BĐBP là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, một lực lượng vò trang của nhân dân ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách bảo vệ CQANBGQG; là thành
Trang 1Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chủ quyền an ninh biên giới quốc gia (CQANBGQG) và việc tổ chức
lực lượng, phương tiện bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới (CQANBG) là mối
quan tâm hàng đầu của bất cứ quốc gia nào trên thế giới Tính chất, nhiệm vụ
và việc xây dựng tổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ CQANBGQG phải
luôn luôn phù hợp với tình hình chính trị và đường lối đối nội, đối ngoại của
mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể
Biên giới nước ta có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị,
quốc phòng, an ninh và đối ngoại Trên các tuyến biên giới đất liền và vùng
biển hiện đang trong xu thế hòa hoãn, hữu nghị, hợp tác nhưng vẫn còn chịu
nhiều sự tác động, xâm nhập, phá hoại của các loại đối tượng, các lực lượng
thù địch trong và ngoài nước Lợi dụng đường lối đổi mới và chính sách mở
cửa của Đảng của Nhà nước ta, chủ nghĩa đế quốc cùng các thế lực thù địch
đẩy mạnh xâm nhập về kinh tế hòng làm chuyển hóa về chính trị; lợi dụng các
vấn đề dân téc, tôn giáo để tấn công vào nội bộ ta phá hoại khối đại đoàn kết
dân téc gây mất ổn định trên các tuyến biên giới
Tình hình nêu trên đang đặt ra yêu cầu mới cho sự nghiệp bảo vệ
CQANBG, nói chung và cho việc xây dựng, phát triển lực lượng bộ đội Biên
phòng (BĐBP), nói riêng
BĐBP là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, một lực lượng
vò trang của nhân dân ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, là lực lượng nòng
cốt, chuyên trách bảo vệ CQANBGQG; là thành viên của các khu vực phòng
thủ tỉnh, huyện biên giới Từ ngày thành lập đến nay, BĐBP đã phấn đấu khắc
phục nhiều khó khăn, chịu đựng nhiều hy sinh gian khổ, hoàn thành tốt nhiệm
vụ quản lý, bảo vệ CQANBGQG; tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị
và thực hiện các chương trình kinh tế-xã hội, góp phần đoàn kết đồng bào các
dân téc, xây dựng và bảo vệ biên giới của Tổ quốc ngày càng vững mạnh
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, BĐBP còn bộc lé nhiều mặt hạn chế:
trình độ và năng lực tổ chức, chỉ huy, lãnh đạo của một số đơn vị chưa đáp
ứng được yêu cầu nhiệm vụ; đời sống cán bộ, chiến sĩ còn nhiều khó khăn; trang thiết bị, kỹ thuật thiếu thốn, lạc hậu; các văn bản pháp luật, làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của BĐBP chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa tạo được sù phối hợp chặt chẽ giữa BĐBP với các lực lượng, các ngành, các địa phương, đặc biệt là sự phối hợp giữa BĐBP với nhân dân khu vực biên giới, vùng biển, đảo
Trong giai đoạn hiện nay và những năm tới, với đường lối đổi mới, mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế, vai trò của BĐBP trong sự nghiệp bảo vệ
CQANBG quốc gia càng đặc biệt quan trọng Vấn đề này cần được tìm hiểu,
nghiên cứu sâu sắc, toàn diện về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức xây dựng lực lượng BĐBP, sao cho phù hợp với những điều kiện mới của đất nước, khu vực, thế giới và thời đại Trên cơ sở đó, xác định rõ và đúng đắn vai trò của BĐBP trong sự nghiệp bảo vệ CQANBGQG để có chủ trương, phương hướng chiến lược đúng xây dựng BĐBP trong tình hình mới Vì thế,
đề tài luận án này có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Sự nghiệp bảo vệ CQANBG là một nội dung quan trọng của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN ở nước ta, cho nên, vấn đề này đã được
nhiều người nghiên cứu ở các góc độ khác nhau: Nguyễn Văn Tấn: "Những luận cứ khoa học của chiến lược bảo vệ vùng biên giới trong giai đoạn mới" (Đề tài KX 09-06, Hà Nội, 1994); Đặng Vũ Liêm: "Xây dựng mô hình an ninh cộng đồng ở biên giới lấy đồn biên phòng làm nòng cốt" (Đề tài cấp bộ - Bé Nội
vụ, 1994); Phạm Hữu Bồng: "Ổn định lâu dài biên giới quốc gia" (Đề tài
KX-XH 07 05, 1999)
Một số tác giả đã chọn lĩnh vực bảo vệ CQANBGQG làm đề tài cho các
luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ, như: Đặng Vũ Liêm: "Vai trò nhân dân các dân téc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia phía Bắc nước
ta hiện nay" (Luận án PTS Triết học, Hà Nội, 1997); Tăng Huệ: "Nghiên cứu phương pháp đấu tranh của bộ đội Biên phòng phòng chống lấn chiếm biên giới tuyến biên giới đất liền phía Bắc" (Luận án PTS khoa học Quân sự, Hà
Trang 2Nội, 1996); Hoàng Minh Hiểu: "Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra đảng
viên chấp hành Điều lệ Đảng ở các đảng bộ bộ đội Biên phòng hiện nay"
(Luận án TS khoa học Quân sự, Hà Nội, 1997); Bùi Xuân Hoàn: “Cơ sở tâm
lý-xã hội của việc củng cố nâng cao uy tín cán bộ chính trị đơn vị cơ sở bộ đội
Biên phòng” (Luận án TS khoa học Quân sự, Hà Nội, 1998)
Như vậy, vấn đề biên giới quốc gia và lực lượng BĐBP đã được một số
tác giả quan tâm nghiên cứu Song, cho đến nay, trên những công trình đã
được công bố ở nước ta chưa có nhà nghiên cứu nào ở cấp độ luận án tiến sĩ,
đi sâu đề cập một cách tập trung, cơ bản, có hệ thống về vai trò, nhiệm vụ của
BĐBP trong việc quản lý, bảo vệ CQANBGQG Chọn đề tài: "Bộ đội Biên
phòng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia hiện
nay", tác giả luận án hy vọng góp phần nhỏ vào việc giải quyết một vấn đề có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách mà cuộc sống đang đòi hỏi
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Dưới góc độ chính trị - xã hội, luận án có mục đích làm rõ những căn cứ
lịch sử, lý luận, thực tiễn của quá trình hình thành, phát triển và vai trò của
BĐBP do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo trong sự nghiệp bảo vệ
CQANBGQG Từ đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản, khả thi để xây dựng
lực lượng BĐBP vững mạnh toàn diện, bảo vệ vững chắc CQANBG trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN thời kỳ mới
- Để đạt mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vô sau đây:
+ Trình bày một cách khái quát những vấn đề liên quan và tác động trực
tiếp đến việc xác định vai trò của BĐBP trong thời kỳ mới, như: khái niệm
bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, những bài học lịch sử về bảo vệ biên giới
quốc gia, đặc điểm của BĐBP với tính cách là một bộ phận của lực lượng vũ
trang cách mạng Việt Nam
+ Nêu lên những nét cơ bản nhất về thực trạng của BĐBP nước ta hiện
nay, xác định, phân tích làm sáng rõ vai trò to lớn của BĐBP trong sự nghiệp
bảo vệ CQANBG, nhất là trong thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước
+ Xác định phương hướng cơ bản và những giải pháp chủ yếu để xây dựng BĐBP Việt Nam vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ CQANBG trong thời kỳ mới
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn, phương pháp và phạm vi nghiên cứu của
đề tài
- Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam; các chỉ thị, nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương; các tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội liên quan trực tiếp đến đề tài
Luận án có sử dụng tài liệu của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước, các tài liệu thống kê, báo cáo sơ kết, tổng kết có liên quan đến đề tài
- Cơ sở thực tiễn của luận án là những thành tựu và hạn chế trong lịch sử bảo vệ biên giới của ông cha ta; thực trạng biên giới, BĐBP trong những năm qua và yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ CQANBGQG trong thời kỳ mới ở nước ta
- Luận án được tiến hành trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp lịch sử - lôgíc và sử dụng các phương pháp của xã hội học (điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực tiễn, phân tích tổng hợp, tham khảo chuyên gia) Trong đó, phương pháp lịch sử-lôgíc được đặc biệt chú ý
- Phạm vi nghiên cứu của luận án là các đơn vị BĐBP tuyến biên giới đất liền, biên giới biển, đảo trong phạm vi cả nước; quá trình hình thành và phát triển của lực lượng BĐBP Việt Nam từ năm 1959 đến nay
5 Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Dưới góc độ chính trị - xã hội, luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản liên quan đến lực lượng BĐBP và sự nghiệp bảo vệ CQANBGQG
Trang 3- Trên cơ sở đó, luận án nêu lên phương hướng cơ bản xây dựng BĐBP
Việt Nam trong tình hình mới; đề xuất một hệ giải pháp chủ yếu có tính khả
thi nhằm xây dựng lực lượng này vững mạnh toàn diện theo hướng cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đáp ứng được yêu cầu bảo
vệ vững chắc CQANBG nước ta trong giai đoạn mới
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần cung cấp một số luận cứ làm cơ sở khoa học cho lãnh
đạo, chỉ huy BĐBP trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ CQANBG nước ta hiện nay
- Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,
giảng dạy nghiệp vụ công tác biên phòng ở cấp học đại học, trung học thuộc
hệ thống đào tạo của lực lượng BĐBP
7 Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, 12 bảng phụ
lục, luận án được chia thành 3 chương, 6 mục
Chương 1
BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG - LỰC LƯỢNG NÒNG CỐT, CHUYÊN
TRÁCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN AN NINH BIÊN GIỚI
QUỐC GIA chuyªn tr¸ch qu¶n lý, b¶o vÖ chñ quyÒn
an ninh biªn giíi quèc gia 1.1 Chủ quyền an ninh biên giới và sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an
ninh biên giới ở nước ta
1.1.1 Khái niệm bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia
Khái niệm bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia có nội dung
phong phú, toàn diện, liên quan đến những vấn đề về: lãnh thổ quốc gia, chủ
quyền lãnh thổ quốc gia, biên giới quốc gia, an ninh biên giới quốc gia,
Từ việc tìm hiểu những vấn đề liên quan trên, có thể nhận thức được
rằng, bảo vệ CQANBG ở nước ta là bảo vệ quyền tối cao của Nhà nước đối
với mọi vấn đề trong phạm vi lãnh thổ khu vực biên giới quốc gia, duy trì, giữ gìn đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, giữ vững an ninh chính trị
và trật tự xã hội ở khu vực biên giới; là bảo vệ quyền làm chủ của Nhà nước đối với mọi lĩnh vực ở khu vực biên giới quốc gia Quyền làm chủ ở đây không chỉ là sự quản lý, bảo vệ biên giới mà còn bao gồm một loạt chủ trương xây dựng toàn diện các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở khu vực biên giới; làm cho khu vực này từng bước ổn định và phát triển Đồng thời, đó cũng là quá trình chống lại tất cả các trào lưu, những quan điểm tư tưởng, những hành động làm mất ổn định, trái với đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở khu vực này Bảo vệ CQANBGQG là một công tác vừa có tính chất đối nội, vừa có tính chất đối ngoại Đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, trong đó, BĐBP là lực lượng chuyên trách và nòng cốt Việc bảo vệ CQANBGQG phải tuân thủ các điều ước quốc tế, pháp luật của Nhà nước, qui chế khu vực biên giới của Chính phủ và hệ thống điều lệnh, điều lệ qui định
1.1.2 Những bài học kinh nghiệm về sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới ở nước ta trong lịch sử.
Trong quá trình dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn coi biên giới là
"phên dậu" trọng yếu của đất nước, nên đã không tiếc tiền của và sức lực, mồ hôi và xương máu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia Qua đó, ông cha ta
cũng đã để lại nhiều bài học quí báu cho chóng ta kế thừa, vận dụng vào sự
nghiệp bảo vệ CQANBGQG ngày nay:
Một là, bảo vệ CQANBG luôn gắn liền với việc giữ vững độc lập dân
téc, thống nhất Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Ý chí bảo toàn nền độc lập chủ quyền đối với đất đai, sông, núi, biển, trời của Tổ quốc là nền móng tư tưởng quan trọng, là cội nguồn tinh thần để các thế
hệ ông cha ta liên tục đánh bại mọi mưu đồ và hành động xâm lược, nô dịch của ngoại bang, bảo vệ trọn vẹn chủ quyền lãnh thổ, cương vực của Tổ quốc
Hai là, nhiệm vụ bảo vệ biên giới là nhiệm vô chung của cả dân téc, là
công việc của Triều đình, của từng người dân, công cuộc biên phòng phải dùa
Trang 4vào sức mạnh toàn diện của đất nước.
Lịch sử phát triển của dân téc cũng như lịch sử giữ gìn biên cương đất
nước đã ghi nhận vai trò to lớn của nhân dân cả nước Đó chính là sức mạnh
to lớn của yếu tố con người trong sự nghiệp bảo vệ biên giới quốc gia, nói
riêng và phát triển dân téc, nói chung
Ba là, các Triều đại phong kiến Việt Nam đã phát huy được vai trò to lớn
của Nhà nước trong sự nghiệp bảo vệ CQANBGQG.
Nhà nước là đại diện cho chủ quyền dân téc, là người tập hợp và phát huy
sức mạnh nhân dân, tổ chức và thực hiện mọi hoạt động bảo vệ CQANBGQG
Nhà nước trong các triều đại đã coi trọng và liên tục thực hiện việc xây dựng và bố
trí lực lượng vũ trang trấn giữ biên cương Lực lượng này gồm quân đội chính qui
cùng với thổ dân, dân binh và sau này phát triển thành lực lượng vũ trang chuyên
trách công tác biên phòng Cùng với việc xây dựng, bố trí lực lượng vũ trang trấn
giữ biên giới, các triều đình phong kiến nước ta tiến hành thiết lập và hoàn thiện
dần các đồn, sở trấn giữ quan ải, cửa biển Đồng thời các Triều đình còng tiến
hành một sè biện pháp cụ thể như: biện pháp tổ chức đánh dẹp, trấn áp bằng quân
sự; biện pháp kiểm soát quan ải, cửa biển, tuần tra biên giới; biện pháp do thám,
v.v
Bèn là, thực hiện đường lối ngoại giao khôn khéo vì độc lập dân téc và
toàn vẹn CQANBGQG.
Trong quan hệ với nước láng giềng, nhất là đối với quốc gia lớn mạnh, các
vương triều Việt Nam luôn giữ mối hòa hiếu, thực hiện nhiều giải pháp ngoại
giao rất mềm dẻo để duy trì hòa bình Thường cử những sứ thần, bằng tài
năng trí tuệ của mình giữ được giao hảo, giành được sự kính nể của các nước
Đường lối ngoại giao trên đây, trong nhiều trường hợp đã trở thành biện
pháp tích cực, hữu hiệu, góp phần quan trọng để giải quyết có hiệu quả các
vấn đề tranh chấp, gây rối an ninh trật tự biên giới
Nhận thức đúng những kinh nghiệm quí báu trong lịch sử bảo vệ CQANBG
của dân téc sẽ có ý nghĩa thiết thực đối với sự nghiệp bảo vệ CQANBG, xây
dựng BĐBP trong thời kỳ mới
1.2 Vai trò của Bộ đội Biên phòng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền
an ninh biên giới quốc gia.
1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò lực lượng vũ trang
Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định tính tất yếu phải vũ trang quần chúng
và tổ chức quân đội kiểu mới trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và quần chúng lao động chống áp bức bóc lột, giành chính quyền Quân đội còn
có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
XHCN Quân đội là công cụ quan trọng góp phần thực hiện đường lối, chính sách của đảng, nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại các giai cấp bóc lột và mọi âm mưu của chúng hòng xóa bỏ thành quả cách mạng XHCN, phục hồi chế độ áp bức bóc lột
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã chỉ ra tính tất yếu phải sử dụng bạo lực cách mạng, phải xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng của chế độ thực dân, phong kiến Hồ Chí Minh đã trực
tiếp ra chỉ thị thành lập: "Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân".- tổ
chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam Mọi sự trưởng thành và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam đều gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng và sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vận dụng đúng đắn và sáng tạo
lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng vào quá trình xây dựng lực lượng BĐBP Khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã trực tiếp tổ chức lực lượng bảo
vệ biên giới, bờ biển, giới tuyến tạm thời, lấy tên là lực lượng Công an nhân dân vũ trang
Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết và chính sách xây dựng BĐBP Trước yêu cầu của tình hình mới, ngày 8-8-1995, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 11/NQ-TW về xây dựng BĐBP, tiếp tục khẳng định BĐBP là nòng cốt chuyên trách quản lý, bảo vệ CQANBG
1.2.2 Vị trí quan trọng của Bộ đội Biên phòng - lực lượng vũ trang
Trang 5của Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền
an ninh biên giới quốc gia
Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ
CQANBGQG là vấn đề có tính qui luật phổ biến của nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, lực lượng biên phòng đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi,
hiện nay, mang tên chính thức là: Bộ đội Biên phòng BĐBP Việt Nam ra đời
ngày 03-3-1959 Lóc đầu gọi là Công an nhân dân vũ trang Lực lượng này
được xây dựng theo nguyên tắc lãnh đạo, chỉ huy và tổ chức lực lượng vũ
trang cách mạng Việt Nam BĐBP có đặc điểm riêng như sau:
Một là, hoạt động của BĐBP ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng
cao biên giới và hải đảo, là những nơi còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn;
xa các trung tâm văn hóa, chính trị Đặc điểm này chi phối rất lớn đến vai
trò, nhiệm vụ của BĐBP trong sự nghiệp bảo vệ CQANBGQG
Hai là, trong hoạt động bảo vệ biên giới, BĐBP phải thường trực
chiến đấu, quản lý địa bàn cả chiều sâu, chiều dài biên giới; thường xuyên
hoạt động phân tán nhỏ lẻ; làm việc khẩn trương liên tục về không gian, thời
gian
Với điều kiện hoạt động như vậy, các tổ công tác của BĐBP ở địa bàn
phải thường xuyên độc lập giải quyết các công việc, không thể chờ đợi thụ
động sự chỉ đạo trực tiếp của chỉ huy cấp trên
Ba là, trong hoạt động bảo vệ CQANBG, BĐBP phải phối hợp chặt
chẽ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại và phải tiến hành đồng bé
năm biện pháp nghiệp vụ biên phòng
Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, BĐBP phải tiến hành đồng thời
năm biện pháp nghiệp vụ biên phòng đó là: Biện pháp vận động quần
chúng, biện pháp vũ trang, biện pháp kiểm soát biên phòng, biện pháp
nghiệp vụ trinh sát biên phòng, biện pháp công trình kỹ thuật biên phòng
Năm biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Vì vậy, trong hoạt
động bảo vệ biên giới, BĐBP phải tiến hành đồng bộ, vận dụng sáng tạo
các biện pháp nghiệp vụ phù hợp với tình hình cụ thể ở từng tuyến, từng khu vực, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ biên giới
1.2.3 Nhiệm vô của bộ đội Biên phòng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Một là, BĐBP trực tiếp tổ chức quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ ở khu vực biên giới trên bộ, trên biển, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ lợi Ých và tài nguyên quốc gia trên khu vực này, ngăn chặn mọi hành động xâm phạm, làm thay đổi đường biên giới quốc gia
Hai là, BĐBP tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về biên giới quốc
gia trên bộ, trên biển thuộc chủ quyền Nhà nước Việt Nam, kiểm soát việc xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới và các đường qua lại biên giới, ngăn chặn
và xử lý các hành động xâm phạm đến biên giới, vùng biển của Tổ quốc
Ba là, BĐBP tổ chức thực hiện quan hệ phối hợp với lực lượng biên
phòng nước láng giềng để thi hành điều ước quốc tế, các hiệp ước, hiệp định với từng nước trong quan hệ biên giới giữa hai nước hoặc nhiều nước; giải quyết các vấn đề xảy ra trong quan hệ biên giới với nước láng giềng; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, góp phần xây dựng quan hệ các nước láng giềng thân thiện và giữa nhân dân hai bên biên giới; đấu tranh ngăn chặn mọi hành động làm phương hại đến quan hệ biên giới giữa hai nước và xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta
Bốn là, BĐBP đấu tranh chống âm mưu và hành động của các thế lực thù
địch, phản cách mạng phá hoại biên giới quốc gia, giữ gìn vững chắc an ninh khu vực biên giới của Tổ quốc; chiến đấu chống các tội phạm có vũ trang, thổ phỉ, hải phỉ, biệt kích phá rối an ninh, gây bạo loạn ở khu vực biên giới, vùng biển, đảo
Năm là, BĐBP trực tiếp và phối hợp với các lực lượng, các ngành có
chức năng của Nhà nước đấu tranh chống buôn lậu qua biên giới và các tội phạm khác, bảo vệ lợi Ých quốc gia và lợi Ých nhân dân, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới và vùng biển, đảo
Trang 6Sáu là, BĐBP phối hợp với các đơn vị vũ trang khác và nhân dân chiến
đấu chống quân xâm lược gây xung đột vũ trang và tiến hành chiến tranh
Bảy là, BĐBP liên hệ chặt chẽ với quần chúng, dùa vào quần chúng để
thực hiện nhiệm vụ, đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân biên giới, tăng
cường đoàn kết dân téc, thực hiện các chủ trương và các chương trình kinh tế
-xã hội của Đảng và Nhà nước, tích cực xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng nền
biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, gắn với thế
trận.quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân khu vực biên giới
Chương 2
THỰC TRẠNG BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG VÀ YÊU CẦU MỚI CỦA SỰ
NGHIỆP BẢO VỆ CHỦ QUYỀN AN NINH BIÊN GIỚI Ở NƯỚC
HIỆN NAY cña sù nghiÖp b¶o vÖ chñ quyÒn an ninh biªn giíi
ë níc hiÖn nay 2.1 Những nét cơ bản về thực trạng của bộ đội Biên phòng
2.1.1 Quá trình xây dựng và phát triển của bộ đội Biên phòng
Để đánh giá đúng thực trạng của BĐBP, cần phải nghiên cứu quá trình tổ
chức và xây dựng lực lượng này trong hơn 40 năm qua Sau khi miền Bắc hoàn
toàn giải phóng (1954), Đảng và Chính phủ đã giao cho Bộ Quốc phòng triển khai
các đơn vị bảo vệ biên giới, hải đảo, giới tuyến tạm thời và giao cho Bộ Công an
bố trí các đồn công an biên phòng trên một số cửa khẩu, cửa sông, cảng và bê
biển Như đã trình bày, ngày 19-11-1958, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 58/NQ-TW
về việc thống nhất các lực lượng vũ trang bảo vệ biên giới và giao cho Bộ Công
an quản lý, chỉ đạo Lực lượng này lấy tên là Công an nhân dân vũ trang.
Nghị quyết số 58/NQ-TW đang được triển khai có hiệu quả, lực lượng
Công an nhân dân vũ trang đang trên đà phát triển mạnh, thì đất nước chuyển
sang trạng thái cả nước có chiến tranh Trước tình hình đó, ngày 25-4-1965,
Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 116/NQ-TW về phân công nhiệm vụ bảo vệ trị
an và bảo vệ biên giới quốc gia giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Bộ Quốc
phòng có nhiệm vụ bố trí lực lượng song hành để bảo vệ biên giới, bằng biện pháp quân sự chống phỉ, biệt kích và kẻ địch xâm lược
Sau khi đất nước thống nhất (1975), nhiệm vụ quản lý, bảo vệ CQANBG
chuyển sang mét giai đoạn mới, nặng nề, phức tạp hơn Trước tình hình chiến
tranh biên giới Tây- Nam 1978, chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 22/NQ-TW chuyển lực lượng Công an nhân dân vũ
trang từ Bộ Nội vụ sang Bộ Quốc phòng và đổi tên thành bộ đội Biên phòng
Ngày 30-11-1987, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 07/NQ-TW về bảo vệ
an ninh đất nước trong tình hình mới, quyết định chuyển lực lượng BĐBP từ
Bộ Quốc phòng sang Bộ Nội vụ
Ngày 8-8-1995, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 11/NQ-TW về xây dựng BĐBP trong tình hình mới Nghị quyết nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, hệ thống tổ chức chỉ huy, cơ chế lãnh đạo đối với BĐBP và quyết định
chuyển BĐBP từ Bộ Nội vụ sang Bộ Quốc phòng
Từ ngày thành lập đến nay, lực lượng BĐBP đã trải qua một quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, khắc phục nhiều khó khăn, chịu đựng nhiều hy sinh gian khổ lập nên nhiều thành tích xuất sắc BĐBP là nòng cốt giữ gìn an ninh trật tự ở các vùng biên giới; tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị và thực hiện chương trình kinh tế-xã hội; góp phần đoàn kết đồng bào các dân téc, củng cố vùng biên giới của Tổ quốc ngày càng vững mạnh Tuy nhiên, qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay, tổ chức BĐBP vẫn chưa thực sự ổn định Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ CQANBG và xây dựng lực lượng
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do một số bộ, ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương có liên quan trực tiếp đến vấn đề biên giới và BĐBP chưa nhận thức thống nhất về chức năng, nhiệm vụ của BĐBP Quan điểm sử dụng BĐBP của các bộ chủ quản chưa xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, trang
bị của BĐBP Nhiệm vụ của BĐBP liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều địa phương, nhưng chưa có sự phối hợp thường xuyên theo quy chế của Nhà nước
Trang 72.1.2 Khái quát chung về những thành tựu và hạn chế trong thực
hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ CQANBGQG của bộ đội Biên phòng
Một là, BĐBP đã trực tiếp bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc
gia, xây dựng biên giới hữu nghị với các nước láng giềng
Trong tình hình biên giới, vùng biển luôn diễn biến phức tạp, chứa đựng
nhiều yếu tố không ổn định, BĐBP đã kiên trì thực hiện các hiệp ước và quy
chế biên giới với các nước láng giềng; từng bước thực hiện đúng đắn chính
sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; vừa hợp tác vừa đấu tranh, kiên trì xây
dựng biên giới hữu nghị với Trung Quốc và Căm-pu-chia; giữ vững biên giới
hữu nghị, đoàn kết đặc biệt với Lào, phục vụ cho việc mở rộng hợp tác với
nước ngoài
Hai là, BĐBP trực tiếp đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, giữ
gìn an ninh và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, vùng biển, đảo Việt
Nam.
BĐBP đã có sự đổi mới công tác nghiệp vụ, công tác phát động quần
chúng nhân dân tham gia đấu tranh chống tội phạm an ninh chính trị, kinh tế,
văn hóa; kiên quyết đấu tranh với các hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo
trái phép trong nhân dân các dân téc thiểu số ở khu vực biên giới Tây-Bắc,
Tây Nguyên; ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động kích động tư tưởng dân téc
hẹp hòi trong đồng bào Khơ Me ở Nam Bé
Ba là, BĐBP đã tích cực tham gia xây dựng, củng cố cơ sở chính trị, phát
triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới, vùng biển, đảo
BĐBP đã vượt qua mọi khó khăn trở ngại, đêm ngày lặn lội với phong
trào, gắn bó máu thịt với đồng bào các dân téc với tình cảm "Đồn Biên phòng là
nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân téc là anh em ruột thịt" Cán bộ,
chiến sĩ biên phòng thường xuyên thực hiện có hiệu quả cao nhiệm vụ xây dựng
cơ sở chính trị, vận động đồng bào các dân téc thiểu số định canh, định cư, xóa đói
giảm nghèo, xây dựng làng bản văn hóa Trên cơ sở đó xây dựng nền tảng sức
mạnh của thế trận quốc phòng toàn dân và biên phòng toàn dân vững chắc
Tuy nhiên, nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự xã hội của BĐBP trên các tuyến biên giới chưa thật vững chắc; ở một số vùng dân téc thiểu số còn mầm mèng gây bạo loạn, các loại tội phạm hoạt động gia tăng
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do tình hình biên giới, vùng biển
liên tục diễn biến phức tạp Nhà nước chưa xây dựng và ban hành được Luật biên giới quốc gia và hệ thống các văn bản dưới luật một cách đồng bộ Lực lượng BĐBP thường xuyên không ổn định về tổ chức
2.1.3 Đội ngò cán bộ, chiến sĩ bộ đội Biên phòng ở nước ta hiện nay
Đội ngò cán bộ, chiến sĩ trong những năm qua luôn có những bước phát
triển cơ bản hợp lý về số lượng, cơ cấu Đại đa số cán bộ, chiến sĩ giữ được
phẩm chất, đạo đức cách mạng, có ý thức kỷ luật và lối sống trong sạch, lành mạnh, văn minh
Trình độ học vấn của đội ngò cán bộ, chiến sĩ biên phòng đang được nâng lên rõ rệt, từng bước đáp ứng nhiệm vụ được phân công Tỷ lệ cán bộ được đào tạo đúng ngành, nghề tương đối cao, đã coi trọng đào tạo cán bộ người dân téc
Tuy nhiên, cơ cấu trong đội ngò cán bộ, chiến sĩ BĐBP vẫn còn những mặt chưa hợp lý Cán bộ kỹ thuật thiếu nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu hiện đại hóa lực lượng BĐBP trong thời kỳ mới Cán bộ dân téc thiểu
số trong lực lượng BĐBP có chiều hướng giảm nhanh trong vài năm tới
Vẫn còn tỷ lệ đáng kể có trình độ học vấn thấp và ở hầu khắp các loại đối
tượng sĩ quan, sơ, trung, cao cấp Số cán bộ sĩ quan biên phòng có trình độ đại
học trở lên phân bổ không đều giữa các đơn vị, các tuyến biên giới Chất lượng đội ngò cán bộ chính trị trong các đơn vị BĐBP, nhất là ở các đơn vị cơ
sở vừa thiếu, vừa yếu Đội ngò giáo viên trong các trường của lực lượng
BĐBP chưa ngang tầm với nhiệm vụ đào tạo cán bộ trong tình hình mới Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế trên là do Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP chậm xây dựng quy hoạch tổng thể đội ngò cán bộ phù hợp với biên chế,
tổ chức mới và thiếu những giải pháp mới toàn diện, đồng bộ để xây dựng đội ngò
Trang 8cán bộ.
2.1.4 Vũ khí, phương tiện, trang bị kỹ thuật và đời sống vật chất, tinh
thần của bộ đội Biên phòng hiện nay.
Vũ khí, phương tiện, trang bị kỹ thuật từng bước được bổ sung thay thế,
đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội từng bước được cải thiện
Tuy nhiên, chất lượng trang bị vũ khí dự trữ chiến đấu chưa bảo đảm cho
hoạt động tuần tra, chiến đấu dài ngày của BĐBP Phương tiện xe máy, tàu
thuyền, trạm nguồn, vũ khí đã được sử dụng, bảo quản qua nhiều năm và ngày
càng xuống cấp, hệ số kỹ thuật thấp, không được trang bị mới, hiện đại Việc
chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ BĐBP ở các đơn vị cơ sở còn nhiều
hạn chế Đa số gia đình cán bộ, chiến sĩ biên phòng còn gặp nhiều khó khăn
Ngoài những nguyên nhân khách quan, nhiều đơn vị thiếu năng động,
chủ động, tích cực, nhạy bén trước cơ chế thị trường, lại chịu ảnh hưởng của
tư duy bao cấp và phong cách làm việc thụ động, ỷ lại cấp trên
2.2 Bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới
2.2.1 Điều kiện quốc tế tác động đến sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an
ninh biên giới nước ta hiện nay
Tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp và khó lường, đang
tạo ra cho nước ta những cơ hội lớn để phát triển, song cũng đặt ra những
nguy cơ, thách thức mới đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và sự
nghiệp bảo vệ CQANBGQG Thực tế đó cũng nảy sinh những yêu cầu mới
đối với nhiệm vụ xây dựng lực lượng BĐBP vững mạnh toàn diện
2.2.2 Tình hình trong nước tác động đến sự nghiệp bảo vệ chủ quyền
an ninh biên giới quốc gia
- Tình hình chung
Sau 15 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa rất quan trọng, đã và đang tạo ra thế và lực mới để bước vào thời kỳ
phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tuy nhiên, tình hình an ninh - chính trị trong nước đang nảy sinh những
yếu tố phức tạp cần tập trung giải quyết Đất nước vẫn đứng trước những nguy
cơ mà Hội nghị đại biểu Đảng toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII) đã nêu lên Những nguy cơ đó đã và đang tác động đến sự ổn định đất nước ta, đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp bảo vệ CQANBG nước ta trong thời kỳ mới
- Tình hình, đặc điểm biên giới và an ninh biên giới nước ta hiện nay
Biên giới nước ta tiếp giáp với ba nước: Trung Quốc, Lào, Căm-Pu-Chia;
có giá trị nhiều mặt về an ninh, quốc phòng và đối ngoại; là "phên dậu", là tuyến đầu của thế trận an ninh, quốc phòng
Khu vực biên giới là cửa ngõ thực hiện giao lưu kinh tế, văn hóa, nối liền
giữa nước ta với các nước khác, góp phần quan trọng trong thực hiện chiến lược hội nhập kinh tế Việt Nam trong khu vực và thế giới
Nhân dân các dân téc ở hai bên biên giới có quan hệ về huyết thống, quan hệ dân téc, thân téc khá sâu sắc Quan hệ dân téc, thân téc cũng tạo điều kiện tốt cho
việc xây dựng quan hệ hữu nghị láng giềng giữa nhân dân hai bên biên giới, nhưng nhiều khi nó lại chi phối tới ý thức "quốc gia, quốc giới", dẫn đến ý thức về nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc bị hạ thấp; cá biệt khi bị kích động bởi tư tưởng chủ nghĩa dân téc hẹp hòi, chủ nghĩa ly khai thì có người đã quay lưng lại với Tổ quốc mình
Chủ nghĩa đế quốc, các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề dân téc
và tôn giáo, bằng nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi tấn công, tác động vào
quần chúng các dân téc ở biên giới làm nảy sinh những vấn đề chính trị phức tạp
Biên giới nước ta đã được hình thành từ lâu đời, nhưng còn trong trạng thái tự nhiên, tồn tại nhiều vấn đề do lịch sử để lại chưa được giải quyết: + Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc:
Tuyến biên giới này luôn bị đe dọa và xâm lấn của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc từng bước đã lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của một số ban ngành, địa phương Việt Nam để thực hiện "gặm nhấm" lãnh thổ nước ta bằng những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt như mượn đường đi lại, đất để sản xuất hoặc để làm nhà cho công nhân Trung
Trang 9Quốc ở giỳp Việt Nam làm đường, xõy một số cụng trỡnh ở khu vực biờn giới, tạo ra
những dấu hiệu giả theo cỏch của Trung Quốc để lấn chiếm lónh thổ Việt Nam Đến
nay, Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện chớnh sỏch hai mặt đối với Việt Nam, vừa
quan hệ bỡnh thường húa, vừa rỏo riết thực hiện chớnh sỏch bành trướng thế lực; tiếp
tục củng cố "cường biờn" kết hợp với tăng cường lực lượng vũ trang Họ tăng cường
mở cửa biờn giới thu hút nguyờn vật liệu quý hiếm, gõy khú khăn trong quản lý bảo vệ
biờn giới của Việt Nam Trung Quốc tiếp tục hoạt động tỡnh bỏo, giỏn điệp để tỡm hiểu
sự bố phũng quõn sự của ta; tiến hành cắm bia mốc, cột gỗ, mồ mả, biển bỏo khu vực
cú mỡn để tạo ra dấu hiệu mới xỏc nhận chủ quyền của họ
Hiện nay Việt Nam và Trung Quốc đó ký Hiệp ước biờn giới trờn bộ
Bước tiếp theo sẽ tiến hành hoạch định, cắm mốc trờn thực địa Giai đoạn này
khụng thể giải quyết một cỏch nhanh chúng Trong quỏ trỡnh đú, nhiệm vụ
quản lý, bảo vệ CQANBG phớa Bắc nước ta vẫn phải hết sức quan tõm và phải
cú phương ỏn đấu tranh với từng điểm cụ thể
+ Tuyến biờn giới Việt - Lào:
Đõy là đường biờn giới hữu nghị Tuy nhiờn, trờn tuyến biờn giới này, cỏc
thế lực đế quốc và thự địch đó và đang đẩy mạnh cỏc hoạt động phỏ hoại cỏch
mạng hai nước bằng chiến lược "diễn biến hũa bỡnh", cỏc hoạt động kớch
động, gõy phỉ, gõy chia rẽ khối đoàn kết dõn tộc, đoàn kết Việt - Lào, tiếp tay
cho hoạt động buụn lậu vũ khớ, ma tỳy qua biờn giới Khu vực biờn giới này
vẫn xảy ra tỡnh trạng di dõn tự do của người Mụng và xõm canh xõm cư mang
tớnh tự phỏt của nhõn dõn hai bờn biờn giới.
+ Tuyến biờn giới Việt Nam - Căm-pu-chia:
Hiện nay, tỡnh hỡnh tranh chấp, lấn chiếm biờn giới với tớnh chất gay gắt hơn.
Cỏc thế lực dõn tộc cực đoan lợi dụng tớnh phức tạp của biờn giới, kớch động cỏc
hoạt động xõm phạm biờn giới như đập phỏ, di dời cột mốc, hoạt động cú vũ trang
trờn biờn giới Chỳng gõy ra cỏc điểm tranh chấp bằng cỏc hỡnh thức như: khuyến
khớch xõm canh, xõm cư, xõy dựng cỏc cụng trỡnh thủy lợi ở biờn giới cú lợi
cho họ Tỡnh hỡnh đú đó và đang gõy ra những mất ổn định ở biờn giới
+ Tuyến biờn giới biển - đảo:
Tỡnh trạng tranh chấp lónh thổ thuộc chủ quyền của Việt Nam trờn vựng
biển đang diễn ra phức tạp Năm 1974, Trung Quốc cho lực lượng vũ trang chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đồng thời tập trung biện minh chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa Hiện nay, vựng biển này của nước ta liờn quan đến 7 nước và đang phải giải quyết cỏc vấn đề biờn giới
và ranh giới biển vỡ đõy là vựng chồng lấn, chưa được phõn định rạch rũi Tỡnh hỡnh tội phạm và an ninh trờn biển cũng diễn biến phức tạp
2.2.3 Nhiệm vụ mới đặt ra cho bộ đội Biờn phũng để giữ vững chủ quyền an ninh biờn giới
- Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới
Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới đẩy mạnh cụng nghiệp húa, hiện đại húa đất nước được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng
đó chỉ rừ: trong khi đặt trọng tõm vào nhiệm vụ xõy dựng CNXH, chúng ta khụng một chỳt lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luụn coi trọng quốc phũng
- an ninh, đú là hai nhiệm vụ chiến lược gắn bú chặt chẽ Điều này đặt ra cho
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ CQANBG trước hàng loạt yờu cầu, đũi hỏi mới, bao gồm cả nhận thức và hành động, cả xõy dựng luận cứ về chiến lược, đề xuất cỏc giải phỏp phự hợp và từng bước triển khai thực hiện một cỏch cú kế hoạch
- Nhiệm vụ bảo vệ CQANBG trong thời kỳ mới
Nhiệm vụ cơ bản của việc bảo vệ CQANBG nước ta trong tỡnh hỡnh
mới đẩy mạnh cụng nghiệp húa, hiện đại húa đất nước là xõy dựng nền biờn phũng toàn dõn vững mạnh, phỏt huy sức mạnh của hệ thống chớnh trị, kết hợp chặt chẽ giữa xõy dựng kinh tế với quốc phũng - an ninh và đối ngoại Trong bất cứ tỡnh huống nào, chỳng ta vẫn luụn bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền
và toàn vẹn lónh thổ, giữ vững an ninh, trật tự vựng biờn giới của Tổ quốc
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG BỘ ĐỘI BIấN
PHềNG TRONG THỜI KỲ MỚI xây dựng bộ đội biên phòng trong thời kỳ mới
Trang 103.1 Phương hướng xây dựng bộ đội biên phòng trong thời kỳ mới
3.1.1 Xây dựng bộ đội biên phòng phải trên cơ sở những quan điểm
cơ bản của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền an ninh biên
giới
- Bảo vệ CQNABG phải toàn diện
Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tài nguyên, môi sinh, môi trường; bảo vệ tổ
chức Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị khác; giữ vững ổn định chính
trị, tinh thần trong nhân dân; giữ vững pháp luật, đạo đức, thuần phong mỹ
tục; bảo vệ và giữ gìn quan hệ hữu nghị thân thiện giữa chính quyền và nhân
dân hai bên biên giới
- Bảo vệ CQANBG là sự nghiệp của toàn dân
Nhân dân là cội nguồn của sức mạnh vô tận trong sự nghiệp bảo vệ
CQANBG; đồng thời, nhân dân cũng là mục tiêu và động lực của sự nghiệp
này Tinh thần này được Đảng và Nhà nước chỉ đạo trong đường lối đấu tranh
bảo vệ CQANBG từ những ngày đầu cách mạng đến nay
- Bảo vệ CQANBG phải gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ở
khu vực biên giới
Sự kết hợp giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo vệ CQANBG được thể
hiện ngay từ khi đề ra chiến lược phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân
cũng như trong từng lĩnh vực, từng địa phương, từng tuyến biên giới Việc
phát triển kinh tế-xã hội nhằm xây dựng khu vực biên giới, vùng biển-đảo
vững mạnh chính là tạo thế và lực cho nhiệm vụ quản lý và bảo vệ CQANBG
trong thời bình và khi có chiến tranh
- Bảo vệ CQANBG đi đôi với xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp
tác và phát triển.
Chính sách đối ngoại của Đảng ta là hướng tới củng cố môi trường hòa
bình và tạo điều kiện môi trường quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát
triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phục vụ sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh
chung của nhân dân thế giới và hòa bình, độc lập dân téc, dân chủ và CNXH
Do đó, BĐBP phải kết hợp nhiệm vụ bảo vệ CQANBGQG với xây dựng biên giới hòa bình hữu nghị với các nước láng giềng
3.1.2 Xây dựng BĐBP vững mạnh, toàn diện theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại
Nghị quyết số 11/NQ-TW của Bộ Chính trị đã xác định rõ: Để bảo đảm cho BĐBP hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới, cần ổn
định tổ chức, xây dựng BĐBP thực sự là lực lượng vũ trang cách mạng, chính qui, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, có chất lượng cao, có quân số và tổ chức
hợp lý Cán bộ, chiến sĩ BĐBP phải được lùa chọn kỹ, bảo đảm tin cậy về chính trị, được huấn luyện, đào tạo chu đáo, có trình độ quân sự và trình độ nghiệp vụ về công tác biên phòng, nắm vững pháp luật và qui chế biên giới, biết làm công tác vận động quần chúng để đảm đương vai trò nòng cốt trong nền biên phòng toàn dân
3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng bộ đội biên phòng vững mạnh toàn diện trong thời kỳ mới
3.2.1 Xây dựng lực lượng bộ đội Biên phòng vững mạnh về chính trị,
tư tưởng
Xây dựng BĐBP vững mạnh về chính trị, tư tưởng là vấn đề cơ bản, có ý nghĩa quyết định chất lượng BĐBP trong thời kỳ mới Thực chất của vấn đề
này là củng cố và phát huy bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân téc sâu sắc trong quá trình xây dựng BĐBP.
Tập trung nâng cao chất lượng chiến đấu của lực lượng BĐBP, lấy chất lượng chính trị làm cơ sở Chủ động và kiên quyết đấu tranh có hiệu quả trên lĩnh
vực chính trị, tư tưởng, chống các quan điểm sai trái, phản động, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Giữ vững và không ngừng phát huy bản chất, truyền thống của dân téc, quân đội và lực lượng
BĐBP, xây dựng mối quan hệ máu thịt với nhân dân các dân téc ở khu vực biên giới Trên cơ sở đó, giữ vững ổn định chính trị ở khu vực biên giới, tuyên truyền
vận động, tổ chức nhân dân tham gia vào sự nghiệp bảo vệ CQANBG