Một vài giáo viên chưa mạnh dạn, ngại phát biểu và phát huy tính sáng tạo trong sinh hoạt chuyên môn cũng như trong việc tổ chức các hoạt động tập thể của nhà trường, các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ vẫn mang tính hình thức, nội dung chưa phong phú nên chưa thực sự phát huy được sự linh hoạt, năng động và mạnh dạn xây dựng đóng góp ý kiến hay nhận xét của mỗi giáo viên trong tổ hay nói rõ hơn là sinh hoạt chuyên môn theo kiểu truyền thống.Việc UDCNTT giáo viên có nhiều cố gắng, tuy nhiên trong đổi mới phương pháp của một số giáo viên chưa nhiều và chưa thường xuyên
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Tên đề tài sáng kiến:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáoviên tại trường mẫu giáo Họa Mi
1- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non
2- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 15/9/20203- Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết
Giáo dục mầm non có vị trí quan trọng là khâu đầu tiên đặt nền móng chosự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ và chuẩn bị tiền đề cần thiết chotrẻ bước vào lớp một Trong những năm qua cùng với sự phát triển của các bậchọc khác, bậc học mầm non là một bậc học đã có nhiều đóng góp to lớn, thực sựcó trách nhiệm trong việc giáo dục trẻ thế hệ mai sau Thấy rõ được tầm quantrọng đó, những năm gần đây Bộ Giáo dục luôn chú trọng việc nâng cao chấtlượng giáo dục và coi chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những vấnđề được quan tâm hàng đầu trong xã hội
Chất lượng chuyên môn của nhà trường phụ thuộc trực tiếp vào đội ngũgiáo viên và chất lượng học tập của trẻ làm nên giá trị của nhà trường Trình độchuyên môn của giáo viên có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng của trẻ, họlà nhân tố trung tâm của quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo Vì vậy muốn nângcao chất lượng của ngành học, vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu là phảinâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về trình độ, phẩm chất và năng lựccông tác.
Năm học 2020-2021, trường có 9 lớp với 238 học sinh, tổng số CBGVNVlà 27 người; Trong đó: BGH: 02; NV: 08; GV: 17 Đội ngũ giáo viên đa phần là
Trang 2giáo viên trẻ; trình độ chuyên môn trên chuẩn cao, có 100% giáo viên đạt chuẩn.Trong đó: Đại học: 9/17 tỉ lệ 53%; Cao đẳng: 4/17 tỉ lệ 23,5%; Trung cấp: 4/17tỉ lệ 23,5% Công tác bổ sung cơ sở vật chất được được các cấp quan tâm, đầutư, tỉ lệ huy động trẻ ra lớp tương đối cao, trẻ 5 tuổi là 100%
Thực tế hiện nay năng lực của một số giáo viên không tương xứng vớitrình độ đào tạo, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, vẫn còn giáoviên chưa nhận thức đầy đủ về chương trình giáo dục mầm non (CTGDMN) cònlúng túng trong việc vận dụng CTGDMN vào thực tế, nhiều hoạt động vẫn theophương pháp cũ, chưa có sự đổi mới chưa phát huy được tính tích cực ở trẻ, trẻít được trải nghiệm chưa chú trọng đến việc lấy trẻ làm trung tâm, kỹ năng sưphạm của một bộ phận nhà giáo còn yếu, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới,chưa thực sự thay đổi cách dạy theo hướng tích cực lấy trẻ làm trung tâm Giáoviên trẻ mới ra trường chủ yếu được đào tạo từ những trường trung cấp, nênkhông được đào tạo bài bản, chuyên sâu, còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy, chưanắm rõ về hồ sơ sổ sách, chưa nắm vững cách xây dựng kế hoạch hoạt động,giáo viên lớn tuổi khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế dẫnđến chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới của giáo dụchiện nay Một vài giáo viên chưa tâm huyết với nghề đặc biệt là giáo viên hợpđồng (7/17gv), bởi sự vất vả của công việc, thời gian làm việc nhiều với chế độưu đãi thấp mà trách nhiệm lại cao nên không tạo động lực phấn đấu, lo âu,không yên tâm với nghề vì biết mình không có chỗ đứng lâu dài khi có biên chếvề.
Một vài giáo viên chưa mạnh dạn, ngại phát biểu và phát huy tính sángtạo trong sinh hoạt chuyên môn cũng như trong việc tổ chức các hoạt động tậpthể của nhà trường, các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ vẫn mang tính hình thức,nội dung chưa phong phú nên chưa thực sự phát huy được sự linh hoạt, năngđộng và mạnh dạn xây dựng đóng góp ý kiến hay nhận xét của mỗi giáo viêntrong tổ hay nói rõ hơn là sinh hoạt chuyên môn theo kiểu truyền thống.
Việc UDCNTT giáo viên có nhiều cố gắng, tuy nhiên trong đổi mớiphương pháp của một số giáo viên chưa nhiều và chưa thường xuyên.
Vì vậy, để phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường mộtcách bền vững trong điều kiện hiện nay, một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngườiquản lý đó là phải tìm ra các biện pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo đội ngũgiáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, chính vì thế mà
tôi lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn chođội ngũ giáo viên tại trường mẫu giáo Họa Mi"
Trang 33.2 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểmcủa giải pháp đã biết:
Với những thực trạng và mong muốn góp phần nâng cao chất lượng
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên để chất lượng giáo dục từng bước được nâng
lên, tôi đã áp dụng các biện pháp sau:
- Biện pháp1: Nâng cao nhận thức, tư tưởng cho đội ngũ giáo viên.
- Biện pháp 2: Bồi dưỡng Tổ trưởng chuyên môn và bồi dưỡng giáo viênqua hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn
- Biện pháp 4: Bồi dưỡng/tập huấn thông qua chuyên đề
- Biện pháp 3: Bồi dưỡng qua công tác kiểm tra thăm lớp, dự giờ- Biện pháp 5: Bồi dưỡng qua các hội thi
- Biện Pháp 6: Bồi dưỡng, nâng cao khả năng ứng dụng CNTT
- Biện pháp 7: Kết hợp xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị dạyhọc, quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đểnâng cao chất lượng chuyên môn trong trường mầm non.
3.3 Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giảipháp:
- Luật Giáo dục số 07/VBHN-VPQH ngày 31 tháng 12 năm 2015 (Dựthảo Luật Giáo dục sửa đổi đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 Quốchội khóa XIV ngày 14/6/2019)
- Điều lệ trường mầm non- Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày24 tháng 12 năm 2015
- Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viênmầm non.
- Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT ngày 07 tháng 05 năm 2018 của Bộ giáo dụcđào tạo về tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo.
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2018-2019số: 3945/Bộ giáo dục đào tạo-giáo dục mầm non ngày 31 tháng 8 năm 2018.
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệpvụ và đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, năm học 2019-2020.
Trang 4- Sở giáo dục, phòng giáo dục, hiệu trưởng nhà trường có sự quan tâm, chỉđạo trong việc sinh hoạt chuyên môn để nâng cao năng lực chuyên môn cho giáoviên và nâng cao chất lượng học tập của trẻ.
- Sự phối hợp của đội ngũ giáo viên cùng nhau nhất trí và quyết tâm thựchiện và đặc biệt sự phối hợp của các bậc phụ huynh.
- Phương tiện nghe nhìn: ti vi, máy vi tính, điện thoại để trình chiếu,quay phim tiết học, các hoạt động diễn ra để hỗ trợ cho quá trình suy ngẫm, chiasẻ ý kiến.
- Đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho công tác chuyên môn.
3.4 Các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:Biện pháp1 Nâng cao nhận thức, tư tưởng cho đội ngũ giáo viên
Để nâng cao chất lượng đội ngũ một cách toàn diện trước hết tôi suy nghĩphải làm gì để giáo viên có nhận thức đúng đắn với các quan điểm chuẩn nghềnghiệp và cũng khẳng định rằng đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt chủ yếuđể hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ đề ra.
Văn kiện của Đảng và nhà nước nêu rõ Người thầy cần giỏi về chuyênmôn đồng thời phải làm tốt về nhân cách mới thực hiện hoàn hảo nhiệm vụ củamình, thực sự là những “kỹ sư tâm hồn” Nhận thức của đội ngũ cũng ảnhhưởng đến chất lượng giáo dục Mọi suy nghĩ đều dẫn dắt hành động của chúngta, do đó nếu biết nhận thức đúng và “thông” thì vấn đề vận hành đúng làchuyện tất yếu
Nhân cách con người phụ thuộc rất nhiều vào việc chăm sóc nuôi dưỡnggiáo dục của giáo viên mầm non Vì vậy, giáo viên mầm non cần xác định rõ vaitrò, vị trí, trách nhiệm của mình trong công việc chăm sóc nuôi dạy trẻ, giáoviên là người đặt nền móng đầu tiên cho cả thế hệ tương lai của đất nước Nhằmnâng cao nhận thức cho giáo viên, hàng năm Phòng Giáo dục tổ chức cho giáoviên tham gia lớp học tập bồi dưỡng chính trị hè, chuyên môn hè về các nộidung: nhiệm vụ năm học, các quan điểm đường lối chính sách của Đảng, phápluật của nhà nước cũng như của ngành Đặc biệt đối với nhà trường luôn đi sâubồi dưỡng cho giáo viên về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, đưa chuẩnnghề nghiệp giáo viên mầm non vào tiêu chí đánh giá thi đua, đánh giá chấtlượng đội ngũ giáo viên hàng năm, quán triệt các văn bản, chỉ thị của ngànhhọc… đến đội ngũ giáo viên, để giáo viên có trách nhiệm cao về yêu cầu nhiệmvụ của mình
Tăng cường tổ chức cho giáo viên nghiên cứu và thực hiện cuộc vận động"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai
Trang 5không”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học tậpvà sáng tạo”, phong trào thi đua: "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tíchcực” “Xây dựng trường học hạnh phúc” và các phong trào thi đua khác củangành phát động Động viên giáo viên tham gia các cuộc thi tìm hiểu về phápluật, ngành giáo dục khi được triển khai và đăng ký việc học tập và làm theo tấmgương đạo đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể.
Từ việc nâng cao nhận thức, tư tưởng cho đội đội ngũ giáo viên, đã giúpcho giáo viên nhận thức và xác định đúng vị trí của mình trong việc thực hiệnnhiệm vụ của một nhà giáo.
Biện pháp 2 Bồi dưỡng Tổ trưởng chuyên môn và bồi dưỡng giáo
viên qua hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn
Đây là một nội dung quan trọng của công tác quản lý, nó có vai trò rất lớntrong công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục.Mục đích của giải pháp là tăng cường vai trò của tổ trưởng chuyên môn khẳngđịnh vai trò quản lý của họ, tổ trưởng chuyên môn sẽ giúp Hiệu phó chuyên mônxây dựng các kế hoạch chuyên môn phù hợp với tình hình thực tiễn của tổchuyên môn, đặc điểm từng lứa tuổi của trẻ Tăng cường vai trò của tổ trưởngchuyên môn để giúp Hiệu phó chuyên môn giám sát, đôn đốc giáo viên trong tổhoạt động tích cực vì mục tiêu kế hoạch của nhà trường, làm cho công việc tiếnhành đều đặn, đảm bảo sự liên tục, tạo nề nếp tốt ở mỗi giáo viên trong việc lậpkế hoạch, làm sổ sách, trang trí lớp, thực hiện các hoạt động chuyên môn hàngngày Đảm bảo việc kiểm tra chuyên môn giáo viên một cách chi tiết đúng kếhoạch đã xây dựng.
Có thể nói, trong quản lý hoạt động chuyên môn, việc ủy quyền cho tổtrưởng chuyên môn nhằm để chia sẻ gánh nặng công việc, đảm bảo cho côngviệc được tiến hành thường xuyên, liên tục và đảm bảo sự phân công hợp lý.Tuy nhiên, cần lưu ý mặt trái của việc ủy quyền đó là: Cấp dưới dễ làm sai hoặckhông đủ tầm như cấp trên để giải quyết công việc hoặc cấp dưới dễ lộng hành,làm quá công việc cho phép sẽ làm hỏng việc dẫn đến làm ảnh hưởng đến cấptrên Để tránh những ảnh hưởng không tốt của việc ủy quyền cho cấp dưới, Hiệuphó chuyên môn cần lưu ý quán triệt đến tổ trưởng chuyên môn, khi gặp các vấnđề vướng mắc trong kiểm tra, chỉ thực hiện ở giới hạn ở mức độ ghi lại kết quảkiểm tra, sau đó báo cáo lên Hiệu phó chuyên môn hoặc ban giám hiệu để giảiquyết chứ không tự ý xử lý theo kết quả kiểm tra.
Ví dụ: Ủy quyền cho tổ trưởng chuyên môn kiểm tra hồ sơ sổ sách củagiáo viên Để công tác kiểm tra hồ sơ sổ sách của giáo viên đảm bảo công bằngvà triệt để, khi ủy quyền kiểm tra cho các tổ trưởng chuyên môn, tôi cùng bànbạc và thống nhất nội dung kiểm tra đối với từng loại hồ sơ sổ sách của giáoviên Cụ thể như:
Với hồ sơ chuyên môn:
Trang 6- Có thiết lập đầy đủ các loại hồ sơ chuyên môn theo quy định chưa.
- Nội dung ở từng loại hồ sơ có đảm bảo hay không (sổ họp, hồ sơ BDTX,sổ theo dõi trẻ…)
Với các loại kế hoạch giáo dục:
- Xây dựng những loại kế hoạch nào Mục đích yêu cầu của các bài dạycó phù hợp với độ tuổi của trẻ không.
- Số lượng bài soạn theo chương trình dạy hay không.
- Nội dung các bài soạn có đảm bảo đúng phương pháp Hình thức tổ chứccác tiết dạy hoặc hoạt động có linh hoạt, sáng tạo, lấy trẻ làm trung tâm chưa.
- Nội dung tích hợp trong các bài dạy có hợp lý logic hay gượng ép, ápđặt.
Sinh hoạt tổ chuyên môn cũng là một hoạt động rất thiết thực với giáoviên, sinh hoạt tổ là nơi thực hiện các hoạt động chia sẻ đồng nghiệp về chuyênmôn, là môi trường tốt nhất cho những giáo viên còn hạn chế về năng lực vàchưa có kinh nghiệm trong giảng dạy, nhất là những giáo viên mới có dịp đểtrao đổi học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề.
Hoạt động hiệu quả của mỗi giáo viên sẽ tạo ra điều kiện tốt nhất để mỗigiáo viên tự học hỏi nhau về kiến thức, chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, từđó nâng cao trình độ năng lực của mình Với vai trò đó đòi hỏi tổ chuyên mônphải được tổ chức hợp lý, hoạt động có nề nếp và khoa học Khi tổ chức sinhhoạt chuyên môn cần chú ý:
- Phải xây dựng kế hoạch cụ thể, chuẩn bị kỷ nội dung sinh hoạt.- Đánh giá kết quả công tác tháng trước, tuần trước, chủ đề trước…- Triển khai công tác tháng tới, tuần tới chủ đề tới.
- Tập trung bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, những nội dung mà giáoviên còn yếu và các chuyên đề thực hiện trong năm học về đổi mới phương phápdạy học, các thiết kế đồ dùng dạy học, kiến thức tin học, các modun dành chogiáo viên…
- Trao đổi về phương pháp dạy học về thiết kế bài dạy về đổi mới nộidung đổi mới hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ Trao đổi những kinh nghiệmcủa bản thân trong quá trình thu thập được từ sách báo, tài liệu, tập san củangành…
- Giáo viên trao đổi những vướng mắc về chuyên môn đã nảy sinh trongquá trình giảng dạy hoặc qua dự giờ đã phát hiện được Đặc biệt đi sâu vào thảoluận những đề tài mà đa số giáo viên cho là khó, từ đó đưa ra những phươngpháp, biện pháp giúp giáo viên vững vàng hơn về chuyên môn.
* Bồi dưỡng sinh hoạt tổ chuyên môn theo hình thức nghiên cứu bàihọc
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một loại hình hoạt độngcơ bản của nhà trường, nhằm tổ chức việc học tập, nâng cao năng lực chuyênmôn của giáo viên tại nhà trường thông qua nghiên cứu cải tiến việc học tập củatrẻ trong các hoạt động và bài học hằng ngày Đây là một hoạt động bồi dưỡngtại trường, do chính giáo viên là người thực hiện bồi dưỡng, gắn lý thuyết vớithực hành, nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn của nhà trường Sinh hoạt chuyên
Trang 7môn theo nghiên cứu bài học đặt trọng tâm vào nghiên cứu cải thiện việc họccủa trẻ, gắn trực tiếp với diễn biến của hoạt động dạy và học trong mỗi bài họcminh họa trong chương trình giáo dục của nhà trường do giáo viên thực hiện vớitoàn bộ trẻ ở lớp mình Điều này nhấn mạnh về tính thực tế, thiết thực của bàihọc được sử dụng trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học diễn ra liên tục qua cácchu trình (gồm 4 bước) và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Bước 1: Chuẩn bị và thiết kế bài học minh họa: bước này tập trung vàoxây dựng kế hoạch cho buổi sinh hoạt chuyên môn và thiết kế bài dạy
Bước 2: Thực hiện bài học minh họa và tiến hành dự giờ, quan sát diễnbiến quá trình học tập của trẻ Bước này tập trung vào việc thu thập những bằngchứng sinh động về việc trẻ học như thế nào.
Bước 3: Chia sẻ và suy ngẫm về diễn biến việc học của trẻ trong bài họcminh họa Bước này tập trung vào việc phân tích và suy ngẫm để lý giải cặn kẻviệc học của trẻ.
Bước 4: Vận dụng những bài học thu được từ quan sát, trao đổi trong sinhhoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học vào bài học hằng ngày ở cácnhóm/lớp khác nhau Đây là bước đưa kết quả sinh hoạt chuyên môn vào đờisống nhà trường và tiếp tục cho một chu trình sinh hoạt chuyên môn theo nghiêncứu bài học tiếp theo.
Bốn bước trong quy trình sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài họcđược tổ chức để giáo viên nhà trường cùng thực hiện với nhau Mỗi bước đềumở ra những cơ hội để giáo viên cùng nhau hiểu rõ hơn về việc học của trẻ vànhững cách thức để dẫn dắt việc học của trẻ một cách hiệu quả Với hình thứcsinh hoạt chuyên môn này sẽ mang đến những thay đổi, phát triển không chỉ củagiáo viên, trẻ mà đến toàn bộ đời sống nhà trường Sinh hoạt chuyên môn theonghiên cứu bài học là con đường để đưa giáo viên vào những tình huống sátthực về chuyên môn, kích thích sự chia sẻ và học hỏi những hiểu biết và kinhnghiệm của nhau, qua đó giáo viên ngày một phát triển, mà kết quả tất yếu làchất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng được cải thiện hơn
Sinh hoạt chuyên môntruyền thống
Sinh hoạt chuyên môn theonghiên cứu bài học
Quan sát trẻ (cá nhân, nhóm),tìm hiểu việc học tập của trẻđể thay đổi cách thức tácđộng phù hợp, hiệu quả
Cải tiến
Thay đổi phương pháp dựatrên ý kiến chủ quan hoặccác tài liệu hướng dẫnchung
Thay đổi phương pháp vàcách tổ chức hoạt động dựatrên thực tế việc học của trẻCác bước Có 4 bước không đòi hỏi Diễn ra liên tục qua chu trình
Trang 8phải tiếp nối 4 bước, tiếp nối
Bài dạy minh họa Chuẩn bị kỹ, khác bìnhthường Trên lớp thực, toàn bộ trẻ củalớpDự giờ Quan sát giáo viên, quan sáttrẻ chung chung Quan sát trẻ, gắn vớitrẻ/nhóm trẻ cụ thể
Sau dự giờ
Nhận xét, góp ý việc dạycủa giáo viên theo chủ quancủa người nhận xét
Suy ngẫm chia sẻ và thảoluận về việc học tập của trẻdựa trên bằng chứng quan sátđược về việc học tập của trẻ.Thực tiễn cho thấy, khi giáo viên nhận ra vấn đề chuyên môn cần giảiquyết, kết hợp với thảo luận cùng đồng nghiệp ở nhóm, tổ chuyên môn dựa trênthử nghiệm các ý tưởng mới ngay tại trường mầm non sẽ là hình thức bồi dưỡnghiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu nâng cao năng lực chuyên môn của giáoviên Hình thức này cũng phù hợp với khả năng của người được bồi dưỡng vàđiều kiện thực tiễn của trường mầm non đặc biệt phát huy được vai trò chủ thểcủa giáo viên trong hoạt động bồi dưỡng theo quan điểm “lấy người học làmtrung tâm”
Đối với nhà trường, khi được Phòng giáo dục bồi dưỡng thường xuyên hènăm học 2019-2020 về nội dung này, bản thân tôi nghiên cứu rất kỹ tài liệu ởnội dung này, mong muốn có thể áp dụng vào thực tế một cách tốt nhất và hiệuquả nhất Tuy nhiên trong quá trình tổ chức bước đầu có những lúng túng, khókhăn, nhưng tôi tin chắc nếu áp dụng thường xuyên hình thức sinh hoạt chuyênmôn theo nội dung nghiên cứu bài học như thế này thì trong năm học đến vànhững năm tiếp theo sẽ có thêm nhiều nội dung sinh hoạt phong phú, hiệu quả,giúp cho người chủ trì buổi sinh hoạt chuyên môn và người học có thêm nhiềukinh nghiệm trong chuyên môn, nghiệp vụ.
Biện pháp 3 Bồi dưỡng qua công tác kiểm tra thăm lớp, dự giờ
Tiến hành thanh tra, kiểm tra để đánh giá năng lực giáo viên là một việclàm không thể thiếu được trong công tác quản lý và bồi dưỡng Muốn vậy, nhàtrường cần phải đề ra kế hoạch kiểm tra một cách cụ thể, tạo điều kiện cho giáoviên phấn đấu Việc thăm lớp dự giờ giáo viên phải được tiến hành thườngxuyên để phát hiện kịp thời những nhân tố tích cực mà phát huy chuyên môn củahọ Đồng thời nắm được những thiếu sót, hạn chế của từng giáo viên để có biệnpháp bồi dưỡng cụ thể cho giáo viên qua công tác thanh tra, kiểm tra Bên cạnhđó bản thân tôi cũng sẽ phát hiện được những thiếu sót trong công tác quản lý,chỉ đạo chuyên môn của mình, từ đó có những khắc phục kịp thời
Hàng tháng mỗi lớp đều được dự giờ ít nhất một hoạt động Riêng giáoviên mới hay những giáo viên còn yếu về chuyên môn được dự giờ thêm để kịpthời bồi dưỡng những hạn chế về chuyên môn, thủ thuật lên lớp, xử lý tìnhhuống, bao quát lớp, xử lý đồ dùng và đặc biệt phong cách, sự tự tin khi lên lớp.Việc kiểm tra được tiến hành dưới nhiều hình thức: kiểm tra chuyên đề, kiểm tratoàn diện, kiểm tra đột xuất…Khi tiến hành kiểm tra bản thân tôi luôn tạo sự vuivẻ, tôn trọng giáo viên được kiểm tra, không làm cho giáo viên mất bình tĩnh, áplực, tâm lý, tùy theo mức độ của giáo viên mà góp ý, chủ yếu nhìn vào sự cố
Trang 9gắng và khả năng vươn lên của từng giáo viên mà nhận xét Có như vậy ngườigiáo viên mới thực sự vui vẻ khi được kiểm tra, đồng thời hạn chế những tưtưởng xấu có thể xảy ra Đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên sau kiểmtra phải công bằng, chính xác, phân tích những ưu điểm, tồn tại, động viên kịpthời đến từng giáo viên, giúp họ phát huy những mặt mạnh khắc phục những hạnchế áp dụng vào thực tế chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả, góp ý trên tinh thầnxây dựng, không chú trọng tìm cho ra lỗi để rồi chỉ trích Như vậy làm chongười dạy thường bị tổn thương và có những ứng xử tiêu cực
Có thể nói, kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Có kiểm tra, đánh giá chính xác thì mới tìm ra những ưu điểm, tồn tại của giáo viên trong giảng dạy Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường
Biện pháp 4 Bồi dưỡng/tập huấn thông qua chuyên đề
Trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn tôi đặc biệt chú ý đến hoạtđộng tổ chức chuyên đề, thao giảng có thể nói đây là một việc làm rất cần bởi vìcác hoạt động với các đề tài cụ thể sẽ là những ví dụ sinh động giúp cho giáoviên mắt thấy, tai nghe những gì mình được học ở lý thuyết và nghe qua buổichuyên đề, được cung cấp những hiểu biết về vấn đề mới Nhận thức vấn đề nàytôi chỉ đạo bộ phận chuyên môn tổ có kế hoạch xây dựng tổ chức chuyên đề, tậphuấn ngay từ đầu năm học theo ý kiến đề xuất của các thành viên trong tổ,những chuyên đề nào nội dung chuyên môn nào các thành viên trong tổ chưanắm rõ.
Các chuyên đề trong năm học 2020 - 2021
- Kỹ năng xã hội Đề tài: “Hãy bảo vệ chính mình” (tháng 10/2020)- Tạo hình Đề tài: “Vẽ bông hoa bằng dấu vân tay” (tháng 12/2020) - Khám phá xã hội Đề tài: “Trái tim yêu thương” (tháng 12/2020)
- Chuyên đề Hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểuhọc” LQVT, LQCC (tháng 04/2021)
Ngoài ra các chuyên đề được Phòng Giáo dục tổ chức, chuyên đề cụm, sẽđược nhà trường tổ chức lại để cho tất cả giáo viên được dự và rút kinh nghiệmsau chuyên đề, tiếp tục cho giáo viên thực hiện đại trà đồng thời tiến đến côngtác kiểm tra và đánh giá chuyên đề, để bổ sung những khiếm khuyết, giáo viênkịp thời chỉnh sửa những sai sót của mình Trước đây mỗi khi tổ chức chuyên đềtôi thường chỉ định một giáo viên cốt cán hoặc giáo viên có kinh nghiệm lên tiếtdạy, sau khi dự giờ mức độ tiếp thu của mỗi giáo viên chưa rõ, một số giáo viênđi dự giờ chưa có ý thức nghiêm túc, ghi chép không đầy đủ, áp dụng khônghiệu quả, nên kết quả qua buổi chuyên đề không cao Bản thân tôi đã cải tiến lạivà chỉ đạo cho tổ trưởng cách tổ chức như sau: Mỗi chuyên đề phân công giáoviên có trình độ khác nhau (tốt, khá, trung bình) chuẩn bị và lên tiết Khi tổ chứcxong một hoạt động nào đó, 100% giáo viên được dự đều nêu ý kiến đóng gópcho hoạt động, được nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp phần nào cũng nắmbắt, học hỏi được để nâng cao hơn chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân Đượctrực tiếp chuẩn bị hoạt động, được lên lớp, được sự góp ý xây dựng động viêncủa ban giám hiệu và các đồng nghiệp, giáo viên nào chưa mạnh dạn cũng mạnh
Trang 10dạn hơn, tiếp thu ý kiến để lần sau dạy đạt yêu cầu cao hơn Với biện pháp nàygiúp giáo viên được học tập lẫn nhau và khi dự giờ, giáo viên có ý thức tốt hơn,chuẩn bị chu đáo, theo dõi ghi chép đầy đủ để tham gia ý kiến cùng rút kinhnghiệm.
Nhà trường chỉ đạo giáo viên có hình thức bồi dưỡng dự giờ chéo lẫnnhau ở những hoạt động giáo viên đó chưa nắm rõ về nội dung, phương pháp.Hình thức này sẽ tạo cơ hội cho giáo viên trao đổi kinh nghiệm về việc thựchiện, đối chiếu với việc thực hiện của đồng nghiệp để rút ra những tồn tại cầnkhắc phục, học hỏi những cái hay trong chuyên môn Chúng tôi thực sự thấyhiệu quả với những buổi chuyên đề, sau mỗi hoạt động là những bài học khôngchỉ cho chính người giảng dạy mà cho tất cả thành viên trong tổ chuyên mônnhững lời góp ý sâu sắc, chính xác, chân thành và đầy tinh thần xây dựng, luônđược tôn trọng, xem xét hưởng ứng Hơn thế nữa, để mở rộng tầm nhìn và tạocơ hội học tập cho giáo viên, Sở Giáo dục, Phòng giáo dục, còn tổ chức các đợttham quan, học tập tại các trường ngoài huyện, trong huyện, từ đây giáo viên đãhọc hỏi được nhiều điều mới mẻ mà mình chưa có, Ban giám hiệu có điều kiệnso sánh, bổ sung và học tập những vấn đề mà trường chưa tổ chức, thực hiện.Sau mỗi đợt tham quan học tập nhà trường có thêm diện mạo mới về đầu tư cơsở vật chất, cách trang trí, về đồ dùng đồ chơi, về phương pháp đổi mới trongcác hoạt động
Biện pháp 5 Bồi dưỡng qua các hội thi
Bồi dưỡng qua phong trào hội thi, hình thức bồi dưỡng này thu hút đượcnhiều giáo viên tham gia, thông qua hội thi giáo viên càng thấy rõ tầm quantrọng của chuyên môn, bổ sung kiến thức kỹ năng cho chính mình Việc tổ chứchội thi cho giáo viên là một hình thức có tác dụng rất lớn cho việc nâng caonăng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tạo cơ hội để giáo viên được học tập,trao đổi kinh nghiệm Khi tham gia hội thi đòi hỏi giáo viên phải đầu tư côngsức, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, tìm ra hình thức, phương pháp linhhoạt, sáng tạo để thu hút sự hứng thú của trẻ vào tiết dạy, đồng thời giáo viênphải tự nghiên cứu, sưu tầm các phương tiện, đồ dùng, đồ chơi phục vụ, hỗ trợtrong tiết học, trong đồ dùng, hình thức tổ chức…đây là một biện pháp rất hữuhiệu giúp giáo viên tích cực bồi dưỡng và học tập lẫn nhau.
+ Tổ chức thi “Xây dựng lớp học lấy trẻ làm trung tâm”
Nhằm tạo môi trường học tập thân thiện, thu hút trẻ thêm gắn bó, yêu lớphọc, tạo hứng thú trong quá trình dạy và học, đồng thời phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của trẻ Vào đầu năm học nhà trường tổ chức hội thi Trang
trí lớp học với chủ đề “Xây dựng lớp học lấy trẻ làm trung tâm” Hội thi nhằmgiúp giáo viên có sáng tạo trong việc trang trí lớp học Xây dựng lớp học lấy trẻ
làm trung tâm phải phù hợp với tình hình thực tế tại lớp, 9/9 lớp tạo môi trường
lớp bằng các sản phẩm do cô và trẻ sáng tạo, đầy màu sắc, thân thiện, phù hợpvới lứa tuổi, chiều cao phù hợp với tầm nhìn của trẻ Các lớp sắp xếp đồ dùng đồchơi gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho giáo viên vàtrẻ hoạt động Các góc lớp có nhiều nguyên vật liệu mở kích thích trẻ tích cựchoạt động Nhà trường đưa kết quả hội thi vào tiêu chí thi đua để bình xét giáo