1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo biên phòng với chủ đề bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia (khảo sát từ năm 2001 đến năm 2003)

107 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 6,37 MB

Nội dung

Trang 1

D LA 46

Bữứiz DỤC - ĐẢO TẠO HỌC VIÊN CHÍNH TRI QUỐC GIA HO CHE MINH

ˆPHÂN VIÊN BẢO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHÙNG QUỐC VIỆT a

BÁO BIÊN PHÒNG VỚI CHU ĐỀ BẢO VỆ

cal QUYEN AN NINH BIEN GIGI QUOC GIA 2001 đến 2003)

(Khao sat ta nam

` LUAN VAN THAC SI BAO CHi

HA NOI - 2004

Trang 2

#71

4 46

“BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHAN VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

PHÙNG QUỐC VIỆT

BAO BIEN PHONG VOI CHU DE BAO VE

Trang 3

Trang MO ĐẦU # NOI DUNG 8 Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung bN‹ na a ŒầẲẢ 8

1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề bảo vệ

chủ quyền lãnh thổ, an ninh BGQC c«enerecerkeerie 14

1.3 Báo chí nước ta với chủ đề bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG 18

Chương 2: Báo Biên phòng với những đóng góp trong sự nghiệp

bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG 2.1 0d ác 1n 30 2.2 Nội dung và phương pháp điều tra khảo sắt .cc scc-cceee 31 2.3 Kết quả Khảo sất «c0 171421111156 35 2.4 Tóm lược một số nội dung chính được phản ánh trên báo Biên phòng trong 3 năm (2001 - 2003) TH 43 2.5 Ý kiến của một số vị lãnh đạo và các nhà quản lý báo chí đối với báo Biên phòng - -s- << + ng HH 81891381181101211710 011 61

Chương 3: Những tôn tại và giải pháp khắc phục để báo Biên phòng làm tốt hơn nhiệm vụ trong thời gian tới

3.1 Những thách thức và nhiệm vụ trước mắt của việc bảo vệ chủ

quyển ANBGQG cceerriieiiirrrrrrrrrirerirriiriieee 64

ˆ”3.2 Những tồn tại của báo Biên phòng -sccssccessee " 75

3.3 Những giải pháp khắc phục - «-scsSnet re 86

đ KT LUN - ccrcrrr ree "ơ - 98 + NHỮNG CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƯỢC CÔNG BỐ 102

Trang 4

NHŨNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

APEC Tổ chức hợp tác về kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

ANBGQG An ninh biên giới quốc gia

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á

BGQG Biên giới quốc gia

BTL Bộ tư lệnh

BĐBP Bộ đội Biên phòng

CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CANDVT Công an nhân dân vũ trang

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

WTO Tổ chức thương mại thế giới

Trang 5

mấy nghìn năm qua là lịch sử liên tục đấu tranh quyết liệt để bảo vệ từng tấc

đất biên cương, bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ Để có được lãnh thổ

Việt Nam trải đài từ cao nguyên Đồng Văn đến mỗi Cà Mau như hôm nay, biết bao thế hệ người Việt Nam đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương - một cuộc chiến đấu diễn ra liên tục tuy thầm lặng nhưng không kém phần gay go, quyết liệt

Trong một quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, bảo vệ chủ quyền ANBGQG luôn luôn được coi là nhiệm vụ thiêng liêng và quan trọng Hơn nữa, biên giới là vấn đề nhạy cảm, phức tạp; vì vậy mà nhiệm vụ này thực chất là một cuộc đấu tranh khó khăn, gian khổ và trường kỳ

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã biết vận dụng một cách sáng tạo học thuyết quân sự

Mác-Lênin về bảo vệ chủ quyền, ANBGQG; đồng thời biết kế thừa và phát

huy những kinh nghiệm về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của các thế hệ đi trước Sự kết hợp hai yếu

tố đó đã giúp Đảng ta giải quyết thành công vấn đề xây dựng một đường biên

giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu đài với các quốc gia láng giêng

Hoạt động bảo vệ chủ quyền, ANBGQG không chỉ của riêng lực lượng BĐBP mà là của toàn dân, của mỗi thành viên trong xã hội Hoạt động này diễn ra lúc sôi động, lúc trầm lắng nhưng đa dạng, phong phú và không ngơi

Trang 6

-4

nhiều nhân tố, trong đó báo chí có đóng góp một phần nhỏ Chính báo chí,

trong đó có tờ báo Biên phòng đã tích tực tuyên truyền cổ động cho phong

trào toàn dân tham gia bảo vệ biên giới; phổ biến đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; cổ vũ động viên những điển hình trong củng cố cơ sở chính trị, trong đấu tranh chống các thế lực thù địch và các loại tội phạm biên giới; tuyên truyền giáo dục tình đoàn kết hữu nghị giữa quân đội và nhân dân các nước; tư vấn giúp cho các cơ quan Đảng, Nhà nước thực hiện sự lãnh đạo, điều hành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia Vì vậy, tìm hiểu hoạt động của báo chí nói chung, báo Biên phòng nói riêng trong việc tham gia xây dựng, bảo vệ chủ quyền ANBGQG vừa mang

tính lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc

Vì những lý do trên, hơn nữa là một nhà báo - chiến sĩ từng nhiều năm gắn bó với BĐBP, tôi quyết định chọn đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành

báo chí là: “Báo Biên phòng với chủ đề bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới

quốc gia” (Khảo sát từ năm 2002 đến 2003)

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Chủ đề báo chí với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ANBGQG đã được nhiêu

tác giả nghiên cứu với nhiều cấp độ, nhiều góc độ khác nhau và đã đạt được một số kết quả quan trọng về mặt khoa học

Bảo vệ chủ quyền ANBGQG là một đề tài khá hấp dẫn song mới chỉ đẻ

cập “thoảng qua” trong một số công trình tổng kết, lịch sử như “Lịch sử BĐBP”, “Công tác Đảng, công tác chính trị trong BĐBP” Trong quá trình

thực hiện luận văn, tác giả dựa vào các tác phẩm kinh điển Mác - Lênin; các

tác phẩm lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh Các văn kiện, bài nói, bài viết

của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, cán bộ quản lý báo chí liên

quan đến sự chỉ đạo báo chí nói chung, báo Biên phòng nói riêng Tuy nhiên, nguồn tài liệu này cũng mới chủ yếu thiên về mặt lý luận; chính vì vậy mà tác

Trang 7

BDBP, dac biệt là khai thác tối da các số liệu báo Biên phòng xuất bản trong

những năm 2001 - 2003 Trong các địp kỷ niệm ngày truyền thống BĐBP và

ngày báo Biên phòng ra số đầu tiên đều có một số bài viết của các tướng lĩnh, các vị lãnh đạo, các nhà khoa học, lão thành và các cộng tác viên để cập đến quá trình hình thành và phát triển, cũng như vai trò của báo Biên phòng đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ANBGQG Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa

có một công trình chuyên khảo nào đi sâu tìm hiểu một cách toàn điện và mang tính hệ thống về tờ báo này Như thế, tác giả của luận văn vừa có thuận

lợi là kế thừa được một phần kết quả khảo cứu của các tác giả đi trước; nhưng

lại cũng gặp khó khăn trong quá trình sưu tầm, tập hợp và xử lý tư liệu để xây dựng luận văn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ø Đối tượng:

Luận văn nghiên cứu làm rõ quá trình xây dựng, hoạt động và vai trò của báo Biên phòng trong những năm 2001 - 2003 thời kỳ đổi mới

Ngoài ra, luận văn còn làm rõ một số nét mang tính đặc thù của báo Biên phòng trên cơ sở phân tích, so sánh với một số tờ báo khác trong quân đội

® Phạm vỉ:

Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn trong khoảng thời gian từ

2001 - 2003 Đây là khoảng thời gian ngắn so với lịch sử hơn 45 năm xây

dựng và phát triển của báo Biên phòng (1959 - 2004) Song, sở đĩ tác giả chọn khoảng thời gian này vì đây là thời điểm mà báo Biên phòng bộc lộ rõ nét nhất những thành tựu cũng như những hạn chế của nó trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và tuân thủ tôn chỉ, mục đích của mình

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

e Mục đích:

Luận văn nhằm tái hiện hoạt động và vai trò của báo Biên phòng với vấn

Trang 8

-6-

Ở một chừng mực nhất định, tác giả luận văn cố gắng rút ra những bài

học kinh nghiệm, trên cơ sở đó nêu một số để xuất mang tính giải pháp trong công tác lãnh đạo, quản lý và hoạt động của báo Biên phòng nhằm cải tiến, điều chỉnh đưa tờ báo ngày càng hoàn thiện hơn cả về nội đung lẫn hình thức; đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần ngày càng cao của quân đội, mà

trước hết là BĐBP và toàn xã hội e Nhiệm vụ:

Luận văn tái hiện hoạt động của báo Biên phòng trong thời kỳ 2001 - 2003 Phân tích làm rõ vị trí, vai trò và thực trạng công tác tuyên truyền của báo Biên phòng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, ANBGQG Nghiên cứu đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng báo Biên phòng

5 Phương pháp nghiên cứu:

e Về phương pháp luận: Tác giả vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng cũng như dựa trên cơ

sở quan điểm và đường lối của Đảng ta về vấn đề chủ quyền, an ninh biên giới

quốc gia để đi sâu nghiên cứu các nội dung lién quan tới đề tài

s Về phương pháp chuyên ngành: Tác giả sử dụng phương pháp tổng

hợp, thống kê và phân tích là chủ yếu Ngoài ra, ở một chừng mực nhất định,

tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp chuyên gia để bổ sung vào những mảng trống mà các tư liệu thành văn không phản ánh hết, hoặc phản ánh một cách phiến điện, thiếu chuẩn xác; phương pháp so sánh để

thấy được những đặc trưng cơ bản và sự phát triển của báo Biên phòng 6 Đóng góp mới của luận văn

- Luận văn trình bày tương đối đầy đủ, có hệ thống về một loại hình báo chí đặc thù của lực lượng vũ trang trong những năm 2001 2003,

Trang 9

- Đề xuất được một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và vai trò

của báo Biên phòng trong tình hình mới

Được như vậy, hy vọng luận văn sẽ góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam hiện đại nói chung, báo chí lực lượng vũ trang nói riêng

7, Kết luận của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương:

s Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung

e Chương 2: Báo Biên phòng với những đóng góp trong sự nghiệp bảo

vệ chủ quyền ANBGQG

s Chương 3: Những tôn tại và giải pháp khắc phục để báo Biên phòng

Trang 10

-8- NOI DUNG Chuong 1 MOT SO VAN DE LY LUAN CHUNG 1.1 KHÁI NIỆM

Cùng với sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam, ý thức về

độc lập và chủ quyền quốc gia là một trong những nhân tố cốt lõi tạo nên sức mạnh biên phòng của đất nước Ý thức đó được hình thành từ thời Văn Lang - Âu Lạc, được thử thách khá nghiệt ngã hơn 10 thế kỷ dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc Những giá trị truyền thống đó không ngừng được nâng cao trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của đân tộc, góp phần tạo nên nền biên phòng Việt Nam có tính nhân văn ngày càng sâu sắc Trải qua quá trình đấu tranh xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước của

mình, dân tộc ta càng đoàn kết, ý thức về độc lập dân tộc và chủ quyền quốc

gia ngày càng được củng cố

1.1.1 Khái niệm về BGQG

BGQG của Việt Nam được hình thành và dần dần xác định, từng bước ổn định theo quá trình dựng nước và giữ nước Nó mang đậm tính lịch sử của quá trình giữ vững bờ cõi BGQG nói chung đều có tính lịch sử; đồng thời cũng

mang nhiều nội dung mới, phát triển mới của thời đại

Theo Dai từ điển tiếng Việt ®GQG là đường xác định giới hạn phạm vỉ

chủ quyền của một quốc gia đối với vùng dat va long dat phía dưới; vùng biển,

đáy biển, lòng đất dưới đáy vùng biển đó và khoảng không chiếu thẳng từ

vùng đất và vùng biển đó” [29; 157]

Đồng thời căn cứ vào lý luận và thực tiễn quản lý bảo vệ BGQG, Luật

Trang 11

Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ

đất liên, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo

Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước CHXHCN Việt

Nam”[10;8]

BGQG là một phạm trù lịch sử Sự ra đời BGQG gắn liên với sự ra đời

của Nhà nước Khi các quốc gia cổ đại đầu tiên ra đời, giữa các quốc gia có

phần lãnh thổ vô chủ (terra nuÏlius) thường là những chướng ngại vật tự nhiên

như: Rừng núi, sa mạc, sông hồ Phần lãnh thổ vô chủ đó gọi là miền biên giới hay miền biên thùy - hình thức sơ khai đầu tiên của BGQG (biên giới

vùng)

Cùng với việc hình thành Nhà nước Nô lệ, Phong kiến các quốc gia

không ngừng củng cố và mở rộng lãnh thổ của mình Lãnh thổ vô chủ dần dần

bị thu hẹp lại, lãnh thổ giữa các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau dẫn tới đường biên giới (biên giới đường) Các đường biên giới đầu tiên thường nằm trùng với ranh giới các công xã, làng mạc, thành phố hay bức thành, con sông,

suối, vách đá và có chức năng chủ yếu để phân chia lãnh thổ trên mặt đất San này cùng với sự phát triển của xã hội nhất là yêu cầu phát triển về kinh tế,

thương mại, quân sự, sự gia tăng dân số và trình độ khoa học công nghệ ngày

càng tiên tiến, lãnh thổ quốc gia không ngừng được mở rộng ra hướng biển,

lên không trung và xuống lòng đất Biên giới đường đã dần dần chuyển sang biên giới mặt kết hợp với đường và vùng Trong mọi thời kỳ, tổ tiên ta luôn nhận thức biên giới là Đhên dậu ”; “cổ họng ”là 'guan yết ” của đất nước

1.1.1.1 Biên giới quốc gia, bao gồm đường và mặt thẳng đứng đi qua

Trang 12

~10-

Biên giới trên bộ gồm đường và biên giới trên đất liền, trên đảo, trên

sông, hồ, biển và nội địa Biên giới trên biển là đường ranh giới phía ngoài của

lãnh hải do quốc gia ven biển thiết lập phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế Biên giới lòng đất là mặt phẳng xác định đựa trên đường biên giới trên bộ

và đường biên giới trên biển của quốc gia kéo dài đến tâm quả đất Biên giới

trên không là biên giới vùng trời của quốc gia

Theo tập quán quốc tế, BGQG được xác định theo địa hình (sông, suối, núi ), hình học (đoạn thẳng, đường thẳng nối các điểm đã xác định, thiên văn kinh tuyến, vĩ tmryến) Xác định BGQG theo phương pháp nào là căn cứ tình

hình cụ thể của từng khu vực do các chính phủ có chung đường biên giới

quyết định

1.1.1.2 Suda dang hóa về khái niệm biên giới

Khái niệm biên giới nẩy sinh để đánh dấu giới hạn chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia, về sau khái niệm đó đa đạng hóa theo nhu cầu chính trị, kinh tế, tôn giáo Có hai loại biên giới, đó là biên giới hữu hình như biên giới

địa lý trên đất liền, có loại biên giới vô hình, nghĩa là không có hình thù cụ thé như biên giới trên không Tuy vậy, do những lý do địa lý, chính trị và tham

vọng mở rộng quyền lợi ảnh hưởng, nhiều nhà chính trị, địa lý đã mở rộng

khái niệm biên giới địa lý hữu hình truyền thống thành những lĩnh vực mới như biên giới văn hóa, biên giới tộc người, biên giới kinh tế, biên giới ngôn ngữ cũng được coi như biên giới vô hình, biên giới mềm Người đầu tiên

dùng danh từ “biên giới mềm” là nhà sử học Pháp Ernest Lavisse Theo ông,

Trang 13

Thôi Húc Thần viết quyển: Cuộc đấu tranh giành giật biên giới mêm, nội

dung chủ yếu là phải giữ biên giới sinh tồn của mình, nghĩa là làm cho biên giới sức mạnh của mình mạnh hơn biên giới địa lý, giành giật được 'biên giới

mêm ” để tiến hành “chiến tranh mềm ” không đánh mà thắng, và “chiến tranh

mềm ” là lợi dụng wu thế kinh tế, khoa học kỹ thuật nhằm vào lúc đối phương

gặp khó khăn mà “nhẹ nhàng xâm nhập biên giới mềm” của đối phương, rồi

theo phương thức vết dầu loang mở rộng biên giới của mình

1.1.2 Chủ quyền ANBGQG:

Biên giới là cửa ngõ, là tuyến đầu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nơi

thực hiện giao lưu và hợp tác quốc tế

Vùng biên giới có tài nguyên phong phú, có nhiều khả năng phát triển công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ, do đó, vùng biên

giới có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an

ninh, đối ngoại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

1.1.2.1 Về mặt an ninh - quốc phòng

Vùng biên giới đất liên, biển - đảo là vị trí tiền tiêu của Tổ quốc, tuyến

đầu trong thế trận quốc phòng - an ninh Trong thời bình - là nơi đấu tranh chống mọi vi phạm BGQG, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và BGQG; chống gián điệp, tình báo, các bọn phản động, các loại tội phạm khác, các hoạt động của bọn phản động trong và ngoài nước xâm nhập biên giới Trong thời chiến là nơi trực tiếp đầu tiên chống hoạt động xung đột vũ trang, gián điệp biệt kích, hoạt động phi vũ trang; báo động nổ súng chiến đấu chống xâm lược và các hoạt động phá hoại của địch

Vùng biển và hệ thống đảo, quần đảo mở rộng không gian của đất liên

Trang 14

-12-

Vùng núi với địa hình hiểm trở, ven biển có nhiều cửa sông, cửa lạch ra vào, tạo thuận lợi cho thế trận phòng thủ và thế chiến lược trong mọi cuộc đấu

tranh cách mạng Tuy nhiên, các tuyến biên giới, biển - đảo cũng là nơi kẻ địch dễ lợi dụng bố trí lực lượng cài cắm, nhen nhóm để thâm nhập nội địa, phá hoại cách mạng nước ta

1.1.2.2 Về mặt kinh tế, văn hóa - xã hội

Vùng biên giới, biển - đảo của Việt Nam là nơi tập trung nhiều tài nguyên, khoáng sản, lâm, thổ sản, thủy sản có khối lượng và giá trị lớn trong

nền kinh tế quốc dân, là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước, đồng

thời cũng là tuyến đầu đấu tranh chống các hoạt động xâm nhập phá hoại kinh tế, tài nguyên, môi trường, chống xâm nhập văn hóa độc hại vào các vùng biên

giới Nơi có tiềm năng xây dựng, phát triển kinh tế tại chỗ góp phần cùng với sự phát triển chung của đất nước, tạo cơ sở vật chất vững chắc cho sự nghệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Vùng núi là nơi có nhiều đân tộc thiểu số, vùng ven biển tập trung nhiều khu dân cư, đô thị sầm uất, là nơi có nền văn hóa đa dạng phong phú; đồng

thời cũng là nơi có đặc thù phân bố dân cư, dân tộc, tôn giáo, mật độ dân cư và dân trí không đều Có nhiều lợi thế trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc song cũng là nơi bọn thà địch dé lợi dụng để chống phá cách mạng

1.1.2.3 Về quan hệ đối ngoại

BGQG là cửa ngõ quan hệ giao lưu quốc tế, là bộ mặt của đất nước thể

hiện chủ quyền của nước CHXHCN Việt nam, là nơi giao lưu tiếp xúc về kinh

tế, văn hóa - xã hội giữa nước ta với các nước láng giểng và quốc tế

Nơi quan hệ trực tiếp giữa lực lượng bảo vệ biên giới nước ta với nước

lang giéng để bảo vệ và duy trì việc thực hiện các hiệp định, hiệp ước về biên

Trang 15

phát triển Mỗi cử chỉ, lời nói, hành động ở nơi đây đều có ảnh hưởng tới mối

quan hệ đối ngoại của đất nước

1.1.3 Lực lượng chuyên trách bảo vệ BGQG:

Là một tổ chức được giao nhiệm vụ chuyên trách quản lý, bảo vệ BGQG

do nhà nước xác định đựa trên cơ sở truyền thống, tính chất, đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ BGQG và trạng thái đất nước (thời bình, thời chiến)

Lực lượng chuyên trách bảo vệ BGQG hiện nay của nước CHXHCN Việt

Nam là BĐBP (từ 1959 - 1979 là lực lượng CANDVT) được tổ chức theo hệ

thống đọc, trực thuộc Bộ Quốc phòng

Bảo vệ chủ quyển ANBGQG, là sự vận dụng tổng hợp linh hoạt, các hình thức, biện pháp và các lực lượng với vai trò nòng cốt, chuyên trách của BDBP

nhằm duy trì giữ gìn biên giới quốc gia, trên đất liền, trên sông hồ, trên biển -

(giữ vững cột mốc biên giới, dấu hiệu đường biên giới, các công trình liên quan đến ANBGQG .), bảo đảm cho các quyền tối cao của quốc gia (lập

pháp, hành pháp, tư pháp, quyết định về chính trị, kinh tế, văn hóa, quyền tự

do và độc lập trong các quan hệ quốc tế ) được tôn trọng, chống lại sự xâm phạm nhằm giữ vững sự yên ổn về chính trị, lành mạnh của hệ thống các quan

hệ xã hội, giữ vững pháp luật, chủ quyền nhà nước, ANBGQG, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới

Bảo vệ chủ quyển ANBGQG là nhiệm vụ của toàn xã hội, của cả hệ

thống chính trị, của tất cả các cơ quan, ban ngành, dân, chính đảng, trong đó

BĐBP là lực lượng chuyên trách, nồng cốt

Cơ sở để bảo vệ chủ quyền ANBGQG là pháp luật trong nước, pháp luật quốc tế, tập quán và thông lệ quốc tế, các hiệp định, hiệp nghị ký kết với các nước láng giểng, pháp luật của nhà nước, qui chế về khu vực biên giới và hệ

Trang 16

-14-

Tất cả những quan miệm, khái quát, về bảo vệ chủ quyền ANBGQG khi nghiên cứu đều có xuất phát cơ bản và nền tẳng từ những quan điểm và sự chỉ

đạo của Đảng và Nhà nước ta Suốt mấy chục năm qua Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo đạt được nhiều thành tựu vĩ đại, trong đó có thành tích rất lớn về bảo vệ chủ quyền ANBGQG

1.2 QUAN DIEM CUA DANG VA NHA NUGC TA VE BAO VE

CHU QUYEN LANH THO, AN NINH BIEN GIGI QUOC GIA

Trong suốt 4000 năm đựng nước và giữ nước, ông cha ta đã liên tục đấu tranh anh dũng, kiên cường bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia Từ ngàn xưa, cha ông ta vô cùng coi trọng vấn đề bảo vệ biên giới Coi biên giới là “phên dậu”, là “cổ họng” quan yếu của đất nước phải được bảo vệ nghiêm ngặt Từ thời Hùng Vương, dân tộc ta đã ra sức bảo vệ chủ quyền và mở mang bờ cõi Thời Hai Bà Trưng (năm 43 sau Công nguyên) cũng chú ý phòng giữ biên ải

Nhà Lý dùng chính sách “Nhu viễn” (mềm dẻo phương xa) để quản lý lãnh

thổ và cư dân miễn núi thông qua các tù trưởng, đồng họ lớn tại địa bàn biên giới Chính sách ràng buộc của nhà Lý tạo ra một lực lượng biên phòng tại chỗ

hùng hậu để bảo vệ BGQG

Thời Trần, triều đình thường cử các tướng lĩnh giỏi đi trấn giữ các miễn biên giới quan trọng như: Trần Quốc Tuấn, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Tang

v.v Chiéu van vương Trần Nhật Duật - người có công lớn bình ổn vùng biên giới Tây Bắc, đã cùng tù trưởng Trịnh Giác Mật “uống rượu bằng mũi, ăn bốc

bằng tay”, theo tập tục địa phương để thuyết phục tù trưởng này về với triểu đình bảo vệ lãnh thổ phía Tây Bắc Tổ quốc

Nhà Lê (thời hậu Lê) có nhiều biện pháp kiên quyết về quân sự, mềm mỏng về ngoại giao, tranh thủ tích cực các tù trưởng để cùng nhau bảo vệ biên

giới Chính sách này tạo nên sự ổn định vững bền nơi biên giới, hải đảo xa xôi

Trang 17

“Biên phòng hảo vị trù phương lược

Xã tắc ưng tu kế cửu an ”

(Có nghĩa là: Biên phòng cần có phương lược tốt! Đất nước nên lo kế lâu đài) (21; 322 - 323]

Lê Thánh Tông cũng từng nêu: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ

nào lại nên vứt bỏ ” [8; 462]

Đến thời vua Quang Trung, ông khẳng định rõ về công tác biên phòng:

“Trong khoảng vũ trụ, trời nào sao ấy, đều đã phân định rõ ràng Phương

Nam, Phương Bắc, chia nhau mà cai trị” [16; 259]

Ông lại nói: “Một thước đất, một người dân bốn bề là giáp ranh những

đâu, đã có sách chép rõ” [3; 313]

Trong lịch sử bảo vệ chủ quyền ANBGQG, cha ông ta luôn coi “Thế

nước” hùng mạnh là vấn để rất cơ bản để giữ gin, bao vệ đất nước, bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc

Thế nước hùng mạnh thời Lê Đại Hành, khiến người Tống phải kiêng dè; thế nước thời Lý khiến nhà Tống phải trả lại cho nước ta nhiều đất đai, biên

giới do nhà Tống lấn chiếm; thế nước thời Trần khiến quân Nguyên Mông

tháo chạy nhục nhã Thế nước thời Lê sơ khiến cho man di 4 cõi đều phục và nhà Minh không dám xâm lấn biên cương nước ta; thế nước thời Quang Trung tạo cho nước ta thực hiện chính sách vừa răn đe, vừa hữu hảo với nhà Thanh ở vùng đất biên giới và đòi được vùng đất của ta do nhà Thanh lấn chiếm

Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn trân trọng những giá trị của lịch sử và kế thừa truyền thống bảo vệ biên cương của ông cha ta từ hàng nghìn năm qua Vì vậy, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ANBGQG luôn được Đảng và Bác Hồ coi đây là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu

Chính vì tầm quan trọng hàng đầu của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh NBGQG mà ngày 15-03-1961 khi Hồ Chí Minh đến thăm bộ đội Hải

Trang 18

- l6 -

có ngày, có trời, có biển, bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ lấy nó”

(9; 608] Cho nên, khi ra thăm đảo Cô Tô, Hồ Chí Minh đã dành cho nhân

dân một vinh dự lớn, đồng ý cho nhân dân đảo Cô Tô được xây dựng tượng đài của Người trên đảo Đó là tình cảm to lớn mà Hồ Chí Minh đã giành cho nhân dân vùng biên giới xa xôi Nhưng đó cũng là ý thức về chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc mà Người rất thấm nhuần

Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng vấn để bảo vệ chủ quyển ANBGQG Đảng ta coi đây là vấn để sống còn của đất nước nên coi nhiệm vụ này là hàng đầu Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết,

quyết định về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế BĐBP Ở đó, chúng ta dễ dàng

tìm thấy điểm nối giữa tư tưởng Hồ Chí Minh về CANDVT trước đây với những tư tưởng lớn chỉ đạo Đảng ta về BĐBP sau này Ví dụ: Tại Điều 1,

Pháp lệnh BĐBP nói về việc củng cố và xây dựng BĐBP ghi rõ: “BĐBP là

một lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng của Nhà nước CHXHCN Việt

Nam, là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt

chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh trật tự trên biên giới quốc gia, trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và tại các cửa

khẩu theo phạm vi, nhiệm vụ do pháp luật quy định và là một lực lượng thành viên trong các khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới” [17; 355]

Nội dung này cũng giống như những vấn để mà Hồ Chí Minh nêu ra nhân ngày lễ thành lập lực lượng CANDVT trước đây

Dang và Nhà nước đã lãnh đạo sát sao vấn để bảo vệ chủ quyền

ANBGQG Sự lãnh đạo đó thông qua các nghị quyết, chủ trương chính sách Điều đó nói lên tầm nhìn rộng lớn, bao quát của Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đối với công tác biên phòng

Trang 19

bởi vì: “Miền núi chiếm 1/5 tổng số nhân dân nước ta Miền núi chiếm 2/3 tổng số diện tích nước ta và có hơn 3.000 cây số biên giới Tục ngữ ta có câu “Rừng vàng, biển bạc”, câu đó rất đúng Miễn núi có tài nguyên phong phú,

có nhiều khả năng để mở mang nông nghiệp và công nghiệp Những điều đó nói rằng miễn núi có một địa vị cực kỳ quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc

phòng của cả nước ta” [13; 60§]

Pháp lệnh BĐBP cũng khẳng định: “Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh trong thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân ở khu vực biên giới” [17; 357]

Đẳng và Nhà nước ta luôn coi vấn để bảo vệ chủ quyền ANBGQG là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta Vấn để này luôn được Đảng ta khẳng định trong các nghị quyết Có thể nói nhiệm vụ bảo vệ an ninh ANBGQG xuyên suốt trong các nghị quyết của Đảng về BĐBP và công tác

bảo vệ biên giới Nghị quyết 1 1/NQTƯ ngày 08-08-1995 của Bộ Chính trị nêu

rõ: “Liên hệ chặt chẽ với quần chúng, dựa vào quần chúng để thực hiện nhiệm vụ, đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân vùng biên giới tăng cường đoàn kết dân tộc, thực hiện các chủ trương và chương trình kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước, tích cực xây đựng cơ sở chính trị, xây đựng nền biên phòng toàn

dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh gắn với thế trận quốc phòng

toàn dân và thế trận an ninh nhân dân trên vùng biên giới” [L; 3]

Sự nghiệp đổi mới của Việt Nam được khởi nguồn từ tư tưởng Hồ Chí

Minh, diễn ra trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, trong điều kiện hiện nay việc chúng ta chủ động mở cửa hội

nhập phải đi đôi với tăng cường canh cửa, gác cửa /

Trang 20

- 18 -

đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng

Trước tình hình đó, Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng

định: “Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh

thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên” [7; 40]

Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, hơn 45 năm qua, BĐBP luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam Để sự nghiệp bảo vệ chủ quyền ANBGQG trong thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm làm cho công tác biên phịng khơng ngừng lớn mạnh, hồn thành tốt mọi nhiệm vụ, góp phần xứng đáng vào việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, chúng ta cẩn quán triệt, vận dụng sáng tạo quan điểm cách mạng và

khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác

biên phòng

1.3 BÁO CHÍ NƯỚC TA VỚI CHỦ ĐỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN ANBGQG:

1.3.1 Tuyên truyền bảo vệ chủ quyền ANBGQG là nhiệm vụ chung của báo chí:

Báo chí nước ta vừa là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của các đoàn thể,

vừa là diễn đàn của nhân dân - qua đó nối kết Nhà nước với quần chúng, là

cầu nối kết giữa Đảng với nhân dân, là kênh liên hệ giữa dân với Đảng Đảng luôn coi trọng công tác tuyên truyền báo chí, coi báo chí là công cụ sắc bén ~ trong công tác tư tưởng của Đảng, là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hoá

“Báo chí, xuất bản đã góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của đân

tộc, truyền thống cách mạng; tuyên truyền quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện và phần ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; những vấn để bức xúc trong đời sống; kiên quyết đấu

tranh chống tham những, quan liêu, lãng phí và sự suy thoái đạo đức, lối Sống;

Trang 21

trào thi đua yêu nước, biểu dương nhân tố mới và điển hình tiên tiến trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ

quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Báo chí và xuất bản tiếp tục làm sáng tỏ nền

tang tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; góp phần tổng kết thực tiễn, làm phong phú và cụ thể hoá đường lối của Đảng” [2; 23]

Việc Đảng lãnh đạo báo chí không có nghĩa là làm cho báo chí mất đi tính công khai, dân chủ, biến báo chí thành công cụ hô hào một cách xáo mòn Xét về mặt bản chất chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của

giai cấp công nhân, của tầng lớp trí thức và toàn thể nhân dân lao động, vì vậy, lợi ích của Đảng gắn liền với lợi ích chung của dân tộc, do đó, việc Đảng lãnh

đạo báo chí cũng xuất phát vì mục đích làm cho báo chí phục vụ tốt lợi ích

chung của xã hội Điều này thể hiện cụ thể qua các văn kiện của Đảng qua các

thời kỳ lịch sử, nhất là sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công (1945),

Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời đã công bố các quyền cơ bản của công dân Hiến pháp 1946 lần đầu tiên ghỉ nhận quyền tự do báo chí, đồng thời phủ nhận chế độ kiểm duyệt do thực dân Pháp đặt ra nhằm kiểm soát quyền tự do báo

chí Như vậy, sự khác biệt cơ bản giữa báo chí trong chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ tư bản chủ nghĩa chính là bản chất đân chủ của báo chí

Các thế lực phản động phương Tây thường công kích là báo chí nước ta mất dân chủ Chúng cho rằng, báo chí đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng thì

không thể phát huy dân chủ, không thể tự do ngôn luận được” Thực ra, cái

gọi là “tự do báo chỉ” của phương Tây chỉ là thứ tự do, đân chủ giả hiệu Đó là thứ “tự do” bới móc đời tư của công dân, tự do “nói bậy, chửi bậy”, tự do đưa ra những câu chuyện ly kỳ, thêu đệt vì mục đích câu khách Tức là, để thoả mãn sự “tự do” của mình, báo chí phương Tây đã đánh đổi quyển dân chủ và - tự do của người khác Vả lại, các toà báo ở phương Tây đều do những ông chủ

Trang 22

-20-

mại, hoặc để bảo vệ quyền lợi cho một bộ phận xã hội thì làm sao đảm bảo

tính khách quan, dân chủ cho toàn xã hội được

Ở nước ta, như trên đã dé cập, báo chí là diễn dan của nhân dân, nhân

dân được quyền phản ánh tâm tư nguyện vọng của họ qua báo chí trong khuôn

khổ pháp luật, như vậy mới thực sự là dân chủ, là tự đo báo chí

Thực tế cho thấy, nhờ có sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí đã tạo nên

một đời sống báo chí hết sức sôi động Từ khoảng 200 đầu báo vào cuối

những năm 80 của thế kỷ XX, đến nay, trong toàn hệ thống báo chí Việt Nam đã có trên 600 tờ báo Đội ngũ nhà báo và những người làm việc trong lĩnh vực báo chí, xuất bản tăng nhanh Các nhà báo chuyên nghiệp hiện có gần 12.000 người, trong đó 78% có trình độ từ đại học trở lên Nội dung báo chí trở nên phong phú, có tính thời sự hơn nhiều so với trước, khẳng định được chức năng làm diễn đàn cho nhân dân tham gia vào công cuộc xây đựng, đổi mới đất nước Báo chí đã ngày càng bám sát, phản ánh kịp thời, chân thực các

vấn đề nảy sinh, tồn tại trong xã hội, để xuất các chính sách, chủ trương mới, cổ vũ động viên nhân dân tiếp tục đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế - xã

hội, mở rộng quan hệ đối ngoại Song, một vấn để không thể phủ nhận, đó là lúc nào, nơi nào Đảng lơ là trong công tác lãnh đạo báo chí, thì báo chí còn

bộc lộ một số điểm hạn chế

Để tiếp tục khẳng định vị trí của báo chí trong thời kỳ đổi mới, tiếp tục

tạo ra những tác động tích cực cho công cuộc xây đựng, phát triển đất nước, điều quan trọng nhất đối với hệ thống báo chí là phải tiếp tục nâng cao không ngừng chất lượng báo chí cả về nội dung và hình thức Muốn vậy, càng cần phải tăng cường sự lãnh đạo và quản lý của Đảng với báo chí theo quan điểm

Trang 23

Vấn đề đặt ra là, trong nền kinh tế thị trường, các tờ báo gần như hoạt

động theo kiểu “lấy thu bù chi”, vi vậy, rất đễ sa lầy vào mục tiêu thương mại mà đánh mất di tôn chỉ, định hướng tư tưởng của tờ báo mình Đã có hiện tượng, các tờ báo vì chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận quần

chúng, đã có những bài viết theo kiểu vụ án ly kỳ, miêu tả chỉ tiết những tình Rv

huống bạo lực, đổi truy; hoặc, có những bài viết “bẻ cong ngồi bút” để “xui nguyên, giục bị” thậm chí, đã có những bài viết vì chạy theo thông tin mà để lộ bí mật nhà nước Đáng tiếc là tất cả những hiện tượng đó đã xuất hiện, dù ít trên báo chí, khi nó xuất hiện rồi, thì vai trò lãnh đạo của báo chí lúc này chỉ trở nên thụ động, đưa ra các hình thức nhấc nhở, xử lý mang tính hành chính

mà thôi

Nghề làm báo là một nghề hết sức nhạy cảm, người làm công tác quan lý

báo chí lại càng phải nhạy cảm hơn Viết gì? Thông tin như thế nào? Mục đích của thông tin để làm gì? Có cần thiết không? Có ảnh hưởng đến chính trị

không? Tác động của bài báo tới dư luận tốt hay xấu? Tất cả những điều đó, đồi hỏi các nhà báo khi đặt bút viết bài phải lường trước hết để xác định có

nên viết, nên đưa thông tin đó ra trước công luận hay không

Chiếm diện tích lớn của đất nước, miền núi dân tộc nói chung, và vùng biên giới, biển, đảo nói riêng, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính

trị, an ninh - quốc phòng Vì vậy, chiếm lĩnh và đẩy mạnh thông tin tuyên

truyền là yêu cầu bức xúc đối với báo chí nước ta, trong đó có báo Biên

phòng Nó góp phần xây dựng và phát triển khu vực này ngày càng giàu có về

kinh tế; ổn định về chính trị, mạnh về quốc phòng - an ninh và giữ vững một _ đường biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước láng giéng

Trang 24

-22-

1.3.2 Báo Biên phòng với những chặng đường xây dựng và phát

triển: |

Báo Biên phòng là cơ quan ngôn luận của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP

Với bề dày truyền thống hơn 45 năm trưởng thành, phát huy truyền thống anh

hùng vẻ vang của BĐBP, báo Biên phòng đã thực sự là công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hoá, tích cực cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết đân tộc, khẳng định ý chí bảo vệ toàn vẹn chủ

quyền lãnh thổ v.v

Từ khi mới ra đời, báo Biên phòng đã được Đảng, Bác Hồ quan tâm sâu sắc Khi tờ báo còn mang tên "Tin Công an vũ trang", Bác đã đọc số đầu tiên Khi xem xong, Người nói: "Được đấy, các chú nói với các anh ở Ban chỉ huy CANDVT TW (nay gọi là BTL BĐBP) gửi cho Bác mỗi số một tờ" [26; 4]

Khi Tòa soạn gửi biếu Bác 2 số, Bác xuống trả lại 1 tờ và bảo: "Nên gửi một

số, còn một số nữa gửi các chiến sĩ" [26; 4] Chính Bác Hồ là người đặt tên cho báo Khi toà soạn muốn đặt tên báo là "Bảo vệ” hoặc "Bảo an" Nhưng tên

này lại trùng với tên của đội quân nguy là lính bảo vệ, bảo an Vì thế, Bác

nói: "Các chú dùng từ “Tin Công an vũ trang” bên cạnh tờ "Công an nhân dân" là được” [26; 4] Từ đấy số báo Biên phòng đầu tiên có tên là "Tin Công an vũ trang” Trong quá trình đọc ”Tìn Công an vũ trang", Bác lại căn dặn người viết báo: "Người viết cần chọn lọc những điều có ích cho người đọc" [26; 4]

Đối với Bác Hồ thì báo chí là một thứ vũ khí đấu tranh cách mạng

Bác sử dụng báo chí để tuyên truyền cách mạng và vận động nhân dân tham gia cách mạng Người thường xuyên theo dõi và chỉ đạo các hoạt động của báo chí Là người cha của lực lượng vũ trang thân yêu, trong đó có lực lượng CANDVT (nay là BĐBP), Bác rất quan tâm đến báo Công an vũ trang (nay là báo Biên phòng) Có lần, Bác đã sửa từng câu, từng chữ trên trang báo và chỉ thị cho Tòa soạn rút kinh nghiệm Chẳng hạn có lần, trong

Trang 25

xuân” của binh nhất Minh Lam Tác giả bài thơ này là chiến sĩ trạm tiền tiêu đồn biên phòng Y Tí, Bát Xát, Lào Cai Bài thơ có 3 đoạn thơ, mỗi đoạn đầu có câu đầu “Ngựa dừng chân lưng đèo Ngựa dừng bên suối vắng Ngựa dừng trên bản xa ” In xong, một đồng chí phóng viên mang tờ báo lên Bác Hồ Sáng mồng ba Tết, ngày làm việc đầu năm, Tòa soạn nhận được tờ tin của Bác gửi lại Bài thơ “Đường tuần tra mùa xuân” được

Bác đánh dấu và gạch dưới các chữ: “Dừng chân Dừng suối Dừng bên ” Bác viết vào cạnh bài thơ hai câu:

“Đừng chân, dừng suối, lại dừng bên Hỏi người thị sĩ có nên? ”

Ngày nay, nhìn lại chặng đường lịch sử, từ một tờ tin của lực lượng

CANDVT, số đầu tiên để ngày 22-4-1959, chỉ sau ngày thành lập lực lượng

CANDVT 3-3-1959) hơn một tháng rưỡi Điều đó chứng tỏ BTL CANDVT (nay là BĐBP) rất quan tâm đến công tác báo chí, sớm coi tờ báo là một công

cụ quan trọng để tuyên truyền, giáo dục, động viên, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ

biên phòng hăng hái phấn đấu, rèn luyện, vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao

Tuy nhiên, chặng đường phát triển của báo không phải lúc nào cũng thuận buồm, xuôi gió, trải qua thời kỳ liên tục thay đổi về tổ chức, khi thì

thuộc hệ thống báo chí của Bộ Công an, khi thì thuộc hệ thống báo chí của Bộ Quốc phòng, nên việc lãnh đạo, chỉ đạo cũng có chỗ khác nhau; mặt khác kinh phí cấp cho báo thường hạn hẹp, nên khi thì báo ra mỗi tháng hai kỳ, khi thì ra mỗi tháng ba kỳ, mặc dầu ngay từ khi mới thành lập, báo đã được Nhà

nước cho phép xuất bản mỗi tuần một số

Trang 26

-24-

an nhân dân Rồi từ tờ tin có giấy phép trở thành tờ báo Mãi tới 1-7-1971, báo

Công an vũ trang mới được phép xuất bản trở lại Năm 1980, báo Công an vũ trang đổi tên thành báo Chiến sĩ biên phòng, sau đó đổi thành báo Biên phòng

cho tới ngày nay

Qua những sự kiện kể trên cho thấy, dù có sự xáo trộn, thay đổi, nhưng báo Biên phòng không thể không tổn tại Vì có biên giới thì có lực lượng biên phòng Có lực lượng biên phòng thì có báo Biên phòng Tin chắc rằng, trong thời gian tới, với nhiệm vụ quan trọng của công tác bảo vệ chủ quyên an ninh biên giới Tổ quốc, báo Biên phòng sẽ ngày một phát triển hơn nữa để song

hành cùng sự phát triển chung của BĐBP trong giai đoạn cách mạng mới

Tờ báo đã tích cực bám sát nhiệm vụ chính trị của lực lượng, bám sát đối

tượng tuyên truyền, bám sát cơ sở, vạch rõ kẻ thù, động viên cán bộ chiến sĩ

hãng hái thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ huy, kế hoạch công tác dang, công tác chính trị, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các

nhiệm vụ của lực lượng

Với vai trò cổ vũ, động viên những gương sáng trong công tác và chiến đấu, những người làm báo Biên phòng qua các thời kỳ đã phản ánh kịp thời, sống động những điển hình tiên tiến trong toàn lực lượng Nếu trong thời kỳ chống Mỹ là các gương tiễu phỉ, truy bắt gián điệp biệt kích Mỹ - nguy ở các

vùng biên giới của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, về Đồn Ròn - đơn vị đầu

tiên dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay phản lực siêu âm của Mỹ, về các đơn vị an ninh vũ trang giải phóng miền Nam Thì trong giai đoạn bảo vệ biên giới sau năm 1975 vẫn là những tấm gương sáng được phản ánh qua thực tế chiến

đấu bảo vệ tuyến biên giới Tây Nam năm 1977 - 1978, bảo vệ tuyến biên giới

Trang 27

báo tuyên truyền, giới thiệu đã có tác dụng thôi thúc, động viên các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ hãng hái thi đua, lập nên nhiều chiến công và thành tích mới

Do yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ biên giới trong thời kỳ đất nước mỡ cửa, cũng như phục vụ thông tin cho vùng miền núi và đồng bào dân tộc

thiểu số, ngày 24 tháng 4 năm 2001, Bộ Văn hoá - Thông tin đã cấp giấy phép

hoạt động báo chí cho báo Biên phòng Trước khi phát hành rộng rãi phục vụ

bạn đọc cả nước, báo Biên phòng đã có một quá trình lịch sử hơn 42 năm thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phục vụ sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên

giới và xây dựng lực lượng biên phòng

Trong quá trình hoạt động, báo luôn giữ đúng tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ chính trị được giao Báo Biên phòng đã có nhiều cố gắng để thông tin kịp thời đến với đồng bào, chiến sĩ vùng cao biên giới, địa bàn mà một số báo khác chưa vươn lên tới được Nhờ bám sát hơi thở cuộc sống, hiểu được tâm tư nguyện vọng của bạn đọc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, báo Biên phòng đã được bạn đọc hồ hởi đón nhận, đã trở thành người bạn tin cậy của

đồng bào các dân tộc Báo đã góp phần hiệu quả vào công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của

Nhà nước, đặc biệt là trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng, đối ngoại Báo cũng đã bám sát nhiệm vụ chính trị của các địa phương, kịp thời tuyên truyền, cổ vũ, động viên gương người tốt việc tốt, những kinh nghiệm hay, cách làm tốt của nhân dân biên giới trong sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế, xã hội, văn

hoá, giáo dục, củng cố cơ sở chính trị và bảo vệ an ninh ở các vùng biên giới,

nâng cao giác ngộ, khơi dậy tiểm năng, sức mạnh tỉnh thần của đồng bào các dân tộc, tạo được các phong trào quần chúng phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ biên giới Cùng với báo chí trong cả nước, báo Biên phòng đã

có nhiều bài viết vạch trần âm mưu các thế lực thù địch loi dung các vấn để

Trang 28

-_26 -

Chất lượng của báo Biên phòng cũng từng bước được nâng lên Các

chuyên mục, thể tài ngày càng phong phú Trong hơn mười năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, báo Biên phòng đã có nhiều đổi mới đáng

kề Bên cạnh các chuyên mục đã có từ trước như “Người tốt việc tốt”, “Đơn vị

điển hình”, “Non nước biên phòng”, “Tường thuật vụ án”, "Kể chuyện cảnh giác", “Tâm tình đồng đội”, “Chuyện hậu phương”, “Chuyện biên giới - nội

địa”, “Tìm hiểu thiên nhiên biên phòng”, “Thuốc hay dễ kiếm”, “Vấn để hôm nay”, “Mỗi kỳ một chuyện”, “Thế giới - những điều kỳ lạ”, “Chuyện điều tra

hình sự nước ngoài” Trong vài năm gần đây, báo mở thêm các chuyên mục

mới như: “Giải đáp chế độ, chính sách”, "Giải đáp pháp luật", "Hậu phương và

người lính”, v.v Những chuyên mục ấy, có chuyên mục vẫn được sử dụng,

có chuyên mục đã được cải tiến một phần để phù hợp hơn với đặc điểm hiện

tại, điểu đó đã làm cho tờ báo càng thêm phong phú và gần gũi với bạn đọc Các trang báo cũng đã được được định hình: Thời sự - Chính trị, An ninh - Pháp luật, Văn hóa - Thể thao, Kinh tế - Xã hội, Quốc tế và chuyên trang Phóng sự Thậm chí có cả các trang (tuy không thường xuyên) dành cho việc

tuyên truyền đặc biệt về các đơn vị BĐBP các tỉnh, thành Những đổi mới nói

trên chứng tô những người làm báo Biên phòng đã không ngừng suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, có tay nghề vững, luôn quan tâm đến chất lượng tờ báo

Việc nâng cao chất lượng báo Biên phòng phải kể đến các cuộc thi viết, thi ảnh Toà soạn báo tổ chức thực hiện Đó là các cuộc thi: “Viết về người chiến sĩ biên phòng”, “Viết về những kỷ niệm sâu sắc trong sự nghiệp bảo vệ

chủ quyền an ninh biên giới và BĐBP”, thi ảnh “Trên mọi nẻo đường biên

giới” và mới đây là thi “Viết về biên giới và BĐBP” Các cuộc thi ấy vừa làm

cho báo có thêm nhiều bài viết sinh động, nhiều ảnh đẹp, vừa có tác dụng phát

Trang 29

Về mặt hình thức, báo Biên phòng gần đây đã có tiến bộ vượt bậc so với trước Nhớ lại những số đầu còn in bang giấy nến (rô-nê-ô), sau đó chuyển sang in ty-pô trong một thời gian dài (1960 - 1993), từ năm 1994 tới nay hoàn

toàn in bằng máy ốp-xét hiện đại Từ chỗ sắp chữ in bằng tay, nay đã thay bằng máy vi tính, từ chỗ chỉ dùng ảnh đen trắng, nay đã có thêm nhiều ảnh

màu Những thành tựu mới về khoa học, kỹ thuật đó đã làm cho tờ báo Biên

phòng thêm sáng sủa và đẹp mất hơn, làm “bất mất” vừa lòng bạn doc

Nói đến báo Biên phòng không thể không nói đến những người làm báo chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp (thông tin viên, cộng tác viên) Trong mấy chục năm qua, Toà soạn báo Biên phòng luôn được xây dựng và củng cố vững mạnh Đội ngñũ phóng viên luôn được bổ sung nhiều đồng chí trẻ khoẻ, được đào tạo cơ bản báo chí, ở các cơ sở như: Phân viện Báo chí - Tuyên truyền (thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh); Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn; Đại học Sư phạm, đại học Ngoại ngữ, Học viện Biên

phòng v.v Nhiều đồng chí trưởng thành từ thông tin viên, cộng tác viên ở

đơn vị cơ sở Phóng viên, biên tập viên và cán bộ phụ trách thường xuyên thay

nhau đi đến các miền biên giới, hải đảo xa xôi, các đồn biên phòng ở những nơi tận cùng của Tổ quốc để tìm tài liệu, chụp ảnh, viết bài Tồ soạn ln

khuyến khích cán bộ phóng viên, biên tập viên học tập chính trị, nghiệp vụ biên phòng, nghiệp vụ báo chí, ngoại ngữ và thâm nhập thực tế ở cơ sở

Báo Biên phòng được sự tham gia tích cực của đông đảo thông tin viên, cộng tác viên trong lực lượng cùng nhiều nhà văn, nhà báo ở ngoài lực lượng Toà soạn luôn quan tâm đến việc tập hợp, bồi đưỡng thông tin viên, cộng tác viên, động viên anh chị em tích cực viết bài và đóng góp ý kiến xây dựng cho báo

Trang 30

-28-

tiến Một điều đáng quý nữa là báo Biên phòng đã được cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng tin yêu, tìm đọc; được các cơ quan, đơn vị trong lực lượng ủng

hộ nhiệt tình; được các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí của Đảng, Chính phủ, của Công an nhân dân trước đây, của Quân đội nhân đân ngày nay thường xuyên chỉ đạo, giúp đỡ Đó là những thuận lợi rất cơ bản để báo Biên phòng tiếp tục tiến lên

Tin tưởng rằng với kinh nghiệm có được, Tòa soạn sẽ phát huy những

mặt mạnh, khắc phục những điểm yếu của mình, tiếp tục nâng cao hơn nữa

chất lượng của báo cả về nội dung và hình thức, làm cho tờ báo hay hơn, đẹp:

hơn, xứng đáng với lòng tin yêu của bạn đọc

Hơn 45 năm qua, cùng với quá trình xây dựng, phát triển, đội ngũ phóng

viên báo Biên phòng đã có những bước phát triển vững chấc cả về chất lượng

và số lượng, từ một tờ báo phát hành nội bộ nay đã được phát hành rong rai

trong cả nước; nó góp phần xứng đáng tô thắm truyền thống vẻ vang của

BĐBP Việt Nam

Với hàng ngàn cây số đường biên giới kéo dọc theo chiều đài của đất

nước, chưa kể biển, hải đảo, các chiến sĩ biên phòng thân yêu của chúng ta đã vượt qua bao gian khổ, chịu đựng thiếu thốn về vật chất, phải đổ mồ hôi xương máu, cùng với đồng bào địa phương ngày đêm tuần tra canh giữ từng tấc đất vùng biên cương của Tổ quốc

Đến với chiến sĩ biên phòng dù ở vùng sâu, vùng xa, hay ở vùng cực Bắc hoặc vùng cực Nam của Tổ quốc, đó là trách nhiệm, là tình cảm và lẽ sống của nhà báo - chiến sĩ biên phòng Những người làm báo Biên phòng đã vượt

qua bao gian nan vất vả, kể cả hiểm nguy, đến với đồng đội của mình, phản

Trang 31

Giữ gìn an ninh biên cương của Tổ quốc, xây dựng biên giới nước ta hoà bình và hữu nghị, đó là nhiệm vụ của toàn đẳng, toàn đân và toàn quan ta,

trong đó lực lượng biên phòng giữ vai trò nòng cốt

Biết bao cán bộ, chiến sĩ BĐBP đã coi "đồn là nhà, biên giới là quê

hương”, cống hiến tuổi thanh xuân của mình để góp phần mang lại cuộc sống

bình yên cho đất nước Gương hy sinh thâm lặng của các chiến sĩ biên phòng là để tài muôn thủa cho những người làm báo cá nước, trước hết là đối với những người làm báo Biên phòng Những chiến công thầm lặng, những bước chân của họ trên vùng biên cương của Tổ quốc cần phải được các nhà báo Biên phòng ghi lại để chúng ta hôm nay và những thế hệ mai sau học tập và biết ơn họ Các nhà báo Biên phòng dũng cảm, trí tuệ, đoàn kết, vượt qua mọi hiểm nguy để có được những bài viết phản ánh không khí lao động, học tập và

chiến đấu của bộ đội trên dải biên cương Tổ quốc; mong rằng, lớp nhà báo trẻ

biên phòng hôm nay hãy phát huy thế mạnh của mình: nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có trình độ nghiệp vụ, nhạy bén để xứng đáng với lớp đàn anh, tô

thắm truyền thống vẻ vang Nhà báo - Chiến sĩ biên phòng

Từ những thuận lợi đó, báo Biên phòng tiếp tục vươn lên, thực hiện tốt hơn nữa chức năng là cơ quan ngôn luận của Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh BĐBP, là diễn đàn của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng và của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền biên giới, hải đảo, phấn đấu xây dựng tờ báo ngày càng nâng cao chất lượng về nội dung, hình thức, xứng đáng với sự tin yêu của bạn đọc, nhất là đồng bào và chiến sĩ ở biên giới, hải

Trang 32

- 30 -

Chương 2

BÁO BIÊN PHÒNG VỚI NHỮNG ĐÓNG GÓP TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ CHỦ QUYỀN ANBGQG

Để nghiên cứu, chứng minh vấn đẻ trọng yếu nhất của luận văn: Báo

Biên phòng với những đóng góp trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền ANBGQG, ta có thể dùng nhiều phương pháp: Phương pháp điều tra- khảo sát; phương pháp thống kê qua các bài báo của bạn đọc, ý kiến của lãnh đạo và các đồng

nghiệp và ngay chính nội dung được phản ánh bằng các bài báo trong 3 năm

(từ 2001 đến 2003)

Đối với phương pháp điều tra - khảo sát (Test), tác giả đã in 200 phiếu thăm dò ý kiến với 6 câu hỏi theo nguyên tắc đóng, mở và kết hợp đóng, mở Đối tượng điều tra - khảo sát bao gồm: Một số nhà quản lý báo Biên phòng và

lãnh đạo cấp trên thuộc lực lượng BĐBP, các phóng viên báo Biên phòng, báo Quân đội nhân dân và một số đồng nghiệp khác Đối tượng điều tra - khảo sát cũng được mở rộng tới độc giả là đồng bào dân tộc vùng biên, cần bộ thư viện và bạn đọc thuộc khu vực thành phố, đô thị Tuy có chủ định về cơ cấu đối với các đối tượng điều tra, nhưng tác giả rất coi trọng yếu tố ngẫu nhiên để có được những thông tin chân thực

2.1 MUC DICH KHAO SAT:

Biết được những thông tin về sự đánh giá của các đối tượng điều tra -

khảo sát về các vấn đề:

* Bao Biên phòng đã thực hiện như thế nào tôn chỉ của mình là tuyên truyền phục vụ việc bảo vệ chủ quyền ANBGQG?

Trang 33

s Mức đệ lôi cuốn của tờ báo và những đóng góp để cải tiến tờ báo ngày càng hấp dẫn bạn đọc hơn?

2.2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA KHẢO SÁT: 2.2.1 Nội dung của Test điều tra:

Nội dung gồn 6 câu hỏi:

Câu l: Anh (chị) có thường xuyên theo dõi báo Biên phòng không?

Câu này muốn biết mức độ phổ cập của tờ báo; sự chú ý nhiều hay ít của

công luận Nếu suy nghĩ xa hơn, câu hỏi này cũng thấy mức độ hấp dẫn,

phong phú của tờ báo Bởi có hay thì người ta (bạn đọc) mới thường xuyên

theo đõi Hơn nữa, sự quan tâm thường xuyên của mọi tầng lớp xã hội với báo Biên phòng cũng nói lên nhiệm vụ bảo vệ BGQG là của toàn dân Khi nhiệm vụ đó thực sự là của họ thì họ mới quan tâm

Câu 2: Nhiệm vụ chính của báo Biên phòng là tuyên truyền, phục vụ việc bảo vệ chủ quyền ANBGQG Theo anh (chị) báo Biên phòng làm tốt tôn chỉ này không?

Đây là câu hỏi cốt lõi của luận văn này Câu hỏi này cho ta sự đánh giá khách quan của đối tượng được khảo sát Nếu được đánh giá tốt, sự ton tai va sức mạnh của tờ báo mới được khẳng định Còn chưa tốt thì phải xem lại, mục

dích, tôn chỉ của tờ báo; quan điểm và cách làm báo

Câu này giúp cho phần kiến nghị thêm cụ thể, phong phú

Câu 3: Để báo Biên phòng ngày một đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ của mình, xin anh (chị) đánh giá chất lượng thông tin trên những chuyên trang sau:

Trang 34

-32- - An minh - Pháp luật - Văn hóa - Thể thao - Phóng sự - Quốc tế

Chất lượng của mỗi nội dung này sẽ cho ta cái nhìn bao quát về sự cân

đối hay mất cân đối của nội dung tờ báo Trong đó, nội dung về An nỉnh - Pháp luật sẽ là chủ yếu, Nếu nội dung An ninh - Pháp luật viết tốt, phong phú nhưng các phần khác bình thường thì tờ báo tuy đi đúng hướng những còn

kém hấp dẫn hoặc khô khan Nếu các phần khác tốt nhưng phần An nỉnh -

Pháp luật bình thường hoặc chưa tốt thì tờ báo có thể chưa làm rõ thêm nhiệm

vụ chính trị của mình là bảo vệ chủ quyền an ninh BGỌQG

Dùng phương pháp so sánh các cặp, loại trừ các nội dung trên sẽ nảy sinh

vấn đề rất phong phú để phân tích

Câu 4: Theo anh (chị) báo Biên phòng cần thay đối chuyên mục chuyên trang hay duy trì như hiện nay?

Câu này cho thấy được sự điều chỉnh chuyên mục cho tốt hơn Tuy nhiên, đây là câu khó với người được khảo sát vì trong thời gian ngắn làm sao

đủ chín để góp ý sự thay đổi

Câu 5: Theo anh (chị) báo Biên phòng có cần thay đổi hình thức?

Trong nhiều ý kiến đóng góp qua hội thảo hoặc trực tiếp viết báo, nhiều

độc giả cho rằng hình thức báo Biên phòng chưa đẹp, trang trí, xếp đặt chưa

thật hợp lý Câu 5 sẽ cho sự lượng hóa vấn để này Bản chất của con người là ưa cái đẹp và thích thể hiện cái đẹp (theo thẩm mĩ học) cho nên tờ báo phải

đẹp về hình thức Người ta hiểu theo cách thông thường thì nội dung là cái bên trong (bản chất) còn hình thức là cái bên ngoài (bể ngoài) Chúng ta cần suy nghĩ quan điểm rất hay của Hêghen Ông cho rằng hình thức cũng là cái nội

Trang 35

do nội dung chỉ phối để phục vụ cho nội dung Triết học có nói: Hình thức

phải luôn phù hợp với tính chất và trình độ của nội đung

Cau 6: Anh (chi) có đóng góp gì để báo Biên phòng trở thành người bạn thân thiết của đông đảo bạn đọc

Đây là câu hỏi mở để người được khảo sát tự do đưa ra ý kiến đóng góp

Câu này có được nhiều ý kiến rất quý báu 2.2.2 Phương pháp điều tra - khảo sát: e Thiết kế phiếu điều tra:

Trên cơ sở xác định rõ đối tượng, mục đích, nhiệm vụ điều tra khảo sát sao cho phù hợp với yêu cầu của bạn luận văn này, việc thiết kế bộ công cụ (bộ phiếu) là rất quan trọng Bộ công cụ này được thiết kế với phương pháp

khoa học chuẩn hóa sẽ cho ta số liệu tin cậy để phân tích chính xác Biết việc

này quan trọng nên bộ công cụ cần tiến hành theo hai bước:

- Bước 1: Thiết kế bộ mẫu để tiến hành điều tra thử trong phạm vi hẹp

- Bước 2: Thiết kế bộ công cụ điều tra chính thức sau khi đã điểu chỉnh

sau đợt điều tra thử

Quá trình thiết kế bộ điều tra này bao gồm nhiều giai đoạn, trong đó có

các giai đoạn chính như sau:

e Xác định đối tượng điều tra và những vấn đề cần điều tra: Đối tượng cần điều tra bao gồm:

- Các đồng nghiệp tại báo Biên phòng và báo Quân đội nhân dân, Công an nhân dân: số lượng 80 phiếu Đây là những đối tượng có nghiêp vụ báo chí,

hiểu biết nhiều về báo Biên phòng, có thiện chí xây dựng báo Biên phòng ngày càng tốt hơn Tuy nhiên, các ý kiến có thể thiếu khách quan đo vị nể,

ủng hộ mà chưa mạnh đạn thật sự

~- Những cộng tác viên của báo: Họ là đội ngũ có nghiệp vụ viết báo, có

Trang 36

-34 -

kiến của họ khách quan, có sự so sánh với nhiều tờ báo khác Số lượng khảo

sát: 20 phiếu

- Bạn đọc của tờ báo: Bao gồm nhân dân vùng biên giới, cán bộ, chiến sĩ BĐBP, một số bạn đọc ở nông thôn, thành thị Đồng thời khảo sát một số cán bộ thư viện tại thành phố, thị xã Đối tượng này chưa có nghiệp vụ báo chí

nhưng ý kiến hoàn toàn khách quan Số người được điều tra; 100 người

Do thời gian và kinh phí có hạn nên luận văn chỉ phân tích trên cơ sở 200 phiếu Số lượng 200 phiếu là tương đối ít theo kỹ thuật điều tra xã hội học, nhưng cũng đạt yêu cầu và độ tin cậy nhất định bởi đối tượng được lựa chọn kỹ

Những vấn đề cần điều tra:

Như nội dung 6 câu hỏi kèm theo Trong đó bao gồm các nội dung của

luận văn như: Nhiệm vụ về tuyên truyền bảo vệ chủ quyển ANBGQG của báo Biên phòng Những vấn để cần cải tiến để tờ báo ngày một hoàn thiện hơn

- Xác định mức độ cần điểu tra của luận văn này thiên về định tính vì nó

thiên về quan điểm hơn là cơ sở vật chất hay kinh tế, kỹ thuật

- Xác định nội dung của vấn đề: Đã được trình bày tại phần 2.2.1

- Bộ công cụ này sử dụng hình thức cân hỏi đóng và mở cho phù hợp với

phần nội dung Ví dụ: Câu 4, 6 là câu hỏi mở

- Xây dựng cấu trúc chung của phiếu theo trình tự hợp lý như: từ câu hỏi

chi tiết đến câu hỏi chung; từ câu hỏi chính của để tài (câu 1, 2) đến câu hỏi

phụ sau đó

Nhiều người còn chưa quen với kiểu điều tra này nhất là một số bạn đọc

vùng biên và nông thôn Vì vậy, chỉ còn 6 câu hỏi rất đơn giản để giảm bớt sự phức tạp đi Vì thế, bộ điều trả thử đã được chỉnh sửa để có bộ chính thức

đang áp dụng -

~ Việc xử lý hơn 200 phiếu này làm thủ công Không đưa vào máy tính vì

Trang 37

Ưu điểm của phương pháp này:

- Có khả năng thu nhận được một khối lượng thông tin rất lớn trong một

thời gian ngắn mà không đòi hỏi phải có nhiều người nghiên cứu và phương

tiện

- Có điều kiện chủ động khai thác các thông tin cần cho vấn đề nghiên cứu và định hướng tập hợp các luồng thông tin này

2.3 KET QUA KHAO SAT:

2.3.1 Bằng phương pháp điều tra - khảo sát

Câu hỏi 1: Anh (chị) có thường xuyên theo dõi báo Biên phòng?

Kết quả: - 25% theo đối thường xuyên

- 40% thỉnh thoảng - 35% chưa bao giờ

Qua kết quả khảo sát câu hỏi này, ta thấy số độc giả theo dõi thường

xuyên còn ít Ảnh hưởng của tờ báo chưa rộng lớn Số người đọc thường

xuyên chủ yếu là cán bộ, chiến sĩ BĐBP, và nhân dân vùng biên Cần xem lại tính hấp dẫn của tờ báo bởi 40% thỉnh thoảng đọc, có nghĩa là họ đã có báo

Biên phòng nhưng chưa hấp dẫn nên họ chỉ đọc “thỉnh thoảng” mà thôi

Với 35% số người được hỏi chưa bao giờ đọc và biết báo Biên phòng,

nghĩa là nó nói lên mức độ phổ biến trong xã hội của báo Biên phòng còn rất yếu, trong khi sự nghiêp bảo vệ an ninh biên giới quốc gia là nhiệm vụ của

toàn dân, mà tờ báo làm chức năng tuyên truyền về sự nghiệp này lại chưa

được phát hành rộng rãi, thì đó là một thiếu sót lớn

Câu hỏi 2: Nhiệm vụ chính trị của báo Biên phòng là tuyên truyền về việc bảo vệ chủ quyền ANBGQG Theo anh (chị) báo Biên phòng đã làm tốt

Trang 38

-36- Kết quả: - Tốt = 70% - Bình thường = 22% - Chưa tốt = 8%

Nếu như câu hỏi 1 cho thấy mức độ phổ biến tờ báo Biên phòng trong xã

hội còn khá “khiêm tốn” thì câu hỏi 2 cũng khẳng định được một điều rằng, 70% đối tượng được khảo sát cho thấy báo Biên phòng vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị theo tôn chỉ của mình Điều đó cho thấy nội đung của báo đang đi đúng hướng Đó chính là nhiệm vụ, chức năng của báo Biên phòng

trong việc tuyên truyền cổ động và hướng dẫn phong trào toàn đân tham gia

xây đựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự ở biên giới; củng cố và xây dựng BĐBP vững mạnh, chính quy; phổ biến đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc bảo vệ lãnh thổ quốc gia, chống các loại tội phạm, xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp chặt chế với thế trận

quốc phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân

Chỉ có 8% cho rằng báo Biên phòng chưa làm tốt nhiệm vụ này là điều nhắc nhở và khích lệ báo hãy cố gắng hơn nữa

Câu hỏi 3: Để báo Biên phòng ngày một đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ của mình, xin anh (chị) đánh giá chất lượng thông tin trên những chuyên trang sau: Chuyên trang Thời sự - Chính trị: Kết quả: - Tốt: 38% - Bình thường: 52% - Chưa tốt: 10%

Trang 39

báo Biên phòng cần đáp ứng như cầu thông tin Thời sự - Chính trị nhiều hơn

Biên giới xa xôi nên điều kiện đài phát thanh, truyền hình, báo chí còn rất hạn

chế, Vì vậy, thỏa mãn một nhu cầu của bạn đọc là điều không giản đơn Hơn

nữa báo chỉ ra một tháng 4 kỳ nên không thể cập nhật tính thời sự được, vì báo

ngày của Trung ương đã giải quyết rồi

Chuyên trang Kinh tế - Xã hội: Kết quả: - Tốt = 35%

- Bình thường = 50% - Chưa tốt = 15%

Bạn đọc chưa thỏa mãn với chuyên trang này nên đa số cho là bình thường Tuy nhiên số ý kiến đánh giá chưa tốt có 15% là không nhiều

Chuyên trang An ninh - Pháp luật:

Có kết quả: - Tốt = 78% - Bình thường = 18% - Chưa tốt = 4%

Đây là một điểu mừng, đáng khích lệ vì: chuyên trang An ninh - Pháp luật được bạn đọc đánh giá cao: 78% Đây là nội dung chính yếu của tờ báo,

quan trọng nhất, được khẳng định với số phiếu cao Nếu đối tượng khảo sát

đánh giá tốt và bình thường với con số 96%, nghĩa là khẳng định sự tồn tại của tờ báo là điều tất nhiên vì nó đã hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình

Chuyên trang Văn hóa - Thể thao: Với kết quả:

- Tốt: 10% - Bình thường: 45% - Chưa tốt: 45%

Trang 40

-38-

Nhất là với những chiến sĩ biên phòng trẻ tuổi ưa hoạt động hoặc nhân dân vùng biên giới còn rất thiếu thốn món ăn tỉnh thần, trong đó có thưởng thức

văn hóa, nghệ thuật, thể thao Sức mạnh của văn hóa, thể thao vô cùng to lớn

Nó đưa con người đến với cảm xúc rất mạnh mẽ Văn hóa, thể thao là nhu cầu

thưởng thức của mọi người Nó cũng là công cụ quý báu để qua đó giáo dục

thấm mỹ, giáo dục đạo đức V.V Chuyên trang Văn hóa - Thể thao tạo nên sức hấp dẫn lớn lao cho người đọc Cần cải tiến nội dung sao cho hấp dẫn chuyên trang này Chuyên trang Quốc tế: Kết quả: - Tốt 40% - Bình thường: 48% - Chưa tốt: 12%

Chuyên trang này cũng chưa đạt yêu cầu cao bởi có 48% đánh giá là bình thường Đã ở vùng biên giới thì chỉ qua một bước chân, một khúc sông, thậm chí qua một thanh chấn (barie) là đã sang nước khác tức là “quốc tế” rồi Hơn nữa, cuộc sống ngày nay đang toàn cầu hóa, các nước láng giểng có chung

đường biên giới luôn muốn có biên giới hữu nghị Thế giới ngày nay đang

diễn ra cuộc cách mạng thông tin, sự đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ

quốc tế rất quan trọng Cho nên chuyên trang này cần mở rộng và có chất

lượng sâu hơn

Chuyên trang Phóng sự:

Kết quả: - Tốt: 75% - Bình thường: 20%

- Chưa tốt 5% _

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w