Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Ý thức pháp luật và vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay” làm luận án tiến sĩ triết học của mình nhằm làm sâu sắc hơn n
Trang 1VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN CHÍ ĐÔNG
Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - năm 2019
Trang 2VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN CHÍ ĐÔNG
Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY
Chuyên ngành: CNDVBC và CNDVLS
Mã số: 9229002
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Nguyễn Hữu Đễ
HÀ NỘI - năm 2019
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CNH - HĐH
Giáo dục ý thức pháp luật GD YTPL
Trang 4MỤC LỤC
Trang 5ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7
1.1.Các công trình nghiên cứu về ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật 7
1.2 Các công trình nghiên cứu về thực trạng ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên 17
1.3.Các công trình nghiên cứu về giải pháp nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên 23
1.4 Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu 29
Chương 2: Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN HIỆN NAY 30
2.1.Ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay và vai trò của nó trong đời sống xã hội 30
2.1.1 Vấn đề ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay 30
2.1.2 Vai trò của ý thức pháp luật trong đời sống xã hội ở nước ta hiện nay 49
2.2 Giáo dục ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên hiện nay 53
2.2.1 Quan niệm về giáo dục ý thức pháp luật 53
2.2.2 Giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên 57
2.3.Sự cần thiết phải giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên hiện nay 64
2.4.Tiêu chí cơ bản đánh giá ý thức pháp luật cho sinh viên hiện nay 70
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY .75
3.1 Những nhân tố tác động đến ý thức pháp luật của sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay 76
3.2 Thực trạng ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay 79
3.2.1 Thực trạng ý thức pháp luật của sinh viên tỉnh Quảng Ninh 79 3.2.2 Thực trạng giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay 88
3.3 Nguyên nhân của thực trạng ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay 104
3.3.1 Nguyên nhân của mặt tích cực 105
3.3.2 Nguyên nhân của mặt hạn chế 107
3.4 Những vấn đề đặt ra trong giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay 114
Trang 6Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TỈNH QUẢNG NINH HIỆN
NAY 122
4.1 Một số quan điểm nâng cao chất lượng giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay 122
4.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay 128
4.2.1 Tăng cường vai trò của chủ thể giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh 128
4.2.2 Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay 132
4.2.3 Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay 135
4.2.4 Kết hợp giáo dục ý thức pháp luật với giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh 138
4.2.5 Tăng cường giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh qua sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức chính trị - xã hội 141
4.2.6 Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên các trường đại học và cao đẳng tỉnh Quảng Ninh 145
4.7.Tăng cường ý thức tự học, tự giáo dục của sinh viên tỉnh Quảng Ninh nhằm nâng cao hiểu biết, khả năng vận dụng pháp luật vào đời sống 147
KẾT LUẬN 152
DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .154
TÀI LIỆU THAM KHẢO 155
PHỤ LỤC 167
Trang 81 Lý do chọn đề
Trang 9Xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước tachủ trương xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sựcủa dân, do dân, vì dân, với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh” Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hộibằng pháp luật Nhà nước đó không chỉ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật,tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao dân trí và trình độ hiểu biết phápluật cho mọi thành viên trong xã hội mà còn đảm bảo cho hệ thống văn bản phápluật đi vào thực tiễn, được thực thi trong đời sống.
Xu thế toàn cầu hóa đã đem lại nhiều thuận lợi nhưng đồng thời cũng đặt ranhiều thách thức đối với mọi mặt của đời sống xã hội trong công cuộc đổi mới ởnước ta Đặc biệt, khi nước ta chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thuận lợi, thời cơ và vận hội mới thì nhữngkhó khăn, thách thức của toàn cầu hóa, của kinh tế thị trường, của sự phân hóa giàunghèo trong đời sống nhân dân, những tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường cùng tìnhtrạng suy thoái đạo đức, vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng Để giải quyết cácvấn đề đó cần phải tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ, nhiều phương tiện khácnhau, trong đó pháp luật có vị trí hết sức quan trọng Do đó, việc trang bị kiến thứcpháp luật cho nhân dân nói chung và cho thế hệ trẻ nói riêng sẽ là điều kiện cơ bảnđảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước trong quá trình hội nhập thế giới
Thực tế ở Việt Nam trong suốt thời gian qua cho thấy, pháp luật chưa thực sự
đi vào cuộc sống vì chúng ta chưa có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, ý thứcpháp luật của người dân còn rất nhiều hạn chế Do vậy, để pháp luật đi vào đờisống, đảm bảo được thi hành một cách nghiêm minh, công bằng thì công tác tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật có vị trí đặc biệt quan trọng Đây là mộtbiện pháp có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng và thực hiện phápluật, nhằm hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện “sống và làm việc theohiến pháp và pháp luật” của người dân
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, trong Văn kiện Đại hội Đảng
Trang 10toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã khẳng định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng phápluật Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức và mọi công dân có nghĩa vụ chấphành Hiến pháp và pháp luật” và “Phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷcương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dụctoàn dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật” [35, tr.135].
Tuy nhiên, thực tế công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục YTPL cho nhândân trong những năm qua còn nhiều hạn chế, chưa được đặt ngang tầm với yêu cầuquản lý xã hội bằng pháp luật Kiểm điểm 3 năm thực hiện, Chỉ thị số 32-CT/TW,ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IX về “Tăng cường sựlãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thứcchấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”, Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá Xkết luận: “Một số cấp uỷ, tổ chức Đảng nhận thức chưa đầy đủ về công tácnày…Giáo dục pháp luật trong nhà trường, ngoài xã hội chậm đổi mới, còn nặng về
lý thuyết, ít gắn với thực tiễn cuộc sống, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật chưasâu, thiếu trọng tâm, trọng điểm, nhất là với các đối tượng đặc thù Việc ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật còn chậm, giới thiệu, học tập, nghiên cứu pháp luật chưađược nhiều, đối tượng tiếp cận còn trong phạm vi hẹp” [4, tr.2]
Vì thế, vấn đề tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nângcao ý thức chấp hành pháp luật của người dân là rất cấp thiết, có ý nghĩa lý luận vàthực tiễn ở nước ta hiện nay, là yếu tố khách quan của quá trình xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân trong thời kỳ mới
Quảng Ninh là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Tổ quốc có tốc độ phát triển nhanh,
có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế Tuy nhiên, trước xu hướng hộinhập kinh tế quốc tế của đất nước nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng đãtác động nhiều đến lối sống của sinh viên Tình trạng vi phạm pháp luật, lối sốngbuông thả, thực dụng đã xuất hiện ở một bộ phận không nhỏ sinh viên trong tỉnh.Đặc biệt, tình trạng vi phạm pháp luật ở sinh viên không chỉ gia tăng về số lượng
mà tính chất, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn Hành vi vi phạm phápluật hết sức đa dạng và phức tạp, đặc biệt có một bộ phận sinh viên tham gia cácbăng, ổ nhóm tội phạm, sử dụng bạo lực có tính chất côn đồ hung hãn gây hậu quả
Trang 11Điều đó đặt ra cho nhà trường, xã hội một trách nhiệm phải quan tâm đến việcgiữ gìn kỷ cương trong nhà trường, kịp thời uốn nắn những hành vi sai trái, hìnhthành ở sinh viên thái độ tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Chính vìvậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện hoạt động giáo dục ý thứcpháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to
lớn Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Ý thức pháp luật và vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay” làm luận án tiến sĩ triết học
của mình nhằm làm sâu sắc hơn nữa về ý thức pháp luật, giáo dục ý thức pháp luật
và thực trạng ý thức pháp luật của sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay, từ đó đềxuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên, góp phần vàocông cuộc xây dựng tỉnh Quảng Ninh lành mạnh, trật tự, kỷ cương đáp ứng nhu cầunâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh cũng như yêu cầu của công cuộcđổi mới đất nước
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Luận án khảo sát, phân tích thực trạng và trên cơ sở đó, tác giả đề xuất giải
Trang 12pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay.
2.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Phân tích làm rõ khái niệm, tính chất, kết cấu, vai trò của ý thức pháp luật;mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp và sự cần thiết phải tăng cường giáodục ý thức pháp luật cho sinh viên hiện nay
- Phân tích những yếu tố tác động, chỉ ra những thành tựu, hạn chế về ý thứcpháp luật và giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay; làm
rõ những nguyên nhân của thực trạng trên
- Luận án luận chứng cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số giải pháp cơbản nhằm nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng giáo dục ý thức pháp luật chosinh viên tỉnh Quảng Ninh, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đạihọc hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tác giả tập trung nghiên cứu ý thức pháp luật và vấn đề giáo dục ý thức phápluật cho sinh viên ở các trường đại học và cao đẳng tỉnh Quảng Ninh hiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luậtdưới góc độ chủ nghĩa duy vật biện chứng; nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên của các trường cao đẳng
và đại học trong tỉnh Quảng Ninh như: nội dung chương trình, hình thức, phươngpháp, chủ thể giáo dục ý thức pháp luật, các điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởngđến ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật
Số liệu nghiên cứu lấy từ 12 trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (trong đó
có 2 trường đại học, 01 phân hiệu đại học và 09 trường cao đẳng) trong thời gian từnăm 2015 đến nay Số phiếu điều tra là 1784 đối với sinh viên, 25 phiếu điều tragiảng viên luật, 31 phiếu điều tra cán bộ quản lý Thời gian điều tra từ tháng 12 năm
2016 đến tháng 3 năm 2017
Trang 134 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữatồn tại xã hội và ý thức xã hội, sự tác động biện chứng giữa các hình thái ý thức xãhội và tồn tại xã hội Đồng thời, luận án dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh, nhữngquan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, chính sách củatỉnh Quảng Ninh về ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật Ngoài ra, luận án
kế thừa có chọn lọc những công trình khoa học của các tác giả đi trước đã công bốliên quan đến đề tài luận án
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luật chung của chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp như:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu lý
luận, các văn kiện Đảng, các chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm phân tích làm rõ các khái niệm, đặc điểm, kết cấu và vai trò của ý thức pháp luật; phân tích, xem xét chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên hiện nay Từ đó sẽ khái quát lại vấn đề đã phân tích và hình thành nên quan niệm khoa học của mình giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh chương trình, nội dung, hình
thức giáo dục ý thức pháp luật trong các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnhQuảng Ninh; đồng thời làm nổi bật nên những đặc thù của tỉnh Quảng Ninh tác động đến ý thức pháp luật của sinh viên trong tỉnh
- Phương pháp điều tra xã hội học: Được sử dụng nhằm điều tra, khảo sát thực
tế đối với cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên trên địa bàn tỉnh Từ đó làm rõ thựctrạng YTPL và giáo dục YTPL cho sinh viên
- Ngoài các phương pháp trên, tác giả còn vận dụng một số phương pháp hỗtrợ khác như: phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu để rút ra nhận định, khái quát
về thực trạng YTPL của sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay
Trang 145 Đóng góp khoa học của luận án
- Luận án góp phần sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến giáo dục ýthức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay Đồng thời, khái quát nhữngnét đặc trưng, thực trạng, những vấn đề đặt ra trong giáo dục ý thức pháp luật chosinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay
- Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật và chấtlượng giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới
6 Ý nghĩa của luận án
6.1 Ý nghĩa về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm phong phú thêm luận cứ khoa học
về ý thức pháp luật, kết cấu ý thức pháp luật, mối quan hệ ý thức pháp luật với cáchình thái ý thức xã hội khác Đồng thời, luận án góp phần làm sâu sắc thêm cácquan điểm của Đảng và Nhà nước về tăng cường giáo dục ý thức pháp luật trướcyêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện công tác giáo dục đào tạo hiện nay
6.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Luận án cung cấp những tư liệu về cơ sở lý luận, giải pháp cho công tác phổbiến và giáo dục YTPL cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh; làm tư liệu cho công táctuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật; là tài liệu tham khảo cho công tácnghiên cứu, giảng dạy và học tập các bộ môn triết học, giáo dục chính trị, giáo dụcpháp luật trong các trường đại học cao đẳng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các công trìnhkhoa học đã công bố, danh mục chữ viết tắt, phụ lục, nội dung luận án gồm 4chương, 14 tiết
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật là một trong những vấn đề cấpthiết ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Đây là vấn đề đã và đang được các nhànghiên cứu khoa học đặc biệt quan tâm dưới nhiều góc độ và ở những mức độ khácnhau, tùy thuộc vào mục đích, phương pháp tìm hiểu cụ thể Nhiều công trìnhnghiên cứu về vấn đề này đã được công bố có liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp đến
“Ý thức pháp luật” của Lê Đức Tiết (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà
Nội, 1994) Tác giả đã nghiên cứu ý thức pháp luật xem như là hình thức của hìnhthái ý thức xã hội Từ đó chỉ ra, cấu trúc của ý thức pháp luật gồm: nhận thức, trithức, trường phái và pháp luật; tình cảm, thái độ, quan điểm, lập trường; ý chí, thóiquen về pháp luật Đồng thời chỉ ra, ý thức pháp luật của các giai cấp trong trongmỗi chế độ xã hội: ý thức pháp luật phong kiến, ý thức pháp luật tư sản, ý thức phápluật tiểu tư sản, ý thức pháp luật của nông dân, ý thức pháp luật của giai cấp côngnhân Trên cở sở đó, tác giả đã làm sâu sắc hơn vai trò của ý thức pháp luật đối với
sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay Qua đó, tác giả khẳng định ý thức pháp luậtnếu không được quan tâm giáo dục, bồi dưỡng sẽ gây ra nhiều tác hại, cản trở, ảnhhưởng đến công cuộc đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay Tuy đối tượnghướng tới của cuốn sách là đối tượng quân nhân đang công tác trong lực lượng quânđội nhân dân, nhưng cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị cho tác giả trong việc
bổ sung làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận của YTPL
“Xây dựng lối sống theo pháp luật nhìn từ góc độ lịch sử truyền thống, xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật” (Chương trình Khoa học công nghệ cấp
Nhà nước KX 07 - 17 của Vũ Minh Giang, trường Đại học Luật Hà Nội, 1995) Tácgiả đã nghiên cứu sâu sắc quá trình hình thành pháp luật cũng như nhu cầu pháp
Trang 16luật trong đời sống, đồng thời đã cho thấy sự cần thiết xây dựng lối sống theo phápluật trong giai đoạn hiện nay Tác giả cho rằng, sự phát triển của kinh tế thị trường
và mặt trái của nó đã tạo ra những hạn chế ảnh hưởng đến những giá trị truyềnthống tốt đẹp trong lịch sử dân tộc Từ đó cần thiết phải xây dựng ý thức và lối sốngtheo pháp luật trong thời kỳ đổi mới Đồng thời, tác giả đã đánh giá thực trạng ýthức pháp luật của nhân dân ta và khẳng định bên cạnh mặt tích cực, nhìn chung vẫncòn những hạn chế, bất cập Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất phương hướng và một
số giải pháp xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật: cần nhận thức rõ sự cầnthiết phải xây dựng nền tảng vật chất, tinh thần, hiện thực hóa pháp luật trong hoạtđộng của toàn xã hội
“Cơ sở khoa học cho việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật” Đề tài
Khoa học cấp Nhà nước KX 07 - 17, Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật,1995) Đề tài đã làm rõ thực trạng yếu kém của ý thức pháp luật và đời sống phápluật trước thời kỳ đổi mới Qua đó, chỉ rõ những nhân tố cơ bản quy định ý thứcpháp luật là do tồn tại xã hội và đời sống pháp luật Đồng thời, các tác giả cũngkiến nghị một số giải pháp tích cực trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật
xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới: phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng phápluật phải tôn trọng nguyên tắc khách quan Đồng thời phải đưa phương châm:
“sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đi vào đời sống nhằm xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực sự của dân, do dân, vì dân
“Những đặc điểm của quá trình hình thành ý thức pháp luật ở Việt Nam hiện nay” (Luận án tiến sĩ triết học của Đào Duy Tấn, 2000) Luận án đã phân tích cơ sở
lý luận của ý thức pháp luật như khái niệm, cấu trúc, tính độc lập tương đối của ýthức xã hội và mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với các hình thái ý thức xã hộikhác dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về ý thức xã hội Trên cơ
sở đó, tác giả đã khẳng định ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội mangtính giai cấp sâu sắc, phản ánh đời sống pháp luật Tác giả đã phân tính những nhân
tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quá trình hình thành ý thức pháp luật củangười dân Việt Nam cũng như những hạn chế trong nhận thức và thực thi pháp luậtcủa nhân dân trước những tác động của nền kinh tế thị trường thời kỳ đầu đổi mới
Trang 17Do đó, việc nâng cao YTPL cho người dân là nhiệm vụ cấp thiết trong lúc này gópphần xây dựng một xã hội trật tự, kỷ cương đáp ứng những yêu cầu cho sự pháttriển kinh tế - xã hội Để thực hiện được mục đích trên, tác giả đã đề xuất một sốnhóm giải pháp hết sức cụ thể, thiết thực như nhóm giải pháp về kinh tế, chính trị,
xã hội; nhóm giải pháp về xây dựng, giáo dục và bảo vệ pháp luật Những giải pháptrên sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật cho ngườidân, góp phần tích cực vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam tronggiai đoạn hiện nay Đây cũng là cơ sở lý luận cho các công trình nghiên cứu liênquan đến ý thức pháp luật sau này
“Một số đặc điểm của ý thức pháp luật Việt Nam” của Nguyễn Thúy Vân
(Tạp chí Triết học, số 4, 2000) Tác giả cho rằng ý thức pháp luật được hình thànhtrên cơ sở các điều kiện kinh tế - xã hội của từng giai đoạn lịch sử nhất định Từ đó,
đã chỉ ra những đặc điểm của ý thức pháp luật Việt Nam nhữ tâm lý coi thườngpháp luật của một bộ phận người dân Vì vây, cần phải có chính sách tăng cườngcông tác giáo dục và phổ biến pháp luật trong nhân dân
“Lôgíc khách quan của quá trình hình thành và phát triển ý thức pháp luật ở Việt Nam” (Luận án tiến sĩ triết học của Nguyễn Thị Thúy Vân, 2001)
Luận án đã phân tích một cách có hệ thống về cơ sở lý luận của ý thức phápluật, về vai trò của ý thức pháp luật với đời sống cũng như đi sâu phân tích nhữngđặc điểm cơ bản của ý thức pháp luật nước ta trong những giai đoạn lịch sử cụ thể.Trên cơ sở đó, luận án đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành vàphát triển của ý thức pháp luật Việt Nam xuất phát từ trình độ phát triển điều kiệnkinh tế - xã hội, từ phương thức sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ đã quy định mối quan
hệ xã hội không phức tạp dẫn đến người dân không có nhu cầu sử dụng pháp luậtđiều chỉnh các quan hệ trong đời sống Do đó, làm cho hệ thống pháp luật ở nước tathiếu động bộ và tính hiệu quả không cao Ngoài ra, do ảnh hưởng của tư tưởngNho giáo, coi trọng đạo đức hơn các quy phạm pháp luật nên trong thời kỳ rất dàinước ta đã sử dụng các quy tắc đạo đức trong việc quản lý, điều hành xã hội dẫnđến pháp luật bị coi nhẹ Luận án cũng phân tích một cách sâu sắc, cụ thể quá trìnhhình thành ý thức pháp luật ở Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử từ thời kỳ dựng
Trang 18nước cho đến ngày nay Luận án cũng đã khẳng định: khi đất nước chuyển sang giaiđoạn phát triển mới thì sớm hay muộn thì các hình thái ý thức xã hội như ý thứcpháp luật, ý thức đạo đức, ý thức chính trị…cũng phải thay đổi theo cho phù hợpvới tồn tại xã hội Tác giả cũng cho rằng, quá trình hình thành và phát triển ý thứcpháp luật cũng tuân theo con đường chung của quá trình nhận thức Đó là, đi từnhận thức cảm tính, gồm những cảm xúc, thái độ, tình cảm đối với pháp luật đếnquá trình nhận thức lý tính, với khái niệm, quan điểm về pháp luật Luận án đãmang đến cái nhìn sâu sắc hơn về quá trình hình thành và phát triển của ý thức phápluật cũng như những yếu tố tác động đến quá trình đó Trên cơ sở đó, luận án đã đề
ra một số giải pháp để khắc phục những bất cập, nhằm tạo điều kiện cho ý thứcpháp luật phát triển theo quy luật vốn có của nó, góp phần nâng cao ý thức pháp luậtcho người dân đáp ứng yêu cầu mới của xã hội như: phải cải biến tồn tại xã hội đểtạo cơ sở vật chất cho ý thức pháp luật mới ra đời và phát triển; nâng cao vai tròlãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước trong quá trình xây dựng vàhoàn thiện hệ thống pháp luật; tăng cường công tác giáo dục pháp luật nhằm nângcao văn hóa pháp luật cho các chủ thể đang hoạt động thực tiễn…Luận án đã cónhững đóng góp lớn khi phân tích một cách sâu sắc một khía cạnh về ý thức phápluật đó là quá trình hình thành và phát triển của ý thức pháp luật ở Việt Nam Đây là
cơ sở lý luận cho các công trình nghiên cứu liên quan đến ý thức pháp luật Tuynhiên, luận án chưa đề cập đến mặt trái của sự phát triển xã hội đối với thế hệ trẻ,đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên Cho nên các giải pháp mà tác giả đưa rachưa hướng đến nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên - nguồn nhân lực chất lượngcao của xã hội, là tương lai của đất nước
“Bàn về ý thức pháp luật” của Hoàng Thị Kim Quế (Tạp chí Luật học, số 1,
2003) Thông qua bài viết, tác giả đã phân tích về nội hàm ý thức pháp luật Dướigóc độ pháp lý, tác giả cho rằng ý thức pháp luật được hiểu là tổng thể những họcthuyết, tư tưởng, tình cảm, quan điểm của con người thể hiện thái độ, sự đánh giá vềtính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của pháp luậthiện hành, pháp luật trong quá khứ, pháp luật cần phải có, về tính hợp pháp haykhông hợp pháp trong cách xử sự của con người, trong hoạt động của các cơ quan,
Trang 19tổ chức xã hội Cũng theo tác giả, những yếu tố về bản chất nhà nước, cơ sở kinh tế,địa lý tự nhiên, phong tục tập quán, lối sống…đều ảnh hưởng nhất định đến ý thứcpháp luật Do vậy, ý thức pháp luật vừa chịu sự quy định của tồn tại xã hội vừa cótính lạc hậu, tính tiên phong đối với tồn tại xã hội Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng ýthức pháp luật trong thời kỳ đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế thị trường, bên cạnhnhững mặt tích cựu thì ý thức pháp luật cũng tồn tại nhiều hạn chế như: nhiều nhậnthức pháp luật mới được du nhập chưa được kiểm nghiệm, có sự đan xen tính tíchcực sử dụng đúng pháp luật với sự ngại ngùng, sự lạm dụng pháp luật để làm điềusai trái…Từ đó, tác giả khẳng định việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa không thể không có hệ thống pháp luật cũng như ý thức tuân thủ pháp luậttrong mọi tầng lớp dân cư Muốn vậy, phải xây dựng hệ thống chính sách đồng bộcũng như những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao ý thức pháp luật, xây dựng lốisống và thái độ tôn trọng pháp luật của nhân dân đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp đổimới đất nước.
“Yếu tố tâm lý pháp luật trong quá trình nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta
hiện nay” của Nguyễn Minh Đoan (Tạp chí Khoa học pháp luật, số 4, 2004) Bài viết
đã làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận về ý thức pháp luật khi khẳng định ý thức phápluật là một hình thái ý thức xã hội và được tạo nên bởi tư tưởng pháp luật và tâm lýpháp luật Trong đó, tâm lý pháp luật thể hiện tình cảm, yêu mến, ác cảm, mang tínhtương đối ổn định và bền vững…Do đó, tác giả khẳng định tâm lý pháp luật có ảnhhưởng rất lớn đối với hành vi hợp pháp của con người góp phần nâng cao tráchnhiệm của bản thân đối với xã hội Từ những luận bàn trên, tác giả cho rằng tâm
lý pháp luật hiện nay ở nước ta vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên tâm lý áccảm với pháp luật, với người đại diện của pháp luật vẫn tồn tại Bên cạnh đó là tâm
lý tùy tiện, tiểu nông vẫn còn tồn tại trong một bộ phận nhân dân, điều đó ảnhhưởng không nhỏ đến tác phong công nghiệp thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đạihóa đất nước Từ đó, tác giả khẳng định những trạng thái tâm lý dù nhỏ nhưng lạiảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ramột số biện pháp cơ bản nhằm khắc phục, đổi mới tâm lý pháp luật trong đời sống
xã hội như: hoàn thiện cơ chế; xóa bỏ những chính sách không còn phù hợp; khắcphục tư tưởng cửa quyền,
Trang 20hách dịch; xây dựng một nền hành chính trong sạch… nhằm từng bước xây dựngnên những con người có trí tuệ, trình độ, có thói quen sống và làm việc theo phápluật vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Bài viết “Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật” của Ngọ Văn Nhân (Tạp chí Triết học, số 4, 2004) tiếp tục khẳng định, ý thức pháp luật là
hiện tượng xã hội mang tính giai cấp, các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau có sựthể hiện ý thức pháp luật cũng khác nhau Trong đó, ý thức pháp luật của giai cấpthống trị luôn giữ vai trò chủ đạo Tác giả cho rằng, trong các yếu tố tham gia điềuchỉnh hành vi xã hội của con người như đạo đức, phong tục tập quán, truyền thống thì dư luận xã hội có vị trị quan trọng Từ đó, bài viết đã luận giải sự tác động của
dư luận xã hội đến hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật
“Vai trò của ý thức pháp luật đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật”
của Trần Thị Nguyệt (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8, 2005) Theo tác giả, thì
ý thức pháp luật luôn là tiền đề cho việc xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật.Khi ý thức pháp luật ở trình độ cao sẽ đảm bảo cho hoạt động soạn thảo, ban hànhpháp luật có tính đúng đắn và chất lượng cao nhất Tác giả cũng khẳng định, trongquá trình thực hiện pháp luật thì ý thức pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng, ýthức pháp luật tốt sẽ là cơ sở, tiền đề để thực hiện pháp luật Do đó, phải coi côngtác giáo dục ý thức pháp luật cho toàn thể xã hội là nhiệm vụ liên tục, thường xuyênđòi hỏi phải có hệ thống các giải pháp trong đó đặc biệt chú trọng đến công tácgiám sát, kiểm tra việc ban hành, xây dựng và tuân thủ pháp luật trong toàn thể xãhội Từ đó, sẽ góp phần hình thành nên lối sống tuân thủ pháp luật ở nước ta trongđiều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay
Công trình “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do
Đào Trí Úc chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005) Các tác giả
đã đi phân tích những quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật,chỉ ra tiền đề tư tưởng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ đólàm rõ được những giải pháp, những điều kiện đảm bảo bản chất Nhà nước của dân,
do dân, vì dân Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, công trình đã đề cấp đến vai trò của công
Trang 21dân với việc xây dựng ý thức công dân trong thời kỳ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Bài viết “Ý thức pháp luật với đời sống xã hội” của Nguyễn Minh Đoan
(Tạp chí Luật học, số 1, 2006) Bài viết đã bàn luận về vai trò của ý thức pháp luậttrong trong việc điều chỉnh hành vi của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội Bài viếtkhẳng định, một xã hội ổn định, kỷ cương là một xã hội mà trong đó mọi tầng lớpnhân dân phải có thái độ tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm minh.Tác giả cho rằng, trình độ ý thức pháp luật cao hay thấp có liên quan chặt chẽ đếnviệc hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực tiễn quá trình áp dụng pháp luật Bởi vì,nếu ý thức pháp luật ở trình độ thấp sẽ khó có thể xây dựng được một hệ thống phápluật hoàn chỉnh, khoa học Đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự nhận thức
và điều chỉnh hành vi theo đúng quy định pháp luật của người dân Do đó, muốnquy định pháp luật đi sâu vào đời sống xã hội thì công tác giáo dục phổ biến phápluật là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm hình thành tư tưởng sống và làm việc theohiến pháp của mọi tầng lớp dân cư
“Mấy suy nghĩ về việc đổi mới ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay” của
Nguyễn Thúy Vân (Tạp chí Triết học, số 10, 2006), đã chỉ ra những thời cơ vàthách thức đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt là xuhướng toàn cầu hóa Từ đó, tác giả khẳng định việc đổi mới và nâng cao ý thứcpháp luật trong nhân dân là vấn đề hết sức quan trọng Trên cơ sở đó, tác giả đã luậngiải tính tất yếu của đổi mới ý thức pháp luật, những nội dung cần phải đổi mới vànhững xu hướng đổi mới ý thức pháp luật trong giai đoạn hiện nay
“Dư luận xã hội và sự tác động của nó đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở nước ta hiện nay” (Luận án tiến sĩ Triết học của Ngọ Văn Nhân,
2008), đã đưa ra khái niệm ý thức pháp luật, đồng thời làm rõ cấu trúc ý thức phápluật: căn cứ vào nội dung và tính chất của các bộ phận hợp thành ý thức pháp luậtbao gồm: hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật; căn cứ vào cấp độ và giới hạnnhận thức ý thức pháp luật được chia thành: ý thức pháp luật thông thường và ýthức pháp luật lý luận; căn cứ vào chủ thể ý thức pháp luật gồm: ý thức pháp luật cánhân, ý thức pháp luật nhóm, ý thức pháp luật xã hội Từ đó, luận án cho rằng, ý
Trang 22thức pháp luật của cán bộ cơ sở là ý thức pháp luật của nhóm xã hội phản ánh thựctiễn đời sống pháp luật trên địa bàn cơ sở thể hiện năng lực nhận thức các quy phạmpháp luật; trình độ tri thức hiểu biết pháp luật, tình cảm, thái độ đối với pháp luậtcủa họ Luận án đã phân tích sâu sắc ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở
và tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của cán bộ cấp cơ sở ở nước
ta hiện nay Qua đó, luận án cũng chỉ ra thực trạng, nguyên nhân của những tácđộng đó, từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của
dư luận xã hội trong việc nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ởnước ta hiện nay Luận án là công trình khoa học công phu, nghiêm túc, là nguồn tàiliệu tham khảo có giá trị cho bản thân trong việc nghiên cứu những nhân tố tác độngđến ý thức pháp luật của sinh viên
“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới” (Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ tư pháp,
2009) Các tác giả đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về công tác giáo dục phápluật ở nước ta trong thời kỳ đổi mới Từ đó, đề tài đã tiến hành khảo sát phân tíchthực trạng giáo dục pháp luật một số địa phương và khẳng định, công tác giáo dụcpháp luật nước ta trong thời kỳ đổi mới còn nhiều hạn chế Nội dung, phương thứcgiáo dục pháp luật chậm đổi mới, còn nặng về hình thức, hiệu quả chưa cao Do đó,các cơ quan pháp luật, xây dựng pháp luật, cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
có chính sách đầu tư phù hợp cho công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong xãhội Đặc biệt, phải quan tâm hơn nữa tới vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc
ít người
“Giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay”
(Luận án tiến sĩ Quản lý Hành chính công của Trần Công Lý, 2009) Luận án đã xâydựng được những khái niệm cơ bản về giáo dục ý thức pháp luật, về chủ thể, kháchthể, hình thức, phương pháp cũng như những điều kiện đảm bảo cho công tác giáodục ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức Trên cơ sở đó, tác giả đã làm sáng tỏ sựcần thiết phải giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức trong thời kỳ hiệnnay, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch Luận án đã khẳngđịnh, hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới với việc chuyển đổi từ nền kinh tế
Trang 23kế hoạch hóa tập trung quan liên bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn Tuy nhiên, sự phát triểnkinh tế cũng có những tác động không nhỏ đến đời sống nhân dân trong đó có bộphận không nhỏ cán bộ, công chức như: tham ô, hối lộ, lãng phí của công… Dovậy, cần phải có các biện pháp để nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ,công chức hiện nay Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng, công tác giáo dục ý thức phápluật cho đội ngũ cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay đã đạt được nhữngthành tựu nhất định Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những yếu kém, hạnchế về nội dung chương trình còn cứng nhắc, khô khan, nặng về lý thuyết, phươngpháp và hình thức giáo dục pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới đất nước.
Từ đó, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ý thứcpháp luật cho cán bộ, công chức ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Đây là côngtrình nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, có đóng góp quan trọng trong bổ sunghoàn thiện lý luận về giáo dục ý thức pháp luật nói chung, giáo dục ý thức pháp luậtcho cán bộ, công chức nói riêng Là tài liệu tham khảo về cơ sở lý luận về nội dung,mục đính và chủ thể giáo dục ý thức pháp luật
“Ý thức pháp luật với việc thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay” (Luận án tiến sĩ Triết học của Lê Xuân Huy, 2010) Dưới góc độ triết học,
luận án đã làm sáng tỏ quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về ý thức pháp luật vàthực hiện dân chủ Tác giả đã đưa ra những luận cứ khoa học về sự cần thiết nângcao vai trò của ý thức pháp luật nhằm thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiệnnay Từ đó, luận án đã chỉ ra thực trạng phát huy vai trò ý thức pháp luật trong thựchiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam trong việc thực hiện chủ trương, chính sáchmới về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về thực trạng trình độ văn hóa pháp lýcủa cán bộ và nhân dân ở nông thôn; thái độ và hành vi chấp hành pháp luật củangười dân ở nông thôn Đồng thời, luận án đã phân tích những nguyên nhân chủ yếu
về cơ chế, chính sách, pháp luật ở nông thôn còn nhiều hạn chế; hệ thống pháp luậtthiếu đồng bộ; trình độ am hiểu pháp luật của cán bộ còn hạn chế cũng như công táctuyên truyền pháp luật thiếu hiệu quả…đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc pháp huyvai trò ý thức pháp luật trong thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay
Trang 24“Về cấu trúc, vai trò và chức năng của văn hóa pháp luật” của Ngọ Văn
Nhân (Tạp chí Triết học, số 7, 2010) Trong bài viết này, tác giả đã đi sâu phân tíchcấu trúc của văn hoá pháp luật, bao gồm ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật và cácthiết chế pháp luật, hành vi và lối sống theo pháp luật Tác giả đã làm rõ vai trò củavăn hoá pháp luật trong việc tạo dựng môi trường pháp lý lành mạnh cũng như địnhhướng hành vi của con người trong xã hội phù hợp quy định của pháp luật Theo tácgiả, văn hoá pháp luật có những chức năng quan trọng, đó là chức năng nhận thức,chức năng giáo dục và chức năng thực tiễn Do đó, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứuvăn hóa nói chung và văn hoá pháp luật nói riêng là vấn đề có ý nghĩa thời sự cấp
bách “Ý thức pháp luật” (Tác giả Nguyễn Minh Đoan, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2011) Tác giả đã làm sâu sắc hơn nội hàm ý thức pháp luật, đặcđiểm, thành phần ý thức pháp luật và phân loại ý thức pháp luật, mối quan hệ giữa ýthức pháp luật với các hình thái ý thức xã hội khác Tác giả phân tích rất chi tiết vaitrò của ý thức pháp luật trong đời sống xã hội: ý thức với việc phản ánh, nhận thứcđời sống xã hội; ý thức pháp luật góp phần điều chỉnh hành vi con người; ý thứcpháp luật với việc thực hiện pháp luật…Trên cơ sở đó, tác giả đã chỉ ra mặt tích cực
và những tồn tại, hạn chế của ý thức pháp luật ở Việt Nam hiện nay Từ đó, tác giả
đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay:không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật; tăng cường công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật hình thành tri thức pháp luật, tâm lý pháp luật cho cán bộ và nhân dân;nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước… Từ đó, tác giảkhẳng định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một biện pháp quan trọng nhất
để nâng cao ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật hiện nay ở Việt Nam Đây làhoạt động không thể thiếu, cần được quan tâm một cách thường xuyên của mọi cánhân, tổ chức trong toàn xã hội
Bài viết “Vai trò của ý thức pháp luật trong đời sống xã hội” của Đào Thu
Hiền (Tạp chí Khoa học Kỹ thuật thủy lợi và môi trường, số 43, 2013), đã luận bàn
cơ sở lý luận của ý thức pháp luật và làm phong phú thêm về khái niệm, tính độclập tương đối, tính giai cấp của ý thức pháp luật Từ đó, tác giả đã khẳng định ýthức pháp luật là nội dung quan trọng trong đời sống pháp luật của xã hội, giữ vai
Trang 25trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của con người Bài viết đã phân tích vàlàm sâu sắc hơn sự tác động rất lớn của ý thức pháp luật đến xã hội, đặc biệt đờisống kinh tế, chính trị và đời sống văn hóa – tư tưởng Trên cơ sở phân tích đượcvai trò của ý thức pháp luật đối với xã hội, tác giả đã đề xuất một số định hướngnhằm nâng cao ý thức pháp luật và phát huy vai trò pháp luật trong đời sống xã hội.
“Vai trò của ý thức pháp luật trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở nước ta hiện nay” (Luận án tiến sĩ Triết học của Lê Hoàng Nam, 2014) Luận án
khẳng định, trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường đình hướng xã hội chủnghĩa hiện nay thì doanh nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng Vì vậy, việc chăm
lo phát triển các doanh nghiệp là nhiệm vụ của toàn xã hội Do đó, việc xây dựng vàhình thành văn hóa doanh nghiệp là nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn hiện nay.Tác giả cho rằng, có nhiều yếu tố dẫn đến hình thành văn hóa doanh nghiệp, trong
đó ý thức pháp luật giữ vai trò là nhân tố đặc biệt quan trọng Nhằm làm rõ vai tròcủa ý thức pháp luật, luận án đã phân tích cơ sở lý luận về ý thức pháp luật và vaitrò của ý thức pháp luật trong việc hình thành văn hóa doanh nghiệp ở nước ta hiệnnay Trên cơ sở khảo sát tình hình văn hóa doanh nghiệp ở một số doanh nghiệp nhànước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân… tác giả đãlàm nổi bật thực trạng vai trò ý thức pháp luật trong việc hình thành văn hóa doanhnghiệp ở Việt Nam hiện nay Tác giả đã đề xuất một số quan điểm cũng như giảipháp cụ thể nhằm nâng cao vai trò ý thức pháp luật trong việc hình thành văn hóadoanh nghiệp nhằm xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững trong giai đoạn đẩymạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Mặc dù đối tượng nghiêncứu của luận án là vai trò của ý thức pháp luật với việc hình thành văn hóa doanhnghiệp nhưng đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho tác giả trong việc nghiên cứu
cơ sở lý luận của ý thức pháp luật cũng như thấy được vai trò to lớn của ý thức phápluật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Tóm lại, tác giả các công trình nghiên cứu trên đã phân tích tương đối sâusắc và đầy đủ về cơ sở lý luận của ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật;đặc điểm, kết cấu, vai trò của ý thức pháp luật; tính độc lập tương đối của ý thứcpháp luật; mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với các hình thái ý thức xã hội
Trang 26khác…Từ đó, các tác giả đã chỉ ra sự cần thiết phải xây dựng hệ thống các giải phápđồng bộ nhằm nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân Đây là những tài liệu cógiá trị để chúng tôi tham khảo và làm rõ thêm nội hàm của ý thức pháp luật cũngnhư vai trò của ý thức pháp luật đối với thế hệ sinh viên hiện nay.
2.2 Các công trình nghiên cứu về thực trạng ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên
Cuốn sách “Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật” do Đào Trí Úc chủ
biên (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1995), đã tập hợp các nghiên cứu vềquá trình hình thành ý thức pháp luật của con người Việt Nam Trên cơ sở các cuộcđiều tra xã hội học với nhiều đối tượng khác nhau trong phạm vi cả nước các tác giả
đã chỉ ra hiện trạng và lối sống theo pháp luật của người dân Việt Nam; từ đó làmsáng tỏ những ảnh hưởng của tư tưởng, đạo đức, văn hóa, phương thức sản xuất,điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến ý thức pháp luật và lối sốngtheo pháp luật ở Việt Nam Từ đó, các tác giả đã đề xuất các biện pháp, những luận
cứ khoa học nhằm xây dựng ý thức và thực hiện theo pháp luật trong thời kỳ đổimới đất nước Những luận cứ khoa học được trình bày trong đề tài sẽ là tài liệukham khảo có giá trị cho tác giả trong việc làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận về ý thứcpháp luật và công tác giáo dục ý thức pháp luật cho người dân nói chung và cho đốitượng sinhviên nói riêng
Trong bài “Giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức và nghĩa vụ tuân
thủ pháp luật” (Tạp chí Lý luận chính trị, số 10, 2006) Tống Đức Thảo đã nghiên
cứu vai trò, tác động của giáo dục pháp luật đối với việc hình thành và nâng cao ýthức pháp luật cho người dân, đồng thời nêu những đặc điểm cơ bản của ý thứcpháp luật Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng ý thức pháp luật, tác giả đã đặt rayêu cầu cần phải xây dựng nội dung, chương trình giáo dục pháp luật trong hệthống các nhà trường, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác giáo dục pháp luật, chuẩn bịcác nguồn lực, cơ chế cho công tác giáo dục pháp luật Qua bài viết tác giả khẳngđịnh mục đích của giáo dục pháp luật không chỉ nhằm hình thành ý thức mà cònhướng tới việc
nâng cao ý thức tự giác của các tầng lớp dân ca trong xã hội Do đó, cần phải biết
Trang 27"Giáo dục pháp luật trong nhà trường - những vấn đề đặt ra hiện nay" của
Phạm Kim Dung, (Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề Phổ biến, giáo dụcpháp luật, 2006) Dựa trên cơ sở nghiên cứu vấn đề lý luận và kết quả công tác giáodục pháp luật trong nhà trường, tác giả đã nêu lên những vấn đề cần được tiếp tụchoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật ở các nhà trườngtrong giai đoạn hiện nay Tác giả cho rằng, nội dung môn học pháp luật ở các bậchọc nói chung còn nặng về lý thuyết, hình thức giáo dục chưa thực sự phong phú vàcòn mang tính hình thức, giáo dục pháp luật trong nhà trường chưa thực sự chútrọng đến công tác bồi dưỡng tình cảm và rèn luyện kỹ năng điều chỉnh hành vi.Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên giảng dạy pháp luật thiếu, không được bồi dưỡngthường xuyên về pháp luật; tài liệu học tập còn hạn chế làm ảnh hưởng tới chấtlượng dạy học cũng như không tạo được sự hứng thú ở học sinh sinh viên đối vớimôn học Ngoài ra, một bộ phận các trường đại học, cao đẳng, pháp luật không phải
là môn học bắt buộc nên nhiều trường không đưa hoặc chỉ đưa vào giảng dạy ở một
số ngành đào tạo nhất định Do đó, tác giả khẳng định, cần quy định môn pháp luật
là bắt buộc trong chương trình giáo dục đại học đồng thời phải xây dựng nội dung,chương trình một cách chi tiết, phù hợp nhằm phục vụ tốt hoạt động dạy và học trong nhà trường
Bài viết " Giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học" của Phan Hồng
Dương (Tạp chí Giáo dục, số 190, kì 2 - 5/2008) đã nêu thực tế đáng báo động về tìnhtrạng phạm tội của học sinh, sinh viên hiện nay Qua số liệu thống kê, tác giả đãchứng minh tỷ lệ vi phạm pháp luật ở lứa tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường ngàycàng gia tăng, hiểu biết về tri thức pháp luật, khả năng vận dụng pháp luật vào cuộcsống của sinh viên rất hạn chế Thực tế này ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu đàotạo nguồn nhân lực có chất lượng cao làm nòng cốt cho công cuộc xây dựng vàphát triển đất nước Tác giả khẳng định, giáo dục pháp luật cho sinh viên là một bộphận cấu thành trong chương trình giáo dục đại học và là nhiệm vụ có ý nghĩa đặcbiệt trong việc xây dựng một xã hội có kỷ cương, nề nếp
Trong bài viết "Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông hiện nay là vấn đề
cấp bách" của Nguyễn Khắc Hùng, (Tạp chí Tuyên giáo, số 9/2008) nhận định: sự
Trang 28hiểu biết pháp luật của học sinh phổ thông còn thấp nên một bộ phận học sinh trongcác trường phổ thông vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của hành vi vi phạm phápluật Từ việc phân tích kết quả khảo sát, tác giả đã chứng minh học sinh phổ thông
có nhu cầu được tiếp xúc, giáo dục pháp luật là rất lớn Nhằm đáp ứng yêu cầu trên,tác giả đề xuất việc sửa đổi, bổ sung nội dung môn Giáo dục công dân theo hướngbảo đảm mục tiêu giáo dục pháp luật nhằm phát triển toàn diện con người Nộidung, chương trình môn Giáo dục công dân phải mang tính khoa học, tính giáo dục,tính hệ thống và vừa sức học sinh Ngoài ra, cần tăng cường phối kết hợp giữa nhàtrường, gia đình và xã hội trong giáo dục pháp luật cho học sinh
Bài “Tình hình và giải pháp ngăn ngừa tình trạng vi phạm pháp luật của học
sinh, sinh viên” của Đặng Trần Thanh Ngọc, (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2,
2010) đã phân tích một cách sâu sắc tình trạng vi phạm pháp luật của lứa tuổi họcsinh, sinh viên đang ở mức đáng báo động, tình trạng trẻ hóa tội phạm ngày càngtăng…Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên, theo tác giả là do tâm lý, mặt tráicủa sự phát triển kinh tế, tác động tiêu cực của văn hóa phẩm độc hại, ảnh hưởngmôi trường sống…Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm ngănngừa tình trạng vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên như: Đẩy mạnh phát triểnkinh tế đi đôi với việc xây dựng xã hội lành mạnh, tăng cường công tác giáo dụcpháp luật trong các nhà trường, không ngừng đổi mới nội dung chương trình phùhợp với tình hình xã hội, tăng cường sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình vàcác tổ chức đoàn thể trong xã hội góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng vi phạmpháp luật của học sinh, sinh viên
Luận án tiến sĩ Luật học của Phan Hồng Dương “Giáo dục pháp luật cho
sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam” (2014) đã phân tích
một cách có hệ thống cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật, về vai trò của công tácgiáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở nước tahiện nay, những thành tố chủ yếu của quá trình giáo dục pháp luật cho sinh viên.Tác giả đã nghiên cứu công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên tại 26 trường đạihọc không chuyên luật trên địa bàn các tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miền
ở Việt Nam Tác giả luận án đã tiến hành điều tra thực trạng công tác giáo dục pháp
Trang 29luật cho sinh viên tại các trường đại học không chuyên luật, từ đó đưa ra nhữngnhận định khá đầy đủ về thực trạng giáo dục pháp luật cho sinh viên như: nội dung,chương trình thì lạc hậu, chưa được xây dựng hoàn thiện, chưa kết nối lien thônggiữa các cấp học, thời gian quá dành cho giáo dục pháp luật còn ít; đội ngũ giảngviên luật trong các trường còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng;hình thức và phương pháp giáo dục chưa phong phú, hình thức giáo dục pháp luậtphần lớn được thực hiện trên lớp qua các môn học pháp luật, phương pháp giáo dụcpháp luật chủ yếu là thuyết trình, thầy đọc trò ghi nên chưa phát huy được vai tròtích cực, chủ động của sinh viên…Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng vàhiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên không chuyên luật ở nước tahiện nay Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp cụ thể tăng cường giáo dụcpháp luật cho sinh viên như: nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy giáo dục và giáodục pháp luật cho sinh viên; chuẩn hoá nội dung, chương trình, giáo trình giảng dạypháp luật chính khoá; đổi mới phương pháp dạy và học pháp luật; đổi mới cách thức
tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật; nâng cao chất lượng giảng viên giảng dạypháp luật…Nhìn chung những giải pháp tác giả đưa ra rất phù hợp, nếu những giảipháp đó được cụ thể hoá trong quá trình giáo dục pháp luật cho sinh viên thì sẽ gópphần không nhỏ vào thành công của quá trình nâng cao chất lượng giáo dục phápluật cho sinh viên không chuyên luật trong các trường đại học ở nước ta hiện nay.Luận án là một công trình khoa học công phu, là tài liệu tham khảo quan trọng chochúng tôi việc nghiên cứu thực trạng cũng như đưa ra những giải pháp trong côngtác giáo dục YTPL cho sinh viên phù hợp với đặc thù sinh viên tỉnh Quảng Ninh
Luận án tiến sĩ Luật học “Giáo dục pháp luật cho trẻ em ở Việt Nam hiện
nay” của Lê Thị Phương Nga, (2015) đã phân tích và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về
giáo dục pháp luật cho trẻ em, phân tích những đặc điểm chủ yếu của giáo dục phápluật cho trẻ em cũng như vai trò của giáo dục pháp luật cho trẻ em ở Việt Nam hiệnnay Đồng thời, tác giả đã phân tích những yếu tố tác động đến công tác giáo dụcpháp luật cho trẻ em hiện nay Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục phápluật cho trẻ em ở Việt Nam hiện nay, tác giả đã làm sáng tỏ thực trạng giáo dụcpháp luật cho trẻ em hiện nay: thực trạng về hình thức giáo dục pháp luật cho trẻ em
Trang 30hiện nay; thực trạng nhận thức pháp luật của trẻ em; thực trạng đội ngũ giáo viêngiảng dạy môn giáo dục công dân, đạo đức, pháp luật trong nhà trường; thực trạng
sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục pháp luật cho trẻ
em Từ đó, tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp cụ thể về đổi mới giáo dụcpháp luật cho trẻ em ở Việt Nam hiện nay Có thể thấy rằng, luận án có ý nghĩaquan trọng trong việc góp phần hình thành nhân cách, xây dựng YTPL cho trẻ em,bước đầu hình thành cho trẻ em thái độ tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theopháp luật Mặc dù vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án là giáo dục pháp luật chotrẻ em nên các giải pháp của tác giả đưa ra chỉ tương đối phù hợp với đối tượng trẻ
em Mặc dù vậy, luận án cũng là kênh thông tin quan trọng phục vụ quá trìnhnghiên cứu về giáo dục YTPL cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh của bản thân tác giả
Luận án tiến sĩ Triết học của Đỗ Thành Đô “Giáo dục ý thức pháp luật cho
sinh viên các trường đại học ở các tỉnh Trung Trung Bộ trong giai đoạn hiện nay”
(2016), đã làm rõ cơ sở lý luận về ý thức pháp luật, kết cấu ý thức pháp luật, nhữngnhân tố tác động đến ý thức pháp luật của sinh viên Tác giả cũng phân tích thựctrạng công tác giáo dục YTPL cho sinh viên trong các trường đại học Trung Trung
Bộ hiện nay Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nângcao chất lượng giáo dục YTPL cho sinh viên các trường đại học ở các tỉnh TrungTrung Bộ hiện nay Luận án là công trình khoa học công phu, tác giả luận giải đầy
đủ về sự cần thiết phải giáo dục YTPL cho sinh viên nói chung, sinh viên các tỉnhTrung Trung Bộ nói riêng, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Luận
án là tài liệu quan trọng giúp tác giả có thể vận dụng linh hoạt cơ sở lý luận, một sốgiải pháp phù hợp với đặc thù sinh viên tỉnh Quảng Ninh, góp phần nâng cao YTPL
và chất lượng công tác giáo dục YTPL cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay
Bài viết “Giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học một số yêu
cầu cấp bách hiện nay” của Vũ Thị Hồng Vân (Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 3,
2016) Bài viết cho rằng, hiện nay công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên trongcác trường đại học ở nước ta đã được quan tâm, giảng viên không ngừng đổi mớiphương pháp giảng dạy, các nhà trường sử dụng nhiều hình thức giáo dục pháp luậtcho sinh viên (chính khoá và ngoại khoá) Tuy nhiên, theo tác giả: phương pháp
Trang 31giảng dạy pháp luật chính hiện nay vẫn là thuyết trình, truyền thu một chiều…làm mất đi khả năng tích cực, năng động của sinh viên; hoạt động ngoại khoá mang tính hình thức, không thu hút được đông đảo sinh viên tham gia; giảng viên giảng dạy pháp luật còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, nhiều giảng viên không đúng chuyên ngành những vẫn phải tham gia giảng dạy bộ môn pháp luật nên chất lượng không cao Từ những thực trạng trên, tác giả đã đề xuất bảy giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho sinh viên hiện nay.
Bài viết “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên” (của Doãn
Thị Chín – Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tháng 1, 2017) cho rằng, giáo dụcpháp luật cho sinh viên là một hoạt động có tổ chức, có mục đính và có tính địnhhướng của những người làm công tác giáo dục pháp luật tác động lên đối tượngđược giáo dục pháp luật là sinh viên nhằm hình thành ở sinh viên khả năng vậndụng tri thức pháp luật vào đời sống Tác giả đánh giá rằng, do công tác giáo dục cónơi còn hạn chế nên dẫn đến tình trạng sinh viên vi phạm pháp luật, cụ thể như một
số sinh viên vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, tiêu cực, lối thực dụng, trái với thuầnphong mỹ tục của dân tộc Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nângcao chất lượng giáo dục pháp luật cho sinh viên như: tiếp tục đổi mới nội dung,chương trình giáo dục pháp luật cho sinh viên; đa dạng hóa các kênh truyền tảithông tin pháp luật phù hợp với từng đối tượng sinh viên; tăng cường bổ sung, bồidưỡng phẩm chất, năng lực của các chủ thể giáo dục
“Quản lý hoạt động tham gia giáo dục pháp luật cho sinh viên không chuyên luật trong các trường đại học” (Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục của Đỗ
Thị Thu Hằng, 2017) Luận án đã làm phong phú them cơ sở lý luận về giáo dụcpháp luật và sự tham gia quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên khôngchuyên luật trong các trường đại học ở nước ta hiện nay Tác giả luận án cho rằng:hoạt động tham gia quản lý giáo dục pháp luật cho sinh viên là quá trình xác địnhcác quan hệ để làm rõ trách nhiệm, quyền hạn để xây dựng quy trình phối hợp hoạtđộng giữa các đơn vị trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện công tác giáo dụcpháp luật cho sinh viên Tác giả luận án cho rằng, hoạt động giáo dục pháp luật chosinh viên không chuyên luật tại các trường đại học ở nước ta hiện nay còn tồn tại
Trang 32nhiều bất cập về chủ thể giáo dục pháp luật, nội dung, chương trình, phương pháp,hình thức giáo dục pháp luật, sự phối hợp thiếu chặt chẽ của các đơn vị trong vàngoài nhà trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động giáo dục phápluật cho sinh viên Trên cơ sở đó, tác giả luận án đã đề xuất một số giải pháp cơ bảnnhằm tăng cường sự tham gia của các đơn vị trong nhà trường như Đoàn thanh niên,Hội sinh viên phát huy vai trò tham gia quản lý hoạt động giáo dục pháp luật chosinh viên Luận án là tiền đề quan trọng để phát huy vai trò của các cấp quản lý hoạtđộng giáo dục pháp luật cho sinh viên nhằm nâng cao sự hiểu biết pháp luật và thái
độ tôn trọng pháp luật của sinh viên
1.3 Các công trình nghiên cứu về giải pháp nâng cao ý thức pháp luật
và chất lượng giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên
“Giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay” (Luận án phó tiến sĩ luật học của
Đinh Xuân Thảo, 1996) Luận án đã nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trong của giáodục pháp luật trong nhà trường hiện nay Từ góc độ của khoa học pháp lý tác giảcho rằng, giáo dục pháp luật là hoạt động có tổ chức, có định hướng của chủ thểgiáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ tri thức pháp lý, thái
độ, tình cảm và hành vi phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành Từ đó, tácgiả đã khẳng định tính tất yếu của việc giáo dục pháp luật trong các trường đại học,trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ở nước ta hiện nay Luận án đã tìm hiểu thựctrạng giáo dục pháp luật trên cơ sở phân tích nhu cầu hiểu biết pháp luật, tình hìnhthực hiện pháp luật và tình hình giáo dục pháp luật trong nhà trường Trên cơ sở đótác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác giáo dục pháp luật đồngthời đưa ra một số kinh nghiệm giáo dục pháp luật trong nhà trường ở một số nướcnhư Liên Xô (cũ), một số nước Tây Âu Trong phương hướng giáo dục pháp luậttrong trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tác giả nhấn mạnh đếnviệc đổi mới quan điểm và nhận thức giáo dục pháp luật trong nhà trường; xác địnhđúng đắn các hình thức, phương pháp chuyển tải tri thức pháp luật phù hợp với cácđối tượng, các loại hình trường lớp; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác giáodục pháp luật; đổi mới và hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật
Trang 33Trên cơ sở phân tích trực trạng, phương hướng của công tác giáo dục pháp luật,luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luậttrong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề như: xây dựng nộidung, chương trình giáo dục pháp luật trong các nhà trường thông qua các môn họcpháp luật đại cương, pháp luật chuyên ngành, giáo dục pháp luật đối với trường trunghọc chuyên nghiệp và dạy nghề; tổ chức biên soạn giáo trình, sách tham khảo đầy đủ,khoa học; tích cực bồi dưỡng, đào tạo giáo viên dạy pháp luật nhằm nâng cao chấtlượng đội ngũ làm công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường và cuối cùng là xâydựng cơ chế phối hợp tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật trong nhà trường.
Có thể nói, vấn đề giáo dục pháp luật trong trường đại học, trung học chuyênnghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) đã được tác giả nghiên cứu rất sâu sắc và
có hệ thống Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục pháp luật trongnhà trường với đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên đang được đào tạo ở bậc đạihọc, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Luận
án là công trình khoa học có giá trị về lý luận cũng như thực tiễn, là tài liệu thamkhảo cho các trường nhằm xây dựng nội dung, kế hoạch giáo dục pháp luật cho họcsinh, sinh viên góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước
Luận án Tiến sĩ Luật học “Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ
quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay của Lê Đình Khiên, (1996) Xuất
phát từ việc phân tích thực tiễn nước ta trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đi đến khẳngđịnh, cán bộ quản lý hành chính nhà nước là lực lượng có trách nhiệm to lớn trongviệc thực thi pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống Với vị trí và đặc thù côngviệc nên ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính có vai trò to lớnđối với hoạt động quản lý Nhà nước góp phần duy trì trật tự, kỷ cương xã hội, tácđộng mạnh mẽ đến toàn bộ xã hội Bằng điều tra xã hội học, luận án đã làm rõ thựctrạng ý thức pháp luật của đội ngũ quản lý hành chính hiện nay: trình độ hiểu biếtpháp luật, thái độ tôn trọng pháp luật còn kém, tâm lý pháp luật còn thiếu hệthống… Từ đó, tác giả cho rằng, việc nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộquản lý hành chính là việc có tính cấp thiết Muốn vậy, thì cần phải xây dựng những
Trang 34giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý hành chính ởnước ta hiện nay: phổ biến, tuyên truyền pháp luật đối với cán bộ quản lý hànhchính, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ quản lý hànhchính và cơ quan hành chính nhà nước, xử lý nghiêm khắc những hành vi vi phạmpháp luật của cán bộ quản lý hành chính…Những giải pháp trên nếu được thực hiệnmột cách đồng bộ sẽ góp phần đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác quản lýNhà nước trong điều kiện kinh tế xã hội có những phát triển mới Luận án là côngtrình khoa học rất công phu, đã giải quyết được nhiều vấn đề lý luận cũng như thựctiễn về công tác giáo dục ý thức pháp luật của đội ngũ quản lý hành chính nhà nướctrong giai đoạn hiện nay.
“Sự phát triển ý thức pháp luật của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam” (Luận án Tiến sĩ luật học của Hồ Việt Hiệp,
2002) Luận án khẳng định, việc chuyển đổi mô hình kinh tế sang nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đặt ra những yêu cầu phải tăng cường vai tròquản lý nhà nước bằng pháp luật Con đường hình thành phát triển ý thức pháp luậtcủa nhân dân đồng bằng song Cửu Long trong lịch sử chịu sự tác động các nhân tốkhách quan: điều kiện kinh tế và thiết chế làng xã; ảnh hưởng của tính đa dân tộc,
đa tôn giáo; tính cách người dân ở nơi đây đối với sự hình thành và phát triển ý thứcpháp luật Từ đó, tác giả cũng đã chỉ ra những đặc điểm sự phát triển ý thức phápluật của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long Đồng thời khẳng định, ý thức phápluật của nhân dân đồng bằng song Cửu Long tuy có phát triển, lối sống theo phápluật bước đầu hình thành, nhưng chưa vững chắc và chưa ổn định Qua đó, tác giảđánh giá thực trạng, những vấn đề đặt ra đồng thời đưa ra những quan điểm,phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao ý thức pháp luật của nhân dânđồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
“Lệ làng truyền thống với việc hình thành ý thức pháp luật cho nông dân Việt Nam thời kỳ đổi mới” (Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Văn Long, 2002).
Luận án đã phân tích một cách sâu sắc quá trình hình thành lệ làng và mối quan hệgiữa lệ làng với luật nước trong các giai đoạn lịch sử Trong thời kỳ đổi mới đấtnước hiện nay, lệ làng truyền thống vẫn tồn tại trong đời sống xã hội, điều đó có
Trang 35những tác động tiêu cực trong việc hình thành ý thức pháp luật: người nông dânsống quen với lệ làng, tập tục ít quan tâm đến pháp luật, làm hạn chế quyền bìnhđẳng, dân chủ, tư tưởng độc đoán, chuyên quyền, quan hệ họ hàng…ảnh hưởngkhông nhỏ đến việc thực thi pháp luật ở nông thôn Trên cơ sở đó, tác giả khẳngđịnh việc xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho nông dân trong giai đoạn hiệnnay là tất yếu khách quan Muốn làm được điều đó, cần phải có một hệ thống cácgiải pháp: đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường ở nông thôn nhằm phá vỡ tính biệtlập, khép kín ở làng xã, tiếp tục đổi mới kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở, đẩymạnh thực hiện quy chế dân chủ ở địa phương, nâng cao đời sống văn hóa tinh thầncho nông dân, nâng cao khả năng thực hành pháp luật cho nông dân Luận án là mộtcông trình khoa học có giá trị, với việc đề xuất những giải pháp trên sẽ góp phầnhình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật trong nông dân nhằm xâydựng xã hội trật tự, kỷ cương, tôn trọng pháp luật.
“Sự hình thành ý thức pháp luật và giải pháp nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta trong thời kỳ đổi mới” (Tác giả Đào Duy Tấn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2004) Thông qua cuốn sách này, tác giả đã đề cập tới: Tính quy luậtcủa sự hình thành ý thức pháp luật; những đặc điểm cơ bản của sự hình thành ý thứcpháp luật ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay Tác giả đã khẳng định: ý thức pháp luật là mộthình thái ý thức xã hội, nó ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của xã hội
có giai cấp Quá trình hình thành và phát triển của ý thức pháp luật tuân theo nhữngquy luật vốn có của nó, phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội và chịu sự tác độngmạnh mẽ của các hình thái ý thức xã hội khác Tác giả đã chỉ ra rằng: ý thức phápluật vừa là công cụ để giai cấp thống trị duy trì trật tự xã hội và địa vị thống trị củamình đồng thời vừa là thước đo đánh giá sự ổn định và phát triển xã hội Trong xuhướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì pháp luật đóng vai trò hết sức quantrọng đối với sự phát triển của toàn xã hội Do đó, việc xây dựng và bảo đảm hệthống pháp luật được thực thi trong xã hội nước ta là vấn đề then chốt được Đảng,Nhà nước đặc biệt quan tâm Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra giải pháp phải xâydựng ý thức pháp luật cho người dân trên cơ sở củng cố và gắn chặt với ý thức
Trang 36chính trị, ý thức đạo đức và truyền thống văn hóa của dân tộc Qua đó có thể thấyrằng, cuốn sách đã làm phong phú thêm quan niệm về ý thức pháp luật, về quá trìnhhình thành ý thức pháp luật Đồng thời cũng làm đa dạng hơn về những giải phápgóp phần nâng cao ý thức pháp luật cho người dân đáp ứng yêu cầu phát triển xãhội trong thời kỳ đổi mới.
“Giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay”
(Luận án tiến sĩ Quản lý Hành chính công của Trần Công Lý, 2009) Luận án đãluận bàn một cách sâu sắc cơ sở lý luận cũng như thực trạng của công tác giáo dục ýthức pháp luật cho cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay Trên cơ sở đó, luận án đãđưa ra quan điểm cũng như giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ýthức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay: giải pháp nângcao chất lượng của chủ thể, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục ý thứcpháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức; giải pháp nâng cao chất lượng và chấtlượng đảm bảo của giáo dục ý thức pháp luật về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáodục, khoa học - công nghệ, xã hội nhằm xây dựng những điều kiện tốt nhất chocông tác giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức nói riêng và mọi tầng lớpnhân dân nói chung Có thể nói, luận án đã đề xuất các giải pháp mang tính khả thinhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức pháp luật cho người dân nóichung Đồng thời luận án đã đóng góp quan trọng vào việc củng cố, nâng cao nhậnthức về giáo dục ý thức pháp luật Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị đối với tácgiả trong việc xây dựng một số giải pháp có tính hệ thống và đồng bộ nhằm nângcao hiệu quả công tác giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiệnnay
“Các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông (tại Thành phố Hồ Chí Minh)” (Luận án tiến sĩ Giáo dục học của Nguyễn Khắc
Hùng, 2009) Công trình đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về các biện pháp tổ chức giáodục pháp luật như khái niệm giáo dục pháp luật, biện pháp tổ chức giáo dục phápluật Luận án đã đánh giá chung công tác tổ chức giáo dục pháp luật trong trườnghọc và thực trạng tiến hành các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinhtrong trường trung học phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh Trên cơ sở đó, luận án
Trang 37pháp luật cho học sinh: nhóm biện pháp tác động vào nhận thức của các lực lượnglàm công tác giáo dục pháp luật; nhóm biện pháp về nội dung, chương trình giáodục; nhóm biện pháp về công tác quản lý Đây là công trình nghiên cứu có ý nghĩa
về giáo dục pháp luật, các biện pháp được nêu ra nếu được triển khai đồng bộ sẽgóp phần nâng cao chất lượng công tác tổ chức giáo dục pháp luật trong nhà trường
“Ý thức pháp luật với việc thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay” (Luận án tiến sĩ Triết học của Lê Xuân Huy, 2010) Từ việc luận bàn một cách
sâu sắc những lý luận chung về ý thức pháp luật, về thực trạng ý thức pháp luật ởnông thôn, luận án đã đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm phat huy vai tròcủa ý thức pháp luật trong việc thực hiện dân chủ ở nông thôn như: cần tiếp tục đổimới và hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về nông nghiệp, nông dân, nôngthôn; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân;đồng thời phải nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị gắn với việcthực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở ở nông thôn…Những giải pháp có tính hệ thốngtrên nếu được thực hiện một cách đồng bộ sẽ góp phần phát huy vai trò của ý thứcpháp luật trong việc thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay nhằm tạo ra
sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh CNH - HĐH ở nước ta
Như vậy, các công trình trên là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị đối với tácgiả trong việc làm rõ những vấn đề lý luận của YTPL và giáo dục ý thức pháp luật,vai trò cúa YTPL trong đời sống cũng như những thực trạng và các giải pháp nhằmnâng cao chất lượng giáo dục YTPL cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay
1.4 Đánh giá các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
Qua nghiên cứu các công trình khoa học ở trên có thể thấy rằng vấn đề YTPL
và giáo dục YTPL trong thời gian gần đây đã được đề cập một cách có hệ thống,được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau Các tác giả đề cập, đi sâu nghiên cứu vàlàm rõ cơ sở lý luận của ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật cũng nhưnhững thực trạng của công tác giáo dục pháp luật với những đối tượng khác nhau
Từ đó, các công trình đã đề xuất một số quan điểm, phương hướng và các giải pháp
có tính hệ thống nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ý thức pháp luật cho mọi tầng
Trang 38lớp nhân dân trong giai đoạn hiện nay Mặc dù vậy, cho đến nay vấn đề YTPL vàgiáo dục YTPL cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh là một vấn đề còn khá mới mẻ cả vềmặt lý luận và thực tiễn và chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách chuyên biệt và
cụ thể Do đó, việc làm sáng tỏ vấn đề này là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho tỉnhQuảng Ninh trong giai đoạn hiện nay Để thực hiện luận án, tác giả tiếp thu có chọnlọc kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học liên quan đến nội dung của
đề tài Đồng thời, trong luận án tác giả tập trung làm rõ một số nội dung cụ thể như:
Một là, nghiên cứu một số vấn đề lý luận về ý thức pháp luật, vai trò của ý
thức pháp luật, đặc điểm, mục đích, nội dung, phương tiện, hình thức giáo dục ýthức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh; những nhân tố tác động đến YTPLcủa sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay
Hai là, khảo sát thực trạng YTPL và thực trạng giáo dục YTPL cho sinh viên
tỉnh Quảng Ninh Trên cơ sở đó, luận án sẽ làm rõ những điều kiện đặc thù tác độngđến YTPL của sinh viên tỉnh Quảng Ninh
Ba là, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao YTPL và chất lượng
giáo dục YTPL cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay đáp ứngyêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh
Trang 39Chương 2
Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT
CHO SINH VIÊN HIỆN NAY 2.1 Ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay và vai trò của nó trong đời sống xã hội.
2.1.1 Vấn đề ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay
2.1.1.1 Khái niệm về ý thức pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy phạm xã hội có tính bắt buộc chung thể hiện ýchí của giai cấp thống trị quy thành luật và được bảo vệ bởi quyền lực nhà nước.Pháp luật luôn có tính giai cấp, được giai cấp thống trị sử dụng để xác lập và củng
cố trật tự những quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị đó Trongquá trình phát triển của lịch sử thì có các kiểu pháp luật tương ứng với các kiểu nhànước như: pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản, pháp luật XHCN
Trong nhà nước XHCN, pháp luật thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp côngnhân và nhân dân lao động, xác lập và bảo vệ các quyền lợi của nhân dân, là công
cụ sắc bén và có hiệu lực của nhân dân trong công cuộc xây dựng xã hội mới Đảngcộng sản Việt Nam rất quan tâm đến việc quản lý đất nước bằng pháp luật; củng cốnhững cơ sở pháp luật của đời sống xã hội; tăng cường pháp chế XHCN Điều 12,Hiến pháp năm 1992 của nước ta ghi rõ: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật,không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay thì ý thức pháp luật đangxây dựng là ý thức pháp luật XHCN được hình thành trên cơ sở sự đoàn kết giữacác tầng lớp trong xã hội, mà nòng cốt là giai cấp công nhân Việt Nam, giai cấpnông dân và tầng lớp trí thức do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhằm thực hiệnmục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Ý thức pháp luậtXHCN ở nước ta thể hiện và bảo vệ nền tảng kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mớiđất nước với cơ sở là nền KTTT định hướng XHCN, cơ sở đó chi phối tính chất và
xu hướng pháp triển của YTPL Về cơ bản, YTPL ở nước ta hiện nay thỏa mãnđược nhu cầu và lợi ích chính đáng của quảng đại quần chúng nhân dân, của quốcgia, dân tộc Việt Nam, phù hợp tiến bộ xã hội, phù hợp với tồn tại xã hội của một
Trang 40đất nước đang quá độ lên CNXH.
Ý thức pháp luật là tổng hợp những quan điểm, tư tưởng, học thuyết thể hiệnthái độ của con người, của nhóm xã hội, của giai cấp… đối với pháp luật, pháp chếcũng như quan điểm của họ về sự hợp pháp hay không hợp pháp Sự thể hiện tậptrung của ý thức pháp luật – một hình thái ý thức xã hội là hệ tư tưởng pháp luật.Tức là hệ thống các quan điểm pháp luật dựa trên lập trường khoa học và xã hộinhất định Ý thức pháp luật có những nội dung chủ yếu: sự hiểu biết về pháp luật;thái độ đối với pháp luật; khả năng thực hiện và vận dụng pháp luật Ý thức phápluật gắn bó rất mật thiết với văn hóa pháp luật và văn hóa nói chung Nâng cao ýthức pháp luật cho mọi thành viên trong xã hội, biến việc tuân thủ nghiêm chỉnhpháp luật thành niềm tin nội tâm của mỗi người là bộ phận cấu thành của giáo dục ýthức pháp luật XHCN đối với nhân dân lao động ở Việt Nam hiện nay Trong xã hộiViệt Nam, ý thức pháp luật thống trị là ý thức pháp luật của giai cấp công nhân ViệtNam và nhân dân lao động Cùng với sự pháp triển của xã hội Việt Nam, ý thứcpháp luật của giai cấp công nhân và nhân dân lao động sẽ trở thành một hệ thống tưtưởng và quan điểm pháp luật chung thống nhất trong toàn xã hội
YTPL được thể hiện thông qua toàn bộ những học thuyết, tư tưởng, quanđiểm, quan niệm của một chế độ xã hội, một nhà nước, một giai cấp, đảng phái vềbản chất và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội Trong đó, bản chất giai cấpcủa pháp luật chính là bản chất cơ bản quy định nội dung của pháp luật Pháp luật là
ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện thành luật lệ, do đó mỗi chế độ xã hội, mỗinhà nước chỉ có một hệ thống pháp luật của giai cấp nắm chính quyền, trong xã hội
có giai cấp đối kháng các giai cấp khác nhau lại có ý thức khác nhau về pháp luật,phản ánh và bảo vệ lợi ích của giai cấp mình Do đó, hiệu lực pháp luật khôngnhững phụ thuộc vào sức mạnh cưỡng chế của nhà nước mà còn phụ thuộc vào trình
độ hiểu biết pháp luật của xã hội
YTPL chịu ảnh hưởng trực tiếp của ý thức chính trị, bởi ý thức chính trị là ýthức của giai cấp cầm quyền, đây là một quy luật tất yếu vì đường lối chính trị được
cụ thể hóa thông qua luật pháp Trong mối quan hệ giữa YTPL và ý thức đạo đức, thì
ý thức đạo đức hình thành trước YTPL, cả hai hình thái ý thức này đều nhằm điều