HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HO CHf MINH * * PHAN VIEN BAO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỂN TRẦN TIẾN
VẤN ĐỂ GIÁO DỤC KIẾN THỨC TRÊN VTV2 (KHẢO SÁT TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2001)
Ngành: Báo chí
Mã số: 1.01.01 > 663 tot
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VẢ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học
Tién si DAU NGOC DAN
` đ#-97
sạc gg2n8g0008csl0999720
Trang 3Ởôi xin bàu tỏ tàng biết oa tiết sĩ
ĐẬU NGỌC ĐẢN - người trực tiếp
tướng dẫn dé tài; các thay cô giáo; edie Hing chi lank dao đau nà các tiểu ban cang anh chi em cain Bộ,
phéug vién thuge Ban Khoa giáo,
Ban Fé chite - Dai Fruyén hink
(Uiệt Wam trong suốt qua trinh nghiên cứu va hoan thién luda van
nay !
Trang 4TRAN TIEN Van dé giao dục kiến thức trên VTV2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài
2- Lịch sử nghiên cứu đề tài
3- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 5- Phương pháp nghiên cứu
6- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7- Kết cấu của luận văn
Chương 1: KHẢ NĂNG TRUYỀN TẢI THÔNG TIN-KIẾN THỨC CỦA
TRUYEN HINH
1- Truyén hinh - mét loai hinh bao chi hién dai 1.]1- Về các loại hình báo chí khác
1.2-Thế mạnh và hạn chế của truyền hình
2- Khả năng tiếp cận và truyền đạt kiến thức của truyền hình
2.1-Nhu cầu học tập, nắm bắt thông tin của con người trong thời dai
ngày nay
2.2- Khả năng tiếp cận và truyền đạt kiến thức của truyền hình
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ CHẤT LƯỢNG GIAO DUC KIEN THUC
TREN VTV2
1- Giáo dục kiến thức trên VTV2 - Một thế mạnh của Đài THVN
1.1- Quá trình hình thành và phát triển
1.2- Tác động của kênh VTV2 với đời sống xã hội 2- Các chương trình Giáo dục kiến thức trên VYV2
2.1- Nét đặc thà của kênh VTV2
2.2- Khảo sát các chương trình theo cơ cấu tiểu ban
Trang 5TRAN TIEN Vấn fiể giáo dục kiến thức trên WTW2
3- Giáo dục kiến thức trên VTV2 56
3.1- Nhìn từ phía người trong cuộc 56
3.2- Nhìn từ phía khán giả truyền hình 59
4- Những ưu điểm và tổn tai 69
4.1- Uu điểm ó9
4.2- Tần lại 72
4.3- Thứ tìm nguyên nhân của tôn tai 74
Chương 3: MỘT SO GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
KIẾN THỨC TRÊN VTV2 76
1- Nâng cao chất lượng các chương trình giáo dục kiến thức trên VTV2
là một đòi hỏi khách quan 76
1.1- Nhiệm vụ chính của Truyền hình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay — 76
1.2- Nâng cao chất lượng chương trình giáo dục kiến thức trên VTV2 là
Trang 6TRAN TIEN Van dé giao dục kiến thức trên WTW2
MỞ ĐẦU
1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đã hơn một thế kỷ rưỡi qua kể từ khi tờ báo Việt Nam đầu tiên ra đời (Gia
định báo), điện mạo báo chí Việt Nam đã có sự thay đổi lớn lao trên nhiều
phương diện Từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, báo chí đã trở
thành một công cụ hữu hiệu trong việc tuyên truyền, cổ động, tổ chức tập thể,
góp phần không nhỏ vào công cuộc giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VHI khẳng định: “Cùng với việc đẩy mạnh khoa học-công nghệ, Giáo dục và đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đâu” Chúng ta coi trọng sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ vì
nhận thức sâu sắc về nguồn lực con người, về đào tạo và sử dụng con người để
phục vụ chính con người ngày một tốt hơn Dân trí đã trở thành một trong những
tiêu chí hàng đầu để đánh giá trình độ phát triển, tính chất xã hội của các quốc
gia trên thế giới Và chỉ có nâng cao dân trí, tăng cường tiềm lực khoa học - công nghệ, chúng ta mới có thể vượt lên nghèo nàn lạc hậu, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, “sánh vai với các cường quốc trên thế giới” như Chủ tịch Hồ
Chí Minh hằng mong muốn Như vậy, một trong những vấn đề đặt ra đối với báo
chí là Nâng cao dân trí
Trong sự bùng nổ của các phương tiện thông tin đại chúng phải nói tới sự tác động mạnh mẽ của khoa học - công nghệ Sự phát triển nhanh mạnh cả về số lượng và chất lượng của báo chí ở nước ta trong thời gian qua phải kể tới yếu tố này Mạng lưới các hệ thống thông tin báo chí đã và đang lan rộng và ngày càng hoàn thiện tới tất cả các vùng miền trong cả nước nhằm làm tốt hơn nhiệm vụ chính trị của báo chí và phục vụ nhu cầu thông tin của công chúng Chính vì vậy, báo chí hoàn toàn có khả năng trở thành phương tiện có hiệu quả trong việc nâng
cao đân trí “Nó có thể chuyển tải tới cu dan không chỉ những tri thức cụ thể,
trực tiếp mà còn thông qua nhiều hình thức tác động để nâng cao trình độ nhận
Trang 7
TRAN TIEN Vấn để giáo due kiến thức trên VIV2
thức, giúp con người hoàn thiện vẻ văn hoá, lối sống Là một nước nông nghiệp lạc hậu với đa số dân cư ở nông thôn, việc nâng cao dân trí không chỉ đơn thuần
là trang bị những tri thức phổ thông cụ thể Vấn đề khó khăn là ở chỗ làm sao
nhanh chóng nâng cao nhận thức của nhân dân, bắt kịp trình độ các nước phát triển, hình thành một nếp công nghiệp, hiện đại, kỷ cương.” [16-9] Trong một tình cảnh chung hiện nay là khu vực miền núi, nông thôn vẫn được hưởng quá ít những thành tựu của sự phát triển thông tin báo chí thì Truyền hình Việt Nam đã phát huy được sức mạnh của mình không chỉ ở chức năng thông tin thời sự mà còn ở chức năng thông tin giáo dục kiến thức cho công chúng Nhận thức được
điều đó, trong nhiều năm qua, Đài truyền hình Việt Nam đã có một kênh riêng để tuyên truyền về lĩnh vực khoa học-giáo dục Các chương trình phát trên kênh
VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam ngày càng theo sát sự phát triển không ngừng của khoa học - giáo đục, trong đó các chương trình chuyên giáo dục kiến thức đã khẳng định được vị thế của mình trong lòng khán giả Để góp phân vào cơng cuộc Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước thì việc nâng cao đân trí là một đòi hỏi tất yếu khách quan Do vậy, nâng cao hơn nữa chất lượng các chương trình chuyên giáo dục kiến thức trên VTV2 có tầm quan trọng đặc biệt, Trong hoàn cảnh hiện nay, thực trạng của các chương trình này trên VTV2 có
nhiêu vấn để đang được quan tâm, cần được tổng kết và rút ra những kinh nghiệm nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng tuyên truyền Đề tài “Vấn đề giáo
dục kiến thức trên VTV2” được thực hiện nhằm mong muốn góp thêm một ý kiến đánh giá để đưa các chương trình chuyên giáo dục kiến thức ngày càng đi sát vl cuộc sống
2- LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Trong nhiều năm qua, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học bậc
cao học về lĩnh vực truyền hình, tìm hiểu về lịch sử phất triển của truyền hình Việt Nam, về cơ cấu tổ chức bộ máy, cho đến các chương trình truyền hình
chuyên đối tượng Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào về sự phát triển của kênh Khoa học - giáo đục của Đài truyền hình Việt Nam cũng như các
Trang 8
TRAN TIEN tấn để giáo dục kiến thức trên VIV2
chương trình chuyên giáo dục kiến thức trên VTV2 “Vấn đề giáo dục kiến thức trên VTV2” là đề tài mới cả về lý luận và thực tiễn Do vậy, đây vừa là thuận lợi cũng vừa là khó khăn cho tác giả trong việc mong muốn có một công trình thực sự có tác dung trong thực fẾ nghề nghiệp
3- MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Mục đích nghiên cứu dé tai này trước hết là nhìn nhận một cách đúng đắn về công tác tuyên truyển giáo dục kiến thức trong một số chương trình chuyên giáo dục kiến thức trên VTV2, phân tích đánh giá thực trạng để tìm ra mặt mạnh,
mặt hạn chế, từ đó rút ra phương pháp, cách thức tuyên truyền tốt nhất
Để thực hiện được mục đích trên, quá trình triển khai đề tài sẽ tập trung vào
những nhiệm vụ sau:
-Kháo sát các chương trình chuyên giáo dục kiến thức trên VTV2, trong đó
chọn khảo sát một chương trình điển hình
- Nghiên cứu sự tác động của các chương trình này với khẩn gid
-Tìm hiểu những uu điểm và tôn tại, thử tùm hiểu những nguyên nhân của
tồn tại
- Những giải pháp đê xuất để nâng cao hiệu quả tuyên truyền
4- PHAM VI VA ĐỐI TƯỢNG NGHIEN CUU:
Giáo đục là một trong những chức năng quan trọng của báo chí nói chung và báo hình nói riêng Có thể nói, chương trình nào cũng có tính giáo dục Song
đề tài này chỉ khảo sát các chương trình giáo dục trên VTV2 mà có nhiệm vụ trang bị và nâng cao về kiến thức trên mội Hình vực nào đó của từng đối tượng
-cụ thể (chuyên giáo dục kiến thức) Do vậy phạm vi và đối tượng nghiên cứu
của đề tài này chỉ xin được giới hạn như sau:
Đối tượng khảo sát: Các chương trình chuyên giáo dục kiến thức trên VTV2, người làm chương trình và khán giả xem chương trình
Trang 9
TRAN TIEN Vấn để tiiáo dục kiến thức trên VIV2
Phạm vi nghiên cứu: Chọn và khảo sát ở một số địa bàn đại diện: miền núi, đồng bằng, thành thị, nông thôn
Thời gian khảo sát chương trình: Từ năm 1996 đến hết năm 2001
Khảo sát, thăm dò ý kiến bạn xem truyền hình qua phiếu điều tra được thực hiện trong đầu năm 2002
5- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU:
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
cơ sở lý luận báo chí; Bám sát những quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn để báo chí và giáo đục Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các tài
liệu tham khảo, sách giáo khoa, báo và tạp chí, các luận văn có liên quan ít nhiều
đến đề tài về lĩnh vực truyền hình
Day là đề tài đòi hỏi có sự nghiên cứu sâu trong thực tiễn hoạt động của đối
tượng khảo sát, nên tác giả đã sử dụng các phương pháp truyền thống như: khảo sát, phân tích-tổng hợp, so sánh, suy luận, diễn giải trong đó phương pháp chủ
đạo là phân tích-tổng hợp Một số phương pháp cụ thể :
Phương pháp phỏng vấn sâu: Sử dụng phương pháp này với đối tượng là lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam, lãnh đạo Ban Khoa giáo, lãnh đạo các tiểu ban thuộc Ban Khoa giáo và một số phóng viên, biên tập viên phụ trách các chuyên mục cần khảo sát
Phương pháp điều tra xã hội học: Được áp dụng với đối tượng khan gia
xem truyền hình, cu thé 1a xem kénh VTV2 để lấy kết quả ý kiến công chúng
6- Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỀN CỦA ĐỀ TÀI:
Trang 10TRAN TIEN Van dé giao duc hiến thức trên WTW2
*Với người lãnh đạo, quản lý: Nhìn nhận được những ưu điểm và tồn tại,
từ đó có sự chỉ đạo, tổ chức chương trình đạt hiệu quả cao hơn
#Đóng góp đối với những người trực tiếp làm chương trình
Bên cạnh đó, hy vọng luận văn sẽ góp phần cung cấp tài liệu tham khảo cho sinh viên báo chí và những người quan tâm đến vấn đề này
1- KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ của đề tài, luận văn được xây dựng ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục thì phần nội dung được tổ chức với
các chương, mục chính như sau:
Chuong 1; KHA NANG TRUYEN TAI THONG TIN-KIEN THUC CUA TRUYEN HINH
4- Truyền hình - một loại hình báo chí hiện đại
1.1 Về các loại hình báo chí khác
1.2 Thế mạnh và hạn chế của truyền hình
2- Khả năng tiếp cận và truyền đạt kiến thức của truyền hình
2.1 Nhu câu học tập, nắm bắt thông tỉn của con người trong thời đại ngày nay
2.2 Khả năng tiếp cận và truyền đạt kiến thức của truyền hình
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KIẾN THỨC TRÊN VTV2
1 - Giáo dục kiến thức trên VTV2 - một thế mạnh của Đài truyền hình Việt Nam 1.1 Quá trình hình thành và phát triển
1.2 Tác động của kênh VTV2 với đời sống xã hội
2- Các chương trình giáo dục kiến thức trên VTV2 2.1 Nét đặc thù của kênh VTV2
2.2 Khảo sát các chương trình theo cơ cấu tiểu ban
2.3 Khảo sát chương trình điển hình
3- Giáo dục kiến thức trên VTV2
3.1 Nhìn từ phía người trong cuộc
3.2 Nhìn từ phía khán giả truyền hình
4- Những ưu điểm và tổn tại
Trang 11
TRAN TIEN Vấn để giáo tục kiến thức trên VIV2
4.1 Ưu điểm 4.2 Tồn tại
4.3 Thử fìm nguyên nhân của tôn tại
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHẤP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KIẾN
THỨC TRÊN VTV2
1- Nâng cao chất lượng các chương trình giáo dục kiến thức trên VTV2 là một đòi hỏi khách quan
1.1 Nhiệm vụ chính của Truyền hình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 1.2 Nâng cao chất lượng các chương trình giáo dục kiến thức trên VTV2 là
Trang 12
TRAN TIEN Vấn để giáo tục kiến túc trên WTW2
CHUONG 1:
KHA NANG TRUYEN TAI THONG TIN-KIEN THUC CUA TRUYEN HINH
1- TRUYỀN HÌNH - MOT LOAI HINH BAO CHÍ HIỆN DAT
1.1- Về các loại hình báo chí khác
1.1.1 Bóo in
Từ cuối thế kỷ thứ XVI, đầu thế kỷ thứ XVII, báo in hiện đại ra đời ở châu Âu “Đó là những sản phẩm định kỳ, chuyển tải nội dung thông tin thời sự, được
nhân bản bằng máy in và phát hành rộng rãi trong xã hột” [17-18] Tại Việt Nam, sự ra đời của tờ Gia Định báo có thể coi là thời điểm khởi đầu của lịch sử
báo chí hiện đại Ngày 21- 6-1925, tờ Thanh Niên ra đời Nguyễn ái Quốc đã
khai sinh ra nên báo chí cách mạng Việt Nam Cho đến nay cả nước ta đã có trên
600 tên ấn phẩm báo Đó là bước phát triển vượt bậc trong lịch sử báo chí cách
mạng Việt Nam
Báo in chuyển tải nội dung thông tin thông qua văn bản in gồm chữ in, hình
vẽ, ranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ v.v Toàn bộ nội dung thong tin của sản phẩm báo
xuất hiện đồng thời trước mất người đọc Như vậy, thông tin công chúng tiếp nhận được thông qua một giác quan duy nhất: 7h; giác
So với các loại hình báo chí khác, báo in có một ưu thế nổi bật đó là Tính lau trữ Chính điều này đã giúp cho báo in phát huy sức mạnh của mình trong thế bị cạnh tranh của báo chí điện tử ngày nay Trên báo in có thể sử dụng các tác phẩm có tính lập luận cao, đi sâu vào phân tích những vấn đẻ phức tạp, lý giải
những vấn đề có logic rắc rối, những quan hệ chồng chéo, bởi nếu người đọc chưa hiểu họ có thể đọc đi đọc lại để nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề đó
Trang 13
TRAN TIEN Vấn dé gido duc kiến thức trên VTV2
Ưu thế vẻ tính lưu trữ còn giúp cho người đọc có thể chủ động về thời điểm
tiếp nhận thông tin, tốc độ đọc và cách thức đọc Người ta có thể đọc báo vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày tuỳ thuộc vào sự cần kíp của nhu cầu thông tin và sự bận rộn của công việc Mặt khác, họ có thể đọc kỹ đối với những vấn để đang
quan tâm hoặc đọc lướt nhanh trước những vấn đề không quan trọng hoặc đã
biết
Bên cạnh đó, thông tin từ báo in còn là nguồn tư liệu quý giá bởi nó có độ chính xác cao, người đọc có thể lưu giữ đơn giản và lâu đài cả một tờ báo hay một bài báo cần thiết
Đi đôi với những ửu điểm trên thì chúng ta cũng nhận thấy báo in có những
nhược điểm mà các loại hình báo chí khác đã khắc phục được:
Vì chỉ tiếp nhận thông tin qua một giác quan duy nhất cho nên việc tiếp
nhận đây đủ ý nghĩa, bản chất của thông tin sẽ bị hạn chế nhiều so với những
loại hình thông tin khác có tác động vào nhiều giác quan hơn của con người Do
đó, để người đọc có thể tiếp nhận đúng bản chất của vấn đề sẽ phụ thuộc vào khả
năng diễn tả (trình độ tả, thuật, bình) của tác giả bài báo và trình độ, mặt bằng tri thức hiểu biết vấn đề của người đọc Rõ ràng viết cho một nhà khoa học sẽ khác với việc viết cho một người nông dân đọc
Tín hiệu thông tin trên báo in chủ yếu là qua con chữ Sự đơn điệu này sẽ làm giảm sự hứng thú của người đọc trong quá trình tiếp nhận thông tin (trừ những nội dung mà bạn đọc thấy cần thiết) Và tất nhiên, nếu người đọc rà
không biết chữ hoặc không hiểu ngôn ngữ của báo thì báo in khong thể tác động
thông tin đối với những người này
Trong quy trình sản xuất báo in, in ấn là công đoạn bắt buộc Báo in xuất bản định kỳ và phải qua công nghệ in ấn cho nên khó có thể đáp ứng tức thời tính thời sự của thông tin Một sự kiện vừa xảy ra khi báo đã in rồi thì phải đợi đến lần xuất bản sau mới đưa được thông tin này lên báo Tuy nhiên, để khắc phục nhược điểm này mà vẫn thu hút được người đọc, bdo in khong chi dua
những thông tin bẻ nổi của sự kiện (mà người đọc có thể đã biết qua các loại
Trang 14TRAN TIEN Vấn để giáo tlục kiến thức trên VTV2
hình báo chí khác) mà còn có khả năng thông tin vào chiều sâu của sự kiện đó nhằm thoả mãn nhu cầu của công chúng
Phát thanh, truyền hình đến với công chúng không có rào cần về địa lý,
không gian Điều này với báo in thì có “Việc phát hành báo in được thực hiện
theo phương thức trao tay, vì thế việc báo in đến người đọc sớm hay muộn phụ thuộc vào trình độ phát triển giao thông và các phương tiện chuyên chở, phân phối báo ở các địa phương xa trung tâm, báo in thường đến muộn, tin tức trở thành lạc hậu.”[17-86] Khắc phục tình trạng này, một số cơ quan báo như báo
Nhân dân đã tiến hành mở điểm in báo ở nhiêu nơi trên đất nước nhằm rút ngắn
khoảng cách giữa nơi phân phối báo với đối tượng tiếp nhận trong cả nước Đối với báo in, phát hành là khâu cuối cùng và có ý nghĩa quyết định sống còn đối với tờ báo Bởi vì nó quyết định hiệu quả kinh doanh và tác động xã hội của tờ báo, quyết định cả uy tín và khả năng thu hút quảng cáo cũng như quy định mức giá quảng cáo trên mặt báo [17-103]
Trong các loại hình thông tin báo chí quen thuộc, báo in có lịch sử ra đời
sớm nhất Ngày nay, khi báo chí điện tử đã khắc phục được những nhược điểm của báo in để tiếp cận công chúng nhanh hơn nhưng báo in vẫn đóng vai trò quan
trọng trong cuộc sống xã hội Khi con người vẫn cần những thông tin thời sự có chiêu sâu, có tính xác định cao, cần có những tác phẩm lý luận với những vấn đề
phức tạp thì báo in vẫn là mảnh đất tốt, nó vẫn tồn tại và phát triển Điều này, phát thanh và truyền hình không thể thay thế được
1.1.2 Báo Phat thanh
Những khám phá khoa học về sóng từ trường từ giữa thế kỷ XIX đã mở
đường cho một phương tiện truyền thông mới ra đời Cho đến hôm nay ở Việt
Nam đã có hàng trăm đài phát sóng, tiếp sóng phát thanh Tín hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam đã được truyền dẫn qua vệ tỉnh với hơn 100 giờ trong ngày trên 4 hệ đối nội và đối ngoại Quy trình sản xuất chương trình phát thanh không phải qua khâu in ấn và phát hành như đối với báo in, nó là sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố nội dung và kỹ thuật Chất lượng chương trình phát thanh phụ thuộc
Trang 15
TRAN TIEN Van dé gido due kiến thức trên WTW2
vào cả hai yếu tố này Với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngày nay những người làm phát thanh đã có thể thực hiện được các chương trình phát thanh trực
tiếp hay cầu truyền thanh từ nhiều điểm khác nhau trên đất nước
“Phát thanh (radio) là loại hình truyền thông đại chúng, trong đó nội dung
thông tin được chuyển tải qua âm thanh Âm thanh trong phát thanh được chuyển
tải qua lời nói, âm nhạc, các tiếng động làm nền hoặc minh hoạ cho lời nói như tiếng mưa, gió, nước chảy, sóng vỗ, chim hót, tiếng vỗ tay, tiếng ồn đường phố
v.v ”[17-104]
Như vậy mọi thong tin tac động tới công chúng đều qua một giác quan duy nhất: 7hính giác Mỗi giác quan có những lợi thế riêng và đối với báo phát thanh
hoàn toàn có thể sử dụng dm thanh tổng hop để tác động vào thính giả Họ tiếp nhận thông tin cùng với sự biểu cảm, hiểu được trạng thái tâm lý, thái độ tinh
cảm thông qua giọng nói của phát thanh viên; sự rung cảm xuất hiện trong họ qua một giai điệu âm nhạc; phát huy trí tưởng tượng và sự hình dụng sáng tạo trong một khung cảnh đây tiếng động hiện trường của sự kiện Đây là một lợi thế vượt trội của báo phát thanh so với các loại hình báo chí khác Cần phải nói rõ
hơn là, truyền hình cũng có âm thanh song nói tới truyền hình là nói tới hình
ảnh Hình ảnh là ngôn ngữ chính yếu của truyền hình Nếu biết sử dụng lời nói, âm nhạc, tiếng động một cách hữu hiệu thì “Phái thanh là cuộc mit tinh của hàng triệu quần chúng ” (Lê-nin) Điều này sẽ làm cho phát thanh sống động hơn, gần gũi hơn, kích thích trí tưởng tượng của thính giả “ Thông tin được truyền đến với họ thông qua giọng nói của những con người cụ thể, nên gắn liên với những yếu tố của kỹ năng nói như: cao độ, cường độ, và đặc biệt là tiết tấu, ngữ điệu Điều cần lưu ý là, tuy bất cứ một chương trình phát thanh nào cũng hướng tới số đông, nhưng mỗi thính giả lại chỉ lắng nghe radio với tư cách cá
nhân.” [29-82]
Nếu để tiếp nhận thông tin qua báo in thì người đọc phải biết chữ và hiểu
được ngôn ngữ của báo Nhưng với phát thanh thì rào can nay da bị loại bỏ Đối tượng phục vụ của báo phát thanh rất rộng rãi, đó là mọi thành phần trong xã hội,
Trang 16
TRAN TIEN Vấn để giáo dục kiến thức trên WTW2
không cần biết chữ mà chỉ cần hiểu được thứ ngôn ngữ mà đài đó đang sử dụng Mặt khác, thính giả có thể tiếp nhận thông tin từ rađio một cách thoải mái, thuận tiện và không ảnh hưởng nhiều tới công việc khác Có nghĩa là họ có thể vừa nghe đài vừa làm các công việc khác Đây là một lợi thế của phát thanh hơn hẳn truyền hình Người nông dân có thể vừa phơi thóc ngoài sân vừa nghe đài Song
chắc chắn họ sẽ không thể vừa xem tivi vừa làm công việc đồng áng được
Ưu điểm trên sẽ đi liền với một thuận tiện nữa của báo phát thanh, đó là
phương tiện thu phát rất gọn nhẹ với nguồn năng lượng vô cùng đơn giản lại rẻ
tiên Một chiếc đài bỏ túi chạy bằng năng lượng của một viên pin tiểu rất dễ kiếm có thể thu được rất nhiều chương trình khác nhau Trong điều kiện đất nước
ta còn nghèo, khoảng 80% dân số là nông dân thì việc phát triển báo phát thanh
là một cách phát huy lợi thế của nó rất đúng chỗ
Bên cạnh đó còn phải kể tới chất lượng âm thanh của phát thanh cao hơn hẳn truyền hình Kỹ thuật phát thanh đã cho phép đưa tới thính giả chất lượng
âm thanh hifi-stereo Đó là điều kiện để báo phát thanh có thể thực hiện các
chương trình âm nhạc đáp ứng nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của thính giả, đặc biệt là thính giả trẻ
Ngoài ra, trong sự so sánh với báo in thì báo phát thanh còn vượt trội ở khả năng thông tin tức thì và toả khấp Thông tin được truyền qua sóng điện từ nên có thể rút ngắn mọi khoảng cách ở phạm vi toàn cầu Trong trường hợp tường thuật trực tiếp, phát thanh có thể giúp công chúng tiếp nhận đồng thời với thời điểm sự kiện đang điễn ra ở một nơi khác Với phương thức tiếp nhận này, báo
phát thanh đã khắc phục được nhược điểm của báo in Sóng phát thanh có thể
“vượt qua mọi biên giới quốc gia, lãnh thổ, vượt qua mọi cản trở của hàng rào
thuế vụ, hải quan, biên phòng Đó là ưu thế lý tưởng của báo chí.” [29-52] Nó
có thể len lỏi khắp mọi nơi, đi vào mọi ngõ ngách, vươn tới các địa hình hiểm trở ở xa trung tâm để thông tin cho thính giả Đây là lợi thế để báo phát thanh có thể
sản xuất các chương trình đọc thẳng, chương trình phát thanh trực tiếp, cầu
truyền thanh làm cho người nghe có cảm giác gần gũi, thân mật hơn, có cảm
Trang 17
TRAN TIEN Vấn để giáo dục kiến thức trên WTW2
giác sinh động về quy mô, tầm vóc của sự kiện Thính giả có tâm lý hứng khởi, nhập cuộc vào không khí chung đang điễn ra
Song bên cạnh đó, báo phát thanh cũng mang theo những hạn chế cố hữu của mình Vì chỉ tác động tới công chúng qua thính giác nên mức độ chính xác của thông tin tiếp nhận bị hạn chế Người nghe hoàn toàn bị động và phụ thuộc vào tốc độ, trình tự vận hành của dòng âm thanh Sự bị động và ép buộc thể hiện rõ nét nhất trong quá trình nghe thông tin từ radio, người nghe hoàn toàn phụ thuộc vào quy trình thông tin, họ phải nghe tuần tự từ đầu đến cuối chương trình Và như vậy, sẽ có những thông tin không cần thiết, không cần nghe cũng buộc phải nghe Điều này không có ở báo in Nếu các nhà biên tập không hiểu rõ hạn chế này thì rất có thể cả một chương trình có kết cấu không hợp lý sẽ đem lại
hiệu quả tuyên truyền thấp, tức là nếu không có gì hấp dấn thì thính giả hoàn toàn có thể “tắt đài”
Một hạn chế nữa cần nhắc tới đó là Tính lưu trữ thông tin Vì “Tiếng nói thoảng qua tai” nên trong một giây phút không chú ý, thính giả sẽ không nghe thấy và hiểu rõ điều gì vừa trôi qua trên “đòng âm thanh”, ảnh hưởng tới chất
lượng thông tỉn tuyên truyền Chính vì thế, phát thanh khó có thể chuyển tải trên mình những tác phẩm có tính lập luận cao, khó có thể đi sâu dé bàn về một vấn
đề có những mối quan hệ phức tạp, rac rối (điều mà báo in có lợi thế) Sự diễn đạt đài đồng phức tạp khiến người ta chưa hiểu kịp thông tín đầu tiên thì “dòng
âm thanh” đã điễn đạt tới ý tiếp theo, do vậy thính giả không thể bình dung day
đủ và toàn vẹn sự việc là điều đương nhiên
Để phát huy sở trường và hạn chế sở đoản, “người ta xây dựng nhiều chương trình xem kẽ, rút ngắn cách diễn đạt câu, đoạn hay cả bài, không chạy theo chỉ tiết mà người lại chú ý khái quát thành những mệnh để phán đoán dễ
nhớ, tạo ấn tượng sâu sắc Những thông điệp quan trọng thường duoc nhac đi,
nhắc lại nhiều lân trong ngày vào những thời điểm khác nhau Đưa tin nhanh, các chương trình âm nhạc sinh động, tác động đồng loạt trong điện rất rộng một cách tức thời-đó là xu hướng chính trong sự phát triển của phát thanh hiện nay
Trang 18
TRAN TIEN Vấn để giáo dục kiến thức trên WTW2 Đó là con đường để phát thanh giữ lại thính giả của mình, để tiếp tục tồn tại và khẳng định mình” [17-108] 1.1.3 Bao Internet
Su ra doi va phat triển với tốc độ chóng mặt của Internet đã làm thay đổi
lĩnh vực truyền thông Ra đời từ năm 1969 (từ mạng thông tin ARPANET của Bộ quốc phòng Mỹ) sau 30 năm Internet đã trở thành một siêu mạng toàn cầu với trên 56 triệu máy tính kết nối Chỉ tính trong vòng 12 tháng (từ giữa năm 1998 đến giữa năm 1999) số máy tính tham gia nối mạng đã tăng lên hơn 20 triệu chiếc
Là mạng điện tử truyền tin trên phạm vị toàn cầu, Internet có khả năng kết nối, trao đổi thông tin giữa con người với nhau không phân biệt quốc gia, địa lý Thông qua mạng, trí thức của nhân loại được tích luỹ và lưu vào thư viện trở thành tài sản của loài người Internet tạo ra khả năng cung cấp thông tin trực tiếp theo đơn đặt hàng và con người có thể trực tiếp tiếp cận với các nguồn thông tin Họ sẽ nhận được những thông tin theo đúng yêu cầu và quan trọng hơn, nguồn thông tin đó không thông qua một sự “nhào nặn” trung gian nào
Chính vì vậy, đây là môi trường thuận lợi cho báo chí nói riêng và truyền thông nói chung phát triển Và một loại hình báo chí mới đã ra đời: Báo lmiernet Mặc đù còn hàm chứa những khiếm khuyết song có lẽ đây là xu thế tất yếu, là
bước phát triển tiếp theo của một xã hội văn minh, phát triển Ngày 19/11/1997,
Việt Nam đã nối mạng Internet toàn cầu Sau đó không lâu, ngày 31/12/1997, tờ
Quê hương điện tử của Việt Nam đã có tên trên làng báo Internet Cần khẳng
định một thuận lợi vô cùng to lớn, đó là Đảng và Nhà nước rất chú trọng phát
triển lĩnh vực này
Đã có nhiều thuật ngữ diễn tả loại hình báo chí này, song cách gọi “Báo Internet” là chính xác nhất Thuật ngữ này cho phép nắm bắt và hiểu một cách rõ
ràng về bản chất, đặc trưng của loại hình báo chí mà sự hình thành, phát triển gắn chặt với mạng Internet Một /ờ báo Ïnternef là một tờ báo thực hiện các chức
năng của báo chí bằng phương tiện Internel Điều đó có nghĩa là không phải cứ
Trang 19
TRAN TIEN tấn để giáo dục kiến thức trên WTW2
Website nào cũng được coi là một tờ báo Internet Trong công trình nghiên cứu
“Newspaper Puplishing and the World Wide Web” nam 1998 của hai tác giả Michel H.Jackson và Nora Paul đưa ra những tiêu chuẩn mà một Website phạm vào một trong những tiêu chuẩn đó thì không được gọi là báo Internet Đó là: Trang web cua mot cong ty truyền thông hay tổ chức mà không cung cấp một sản phẩm riêng biệt để làm tờ báo; Trang web không được cập nhật thong tin trong vong 15 ngay; Trang web không có bản internet tương ứng
Với khả năng đa phương tiện, báo Internet có khả năng kết hợp chữ viết, đồ hoạ, âm thanh, hình ảnh tương đương Sự kết hợp của báo in, phát thanh, truyền hình trong việc truyền thông Tức là bản thân báo Internet đã hàm chứa trong nó các loại hình báo chí truyền thống Hơn nữa, nó còn có những ưu thế hơn hẳn như:
Nội dung không hạn chế, cập nhật liên tục (Các nhánh thông tin được kết nối sâu và liên tục thông qua các địa chỉ);
Nếu xét về quy trình sản xuất thì việc ra đời một tin trên báo Internet sẽ nhanh hơn trên báo viết, phát thanh, truyền hình bởi lẽ nó không có giai đoạn hậu kỳ mất nhiều thời gian như in an, quay phim, dung phim ;
Không bị hạn chế về không gian và thời gian Người sử dụng có thể truy cập vào một trang báo ở bất kỳ nơi nào trên thé gidi thong qua mang Internet (trong điều kiện đầy đủ phương tiện ky thuật); Khi nhà báo có thể đưa thông tin lên mạng thì quy mô, phạm vi ảnh hưởng của thông tin đó sẽ rộng lớn hơn rất
nhiều so với các loại hình truyền thông khác
Hình thức thể hiện phong phú, hẫp dẫn;
Mặt khác, nó cho phép thực hiện các cuộc trao đổi trực tiếp giữa độc giả
va toa soạn;
Người dùng có thể tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng thông qua hệ thống lưu trữ gần như vô hạn Nếu muốn tìm lại số báo nào đó hay tìm kiếm
theo tác giả cũng như tác phẩm cân thiết, chỉ sau vài thao tác, trang báo đó đã
Trang 20
TRAN TIEN Vấn để giáo dục hiến thức trên VIV2
xuất hiện trước mắt Hay một chương trình phát thanh, truyền hình chưa được xem hoặc cần xem lại vào thời gian thích hợp của người dùng thì báo Internet cũng đáp ứng được
Có thể nói, gần như những nhược điểm của các loại hình báo chí truyền thống đã được khắc phục và trở thành lợi thế vượt trội của báo Internet Đây sẽ là
loại hình báo chí phát triển mạnh mẽ và phổ cập trong tương lai, thu hút lượng
khán giả ngày càng đông đảo Tuy nhiên, đối với loại hình truyền thông này thì khoảng cách giữa các nước giàu và nước nghèo còn quá lớn và lớn hơn rất nhiều so với các loại hình báo chí khác 95% số máy tính nối mạng nằm ở các nước giàu Những nước có thu nhập thấp chỉ chiếm vẻn vẹn 0,2% Việc phát triển báo Internet ở Việt Nam còn phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố Trong đó, khả năng phổ cập trong đại bộ phận dân chúng còn là điều xa vời Nó đòi hỏi ít nhất ba yếu tố: Thói quen sử dụng, trình độ mặt bằng trì thức chung để sử dụng thành
thạo và khả năng kinh tế để trang bị thiết bị tối thiểu trong từng gia đình Còn ở
tầm vĩ mô, sự yếu kém về tổ chức, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật, nhân
lực là những hạn chế mà để khắc phục thì không thể ngày một ngày bai Bởi
vậy, việc tuyên truyền giáo dục kiến thức cho mọi đối tượng thông qua loại hình
báo Internet là một điều khó thực hiện vào hoàn cảnh lúc nay của nước nhà Một
người nông dân chưa thể đủ điều kiện để xem “cùng nông dân bàn cách làm
giàu” trên một trang Web
1.2-Thế mạnh và hạn chế của truyền hình
“Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúng chuyển
tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh.” [17-127] Có nhiều ý kiến đã
nhận xét rằng, truyền hình kế thừa những lợi thế của các loại hình truyền thông
đại chúng trước nó Vậy thì trước tiên, điện ảnh là cội nguồn trực tiếp của truyền hình Nó được bắt đầu từ việc ghi lại những hình ảnh của chính bản thân cuộc sống Truyền hình có khả năng phản ánh hiện thực một cách chân thật trên màn ảnh nhờ những hình ảnh thị giác luôn chuyển động kết hợp với âm thanh Đù giữa điện ảnh và truyền hình vẫn luôn tồn tại những khác biệt về mỹ học, nhưng
Trang 21
TRAN TIEN Wan dé giao duc kién thie trén VIVZ
cơ sở của ngôn ngữ điện ảnh và ngôn ngữ truyền hình là một, truyền hình kế
thừa những thủ pháp nghệ thuật của điện ảnh Phương pháp tiếp nhận thông tin ở công chúng từ điện ảnh và truyền hình là như nhau Có một điểm cần nhấn mạnh là phát thanh và báo in đã chia sẻ với truyền hình những chức năng xã hội Và chính điều này đã làm cho truyền hình khác điện ảnh
1.2.1 Thế mạnh của Truyền hình
Truyền hình chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh Có
nghĩa là cùng một lúc nó tác động vào khán giả qua hai giác quan: Thị giác và thính giác Đây là điểm nỗi bật của truyền hình so với báo in và phát thanh Con người tiếp nhận thông tin qua thính giác chỉ đạt 11% lượng thông tin nói ra, qua
thị giác có thể đạt được 83% còn nếu vừa tiếp nhận bằng thị giác vừa bằng thính
giác thì có thể đạt tới 94% lượng thông tin phát ra Sự kết hợp hài hoà giữa hình ảnh và âm thanh giúp cho truyền hình có khả năng biểu đạt thông tin một cách đa dạng, giúp khán giả có được những cảm giác đây đủ, chân thực và tỉnh tế, đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội Hai yếu tố này luôn gắn kết, bổ trợ cho nhau trong quá trình thông tin Nếu hình ảnh chưa điễn đạt hết ý thì đã có âm thanh (bao gồm cả lời nói, âm nhạc, tiếng động) Ngược lại, có những hình ảnh trôi qua trên màn hình đã giúp cho khán giả hiểu được nhiều ý nghĩa thâm thuý và tế nhị Hình ảnh tạo nên nét đặc thò của truyền hình Song tiếng nói (một bộ phận chính trong âm thanh) trong truyền hình cũng là bộ phận chính trong việc chuyên chở nội dung thông tin Bởi lẽ, trong quá trình giao tiếp, những tư tưởng được thể hiện bằng lời nói với sự đây đủ, vượt lên trên sự đầy đủ của các phương tiện diễn đạt khác Những thông điệp đưa ra từ hình ảnh đôi khi không đầy đủ nếu thi đi lời nói Trong trường hợp này, lời nói có tính xác định tính chính xác của thông tin Tính gắn kết, bổ trợ cho nhau của hình ảnh và âm thanh trên truyền hình là ở
chỗ đó Bởi vậy, “Truyền hình vừa là nhà hát, vừa là trường học, lại vừa là sân
chơi, là công cụ giao lưu, là phương tiện giải quyết nhiều dịch vụ xã hội khác”
[17-132] Do vậy, truyền hình là phương tiện cạnh tranh khổng lồ với các phương tiện thông tin truyền thống khác như báo in, phát thanh
Trang 22
TRAN TIEN Van dé giao due kién thie trén VIV2
Dù ngôn ngữ truyền hình được cấu thành bởi hai yếu tố hình ảnh động và âm thanh nhưng nói tới truyền hình người ta thường nhấn mạnh yếu tố hình ảnh là chính yếu Quy luật nhận thức của con người là “Từ trực quan sinh động ” thì hình ảnh trên truyền hình (gồm hình ảnh động, ảnh tinh, đồ hoạ, sơ đồ, chữ ¡n )
được coi là nơi bắt đầu cho quy luật nhận thức đúng đắn về một vấn đề gì đó Chính điều này sẽ là một lợi thế khi truyền hình thực hiện chức năng khai sáng,
giáo dục của mình Đặc điểm này đã khu biệt báo hình với báo phát thanh
Thế mạnh này dẫn tới những lợi thế khác của truyền hình Báo in chỉ phục vụ những người biết chữ hoặc biết ngôn ngữ của báo Nghe đài phát thanh không cần phải biết chữ (tất nhiên là không bị hỏng tai) nhưng nếu không hiểu ngôn ngữ nói thì không thể nói tới chất lượng thông tin Còn với truyền hình, nhờ tính “trực quan sinh động”, thông qua ngôn ngữ hình ảnh khán giả có thể hiểu (đò ít
hay nhiêu) điều mà tác giả muốn thể hiện là gì (chỉ cần họ không bị khiếm
khuyết vẻ thị giác hoặc thính giác) dù họ thuộc bất kỳ hệ thống ngôn ngữ nào Đi liên với lợi thế này thì cần phải nói tới những lợi thế khác như: Truyền hình phản ánh đối tượng rừ nhiều góc độ khác nhau va phan ánh từ toàn cảnh tới
chỉ tiết Khán giả ngồi một chỗ hướng về máy thu hình nhưng nhờ có nghệ thuật
Montagiơ mà họ có thể thấy sự việc từ phía đằng sau, từ trên xuống, từ dưới lên giúp họ có thể cảm nhận đúng bản chất của sự việc Có người nói rằng “Thế mạnh của truyền hình là đặc tả, cận cảnh” Khán giả không chỉ nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ khác nhau mà còn nhìn thấu tới từng chi tiết đặc biệt Bản thân khán giả cũng có cảm giác như họ đang được trực tiếp chứng kiến sự việc Cần nói thêm rằng, những khuôn hình đặc tả thường gây nên những ấn tượng thẩm mỹ khó quên Những thế mạnh này của truyền hình đã được kế thừa từ điện ảnh
Ngày nay, khoa học-công nghệ đã có bước phát triển vượt bậc kéo theo sỰ
vươn rộng phạm vi ảnh hưởng của truyền hình Khả năng thông tin tức thì và toả khắp của truyền hình cũng giống như phát thanh Nó có thể vươn cánh sóng tới tất cả mọi nơi trên trái đất qua hệ thống phủ sóng vệ tỉnh toàn cầu
Trang 23
TRAN TIEN Vấn đề giáo dục kiến thúc trên VIV2
Khả năng thu hẹp không gian và thời gian cũng là một thế mạnh của truyền hình Giờ đây, ngay cả Truyền hình Việt Nam cũng đã có thể thực hiện được
những cầu truyền hình trực tiếp tại nơi sự kiện đang diễn ra cho đù nơi đó ở rất xa Thông tin phát và thông tin nhận được diễn ra đồng thời cùng một lúc
Những thế mạnh trên đã dần kéo khán giả đến với truyền hình ngày một
đông Truyền hình đã trở thành một phương tiện thông tin rất quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại, có khả năng tạo dư luận xã hội mạnh mẽ Cho nên ngày nay không có lực lượng chính trị nào lại không sử dụng truyền hình như một công cụ để thực hiện lợi ích của mình Truyền hình vừa thực hiện chức năng thông tin định hướng vừa đủ sức thực hiện chức năng thông tin giáo dục
1.2.2 Hạn chế củo Truyền hình
Bên cạnh đó, truyền hình cũng có những hạn chế cố hữu của mình Lợi thế
của truyền hình là thông tin bằng hình ảnh động thì cũng bởi nguyên nhân tiếp
nhận thông tin qua thị giác này cũng đã hàm chứa hạn chế Người ta sẽ dễ mệt
mỏi hơn khi chăm chú mãi vào hình ảnh Đồng thời, khi xem truyền hình thì
khán giả buộc phải phụ thuộc vào máy thu hình mà gác lại các hoạt động khác
Đây là sự ràng buộc nặng nề nhất khiến cho truyền hình mất đi nhiều khán gia
nếu giờ phát sóng không bố trí phù hợp Trong khi đó, sự tác động cùng một lúc của hình ảnh và âm thanh tới mắt nhìn và tai nghe khiến cho việc tiếp nhận khơng hồn tồn tap trung riêng vào một yếu tố nào
Giống như phát thanh, truyền hình hạn chế ở khả năng iu ir# thông tin, nếu không tập trung thì rất có thể thông tin trôi qua sẽ không thể hiểu được,
trong nhiều trường hợp sẽ làm mất đi tính liên tục trong quá trình nhận thức của
khán giả Bởi vậy truyền hình không phải là mảnh đất tốt cho những tác phẩm có
tính lý luận cao, có sự phân tích dài dòng về những mối quan hệ phức tạp của
một vấn đề nào đó
Khi xem truyền hình khán giả thường bị động trong việc chọn lọc thông tin tiếp nhận “Đòng thông tin” trôi đi theo quy luật kết cấu chương trình và họ buộc phải chấp nhận nó từ đầu đến cuối Nếu chương trình không hay, không có gì
Trang 24
TRAN TIEN Vấn đề giáo duc kiến thức trên VTV2
đáng quan tâm, không có gì bất ngờ thì việc chuyển kênh hay tắt tivi là điều dễ hiểu
Thông tin của truyền hình đưa tới khán giả thông qua một màn ảnh hai
chiêu Họ chỉ nhìn thấy tất cả những gì ở trong cái khung hai chiều đó Còn xung quanh đó, hay đằng sau chiếc camêra như thế nào thì họ không thể biết được
Bởi vậy, nếu có cảnh một cánh đồng lúa, lời bình giới thiệu rằng đây là cánh đồng của huyện Đông Anh, Hà Nội cũng đúng mà nói rằng của huyện Hải hậu, Nam Định cũng không ai biết Đó là hạn chế của tính cục bộ trong truyền hình
“Cũng cần phải nói thêm rằng, cái làm nên chất lượng chủ yếu của truyền
hình là hình ảnh (được coi như bản sao chép thực tế một cách sinh động, xác thực) lại cũng chính là điểm yếu chủ yếu của nó - tức là đã mê hoặc người xem đến nỗi ức chế trí tưởng tượng và khả năng suy ngẫm của họ Sự tác động cùng một lúc của hình ảnh và âm thanh tới mất nhìn và tai nghe có thể khiến cho việc tiếp nhận khơng hồn tồn tập trung riêng vào một yếu tố nào.” [29-89]
Về góc độ tính nhanh nhạy của thông tin thời sự thì truyền hình tỏ ra kém hơn so với phát thanh Bởi lẽ sự cổng kênh về thiết bị, phương tiện kỹ thuật làm cho người ta không thể tiếp cận nhanh tới địa điểm xảy ra sự kiện, nhất là ở
những vùng sâu vùng xa Ngoài ra, phạm vi phủ sóng và chất lượng sóng ở một số địa bàn vùng núi ở Việt Nam hiện nay cũng là một hạn chế cần phải tính tới
2 KHA NĂNG TIẾP CẬN VÀ TRUYỂN ĐẠT KIẾN THỨC CUA TRUYEN HINH
2.1-Nhu cầu học tập, nắm bắt thông tin của con người trong thời đại ngày nay
Ngày nay, chúng ta đã nhận thức rõ rằng, tri thức là nguồn lực hàng đầu tạo
ra sự tăng trưởng, quan trọng hơn vốn, lao động, tài nguyên, đất đai Nước ta
thường nói có nhiêu lợi thế về vị trí thiên nhiên, về tiểm lực đất đai, sông biển, về lao động dồi dào v.v., song ngày càng thấy rõ những nguồn lực dựa vào lợi thế
thiên nhiên như sản phẩm nông nghiệp, khoáng sản tài nguyên và kể cả sức lao động đơn giản đang giảm dân Hàm lượng tri thức chiếm tỷ trọng cao trong kết cấu giá trị sản phẩm hàng hoá, dịch vụ Trong khi giá trị các yếu tố vật chất
Trang 25
TRAN TIEN Vấn ñể giáp tục kiến thức trên VIV2
(máy móc, vật tư, nguyên liệu ) trong kết cấu giá trị sản phẩm ngày càng giảm, thì giá trị của “chất xám” trong kết cấu giá trị của sản phẩm ngày càng tăng
Không giống như các nguồn lực khác khi sử dụng thì mất đi, tri thức được truyền
bá, sử dụng không mất đi, mà còn tăng lên “Có thể nhìn trước nguồn nhân lực có khả năng trí tuệ của nước ta sẽ dần dần trở thành lợi thế quan trọng nhất Nếu được đào tạo và bồi dưỡng, nguồn trí tuệ Việt Nam sẽ tiếp thu nhanh khoa học và công nghệ mới của thế giới, vận dụng sáng tạo và có hiệu quả vào điều kiện nước
ta và hoàn toàn có khả năng xây dựng được tiểm lực Việt Nam và một nền công
nghệ Việt Nam có khả năng cạnh tranh quốc tế.” [23-210]
Sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên, học tập suốt đời là những yêu cầu của nên kinh tế tri thức Công nghệ đổi mới rất nhanh, vòng đời của các công nghệ rút ngắn Quá trình ra đời, phát triển, tiêu vong của một công nghệ, một lĩnh vực sản xuất chỉ mấy năm, thậm chí mấy tháng (công nghệ sản xuất con chip máy tính chẳng hạn) Các doanh nghiệp đang hoạt động muốn tồn tại và phát triển và
nâng cao sức cạnh tranh thì phải luôn đổi mới công nghệ và sản phẩm, phải luôn sáng tạo, phải kịp thời chuyển hướng theo sự phát triển của công nghệ Bởi vậy, để thích ứng với đòi hỏi trình độ tri thức cao, thường xuyên đổi mới, sáng tạo, trong nên kinh tế trỉ thức, mỗi người đêu phải học tập thường xuyên, học tập suốt
đời Học ở trường, học trong công việc, vừa học vừa làm; mọi người phải thường
xuyên được bổ túc, cập nhật kiến thức, trau đồi kỹ năng, phát triển trí sáng tạo, chủ động theo kịp sự đổi mới và có khả năng thúc đẩy sự đổi mới Đầu tư cho
giáo đục, đầu tư vào con người chiếm tỷ lệ cao trong đầu tư phát triển của xã hội (hiện nay ở nhiều nước phát triển, đầu tư cho giáo dục đã tới 7% GDP) Von con người là yếu tố then chốt nhất tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, phái triển con người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội
Trong nền kinh tế tri thức, trình độ văn hoá, nhu cầu thưởng thức văn hoá
của mỗi người dân được nâng cao Các nước, các dân tộc đều có thể tiếp thu tỉnh hoa của nhân loại để phát triển làm giàu nền văn hoá của mình Bởi vậy, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn câu hoá, tác động sâu rộng tới nhiều mặt của
Trang 26
TRAN TIEN Wan dé gido duc kién thic tén Vive
đời sống xã hội Trong khi đó ở nước ta, một nước nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao, nông đân còn chiếm tuyệt đại bộ phận dân cư, nông thôn còn rất nhiều
khó khăn, còn chưa qua cách mạng công nghiệp, chưa được công nghiệp hố,
nhưng chúng ta khơng thể chẩn chừ, do dự mà phải đi ngay vào hiện đại hoá những khâu có thể và cần thiết đi vào kinh tế tri thức, đòi hỏi nước ta cần đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ cực kỳ lớn lao là chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ kinh tế công nghiệp sang nên kinh tế tri
thức Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng IX đã nêu: “Phát huy lợi thế của đất
nước, gắn công nghiệp hoá với hiện đạt hoá trong từng buớc tiếp cận với kinh tế trì thức” Một trong nhiều giải pháp được đưa ra là: “Chăm lo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, xây dựng một hệ thống giáo dục tiên
tiến và lành mạnh, phát triển một xã hội học tập, mợi người đều có điều kiện để học tập, học tập suốt đời Đây là yếu tố quyết định để chuẩn bị cho đất nước ta đi
nhanh vào kinh tế tri thức.” [23-48] Tham gia vào giai đoạn này, các phương tiện truyền thông được đề cao hơn bao giờ hết
So sdnh khái quát các thời đại kinh tế [23-49] KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP GHIẾ
Đầu tư vào sản | Lao động, đất đai, | Lao động, đất dai, | Lao dong, dat dai, xuất vốn vốn, công nghệ, thiết | vốn, công nghệ, thiết
bị bị, trí thúc, thông tin Các quá trình Trồng trọt, chăn | Chế tạo, gia công Thao tác, điều khiến, chủ yếu nuôi kiểm soát, xử lý
thong tin
Cơ cấu kinh tế | Nông nghiệp là Công nghiệp và dịch | Các ngành kinh té tri chủ yếu vụ là chủ yếu thức thống trị
Công nghệ chủ | Sử dụng súc vật, | Cơ giới hoá, hoá học | Công nghệ cao, điện
yếu thúc đẩy sản | cơ giới boá đơn hoá, điện khí hoá, tử hoá, tin học hoá,
xuất phát triển | gian chuyên mơn hố siêu xa lộ thông tin, thực tế ảo
Trang 27
TRAN TIEN Van dé gide duc Kién thie trén VIV2
Không phải bây giờ chúng ta mới dat ra vin dé Nang cao dan tri mà ngay từ những ngày đầu tiên khi đất nước mới giành được độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Mội trong những công việc cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân rrí” Đến hôm nay, Đảng và Nhà nước vẫn xác định “Càng với khoa học-công nghệ, giáo đục - đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu” Trong xu thế mở cửa “Việt nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”, sự bùng nổ thơng tin tồn cầu cũng ảnh hưởng tới nước ta Trong xu thế ấy, một mặt nhu
cầu nắm bắt thông tin của công chúng tăng lên (người ta muốn biết nhiều hơn những gì đang diễn ra trên thế giới về mọi phương diện-đó là nhu cầu tất yếu của
con người), mặt khác họ muốn được nâng cao kiến thức hiểu biết hơn nữa để
nhận thức cuộc sống khách quan, để hiểu biết nhiều hơn những gì mà họ thu nhận được Đó cũng là nhu câu tất yếu Đồng thời chúng ta cũng nhận thức rằng,
mở cửa phải đối mặt với thực trạng: Ta không chỉ đón nhận những cái tốt cái đẹp mà sẵn sàng đối phó với cả những cái xấu Đó là những tư tưởng độc hại, những lối sống không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việc nâng cao dân trí không chỉ đơn giản là nâng cao trình độ học vấn của nhân dân mà cao hơn cả là người dân tự “miễn dịch” với chính những cái xấu đó
Có thể thấy rằng, trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu học tập, nắm bat thong
tin của con người là nhu cầu tất yếu, là một đòi hỏi khách quan và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội mà Đảng ta đã xác định Nếu không học tập
để nắm bắt, củng cố và nâng cao kiến thức thì tự mình tụt hậu và sẽ không thích
nghi được với sự thay đổi của phương thức làm việc mới, trong nếp nghĩ, cách sinh hoạt và giải trí của xã hội
2.2- Khả năng tiếp cận và truyền đạt kiến thức của truyền hình 2.2.1 Tù mô hình truyền thông
Các công trình nghiên cứu lý thuyết thông tin của Claude Shannon và Harold Laswell đã mơ hình hố hoạt động truyền thông theo các yếu tố thành phần và các mối quan hệ tác động trực tiếp [17-21]
Trang 28
TRAN TIEN Vấn để giáo thục kiến thức trên VTV2
S: (Source) nguén phat M: (Message) thong diép
C: (Chanel) kénh R: (Receiver) người nhận
E: (Effect) hiéu qua N: (Noise) nhiéu F: (Feedback) kénh phan héi
Các nhà nghiên cứu truyền thông đã cho thấy trong lịch sử lần lượt xuất
hiện hai mô hình chính: Mô hình truyền thông đại chúng một chiều áp đặt và mô
hình truyền thông đại chúng hai chiêu mềm dẻo Mô hình truyền thông đại
chúng một chiêu áp đặt là mô hình trong đó thông tin được truyền đi theo một tuyến từ nguồn phát đến người nhận Trong mô hình này, nguồn phát giữ vai trò
quyết định, áp đặt ý chí của mình đối với công chúng “Người nắm giữ các
phương tiện truyền thông đại chúng chỉ quan tâm chủ yếu đến cái mình muốn và
do đó đưa ra các thông điệp nhằm áp đặt ý muốn của mình cho công chúng Công chúng chỉ giữ vai trò là người tiếp nhận thông tin một cách thụ động không có hoặc có rất ít sự đóng góp tích cực hay sự lựa chọn các thông điệp mình
muốn.” [17-23]
Mô hình truyền thông đại chúng hai chiêu mêm dẻo là mô hình trong đó
quá trình truyền thông được thực hiện theo hai chiều liên tục, trực tiếp và cả
nguồn phát cũng như người tiếp nhận đều có khả năng lựa chọn thông điệp Với
mô hình này, vai trò của công chúng tiếp nhận nhự môt trong những yếu tố quyết định quá trình truyền thông “Tính tích cực của công chúng với tính chất là đối tượng tiếp nhận thông điệp không chỉ thể hiện ở sự lựa chọn thông tin tiếp nhận,
Trang 29
TRAN TIEN Vấn dé giao duc kién thie én VIV2
sự bày tỏ mong muốn, yêu cầu về thông tin mà còn là sự tham gia trực tiếp, trở thành một yếu tố quy định trong quá trình vận hành của hoạt động truyền thông
đại chúng.” [17-24]
Có thể nói, mô hình thứ hai đã thích hợp với điều kiện xã hội ngày càng
phát triển, trình độ hiểu biết của con người và trình độ dân chủ của xã hội ngày
một nâng lên Với kỹ thuật ngày càng hiện đại, ngày nay việc thực hiện một
chương trình truyền hình trực tiếp hay cầu truyền hình đã trở nên đễ dàng bơn
với Truyền hình Việt Nam Trong những chương trình đó, khán giả hoàn toàn có
thể trực tiếp giao lưu với nguồn phát-những người làm chương trình để bày tỏ nguyện vọng, sự quan tam can giải đáp của mình về vấn đề đang thể biện trong
chương trình Và đó là điều mong muốn của những người làm chương trình khi
xác định rằng, khán giả là đối tượng quyết định trong quá trình truyền thông Về vấn để này, ở một số nước phát triển trên thế giới đã thực hiện từ lâu trong các chương trình giáo dục từ xa Điều đó càng khẳng định rằng, truyền hình hoàn
toàn có khả năng tiếp cận và truyền đạt kiến thức tới công chúng báo chí 2.2.2 Từ thế mơnh củog Truyền hình
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tại đại hội VII nhấn mạnh: “phát triển sự nghiệp thông tin, báo chí, xuất bản
theo hướng nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu thông In và nâng cao kiến
thức mọi mặt cho nhân đân” Hoạt động truyền thông đại chúng là một phần của đời sống xã hội Bản thân báo chí cũng có chức năng giáo dục Nó bao gồm từ việc trang bị những tri thức phổ thông có hệ thống, xã hội hoá các kinh nghiệm
sống, truyền bá những tri thức về các nên văn hoá của các dân tộc đến việc phổ biến những kiến thức phổ thông về khoa học, về luật pháp, chính trị-xã hội v.v
Xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu của nhân dân lao động về học tập, nâng cao trình độ hiểu biết càng cao và càng phong phú Nói đến giáo dục là nói đến nhà trường, trách nhiệm của nhà trường Song nhà trường không thể đáp ứng hết yêu cầu này vì chức năng chủ yếu là trang bị hệ thống tri thức phổ thông và đào tạo nghề nghiệp ban đầu cho thanh, thiếu niên Trong khi đó, đời sống văn hoá,
Trang 30
TRAN TIEN Vấn đề giáo duc kiến thúc trên VTV2
xã hội, khoa học, kinh tế vận động không ngừng và đòi hỏi con người phải thường xuyên bổ sung, hoàn thiện vốn hiểu biết của mình Cho nên “Truyén thông đại chúng hiện đại là phương tiện lý tưởng thực hiện công việc này thông
qua những hình thức đa dạng, giàu sức hấp dẫn, dé dang trong tiếp cận Mỗi
loại hình truyền thông đại chúng lại có những hình thức khác nhau Sự đa dạng
về phương pháp, hình thức và cách truyền tải không chỉ tạo cho công chúng khả
năng lựa chọn mà còn giúp họ có nhiều cơ hội hơn trong việc học tập, nâng cao hiểu biết cho mình.” [17-42]
Song song với việc “coi trọng nâng cao tính chân thật, tính giáo duc va tính chiến đấu của thông tin”, với những thế mạnh của mình, Truyền hình hoàn toàn có khả năng tham gia trực tiếp vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho đất nước
Có ý kiến cho rằng, truyền hình hấp dẫn bởi nó thích hợp nhất với /hói quen
tiếp nhận thông tin của con người Truyền hình chuyển tải thông tin đưới dạng
hình ảnh động có lồng âm thanh Đây là ký hiệu thông tin trực tiếp và có địa chỉ Nó mang tính trực quan sinh động, đơn nhất, không thể nhầm lẫn Sự hấp dẫn của truyền hình là ở chỗ nó cho phép người ta nhìn thấy cuộc sống thực, không
bị khuấy động Không phải là câu chuyện của nhà báo hay của người chứng kiến kể vẻ sự kiện mà chính là bản thân sự kiện hiện tại, trong giây phút này đang
diễn ra trước mắt chúng ta Camêra có thể ghi hình và truyền đạt lại với khán giả
một sự việc hay vấn đề “mắt thấy tai nghe” trong cuộc sống với sự chân thực cao nhất “Người xem không phải hình dung ra sự kiện mà là trực tiếp tham gia vào sự kiện, đẫn đến một hiệu ứng lan truyền bởi chính thông tin đó Nó khác với báo viết và một phần ở phát thanh là những văn bản thông tin phải tạo ra được văn cảnh Còn với truyền hình, với ngôn ngữ của mình, bản thân cảnh tượng mà thông tin truyền đi đã chứa đựng ở trong đó văn cảnh của thông báo” [6-13]
Trong các chương trình “bổ trợ kiến thức văn hóa” hay “VTV trường học”
trên VTV2, bằng sự kết hợp hài hoà có mục đích của hình ảnh động, sơ đồ, đồ hoa vi tinh, chữ in chấc chắn sự tiếp thu kiến thức của khán giả sẽ có chất
Trang 31
TRAN TIEN Vấn dé giae duc kiến thức trên VIV2
lượng hơn là chỉ đơn giản với bảng và phấn (ở đây chỉ nói tới phương tiện của quá trình vận chuyển thông tin) Hay như các chương trình “Bạn nhà nông” chuyển tải thông tin về kỹ thuật chăm sóc cây, con cho người nông dân chẳng hạn Khán giả không chỉ được điễn giải mà còn tận mắt chứng kiến quy trình, thao tác cụ thể được thực hiện như thế nào Rõ ràng, chính lợi thế “trực quan sinh động” của truyền hình đã rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành, nâng cao hơn chất lượng thông tin
Bằng những hình ảnh có màu sắc, phản ánh đối tượng từ nhiều góc độ khác
nhau và phản ánh từ toàn cảnh tới chỉ tiết, kết hợp với âm thanh, truyền hình có
kha nang tao ra cảm giác đầy đủ và chân thực nhất cho người xem Đây là điều
kiện tốt cho người xem tiếp nhận thông tin giáo dục kiến thức Mặt khác, sự tiện lợi trong quá trình tiếp nhận đó (vì truyền hình đi vào mọi gia đình, không phải đến rạp hát như điện ảnh) cùng với thói quen xem truyền hình theo nhóm (chứ không đơn lẻ như báo in) 1am cho tinh đại chúng của truyền hình càng rõ rệt
hơn, nó có khả năng phục vụ nhiều đối tượng hơn
Nói đến vấn đề giáo dục là nói đến sự phối kết hợp giữa nhiều lực lượng trong xã hội, trong đó có mối quan hệ hữu cơ gia đình-nhà trường-xã hội Bang sức mạnh vốn có của minh, truyền hình đã và đang tham gia vào việc tuyên
truyền giáo dục kiến thức Mỗi phương tiện thông tin đại chúng đều thực hiện
chức năng giáo đục của mình, song ở kênh VTV2-Đài truyền hình Việt nam thì việc giáo dục được thể hiện một cách rõ nét hơn, cơ bản và tập trung hơn trên nhiều lĩnh vực Việc giáo dục qua truyền hình đã chứng tỏ cho chúng ta thấy tính hiệu quả lớn và ít tốn kém Nếu đào tạo qua trường lớp thì chúng ta phải đầu tư
cơ sở hạ tầng, sắp xếp giáo viên, các điều kiện và yêu cầu khác cho “trường ra trường, lớp ra lớp” Nhưng giáo dục qua truyền hình thì ở nhiều nơi, cùng một
lúc hàng triệu người cùng được học tập nâng cao hiểu biết Vì vậy, khả năng
truyền đạt kiến thức của truyền hình là rất lớn
Trang 32
TRAN TIEN tấn để giáo đục kiến thức trên WTV2
CHUONG 2:
THUC TRANG VA CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KIEN THUC TREN VTV2
1- GIÁO DUC KIEN THUC TRÊN VTV2 - MỘT THE MANH CUA DAI THYN
1.1- Quá trình hình thành và phát triển
VTV2 là kênh chương trình quan trọng của Truyển hình Việt Nam Để hiểu
về lịch sử hình thành của nó cần có cái nhìn tổng quát từ lịch sử của Truyền hình Việt Nam mới thấy được sự cố gắng hết mình của những người làm truyền hình nước nhà Đã có nhiều tài liệu giới thiệu về lịch sử của Đài Truyền hình Việt
Nam Bởi vậy, tác giả chỉ xin điểm qua một vài mốc lịch sử chính và đi sâu giới thiệu về quá trình hình thành và phất triển của VTV2
Ngày 1-5-1968, sau khi tiếp khách quốc tế, Bác Hồ đã thân mật trao tặng
nhà quay phim Thế Hùng của xưởng phim vô tuyến truyền hình một bông hồng
và hỏi: “Bøo giờ các chú cho nhân dân ta được xem truyền hình? ” Câu hỏi của
Bác Hồ thể hiện nguyện vọng bức thiết của nhân dân, thúc đẩy các cơ quan có
trách nhiệm khẩn trương xúc tiến xây dựng ngành truyền hình Việt Nam Và chỉ sau ngày đó hơn 2 năm, vào ngày 7-9-1970 tại phòng thu lớn ở 58 Quán Sứ Hà
nội đã diễn ra buổi phát sóng truyền hình đầu tiên của Truyền hình Việt Nam
(ngày này đã trở thành ngày kỷ niệm thành lập đài truyền hình Việt Nam) Từ thành công này, ngày 18/5/1971 thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký nghị định
91/CP ghi rõ “Thành lập Ban vô tuyến truyền hình thuộc Đài Tiếng nói Việt
Nam” Chính Ban biên tập này với số cán bộ ít ôi và phương tiện kỹ thuật thô sơ
đó, là tiên thân của Đài Truyền hình Việt Nam ngày nay Trong ban này có tổ Khoa giáo Đến tháng 6 năm 1976, Ban vô tuyến truyền hình chuyển về làm việc
chính thức tại trung tâm Giảng võ Từ 16/6/1976, nhân ngày khai mạc kỳ học đầu tiên Quốc hội thống nhất, chương trình truyền hình Việt Nam chấm đứt thời kỳ phát thử nghiệm, chính thức phát sóng hàng ngày, mỗi ngày 3 giờ vào buổi
Trang 33
TRAN TIEN Vấn để giáo dục kiến thúc trên WTW2
tối Đó là mốc lớn đánh dấu sự trưởng thành của truyền hình Việt Nam, lúc đó
hình hiệu là cột cờ Hà Nội với dòng chữ “Vô tuyến truyền hình Việt Nam”
Ngày 18/6/1977, Hội đồng bộ trưởng ra Nghị định 164-CP thành lập Uỷ ban
phát thanh và truyền hình Việt Nam, đồng thời quyết định tách Ban vô tuyến
truyền hình khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam, chuyển thành Đài Truyền hình Trung
ương Tháng 9 năm 1978, Truyền hình Việt Nam thử nghiệm phát sóng mầu vào
các sáng chủ nhật Từ cuối năm 1983, các chương trình truyền hình bắt đầu được
chuẩn bị ghi vào băng rồi mới phát sóng, chấm dút thời kỳ phát trực tiếp
Đến cuối năm 1985, Phòng Khoa giáo được thành lập Thời điểm này phòng Khoa giáo không thuộc ban nào Đến cuối thập kỷ 80 mới chính thức có Ban Khoa giáo thuộc Đài Truyền hình Việt Nam Ngày 30/4/1987, nghị định 72 HĐBT đã quyết định chuyển Đài truyền hình Trung ương trực thuộc Chính phủ
và mang tên Đài Truyền hình Việt Nam (giải thể Uỷ ban phát thanh và truyền hình) Từ đây đài chính thức được xác định là đài truyền hình quốc gia [33-3]
Trong những giai đoạn trên, các chương trình Khoa giáo được phát trong các chương trình thời sự Từ hình hiệu đầu tiên là quả Rô bích, đến các chuyên mục như khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội, dân số sức khoẻ, dạy ngoại ngữ
đều là những chương trình còn thô sơ, chưa có một tiêu chí đặt ra Thời kỳ đó người xem vẫn cảm nhận, đó là các chuyên đề khoa học để cập tới những vấn đề
đơn lẻ, chưa có tính chuyên sâu và hệ thống Thời lượng phát sóng thời kỳ đó cũng chỉ có 15 phúi/tuần, nhưng phương tiện máy móc khó khăn, nên những ý tưởng có khi cũng không được thể hiện một cách rõ ràng, hiệu quả đến người xem Tuy nhiên những chương trình khoa học giáo dục ra đời đã đem lại cho
khán giả những giây phút bổ ích và lý thú Nhiều chương trình đã để lại ấn tượng
tốt như chương trình “Những bông hoa nhỏ”, thực sự là sân chơi cho lứa tuổi thiếu nhi với những bộ phim hoạt hình, những tiết mục ca múa nhạc vui nhộn
(nay đã đổi tên thành Chương trình Thiếu nhì)
Từ năm 1990, Đài Truyền hình Việt Nam bắt đầu tách thành hai kênh
VTVI và VTV2 song song phát sóng 8 giờ một ngày (và từ năm 1994 có thêm
Trang 34
TRAN TIEN Vấn để giáo tục hiến thức trên WTW2
chương trình VTV3) Cùng với sự tăng tốc của cả Đài, đây là giai đoạn truyền hình khoa giáo đã có bước tiến rõ nét, thời lượng phát song d& tang 20 phiit/1 chương trình, số giờ phát sóng cũng tăng tir 1,5 gid/ngay lên đến 2 giờ/jngày rồi lên 3 giờ/ngày Đến năm 1995, VTV3 được tách kênh Còn VTVI và VTV2 vẫn được phát chung trên một kênh sóng: Từ 5h đến 10h: VTVI, từ 10h đến 17h: VTV2 (phủ sóng qua vệ tỉnh), từ 17h trở đi VTV2 chỉ phủ sóng khu vực Hà nội và các vùng lân cận Như vậy, các chương trình trên VTV2 đã được phát triển rộng ra, lúc này không chỉ có một vài chuyên mục, mà nó đã có tới vài chục vấn đề lớn nhỏ được ra đời Thời kỳ này, các tiểu ban được ra đời gắn với những vấn dé ma cuộc sống đang đặt ra như: Tiểu ban Khoa học tự nhiên, tiểu ban Khoa
học xã hội, tiểu ban Ngoại ngữ và khai thác, tiểu ban Du lịch, tiểu ban Dân số và
sức khoẻ Mỗi tiểu ban đảm đương các vấn để lớn nhỏ theo các chuyên mục Như vậy, về cơ cấu tổ chức nhân sự và tổ chức sản xuất chương trình tương đối
thích hợp Trong mỗi tiểu ban có phân công thành các mảng đề tài khác nhau
theo nhóm sản xuất, chẳng hạn tiểu ban Dân số và sức khoẻ được phân theo các mảng Dân số riêng, Sức khoẻ riêng Trong vấn để sức khoẻ lại được phân nhỏ tiếp như: Sức khoẻ cho mọi người, Tạp chí sức khoẻ và các bệnh tật cần biết, cách phòng tránh Cứ theo mô hình này, các chương trình Khoa học và giáo dục đã ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu, chủ trương, nhiệm vụ của Đài đề ra
cho VTV2
Từ năm 1995, thực hiện quy hoạch phát triển ngành truyền hình Việt Nam,
Đài Truyền hình Việt Nam đã có những nỗ lực mạnh mẽ trong việc mở rộng diện
phủ sóng, thực hiện dự án đưa sóng truyền hình về những vùng lõm thuộc vùng sâu, vùng xa Nếu tính từ năm này mới có 58,5% số dân trong cả nước có thể xem được truyền hình quốc gia thì đến cuối năm 2000 tỷ lệ này đã là 80% (với
khoảng trên 9 triệu máy thu hình) Day 1a sự cố gắng không biết mệt mỏi của ngành Truyền hình Việt Nam
Kể từ ngày 30/4/2001 với chủ trương của Đài, VTV2 được tách kênh thử nghiệm qua vệ tỉnh Measat-1 Khoa giáo lại một lần nữa thay đổi khung chương
Trang 35
TRAN TIEN Vấn để giáo tục kiến thức trên WTW2
trình phát sóng Có thể nói đây là một giai đoạn được bố trí, sắp xếp chương
trình một cách hợp lý về nội đung khoa giáo, về hình thức thể hiện và các yếu tố
giờ giấc phù hợp với từng đối tượng người xem.Thời gian này, toàn thể Ban Khoa giáo đã phát động phong trào đổi mới các chương trình Chính vì sự quyết tâm đó mà hàng loạt chuyên mục mới được ra đời như: Chương trình những tác
phẩm điện ảnh kinh điển và nổi tiếng, chương trình Sổ tay nghệ thuật, chương
trình Một tháng Việt Nam, chương trình Những nền văn minh thế giới Đó là những chuyên mục góp phần làm rõ nét hơn tính khoa giáo của kênh VIPV2 Chuyên mục “Cùng nông dân bàn cách làm giàu” đã được Nhà nước ghi nhận khen thưởng vì nó góp phần đưa ra những ý kiến thiết thực giúp người nơng dân xố đói giảm nghèo, tăng thu nhập cải thiện đời sống, vươn lên giàu có Gần đây nhất một ý tưởng được thai nghén từ lâu đã ra đời, đó là “Cuộc thi theo dòng lịch
sử” Đây là chương trình làm với nhiều tâm huyết, thể hiện rõ chủ đề giáo dục,
đúng với mục đích của Khoa giáo “Theo đòng lịch sử” đã nhận được sự khích lệ từ phía khán giả Cho đến hôm nay, với khoảng 140 người (cả biên chế và hợp đông) đảm nhiệm sản xuất chính toàn bộ các đầu chương trình để phát sóng độc
lập từ 10 giờ đến 24 giờ trong ngày (và đang chuẩn bị kế hoạch phát sóng bắt
đầu từ 5 giờ trong thời gian tới) là một nỗ lực rất lớn của anh chị em Ban Khoa
giáo - những người cùng viết tiếp trang sử truyền thống của Đài Truyền hình
Việt Nam
1.2- Tác động của kênh VTV2 với đời sống xã hội
Chúng ta có thể nhận thấy rằng, hôm nay VTV2 đã có bản sắc hơn, tính
khoa giáo rõ nét hơn khi thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền của mình; đã có những đóng góp không nhỏ trong tiến trình phát triển chung của Đài Truyền hình Việt Nam Điều giá trị hơn cả là VTV2 đã để lại đấu ấn trong lòng khán giả, trở thành một kênh chương trình không thể thiếu được của Đài Truyền hình Việt Nam
Bên cạnh VTV1 với đòng thông tin thời sự chủ lưu luôn được cập nhật cùng những vấn đề nóng hổi trong nước và quốc tế, lại còn VTV3 với những chương
trình giải trí phục vụ mọi đối tượng đầy sức hãp dẫn và lôi cuốn thì giá trị mà
Trang 36TRAN TIEN Wan dé gido duc Kién thie wén WTW2
VTV2 đem lại cho cuộc sống phải khẳng định rằng, không phải là những điều đó
làm đầu Cái nét riêng mà VTV2 có được là thông tin giáo đục trực tiếp có tính
thời sự Một sự kiện lớn vừa xây ra trên thế giới, khán giả hãy đón xem ở bản tin thời sự, VTV2 không quan tâm tới nhiều Nhưng các em học sinh vùng sâu vùng xa chuẩn bị thi đại học, không có điều kiện tiếp cận với những kiến thức nang cao thì đã có VTV trường học Bà con nông dân đổ tiền của vào nuôi tôm nhưng cả đầm tôm đang bị dịch bệnh, đe doạ cả gia sản di theo đàn tôm thì đã có Bạn
nhà nông Tính thời sự của VTV2 là ở chỗ đó Tất nhiên, rất nhiều người vẫn tìm thấy trên VTV2 những thông tin giải trí thú vị hay những vấn đề nóng hổi
trong nước cũng như quốc tế Song cũng chính điều này, bản thân VTV2 đã xác định rằng, VTV2 không phải là kênh thông tin đại chúng mà chuyên đối tượng, phục vụ những ai có nhu câu học tập, nâng cao kiến thức hiểu biết về một lĩnh vực nào đó Cho nên khi tìm hiểu tác động của VTV2 với đời sống thì phải tính
tới yếu tố đối tượng (đó là chưa nói tới những vùng lõm chưa phủ sóng truyền
hình hoặc nhiều nơi khán giả xem VTV2 với thời lượng hạn chế do khả năng tiếp sóng của đài địa phương)
Chương trình Khoa học-giáo dục được hình thành với mục tiêu: phổ biến kiến thức, xây đụng ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, tìm biểu những tỉnh hoa văn hoá nhân loại, góp phần xây dựng và giữ
gìn những chuẩn mực đạo đức, tình cảm, thẩm mỹ trong xã hội Trong giai đoạn
hiện nay, Đảng ta xác định mục tiêu đẩy mạnh sự nghiệp Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, lấy khoa học-công nghệ và giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu Với nét đặc thù riêng của mình, kênh VTV2-Đài Truyền hình Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc nâng cao trình độ hiểu biết chung của nhân dân,
tuyên truyền về một lối sống tích cực, khẳng định những giá trị văn hoá chuẩn
mực trong đời sống xã hội Nhìn một cách khái quát, ở Truyền hình Việt Nam nói riêng thì chương trình nào cũng có tính giáo dục theo nghĩa rộng cho dù đó là một cái tin vẻn vẹn 30 giây hay một chương trình đài cả tiếng đồng hồ Song
bằng cách thức tuyên truyền giáo dục trực quan, cụ thể, rố nét, các chương trình
Trang 37
TRAN TIEN Vấn để giáo dục kiến thức trên VIV2
trên VTV2 đã cung cấp tới khán giả một hệ thống kiến thức trên nhiều lĩnh vực
trong đời sống xã hội như: Y tế, dân số, môi trường, khoa học thường thức, kiến
thức văn hoá cơ bản, ngoại ngữ, phát luật, kinh tế Đồng thời mở mang kiến
thức cho khán giả về văn hoá van minh nhan loại và nâng cao hiểu biết cho họ về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật qua các chương trình tìm hiểu về các các tác phẩm
thuộc thể loại phim, nhạc thính phòng, múa, tuổng, chèo, cải lương, đân ca Các chương trình trên được xây dựng có tính tới yếu tố tâm lý đối tượng phục vụ (nhiều lứa tuổi, đối tượng khác nhau) Bởi vậy, tính thiết thực của nó ngày càng được nâng cao Hiện nay, ngoài kênh V'TV2, khán giả truyền hình còn được thưởng thức nhiều chương trình khoa giáo của một số đài địa phương Bên cạnh đó, sức hãp dẫn của các chương trình giải trí, các chương trình chuyên đề, chuyên đối tượng là không nhỏ Trong sự cạnh tranh mạnh mẽ đó, để thu hút
khán giả đến với mình, VTV2 đã không ngừng cải tiến hình thức thể hiện các
chuyên mục Chuyên mục nào đã đến độ nhàm chán thì quyết định đừng ngay hoặc tìm cách thể hiện mới (như VTV trường học chẳng hạn); hay cho ra đời những chuyên mục có hình thức thể hiện mới (như Cuộc thị Theo dòng lịch sử) Cân phải nhấn mạnh rằng, nếu đánh giá ở góc độ này thì phương pháp tuyên truyền giáo dục kiến thức của những người làm chương trình đã có tính chuyên
nghiệp hơn Đồng thời về nội dung phải luôn có tính thiết thực trong cuộc sống
Cho nên, chương trình không chỉ đừng ở mức độ phổ biến kiến thức mà còn tdi nhận thức mới cho khán giả để từ đó họ điều chỉnh hành vi trong cuộc sống thích hợp hơn
Với những người quan tâm và theo đối VTV2 chắc chắn sẽ thu được nhiều
điều bổ ích cho mình Nếu chỉ mới dừng ở mức độ củng cố và nâng cao biểu biết
cho khán giả, góp phần nâng cao trình độ dân trí thì đã là một thành quả vô cùng to lớn, là phần thưởng vô giá cho những người làm chương trình Sự tồn tại vững vàng của VTV2 bên cạnh VTV1 và VTV3 không những cho thấy tính đúng dan của định hướng phát triển kênh thông tin khoa học-giáo dục của Đài Truyền hình Việt Nam mà còn khẳng định ý nghĩa của các chương trình trên VTV2 đem lại cho đời sống xã hội Đây chính là một thế mạnh của Đài truyền hình Việt Nam
Trang 38
TRAN TIEN Vấn để giáo tục kiến thức trên WTW2
2- CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KIẾN THÚC TRÊN VTV2
2.1- Nét đặc thù của kênh VTV2
VTV2 là kênh chương trình được định hướng thông tin về lĩnh vực khoa học giáo dục và du lịch nhằm tuyên truyền giáo dục trên truyền hình phù hợp với đường lối quan điểm của Đảng Điều này đã khu biệt giữa VTV2 với các kênh
chương trình khác của Đài Truyền hình Việt Nam Bởi vậy, đối tượng tác động
của VTV2 không phải là quảng đại quần chúng mà là những ai có nhụ cầu học
tập, nâng cao kiến thức hiểu biết về một lĩnh vực nào đó Đây là nét đặc thù đầu
tiên và quan trọng của VTV2 Đặc thù này sẽ chí phối quy trình sản xuất chương trình cho từng đối tượng, chỉ phối sự đánh giá tổng thể về VTV2 (bởi đánh giá chất lượng chương trình VTV2 chỉ theo số lượng người xem là chưa chính xác)
Trong nội dung truyén truyền của VTV2, dạng chương trình Phổ biến kiến thức chiếm một tỷ lệ lớn và “là cái cột cả của một ngôi nhà” Vì thế, cách thức tuyên truyền của dạng chương trình này không phải như dạng bài thông tin phản ánh, nghị luận mà yên truyền giáo đục trực quan, cụ thể, rố nét được
thể hiện bằng ngôn ngữ truyền hình Trong một số trường hợp (truyền hình trực
tiếp, toạ đầm ), thông tin phản hồi của khán giả về những gì họ quan tâm (rao đổi trực tiếp giữa người nông dân với nhà khoa học, giữa học sinh va thay giáo )
đã khắc phục được hạn chế của mô hình thông tin một chiều như một số chương trình truyền hình khác Song cần hiểu rằng, cách thức này không hoàn toàn
giống như phương pháp sư phạm trong giáo dục nhà trường bởi phổ biến kiến thức trên truyền hình chịu sự chi phối của đặc trưng truyền hình, thời lượng và tâm lý người ngồi trước màn hình
Về hình thức thể hiện, sự xuất hiện nhiều hơn của các chuyên gia trực tiếp hướng dẫn, phân tích tình huống cho khán giả là điều dễ nhận thấy Vai trò của người phóng viên, biên tập viên là người gợi mở vấn đề , là cầu nối giữa hai
Trang 39TRAN TIEN Vấn để giáo tục kiến thức trên WTW2 Tâm lý đối tượng tác động cũng là yếu tố được quan tâm khi làm chương
trình khoa giáo Tất nhiên khi một tác phẩm báo chí nói chung ra đời thì tác giả của nó cũng đã tính tới yếu tố này Song với VTV2 thì diéu nay cang quan trong hơn bởi thông tin giáo dục có được khán giả tiếp nhận đây đủ, chính xác hay không thì trước hết cách thức truyền đạt, lượng thông tin đã phù hợp với họ chưa
2.2- Khảo sát các chương trình theo cơ cấu tiểu ban
Căn cứ vào quyết định 52/CP ngày 16/8/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam, quyết định số 263 QĐ/TC Truyền hình Việt Nam đã ghi: “Ban biên tập khoa giáo là đơn vị thuộc Đài Truyền hình Việt Nam có chức năng: Căn cứ vào chỉ đạo của Tổng giám đốc để biên tập, sản xuất và khai thác các chương trình khoa
học giáo dục, du lịch nhằm thông tin giáo dục trên truyễn hình phù hợp với đường lối quan điểm của Đảng.”
Ban biên tập khoa học giáo đục có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
*>Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn về định hướng tuyên truyền khoa học giáo dục và kế hoạch sản xuất các thể loại sản phẩm khoa học giáo dục: #Khoa học tự nhiên *EKhoa học xã hội *Day ngoại ngữ và khai thác vệ tình *Các chương trình nhà trường *Các chương trình thiếu nhỉ vì trẻ em *Chương trình du lịch
*Chương trình dân số và sức khoẻ *Chương trình nông nghiệp
>Truc tiếp tổ chức biên tập, sản xuất và khai thác các thể loại sản phẩm đó
Trang 40TRAN TIEN Vấn dé giáo dục kiến thức trên VIV2
Theo số liệu của Ban Kế hoạch và Ban thư ký biên tập - Đài Truyền hình Việt Nam, trong những năm vừa qua, Ban Khoa giáo đã duy trì được một SỐ lượng khá lớn các chuyên mục Sự thêm bớt các chuyên mục là xuất phát từ nhu cầu hưởng thụ thông tin giáo dục của khán giả và khả năng đáp ứng của Đài truyền hình Việt Nam nói chung, Ban Khoa giáo nói riêng Cụ thể một số năm gần đây: Thống kê phát sóng của Ban Khoa giáo NĂM |SỐ CHUYÊN MỤC | SỐ CHỦ 1997 21 1998 40 5.469 109.861 1999 38 3.338 59.543 2000 49 6.087 136.530 2001 55 3.494 76.174
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình, hiện nay Ban khoa giáo đã tổ
chức nhân sự theo 9 phòng và tiểu ban để đảm bảo duy trì ổn định 42 chương
trình phát sóng trên kênh V'TV2:
1-Tiểu ban Khoa học tự nhiên 2-Tiểu ban Khoa học xã hội
3-Tiểu ban Dân số và sức khoẻ
4-Tiểu ban Nông nghiệp 5-Tiểu ban Du lịch
6-Tiểu ban Ngoại ngữ và khai thác vệ tỉnh 7-Tiểu ban Nhà trường