Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của người lớn. Nhằm giúp trẻ có những kỹ năng đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống, biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp.Muốn vậy, chúng ta phải tạo cho trẻ có môi trường để trải nghiệm, thực hành. Nhưng trên thực tế, trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến phát triển các kỹ năng cho trẻ. Luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Khó khăn cho trẻ trong việc có tình huống bất ngờ xảy ra. Nên bản thân tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi tại lớp lớn 1, trường mẫu giáo Họa Mi” làm đề tài nghiên cứu. Đây cũng là một thông điệp giúp cho toàn thể giáo viên và phụ huynh hiểu về vấn đề tạo kỹ năng sống cho trẻ (trong thời đại ngày nay) đó cũng chính là dạy người.
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở huyện Phú Ninh
Tên đề tài sáng kiến:
“Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại lớp lớn 1, trường mẫu giáo Họa Mi”.
1- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
3- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 25
tháng 9, năm học 2019 – 2020
4- Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã
hội hiện đại Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằmgiúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thựcthụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trongcuộc sống
Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả nănggiao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cáchứng xử phù hợp và biết tự cách giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rấtquan trong đối với trẻ Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống chotrẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mầm non vô cùng cần thiết và đó cũng làmột trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2019-2020
Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống củangười lớn Nhằm giúp trẻ có những kỹ năng đương đầu với những khó khăn trongcuộc sống, biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết những khókhăn trong cuộc sống cho phù hợp
Trang 2Muốn vậy, chúng ta phải tạo cho trẻ có môi trường để trải nghiệm, thựchành Nhưng trên thực tế, trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đếnviệc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến phát triển các kỹ năng cho trẻ Luônbao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến ngườikhác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế Khó khăn cho trẻ trong việc có
tình huống bất ngờ xảy ra Nên bản thân tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại lớp lớn 1, trường mẫu giáo Họa Mi” làm đề tài nghiên cứu Đây cũng là một thông điệp giúp cho toàn thể giáo viên
và phụ huynh hiểu về vấn đề tạo kỹ năng sống cho trẻ (trong thời đại ngày nay) đócũng chính là dạy người
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 11/11 trường mầm non đã đưa giáo dục kỹnăng sống vào trong chương trình giảng dạy, nhìn chung thời gian qua, việc lồngghép giáo dục kỹ năng sống tại các trường học trên địa bàn huyện được thực hiệnnghiêm túc, và nhà trường cũng triển khai thực hiện Đảm bảo cho trẻ có nhữngkiến thức cơ bản về bảo vệ bản thân và các kỹ năng tự phục vụ bản thân Đây lànhững tiêu chí quan trọng, được đặt lên hàng đầu, để hạn chế đến mức thấp nhấttình trạng xâm hại trẻ em và đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi
Kỹ năng sống của trẻ bao gồm: Kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng vệ sinh,
kỹ năng thích nghi với môi trường sống, kỹ năng hợp tác chia sẻ
Thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có những ưu điểm, hạn chế sau:
* Ưu điểm:
Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trongcuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm Dạy trẻ biết sự hợptác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp
Được đầu tư, quan tâm của lãnh đạo nhà trường về giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ
Phụ huynh tin tưởng và nhiệt tình trong việc phối hợp với giáo viên trongcông tác giáo dục trẻ
Trang 3Giáo viên chưa đưa ra hướng giáo dục cho trẻ tiếp thu hiệu quả.
Sự phối hợp giảng dạy giữa giáo viên và gia đình chưa nhiều
Trẻ chưa biết tự dọn dẹp, sắp xếp không gian học tập và nghỉ ngơi của mình.Trẻ còn ham chơi, chưa thực sự quan tâm để ý đến những người xungquanh
Nhiều trẻ chưa biết tự chăm sóc chính mình
Trẻ còn dễ bị kẻ xấu dụ dỗ, lợi dụng
Trẻ chỉ nắm rõ những kiến thức trong sách vở, khi thực hành còn lúng túng
Ở các nước khác, giáo dục kỹ năng sống được xem như một môn học Mỗingày, trẻ sẽ có những khung giờ riêng để sinh hoạt, tìm hiểu và trải nghiệm những
kỹ năng sống cơ bản
Trẻ chưa có khả năng tiếp thu kinh nghiệm, kiến thức về kỹ năng sống tốt nhất.Trong khi đó, chương trình giáo dục kỹ năng sống ở mầm non tại nước ta lạichưa đạt đến trình độ đó Trẻ vẫn được thầy cô truyền đạt về kiến thức, kinhnghiệm của những kỹ năng sống cần thiết Tuy nhiên, do các trẻ còn ỷ lại vào cha
mẹ, không có nhiều thời gian rèn luyện nên kỹ năng sống chưa thật sự được tiếp thu
Không những thế, trẻ ở nước ta còn nhiều mặt hạn chế về kỹ năng sống dokhông có sự giảng dạy thêm từ phía gia đình
Đầu năm học tôi nhận thấy trẻ có một số kỹ năng còn hạn chế Tôi đã khảo sát trẻ và có đánh giá các tiêu chí mà trẻ thực hiện được như sau:
03 Trẻ có kỹ năng làm việc theo nhóm 13/29 45%
4.2 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết:
Với những thực trạng và mong muốn góp phần bảo vệ an toàn cho trẻ vànâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục từng bước được nâng lên, tôi
Trang 4- Biện pháp 3: Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong các hoạt động trongngày ở trên lớp
- Biện pháp 4: Tạo các tình huống cho trẻ thực hành trải nghiệm
- Biện pháp 5: Tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống trong cán bộ giáo viên,học sinh và phụ huynh
- Biện pháp 6: Tạo môi trường và làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ trải nghiệm
4.3 Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện
và áp dụng giải pháp:
- Phương tiện nghe nhìn: bảng tuyên truyền, máy vi tính, loa
- Các nội quy, quy định về chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ
- Các thông tin, tài liệu về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non
- Đồ dùng dụng cụ phục vụ cho công tác dạy và học
- Tài liệu hướng dẫn giáo dục kỹ năng sống
- Sự phối hợp với phụ huynh
4.4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
Biện pháp 1: Đội ngũ giáo viên cần có những kiến thức về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo.
Muốn có được kết quả tốt nhất trong định hướng, rèn luyện, bồi dưỡng kỹnăng sống cho giáo viên phải hiểu học sinh của mình về cá tính hoàn cảnh giađình, hiểu rõ những kiến thức giáo dục kỹ năng sống cần thiết Mỗi đứa trẻ đều có
sự khác biệt về khả năng, có trẻ sinh ra đã tự tin hơn trẻ khác, có trẻ lại dễ dànghòa đồng hơn, trong khi có bạn lại rất có khả năng lãnh đạo… Bồi dưỡng cho trẻnhững kỹ năng sống, những thói quen tốt không phải là việc một sớm một chiều
mà là cả một quá trình và phải chọn đúng thời điểm thích hợp với độ tuổi của trẻ
để bắt đầu mới có kết quả tốt nhất
Giáo viên cần nắm những vấn đề về giáo dục kỹ năng sống: đó là giúp trẻ tựtin, dạy trẻ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ, dạy trẻ kỹ năng bảo
vệ bản thân, dạy trẻ giá trị của lao động, chuẩn bị hành trang kỹ năng sống cho trẻsắp bước vào lớp 1
Giúp trẻ tự tin: Tự tin là một trong những yếu tố quan trọng giúp mang lại
thành công và kết quả tốt nhất trong mọi việc Sự tự tin giúp trẻ thể hiện đượcmình trong các mối quan hệ xã hội, giúp trẻ không ngần ngại khám phá những điềumới mẻ thú vị trong cuộc sống, trau dồi và học tập các kiến thức, kỹ năng Tự tincũng giúp trẻ vượt qua được những khó khăn, trở ngại mà bất kỳ ai cũng sẽ phảiđối mặt trong cuộc đời
Trang 5Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là một trong những năng lực cần thiết
nhất để trẻ phát triển và sinh tồn trong cuộc sống Tạo môi trường phù hợp cho trẻ,tạo điều kiện cho trẻ hòa đồng với những người xung quanh, cho trẻ cơ hội,khuyến khích trẻ tương tác, giao tiếp với bạn bè
Kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ: Trong cuộc sống hiện đại các mối quan hệ
xã hội ngày càng rộng mở và là một xu hướng tất yếu của sự phát triển Việc biếtcách hòa đồng, biết cách làm việc theo nhóm, tận dụng sức mạnh, ưu thế của tậpthể để đạt được kết quả tốt nhất trong học tập là một trong những kỹ năng quantrọng Trau dồi cho trẻ những kỹ năng học nhóm, làm việc nhóm ngay từ nhỏ, điềunày không chỉ giúp cho trẻ hòa đồng hơn với những người xung quanh mà còngiúp cho trẻ có được kết quả tốt nhất trong học tập
Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân: Trẻ vốn luôn hiếu động, hiếu kỳ và muốn
khám phá những điều mới lạ Trong cuộc sống ngày nay, khi xã hội ngày càng hiệnđại, càng phát triển thì những mối nguy hiểm cho trẻ ngày càng nhiều Những nguyhiểm có thể xảy ra với trẻ tiềm ẩn không chỉ ở gia đình, ở trường học, ngoài đường
mà còn ở bất kỳ đâu trong cuộc sống này Để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân mìnhtrước những nguy hiểm giáo viên cần giúp trẻ hình thành thói quen và kỹ năng cầnthiết Ngoài ra giáo viên cũng cần dạy cho trẻ biết những mối nguy hiểm và kỹnăng ứng phó với nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải trong gia đình, ở trường học vàngoài xã hội phù hợp với lứa tuổi của trẻ
Dạy trẻ giá trị của lao động: Trong cuộc sống hiện đại, việc dạy trẻ biết lao
động và quý trọng thành quả lao động Giáo dục trẻ giá trị của lao động giúp trẻ cótính tự lập, không lười biếng, không ỷ lại vào người khác và có thể thích ứng vớinhiều hoàn cảnh khác nhau
Chuẩn bị hành trang kỹ năng sống cho trẻ sắp bước vào lớp 1: Bước vào
lớp 1 được coi là một hành trình lý thú trong cuộc đời của trẻ Tuy nhiên, khôngphải trẻ nào cũng cảm thấy tự tin để bước vào những hành trình như thế Chuyểnmôi trường học tập mới đồng nghĩa với việc trẻ phải làm quen với nhiều điều mới
lạ, trẻ phải đối mặt và làm quen với những quy định mới, những mối quan hệ mớivới thầy cô, bạn bè… Những điều này thường làm trẻ lo lắng, một số trẻ khôngđược chuẩn bị tốt về kỹ năng và tâm lý dễ dẫn đến thái độ co cụm bản thân, khôngdám thể hiện mình trước mọi người Theo nhiều chuyên gia giáo dục, điều quantrọng hơn học chữ, học toán lúc này chính là việc trẻ được trang bị tâm lý, kỹ nănghọc tập, sinh hoạt để có thể tự tin bước vào môi trường mới
Trang 6Biện pháp 2: Giáo viên cần nắm những nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Quá trình giáo dục kỹ năng sống gồm có: Trải nghiệm- tiến trình- thời gian.
Trải nghiệm: Muốn rèn luyện một kỹ năng sống nào đó cho trẻ thì phải đưa
trẻ vào tình huống để trẻ được giải quyết vấn đề Mỗi tình huống có thể có nhiềucách giải quyết khác nhau, nhưng trong hoàn cảnh cụ thể thì sẽ chọn phương án tối
ưu nhất
Tiến trình: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không thể thực hiện đạt kết quả
ngay trong ngày 1 ngày 2, mà phải trải qua một quá trình lâu dài
Thời gian: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải được thực hiện ở mọi nơi,
mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt
Các bước hình thành kỹ năng sống cho trẻ:
* Có 3 bước hình thành kỹ năng sống cho trẻ: Quan sát - bắt chước/ tập vàthực hành thường xuyên
Bước 1 Quan sát: quan sát thực do người lớn làm mẫu, trong tranh ảnh Bước 2 Bắt chước/tập: trẻ trải nghiệm hành động thực
Bước 3 Thực hành thường xuyên: trẻ có cơ hội thực hiện những kỹ năngnhiều lần
Các bước này thực hiện không theo thứ tự mà đan xen, hỗ trợ nhau giúp trẻhình thành những kỹ năng tốt nhất
Điều kiện để giáo dục kỹ năng sống:
Trẻ cần có sự tương tác với những người gần gũi của người lớn như: ông bà,
bố, mẹ, cô giáo, bạn cùng trang lứa có kỹ năng sống thành thạo hơn….những thànhviên này là tấm gương cho trẻ quan sát và bắt chước Các tương tác này được diễn
ra trong gia đình, nhà trường và cộng đồng
Trải nghiệm: là những tình huống thực, trẻ phải được tự làm Nếu người lớnlàm hộ trẻ, (mặc quần áo, sắp xếp chỗ ngủ, chào…) thay trẻ thì không bao giờ hìnhthành kỹ năng cho trẻ
Thực hành thường xuyên: nếu chỉ tập thực hành những kỹ năng đó một lầnthì cũng nhanh chóng mất đi mà phải có thời gian đủ dài để trẻ được tập lại những
kỹ năng đó, chúng ta không nên hối thúc
Cơ sở vật chất là nhu cầu cần thiết: ví dụ muốn trẻ có kỹ năng rửa tay thìphải có xà phòng, nước, bục rửa tay, chậu…theo quy định Muốn có kỹ năng giaotiếp thì trẻ phải được tiếp xúc với cô giáo, cô dì, chú bác, ông bà, cô giáo, hiệutrưởng, bác bảo vệ…
Trang 7* Để dạy kỹ năng sống cho trẻ, cần thực hiện những nguyên tắc:
Xác định rõ những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ ở lớp
Có 5 kỹ năng cần thiết cần chú ý hướng dẫn trẻ để trẻ phát triển toàn diện nhất sau này.
Kỹ năng tự phục vụ bản thân
Biết tự vệ sinh cá nhân, tự ăn, tự mặc quần áo và biết cách tự sắp xếp chăngối khi ngủ dậy, … chính là những kỹ năng tự phục vụ bản thân mà trẻ cần biết
Lúc mới đầu có thể trẻ chưa quen, hãy cứ kiên nhẫn và dần dần trẻ sẽ làm tốt hơn
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Trẻ cần biết phân biệt nguy hiểm, bị ngã thì nên làm thế nào, đặc biệt trẻ cầnphải tránh xa những người lạ và những nơi nguy hiểm…
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là giúp trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng củamình một cách rõ ràng cho người khác hiểu
Ngoài những lễ phép thông thường như vâng lời, lễ phép với người lớn…hãy giúp trẻ hình thành thói quen biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, những lời nói quantâm và yêu thương với người khác
Ngoài ra còn cần dạy trẻ các thái độ khi nói chuyện với bạn bè và người lạ
Hình thành thói quen tốt trong giờ đón trả trẻ
Ngay từ đầu năm học, tôi đã tập cho trẻ ý thức tự cất đồ dùng gọn gàng,ngăn nắp lúc vào lớp cũng như lúc ra về; phân công tổ trưởng kiểm tra xem bạn
Trang 8nào thực hiện chưa đạt để cuối ngày đánh giá, nêu gương, khích lệ động viên cánhân có cố gắng.
Có thể đưa ra hình thức khen thưởng như cắm cờ, kẹo, tặng quà, để trẻ thựchiện tốt hơn Từ đó việc cất đồ dùng không còn là “hành động” mà trở thành “ýthức”, trẻ tự thực hiện không cần phải đợi nhắc nhở hay kiểm tra
Hình thành kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời
Giáo viên có thể lồng ghép tích hợp nhiều kỹ năng sống cần thiết qua nhữnghoạt động ngoài trời
Ví dụ “ngắm hoa ở sân trường”, trẻ thể hiện cảm xúc vui vẻ, thoải mái, từ đótrẻ yêu thích cái đẹp, không được hái hoa vì hoa làm đẹp cho thiên nhiên…
Hình thành kỹ năng sống thông qua hoạt động học
Giáo viên bồi dưỡng cho trẻ kinh nghiệm sống, nhân cách tốt đẹp qua nhữngcâu chuyện, bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao, bài hát,…Được nghe kể chuyện làđiều trẻ rất thích, do đó giáo viên lựa chọn câu chuyện phù hợp để lồng ghép giáo dục
Chẳng hạn chủ đề Bản thân, với câu chuyện “chân tay mắt mũi miệng” cónội dung giáo dục “ăn uống đầy đủ để các giác quan hoạt động” và mỗi người đều
có công việc riêng của mình, khi đó cô chuyển tải những thông điệp hãy biết giữgìn và bảo vệ chính cơ thể mình và yêu lao động
Đối với các hoạt động khác diễn ra trong hoạt động học cũng vậy, giáo viênlựa chọn nội dung phù hợp, kết hợp với phương pháp dùng lời, trẻ được nghe,được đọc cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm nhuần ý nghĩa của cuộc sốngxung quanh, từ đó tích lũy cho mình những bài học kinh nghiệm
Hình thành kỹ năng sống trong hoạt động vui chơi
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, trẻ 5 tuổi càng hứng thú vàtích cực hơn bởi đáp ứng được nhu cầu
Trẻ được chơi với đồ vật, được trải nghiệm thực tế, là cơ sở vững chắc đểhình thành và phát triển, rèn luyện và giáo dục kỹ năng sống cho
Trong chủ đề “nghề nghiệp” ở góc phân vai có trò chơi “bác sĩ”, bác sĩ khámbệnh cho bệnh nhân với thái độ vui vẻ, niềm nở, y tá cấp phát thuốc và dặn bệnhnhân uống thuốc đúng giờ
Bệnh nhân bốc số thứ tự và ngồi chờ khám theo lượt, lúc này cô giáo giả bộđóng vai bà lão đi khám bệnh, bà lão đi sau cùng nhưng được cô y tá dẫn đi khám trước
Tình huống xảy ra là các bệnh nhân kia không đồng ý, bác sĩ mới ra giảithích: bệnh nhân vui lòng đợi chút, ưu tiên cho người già và trẻ nhỏ
Trang 9Tôi cho rằng trẻ đóng vai bác sĩ đã có kinh nghiệm sống rất tốt và trẻ đã ápdụng ngay trong quá trình chơi, kỹ năng giao tiếp và ứng xử văn minh được thể hiện.
Hoạt động vui chơi diễn ra trong thời gian tương đối dài, có rất nhiều tìnhhuống xảy ra, giáo viên cần bao quát và kịp thời can thiệp để điều chỉnh hành vi,giúp trẻ có thói quen tốt, biết được cái nào nên làm, cái nào không nên làm Lâudần những thói quen tốt, những hành vi đẹp sẽ được tích lũy và trở thành kỹ năngsống đối với trẻ
Hình thành kỹ năng sống khi ăn, khi ngủ, khi vệ sinh
Trong giờ ăn, ngủ, vệ sinh, kỹ năng tự phục vụ được rèn luyện, được giáodục thường xuyên nhất
Chẳng hạn, trẻ biết trước khi ăn là phải rửa tay, tự lấy ghế vào bàn ăn, ănxong phải đánh răng, tự thay quần áo, xếp quần áo gọn gàng, tự lấy gối và nệm củamình để ngủ, ngủ dậy tự cất đồ dùng
Cứ như thế, ngày này qua ngày khác, trẻ tự thực hiện mà không cần giáoviên phải nhắc nhở
Kỹ năng sống ấy không những được trẻ thực hiện ở trường mà còn thực hiện
ở nhà, hay ở bất cứ đâu khi trẻ đi đến
Biện pháp 4: Tạo các tình huống cho trẻ thực hành trải nghiệm
Một trong những kỹ năng cần hình thành, thì kỹ năng an toàn, tự bảo vệ,giúp trẻ có khả năng biết từ chối, xử lý những tình huống khi thấy không an toàn
Cô thường xuyên giáo dục trẻ với những lời dặn dò nhắc nhở đơn giản thôngqua nội dung các bài thơ, câu chuyện, bài hát có nội dung giáo dục dạy trẻ
Ví dụ, với chủ điểm “Bản thân” thông qua câu chuyện “giữ gìn vệ sinh cánhân”, qua bài thơ “ cô dạy” qua nội dung bài hát “thật đáng chê, vì sao con mèorửa mặt”….vào giờ hoạt động chiều: rèn cho trẻ cách tự mặc, cởi quần áo, cách ănmặc phù hợp thời tiết, cách rửa tay, rửa mặt đúng cách Ngoài ra còn giáo dục trẻcách tự bảo đảm an toàn cho bản thân bằng cách đã đưa ra tình huống “Khi bé bịlạc mẹ trong siêu thị - bé sẽ làm gì ?
Tôi đã cho trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ đưa ra một cách giải quyết của riêng trẻ.Lắng nghe ý kiến của trẻ, cho trẻ suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của mình, gợi mởcho trẻ bằng các câu hỏi:
Theo con làm như vậy có được không? Tại sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút raphương án tối ưu nhất:
Khi bị lạc mẹ, bé hãy bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy đứngyên tại chỗ chờ Vì bố, mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm bé Hoặc bé có thể đến chỗ
Trang 10chú bảo vệ, cô bán hàng trong siêu thị ở gần chỗ đó để nhờ gọi điện thoại, hoặcthông báo lên loa để tìm bố mẹ Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó cóhứa sẽ đưa về với bố mẹ Vì có thể đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ hội đó bắt cóc hoặclàm hại bé
Với tình hình phức tạp trong xã hội hiện nay, nhiều tình huống bất trắc cóthể xảy ra đối với trẻ như bị bắt cóc, xâm hại Tôi đã đưa ra những tình huống đểdạy trẻ như : “Nếu có người không quen biết cho bé quà bé nên làm như thế nào?
Ở tình huống này, với lứa tuổi của trẻ trên thực tế trẻ rất thích khi được choquà và sẽ không biết tại sao không được nhận
Khi trẻ thảo luận, tôi đưa ra những giả thiết, những tình huống xấu “Nếu đó
là kẻ xấu thì sẽ rất nguy hiểm cho bé” Tôi phân tích, giải thích cho trẻ và giúp trẻ
có phương án giải quyết đó là:
Tuyệt đối không nhận quà, ăn bánh kẹo của người lạ vì có thể bị người xấutẩm thuốc mê và trúng mưu của kẻ xấu
Khi gặp trường hợp này bé nên nói “Cháu cám ơn, nhưng bố mẹ cháu khôngcho nhận quà của người lạ”
Ở chủ đề “Nước- hiện tượng tự nhiên” Với đặc thù trẻ đang sống ở quê, vìvậy ngoài việc giáo dục trẻ tránh xa ao, hồ, hố nước nguy hiểm là điều rất quantrọng Chính vì vậy, tôi đưa ra những tình huống, những câu hỏi để hỏi trẻ “con cóđược đến gần ao hồ chơi không, hoặc con có được tự ý đi tắm sông, ao, hồ không?Tại sao ? Qua các câu hỏi như vậy cô giáo dục trẻ không đến vui chơi những nơinguy hiểm để bảo đảm an toàn cho bản thân
Với chủ đề “Gia đình”, ngoài việc giáo dục trẻ nhận và tránh những đồ dùngnguy hiểm như bàn là , phích nước , bếp đang đun …
Tôi đưa tình huống trẻ biết tránh những mối nguy hiểm khác như: “Nếu conđang ở nhà một mình, có người đến gọi mở cửa con sẽ làm gì?
Tôi cho trẻ nói suy nghĩ, cách giải quyết của mình Trong khi thảo luận vớitrẻ tôi gợi mở: cũng có trường hợp kẻ xấu có thể gây hại cho bé hoặc lấy trộm đồcủa gia đình cũng chính là người thu tiền điện, nước hoặc chính là người quenbiết với bố mẹ trẻ để giúp trẻ suy đoán tìm cách giải quyết Sau đó cô giúp trẻ rút
ra phương án tối ưu nhất trong trường hợp này:
Tuyệt đối không mở cửa, kể cả đó có thể là người quen của bố mẹ, ngườithu tiền điện, nước Nếu có người lớn ở trên gác chưa biết thì gọi xuống, còn nếukhông có ai ở nhà thì hẹn họ nhắn lại gì hoặc tối đến gặp bố mẹ
Trang 11Trong thời gian gần đây, cháy nổ là hiểm hoạ luôn rình rập với tất cả mọinhà Chính vì vậy, với trẻ mẫu giáo tuy trẻ còn nhỏ tuổi song tôi nghĩ rằng cũngcần dạy cho trẻ một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có điều đó xảy ra Tôi đãđưa tình huống :“Nếu bé thấy có khói, hoặc cháy ở đâu đó bé sẽ phải làm thế nào?”
Qua tình huống này tôi dạy trẻ:
Khi thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước hết bé phải chạy xa chỗ cháy Hãyhét to để báo với người nhà và những người xung quanh có thể nghe thấy Nếukhông có người ở nhà thì chạy báo cho hàng xóm
Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻthảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để tìm cáchgiải quyết vấn đề Thông qua đó cô giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất, đó cũngchính là kinh nghiệm mà ta cần dạy trẻ Thông qua hoạt động đó cũng giúp trẻ có
sự tư duy lôgíc, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm kinhnghiệm trong cuộc sống
Ví dụ, cô kể cho trẻ nghe câu chuyện: Bạn Na được mẹ hứa đón về sớm,nhưng mẹ bận họp đột xuất, chờ mãi mà không thấy mẹ
Na đi ra cổng để đón mẹ, bỗng có một người phụ nữ cho bạn Na kẹo và nói:
“Hôm nay mẹ bận không đón con được, mẹ nhờ cô chở con về, con ngoan ăn kẹo
đi rồi lên xe cô chở con về”
Giáo viên dừng lại và hỏi trẻ: Bạn Na có về với người phụ nữ đó không? Nếu con là bạn Na con sẽ xử trí như thế nào? Cho trẻ thảo luận và đưa racâu trả lời
Sau đó cô kể tiếp: Bạn Na không chịu lên xe, nói là đợi mẹ rướt, bạn Na đitrở vào lớp, người phụ nữ nắm lấy áo bạn Na, bạn Na đã kêu lên thật to “cứu convới, có người định bắt con”, chú bảo vệ chạy tới…
Qua câu chuyện giáo viên rèn cho trẻ biết “không đi theo người lạ dù người
lạ có cho bất cứ gì”
Giáo viên có thể cho trẻ đóng vai các nhân vật trong câu chuyện cô vừa kể
để khắc sâu hơn kỹ năng
Ngoài ra giáo viên có thể đặt ra nhiều tình huống khác và tổ chức lồng ghépmọi lúc mọi nơi để trẻ có cơ hội giải quyết và xử lý tình huống như: khi ở nhà mộtmình (không được mở cửa cho người lạ vào), đi lạc đường (đứng ở nơi trống vàkêu thật to), khi bị côn trùng cắn (nói liền với người lớn),…
Biện pháp 5: Tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống trong cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh.
Trang 12Tuyên truyền đến giáo viên qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, các chuyên
đề về giáo dục kỹ năng sống cùng thảo luận các tình huống và đưa ra cách giảiquyết hiệu quả nhất
Học sinh thì giáo dục kỹ năng sống mọi lúc mọi nơi
Ngoài việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường giáo viên cần phối hợp
và tuyên truyền với phụ huynh một số nội dung cũng như phương pháp về giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ
Nội dung:
- Nhắc trẻ ghi nhớ địa chỉ nhà, số điện thoại của bố và mẹ
- Dạy trẻ phải làm gì khi bị lạc bố mẹ?
- Dạy trẻ hét to khi cần giúp đỡ
- Dạy trẻ khi ở nhà một mình
- Dạy trẻ tuyệt đối không được tin và nghe lời người lạ
- Giáo dục giới tính cho trẻ
- Dạy trẻ biết tránh bị xâm hại cơ thể
- Dạy trẻ cách đi đường một mình an toàn
Tuyên truyền đến phụ huynh các nguyên tắc cần biết giúp trẻ phát triểnthành một người có đầy đủ kỹ năng sống Gồm các nguyên tắc sau:
Không quá cưng chiều trẻ
Cha mẹ nào cũng yêu thương và muốn dành cho con những điều tốt đẹpnhất, ngay cả việc chiều con làm theo ý thích mọi nơi mọi lúc ở mọi việc Nhưngtrẻ em sống theo bản năng nhiều hơn vì chúng chưa được dạy bảo về cách sống,thế nào là tốt, thế nào là chưa tốt, vì vậy mà nếu các vị phụ huynh dễ dãi với connhư sự độ lượng, khoan hồng với lỗi lầm, hạ thấp kỳ vọng vào con , hoặc được baoquanh bởi vật chất dư thừa thì sẽ khiến đứa trẻ lớn lên với tính cách yếu mềm, đòihỏi, thậm chí độc đoán hoặc ích kỷ
Không can thiệp quá nhiều vào không gian của trẻ
Cha mẹ cần có thời gian ưu tiên cho con nhưng không có nghĩa là phải hisinh tất cả công việc, sở thích của mình để chăm chăm tập trung can thiệp vào mọilĩnh vực trong đời sống cá nhân của bé Việc quan tâm và giành thời gian cho concũng không phải là để làm hộ bài tập ở nhà, lựa chọn giúp con bạn cùng chơi haylựa chọn sở thích thể thao hoặc giải trí cho con Nếu làm như vậy, chính ba mẹ đãlàm cho con trở thành người phụ thuộc
Dạy trẻ theo đúng độ tuổi