúc tác giả luận giải đúng hiện trạng, xác định rõ nguyên nhân, nhận diện các van dé,

các tình huống mới xuất hiện, từ đó đề xuất giải pháp nhằm đổi mới nội dung

và phương pháp giáo dục ý thức môi trường trong các trường Đại học, Cao đẳng ở Bắc Giang, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong chất lượng đào

tạo nguồn nhân lực cho tỉnh và đất nước

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Những vấn đề liên quan đến môi trường hiện đã có rất nhiều nghiên

cứu, góc độ lý luận và thực tiễn, cả từ góc độ đơn ngành đến liên ngành Tuy

vậy, từ góc độ khoa học xã hội nhân văn trong đó có triết học có thể thấy đã

Trang 6

môi trường thiên nhiên, Nxb Văn hố - Thơng tin, Hà Nội, 2002; Hà Huy Thành (chủ biên), Một số vấn đề xã hội, nhân văn trong việc sử dụng hop ly

tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2001; Hồ Sỹ Quý (chủ biên), Mỗi quan hệ giữa con người và tu

nhiên trong sự phát triển xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000; Trần

Lê Bảo (chủ biên), Văn hoá sinh thái nhân văn, Nxb Văn hố - Thơng tin, Hà Nội 2001, Phạm Thị Ngọc Trầm “Môi trường sinh thải: Vấn đề và giải pháp”

xuất bản năm 1997; Phạm Thị Ngọc Trầm (chủ biên), Quản lý nhà nước đối

với tài nguyên và môi trường vì sự phát triển bền vững dưới góc nhìn xã hội — nhân văn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006; Phạm Thị Ngọc Trầm, Nhân tô xã hội nhân văn trong quản lý nhà nước vé tai nguyén va môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, tháng 2/2008; Bùi Văn Dũng với đề tài “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bên” năm 1999: Bảo vệ môi trường cẩn ý thức trong mỗi cá nhân, Báo

Vietnamnet 12/8/2008; “Giáo đục ý thức bảo vệ môi trường cho hoc sinh”,

Báo Quân đội nhân dân, ngày 10/9/2007; Bài phỏng vẫn TS Trần Hồng Hà,

“Can tạo chuyển biến trong nhận thức trách nhiệm và đạo đức về môi

trường”, Tạp chí tài nguyên và Môi trường, tháng 2/2007

Gần đây trực tiếp bàn đến những vấn đề liên quan đến xây dựng ý thức

môi trường có các công trình: Phạm Thị Ngọc Trầm, Đạo đức sinh thái: từ lý luận đến thực tiễn, Tạp chí triết học số 2/1999: Phạm Thị Ngọc Trầm, Các

giá trị văn hoá sinh thái truyền thống Việt Nam trước xu thế tồn câu hố,

Tạp chí triết học số 7/2001; Phạm Thị Ngọc Trầm, Vấn đề xây dựng đạo đức sinh thải trong điểu kiện kinh tế thị trường, Tạp chí triết học số 3/2002; tác

Trang 7

diện của trách nhiệm xã hội, tap chi Triết học số 9/2009; Phạm Thị Ngọc Trầm, Xây dựng đạo đúc sinh thái-một trách nhiệm xã hội của con người đối

với giới tự nhiên, tạp chí Triết học số 6/2009; Nguyễn Văn Phúc, Bảo vệ môi

trường nhìn từ góc độ đạo dic, Tap chi Triết học số 4/2010

Trong các công trình nghiên cứu trên đã giải quyết được một số vấn đề sau: Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tạo ra khối lượng sản phẩm không lồ như hiện nay đang tạo ra mâu thuẫn sâu sắc giữa xã hội và tự nhiên

Các công trình nghiên cứu trên đã xác định được nội dung của khái niệm

“phát triển lâu bền” và vấn đề ý thức sinh thái cho con người trong quá trình phát triển Bởi vì muốn bảo vệ được môi trường thì trước hết phải xây dựng

được ý thức sinh thái đối với toàn xã hội Giải quyết mâu thuẫn giữa nền sản

xuất vật chất với tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của môi trường tự nhiên Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho từng cá nhân trong xã hội, cần phải

giáo dục ý thức môi trường, nâng cao trách nhiệm và đạo đức môi trường tự nhiên cho học sinh, sinh viên

Ngồi ra các cơng trình trên cũng đã đề cập đến các van dé dat ra trong công tác giáo dục ý thức môi trường và giải pháp Vấn đề quản lý nhà nước trong khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và van đề bảo vệ môi trường Trách nhiệm của các nhà quản lý trong việc xây dựng ý thức bảo vệ nguồn tải nguyên và môi trường tự nhiên Các yếu tô tồn tại trong quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường

Trang 8

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1 Mục đích

Đề tài sẽ đi vào phân tích thực trạng giáo dục ý thức môi trường cho

sinh viên tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm nâng

cao ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường xanh sạch đẹp, bảo vệ cuộc sống của chính mình và những người chung quanh vì sự phát triển bền vững của đất nước |

3.2 Nhiém vu

Đề thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:

- Làm rõ cơ sở lý luận của việc giáo dục ý thức môi trường đối với sinh viên trong giai đoạn hiện nay

- Phân tích thực trạng giáo dục ý thức môi trường cho sinh viên tại tỉnh

Bắc Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức môi trường cho sinh viên tại tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Giáo dục ý thức môi trường cho sinh viên nói chung và ở địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng

4.2 Phạm vì nghiên cứu

Luận văn tập trung chủ yếu vào van đề giáo dục ý thức bảo vệ môi

Trang 9

tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên; những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam cũng như những chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam về giáo dục ý thức môi trường 5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là logic và lịch

sử, phân tích, tổng hợp, và so sánh

6 Đóng góp của luận van

- Luận văn làm rõ tầm quan trọng đặc biệt của việc giáo dục ý thức môi

trường cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay

- Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

7 Kết luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

Trang 10

MOT SO VAN DE LY LUẬN

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Môi trường

Môi trường, là “một tô hợp các yếu t6 tự nhiên và xã hội bao quanh bên

ngoài của một hệ thống nào đó Chúng tác động lên hệ thống này, xác định xu hướng và tình trạng tổn tại của nó Môi trường có thê được coi là một tập hợp, trong

đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con Môi trường của một hệ thống đang

xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó.” Đối với con người, môi trường có thể được hiểu cụ thể hơn là “tập hợp tất cả các yếu t6 tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của

con người như: không khí, nước, độ âm, sinh vật, xã hội loài người và các thê chế”

Như vậy, “nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này và các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng” [69]

Về khái niệm “môi trường”, tác giả Hoàng Phê trong cuốn “Từ điển

tiếng Việt” cho rằng: Mơi trường là “tồn bộ nói chung những điều kiện tự

nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh vật ton tai phát trién, trong

quan hệ với con người, với sinh vật ấy” [46, tr.635]

Ngày nay, trong sách báo khoa học, người ta thường gặp các cách hiểu khác nhau về khái niệm “môi trường” Tùy theo mục đích và nội dung nghiên

cứu mà các khái niệm “môi trường” được phân tách thành các khái niệm hẹp như “môi trường tự nhiên”, “môi trường xã hội”, “môi trường nhân tạo”, v.v

Trang 11

nhiên và phi tự nhiên tồn tại vận động và phát triển gắn bó hữu cơ trong một

thể thống nhất, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, xấu hoặc tốt đến con người; và chính con người cũng là một yếu tố môi trường quan trọng tác động

tới quá trình vận động và phát triển của chủ thể của nó” [52, tr.7]

Tac gia Dé Thi Ngoc Lan trong cuén “M6i trudng tu nhién trong hoat động sống của con người ” thì cho rằng: “Môi trường tự nhiên là một tông hòa những yếu tố tự nhiên vô cơ và hữu cơ, có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của mọi sinh vật” [38, tr.20] Tuy cách định nghĩa có khác nhau nhưng các tác giả đều đã khẳng định môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên, các tài nguyên thiên nhiên trong sự thống nhất với nền sản xuất xã hội Trong môi trường tự nhiên, giữa các yếu tổ tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên, các tài nguyên thiên nhiên thường xuyên có sự

tác động qua lại với nhau và có những ảnh hưởng nhất định đối với sự tồn tại

và sự phát triển của mọi sinh vật Nếu một yếu tố nào đó thay đổi sẽ kéo theo

sự thay đổi các yếu tố khác

Về Môi trường nhân tạo và Môi trường xã hội Môi trường nhân tạo là

hệ thống môi trường do con người lợi dụng tự nhiên, cải tạo tự nhiên tạo ra

“Môi trường nhân tạo bao gồm những nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con

người tạo nên và chịu sự chi phối của con người” [26, tr.15] Còn môi

trường xã hội là môi trường bao gồm các mối quan hệ giữa người và người với nhau

Trong phạm vi nghiên cứu các van đề môi trường, từ góc độ triết học, tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm lại nhắn mạnh đến khái niệm sinh thái và cùng với nó là thuật ngữ môi trường sinh thái, theo đó thì khái nệm “môi trường

Trang 12

con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội” [56, tr.16]

Như vậy, có thể thấy rằng nội hàm của khái niệm môi trường nói chung không thể tách rời nội hàm của khái niệm sinh thái

Sinh thái theo tiếng Hy Lạp là “oikos” với hai cách hiéu, thir nhdt, nd

có nghĩa là nhà ở, nơi cư trú, nơi sinh sống: thứ hai, có nghĩa là tồn tại sự

sống Song một trong những đặc trưng căn bản nhất của sự sống là quá trình trao đổi chất thường xuyên giữa cơ thể sống với môi trường, từ đó có thể hiểu sinh thái theo nghĩa z#⁄ ba là mỗi quan hệ giữa cơ thể sống với môi trường xung quanh [2, tr.38]

Tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm còn đưa ra khái niệm môi trường sinh

thái nhân văn với ý nghĩa là môi trường của mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa con người, xã hội và tự nhiên, được hiểu là môi trường sống của con người hay môi trường tự nhiên - người hóa Tuy nhiên, trong các nghiên cứu của mình, tác giả thường sử dụng thuật ngữ môi trường, hoặc môi trường sống với nội hàm của khái niệm môi trường sinh thái nhân văn Lý giải điều này tác giả cho rằng, ngày nay, môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong quá trình phát triển Bởi lẽ, môi trường sống gắn bó hữu cơ với cuộc sống của mỗi con người, cũng như với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Hơn nữa, vấn đề môi trường sống

còn quan hệ mật thiết với những vấn để toàn cầu của thời đại, đặc biệt là các vấn đề như dân số, sức khỏe và bệnh tật; lương thực và thực phẩm; chiến

tranh hủy diệt, v.v mà để giải quyết được chúng cần phải có sự hợp lực của tất cả các dân tộc, các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới [58, tr.32]

Theo chúng tôi, khái niệm sinh thái và những cách hiểu môi trường

Trang 13

hệ giữa con người với môi trường sống xung quanh con người Bởi vậy, trong phạm vi luận văn này chúng tôi sẽ sử dụng thuật ngữ môi trường với nội hàm

như đã được định nghĩa trong “Luật bảo vệ môi trường” đã được Quốc hội

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ tư thông qua

ngày 27 tháng 12 năm 1993, theo đó thì: “Môi trường bao gồm các yếu tô tự

nhiên và yếu tô vật chất nhân tạo quan hệ mát thiết với nhau, bao quanh con

người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tôn tại, phát triển của con

người và thiên nhiên [15, tr.5-6]

1.1.2 Ý thức môi trường

Ngày nay, khi những vấn nạn về môi trường như lụt lội, sóng thần, cạn

kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm đất đai, không khí và hơn

hết là sự biến đổi khí hậu đang diễn ra, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh tồn

của bản thân con người thì những lời kêu gọi con người phải hành động đề bảo vệ môi trường ngày càng trở nên khẩn thiết Các hoạt động bảo vệ môi trường, cả ở qui mô quốc gia, khu vực và tồn cầu ngày nay khơng còn chỉ

dừng lại ở các phong trào vận động, kêu gọi mà đã thực sự trở thành mối quan

tâm, là tiêu chí trong hoạch định chính sách của các quốc gia Nhưng làm thế nào để những hoạt động bảo vệ môi trường trở thành hành động thực tiễn không chỉ của mỗi cá nhân mà còn của cả toàn thể cộng đồng, của toàn xã hội Đây là vấn đề đã được không ít các nghiên cứu đơn ngành cũng như liên ngành đề cập tới Song từ góc độ triết học, chúng tôi cho răng, để có được những hành vi bảo vệ môi trường thì con người không chỉ dừng lại ở viéc nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với sự sống của mình mà

còn phải ý thức được vai trò trách nhiệm của mình đối với môi trường Ý thức

môi trường chính là nhân tố cần thiết cho việc đảm bảo điều khiển một cách

Trang 14

Theo chúng tôi, ý đưức môi trường, nói chung, là tập hợp các quan niệm của con người về tự nhiên (môi trường sóng) chung quanh con người và ý thức trách nhiệm đối với môi trường đó Từ đó con người ý thức được tầm quan trọng của môi trường đối với sự ton tại và phát triển của xã hội, bién những quan điểm đó thành hành động cụ thé dé xây dựng ý thức cộng động về bảo vệ môi trường

Từ góc độ triết học, có thể nhìn nhận về ý thức môi trường từ một SỐ

điểm căn bản sau:

Thủ nhất, với tư cách là ý thức của con người nói chung, ý thức môi

trường là một bộ phận của ý thức xã hội Bởi vậy, về nguyên tắc, nó chịu sự

chỉ phối của tồn tại xã hội, tức là những điều kiện sinh hoạt vật chất mà trên

đó nó được hình thành Tuy nhiên, ý thức môi trường cũng mang đặc trưng của ý thức con người nói chung và ý thức xã hội nói riêng, đó là khả năng

vượt trước của nó đối với tồn tại xã hội trong những phạm vi nhất định Chính

vì vậy, việc xây dựng ý thức môi trường, một mặt, không thể tách rời những

điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội nhưng mặt khác cũng không thể đóng

khung trong phạm vi những điều kiện đó

Thứ hai, về mặt câu trúc, ý thức môi trường được thể hiện ở ý thức cá

nhân và ý thức xã hội Như vậy, ý thức môi trường không chỉ bó hẹp trong phạm vi ý thức trách nhiệm đối với môi trường của từng cá nhân mà hơn thế, nó phải

là ý thức trách nhiệm đối với môi trường của toàn thể cộng đồng và xã hội

Thứ ba, ý thức môi trường, về cơ bản, được thể hiện qua ý thức pháp luật đối với môi trường và ý thức đạo đức đối với môi trường Nói cách khác

đây là hai khía cạnh hay hai phương diện quan trọng nhất của ý thức môi

trường, khía cạnh pháp luật và khía cạnh đạo đức Hai khía cạnh này là cơ sở

để điều chỉnh hành vi của con người đối với môi trường

Trang 15

và đánh giá của con người về cái đẹp của tự nhiên, của môi trường Từ đó

hướng hoạt động của con người tới mục tiêu giữ gìn và tái tạo vẻ đẹp của tự nhiên và xã hội

Tuy nhiên, do mục tiêu đặt ra trong luận văn là xây dựng ý thức môi

trường nhằm tạo dựng được một ý thức trách nhiệm của các cá nhân nói

chung cũng như của cộng đồng nói riêng nên chúng tôi sẽ chỉ tập trung chủ

yếu vào khía cạnh giáo dục ý thức pháp luật và ý thức đạo đức đối với môi

trường mà thôi

1.2 Tính tất yếu của việc giáo dục ý thức môi trường

Bên cạnh những phân tích bên trên từ phương diện lý luận thì trên thực tế cũng có thể khẳng định rằng giáo dục ý thức môi trường là một tất yếu khách quan, một nhu cầu cấp thiết không chỉ của một quốc gia, một dân tộc

mà là của toàn thế giới Sở đĩ như vậy là vì:

Trên bình diện toàn cầu, có thể nhận thấy, ngày nay, những cải biến

khoa học và công nghệ hiện đại, một mặt tạo điều kiện nâng cao chất lượng

cuộc sống con người, song mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của nó cũng đang kích thích tâm lý tiêu dùng thái quá; sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia trên thế giới mà ở đó vẫn tồn tại những công nghệ còn lạc hậu; sự không thống nhất về lợi ích giữa các quốc gia, dân tộc tựu trung lại là những rào cản về mặt kinh tế, xã hội, cũng như văn hóa đang ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức của con người đối với môi trường

Trang 16

Tình hình này cũng là đòi hỏi cấp thiết cần phải có ý thức đúng đắn trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường của mọi thành viên và tổ chức trong xã hội

Việc giáo dục ý thức môi trường cho con người biết bảo vệ môi trường có ý nghĩa rất quan trọng Bởi vì, môi trường chính là nơi cư trú của con

người và xã hội lồi người, bảo vệ mơi trường là bảo vệ sự sinh tồn của loài người khỏi bị ô nhiễm và khỏi bị phá hoại, qua đó khiến cho môi trường tự

nhiên ngày càng phù hợp với sản xuất và đời sống của loài người, đồng thời

bảo vệ tốt các loài sinh vật trong thế giới tự nhiên

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cũng có nghĩa là bảo vệ sức sản xuất Môi trường sản xuất, môi trường xã hội và môi trường tự nhiên tốt đẹp

chính là cơ sở của sự phát triển kinh tế - xã hội Nếu cơ sở này bị phá hoại thì không những sẽ ảnh hưởng tới phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng đến ổn định xã hội Nói cách khác, “bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính chất xã hội sâu sắc, gắn liền với

cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đâu tranh vì hòa

bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới” [27, tr.6-7] Chính vì vậy,

bảo vệ môi trường là nhu cầu để phát triển kinh tế, là nhu cầu trong cuộc sống thường ngày của con người

Trang 17

cạn kiệt hoặc hủy diệt tài nguyên, đám bảo có một chiến lược phát triển lâu bền và ổn định Vì lẽ đó “bảo vệ là có ý nghĩa tích cực, nó bao gồm cả sự bảo

quản duy trì, sử dụng hợp lý, hồi phục và nâng cao hiệu suất của môi trường tự nhiên, bao gồm cả các nguồn tài nguyên tái tao và không tái tạo” [5, tr.14]

Ở nước ta, Luật bảo vệ môi trường đã khắẳng định: Bảo vệ môi trường “là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên” [15, tr.6]

Như vậy, để bảo vệ môi trường tốt, nhất thiết phải chú trọng tới việc giáo dục con người ngay từ còn nhỏ cho tới tuổi trưởng thành và đặc biệt là

khi kết thúc quá trình học tập trong nhà trường, chuẩn bị bước vào đời, trực

tiếp tham gia sản xuất của cải vật chất cho xã hội

Bên cạnh đó, để thực hiện tốt việc giáo dục ý thức môi trường của người dân thì không có cách gì tốt hơn là cho họ thấy những lợi ích thiết thực

của những hành vi bảo vệ môi trường trong từng hoạt động của đời sống Việc cải thiện và bảo vệ môi trường không chỉ là vấn đề kỹ thuật và luật pháp mà đòi hỏi sự tham gia của những người sống trong môi trường ay, vì các cá nhân, cộng đồng là những tác nhân có ảnh hưởng đến môi trường,

tích cực hay tiêu cực tùy theo nhận thức, thái độ, hành vi của những tác nhân

ấy Ở Việt Nam, giáo dục môi trường còn ở giai đoạn bắt đầu Phần lớn những người tham gia giáo dục môi trường là những người đã học về môi trường nhưng chưa nắm vững phương pháp tập huấn nâng cao nhận thức cho

các đối tượng khác nhau trong xã hội Hoặc họ là những người được đào tạo

về sư phạm và sau đó chuyên môn hóa trong giảng dạy về môi trường Do vậy, việc đây mạnh giáo dục đạo đức môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân

Trang 18

1.3 Nội dung và phương pháp giáo dục ý thức môi trường cho sinh viên 1.3.1 Mục tiêu của giáo dục ý thức môi trường

Về vai trò và ý nghĩa của công tác giáo dục môi trường nói chung, năm 1987, tại Hội nghị về môi trường 6 Moscow do UNEP va UNESCO đồng tổ chức, đã đưa ra kết luận về tầm quan trọng của giáo dục môi trường: “Nếu không nâng cao được sự hiểu biết của công chúng về những mối quan hệ mật thiết giữa chất lượng môi trường với quá trình cung ứng liên tục các nhu cầu ngày càng tăng của họ, thì sau này sẽ khó làm giảm bớt được những mỗi nguy cơ về môi trường ở các địa phương cũng như trên toàn thế giới Bởi vì, hành động của con người tùy thuộc vào động cơ của họ và động cơ này lại tùy

thuộc vào chính nhận thức và trình độ hiểu biết của họ Do đó, giáo dục môi trường là một phương tiện không thể thiếu để giúp mọi người hiểu biết về môi

trường” [67, tr.37] Hội nghị quốc tế về Giáo dục môi trường của Liên hợp

quốc tổ chức tại Tbilisi vào năm 1977 đã đưa ra khái niệm: “Giáo dục môi

trường có mục đích làm cho cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác

của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ

kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia

một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất lượng môi trường” [67, tr37]

Trong những năm gần đây trên toàn thế giới nói chung, ở Việt nam nói

riêng, các hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, bão lũ diễn ra bất thường và rất nặng nề; môi trường nước, không khí, đất đai bị ô nhiễm nghiêm trọng:

các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, thiếu quy hoạch đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sức khoẻ của con người Do đó, việc giáo

dục ý thức môi trường cho mỗi người dân đã trở thành đòi hỏi bức thiết nhằm tạo

Trang 19

Trong giáo dục ý thức môi trường nói chung, dù cho đối tượng tiếp nhận là người dân, hay học sinh trong các trường phổ thông, sinh viên trong các trường đại học hay trung học chuyên nghiệp đều phải nhằm mục tiêu

đem lại cho các đối tượng được giáo dục có cơ hội:

+ Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: tính phức tạp, quan hệ

nhiều mặt, nhiều chiều, tính hạn chế của tài nguyên thiên nhiên và khả năng

chịu tải của môi trường, mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển,

giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn

cầu Mục tiêu này thực chất là trang bị cho các đối tượng được giáo dục các

kiến thức về môi trường [61, tr.37]

+ Nhận thức được ý nghĩa, tam quan trọng của các van đề môi trường

như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển, đối với bản thân họ

cũng như đối với cộng đồng, quốc gia của họ và quốc tế, từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đẫn trước các vẫn đề môi trường, xây dựng cho mình quan

niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách dé dần hình thành

các kỹ năng ứng xử và phát triển sự đánh giá thâm mỹ Mục tiêu này nhằm tới

định hướng xây dựng /Jái độ, cách đối xử thân thiện với môi trường

+ Có tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực trong việc lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng một cách hợp lý và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên, để họ có thể tham gia hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vẫn đề môi trường cụ thê nơi

họ ở và làm việc Đây là mục tiêu về khả năng hành động cụ thê

Hiểu biết về Thái độ đúng đẫn Khả năng hành động

môi trưởng với mỗi trưởng hiệu quá vào BVATF

- Vẫn đề les - Nhậnthức P

~ Nguyên nhân ~ Thái độ ~ Kỹ nẵng

- Hậu quả | - Ứng xử - Dự báo các tác động

~ Tổ chức hành động

Trang 20

Như vậy, vai trò của giáo dục môi trường nói chung và giáo dục ý thức môi trường nói riêng là vô cùng cần thiết Giờ đây, nó không chỉ là sự quan tâm của mỗi quốc gia mà còn là sự quan tâm của toàn thế giới Mục tiêu của giáo dục ý thức môi trường là nhằm hình thành ở mỗi cá nhân, mỗi con người

các chuẩn mực hành vi đạo đức môi trường thể hiện ở thái độ và hành vi ứng

xử tích cực đối với các vẫn đề môi trường cụ thể; xây dựng tình yêu thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường thiên nhiên, bồi dưỡng lòng yêu thương con người, đảm bảo sự hài hoà giữa quyền lợi của chính mình với quyền lợi của người khác và cộng đồng

Có thể thấy, giáo dục ý thức môi trường, về thực chất là giáo đục con

người có những nhận thức đúng đắn về môi trường, từ đó giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật và ý thức đạo đức của cá nhân, cộng đồng đối với môi trường nhằm hình thành nên ở mỗi cá nhân cũng như cộng đồng ý thức, chuẩn mực và

hành vi đúng đắn đối với môi trường cả về phương diện pháp luật và đạo đức

Như vậy, nội dung của giáo dục ý thức môi trường, về cơ bản phải tập

trung vào ba vấn đề chính, đó là giáo dục tri thức về môi trường; giáo dục ý thức pháp luật về môi trường (ý thức tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi

trường); và giáo dục ý thức đạo đức đối với môi trường (tỉnh thần trách nhiệm, bốn phận đạo đức trong các ứng xử với môi trường)

1.3.2 Nội dung và phương pháp của giáo dục ý thức môi trường doi voi sinh vién

Trong giáo dục môi trường thì phương thức và cách tiếp cận là điều hết

sức quan trọng Giáo dục môi trường có nhiều phương thức, được phân chia

thành các bộ phận phù hợp với trình độ nhận thức và tính chất đặc thù của

cương vị công tác như: |

Trang 21

thông tin đại chúng, các đợt tập huấn ngắn hạn, các hoạt động văn hóa, truyền

thông và các cuộc vận động quần chúng rộng rãi

+ Giáo dục môi trường cho các nhà quản lý các cấp, các cán bộ ra quyết định được thực hiện bằng nhiều biện pháp phù hợp

+ Giáo dục môi trường trong hệ thống giáo dục và đào tạo ở các trường từ các trường mẫu giáo đến các trường cao đẳng và đại học

+ Đào tạo nhân lực chuyên môn về môi trường, bao gồm công nhân lành nghề, kỹ thuật viên, kỹ sư, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

Như vậy, rõ ràng công tác đào tạo và nâng cao nhận thức môi trường, cho cộng đồng đều là những bộ phận vô cùng quan trọng không thể thiếu

trong giáo dục môi trường, thực hiện những mục tiêu chiến lược của giáo dục

môi trường Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy rằng, giáo dục

môi trường thường được thực hiện theo 3 cách tiếp cận sau đây:

* Giáo đục về môi trường: xem môi trường là một đối tượng khoa học,

người dạy truyền đạt cho người học các kiến thức của bộ môn khoa học về

môi trường, cũng như phương pháp nghiên cứu về đối tượng đó Cụ thê là: - Cung cấp những hiểu biết về hệ thống tự nhiên và hoạt động của nó - Cung cấp những hiểu biết tác động của con người tới môi trường

* Giáo đục trong môi trường: xem môi trường thiên nhiên hoặc nhân tạo như một địa bàn, một phương tiện để giảng dạy, học tập, nghiên cứu Với cách tiếp cận này, môi trường sẽ trở thành “phòng thí nghiệm thực tế” đa dạng, sinh động cho người dạy và người học Xét về hiệu quả học tập kiến thức, kỹ năng, nghiên cứu có thể hiệu quả rat cao [67, tr.39]

* Giáo dục vì môi trường: truyền dat kiến thức về bản chất, đặc trưng của môi

trường hình thành thái độ, ứng xử, ý thức trách nhiệm, quan niệm giá trị nhân cách, đạo

đức đúng đắn về môi trường, cung cấp tri thức kỹ năng, phương pháp cần thiết cho

Trang 22

Giáo dục môi trường có hiệu quả nhất khi kết hợp cả 3 cách tiếp cận trên, tức là giáo dục kiến thức về môi trường trong môi trường cụ thể nhằm hướng đối tượng giáo dục có hành động vì môi trường [67, tr.39]

Với từng loại đối tượng có những phương pháp và nội dung giáo dục phù hop chang han:

- Đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp: Giáo dục thông qua các Hội nghị, Hội thảo, Hội thi tìm hiểu, thông báo chuyên đề, thông tin chuyên đề

- Đối với các cơ quan, tổ chức cần phải quyết tâm và cam kết xây dựng hệ thống tổ chức quản lý môi trường đáp ứng được yêu cầu Khẩn trương rà

soát, chỉnh sửa, bỗ sung hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường theo

hướng phù hợp với kinh tế trị trường và thông lệ quốc tế, Có cơ chế, chính sách thỏa đáng nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về môi trường

đủ về số lượng và mạnh về chất lượng

- Đối với các doanh nghiệp, phải xây dựng các chế tài buộc các doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn Có cơ chế để các doanh nghiệp tiếp cận được các chính sách cũng như các yêu cầu về môi trường của các thị trường và bạn hàng tiềm năng Thúc đây việc áp dụng các hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 và các mô hình quản lý môi trường hỗ trợ

hội nhập kinh tế quốc tế khác

- Đối với học sinh, sinh viên: Giáo dục thông qua các môn học và các

hoạt động ngoại khóa ở các bậc học Nội dung và phương pháp được xây

dựng phù hợp với từng cấp học, cụ thể là:

+ Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non: Giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cơ sở quan trọng đặt nền móng

ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người Việt Nam Giai đoạn từ 0 —

6 tuổi là giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người Trong giai

Trang 23

nếu không được hình thành ở trẻ trong lứa tuổi này, thì khó có cơ hội hình

thành ở lứa tuổi sau Hiện nay, cả nước có trên 10.000 trường mẫu giáo, mầm non với gần 3 triệu trẻ em và trên 15.000 giáo viên Một lực lượng khá đông đảo sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng về môi trường và bảo vệ môi trường nếu đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào trường mam non [67, tr.39]

+ Giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc tiểu học: Tiểu học là bậc học cơ bản, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành

công dân tốt cho đất nước Mục đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho các em hiểu rõ tầm quan trọng của bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn mỉnh, thân thiện với môi trường Nếu ở cấp học này các em chưa hình thành

được tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm tới thế

giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh thì ở các cấp sau khó có thể bù đắp được Vì vậy, nội dung và cách thức bảo vệ môi trường trong

trường tiểu học mang tính quyết định đối với việc hình thành những phẩm

chất đó [67, tr.39-40]

+ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở bậc trung học: Ở cấp học này,

nội dung giáo dục môi trường phải được coi là nội dung chính thống, có hệ

thống, có chất lượng và phải hiệu quả Cách thức đưa vào chương trình phố thông và phương thức đào tạo có thể mềm dẻo nhưng việc đánh giá kết quả phải được đặt ra một cách tương xứng với tầm quan trọng của van dé Can phải giúp cho các em tự mình chiếm lĩnh được tri thức, kỹ năng và tự thân

các học sinh xác định thái độ phải đối xử đúng đắn với thiên nhiên như

chính ngôi nhà của mình [67, tr.40]

+ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở bậc đại học và sau đại học: Giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc đại học và sau đại học có thể được thực

Trang 24

Thứ nhất: Tiến hành như một môn học mới, hoặc một chuyên đề mới

được đưa vào chương trình: Phương thức này tương đối rõ ràng, đơn giản, nhưng gặp khó khăn do chương trình đào tạo đang có không còn thời lượng

cho môn học mới

Thứ hai: Lồng ghép với các môn học khác: Phương thức này sẽ thuận lợi

cho tính chất liên ngành, không đòi hỏi việc sắp xếp lại khung chương trình Tuy nhiên lại gặp khó khăn lớn là phải đào tạo giáo viên mới và huấn luyện bồi dưỡng giáo viên đương chức về mục tiêu, nội dung và phương pháp lồng ghép

Thứ ba: Giáo dục môi trường qua các hoạt động ngoại khóa: Phương thức này được vận dụng để giải quyết khó khăn về quỹ thời gian học tập của

học sinh Giáo dục ngoại khóa có ưu điểm là sinh động, dễ gắn liền với thực

tế, vừa cung cấp được kiến thức, kỹ năng, vừa có tác dụng rèn luyện nhận

thức, thái độ Tuy nhiên có khó khăn là không liên tục, không hệ thống và bị động với nhiều nhân tố bên ngoài [67, tr.40]

Vì mục tiêu phát triển bền vững, vì sức khoẻ cộng đồng, việc giáo dục môi trường trong giai đoạn hiện nay cần đặt lên hàng đầu, thực hiện thường

xuyên và liên tục cho mọi đối tượng, mọi tầng lớp dân cư giúp cho mọi người nhận thức một cách đúng đắn về tầm quan trọng công tác bảo vệ môi trường và có trách nhiệm với môi trường [72]

Có thể nói, việc giáo dục ý thức môi trường cho sinh viên không thê tách rời với việc giáo dục ý thức môi trường tại các cấp học trước đó Chính vì vậy mà giáo dục ý thức môi trường cần phải được xây dựng thành hệ thống, có sự liên kết chặt chẽ giữa các cấp học Chỉ khi đó giáo dục ý thức môi trường cho sinh viên mới đạt được hiệu quả mong muốn

1.3.2.1 Giáo đục tri thức môi tường

Để xây dựng được ý thức môi trường thì việc đầu tiên là phải cung cấp

Trang 25

giữa con người với tự nhiên, về sự thích nghi của con người với những biến đổi của môi trường tự nhiên nhằm đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa con người với tự nhiên, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững vì cả giới tự nhiên và con người, giúp con người có được tri thức đúng đắn về giá trị của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống của chính mình Đồng thời, giáo dục con người những tình cảm yêu quý, tôn trọng tự nhiên, thân thiện với thiên nhiên, có thái độ, trách nhiệm và lối sống văn hoá đối với tự nhiên, sống hòa

thuận với thiên nhiên [72]

Giáo dục tri thức môi trường nhằm giúp cho cộng đồng hiểu được bản

chất phức tạp của hệ thống môi trường thiên nhiên cũng như nhân tạo để từ đó giúp con người có những hành vì đối xử “thân thiện” hơn đối với môi trường

Mục tiêu của giáo dục tri thức môi trường cũng nhằm trang bị cho cộng đồng những kỹ năng hành động bảo vệ môi trường một cách hiệu quả hơn Phương

pháp giáo dục tri thức môi trường hiệu quả nhất là giáo dục kiến thức về môi

trường trong một môi trường cụ thể nhằm hướng đối tượng giáo dục có hành động bảo vệ môi trường Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục tri thức môi trường trong công tác bảo vệ môi trường, Đảng và Nhà nước đã có

những chính sách, những chương trình hành động cụ thể, và đã đạt được

những thành tựu đáng kể Các chương trình giáo dục tri thức môi trường bao |

gồm cả chính khóa và ngoại khóa đã được triển khai tới tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục của Việt Nam Các chiến dịch nâng cao nhận thức

cộng đồng, và vận động quần chúng cũng như các tổ chức xã hội khác tham gia vào việc bảo vệ môi trường tiễn hành hàng năm Hệ thống thông tin và dữ liệu môi trường cũng đã được xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn Tuy vậy, hiện vẫn còn những hạn chế, tồn tại trong công tác giáo dục, đào tạo và

Trang 26

Giáo dục mơi trường hồn tồn không tách rời những giá trị về kiến thức, kinh nghiệm thực tế và cách thức thực hiện của từng địa phương hay

khu vực về một quá trình tạo lập và phát triển bền vững Giáo dục tri thức môi

trường luôn trân trọng những tri thức bản địa và ủng hộ việc giáo dục tương ứng với việc học tập dựa trên môi trường địa phương, coi trọng việc giáo dục toàn cầu cũng như giáo dục môi trường địa phương, thậm chí về mặt cam kết và hành động lại hướng về cụ thể và địa phương: “Nghĩ - toàn cầu, Hành động - Địa phương” Những thông tin, kiến thức về môi trường được tích luỹ trong mỗi cá nhân sẽ nuôi dưỡng và nâng cao ý thức và tỉnh thần trách nhiệm về

bảo vệ môi trường của chính họ, tạo nên những động cơ mạnh mẽ, những cam

kết vững chắc hướng về một môi trường trong lành và phát triển trong tương lai Bởi vì, mỗi cá nhân nếu đều có ý thức đóng góp những hành động dù nhỏ nhưng tích cực cũng sẽ góp phần tạo nên những thay đổi lớn tốt đẹp hơn cho môi trường Mục đích cuối cùng của giáo dục môi trường là tiến tới xã hội hóa các vấn đề môi trường, nghĩa là tạo ra các công dân có nhận thức, có

trách nhiệm với môi trường, biết sống vì môi trường Một khi các vấn đề môi

trường đã được xã hội hóa thì những lợi ích kinh tế cho cộng đồng ngày một gia tăng và đặc biệt hiệu lực quản lý nhà nước tăng nhưng gánh nang chi phi sẽ giảm Do đó, những kết quả nghiên cứu về môi trường và các phương pháp khắc phục ở nhiều quốc gia trên thế giới đã đi đến kết luận chung là: không có giải pháp nào kinh tế và hiệu quả bằng việc đầu tư vào con người thông qua công tác giáo dục ý thức môi trường

Việc nâng cao trình độ nhận thức về giới tự nhiên, về môi trường sinh thái cho toàn bộ tầng lớp dân cư Việt Nam sẽ giúp con người Việt Nam có sự

hiểu biết sâu sắc hơn về vai trò của tự nhiên, của môi trường sinh thái đối với

Trang 27

Trên cơ sở đó, nó giúp mọi người trong hoạt động thực tiễn có được thái độ ứng xử thân thiện với môi trường, bảo vệ tự nhiên như bảo vệ chính sự sinh

tồn của mình và giúp họ có cách thức cải tạo nó một cách đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của quy luật Nhờ vậy, tự nhiên, môi trường sinh thái được bảo vệ và ngày càng có cơ hội được hoàn thiện Làm được việc này cũng có nghĩa là

chúng ta đã hoàn thiện được một nội dung quan trọng trong việc giáo dục ý

thức môi trường, từ đó góp phần không nhỏ vào việc xây dựng ý thức bảo vệ

môi trường vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

Ở nước ta hiện nay nhất là ở vùng sâu, vùng xa có sự nhận thức của cư dân

về giới tự nhiên với những quy luật vốn có của nó vẫn còn những hạn chế nhất

định Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do điều kiện kinh tế - xã hội chưa phát triển và đo người dân chưa thấy hết được vai trò vô cùng quan trọng của tự nhiên, của môi trường sinh thái đối với con người, họ vẫn còn chịu sự ảnh hưởng của những tư tưởng duy tâm, sai lầm về tự nhiên, chưa hiểu đúng mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên, Đây chính là sự biểu hiện về sự thấp

kém của ý thức về môi trường ở nước ta Nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục ý thức về môi trường ở Việt Nam hiện nay Do vậy, để hồn thành cơng

việc này, một trong những biện pháp bắt buộc mà chúng ta cần phải làm đó là phải nâng cao trình độ nhận thức về tự nhiên, vê môi trường sinh thái cho mọi dân cư ở nước ta, nhất là những dân cư sống ở vùng sâu vùng xa

Để nâng cao trình độ nhận thức về ý thức môi trường cho tầng lớp dân cư, cần phải tiễn hành một số công việc chủ yếu sau:

Nâng cao đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta nhất là ở các vùng sâu,

vùng xa dé tạo điều kiện vật chất cho việc nâng cao trình độ nhận thức về môi

trường của tầng lớp dân cư

Trình độ phát triển của đời sống kinh tế - xã hội sẽ có ảnh hưởng trực

Trang 28

Nếu xã hội có nền kinh tế lạc hậu, chậm phát triển thì đời sống vật chất của họ sẽ hạn hẹp và do vậy, họ sẽ không có điều kiện để học tập một cách thường

xuyên và có hệ thống nên sự hiểu biết của họ về các quy luật của giới tự

nhiên, của môi trường sinh thái bị hạn chế, không đầy đủ và không chính xác Đồng thời với nền kinh tế lạc hậu thì đời sống văn hóa tinh thần của xã hội đó

cũng nghèo nàn và sự tuyên truyền nhằm phô biến rộng rãi những kiến thức khoa học về môi trường tới mọi tầng lớp dân cư để nâng cao năng lực hiểu

biết của họ về vấn đề này cũng bị hạn chế và khó được thực hiện một cách sâu

rộng trong thực tế Nhưng ngược lại, nếu xã hội có một nền kinh tế phát triển mạnh thì đời sống vật chất của dân cư sống trong xã hội đó sẽ đầy đủ và được nâng cao Đây chính là nền tảng quan trọng để mọi người đều có điều kiện học tập, tiếp xúc với những tri thức của nhân loại về môi trường một cách chính xác

và toàn diện Từ đó, trình độ nhận thức của học về vẫn đền này sẽ ngày càng

được nâng cao hơn, sâu sắc hơn và mang tính hệ thống Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa đang tồn tại một nền kinh tế còn

lạc hậu, chậm phát triển so với sự phát triển chung của nhân loại Điều này đã

gây ra cản trở không nhỏ tới việc nâng cao trình độ nhận thức về các quy luật vốn có của giới tự nhiên cho người dân Đây chính là một trong những nguyên

nhân chủ yếu dẫn tới thực trạng trình độ nhận thức của tầng lớp đân cư về vấn đề

môi trường còn những hạn chế, bất cập Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, chúng ta nhất thiết phải nâng cao đời sống kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước một cách ôn định, vững chắc và ngày càng phát triển

Để nâng cao được đời sống kinh tế - xã hội của cả đất nước, nhất là ở

các vùng sâu, vùng xa nhằm tạo điều kiện nâng cao trình độ nhận thức của

Trang 29

vùng lạc hậu, xa trung tâm, cơ sở hạ tầng thấp kém nên tiễn hành công nghiệp

hóa, hiện đại hóa ở khu vực này sẽ gặp nhiều khó khăn, sự đầu tư lớn mà hiệu

-_ quả kinh tế đạt được trước mắt lại không cao Điều này sẽ gây ra một tâm lý ngại đầu tư cho khu vực này của các nhà đầu tư và các nhà doanh nghiệp Do

đó, Nhà nước cần phải có các chính sách cụ thể để thu hút các nhà đầu tư cho

vùng sâu, vùng xa Đồng thời bản thân Nhà nước cũng phải ưu tiên đầu tư cho khu vực này trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì sự phát triển kinh tế - xã hội của cả đất nước Với việc đây mạnh sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phạm vi cả nước, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng

xa sẽ góp phần thúc đây lực lượng sản xuất ở nước ta mạnh mẽ Từ đó, nền sản xuất xã hội sẽ đạt hiệu quả sản xuất cao dẫn tới nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước ngày càng gia tăng, đời sống vật chất của dân cư cũng không ngừng được cải thiện và nâng cao

Điều này đã tạo ra điều kiện vật chất để người dân có cơ hội nâng cao trình độ

nhận thức của họ về môi trường ngày càng sâu sắc hơn 1.3.2.2 Giáo dục ý thức pháp luật môi trường

Giáo dục ý thức pháp luật môi trường trên thực tế là giáo dục ý thức

tuân thủ pháp luật trong bảo vệ môi trường Ý thức được tầm quan trọng đặc biệt của môi trường sống đối với con người, các sinh vật cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của mỗi quốc gia nói riêng và quốc tế nói chung, hiện nay nhiều quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế đã ban hành

nhiều văn bản pháp luật nhằm mục đích điều chỉnh hành vi của con người

Trang 30

Cong udc chung về Biến đổi khí hậu, về Đa dạng sinh học và một loạt

những thỏa thuận khác liên quan đến chống hủy hoại môi trường như ô nhiễm

không khí, nguồn nước, đất đai v.v Với Việt Nam, Luật Môi trường đã

được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 [42] Đây là bước tiến quan trọng trong việc tạo dựng cơ sở pháp lý cho bảo vệ môi trường và là cơ sở để xây dựng ý thức bảo vệ môi trường thông qua luật pháp của đông đảo nhân dân Trong việc giáo dục ý thức pháp

luật đối với bảo vệ môi trường thì việc giáo dục ý thức tuân thủ những điều luật, quy định hiện hành đối với môi trường là hết sức cần thiết Mọi người

cần phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với bảo vệ môi trường qua việc tuân thủ các qui định này “Sống và làm việc theo pháp luật” trong các hoạt động liên quan đến môi trường cũng chính là đã góp phần bảo vệ môi

trường sống, vì hạnh phúc, vì sự an toàn của mỗi cá nhân, của cộng đồng và toàn xã hội

Việc giảng dạy Luật môi trường vào chương trình học tập, với những

thiết kế nội dung phù hợp là một đồi hỏi tất yếu của việc giáo dục ý thưc môi

trường cho học sinh, sinh viên nói chung Giáo dục học sinh, sinh viên các

cấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo đục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường, bên cạnh việc trang bị kiến thức về môi trường cho họ sẽ giup họ tự giác thực hiện bảo vệ môi trường Trong lĩnh vự này cần có những biện pháp, cách làm phù hợp với sinh viên để nâng cao hiệu quả của việc giáo dục ý thức

pháp luật đối với môi trường

Nội dung giáo dục ý thức pháp luật trong bảo vệ môi trường phải bảo đảm tính giáo dục toàn diện:

Trang 31

biết cách sống tích cực với môi trường, nhằm bảo đảm sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ Cần phải đưa những nội dung liên quan đến những qui định bắt buộc trong bảo vệ môi trường cho các em nhằm bước đầu hình thành ý thức tuân theo những qui định môi trường

- Đối với giao duc tiểu học: Cùng vơi việc trang bị những kiến thức cơ

bản phù hợp với độ tuổi và tâm sinh lý của học sinh về các yếu tố môi trường, vai trò của môi trường đối với con người và tác động của con người đối với

môi trường; giáo dục cho học sinh có ý thức trong việc bảo vệ môi trường; phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường Những nội dung mang tính pháp lý

trong bảo vệ môi trường cần phải được cụ thể hóa qua hành động và hiểu biết

- Đối với giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông: Bên cạnh việc trang bị những kiến thức về sinh thái học, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên; trang bị và phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường, biết ứng xử tích cực với môi trường sống xung quanh, thì những nội dung của luật môi trường cần phải được đưa vào chương trình giảng dạy Có thể sử dụng các hình thức phù hợp hơn Chang hạn như làm tốt công việc trồng và chăm sóc cây xanh; vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ trước và sau mỗi buổi học; thường xuyên tổ chức những "ngày chủ nhật xanh" Trong các bài giáng, căn cứ vào điều kiện từng môn học cụ thê, có thể lồng ghép những kiến thức về bảo vệ môi trường Việc cho học sinh, sinh viên thường xuyên tiếp xúc với những kiến thức về môi trường qua các lời giảng của giáo viên có thể tác động trực tiếp và có tác dụng hơn so với những chương trình truyền thông khô cứng Không chỉ trong các tiết dạy trên lớp, giáo viên cần làm gương cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường Đồng thời, khuyến khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau và đưa ra những lời nhắc nhở, tuyên đương

kịp thời Các nhà trường cũng cần dành một khoản kinh phí nhất định để đầu tư

Trang 32

năng lượng tiết kiệm cùng với việc ban hành những quy định cụ thể về việc bảo

vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp Cần đưa ý thức bảo vệ môi

trường thành một tiêu chí để đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh, sinh viên

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường là một trong những biện pháp quan trọng góp phần xây dựng môi trường học đường thân thiện cũng như

mang lại những lợi ích trước mắt và lâu dài

Việc giáo dục ý thức pháp luật trong bảo vệ môi trường chủ yếu thực

hiện theo phương thức khai thác triệt để tri thức về môi trường hiện có ở các

môn học trong nhà trường, kết hợp với tri thức về luật hay những qui định mang tính pháp lí trong bảo vệ môi trường Nội dung giáo dục còn được thực

hiện ngoài nhà trường dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận

thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho toàn cộng đồng

Đối với việc đạo tạo những sinh viên trở thành cán bộ về bảo vệ môi

trường thì nội dung có thể bao gồm: những kiến thức cơ bản liên quan đến môi trường, kỹ năng nắm bắt các vấn đề môi trường, kỹ năng dự báo, phòng ngừa và giải quyết những sự cố môi trường và những nội dung cần thiết về pháp luật bảo vệ môi trường

Việc đưa các nội dung trên vào chương trình đào tạo cán bộ bảo vệ môi trường phải căn cứ vào đặc điểm ngành nghề, trình độ đào tạo để thiết kế chương trình và môn học Phải khai thác các tri thức về môi trường hiện có ở các môn học Đối với một số ngành đào tạo có thể biên soạn nội dung về bảo

vệ môi trường thành những môn học riêng, trong đó nhất thiết phải chú trọng đến những nội dung về luật môi trường

1.3.2.3 Giáo đục ý thức đạo đức môi trường

Trang 33

hành vi bảo vệ môi trường của con người chỉ đạt được hiệu quả cao nhất và bền vững nhất khi người ta ý thức được trách nhiệm của mình một cách tự giác Chỉ khi con người tự nhận thấy rằng lợi ích của bản thân mình gắn liền

với lợi ích của cộng đồng xã hội chỉ có thể có được khi con người tôn trọng tự

nhiên, coi tự nhiên là cái nôi sự sống của con người Nếu con người chỉ chú ý đến lợi ích của mình mà không chú ý đến tự nhiên, hủy hoại tự nhiên thì sớm muộn gì con người cũng sẽ đi tới chỗ tự tiêu diệt mình mà không biết

Giáo dục ý thức đạo đức đối với môi trường có nội dung cơ bản là giáo dục ý thức trách nhiệm của bản thân mỗi các nhân cũng như toàn cộng đồng đối với môi trường Mỗi người nói riêng và cộng đồng nói chung cần phải ý

thức được nghĩa vụ, bốn phận, trách nhiệm bảo vệ môi trường của mình trong

mỗi hành vi hoạt động sản xuất hay sinh hoạt đời sống nói chung

Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ý thức đạo đức môi trường ở

nước ta hiện nay là sự tự nhận thức của người dân về hành vi đạo đức môi

trường chưa cao Khảo sát của Viện Tâm lý cho thấy trên 70% người được hỏi không hiểu được đạo đức môi trường là gì [72] Khi không hiểu được thì việc thực hiện hành vi đạo đức môi trường chắc chắn sẽ không hiệu quả Mặt khác, hoạt động tuyên truyền của khu dân cư, chính quyền địa phương, của cơ quan chức năng và phương tiện đại chúng chưa có tác dụng Dư luận xã hội chưa có vai trò điều chỉnh hành vi con người về vẫn đề bảo vệ môi trường Bên cạnh đó, sự nhắc nhở xử phạt của những người có trách nhiệm ở cộng đồng dân cư còn rất thấp

Để xây dựng, nâng cao đạo đức môi trường, từ đó góp phần xây dựng một môi trường bền vững ở nước ta hiện nay Trước hết phải đưa đạo đức môi trường vào các văn bản pháp quy của Nhà nước để giáo dục người dân Việc bảo vệ môi trường không phải mang tính chất bắt buộc mà là sự tự giác xuất phát từ lương

Trang 34

thé dua vao huong ước, quy ước; với doanh nghiệp đưa vào chương trình hoạt động của doanh nghiệp; làng nghề đưa vào quy định hoạt động của làng nghề

Thứ hai, cần tăng cường tuyên truyền giáo dục để hình thành, thay đổi

nhận thức của người dân về đạo đức môi trường Thay đổi ở chỗ từ xưa đến nay, con người vẫn cho mình quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, thống trị thiên

nhiên, coi môi trường là công cụ phục vụ lợi ích của mình đến chỗ coi môi

trường là một phần không thé thiếu của cuộc sống con người Bên cạnh đó, cần

sắn việc xây dựng đạo đức môi trường với việc bảo đảm lợi ích của người dân,

tăng cường các hình thức xử phạt các hành vi vi phạm đạo đức môi trường Nhìn chung, cả việc giáo dục ý thức pháp luật hay ý thức đạo đức đối

với môi trường đều không thể tách rời khỏi giáo dục trỉ thức, những hiểu biết

về môi trường Tuy vậy, giáo dục tri thức môi trường chỉ thực sự có ý nghĩa và hiệu quả khi nó giúp cho con người ta tự ý thức được vé bon phận cũng

như trách nhiệm của bản thân mình Đến lượt mình sự tự ý thức này sẽ làm

giàu thêm tri thức của con người về môi trường nói chung và về chính bản

thân mình Thực tế cho thấy rằng giáo dục, nâng cao ý thức môi trường cho cộng đồng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, bởi lẽ cộng đồng là những người chịu ảnh hướng trực tiếp bởi môi trường sống của chính họ, họ vừa là nguyên nhân vừa là những người gánh chịu hậu quả những vấn đề môi trường của địa phương Khi được nâng cao nhận thức, kiến thức về bảo vệ môi trường sẽ góp phần thúc đây cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường Công tác này thường

được thực hiện thông qua các hoạt động xã hội, các tổ chức quần chúng, các

đoàn thể chính trị - xã hội để từng bước tiến tới xã hội hóa công tác bảo vệ

môi trường, điều này có nghĩa là huy động các nhân tố thị trường và cộng đồng dân cư vào các mặt hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Đây là

một quá trình đòi hỏi sự bên bỉ, thời gian dài và đặc biệt là sự kết hợp hài hòa

Trang 35

một giải pháp đơn lẻ nào có thể phát huy hiệu quả trong vẫn đề này Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đặt vị trí quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội Quan điểm này được thể hiện rõ trong Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25/6/1998 và sau này là

Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị Ban chấp hành

Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: "Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người" Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng

đến năm 2020 cũng nhắn mạnh: "Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân”

Theo Nghị định số 35/HĐBT ngày 28/01/1992 về công tác quản lý khoa học

và công nghệ, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ngày càng phát triển Hiện

nay, có hàng trăm đơn vị hội viên thuộc Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và nhiều các trung tâm hoạt động trong lĩnh vực khoa học và

công nghệ tại các tỉnh và thành phố Các hội này nói chung không có hệ thống tới cơ sở, mà thường là tập hợp các nhà chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định để tiễn hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, tư vẫn đào tạo và chuyển giao công nghệ Cho đến nay, các hội đã đóng góp ý

kiến xây dựng các chính sách, luật pháp về bảo vệ môi trường, như Luật Bảo

vệ môi trường, Kế hoạch hành động đa dạng sinh học, Chiến lược Bảo vệ môi

Trang 36

nhưng các hội vẫn có thể tổ chức thực hiện nhiều hoạt động tại các địa

phương trong cả nước, thông qua các đề tài nghiên cứu, các dự án phát triển

trong các lĩnh vực sản xuất, xã hội và bảo vệ môi trường, như Hội Khoa học Kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam trong việc bảo vệ rừng và các khu bảo tồn thiên nhiên Các tổ chức chính trị - xã hội, như Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh miên cộng san Hồ Chí Minh, có hệ

thống tổ chức từ Trung ương tới cơ sở, vì vậy có điều kiện và vai trò quan trọng trong việc huy động hội viên cùng nhân dân địa phương thực hiện nhiều hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương Các chương trình lớn của quốc gia có liên quan đến môi trường, như Chương trình 327 về phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, Chương trình trồng 5 triệu ha rừng, Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn có thành công hay không, phần quyết định là ở các hoạt động của cộng đồng ở địa phương Các dự án do Chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế tài trợ để xây dựng những mô hình về cải thiện điều

kiện sinh hoạt và bảo vệ môi trường chỉ có thể đạt kết quả tốt, nêu mô hình phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của địa phương, được nhân dân chấp nhận

và nhất là sau khi dự án kết thúc, có thể được tiếp tục nhân rộng, nhằm giải quyết vẫn đề trong phạm vi rộng hơn Cộng đồng địa phương cồn có thể đóng góp ý kiến cho các chủ trương, chính sách của Nhà nước và các dự án đầu tư, nhất là những gì có tác động trực tiếp tới môi trường, tới sản xuất và đời sống

của nhân dân tại đó Vì vậy, thực hiện nguyên tắc "Dân biết, dân bàn, dân

làm, dân kiểm tra" là một trong các biện pháp quan trọng để xã hội hóa công

tác bảo vệ môi trường [67, tr.42]

Trang 37

như: bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, làm những điều có ích cho môi

trường, không làm gì gây tôn hại đến môi sinh, môi trường Ở đây, riêng với đối tượng sinh viên, theo chúng tôi việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường có thể được thực hiện theo 3 phương thức:

Thứ nhất: Tiến hành như một môn học mới, hoặc một chuyên đề mới

được đưa vào chương trình: Phương thức này tương đối rõ ràng, đơn giản, nhưng gặp khó khăn do chương trình đào tạo đang có không còn thời lượng

cho môn học mới

Thứ hai: Lồng ghép với các môn học khác: Phương thức này sẽ thuận lợi cho tính chất liên ngành, không đòi hỏi việc sắp xếp lại khung chương

trình Tuy nhiên lại gặp khó khăn lớn là phải đào tạo giáo viên mới và huấn

luyện bồi dưỡng giáo viên đương chức về mục tiêu, nội dung và phương pháp lồng ghép

Thứ ba: Giáo dục môi trường qua các hoạt động ngoại khóa: Phương thức này được vận dụng để giải quyết khó khăn về quỹ thời gian học tập của học sinh Giáo dục ngoại khóa có ưu điểm là sinh động, dễ gắn liền với thực

tế, vừa cung cấp được kiến thức, kỹ năng, vừa có tác dụng rèn luyện nhận thức, thái độ Tuy nhiên có khó khăn là không liên tục, không hệ thống và bị

động với nhiều nhân tố bên ngoài

Đối với các đối tượng là cán bộ quản lý chúng tôi cho rằng: những cán

bộ quản lý các cấp chính là những người có vai trò quyết định đối với sự phát

triển bền vững của xã hội Tuy nhiên, nhiều cán bộ quản lý còn chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức đến tầm quan trọng của môi trường hoặc còn xem vẫn

đề môi trường là yếu tố gây cản trở với quá trình phát triển, với việc khai thác

các nguồn tài nguyên phục vụ cho công cuộc phát triển Bởi vậy, ở nhiều

ngành khi lập kế hoạch phát triển kinh tế, thì vẫn đề môi trường mới chỉ được

Trang 38

xem 1a muc tiéu cần thiết của ngành đó Do đó, giáo dục thông qua đào tạo

cập nhật môi trường là rất cần thiết để họ phải có trách nhiệm với môi trường

mỗi khi cầm bút phê duyệt một dự án phát triển, một công trình xây dựng hay

một quyết định có liên quan tới khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường Kết luận chương 1

Giáo dục ý thức môi trường là vấn đề cấp thiết đối với Việt Nam, đặc

biệt là trong giai đoạn hiện nay Vì vậy, việc phân tích, khảo sát những nội dung cơ bản của giáo dục ý thức môi trường từ góc độ lý luận sẽ góp phần xác định rõ thêm cơ sở, cũng như những nội dung và cách tiếp cận trong việc giáo dục ý thức môi trường

Trên cơ sở những nội dung đã trình bày, trong chương 2 luận văn sẽ đi vào tìm hiểu thực trạng, từ đó gợi ý một số giải pháp nhằm xây dựng và giáo dục ý thức môi trường cho sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, một trong những tỉnh mà tài nguyên thiên nhiên là một trong những thế mạnh nhưng lại đang đứng trước nguy cơ bị con người tàn phá, từ đó góp phan vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng của địa phương, đồng thời

đảm bảo giữ gìn, bảo vệ tốt môi trường sinh thái vì một sự phát triển bền

Trang 39

Chương 2

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC MÔI TRƯỜNG

CHO SINH VIÊN TỈNH BAC GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIEN NAY

2.1 Thực trạng giáo dục ý thức môi trường đối với sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay

2.1.1 Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu

Điều kiện tự nhiên

Bắc Giang là tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyên

khoáng sản Địa lý lãnh thổ không những có nhiều vùng núi cao, mà còn có nhiều vùng đất trung du trải rộng xen kẽ với các vùng đồng bằng phì nhiêu

- VỊ trí địa lý

Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 21 độ 07 phút đến 21 độ 37 phút vĩ độ

bắc; từ 105 độ 53 phút đến 107 độ 02 phút kinh độ đông;

Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía

Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông nam giáp tinh Bac Ninh, Hai Duong va Quang Ninh Đến nay tỉnh Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành phố Trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao (Sơn Động); 229 xã, phường, thị trấn

- Khí hậu

Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông

bắc Một năm có bốn mùa rõ rệt Mùa đông lạnh, mùa hè nóng âm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa Nhiệt độ trung bình 22 - 23°C, d6 4m dao dong

lớn, từ 73 - 87%

Trang 40

+ Tai nguyén dat

Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123 nghìn ha đất nông nghiệp, 110 nghìn ha đất lâm nghiệp, 66,5 nghìn ha đất đô thị, đất chuyên

dùng và đất ở, còn lại là các loại đất khác Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang có

nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp

và thuỷ sản Quốc lộ 1A mới hoàn thành tạo ra quỹ đất lớn có nhiều lợi thế

cho phát triển công nghiệp - dịch vụ Đất nơng nghiệp của tỉnh, ngồi thâm canh lúa còn thích hợp để phát triển rau, củ, quả cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận Tỉnh đã có kế hoạch chuyển hàng chục nghìn ha trồng lúa sang phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sân CÓ gia tri

kinh té cao Hon 20 nghin ha đất đồi núi chưa sử dụng là một tiềm năng lớn

cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư doanh, liên kết trồng rừng, chế biến lâm sản và nuôi trồng thuỷ sản

+ Tài nguyên rừng

Đến hết năm 2005 Bắc Giang có 129.164 ha đất lâm nghiệp đã có rừng,

và gần 30.000 ha đất núi đồi có thể phát triển lâm nghiệp Trữ lượng ĐỖ có khoảng 3,5 triệu m3, tre nứa khoảng gần 500 triệu cây Ngoài tác dụng tàn

che, cung cấp gỗ, củi, dược liệu, nguồn sinh thuỷ, rừng Bắc Giang còn có

nhiều sông, suối, hồ đập, rừng nguyên sinh phong phú tạo cảnh quan, môi

sinh đẹp và hấp dẫn

+ Tài nguyên khoáng sản

Đến hết năm 2005 Bắc Giang đã phát hiện và đăng ký được 63 mỏ với 15 loại khoáng sản khác nhau bao gồm: than, kim loại, khống chất cơng nghiệp, khống sản, vật liệu xây dựng Phần lớn các khoáng sản này đã được

đánh giá trữ lượng hoặc xác định tiềm năng dự báo

Ngày đăng: 12/11/2021, 12:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w