1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề giáo dục giới tính trên VTV cho thanh thiếu niên (khảo sát các kênh VTV2, VTV6, O2TV từ 112012 đến 42014)

188 898 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 188
Dung lượng 3,43 MB

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO THANH THIẾU NIÊN TRÊN TRUYỀN HÌNH 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Giới tính SEAGEP (Chương trình bình đẳng giới khu vực Đông Nam Á thuộc Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, 2001) định nghĩa : “Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ không thể thay đổi được. Chỉ có một số khác biệt nhỏ về vai trò của nam và nữ về mặt sinh học và sinh lý trên cơ sở giới tính. Ví dụ như việc mang thai, sinh nở và sự khác biệt về sinh lý có thể là do các đặc điểm giới tính ” 32, tr.6. Định nghĩa này đã tiếp cận theo khía cạnh sinh học và chỉ ra rằng con người mới sinh ra đã có những đặc điểm về giới tính, có những khác biệt về cơ thể từ đó làm nên 2 nhóm người đó là con trai và con gái. Giới tính thể hiện tính ổn định, bất biến. Nhà nghiên cứu văn hóa và tâm lý y học giáo dục Nguyễn Khắc Viện quan niệm giới tính được hình thành từ nguồn gốc sinh học và nguồn gốc xã hội: “Giới tính được coi như là một khái niệm sinh học đực và cái, nhưng ở con người mang tính xã hội rõ rệt, sự phân chia giới tính không chỉ phân chia trong hoạt động lao động mà còn cả trong các lĩnh vực khác như : gia đình, phong tục, tập quán… Nếu như ở các sự vật khác sự phân chia giới tính mang tính chất tự nhiên thuần túy thì ở con người mang tính chất xã hội rõ rệt” 6, tr.15. Với quan niệm này nội hàm của giới tính được nhìn rộng hơn, trong đó nhấn mạnh khía cạnh xã hội của con người. Nghĩa là giới tính ngoài việc nhìn nhận ở mặt sinh lý đó là sự khác biệt về mặt cơ thể con người, nó còn được nhìn nhận ở những đặc điểm về mặt xã hội đó là tác phong, tính tình... Những đặc điểm về giới của con người chỉ được hình thành qua sự giao tiếp với những người xung quanh, dưới ảnh hưởng của giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Mỗi xã hội phân công lao động khác nhau theo chuẩn mực đạo đức, văn hóa từ nguồn gốc sinh học sẽ tạo nên vai trò của giới trong xã hội cũng khác nhau.

Trang 1

VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH

CHO THANH THIẾU NIÊN TRÊN VTV

(Khảo sát các kênh O2TV, VTV2, VTV6 từ tháng 11/2012 đến tháng 4/2014)

Chuyên ngành : Báo chí học

Mã số : 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội, tháng 8/2014

Trang 2

liệu, kết quả điều tra nêu trong luận văn này là trung thực, được ghi rõ nguồn gốc một cách minh bạch, đầy đủ Đề tài nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, tháng 8 năm 2014

Tác giả luận văn

Trang 3

TÍNH CHO THANH THIẾU NIÊN TRÊN TRUYỀN HÌNH 15

1.1 Một số khái niệm 15

1.2 Những nội dung cơ bản về giáo dục giới tính 21

1.3 Tầm quan trọng của giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên 28

1.4 Truyền hình với vấn đề giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên 33

1.5 Những yêu cầu và điều kiện để giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên trên truyền hình đạt chất lượng, hiệu quả 38

1.6 Sơ lược thực tiễn hoạt động giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên ở Đài truyền hình Việt Nam hiện nay 42

Tiểu kết chương 1 50

Chương 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO THANH THIẾU NIÊN TRÊN VTV HIỆN NAY (Khảo sát kênh VTV2, VTV6, O2TV từ 11/2012 - 4/2014) 47

2.1 Tần suất xuất hiện nội dung giáo dục giới tính trên VTV 47

2.2 Nội dung giáo dục giới tính trên VTV 51

2.3 Hình thức giáo dục giới tính trên VTV 68

2.4 Đánh giá chung về chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục giới tính trên VTV 79

Tiểu kết chương 2 102

Chương 3 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ VIỆC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO THANH THIẾU NIÊN TRÊN VTV 104

3.1 Những vấn đề đặt ra và đề xuất một số kiến nghị 104

3.2 Những giải pháp chung 107

3.3 Những giải pháp cụ thể 114

Tiểu kết chương 3 126

KẾT LUẬN 127

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 131

Trang 4

Chữ viết tắt Giải nghĩa

Trang 5

Bảng 1: Thống kê phát sóng chương trình GDGT cho TTN trên

VTV2, VTV6, O2TV từ tháng 11/2012 đến tháng 4/2014

50Bảng 2: Thống kê 6 chương trình khảo sát trên kênh VTV2, VTV6,

O2TV từ tháng 11/ 2012 đến tháng 4/2014 51Bảng 3: Lựa chọn phương tiện truyền thông để tìm hiểu GDGT 100Hình 1: Mô hình kết cấu chương trình “Dân số và phát triển” 71

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam đang trải qua những thay đổi nhanh chóng về phát triển kinh

tế và xã hội, vì vậy những quan niệm và thái độ về lối sống, về tình dục cũng

có những thay đổi như một nhu cầu tất yếu theo vòng xoáy của sự thay đổi

đó Trong các nhóm lứa tuổi của dân số Việt Nam hiện nay, thanh thiếu niên

là lứa tuổi chiếm khoảng 40% tổng dân số, là thế hệ được cả xã hội đặt nhiều

kỳ vọng, tiếp nhận nhanh chóng sự thay đổi của thời đại Mặc dù vậy, nhómtuổi này cũng đặt ra nhiều mối lo ngại cho tương lai vì sự thiếu hiểu biết,thiếu trách nhiệm và thiếu kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân vàcộng đồng Theo thống kê trong một hội thảo quốc tế khu vực châu Á - TháiBình Dương năm 2013, Việt Nam được đánh giá là nước có tỷ lệ nạo phá thai

ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ 5 thế giới Một trongnhững nguyên nhân mà Bộ Giáo dục đào tạo phối hợp với UNESCO khảo sátđược là do vấn đề giáo dục giới tính chưa được giảng dạy phổ biến trong nhàtrường, hiện chỉ có 33% trường THPT thực hiện vấn đề này Một phần bathanh niên Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận cácthông tin và dịch vụ về sức khỏe sinh sản mà họ cần

Hiện tượng bùng nổ các hình ảnh về sex, bạo lực, uống rượu, ma túy

là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ và nhận thức của tuổi vịthành niên Hệ lụy là quan hệ tình dục không lành mạnh, có thai ngoài ýmuốn và nạo phá thai, hiểu biết sai về giới tính, suy giảm sức khỏe thể chất vàtinh thần ngày càng báo động hơn… Trong giai đoạn giao thời của lứa tuổi,thanh thiếu niên cần được đặc biệt quan tâm đến sức khỏe, sự phát triển tìnhcảm, hành vi, mối quan hệ với gia đình và xã hội… để tạo ra cho mình những

kỹ năng tốt tự chăm sóc bản thân, trở thành những trụ cột chắc chắn của đất

Trang 7

nước sau này Chính vì vậy, giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên là vấn đề

cấp thiết của gia đình, nhà trường, xã hội, các phương tiện truyền thông nhằmgiúp họ nhận thức đúng sai và hành động có suy nghĩ hơn

Thực tế, truyền thông đại chúng, các loại hình báo chí từ báo in, báomạng, phát thanh, truyền hình đều đã, đang thực hiện nhiệm vụ tuyên truyềngiáo dục giới tính cho người dân nói chung và thanh thiếu niên nói riêng Tuynhiên, đây là vấn đề khá nhạy cảm không dễ tác động với một đất nước cónhững quan niệm, phong tục tập quán lâu đời như Việt Nam Không nhữngthế sự phát triển mạnh mẽ của thông tin thời đại công nghệ số tạo lực hấp dẫnvới giới trẻ hơn hẳn những gì mà các phương tiện truyền thông truyền thốngđang cố gắng định hướng

Với thế mạnh đặc trưng của một loại hình báo chí có nhiều sức hấpdẫn hơn nhiều so với các loại hình báo chí khác, các chương trình truyềnhình ngày một đa dạng phong phú hấp dẫn mọi lứa tuổi, đặc biệt là khán giảtrẻ Sự ra đời và phát triển của những kênh, chương trình truyền hình chuyênbiệt dành cho giới trẻ trên VTV là định hướng đúng đắn của lãnh đạo đàitrong công tác tuyên truyền, giáo dục, định hướng nhận thức và lối sống chothanh thiếu niên hiện nay Trong hệ thống các kênh quảng bá và truyền hìnhtrả tiền thì VTV2 là kênh phổ biến kiến thức giáo dục, VTV6 là kênh giáodục giải trí chuyên biệt dành cho thanh thiếu niên, O2TV là kênh chuyên vềsức khỏe và chất lượng cuộc sống cho mọi người trong đó có giáo dục giớitính và kỹ năng sống cho lứa tuổi vị thành niên Đây là những kênh đã tạođược vị trí, thương hiệu sau một thời gian dài phát sóng, đạt được hiệu quảtuyên truyền thông qua sự phản ánh kịp thời các vấn đề thời sự, tạo sự hấpdẫn về nội dung, cách thể hiện cho công chúng trong một thời gian dài, đặcbiệt là về nội dung giáo dục giới tính Có thể kể đến các chương trình tiêu

biểu như: “Nhà tròn”, “Vitamin C”, “Điểm nóng”, “Ngược chiều”, “Thư

Trang 8

viện cuộc sống”,… (VTV6), “Giải mã XY” (O2TV), “Làm bạn với con”,

“Dân số và phát triển” (VTV2), …

Mặc dù đã VTV đã có nhiều cố gắng trong cung cấp những nội dunggiáo dục giới tính cho thanh thiếu niên nhằm trang bị và góp phần xây dựngnên một thế hệ phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần thông quanhững chương trình truyền hình đa dạng, cập nhật Tuy nhiên, thực tế chấtlượng không ít chương trình còn chưa đồng đều, chất lượng chưa như mongmỏi, việc sản xuất còn tràn lan, tốn kém nhưng tỷ lệ khán giả xem nhữngchương trình truyền hình về nội dung giáo dục giới tính lại chưa thật cao.Trong khi đó, trong định hướng chiến lược phát triển của VTV thời gian tới,vấn đề giáo dục giới tính và kỹ năng sống cho thanh thiếu niên lại được cho làmột trong những nội dung tuyên truyền quan trọng trên các kênh sóng chuyênbiệt, cần đáp ứng thực tế nhu cầu ngày càng cao của giới trẻ, góp phần vàonhiệm vụ tuyên truyền giáo dục, nâng cao chất lượng dân số trẻ trong chiếnlược dân số Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, vậy nên nếu tiếp tục sản xuấtcác chương trình truyền hình nội dung giáo dục giới tính như hiện nay thì vẫnchưa thực sự đáp ứng được thực tiễn đặt ra Vì vậy, việc phải tổng kết chỉ rađược thực trạng, những thành công và hạn chế của hoạt động này của VTVmột cách toàn diện, khách quan, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải phápphù hợp để nâng cao chất lượng, hiệu quả việc hoạt độn giáo dục giới tính chothanh thiếu niên là một việc làm cấp thiết

Từ cách đặt vấn đề đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Vấn đề giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên trên VTV (khảo sát kênh O2TV, VTV2 và

VTV6 từ tháng 11/ 2012 đến tháng 4/2014)” để thực hiện luận văn Thạc sĩchuyên ngành Báo chí học của mình với mong muốn góp phần giải quyếtphần nào câu hỏi nêu ra ở trên

Trang 9

2 Tình hình nghiên cứu

Cho đến thời điểm này, nghiên cứu về “giáo dục giới tính cho thanhthiếu niên” đã có một số công trình nghiên cứu tuy nhiên chưa nhiều Hiện cómột số tài liệu liên quan, có thể xếp ở ba nhóm như sau:

* Nhóm thứ nhất: Nghiên cứu, khảo sát vấn đề liên quan ở lĩnh vực báo

in có các tài liệu:

- “Báo chí với chủ đề chăm sóc sức khỏe sinh sản” - Khóa luận tốt nghiệp

của Trần Xuân Thân, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (2003)

Khóa luận đã đi vào phân tích việc tuyên truyền chủ đề chăm sóc sứckhỏe sinh sản trên báo chí Tuy nhiên, phạm vi khảo sát rất rộng (trên báo chínói chung) mà vấn đề lại lớn đặc biệt chưa khu biệt được đối tượng tác động,vậy nên nội dung luận văn chưa bao quát hết một cách sâu sắc việc tuyêntruyền nội dung này ở từng loại hình báo chí

“Báo chí với chủ đề giáo dục giới tính cho lứa tuổi vị thành niên”

-Khóa luận tốt nghiệp của Phạm Thị Bích Nga, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân

văn Hà Nội (2003).

So với khóa luận của học viên Trần Xuân Thân kể trên, khóa luận này

đã xác định được rõ nét hơn về đối tượng tác động đó là lứa tuổi vị thành niên

vì vật việc nghiên cứu đã trọng tâm hơn Tuy nhiên, khóa luận mới chỉ giớihạn nghiên cứu, khảo sát việc tuyên truyền chủ đề giáo dục giới tính trên báo

in, còn các loại hình khác như phát thanh, truyền hình thì chưa đề cập tới

- “Vấn đề giáo dục giới tính vị thành niên trên báo chí” - Khóa luận tốt

nghiệp của Phùng Thị Phương Anh, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà

Nội (2003)

So với hai khóa luận nêu trên, khóa luận này đã có đầu tư quy mô hơn,bước đầu đã phân tích được khá rõ các khái niệm, nội dung giáo dục giới tínhcho lứa tuổi vị thành niên và khảo sát thực trạng tuyên truyền chủ đề giáo dục

Trang 10

giới tính trên báo chí Tuy nhiên, việc phân tích và kết quả mới dừng lại ởkhảo sát trên loại hình báo in, chưa đề cập tới loại hình truyền hình

- “Báo chí với chuyên đề giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên (khảo sát báo Tuổi trẻ hàng ngày từ 6/2003 đến 3/2006) và Hoa học trò từ số 476 đến 525” - Khóa luận tốt nghiệp chuyên

ngành báo in của Phạm Thu Trang, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2006

Khóa luận đã chỉ ra được các khái niệm cơ bản liên quan đến “sức khỏesinh sản”, “sức khỏe giới tính”, đặc điểm lứa tuổi vị thành niên, tầm quan trọngcủa việc giáo dục định hướng cho lứa tuổi này Dù vậy, cũng giống như cáckhóa luận trước, khóa luận này mới chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê các khái quátchưa nhiều Mặt khác, khóa luận cũng mới chỉ khảo sát trên hai tờ báo in

* Nhóm thứ hai: Nghiên cứu, khảo sát vấn đề liên quan ở lĩnh vực báo

mạng điện tử có các tài liệu:

- “Giáo dục giới tính vị thành niên: thực trạng và giải pháp từ góc độ báo chí (khảo sát trên hai trang báo điện tử: suckhoedoisong.vn và tuoitre.vn

từ tháng 8/2009 - 8/2010) - Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Văn Bắc, ĐH

Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (2010)

Phạm vi khảo sát luận văn nhỏ hẹp so với đề tài nghiên cứu, chỉ nghiêncứu trên hai trang báo mạng Chính vì vậy, kết quả luận văn có được chưa thểhiện được qui mô của đề tài

- “Báo mạng điện tử với việc tuyên truyền giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên” - Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn

Thị Liên, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2006

Khóa luận chỉ ra những ưu điểm của phương tiện truyền thông mới - đó

là báo mạng điện tử trong việc tuyên truyền giáo dục giới tính và sức khỏesinh sản cho lứa tuổi vị thành niên Khóa luận đã trình bày được khái quátthực trạng tuyên truyền, hạn chế của loại hình báo mạng điện tử trong việc

Trang 11

cung cấp thông tin, đặc biệt là thông tin nhạy cảm về giáo dục giới tính, từ đó

đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền trên báo mạng

- “Nâng cao chất lượng thông tin về tính dục và sức khỏe sinh sản trên báo mạng điện tử hiện nay (khảo sát báo Dân trí điện tử, Tiền phong điện tử,

Vnexpress từ tháng 1 - tháng 3/2007)” - Khóa luận tốt nghiệp của ĐinhHuyền Trang, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2007)

Khóa luận đã chỉ ra ưu điểm và hạn chế của ba trang báo: Dân trí, Tiềnphong, Vnexpress trong việc tuyên truyền nội dung tính dục và sức khỏe sinhsản Tuy nhiên chưa giải quyết được về mặt khái niệm sự khác biệt giữa tính dục

và tình dục, chưa khu biệt được đối tượng khán giả Ngoài ra thời gian khảo sátquá ngắn, nội dung luận văn chưa nêu bật được mức độ quan trọng của vấn đề

và việc nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở loại hình báo mạng điện tử

* Nhóm thứ ba: Nghiên cứu, khảo sát vấn đề liên quan ở lĩnh vực báo

truyền hình có tài liệu:

- “Tuyên truyền về bình đẳng giới trong chuyên mục phụ nữ và cuộc sống trên sóng Đài truyền hình Việt Nam (khảo sát từ tháng 1/2004 - tháng 4/2006)” - Luận văn Thạc sỹ của Úy Thị Thu Huyền, Học viện Báo chí và

Tuyên truyền, (2006)

Luận văn đã tập trung phân tích sự khác biệt về thuộc tính giữa “Giới”

và “Giới tính” để khu biệt đối tượng nghiên cứu Đề tài không đề cập đến vấn

đề tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản, giới tính mà đề cập nhiều đến khía cạnh xãhội của “Giới” bao gồm nam giới và nữ giới, vai trò, trách nhiệm của namgiới và nữ giới trong xã hội

Ngoài ra, có một số đề tài nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành

niên theo góc độ xã hội học như: “Tìm hiểu kiến thức và sức khỏe sinh sản vị thành niên Việt Nam hiện nay” của tác giả Bùi Thu Hương, ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội, 2002 Luận văn Thạc sĩ xã hội học “Tìm hiểu nhu cầu thông tin về sức khỏe sinh sản vị thành niên qua nghiên cứu thư gửi về

Trang 12

chương trình Cửa sổ tình yêu trên Đài tiếng nói Việt Nam” của Nguyễn Thị

Tuyết Minh, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2003… thực hiệntheo các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành xã hội học với mục đích thuthập thông tin phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu riêng, không liên quan đếnbáo chí học Những đề tài này giúp chúng tôi có thêm kiến thức trong quátrình nghiên cứu đề tài

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở góc độ báo chí học mới tậptrung chủ yếu vào phân tích sự phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi từ 10 - 19(lứa tuổi vị thành niên) Trong khi thực tế hiện nay những vấn đề cảnh báo vềgiáo dục giới tính được mở rộng hơn bao gồm cả thanh niên, học sinh, sinhviên thì các nghiên cứu kể trên hầu như chưa được đề cập Mặt khác, việcnghiên cứu thực trạng và giải pháp chủ yếu tập trung ở báo in và một số ở báomạng còn ở loại hình truyền hình rất ít Tìm hiểu được biết, các nghiên cứu vềhoạt động giáo dục giới tính hầu như ít được đề cập bởi một phần vì cách đây

10 năm chưa có những chương trình chuyên biệt đề cập thực sự đến vấn đềnày Vậy nên, nếu thời điểm đó nghiên cứu thực sự khó để khảo sát

Đó là những khoảng trống về cả mặt lý luận và thực tiễn cần được

nghiên cứu Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Vấn đề giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên trên VTV (Khảo sát kênh O2TV, VTV2, VTV6 từ tháng 11/ 2012

đến tháng 4/2014)” để nghiên cứu với mong muốn có một sự đóng góp phùhợp trong quá trình tìm hướng phát triển cho vấn đề giáo dục giới tính chothanh thiếu niên trên truyền hình Trong luận văn, tôi sẽ kế thừa những ýtưởng khai phá của những nhà nghiên cứu đi trước và coi đó là tiền đề lý luận

và thực tiễn để triển khai đề tài nghiên cứu của mình

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết và thực tiễn, luận văn đi vào nghiêncứu, dựng nên một bức tranh toàn diện, khái quát về thực trạng, làm rõ những

Trang 13

thành công, hạn chế của việc giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên trên cáckênh của Đài THVN (VTV), từ đó kiến nghị các giải pháp phù hợp nhằm gópphần nâng cao chất lượng, hiệu quả các chương trình truyền hình về nội dung

đó trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

Một là : Làm rõ những vấn đề lý luận về giáo dục giới tính như : khái

niệm, vai trò, thế mạnh và hạn chế của truyền hình trong việc giáo dục giớitính cho thanh thiếu niên

Hai là : Tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích làm rõ thực trạng,

thành công, hạn chế và hiệu quả của VTV (cụ thể là khảo sát các kênh VTV2,VTV6 và O2TV) trong việc thực hiện vai trò giáo dục giới tính cho thanhthiếu niên trong thời gian qua

Ba là : Đề xuất hệ thống những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất

lượng, hiệu quả giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên của các kênh VTV

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề giáo dục giới tính cho thanhthiếu niên trên các chương trình ở VTV

4.2 Đối tượng khảo sát

- Thứ nhất: Các chương trình truyền hình có nội dung giáo dục giới

tính cho thanh thiếu niên phát trên VTV (cụ thể khảo sát chương trình trên 3kênh: VTV2, VTV6, O2TV):

Chúng tôi lựa chọn 6 chương trình hiện nay thể hiện rất rõ vai trò củaVTV trong việc giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên để khảo sát Cụ thể đó

là: chương trình “Giải mã X Y” và “Chuyện dễ đùa khó nói” (kênh O2TV) là

những chương trình chuyên biệt về giáo dục sức khỏe giới tính và tâm sinh lý

Trang 14

cho thanh thiếu niên; Kênh VTV2 và VTV6 đều không có chương trìnhchuyên biệt, đề tài về giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên mà nội dung nàychỉ được đề cập rải rác ở một số chương trình Vì vậy, tác giả sẽ khảo sát theohướng lựa chọn chương trình có tính thời sự, gần gũi nhất với đề tài nghiên

cứu gồm: bản tin “Lăng kính V6” (trước kia là “Thư viện cuộc sống”)” và

“Sống khác” (kênh VTV6); “Dân số và phát triển”, “Làm bạn với con”

(kênh VTV2) để khảo sát

- Thứ hai: Các nhà báo, các nhà lãnh đạo, quản lý, các phóng viên của

Đài THVN nói chung và ở kênh VTV2, VTV6 và O2TV nói riêng

- Thứ ba: Khán giả truyền hình, đặc biệt là thanh thiếu niên : đây là

những người đón nhận và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chương trình đượcsản xuất bởi VTV

4.3 Phạm vi khảo sát

Luận văn tập trung vào khảo sát các chương trình: “Giải mã XY” và

“Chuyện dễ đùa khó nói” (kênh O2TV); “Lăng kính V6” (trước kia là “Thư viện cuộc sống”)” và “Sống khác” (kênh VTV6); “Dân số và phát triển”,

“Làm bạn với con” (kênh VTV2) từ tháng 11/2012 đến tháng 4/2014 Chúng

tôi, lựa chọn thời gian khảo sát 1, 5 năm là vì số lượng chương trình nội dung

về giáo dục giới tính trong các chuyên mục trên các kênh không nhiều Ngoài

ra, năm 2012 có nhiều vấn đề thời sự liên quan đến giới tính, trên cơ sở đó có

cơ sở đánh giá hiệu quả tuyên truyền của các chương trình truyền hình

Do điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn chỉ tập trungnghiên cứu đối tượng thanh, thiếu niên chủ yếu trên địa bàn 2 tỉnh Hà Giang

và Hà Nội Cụ thể chọn và khảo sát khán giả ở một số địa bàn đại diện: thànhphố Hà Nội, thị trấn Thường Tín - huyện Thường Tín- Hà Nội, huyện TừLiêm - Hà Nội và thị xã Hà Giang - tỉnh Hà Giang.Trong quá trình đi tácnghiệp sản xuất chương trình, tác giả nhận thấy đây là những vùng có nhiều

Trang 15

khán giả quan tâm tới thông tin của các kênh khảo sát và có các nhân vậttham gia cộng tác sản xuất chương trình trên VTV.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận là các quanđiểm của chủ nghĩa Mác- Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng,Nhà nước và các chủ trương, định hướng của ngành về công tác báo chí; một

số lý thuyết về báo chí nói chung và báo chí truyền hình nói riêng

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Phương pháp này tập trung nghiên cứu tài liệu dạng văn bản về vấn đềgiáo dục giới tính cho lứa tuổi thanh thiếu niên chuyên ngành y khoa, tâm lýhọc; nghiên cứu các đề án, chiến lược phát triển dân số và kế hoạch hóa giađình; nghiên cứu các luận văn, luận án cùng hướng đề tài giáo dục giới tính

… kết hợp nghiên cứu, khái quát, hệ thống hóa, bổ sung mặt lý thuyết vềtruyền hình nói chung, giáo dục giới tính trên truyền hình đặc biệt là giáo dụcgiới tính cho thanh thiếu niên trên truyền hình nói riêng Đó chính là những lýthuyết cơ sở đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và đưa ra những giải phápkhoa học cho vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp quan sát:

Phương pháp này được thực hiện nhằm tìm hiểu về tính phổ biến củacác chương trình truyền hình khảo sát phủ sóng tại các địa phương qua nhữngchuyến đi thực tế và đi sản xuất chương trình

- Phương pháp thống kê so sánh:

Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định tần số xuất hiện, mức

độ phát triển, chất lượng, hiệu quả những chương trình có nội dung giáo dục

Trang 16

giới tính trên kênh VTV Phương pháp này được dựa chủ yếu vào việc tác giảphải lưu giữ, xem lại và nghiên cứu các chương trình ở định dạng lưu trữ (nhưđĩa DVD) với hệ thống các chương trình tiêu biểu của 3 kênh đã phát trênsóng VTV thời gian từ tháng 11/2012 - 4/2014… để có sự so sánh, rút ra bàihọc kinh nghiệm, những tiến bộ và ứng dụng thực tế trong phương pháp làmchương trình

- Phương pháp phân tích, tổng hợp:

Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, khảo sát việc đáp ứngnhu cầu thông tin giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên của các kênh VTVnhư thế nào với khán giả

- Phương pháp phỏng vấn sâu và điều tra xã hội học:

Phỏng vấn thực tế bằng phương pháp ghi âm, phỏng vấn qua mail: ekipsản xuất chương trình; lãnh đạo ban và Đài truyền hình Việt Nam; các chuyêngia sức khỏe, tâm lý, các bạn thanh thiếu niên lứa tuổi từ 10 - 24; ghi nhận ýkiến đánh giá, quan điểm về các chương trình đã phát sóng, những kế hoạchphát triển chương trình giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên trong tương lai.Đặc biệt dành dung lượng lớn phiếu để phỏng vấn trực tiếp khán giả trẻ, cácbậc phụ huynh là đối tượng khán giả của chương trình

Xây dựng bảng điều tra xã hội học với hệ thống câu hỏi chi tiết, cụ thểkhảo sát trong phạm vi vùng, miền: thành phố, nông thôn, đồng bằng, miềnnúi… nhằm mục đích thu thập ý kiến đánh giá khách quan, nhanh chóng, sâurộng của công chúng ở lứa tuổi 10 - 24 về vấn đề tuyên truyền giáo dục giớitính cho thanh thiếu niên trên VTV hiện nay

Chúng tôi đã phát 500 phiếu cho thanh, thiếu niên từ 10 đến 24 tuổi nhóm khán giả mục tiêu của nghiên cứu:

-+ Hà Nội: phát 400 phiếu (cụ thể trong đó: 50 phiếu ở Trường THPTNguyễn Tất Thành, quận Cầu Giấy; 50 phiếu ở trường THCS Chu Văn An;

Trang 17

50 phiếu cho học sinh lớp 4, 5 trường Tiểu học Thành Công, quận Ba Đình;

50 phiếu cho học sinh lớp 4, 5 trường Tiểu học thị trấn Thường Tín; 100phiếu cho thanh niên viên chức từ 22 đến 24 tuổi tại Công ty Dược Eurolink,quận Từ Liêm; 100 phiếu ở Trường Cao đẳng Truyền hình thị trấn ThườngTín, huyện Thường Tín)

+ Hà Giang: 100 phiếu ở Trường THPT Ngọc Hà, tỉnh Hà Giang

Tổng số phiếu hợp lệ thu về là 473 phiếu Thời gian nghiên cứu từ 15/4đến 30/4/2014 Nội dung câu hỏi tập trung vào đánh giá của các em về vấn đềGDGT thông qua các chương trình trên kênh O2TV, VTV2, VTV6, đặc biệt

là những tác động của các chương trình này đến hành vi và cách ứng xử củacác em trong cuộc sống hàng ngày

- Ngoài ra, chúng tôi còn phát 100 phiếu cho các bậc phụ huynh có controng độ tuổi từ 10 đến 24 tuổi, trên địa bàn Hà Nội Thu về 100 phiếu hợp lệ.Thời gian nghiên cứu từ 15/4 đến 30/4/2014 Nội dung câu hỏi tập trung vàokhảo sát hiểu biết của các bậc phụ huynh về GDGT, những vấn đề về GDGT

mà các bậc phụ huynh quan tâm đến các con của mình, những đánh giá củacác bậc phụ huynh về vấn đề nội dung GDGT trên các kênh VTV2, VTV6,O2TV; đặc biệt là tác động của các chương trình này đến hành vi và cách ứng

xử của con em mình trong cuộc sống hàng ngày

- Để có thêm căn cứ để đánh giá, chúng tôi đã phát 100 phiếu cho cácphóng viên, biên tập viên của Đài THVN gồm những người đang thực hiệnchương trình GDGT trên ba kênh khảo sát và những người không làm lĩnhvực GDGT Số phiếu hợp lệ thu về 100 phiếu

6 Đóng góp mới của đề tài

Đề tài “Vấn đề giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên trên VTV (khảo

sát kênh O2TV, VTV2, VTV6 từ tháng 11/2012 - tháng 4/2014) ” gần như là

đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề này trên Đài THVN

Trang 18

Đây là mảng đề tài nhạy cảm, khó thể hiện bằng hình ảnh Luận văn nghiêncứu những vấn đề mới xung quanh khái niệm giới tính, đánh giá thực trạnghoạt động GDGT trên các kênh chuyên biệt nói riêng và đài truyền hình nóichung Đề xuất giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy vai trò của ba kênhtruyền hình khảo sát nói riêng và các kênh truyền hình nói chung trong việcgiáo dục định hướng lối sống cho thanh thiếu niên hiện nay.

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Về mặt lý luận: Thứ nhất, vấn đề giáo dục giới tính là vấn đề cấp thiết

trước thực trạng đáng báo động về sức khỏe, lối sống của một bộ phận giới trẻhiện nay Vì vậy việc cung cấp thông tin chuẩn xác, nhân văn có ý nghĩa quantrọng nhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi, giảm thiểu những nguy

cơ trong đời sống lứa tuổi thanh thiếu niên Thứ hai, luận vănchỉ ra tầm quantrọng của việc nghiên cứu khía cạnh tâm lý đối tượng khán giả mục tiêu,nghiên cứu cụ thể một vấn đề xã hội mang tính thời sự, đó là cơ sở xây dựngchương trình chuyên biệt hiệu quả hơn, đặc biệt là với lứa tuổi thanh thiếuniên Thứ ba, đề cao việc nghiên cứu cơ sở lý luận báo chí, các dạng thể loạibáo chí truyền hình, các hình thức giao tiếp mới trên truyền hình (dẫn đôi,tương tác với công chúng bằng cách kết hợp với loại hình truyền thông mới,

sử dụng các hình ảnh biểu tượng ) trong việc sản xuất các chương trìnhtruyền hình giáo dục giới tính hấp dẫn hơn

- Về mặt thực tiễn: Là cơ sở góp phần giúp những người làm chương

trình chuyên về giáo dục giới tính hiểu hơn công việc họ đang làm, từ đó nângcao kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ, có cách xử lý tốt hơn với mảng đề tàinày, sáng tạo hình thức thể hiện hấp dẫn hơn Mặt khác, luận văn góp phần làgợi ý giúp lãnh đạo Ban, Đài THVN nghiên cứu xây dựng các chương trìnhmới, xây dựng kế hoạch phát triển mới cho các kênh và liên kết kênh trongbối cảnh các chương trình truyền hình thực tế đang lấn át nhiều chương trình

Trang 19

xã hội nói chung và GDGT nói riêng Ngoài ra luận văn góp phần cung cấpkiến thức cơ bản, cần thiết về giáo dục lối sống lành mạnh cho các bạn trẻ,cung cấp thông tin tham khảo cho gia đình - nhà trường - nhà quản lý xãhội… tìm ra giải pháp phòng ngừa, giảm bớt những con số báo động hiện naycủa lứa tuổi thanh thiếu niên do sự thiếu hiểu biết về giới tính và sức khỏesinh sản.

8 Kết cấu luận văn

Luận văn được chia thành 3 phần chính: Phần mở đầu; Phần nội dung

và Phần kết luận Cụ thể :

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề giáo dục giới tính cho

thanh thiếu niên trên truyền hình

Chương 2: Thực trạng hoạt động giáo dục giới tính cho thanh thiếu

niên trên VTV hiện nay

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình giáo

dục giới tính cho thanh thiếu niên trên VTV

Ngoài ra, luận văn còn có phần tài liệu tham khảo và phụ lục gồm một

số biên bản phỏng vấn sâu lãnh đạo Đài THVN, lãnh đạo kênh VTV2, VTV6,O2TV cùng mẫu phiếu thăm dò ý kiến khán giả và tổng hợp kết quả khảo sát

Trang 20

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ GIÁO DỤC

GIỚI TÍNH CHO THANH THIẾU NIÊN TRÊN TRUYỀN HÌNH

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Giới tính

SEAGEP (Chương trình bình đẳng giới khu vực Đông Nam Á thuộc

Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, 2001) định nghĩa : “Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ không thể thay đổi được Chỉ có một số khác biệt nhỏ về vai trò của nam và nữ về mặt sinh học và sinh lý trên cơ sở giới tính Ví dụ như việc mang thai, sinh nở và sự khác biệt về sinh lý có thể là do các đặc điểm giới tính ” [32, tr.6] Định nghĩa

này đã tiếp cận theo khía cạnh sinh học và chỉ ra rằng con người mới sinh ra

đã có những đặc điểm về giới tính, có những khác biệt về cơ thể từ đó làmnên 2 nhóm người đó là con trai và con gái Giới tính thể hiện tính ổn định,bất biến

Nhà nghiên cứu văn hóa và tâm lý - y học - giáo dục Nguyễn KhắcViện quan niệm giới tính được hình thành từ nguồn gốc sinh học và nguồn

gốc xã hội: “Giới tính được coi như là một khái niệm sinh học đực và cái, nhưng ở con người mang tính xã hội rõ rệt, sự phân chia giới tính không chỉ phân chia trong hoạt động lao động mà còn cả trong các lĩnh vực khác như : gia đình, phong tục, tập quán… Nếu như ở các sự vật khác sự phân chia giới tính mang tính chất tự nhiên thuần túy thì ở con người mang tính chất xã hội

rõ rệt” [6, tr.15] Với quan niệm này nội hàm của giới tính được nhìn rộng

hơn, trong đó nhấn mạnh khía cạnh xã hội của con người Nghĩa là giới tínhngoài việc nhìn nhận ở mặt sinh lý đó là sự khác biệt về mặt cơ thể con người,

nó còn được nhìn nhận ở những đặc điểm về mặt xã hội đó là tác phong, tính

Trang 21

tình Những đặc điểm về giới của con người chỉ được hình thành qua sự giaotiếp với những người xung quanh, dưới ảnh hưởng của giáo dục gia đình, nhàtrường và xã hội Mỗi xã hội phân công lao động khác nhau theo chuẩn mựcđạo đức, văn hóa từ nguồn gốc sinh học sẽ tạo nên vai trò của giới trong xãhội cũng khác nhau.

Đầu thế kỷ XXI, người Việt Nam dần quen với một số thuật ngữ mới

về “giới tính” như: dị tính, đồng tính, song tính, nhận dạng giới, chuyển giới Các thuật ngữ này đề cập đến các khuynh hướng tình dục, thái độ nhận

thức bản thân thuộc giới tính nào của một số người Mặc dù có cách gọi khác

nhau nhưng chúng đều thuộc phạm trù của giới tính Những năm gần đây,

cùng với sự hoàn thiện của phương pháp phẫu thuật chuyển đổi giới tính, việcxác định giới tính di truyền và tái xác định giới tính ngày càng trở nên nhạycảm hơn

Liên quan đến khái niệm giới tính, hiện nay một số người vẫn còn nhầm lẫn Giới với Giới tính Theo tổ chức Y tế thế giới WHO:“Giới chỉ vai trò, hành vi, các hoạt động và các thuộc tính do quan niệm xã hội hình thành nên được coi là chuẩn mực của nam giới và nữ giới”[1, tr.2].Nếu giới tính là

chỉ những đặc trưng về mặt sinh học thì giới chỉ những đặc trưng về mặt xãhội do dạy và học mà có được, có sự khác biệt giữa vùng miền, thay đổi theothời gian

Từ những quan niệm khác nhau và những thông tin, thuật ngữ mới

xung quanh khái niệm giới tính, chúng tôi đưa ra khái niệm về Giới tính như sau: “Giới tính chỉ những đặc điểm khác biệt về mặt sinh học liên quan đến chức năng sinh sản của nam giới và nữ giới, sự nhận thức phù hợp về vai trò, trách nhiệm của bản thân theo sự phát triển của xã hội ” Với định nghĩa này,

Trang 22

giới tính bao hàm khía cạnh về sinh học của hai giới và khả năng ý thức về

bản thân trong các mối quan hệ xã hội

1.1.2 Giáo dục

PGS.TS Phạm Viết Vượng quan niệm “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người ” [5, tr.7] Định nghĩa này nhấn mạnh đến sự

truyền đạt và lĩnh hội giữa các thế hệ, nhấn mạnh đến yếu tố dạy học, nhưngkhông thấy nói đến mục đích sâu xa hơn, mục đích cuối cùng của việc đó

Nhà triết học, nhà tâm lí học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ John

Dewey (1859 - 1952) thì cho rằng : “Giáo dục là khả năng của loài người để đảm bảo tồn tại xã hội” [13, tr.8] Với quan niệm này, thì có thể thấy John

Dewey lại nhấn mạnh hơn đến ý nghĩa, mục tiêu cuối cùng của việc giáo dục

Trong từ điển tiếng Việt, từ ngữ “Giáo dục” có nghĩa: “giáo là chỉ bảo, uốn nắn, biến đổi và làm cho hoàn hảo Dục là bản chất hoặc tính khí con người cần được uốn nắn chỉ bảo Vậy giáo dục là tiến trình uốn nắn, hướng dẫn con người ngày càng trở nên toàn diện ” [13, tr.104] Muốn thực hiện

tiến trình đó, giáo dục cần sự hiện diện đồng hành của nhà giáo dục và ngườiđược giáo dục, nó vừa mang tính trao ban, vừa rèn cặp và tư vấn và có mụcđích rõ ràng đó là, nhằm chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết, hoặclàm thay đổi hành vi có hại bằng hành vi có lợi Giáo dục cũng là quá trìnhgiao tiếp hai chiều qua đó người dạy và người học cùng chia sẻ hiểu biết, kinhnghiệm và cùng học tập lẫn nhau

Từ các quan niệm cùng những nhận thức về giáo dục kể trên, chúng tôi

phân tích và đưa ra quan điểm về giáo dục như sau: “Giáo dục là sự hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kỹ năng của thế hệ trước cho thế hệ sau để làm cho thế hệ sau trở nên phát triển hoàn thiện hơn ” Sự hoàn thiện của mỗi cá nhân

là mục tiêu sâu xa của giáo dục Giáo dục đã ra đời từ khi xã hội loài người

Trang 23

mới hình thành, do nhu cầu của xã hội và trở thành một yếu tố cơ bản để làmphát triển loài người, phát triển xã hội

1.1.3 Giáo dục giới tính

Bác sĩ Đào Xuân Dũng - chuyên gia tình dục học và y khoa Việt Nam

quan niệm:“Giáo dục giới tính trước hết là phải tôn trọng tâm lý lứa tuổi, mỗi

độ tuổi phải có cách giáo dục khác nhau Nói một cách đơn giản, mục đích của giáo dục giới tính bảo vệ sức khỏe và cung cấp các kỹ năng cần thiết để xây dựng mối quan hệ lành mạnh và có trách nhiệm giữa hai giới” [10, tr.4] Định

nghĩa này đã tiếp cận theo khía cạnh tâm lý, hướng tới mục đích là bảo vệ sứckhỏe của hai giới trên cơ sở hiểu biết và ý thức trách nhiệm của hai giới

Nhà nghiên cứu tâm lý người Nga V.Vladi - D.Capuxtin chỉ rõ : “Giáo dục giới tính là bộ phận không thể tách rời của giáo dục đạo đức, gắn liền với một loạt các vấn đề giáo dục học và y học Nó giúp cho trẻ hiểu biết được vai trò của con trai hoặc con gái, của một thanh niên hoặc một phụ nữ, tiếp

đó là phải hiểu vai trò của người đàn ông hoặc người đàn bà, cả vai trò của người chồng hoặc người vợ, người bố hoặc người mẹ cho phù hợp với các nguyên tắc đạo đức xã hội…” [13, tr.5] Với quan niệm này, có thể thấy

Capuxtin đã tiếp cận vấn đề giáo dục giới tính tập trung ở khía cạnh đạo đức.Theo ông, đạo đức là nền tảng của sự phát triển xã hội, là chuẩn mực của ứng

xử giữa hai giới, từ đó sẽ xác lập vai trò của từng thành viên trong quan hệ giađình, vai trò của hai giới trong quan hệ xã hội

Vì giới tính là một phần quan trọng của sức khỏe con người, có tácđộng đến cộng đồng xã hội dựa trên vai trò của từng giới, vậy nên theo chúngtôi, nếu quan niệm giáo dục giới tính chỉ nhìn nhận ở góc độ giáo dục kiếnthức về tâm lý hay góc độ đạo đức thì chưa thật đầy đủ mà nó phải là sự tổnghợp của cả hai yếu tố trên có như vậy mới hình thành một con người hoànthiện cả về thể chất và tinh thần Trên cơ sở nghiên cứu của một số nhà khoa

Trang 24

học, kết hợp với những định nghĩa đã tự đúc kết ở trên, chúng tôi cho rằng:

“Giáo dục giới tính là sự hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kỹ năng nhằm giúp con người hiểu về bản thân, biết cách bảo vệ sức khỏe thể chất, tinh thần cũng như hình thành và phát triển lối sống, nhân cách lành mạnh phù hợp với sự phát triển của xã hội”.

1.1.5 Thanh thiếu niên

Thanh thiếu niên là một giai đoạn chuyển tiếp thể chất và tinh thần

trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và trưởngthành Sự chuyển tiếp này liên quan tới những thay đổi về sinh học, xã hội vàtâm lý, trong đó những thay đổi về sinh học và tâm lý là dễ nhận thấy nhất

Có một số quan điểm phân loại lứa tuổi thanh thiếu niên như sau:

Năm 1998, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc(UNICEF) và Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) đã thống nhất phân loạinam nữ còn trẻ tuổi thành 3 loại: vị thành niên (adolescent) là lứa tuổi từ 10-19tuổi; thanh niên (youth) là từ 15-24 tuổi; người trẻ (young people) là từ 10-24tuổi Với định nghĩa này, vị thành niên (VTN) chiếm 20% dân số thế giới.[2]

Ngoài ra, các Tổ chức trên còn phân định tuổi vị thành niênthành 3 giaiđoạn (hay 3 nhóm):Vị thành niên sớm: từ 10-14 tuổi; Vị thành niên trungbình: từ 15 - 17 tuổi; Vị thành niên muộn: từ 18 - 19 tuổi

Chương trình Sức khỏe sinh sản/ Sức khỏe tình dục vị thành niên thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc(UNFPA) lấy độ tuổi thanh thiếu niên là từ 15 - 24 tuổi [2]

-Còn ở Việt Nam, Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam xác định vịthành niên từ 10 - 19 tuổi, thanh thiếu niên là độ tuổi từ 10 - 24 tuổi, trẻ emđược luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi

Theo Luật Thanh niên được thông qua vào ngày 29/11/2005 tại kỳ họpthứ 8 Quốc hội khóa XI và được Chủ tịch nước công bố tại lệnh số

Trang 25

24/2005/L/CTN ngày 09/12/2005 thì độ tuổi của thanh niên là từ đủ 16 tuổiđến 30 tuổi.

Nhìn chung, các tổ chức xã hội thế giới và Việt Nam quy định độ tuổicác lứa tuổi tương đối sát nhau Cụ thể , lứa tuổi thanh thiếu niên được xácđịnh là 10 - 24 tuổi.Tuy nhiên, ba kênh truyền hình được khảo sát trong đề tàiluận văn này lại xác định độ tuổi khán giả mục tiêu khác nhau Cụ thể, kênhVTV6 hướng tới làm những chương trình phục vụ nhóm khán giả lứa tuổi là

20 tuổi cộng trừ năm tuổi (20+-5), tức là nhóm từ 15 - 25 tuổi - lứa tuổi cónhiều sự thay đổi, họ đang chập chững ở ngưỡng cửa cuộc đời phải đối diệnvới nhiều suy nghĩ, mâu thuẫn khi bắt đầu bước chân ra thế giới bên ngoài giađình; kênh VTV2 là kênh Khoa học - Giáo dục của Đài THVN và kênh O2TV(kênh truyền hình cáp của Đài THVN) chuyên về sức khỏe, nội dung chươngtrình phần lớn dành cho mọi người ở mọi lứa tuổi (có chương trình cho từngđối tượng cụ thể) Vì vậy, để phục vụ sát cho đề tài nghiên cứu người viết chỉlựa những chương trình phù hợp với độ tuổi thanh thiếu niên (đối tượng mụctiêu của đề tài) để khảo sát, lứa tuổi này theo qui định của pháp luật Việt Nam

và những quy định tham khảo của các tổ chức nước ngoài đó là thanh thiếuniên đó là những người độ tuổi từ 10 đến 24 tuổi Cách xác định rõ ràng phổcủa độ tuổi liên hệ mật thiết đến nội dung và cách thể hiện của chương trìnhphù hợp với từng nhóm khán giả mục tiêu của từng kênh

1.1.6 Giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên

Dựa trên các phân tích và các khái niệm về “giáo dục giới tính” và

“thanh thiếu niên” ở trên, để thuận lợi cho quá trình nghiên cứu tiếp theo, tácgiả luận văn đưa ra quan niệm về “giáo dục giới tính cho đối tượng thanh

thiếu niên” như sau : “Giáo dục giới tính là sự hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kỹ năng cho thanh thiếu niên nhằm giúp cho mỗi người thuộc lứa tuổi này hiểu về bản thân và biết cách bảo vệ sức khỏe thể chất, tinh thần

Trang 26

cũng như hình thành, phát triển lối sống, nhân cách lành mạnh phù hợp với

sự phát triển của xã hội”

Thanh thiếu niên trong nghiên cứu đề tài luận văn này sẽ giới hạn trong

độ tuổi từ 10 - 24 tuổi Đây là lứa tuổi chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn.Lứa tuổi đang chuẩn bị bước vào cuộc sống tự lập để trở thành người lớnnhưng chưa có nhận thức đầy đủ, chưa có nhiều va chạm với xã hội, khả nănghiểu biết hạn chế nên rất cần sự giáo dục đúng đắn từ phía gia đình, nhà trường

1.2 Những nội dung cơ bản về giáo dục giới tính

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, giáo dục giới tính bao gồm: giáo dục

sự phát triển của giới tính, sức khỏe sinh sản, các mối quan hệ cá nhân, tìnhcảm, về ngoại hình, về vai trò của giới các quyền, ý thức, trách nhiệm của các

cá nhân trong vấn đề giới tính

Ở Mỹ, nội dung giáo dục giới tính được đề cập rất cụ thể trong nhiềucuốn sách giáo khoa gồm nhiều vấn đề như: Giáo dục lòng quý trọng bản thân(lựa chọn hành vi lành mạnh để cảm thấy mình là người tốt, biết quyết địnhmột cách có trách nhiệm); Giáo dục để có kỹ năng từ chối (những áp lực củabạn bè rủ rê tham gia vào những việc có hại); Giáo dục để có sự tăng trưởng

và phát triển (những thông tin về giải phẫu, cấu trúc và chức năng của hệthống sinh sản, tuổi dậy thì, những nguy cơ đến sức khoẻ); Giáo dục mối quan

hệ nam nữ và hành vi tình dục (sự phát triển của mối quan hệ theo lứa tuổi,kết bạn, tình bạn cùng giới và khác giới; kỹ năng để có hành vi tình dục tráchnhiệm, kỹ năng kiềm chế ); Giáo dục hôn nhân, vai trò của cha mẹ và giađình, thai nghén và sinh đẻ, kiểm soát sinh đẻ, các bệnh lây truyền qua đườngtình dục và HIV/AIDS, bạo lực tình dục

Những nội dung về giáo dục giới tính kể trên của các tổ chức và quốcgia tiến bộ trên thế giới, mặc dù có cách diễn đạt khác nhau tuy nhiên cónhiều điểm tương đồng, đó là đều tập trung vào giáo dục hoàn thiện thể chất

Trang 27

và tinh thần; giáo dục cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong xãhội Tuy nhiên, những nội dung đó vẫn có nhiều điểm còn trùng lặp vì vậymột mặt dựa trên những ưu điểm của những nội dung trên, kết hợp với thựctiễn nghiên cứu, chúng tôi tổng hợp và chia nội dung của hoạt động giáo dụcgiới tính thành 3 nhóm nội dung công việc tập trung vào việc trang bị nhữngkiến thức để con người phát triển toàn diện về mặt thể chất, tinh thần và sốngchủ động, tích cực, trách nhiệm trong các mối quan hệ đa chiều trong xã hội.

Ba nhóm nội dung đó như sau:

Thứ nhất : giáo dục giới tính là trang bị, truyền đạt kiến thức về tâm, sinh lý phù hợp lứa tuổi.

Mục đích của hoạt động này là giúp mọi người có những hiểu biết nhấtđịnh về bản thân ở các phương diện: sinh học, tâm lý, xã hội, sự khác nhaugiữa các giới, những quy luật phát triển theo từng giai đoạn của lứa tuổi Những kiến thức này sẽ giúp mọi người có thể làm chủ được bản thân, hiểu

về cơ thể và biết cách bảo vệ cơ thể, xây dựng trạng thái khỏe mạnh về thểchất và tinh thần Những kiến thức cụ thể trong nội dung giáo dục này là:

- Trang bị kiến thức về sinh lý:

Đó là việc cung cấp thông tin, đặc điểm về giải phẫu sinh học cơ thểngười, những bộ phận quan trọng của cơ quan sinh sản liên quan đến sự hìnhthành của con người, giúp mọi người hiểu hơn về khởi nguyên sự sống, trẻcon được sinh ra từ đâu, như thế nào… Những kiến thức này giúp người tiếpnhanaj thông tin hiểu về cơ thể và cơ chế hoạt động của cơ thể con người

Giáo dục - trang bị kiến thức sinh lý còn chỉ ra những dấu hiệu về sựthay đổi cơ thể ở nam và nữ đặc biệt khi bước vào tuổi dậy thì như: sự thayđổi chiều cao, cân nặng, vóc dáng, giọng nói, hệ cơ và khung xương pháttriển, cơ quan sinh dục thay đổi Điều này giúp mỗi người đặc biệt lứa tuổi

Trang 28

mới lớn có thể tự phân biệt được con trai, con gái từ những đặc trưng củatừng giới, sự thay đổi của từng giai đoạn phát triển của con người.

Giáo dục - trang bị kiến thức sinh lý cung cấp thông tin, cách thức vệsinh, chăm sóc cơ thể, để làm sao mỗi con người, ở mỗi giai đoạn ý thức được

sự tồn tại quý giá của cơ thể để có sự bảo vệ, chăm sóc phù hợp từ đó giúp cơthể phát triển tốt nhất

- Trang bị kiến thức về tâm lý:

Khác với giáo dục sinh lý - đó là trang bị những kiến thức về sự thayđổi và lớn lên của cơ thể thì giáo dục, trang bị kiến thức về tâm lý là giáo dục,trang bị kiến thức giúp con người hiểu biết về những thay đổi về mặt tinh thần(cảm xúc) của mình từ đó đón nhận một cách chủ động, tích cực

Sự biến đổi về sinh lý của cơ thể trong các giai đoạn thường kéo theo

sự biến đổi về tâm lý Đó có thể là cảm xúc bất ngờ, bối rối, hoang mang vìchưa từng trải qua những thay đổi đó của cơ thể Nếu mỗi người biết trướcnhững điều sẽ đến khi cơ thể đang lớn dần sẽ chủ động đón nhận coi đó làchuyện bình thường, không còn cảm giác ngạc nhiên, lo sợ Khi được trang

bị kiến thức về cội nguồn, diễn biến trạng thái của tâm lý, mỗi người sẽ dễdàng hiểu cơ chế của những thay đổi, phát triển về cơ thể, cảm xúc từ đó dễdàng chủ động để đối mặt và vượt qua

Cùng với việc đón nhận những thay đổi của cơ thể, của cảm xúc,giáo dục, truyền đạt kiến thức tâm lý còn giúp con người dần khẳng định,thể hiện bản thân chẳng hạn như làm đẹp mình bằng trang phục phù hợpvới lứa tuổi, giới tính, kín đáo nhưng vẫn thể hiện được vẻ đẹp của mìnhtrước bạn khác giới

Nội dung giáo dục tâm lý còn thể hiện ở việc trang bị thông tin, kiếnthức phù hợp để giúp con người sống đời sống tình cảm trong sáng, lànhmạnh, phân biệt tình bạn và tình yêu, tình yêu và tình dục thông qua việc chỉ

Trang 29

ra những giai đoạn phát triển và biểu hiện về mặt cảm xúc của tuổi dậy thì.

Đó là sự phát triển tăng dần của cảm xúc với bạn khác giới, ngại ngùng, xấu

hổ, né tránh, mến mộ nhau, nhận thức về giới hạn của tình bạn và tình yêu,tình yêu và tình dục… cảm xúc đầu đời dễ khiến cho các bạn bối rối trong cácmối quan hệ với bạn bè mình

- Trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục:

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Sức khỏe sinh sản (SKSS) là trạngthái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và hòa hợp xã hội về tất cả các phươngdiện liên quan đến hệ thống sinh sản trong suốt các giai đoạn của cuộc đời [2,tr.2] Việc chăm sóc SKSS là một vấn đề quan trọng trong nội dung giáo dụcgiới tính Những kiến thức về chăm sóc SKSS không chỉ có vỏn vẹn khu trú ởcái bộ phận mà người ta thường nghĩ đến mà hơn thế rất nhiều, nó bao gồm cảviệc trang bị những kiến thức giúp cho con người có được trạng thái tinh thầnthoải mái và hòa hợp với xã hội Chăm sóc SKSS không chỉ có nghĩa là giúpcho người bệnh khỏi được những căn bệnh thực thể mà còn có nghĩa là giúp

họ thoát khỏi những bế tắc về mặt tinh thần và có được những mối quan hệlành mạnh, bao gồm cả những mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội.Những kiến thức cần được trang bị để mỗi người có thể hiểu và chăm sócđược bản thân đó là:

+ (1) Kiến thức về cơ chế phát triển hệ thống sinh sản khi ở tuổi dậythì Kiến thức này giúp mọi người hiểu về vai trò của nam và nữ trong cơ chếthụ thai, tác động của việc có thai đến chu kỳ“đèn đỏ”, hoạt động của cơ quansinh sản nữ trong quá trình hình thành một con người

+ (2) Cách giữ gìn vệ sinh cơ thể, chăm sóc cơ thể: bước vào tuổi dậythì, hooc môn sinh dục nam và nữ tạo ra sự thay đổi nội tiết trong cơ thể, hiệntượng mộng tinh ở nam và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ Trước sự thay đổi nàymỗi người cần phải học cách giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và điều chỉnh chế độ

Trang 30

dinh dưỡng, sinh hoạt trong những thời điểm nhạy cảm, biết cách vệ sinh đểkhông bị nhiễm bệnh do các loại nấm, virut gây ra, vệ sinh trước và sau khiquan hệ tình dục, trước và sau khi sinh.

+ (3) Kiến thức về quan hệ tình dục an toàn và các biện pháp phòngtránh thai: hướng dẫn cách sử dụng các phương pháp phòng tránh thai (dùngbao cao su, uống thuốc, đặt thuốc, đặt vòng)

+ (4) Kiến thức về các hành vi tình dục và hậu quả của hành vi tình dụckhông an toàn như có thai ngoài ý muốn, nạo hút thai, các bệnh lây nhiễm quađường tình dục, vô sinh Ngoài ra tình dục không an toàn còn dẫn đến cácbệnh lây nhiễm qua đường tình dục như HIV/AIDS

+(5) Kiến thức về tình cảm và hành vi giới tính của từng người, cácmối quan hệ cộng đồng, các giá trị của hành vi tính dục mà cộng đồng có thểchấp nhận: nhận thức thêm các loại giới tính mới hiện nay (chiếm một phầnnhỏ trong dân số), xây dựng các mối quan hệ với những người cùng giới tính

và giới tính khác trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, an toàn và có trách nhiệmtrong cộng đồng

+ (6) Kiến thức về dân số và kế hoạch hóa gia đình, hiểu về giá trị củagia đình, các giải pháp nâng cao chất lượng dân số, ổn định mức sinh, giảm tỉ

lệ nạo phá thai, chăm sóc sức khỏe phụ nữ trước sinh và sau sinh, giúp tuổi trẻhiểu các giá trị gia đình và chuẩn bị để bước vào hôn nhân

Thứ hai : giáo dục giới tính là việc trang bị, truyền đạt kỹ năng sống, cách ứng xử theo giá trị, đặc trưng từng giới.

Con người nếu chỉ được giáo dục để hiểu về bản thân mình thì chưa đủ.Giáo dục giới tính còn phải tham gia vào việc trang bị truyền đạt kỹ năngsống, cách ứng xử cuả con người trong xã hội Mục đích của nội dung nàygiúp mọi người biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân; xây dựng giá trị cuả mìnhđúng với giới; biết cách ứng xử phù hợp trong quan hệ gia đình, trong cộng

Trang 31

đồng, xây dựng nhân cách hài hòa với xã hội từ đó làm cho bản thân sốngtích cực hơn.

Chuyên gia tư vấn tâm lý Ðinh Ðoàn, người thường xuyên tham gia

chương trình tư vấn trực tiếp “Cửa sổ tình yêu” của Ðài Tiếng nói Việt Nam,

trong một cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên báo Nhân dân cuối tuần, ông cho

rằng: “GDGT không chỉ là cung cấp kiến thức, mà quan trọng hơn là giáo dục

kỹ năng, thái độ ứng xử Một học sinh thuộc làu làu về cấu tạo cơ thể, hệ sinh dục, quy trình thụ thai, mang thai, sinh đẻ, nhưng vẫn có thể“bị dại” như thường, vẫn “ngố” tới mức bị người khác xâm hại mà không biết, vẫn không

đủ kỹ năng làm chủ bản thân, không biết từ chối điều mình không muốn” Qua

ý kiến này cũng một phần cho thấy, giáo dục giới tính cần tới một sự giáo dụctoàn diện, không những hiểu về cấu tạo cơ thể mà giáo dục giới tính còn cầntrang bị những kiến thức giúp mọi người, đặc biệt là giới trẻ hiểu về giá trị bảnthân, biết cách ứng xử, tự bảo vệ mình trước những trào lưu không tốt hoặcnhững tình huống xấu trong xã hội Cụ thể, giáo dục những nội dung sau:

- Giáo dục cách ứng xử thể hiện ở việc cung cấp kiến thức, kỹ năng

để giúp mọi người biết cách quan tâm đến người khác Chẳng hạn như: dạycác em biết chăm sóc những người thân của mình, biết thể hiện tình cảmthương yêu với đồng loại, trở thành một thành viên tích cực trong gia đình

và xã hội, một người con ngoan, không có những biểu hiện lệch lạc vềnhân cách và giới tính

- Giáo dục, hình thành thái độ, niềm tự hào về giới mình; dạy mọingười có ý thức và thói quen hành động theo các chuẩn mực đạo đức - thẩm

mỹ xã hội trong quan hệ giữa 2 giới trên bình diện cá nhân, giúp mỗi ngườitrở thành một đại diện tích cực của giới mình

- Giáo dục khả năng thích nghi trong môi trường xã hội dựa vào nhữngphẩm chất đặc trưng của giới mình: học cách giao tiếp với mọi người trong xã

Trang 32

hội, tự khám phá cuộc sống, bình tĩnh và biết cách ứng xử với một số tìnhhuống khi phải đối mặt dựa trên nền tảng văn hóa, đạo đức đã được gia đình

và nhà trường giáo dục Trên cơ sở va chạm giao tiếp dần rút ra kinh nghiệmtích lũy cho bản thân trong các mối quan hệ khi trưởng thành

Thứ ba : giáo dục giới tính là trang bị thông tin, kiến thức về quyền, ý thức, trách nhiệm của mỗi người với bản thân và cộng đồng.

Mỗi con người để sống hòa nhập ý nghĩa, có trách nhiệm trong cộng đồng

xã hội cần phải sống theo luật Mà muốn như vậy phải được trang bị những kiếnthức về quyền, trách nhiệm của mỗi con người đối với bản thân, với xã hội Đểhiện thực hóa điều này, giáo dục giới tính tập trung vào một số việc như:

- Trang bị kiến thức giúp mỗi người, đặc biệt là thanh thiếu niên - giaiđoạn đầu của cuộc đời, các em hiểu về các quyền liên quan đến mình Có thểnhư quyền được giáo dục, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, phòngngừa bệnh tật… những quyền này đã được qui định trong các văn bản luậtnhư: Công ước quốc tế về quyền trẻ em 1990, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáodục trẻ em 2004, Luật phòng chống HIV/AIDS 2006, Luật Thanh niên 2005,

11 quyền tình dục của vị thành niên, thanh niên theo “Hướng dẫn quyền trẻ

em khu vực Đông Nam Á… Trên cơ sở nắm được các quyền mà luật pháp quiđịnh, các em sẽ tự chủ, đủ bản lĩnh để tự bảo vệ mình trước các nguy cơ xâmhại bản thân

- Trang bị những thông tin, kiến thức để mọi người biết và hiểu về tráchnhiệm của mình với gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội Mỗi ngườikhông những được hưởng rất nhiều sự chăm lo, phúc lợi từ xã hội nhưng giáodục giới tính còn là giáo dục để mọi người hiểu và biết mình cần phải làm gì

để bản thân và xã hội phát triển tốt hơn

Như vậy, giáo dục giới tính là một phần rất cần thiết, không thể tách rời

quá trình giáo dục toàn diện nhân cách đang trưởng thành Đó là một quá

Trang 33

trình phức tạp, lâu dài, liên tục, tùy theo từng giai đoạn lứa tuổi mà nội dung,hình thức giáo dục sao cho không quá sớm gây tò mò hoặc lo lắng không cầnthiết, nhưng cũng không muộn để xảy ra những điều đáng tiếc do trẻ khôngđược biết.

1.3 Tầm quan trọng của giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên

1.3.1 Những yếu tố thúc đẩy việc giáo dục giới tính cho thanh

thiếu niên

- Đặc điểm tâm sinh lý của thanh thiếu niên có nhiều thay đổi, cần sự giáo dục và định hướng:

Giai đoạn dậy thì ở nữ từ 12 - 15 tuổi, còn ở nam diễn ra muộn hơn từ

14 - 16 tuổi Dậy thì là thời điểm thể hiện sự trưởng thành về mặt sinh lý Contrai thì cao lên, vai rộng ra, vỡ giọng, có râu, còn các em gái thì tròn trịa dần,xương chậu thì phát triển; các bộ phận sinh dục cũng thay đổi, có kinh nguyệt,ngực nở… Hiện nay do chất lượng cuộc sống nâng cao, tuổi dậy thì của trẻsớm hơn, một số trẻ có biểu hiện từ trước 8, 9 tuổi Tuổi dậy thì là giai đoạnphân biệt hóa giới tính mạnh nhất như thay đổi về cơ quan sinh dục, phát triểnđặc tính sinh dục phụ và thay đổi kích thước hình thái cơ thể… Những đặctính này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sinh lý, tâm lý của lứa tuổithiếu niên

Về mặt tâm lý, tính tình: giai đoạn này tâm tính các em không ổn định,

giữa hai trạng thái tích cực và tiêu cực, yêu và ghét, vui vẻ và buồn nản, hấp tấp

và bình tĩnh, cáu bẳn và bình ổn… Ở lứa tuổi này, do chưa có nhận thức đầy đủtính phức tạp của xã hội, chưa hiểu thấu tình hợp lý và tính khả thi trong hành vicủa bản thân, cũng chưa xác lập được một nhân sinh quan đúng đắn, nên nếukhông được trang bị kiến thức về giới tính một cách kịp thời và khoa học có thểdẫn đến những nhận thức, xao động lớn trong tính tình và xa hơn có thể cónhững hành động không đúng ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và xã hội

Trang 34

Về khía cạnh giới tính:trong giai đoạn tuổi vị thành niên, nữ phát triển

về mọi mặt sớm hơn nam nên dễ bước vào con đường tình dục không an toàn.Các em nam có nhu cầu tình dục cấp bách, dữ dội, một khi đã có điều kiệnnảy sinh ham muốn thì không tùy thuộc vào tình yêu có sâu sắc, bền vững haykhông và ít khi có đủ bình tĩnh, đủ tinh thần cũng như hiểu biết để sử dụngcác biện pháp tránh thai hợp lý Do vậy, việc giáo dục giới tính, trang bị chocác em những kiến thức về sức khỏa thể chất, sức khỏe tinh thần hợp lý là rấtquan trọng

- Thanh thiếu niên - nguồn lực quan trọng trong cộng đồng xã hội cần được giáo dục kịp thời, khoa học:

Trong mọi thời kỳ, với mỗi quốc gia, thanh thiếu niên bao giờ cũng cóvai trò hết sức to lớn, họ là sức sống hiện tại và tương lai của dân tộc Năm

1925, Bác Hồ đã chỉ rõ: “Một dân tộc muốn hồi sinh, trước hết phải hồi sinh thanh niên, nếu thanh niên không chịu giác ngộ, không đủ nghị lực, không còn sức sống, không được tổ chức lại, chỉ chìm đắm trong rượu cồn và thuốc phiện thì dân tộc có nguy cơ bị diệt vong” Nghị quyết TW4 khoá VII Đảng

ta đã khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng và rèn luyện thế hệ thanh niên”[15, tr.5].

Vai trò của thanh niên với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc đãđược Đảng và Bác Hồ nhận định trong từng giai đoạn của lịch sử dân tộc.Trong thời đại hội nhập hiện nay, giới trẻ đang ngày càng khẳng định vị trícủa mình trong sự nghiệp phát triển của đất nước, tiếng nói của họ có vai tròquan trọng trong mọi diễn đàn trong nước và quốc tế Những thành tích họ đạtđược trong lĩnh vực giáo dục, sáng tạo khoa học kỹ thuật góp phần đưa vị thếđất nước ngang hàng với bè bạn năm châu Các phong trào xã hội vận động

Trang 35

lực lượng thanh thiếu niên tham gia làm nòng cốt, xây dựng những tấm gươngtiêu biểu cho trí tuệ, lòng nhiệt huyết, bản lĩnh đứng mũi chịu sào trước khókhăn, “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” Xét về cơ cấu dân số,nước ta có dân số khá trẻ, lực lượng thanh thiếu niên chiếm khoảng 40% tổngdân số, đây là một lợi thế về nguồn nhân lực trí tuệ phục vụ cho sự nghiệpphát triển của đất nước sau này nhưng đồng thời cũng tạo ra sức ép về các vấn

đề xã hội khác Chính vì vị trí, vai trò to lớn của tầng lớp thanh thiếu niên vớicộng đồng xã hội như vậy, nên để phát huy hết vai trò của đối tượng này, việcgiáo dục nói chung, giáo dục giới tính nói riêng cần khoa học và kịp thời là vôcùng cần thiết

- Có nhiều thách thức đặt ra với lứa tuổi thanh thiếu niên, cần được nhận thức và có giải pháp kịp thời:

Cũng như các quốc gia đang phát triển khác, thanh thiếu niên Việt Namđang phải gánh chịu ảnh hưởng từ những mối đe dọa có tính toàn cầu như : sựxuống cấp của môi trường, thất thoát các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tìnhtrạng mất an ninh lương thực và nước trầm trọng, biến đổi khí hậu, dịch vụ y

tế và chất lượng cuộc sống không đảm bảo… những vấn đề mà thế hệ đi trướchầu như không phải gánh chịu nhiều như thế hệ trẻ hôm nay và mai sau Không ít hội thảo nghiên cứu và chỉ ra rằng hiện nay và tiếp sau, có 10 vấn đềđiển hình được coi là những rủi ro mà lứa tuổi này sẽ gặp phải như: “tìnhtrạng sức khỏe, HIV, sinh nở và mang thai sớm, suy dinh dưỡng, sức khỏetinh thần, sử dụng thuốc lá, tác hại của rượu, bạo lực, tổn thương, an toànđường phố”

Trong lễ công bố tình trạng Dân số thế giới năm 2013 tại Hà Nội ngày4/11/2013, ông Arthur Erken - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam chỉ ra

rằng: “Việt Nam đã bước vào thời kỳ dân số vàng, hiện có tỷ lệ lao động trẻ cao nhất trong lịch sử nước nhà, mang lại cơ hội duy nhất cho phát triển kinh

Trang 36

tế song cũng tạo ra những thách thức Giới trẻ tuổi từ 10-29 chiếm gần 40% tổng dân số Việt Nam Giới trẻ không chỉ đông đảo về mặt số lượng mà những chuẩn mực và hành vi về tình dục của các em cũng chuyển đổi cùng với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội Điều này đặt ra những thách thức nghiêm trọng để giải quyết nhu cầu sức khỏe sinh sản tình dục của họ” [25,

tr.7] Theo bác sĩ Nguyễn Đức Vinh - Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em của Bộ Y

tế cho biết, năm 2011, tỷ lệ có con trong nhóm dân số vị thành niên là46/1.000 Tỷ lệ này cao hơn ở các nhóm dân số có trình độ học vấn thấp, mứcsống thấp, các nhóm dân tộc thiểu số, các nhóm dân cư sinh sống tại các khu

vực Trung du và miền núi phía Bắc và các khu vực nông thôn; “Dậy thì hiện nay diễn ra ngày càng sớm, làm tăng khoảng thời gian sinh sản của người phụ nữ Khả năng có con về mặt sinh học diễn ra sớm hơn khi các em chưa trưởng thành về mặt trí tuệ, tâm lý và xã hội để có thể làm mẹ” [6, tr.19] Mặc

dù hiện nay Việt Nam đã thu được những tiến bộ đáng kể về giảm tỷ lệ chết

mẹ và tăng cường tiếp cận chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đìnhnhưng vẫn còn hơn 1/3 thanh niên Việt Nam thiếu tiếp cận các phương tiệntránh thai mà họ cần Điều này dẫn tới tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn và pháthai không an toàn vẫn còn cao trong nhóm phụ nữ trẻ, đặc biệt là nhữngngười chưa kết hôn Theo các chuyên gia, khi thanh thiếu niên không đượcthực hiện các quyền về giáo dục có chất lượng, chăm sóc sức khỏe khôngđược bảo vệ và có việc làm tốt, sẽ kéo thêm vòng luẩn quẩn của đói nghèo.Điều này sẽ tước đi của các em các cơ hội để có thể phát triển đầy đủ nănglực của mình, được khỏe mạnh và trở thành thành viên hữu ích cho xã hội

Từ thực tế trên có thể thấy, vẫn còn rất nhiều thanh thiếu niên còn chưađược bảo vệ, nhiều em tính mạng, nhân cách luôn bị đe dọa Để giảm thiểunhững thực tế này, việc trang bị những kiến thức cần thiết và cơ bản nhất vềgiới tính là rất cần thiết và cấp bách Nếu được giáo dục giới tính kịp thời,

Trang 37

khoa học thì những nguy cơ, rủi ro trong quá trình sống của thanh thiếu niên

- Thứ nhất, hoạt động giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên nếu được

tổ chức khoa học, kịp thời giúp các em phát triển mạnh mẽ về thể chất, lànhmạnh về tinh thần

Giáo dục giới tính thông qua việc cung cấp cho thanh thiếu niên kiếnthức về tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản ở mỗi giai đoạn phát triển của bản thân,điều này giúp các em hiểu về cơ thể của bản thân, biết tự chăm sóc bản thân;không quá tò mò, lo lắng trước mỗi sự thay đổi của cơ thể hay diễn biến tâm

lý Giáo dục giới tính giúp các em các kỹ năng tự bảo vệ mình tránh nhữngnguy cơ, rủi ro xuất phát từ hành vi tính dục không lành mạnh Hiểu biết vềsức khỏe tình dục giống như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu và triệt để.Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thu Giang - Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe cộng

đồng ánh sáng chia sẻ : “Giáo dục kỹ năng sống cho các em phải từ phía gia đình và nhà trường Ở nhà trường, đó có thể là các buổi ngoại khóa, sinh hoạt nhóm lành mạnh Nếu để các em đến các cơ sở y tế là đã muộn rồi”.

- Thứ hai: giáo dục giới tính góp phần định hướng cho các em cách thức

làm chủ cuộc sống, có những hiểu biết cần thiết về giới để xây dựng mối quan

hệ nhân văn và có trách nhiệm giữa hai giới, hình thành nên một nhân cách tíchcực với những phẩm chất đạo đức mà xã hội mong đợi; giúp các em hòa mìnhvào các mối quan hệ cộng đồng một cách tự tin, năng động, lành mạnh

Trang 38

Ngoài ra giáo dục giới tính cũng hướng tới đối tượng các bậc phụhuynh và thầy cô giáo với mục đích giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn vềGDGT bởi để xây dựng mô hình về mối quan hệ giới bình đẳng, tôn trọng và

có trách nhiệm thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về gia đình; các thầy cô giáođóng vai trò là những người tư vấn, người bạn chân thành và đáng tin cậy khicác em gặp khó khăn trong ứng xử xã hội, trong tình bạn và tình yêu Mốiquan hệ giữa thanh thiếu niên với gia đình và nhà trường là mối quan hệ cầnđược xây dựng gắn bó, nghiêm túc, là chỗ dựa vững chắc cho thanh thiếu niêntrong giai đoạn chuẩn bị trưởng thành

Thứ ba, giáo dục giới tính góp phần quan trọng trong việc phòng chống

căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS và những căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục,ngăn chặn tệ nạn xã hội, giảm thiểu những khó khăn và thách thức với lứatuổi thanh thiếu niên; xây dựng một thế hệ trẻ phát triển đồng đều, ổn định vàgóp phần nâng cao chất lượng dân số

1.4 Truyền hình với vấn đề giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên

1.4.1 Truyền hình cùng với các phương tiện truyền thông đại chúng khác góp phần tạo sự đa dạng trong hoạt động giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên

Hiện nay, các phương tiện truyền thông đại chúng bên cạnh việc làphương tiện đắc lực trong công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin mọi lĩnhvực đời sống xã hội cho người dân nói chung thì nó còn là phương tiện quantrọng, hữu hiệu trong tuyên truyền, giáo dục giới tính cho mọi người đặc biệt

là thanh thiếu niên nói riêng

Với thế mạnh đặc trưng của từng loại hình, thông tin ở mỗi tờ báo nhưbáo in, báo mạng điện tử, báo phát thanh, báo truyền hình truyền hình đãđược chuyển tải đến công chúng với nhiều cách thể hiện khác nhau Sự đadạng các loại hình truyền thông một mặt cung cấp thông tin nhiều chiều,

Trang 39

phong phú đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng, mặt khác tạo ranhiều sự lựa chọn kênh thông tin phù hợp với từng đối tượng khác giả.

Những năm gần đây, ở Việt Nam, những tờ báo gần gũi với tuổi học trò

- là cẩm nang cung cấp thông tin, kiến thức xã hội, kiến thức về giới tính ngàycàng xuất hiện nhiều Và cũng có không ít tờ báo trong số đó thể hiện được

bản sắc, sự đón đợi của công chúng trẻ “Mực tím”, “Hoa học trò”, “Sinh viên” không những chú trọng về nội dung mà còn liên tục có sự đổi mới về

hình thức thể hiện, thiết kế trang bắt mắt, sinh động, vì vậy luôn giữ vữngđược thương hiệu là những tờ báo không thể thiếu trong hành trang của các côcậu học trò hồn nhiên, trong sáng

Những khán giả nghe đài sẽ không quên được người bạn tư vấn lâu

năm - chương trình “Cửa sổ tình yêu” phát sóng trực tiếp từ 10h-10h45 chủ nhật hàng tuần trên sóng VOV, chương trình tư vấn tâm lý trực tiếp “Thức đêm cùng bạn ” kết nối với trung tâm tư vấn Linh Tâm ở tần số 91 Mhz trên

VOV giao thông

Cùng với những tờ báo in, những chương trình phát thanh đó, truyềnhình cũng mở rộng cửa để cho lên sóng những chương trình hấp dẫn, thiếtthực về giáo dục giới tính (giáo dục cách ứng xử trong tình yêu, sức khỏe sinh

sản ) dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên Ví dụ chương trình: “Phòng mạch dấu hỏi xanh ”, “Bản tin con cua ”, “Nhà tròn ”VTV6); chương trình Hãy chia sẻ cùng chúng tôi”, “Làm bạn với con ”(VTV2); chương trình “Lắng nghe cơ thể bạn ” (HTV1 - Đài PTTH Hà Nội);chương trình “Mẹ ơi con muốn nói ”, “Hành trang xanh ”(HTV9 - Đài TH TP Hồ Chí Minh)… Những

chương trình tiêu biểu này đã góp phần tạo ra những bữa ăn tinh thần sinhđộng không thể thiếu cho giới trẻ, vừa mang tính giáo dục định hướng, vừamang tính giải trí

Trang 40

Tuy nhiên do một phần bị bó hẹp bởi tính định kỳ theo khung giờ phátsóng nên thực tế, sức hấp dẫn của truyền hình và các loại hình kể trên đôi khivẫn còn có những hạn chế so với phương tiện truyền thông mới được truyềntải trên internet - báo mạng điện tử Hiện nay, báo mạng điện tử là một trongnhững loại hình báo chí năng động thu hút độc giả ở mọi lứa tuổi đặc biệt làgiới trẻ bởi sự cập nhật thông tin mọi lúc mọi nơi dưới dạng bài, ảnh, videoclip Sự ra đời của những trang web dành cho lứa tuổi này vô cùng cần thiết

vì nó cung cấp được nhiều thông tin, kiến thức bổ ích và thiết thực về giáodục sức khỏe sinh sản và giới tính… Chẳng hạn, ở Việt Nam hiện nay có một

số trang web tiêu biểu được nhiều khán giả trẻ quan tâm đó là

www.gioitinhtuoiteen.org.vn (Trung ương Đoàn Thanh niên chủ quản); trang web www.tuvantuoihoa.org.vn (của cơ quan phát triển và cứu trợ ADRA Australia hoạt động tại Việt Nam); trang web http://www.tamsubantre.org, girlspace.com.vn, suckhoesinhsan.com.vn đều có chuyên mục Giới tính với

cách thể hiện sinh động, sáng tạo phù hợp với tâm lý tuổi teen hiện đại

Trong thời đại thông tin “mở”, sự phong phú của các loại hình báo chívới hệ thống tin, bài góp phần định hướng, dẫn dắt giới trẻ đến với nhận thứcđúng đắn về sức khỏe giới tính

1.4.2 Thế mạnh và hạn chế của truyền hình trong giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên.

Trong suốt bao thập kỷ qua, trước sự phát triển như vũ bão của khoa họccông nghệ, trước nhu cầu đòi hỏi được đáp ứng thông tin như hơi thở cuộcsống hàng ngày của khán giả, truyền hình đã chứng minh là một kênh thông tinquan trọng trong đời sống xã hội, là một phương tiện thiết yếu của mỗi giađình, là người bạn chia sẻ thông tin một cách sinh động và hấp dẫn cho mọi lứatuổi Tuy nhiên, việc nhìn nhận rõ thế mạnh và hạn chế của loại hình truyềnthông này cũng rất quan trọng, góp phần làm nên sự thành công của mình

Ngày đăng: 22/05/2016, 01:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w