1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những bất cập và giải pháp hoàn thiện chế độ phân cấp quản lý NSNN.doc

72 556 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 287 KB

Nội dung

Những bất cập và giải pháp hoàn thiện chế độ phân cấp quản lý NSNN.doc

Trang 1

1.Bản chất của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường 5

II hệ thống ngân sách nhà nước 10CHƯƠNG2 PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THỰC

TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆTNAM

1 Sự cần thiết và tác dụng của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 13

Trang 2

LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trang 3

MỞ ĐẦU

Với mục tiêu “quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, xây dựngNgân sách Nhà nước (NSNN) lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sửdụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền của của Nhà nước; tăng tích luỹ để thựchiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN, đápứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân;đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại”, luật NSNN-một đạo luật quantrọng trong hệ thống tài chính- đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 9thông qua ngày 20-3-1996; sau đó được sửa đổi, bổ sung bởi luật số06/1998/QH 10 ngày 20-5-1998, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trongcông tác quản lý, điều hành NSNN ở nước ta, tạo cơ sở pháp lý cao nhấtcho hoạt động của NSNN.

Sau bốn năm thực hiện luật NSNN, thực tiễn đã khẳng định vai trò củaluật trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội Hoạt động NSNN dầnđược quan tâm không chỉ từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước mà còn từphía người dân và các doanh nghiệp Bên cạnh đó, cũng dựa trên cơ sởphản hồi từ phía người dân và doanh nghiệp, luật đã bộc lộ nhiều bất cậpkhông chỉ giữa văn bản và thực tế áp dụng mà cả những bất cập trong côngtác chỉ đạo điều hành Một trong những nguyên nhân dẫn đến những bấtcập trên là việc quyết định phân chia nguồn thu, nhiệm vụ chi tiêu cho cáccấp ngân sách và phân giao nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan trong bộmáy quản lý Nhà nước vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm cần xem xét lại.

Trang 4

Để góp phần tiếp tục hoàn chỉnh hơn nữa luật NSNN nói chung và chế

độ phân cấp quản lý nhân sách nói riêng, tác giả chọn đề tài: “Những bất

cập và giải pháp hoàn thiện chế độ phân cấp quản lý NSNN ở Việt namtrong điều kiện hiện nay” Từ đó muốn thông qua thực tiễn để làm sáng tỏ

những cái được và chưa được của chế độ phân cấp quản lý cả về phươngdiện pháp lý (các văn bản liên quan đến NSNN) và công tác chỉ đạo điềuhành, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện luật, đáp ứng yêucầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới, phát huy tối đa hiệuquả của NSNN trong việc điều chỉnh nền kinh tế theo những mục tiêu đãđặt ra.

CHƯƠNG I: HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤPQUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.

I Bản chất và vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường.1 Bản chất của NSNN.

Trong tiến trình lịch sử, NSNN với tư cách là một phạm trù kinh tế đãra đời và tồn tại từ lâu Là một công cụ Tài chính quan trọng của Nhànước, NSNN xuất hiện dựa trên cơ sở hai tiền đề khách quan là tiền đề Nhànước và tiền đề kinh tế hàng hoá- tiền tệ.

Trong lịch sử loài người, Nhà nước xuất hiện là kết quả của cuộc đấutranh giai cấp trong xã hội Nhà nước ra đời tất yếu kéo theo nhu cầu tậptrung nguồn lực tài chính vào trong tay Nhà nước để làm phương tiện vậtchất trang trải cho các chi phí nuôi sống bộ máy Nhà nước và thực hiện các

Trang 5

chức năng kinh tế, xã hội của Nhà nước Bằng quyền lực của mình, Nhànước tham gia vào quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội Trong điềukiện kinh tế hàng hoá- tiền tệ, các hình thức tiền tệ trong phân phối như:thuế bằng tiền, vay nợ…được Nhà nước sử dụng để tạo lập quỹ tền tệ riêngcó: NSNN Như vậy, NSNN là ngân sách của Nhà nước, hay Nhà nước làchủ thể của ngân sách đó.

NSNN là khái niệm quen thuộc theo nghĩa rộng mà bất kỳ người dânnào cũng biết được, song lại có rất nhiều định nghĩa khác nhau về NSNN: Theo quan điểm của Nga: NSNN là bảng thống kê các khoản thu vàchi bằng tiền của Nhà nước trong một giai đoạn nhất định.

Một cách hiểu tương tự, người Pháp cho rằng: NSNN là toàn bộ tàiliệu kế toán mô tả và trình bày các khoản thu và kinh phí của Nhà nướctrong một năm.

Có thể thấy rằng các quan điểm trên đều cho thấy biểu hiện bên ngoàicủa NSNN và mối quan hệ mật thiết giữa Nhà nước và NSNN.

Trong hệ thống tài chính, NSNN là khâu chủ đạo, đóng vai trò hết sứcquan trọng trong việc duy trì sự tồn tại của bộ máy quyền lực Nhà nước.Tại Việt nam, định nghĩa về NSNN được nêu rõ trong luật NSNN

(20/3/1996): NSNN là toàn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước trong

dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được

Trang 6

thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụcủa Nhà nước.(Điều1- luật NSNN).

Trong thực tiễn, hoạt động NSNN là hoạt động thu (tạo lập) và chi tiêu(sử dụng) quỹ tiền tệ của Nhà nước, làm cho nguồn tài chính vận động giữamột bên là các chủ thể kinh tế, xã hội trong quá trình phân phối tổng sảnphẩm quốc dân dưới hình thức giá trị và một bên là Nhà nước Đó chính làbản chất kinh tế của NSNN Đứng sau các hoạt động thu, chi là mối quanhệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể kinh tế, xã hội Nói cách khác,NSNN phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể trongphân phối tổng sản phẩm xã hội, thông qua việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệtập trung của Nhà nước, chuyển dịch một bộ phận thu nhập bằng tiền củacác chủ thể đó thành thu nhập của Nhà nước và Nhà nước chuyển dịch thunhập đó đến các chủ thể được thực hiện để thực hiện các chức năng, nhiệmvụ của Nhà nước.

2 Vai trò của Ngân sách Nhà nước trong nền kinh tế thị trường.2.1 Đặc điểm của cơ chế kinh tế thị trường.

Mọi hệ thống kinh tế đều được tổ chức theo cách này hay cách khác đểhuy động tối đa các nguồn lực của xã hội và sử dụng có hiệu quả nguồn lựcđó nhằm sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ thoả mãn nhu cầu của xã hiội.Việc sản xuất ra những loại hàng hoá gì, được tiến hành theo phương phápnào là tốt nhất, việc phân phối hàng hoá được sản xuất ra đáp ứng tốt cho

Trang 7

nhu cầu của xã hội, đó là vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế, xã hội Lựclượng nào quyết định những vấn đề cơ bản đó? Trong nền kinh tế màngười ta gọi là Kinh tế chỉ huy, các vấn đề cơ bản đó được cơ quan củaNhà nước quyết định Còn trong nền kinh tế mà vấn đề cơ bản của nó dothị trường quyết định được gọi là Kinh tế thị trường.

Trong nền kinh tế hàng hoá có một loạt những quy luật kinh tế vốn cócủa nó hoạt động như: quy luật giá trị, quy luật cung- cầu, quy luật cạnhtranh, quy luật lưu thông tiền tệ…và lợi nhuận là động lực cơ bản của sựvân động đó Các quy luật biểu hiện sự tác động của mình thông qua thịtrường Nhờ sự vân động của hệ thống giá cả thị trường mà diễn ra sự thíchứng tự phát giữa khối lượng và cơ cấu của sản xuất với khối lượng và cơcấu nhu cầu của xã hội.

Có thể hiểu cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết kinh tế hàng hoá dosự tác động của các quy luật kinh tế, cơ chế đó giải quyết ba vấn đề cơ bảncủa tổ chức kinh tế là sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai Cơ chế thitrường bao gồm các nhân tố cơ bản là cung cầu và giả cả thị trường Thựctế khó đánh giá đầy đủ ưu điểm và khuyết tật của cơ chế thị trường Nhìnchung nó có các ưu điểm cơ bản sau:

* Cơ chế thị trường kích thích hoạt động của các chủ thể kinh tế vàtạo đIều kiện thuận lợi cho sự hoạt động tự do của họ Do đó làm cho nềnkinh tế phát triển năng động, phát huy được các nguồn lực của xã hội vàophát triển kinh tế.

Trang 8

* Cạnh tranh buộc nhà sản xuất phải hao phí lao động cá biệt đếnmức thấp nhất có thể được bằng cách áp dụng kỹ thuật và công nghệ mớivào sản xuất, nhờ đó mà thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng caonăng suất lao động, nâng cao chất lượng và số lượng hàng hoá.

* Sự tác động của cơ chế thị trường đưa đến sự thích ứng tự phátgiữa khối lượng và cơ câú sản xuất với khối lượng và cơ cấu nhu cầu xãhội, nhờ đó có thể thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và sản xuất vềhàng ngàn, hàng vạn loại sản phẩm khác nhau.

* Trong cơ chế thị trường tồn tại sự đa dạng của các thị trường Bêncạnh thị trường hàng hoá đã xuất hiện từ lâu là các thị trường về vốn, laođộng… phục vụ cho sản xuất kết hợp với hệ thống giá cả linh hoạt vậnđộng theo quan hệ cung cầu của hàng hoá, dịch vụ.

Lịch sử phát triển của sản xuất xã hội dã chứng minh rằng cơ chế thịtrường là cơ chế điều tiết nền kinh tế hàng hoá đạt hiệu quả kinh tế cao.Song, cơ chế thị trường không phải là hiện thân của sự hoàn hảo mà chứa

đựng trong nó nhều trục trặc.

Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp lá tối đa hoá lợi nhuận.Ngành nào, lĩnh vực nào có khả năng đem lại lợi nhuận cao thì các doanhnghiệp sẽ đổ xô vào sản xuất mặt hàng, lĩnh vực đó Từ đó dẫn đến sự pháttriển mất cân đối giữa các khu vực,các ngành nghề trong nền kinh tế quốcdân.

Trang 9

Hơn nữa, vì lợi nhuận, các doanh nghiệp sẵn sàng lạm dụng tàinguyên, gây ô nhiễm môi trường sống của con người mà xã hội phải gánhchịu, do đó, hiệu quả kinh tế, xã hội không được đảm bảo.

Có những mục tiêu xã hội mà dù cơ chế thị trường hoạt động tốtcũng không thể đạt được Sự tác động của cơ chế thị trường dẫn đến sựphân hoá giàu, nghèo, tác động xấu đến đạo đức và tình người.

Với một loạt các khuyết tật trên, ngày nay, trên thực tế không tồn tại cơchế thị trường thuần tuý, mà thường có sự can thiệp của Nhà nước, khi đónền kinh tế gọi là Nền kinh tế hỗn hợp.

2.2 Vai trò của Ngân sách Nhà nước trong cơ chế thị trường.

Tất cả những khiếm khuyết của cơ chế thị trường đòi hỏi có sự canthiệp của Nhà nước là tất yếu, là một nhu cầu khách quan nhằm khôi phụclai những cân đối và mở đường cho sức sản xuất phát triển.

Trong cơ chế điều chỉnh của Nhà nước, bên trong kết cấu của nó, ngoàiviệc tổ chức một cách khoa học, thì những công cụ tài chính, tiền tệ, kếhoạch, luật pháp được coi là những công cụ điều chỉnh cơ bản và quantrọng.

NSNN là một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà nước đIều chỉnh vĩmô nền kinh tế, xã hội Mục tiêu của NSNN không phải để Nhà nước đạtđược lợi nhuận như các doanh nghiệp và cũng không phải để bảo vệ vị trí

Trang 10

của mình trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường NSNN ngoài việcduy trì sự tồn tại của bộ máy Nhà nước còn phải xây dựng cơ sở hạ tầngkinh tế, xã hội để tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạtđộng.

NSNN được sử dụng như là công cụ tác động vào cơ cấu kinh tế nhằmđảm bảo cân đối hợp lý của cơ cấu kinh tế và sự ổn định của chu kỳ kinhdoanh Trước xu thế phát triển mất cân đối của các ngành, lĩnh vực trongnền kinh tế, thông qua quỹ ngân sách, Chính phủ có thể áp dụng các chínhsách ưu đãi, đầu tư vào các lĩnh vực mà tư nhân không muốn đầu tư vì hiệuquả đầu tư thấp; hoặc qua các chính sách thuế bằng việc đánh thuế vàonhững hàng hoá, dịch vụ của tư nhân có khả năng thao túng trên thị trường;đồng thời, áp dụng mức thuế suất ưu đãi đối với những hàng hoá mà Chínhphủ khuyến dụng Nhờ đó mà có thể đảm bảo sự cân đối, công bằng trongnền kinh tế

Giá cả trên thị trường biến động dựa vào quy luật cung cầu của hànghoá, dịch vụ NSNN cũng được sử dụng như là công cụ đảm bảo sự ổnđịnh giá cả của thị trường Chẳng hạn, khi Chính phủ muốn bảo hộ chonhững người có thu nhập thấp, Chính phủ sẽ đặt giá trần là mức giá caonhất mà người bán được phép đưa ra và mức này thường là thấp hơn mứcgiá cân bằng trên thị trường, khi đó tất yếu sẽ dẫn đến sự thiếu hụt trên thịtrường để duy trì hiệu lực của giá trần thì Chính phủ lại tiếp tục can thiệpbằng cách cung phần thiếu của hàng hoá, lượng hàng hoá này được lấy từquỹ dự trữ của Nhà nước thuộc NSNN, tức là trong khoản chi ngân sách

Trang 11

phải có khoản dự phòng này Trái lại khi Chính phủ muốn bảo hộ chongười sản xuất, muốn hàng hoà của một ngành nào đó được khuyến khíchthì sẽ đặt giá sàn là mức giá thầp nhất mà người bán được phép đưa ra vàmức này thường lớn hơn giá cân bằng trên thị trường Điều này sẽ dẫn đếnsự dư thừa hàng hoá trên thị trường và khi đó là sự can thiệp của Chínhphủ bằng cách mua hết lượng hàng thừa Khoản tiền sử dụng để thanh toáncho người bán cũng là từ NSNN.

Một vai trò được coi là không kém phần quan trọng của NSNN là giảiquyết các vấn đề xã hội: bất công, ô nhiễm môi trường…Chẳng hạn trướcvấn đề công bằng xã hội Chống lại sự bất công là cần thiết cho một xã hộivăn minh và ổn định, Chính phủ thường sử dụng các biện pháp tác động tớithu nhập để thiết lập lai sự công bằng xã hội Điều chỉnh thu nhập của cácnhóm dân cư khác nhau bằng cách trợ cấp thu nhập cho những người cóthu nhập thấp hoặc hoàn toàn không có thu nhập Một cách khác, Chínhphủ có thể sử dụng biện pháp tác động gián tiếp đến thu nhập bằng cáchtạo khả năng tạo thu nhập cao hơn dựa vào năng lực của bản thân theođánh giá thì đây là biện pháp tích cực nhất, đồng thời làm tăng thu nhậpquốc dân; nói cách khác, nó làm cho một số người dân giàu lên mà khôngai nghèo đi; hoặc qua chính sách thuế thu nhập, sử dụng mức thuế suất caođối với người có thu nhập cao và ngược lại.

Như vậy, vai trò của NSNN là rất lớn Vấn đề đặt ra là việc tổ chức quymô, cơ cấu và quản lý NSNN như thế nào để phát huy được vai trò của nó.

Trang 12

II Hệ thống ngân sách nhà nước

Luật NSNN ra đời là sự phản ánh pháp lý cơ chế quản lý NSNN ở

nước ta, thể chế hoá những chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng từ Đạihội VI, VII, VIII, là công cụ pháp lý để quản lý NSNN có hiệu lực và hiệuquả, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính Hệ thống NSNN vàphân cấp quản lý NSNN là nội dung cốt lõi trong mối quan hệ giữa ngânsách trung ương và ngân sách địa phương đã được phản ánh rõ ràng trongluật dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta: tăng cường tính tậptrung, thống nhất, tính liên tục của điều hành vĩ mô, lãnh đạo tập trung điđôi với việc mở rộng trách nhiệm và quyền hạn, phát huy tính chủ động,sáng tạo của địa phương đối với những vấn đề mà các địa phương có khảnăng xử lý có hiệu quả.

Hệ thống NSNN được hiểu là tổng thể các cấp ngân sách có mối quanhệ hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mỗi cấpngân sách.

Tại nước ta, tổ chức hệ thống NSNN gắn bó chặt chẽ với việc tổ chứcbộ máy Nhà nước và vai trò, vị trí của bộ máy đó trong quá trình phát triểnkinh tế xã hội của đất nước theo Hiến pháp Mỗi cấp chính quyền có mộtcấp ngân sách riêng cung cấp phương tiện vật chất cho cấp chính quyền đóthực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trên vùng lãnh thổ Việc hìnhthành hệ thống chính quyền Nhà nước các cấp là một tất yếu khách quannhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trên mọi vùng lãnh thổ

Trang 13

của đất nước Chính sự ra đời của hệ thống chính quyền Nhà nước nhiềucấp đó là tiền đề cần thiết để tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước nhiềucấp.

Cấp ngân sách được hình thành trên cơ sở cấp chính quyền Nhà nước,phù hợp với mô hình tổ chức hệ thống chính quyền Nhà nước ta hiện nay,hệ thống ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sáchđịa phương:

* Ngân sách trung ương phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo ngành và giữ vaitrò chủ đạo trong hệ thống ngân sách nhà nước Nó bắt nguồn từ vị trí, vaitrò của chính quyền trung ương được Hiến pháp quy định đối với việc thựchiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước Ngân sách trungương cấp phát kinh phí cho yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ củaNhà nước trung ương (sự nghiệp văn hoá, sự nghiệp an ninh quốc phòng,trật tự an toàn xã hội, đầu tư phát triển…) Nó còn là trung tâm điều hoàhoạt động ngân sách của địa phương Trên thực tế, ngân sách trung ương làngân sách của cả nước, tập trung đại bộ phận nguồn tài chính quốc gia vàđảm bảo các nhiệm vụ chi tiêu có tính chất huyết mạch của cả nước ngânsách trung ương bao gồm các đơn vị dự toán của cấp này, mỗi bộ, mỗi cơquan trung ương là một đơn vị dự toán của ngân sách trung ương.Ngânsách trung ương bao gồm:

- Ngân sách cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (gọichung là ngân sách cấp tỉnh).

Trang 14

- Ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọichung là ngân sách cấp huyện).

- Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấpxã).

* Ngân sách địa phương là tên chung để chỉ các cấp ngân sách của các cấpchính quyền bên dưới phù hợp với địa giới hành chính các cấp Ngoài ngânsách xã chưa có đơn vị dự toán, các cấp ngân sách khác đều bao gồm mộtsố đơn vị dự toán của cấp ấy hợp thành.

+ Ngân sách cấp tỉnh phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo lãnh thổ, đảmbảo thực hiện các nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện kinh tế, xã hội củachính quyền cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương Chính quyền cấptỉnh cần chủ động, sáng tạo trong việc động viên khai thác các thế mạnhtrên địa bàn tỉnh để tăng nguồn thu, đảm bảo chi và thực hiện cân đối ngânsách cấp mình.

+ Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cơ sở cótầm quan trọng đặc biệt và cũng có đặc thù riêng: nguồn thu được khai tháctrực tiếp trên địa bàn và nhiệm vụ chi cũng được bố tríđể phục vụ cho mụcđích trực tiếp của cộng đồng dân cư trong xã mà không thông qua mộtkhâu trung gian nào Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thốngNSNN, đảm bảo điều kiện tài chính để chính quyền xã chủ động khai thác

Trang 15

các thế mạnh về đất đai, phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thônmới, thực hiện các chính sách xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn Trong hệ thống ngân sách Nhà nước ta, ngân sách trung ương chi phốiphần lớn các khoản thu và chi quan trọng, còn ngân sách địa phương chỉđược giao nhiệm vụ đảm nhận các khoản thu và chi có tính chất địaphương Quan hệ giữa các cấp ngân sách được thực hiện theo nguyên tắcsau:

Ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phươngđược phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.Thực hiện việc bổ sungtừ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo công bằng, pháttriển cân đối giữa các vùng, các địa phương Số bổ sung này là khoản thucủa ngân sách cấp dưới.Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên uỷquyền cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vị chithuộc chức năng của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trêncho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó.Ngoài việc bổ sungnguồn thu và uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ chi, không được dùng ngânsách cấp này để chi cho nhiệm vụ của ngân sách cấp khác trừ trường hợpđặc biệt theo quy định của Chính phủ.

Trang 16

CHƯƠNG II: PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THỰCTRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

I Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước:1 Sự cần thiết và tác dụng:

Chế độ phân cấp và quản lý ngân sách ở nước ta ra đời từ năm 1967, tớinay đã qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn lịchsử nhất định nhằm giải quyết nhiều vấn đề phát sinh trong quan hệ giữangân sách trung ương và chính quyền các cấp trong quản lý NSNN.

NSNN được phân cấp quản lý giữa Chính phủ và các cấp chính quyềnđịa phương là tất yếu khách quan khi tổ chức hệ thống NSNN gồm nhiềucấp Điều đó không chỉ bắt nguồn từ cơ chế kinh tế mà còn từ cơ chế phâncấp quản lý về hành chính Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ cần đảmbảo bằng những nguồn tài chính nhất định mà các nhiệm vụ đó mỗi cấp đềxuất và bố chí chi tiêu sẽ hiệu quả hơn là có sự áp đặt từ trên xuống Mặtkhác, xét về yếu tố lịch sử và thực tế hiện nay, trong khi Đảng và Nhà nướcta đang chống tư tưởng địa phương, cục bộ … vẫn cần có chính sách vàbiện pháp nhằm khuyến khích chính quyền địa phương phát huy tính độclập, tự chủ, tính chủ động, sáng tạo của địa phương mình trong quá trìnhphát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Có một số khoản thu như: tiền chothuê mặt đất, mặt nước đối với doanh nghiệp, tiền cho thuê và tiền bán nhà

Trang 17

thuộc sở hữu Nhà nước, lệ phí trước bạ, thuế môn bài,…giao cho địaphương quản lý sẽ hiệu quả hơn.

Phân cấp quản lý NSNN là cách tốt nhất để gắn các hoạt động củaNSNN với cac hoạt động kinh tế, xã hội một cách cụ thể và thực sự nhằmtập trung đấy đủ và kịp thời, đúng chính sách, chế độ các nguồn tài chínhquốc gia và phân phối sử dụng chúng công bằng, hợp lý, tiết kiệm và cóhiệu quả cao, phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội củađất nước Phân cấp quản lý NSNN đúng đắn và hợp lý không chỉ đảm bảophương tiện tài chính cho việc duy trì và phát triển hoạt động của các cấpchính quyền ngân sách từ trung ương đến điah phương mà còn tạo điềukiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phươngtrong cả nước Nó cho phép quản lý và kế hoạch hoá NSNN được tốt hơn,điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như quan hệ giữacác cấp ngân sách được tốt hơn để phát huy vai trò là công cụ điều chỉnhvĩ mô của NSNN Đồng thời, phân cấp quản lý NSNN còn có tác độngthúc đẩy phân cấp quản lý kinh tế, xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.

Tóm lại phân cấp ngân sách đúng đắn và hợp lý, tức là việc giải quyếtmối quan hệ giữa chính quyền Nhà nước trung ương và các cấp chínhquyền địa phương trong việc xử lý các vấn đề hoạt động và điều hànhNSNN đúng đắn và hợp lý sẽ là một giải pháp quan trọng trong quản lýNSNN.

2 Khái niệm và các nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN.

Trang 18

Phân cấp quản lý NSNN là việc giải quyết mối quan hệ giữa các cấpchính quyền Nhà nước về vấn đề liên quan đến việc quản lý và điều hànhNSNN.

Để chế độ phân cấp quản lý mang lại kết quả tốt cần phải tuân thủ cácnguyên tắc sau đây:

Một là: phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế, xã hội của đất nước Phân

cấp quản lý kinh tế, xã hội là tiền đề, là điều kiện để thực hiện phân cấpquản lý NSNN Quán triệt nguyên tắc này tạo cơ sở cho việc giải quyếtmối quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền qua việc xác định rõ nguồnthu, nhiệm vụ chi của các cấp Thực chất của nguyên tắc này là giải quyếtmối quan hệ giữa nhiệm vụ và quyền lợi, quyền lợi phải tương xứng vớinhiệm vụ được giao Mặt khác, nguyên tắc này còn đảm bảo tính độc lậptương đối trong phân cấp quản lý NSNN ở nước ta.

Hai là: ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung các nguồn

lực cơ bản để đảm bảo thực hiện các mục tiêu trọng yếu trên phạm vi cảnước Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ vị trí quan trọng của Nhànước trung ương trong quản lý kinh tế, xã hội của cả nước mà Hiến phápđã quy định và từ tính chất xã hội hoá của nguồn tài chính quốc gia.

Nguyên tắc này được thể hiện:

- Mọi chính sách, chế độ quản lý NSNN được ban hành thống nhất vàdựa chủ yếu trên cơ sở quản lý ngân sách trung ương.

Trang 19

- Ngân sách trung ương chi phối và quản lý các khoản thu, chi lớntrong nền kinh tế và trong xã hội Điều đó có nghĩa là: các khoản thu chủyếu có tỷ trọng lớn phải được tập trung vào ngân sách trung ương, cáckhoản chi có tác động đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của cả nướcphải do ngân sách trung ương đảm nhiệm Ngân sách trung ương chi phốihoạt động của ngân sách địa phương, đảm bảo tính công bằng giữa các địaphương.

Ba là: phân định rõ nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp và ổn định tỷ lệ phần

trăm (%) phân chia các khoản thu, số bổ sung từ ngân sách cấp trên chongân sách cấp dưới được cố định từ 3 đến 5 năm Hàng năm, chỉ xem xétđiều chỉnh số bổ sung một phần khi có trượt giá và một phần theo tốc độtăng trưởng kinh tế Chế độ phân cấp xác định rõ khoản nào ngân sách địaphương được thu do ngân sách địa phương thu, khoản nào ngân sách địaphương phải chi do ngân sách địa phương chi Không để tồn tại tình trạngnhập nhằng dẫn đến tư tưởng trông chờ, ỷ lai hoặc lạm thu giữa ngân sáchtrung ương và ngân sách địa phương Có như vậy mới tạo điều kiện nângcao tính chủ động cho các địa phương trong bố trí kế hoạch phát triển kinhtế, xã hội Đồng thời là điều kiện để xác định rõ trách nhiệm của địaphương và trung ương trong quản lý NSNN, tránh co kéo trong xây dựngkế hoạch như trước đây.

Bốn là: đảm bảo công bằng trong phân cấp ngân sách Phân cấp ngân

sách phải căn cứ vào yêu cầu cân đối chung của cả nước, cố gắng hạn chếthấp nhất sự chênh lệch về văn hoá, kinh tế, xã hội giữa các vùng lãnh thổ.

Trang 20

3 Nội dung của phân cấp quản lý NSNN.

Dựa trên cở quán triệt những nguyên tắc trên, nội dung của phân cấpquản lý NSNN được quy định rõ trong chương II và III của luật NSNN baogồm:

Nội dung thứ nhất là phân cấp các vấn đề liên quan đế quản lý, điềuhành NSNN từ trung ương đến địa phương trong việc ban hành, tổ chứcthực hiện và kiểm tra, giám sát về chế độ, chính sách.

Tiếp theo là phân cấp về các vấn đề liên quan đế nhiệm vụ quản lý vàđiều hành NSNN trong việc ban hành hệ thống biểu mẫu, chứng từ về trìnhtự và trách nhiệm của các cấp chính quyền trong xây dựng dự toán ngânsách, quyết toán ngân sách và tổ chức thực hiện kế hoạch NSNN.

Cụ thể:

Quốc hội quyết định tổng số thu, tổng số chi, mức bội chi và các nguồn

bù đắp bội chi; phân tổ NSNN theo từng loại thu, từng lĩnh vực chi và theocơ cấu giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, chi trả nợ Quốc hộigiao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định phương án phân bổ ngânsách trung ương cho từng bộ, ngành và mức bổ sung từ ngân sách trungương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Như vậy, Quốc hộiquyết định những vấn đề then chốt nhất về NSNN, đảm bảo cơ cấu thu, chiNSNN hợp lý và cân đối NSNN tích cực, đồng thời giám sát việc phân bổngân sách trung ương và ngân sách của các địa phương.

Trang 21

Uỷ ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của

Quốc hội giao về quyết định phương án phân bổ ngân sách trung ương,giám sát việc thi hành pháp luật về NSNN.

Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội các dự án luật,

pháp lệnh và các dự án khác về NSNN; ban hành các văn bản pháp quy vềNSNN; lập và trình Quốc hội dự toán và phân bổ NSNN, dự toán điềuchỉnh NSNN trong trường hợp cần thiết; giao nhiệm vụ thu, chi ngân sáchcho từng bộ, ngành; thống nhất quản lý NSNN đảm bảo sự phối hợp chăthchẽ giữa các cơ quan quản lý ngành và địa phương trong việc thực hiệnNSNN; tổ chức kiểm tra việc thực hiện NSNN; quy định nguyên tắc,phương pháp tính toán số bổ sung nguồn thu từ ngân sách cấp trên chongân sách cấp dưới; quy định chế độ quản lý quỹ dự phòng NSNN và quỹdự trữ tài chính; kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân về dự toán vàquyết toán NSNN; lập và trình Quốc hội quyết toán NSNN và quyết toáncác công trình cơ bản của Nhà nước.

Bộ tài chính chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về

NSNN trình chính phủ; ban hành các văn bản pháp quy về NSNN theothẩm quyền; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng thốngnhất quản lý NSNN; hướng dẫn kiểm tra các bộ, cơ quan khác ở trungương và địa phương xây dựng dự toán NSNN hàng năm; đề xuất các biệnpháp nhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi NSNN; chủ trì phốihợp với các bộ, ngành trong việc xây dựng các chế độ, tiêu chuẩn, địnhmức chi NSNN; thanh tra, kiểm tra tài chính với tất cả các tổ chức, các đơn

Trang 22

vị hành chính, sự nghiệp và các đối tượng khác có nghĩa vụ nộp ngân sáchvà xử dụng ngân sách; quản lý quỹ NSNN và các quỹ khác của Nhà nước;lập quyết toán NSNN trình Chính phủ.

Bộ kế hoạch và đầu tư có nhiệm vụ trình Chính phủ dự án kế hoạch

phát triển kinh tế, xã hội của cả nước và cân đối chủ yếu của nền kinh tếquốc dân, trong đó có cân đối tài chính tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bảnlàm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính, ngân sách; phối hợp vớibộ tài chính lập dự toán và phương án phân bổ NSNN trong lĩnh vực phụtrách; phối hợp với bộ tài chính và các bộ ngành hữu quan kiểm tra đánhgiá hiệu quả của vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản.

Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ phối hợp với bộ tài chímh trong

việc lập dự toán NSNN đối với kế hoạch và phương án vay để bù đắp bộichi NSNN; tạm ứng cho NSNN để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ NSNNtheo quyết định của thủ tướng Chính phủ.

Các bộ, ngành khác có nhiệm vụ phối hợp với bộ tài chính, UBND cấp

tỉnh để lập, phân bổ, quyết toán NSNN theo ngành, lĩnh vực phụ trách ;kiểm tra theo dõi tình hình thực hiện ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụtrách; báo cáo tình hình thực hiện và kết quả sử dụng ngân sách thuộcngành, lĩnh vực phụ trách; phối hợp với bộ tài chính xây dung định mứctiêu chuẩn chi NSNN thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.

Trang 23

Hội đồng nhân dân có quyền quyết định dự toán và phân bổ ngân sách

địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định cácchủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương; quyếtđịnh điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong thời gian cần thiết;giám sát việc thực hiện ngân sách đã quyết định Riêng đối với HĐND cấptỉnh, ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên còn được quyền quyếtđịnh thu, chi lệ phí, phụ thu và các khoản đóng góp của nhân dân theo quyđịnh của pháp luật

Uỷ ban nhân dân lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa

phương, dự toán điều chỉnh NSĐP trong trường hợp cần thiết trình HĐNDcùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp Kiểmtra nghị quyết của HĐND cấp dưới về dự toán ngân sách và quyết toánngân sách Tổ chức thực hiện NSĐP và báo cáo về NSNN theo quy định.Riêng đối với cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, UBND còn cónhiệm vụ lập và trình HĐND quyết định việc thu phí, lệ phí, phụ thu, huyđộng vốn trong nước cho đầu tư xây dựng cơ bản thuộc địa phương quảnlý.

Như vậy, luật đã quy định tương đối rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạncủa các cơ quan, chính quyền Nhà nước trong lĩnh vực NSNN đặc biệt đốivới HĐND và UBND các cấp đã có sự đổi mới theo hướng tăng tính tựchủ, sáng tạo của địa phương trong việc phát huy tiềm năng hiện có, bồidưỡng và tăng thu cho ngân sách cấp mình, từ đó chủ động bố trí chi tiêuhợp lý, có hiệu quả theo kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương,

Trang 24

phù hợp với quy hoạch tổng thể và chế độ thu, chi thống nhất của Nhànước Điều này cơ bản cũng phù hợp với phương hướng đổi mới chứcnăng, nhiệm vụ của HĐND và UBND được Quốc hội và Chính phủ đề ratrong kỳ hội nghị HĐND và UBND toàn quốc.

Về các khoản thu NSNN:

Thu NSNN là số tiền mà nhà nước huy động vào NSNN và không bịràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp Phần lớn các khoản thu nàyđều mang tính chất cưỡng bức Với đặc điểm đó, thu NSNN khác với cácnguồn thu của các chủ thể khác (doanh nghiệp, tư nhân…) vì nó gắn vớiquyền lực của nhà nước.

Theo phân loại thống kê của liên hiệp quốc, thu NSNN gồm hai loại: - Các khoản thu từ thuế, trong đó chia ra thuế trực thu và thuế gián thu - Các khoản thu ngoài thuế như phí, lệ phí và các khoản thu từ hoạtđộng kinh tế của Nhà nước và các khoản chuyển giao vào NSNN khác Tại Việt nam, trước đây, việc phân chia nội dung thu của các cấp ngânsách dựa vào cơ sở kinh tế của chính quyền tức là những tổ chức kinh tếdo trung ương quản lý thì nguồn thu của các tổ chức này tập trung vàongân sách trung ương, các tỏ chức kinh tế do địa phương quản lý thì sẽ ghithu vào ngân sách địa phương Điều này đã dẫn đến tình trạng xây dựngchồng chéo các cơ sở kinh tế của trung ương và địa phương, tranh giành

Trang 25

nguồn nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm Mặt khác, nó khônggắn trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc quan tâmtới những tổ chức kinh tế do trung ương quản lý ở địa phương Do vậy, đểkhắc phục những nhược điểm trên, chế độ phân cấp được điều chỉnh theohướng thay đổi tỷ lệ ghi thu vào ngân sách trung ương và ngân sách địaphương nhưng do vẫn dựa trên cơ sở cũ nên nguồn thu vẫn không đượcđảm bảo.

Hiện nay, theo luật NSNN sửa đổi, việc phân chia nội dung thu NSNNkhông dựa vào tính chất sở hữu, tổ chức của cơ sở kinh tế mà theo cơ chế: * Mỗi cấp ngân sách đều có các khoản thu được hưởng 100% Như vậy,có thể giúp chính quyền địa phương chủ động bố trí cân đối ngân sách cấpmình

* Các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngânsách

Trước đây, tỷ lệ điều tiết này được xác định bởi công thức: X= [(Q- T): K]*100

Trong đó: X :là tỷ lệ điều tiết các khoản thu.

T :là tổng số chi theo nhiệm vụ được giao.Q :là tổng số thu cố định.

Trang 26

K :là thuế doanh thu và thuế nông nghiệp.

Công thức trên bị đánh giá là thiếu cơ sở khoa học, không chính xác về mặttoán học và kinh tế dẫn đến bất công bằng giữa nhiều địa phương, số tỉnhcó tỷ lệ điều tiết tính ra vượt quá 100% là quá lớn nên ngân sách nhiều địaphương bội thu, trong khi đó ngân sách TƯ bội chi

Hiện nay, luật quy đinh:

* Tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ươngvà ngân sách từng tỉnh do Chính phủ quyết định và nó được áp dụng chungđối với tất cả các khoản thu được phân chia và được xác định riêng chotừng tỉnh.

Các khoản thu được phân chia gồm:

Thuế giá trị gia tăng không kể thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hoánhập khẩu và thu từ hoạt động xổ số kiến thiết.

Thuế thu nhập doanh nghiệp không kể thuế thu nhập doanh nghiệpcủa các đơn vị hạch toán toàn ngành và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từhoạt động xổ số kiến thiết.

Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

Thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài của các tổ chức, cá nhân nướcngoài có vốn đầu tư tại Việt nam

Trang 27

Thu sử dụng vốn ngân sách của các doanh nghiệp nhà nước khôngkể thu sử dụng vốn ngân sách từ hoạt động xổ số kiến thiết.

Việc xác định tỷ lệ phần trăm phân chia được thực hiện như sau: Gọi:

- Tổng số chi ngân sách các cấp chính quyền địa phương(không bao bồmsố bổ sung) là A.

- Tổng số các khoản thu ngân sách các cấp chính quyền địa phương hưởng100% (không bao gồm số bổ sung) là B.

- Tổng số các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa các cấp chínhquyền địa phương được hưởng là C.

- Tổng số các khoản thu được phân chia giữa NSTƯ và ngân sách tỉnh làD.

Nếu A-(B+C)< D thì tỷ lệ phần trăm phân chia được tính theo công thức: Tỷ lệ phần trăm = [(A-B)+C]: D * 100%

Nếu A-(B+C) > D thì tỷ lệ phần trăm chỉ được tính bằng 100% và phầnchênh lệch sẽ thực hiện cấp bổ sung.

Nếu A-(B+C) =D thì tỷ lệ phần trăm là 100% và tỉnh tự cân đối.

Trang 28

* Tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chínhquyền địa phương do UBND tỉnh quy định.

Các khoản thu phân chia:

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất.- Thuế nhà, đất.

NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNGNGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

Các khoản thu100%

1.thuế GTGT hàng nhập khẩu2.thuế xuất, nhập khẩu3.thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ

1.tiền cho thuê đất

2.tiền cho thuê và bán nhàthuộc sở hữu Nhà nước

Trang 29

một số mặt hàng, dịch vụ)4.thuế thu nhập doanh nghiệpcủa đơn vị hạch toán toànnghành

5.thu từ dầu khí

6.thu nhập từ vốn góp củanhà nước, tiền thu hồi vốncủa nhà nước từ các cơ sởkinh tế

7.các khoản do Chính phủvay, viện trợ không hoàn lạicủa Chính phủ các nước8.các khoản phí, lệ phí theoquy định

9.thu kết dư NSTƯ10.các khoản thu khác

6.các khoản phí, lệ phí theoquy định

7.các khoản đóng góp tựnguỵện của cá nhân, tổ chứctrong và ngoài nước

8.thu kết dư NSĐP9.thu bổ sung từ NSTƯ

10.các khoản thu khác theoquy định.

Trang 30

Các khoản thuphân chia theotỷ lệ phần trămgiữa NSTƯ vàngân sách tỉnh.

1.thuế GTGT (trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu và hoạt động sổxố kiến thiết)

2.thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ các đơn vị hạch toán toànngành và hoạt động xổ số kiến thiết)

3.thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao4.thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài

5.thu từ sử dụng vốn ngân sách của các DNNN.Các khoản thu

phân chia giữatỉnh, huyện, xã

1.thuế chuyển quyền sử dụng đất2.thuế nhà đất

3.thuế sử dụng đất nông nghiệp4.thuế tài nguyên

5.thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng sản xuát trng nước thu vàovàng mã, kinh doanh vũ trường, mát xa,…

tỷ lệ phân chia do UBND tỉnh quy định.

Về các khoản chi NSNN

Chi NSNN là số tiền mà Nhà nước chi từ quỹ ngân sách để thực hiệnchức năng và nhiệm vụ của mình Có nhiều cách để xác định cơ cấu chiNSNN Chẳng hạn, để thấy rõ hơn vai trò của NSNN đối với phát triển cácngành kinh tế đất nước, đặc biệt là các ngành mũi nhọn thì cơ cấu chi

Trang 31

NSNN được phân theo ngành kinh tế quốc dân (ngành công nghiệp, nôngnghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ…) Nếu đểđảm bảo cho Quốc hội có thể thấy rõ ngay nhuồn ngân sách phân bổ chomỗi cơ quan Nhà nước, chi ngân sách Nhà nước được phân loại theo tổchức của cơ quan Nhà nước (theo từng bộ, cơ quan Nhà nước Trung ương,cơ quan Nhà nước địa phương…) Nếu để đáp ứng yêu cầu kiểm tra, kiểmsoát của Nhà nước đối với việc lập dự toán, quyết định dự toán, thực hiệnphân cấp và quản lý, sử dụng kinh phí NSNN cho từng mục đích và từngđối tượng cụ thể, người ta phân loại theo mục đích sử dụng cuối cùng: chilương, phụ cấp lương, chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ…Nói chung, mỗicách phân loại đều có mục đích và ý nghĩa riêng, chúng có nét chung làcho biết một cách toàn diện ảnh hưởng ngắn hạn hoặc dài hạn của việc chitiêu quốc gia vào phát triển kinh tế, thấy rõ mục đích kinh tế, xã hội màChính phủ đang theo đuổi.

Theo luật NSNN, nội dung chi NSNN được phân loại theo tổ chức kinhtế, từ ngân sách trung ương đến ngân sách các cấp địa phương đều có cáckhoản chi cơ bản giống nhau:

Chi thường xuyên: là những khoản chi hết sức cần thiết và không thể trì

hoãn, phải thực hiện thường xuyên hàng tháng, hàng năm để duy trì sự tồntại của bộ máy Nhà nước.

Chi đầu tư, phát triển: là những khoản chi để hình thành tài sản cố định

như mua sắm tài sản cố định, đầu tư xây dựng các công trình kinh tế mũi

Trang 32

nhọn, xây dung cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, xây dựng nhà cửa, đầu tư vàocác động sản tài chính, sửa chữa lớn tài sản cố định, chi trả nợ gốc tiềnvay… những khoản chi này gắn với việc điều chỉnh vĩ mô của Nhà nước,tạo môi trường và điều kiện cho các TPKT hoạt động và phát triển.

Sự khác nhau cơ bản giữa hai nhóm chỉ tiêu trên thể hiện ở chỗ: chithường xuyên có tính chất tiêu hao trực tiếp, còn chi đầu tư phát triển cótính chất thu hồi trong những điều kiện nhất định.

Theo thứ tự ưu tiên thì chi thường xuyên được ưu tiên trước hết, sau đómới đến chi đầu tư phát triển Thứ tự ưu tiên này cũng chỉ có ý nghĩa tươngđối vì nếu cứ ưu tiên chi thường xuyên dễ dẫn đến phá vỡ cơ cấu kinh tế,và nếu cứ ưu tiên chi đầu tư phát triển dễ đẫn đến làm tăng thâm hụtNSNN.

Cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đều có hai khoản chitrên, tuy nhiên, giữa chúng cũng có sự khác nhau về quy mô, phạm vi củacác khoản chi Chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương là nhữngkhoản chi có quy mô lớn, có tác dụng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân,các khoản chi này nhìn chung là khó xác định chủ đầu tư và các công trìnhphúc lợi công cộng Còn các khoản chi của ngân sách địa phương chỉ đầutư cho những công trình, mục tiêu được thực hiện trong phạm vi địaphương đó Ngoài ra, có một số khoản chi thuộc đặc thù chức năng củangân sách trung ương thì ngân sách trung ương đảm nhiệm: trả nợ vay, chian ninh quốc phòng, chi về ngoại giao…

Trang 33

Về số bổ sung từ nhân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới:Gồm hai loại:

* Số bổ sung để cân đối ngân sách gồm số bổ sung ổn định trong suốtthời kỳ nhất định và số bổ sung tăng thêm hàng năm một phần theo tỷ lệtrượt giá và một phần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế

* Số bổ sung theo mục tiêu.

Có thể nói, với những nội dung trên, hệ thống NSNN và chế độ phâncấp và quản lý NSNN đã bước đầu tạo cơ sở, điều kiện, hành lang pháp lýcho công tác quản lý, điều hành hoạt động NSNN có hiệu lực và có hiệuquả, theo những chuẩn mực nhất định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụcủa NSNN trong cơ chế kinh tế mới ở nước

PHÂN C P NHI M V CHI NGÂN SÁCH TRUNG ẤP NHIỆM VỤ CHI NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ NGÂN ỆM VỤ CHI NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ NGÂN Ụ CHI NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ NGÂN ƯƠNG VÀ NGÂNNG VÀ NGÂNSÁCH T NH.ỈNH.

1.Chi xây dựng cơ bản- Các công trình kinh tế thenchốt quan trọng.

- Các công trình hạ tầng cơsở

2.Chi vốn lưu động.

NSTƯ đảm nhận các côngtrình hạ tầng cơ sở không cókhả năng thu hồi vốn dotrung ương quản lý.

Các xí nghiệp trong và ngoàinước do trung ương quản lý.

NSĐP đảm nhận các côngtrình hạ tầng cơ sở do địaphương quản lý.

Các xí nghiệp do địa phươngquản lý.

Trang 34

3.Chi trả nợ (trong và ngoàinước).

4.Chi dự trữ Nhà nước.

Hầu hết NSTƯ đảm nhận chitrả nợ nước ngaòi.

Hầu hêt NSTƯ đảm nhiệm.

Trả nợ trong nước, địaphương đảm nhận phần huyđộng xây dựng cơ sở hạ tầng.

1.C hi quản lý Nhà nước.

2.Chi sự nghiệp kinh tếnông nghiệp, thuỷ lợiLâm nghiệp

Chi chương trình mục tiêu

Toàn bộ bộ máy quản lý Nhànước của trung ương

Duy trì bảo vệ đê điều trungương

Duy tu, tu bổ các đường giaothông, các công trình kiếnthiết do trung ương quản lý.Một số công trình quan trọngnhư xoá mù chữ, giáo dụcmiền núi…

Các trường đại học đa ngành

Toàn bộ bộ máy Nhà nướccủa địa phương

Bảo vệ đê điều, hỗ trợ làmthuỷ lợi, thuỷ nông

Sửa chữa các đường giaothông địa phương

Chi toàn bộ các trường tự tiểuhọc trở lên, kể cả mẫu giáo.

Trang 35

4.Chi sự nghiệp đào tạoCác trường đại học.Các trường trung học

5.Chi y tế

6.Chi nghiên cứu khoa học

7.Chi văn hoá thông tin8.Chi thể dục, thể thao9.Chi quốc phòng, an ninh

10.Chi hỗ trợ Đảng, đoàn, hội11.Chi trợ cấp ngân sách xã12.Chi khác

Một số trường PTTH khu vựcCác cơ sở y tế chữa bệnhtrung ương

Nghiên cứu khoa học cơ bảnCác sự nghiệp văn hoá quầnchúng do trung ương quản lý

Toàn bộ hoạt động chính quy

Các tổ chức thuộc trung ương

Tuỳ thuộc khả năng củaNSTƯ

Các trường trung học, dạynghề

Cơ sở chữa và khám bệnh dođịa phương quản lý

Nghiên cứu ứng dụng

Các sự nghiệp văn hoá quầnchúng do địa phương quản lýDân quân du kích và tuyểnquân

Các tổ chức thuộc địa phương

Tuỳ thuộc vào phân bổ củaNSTƯ

II Thực trạng phân cấp quản lý NSNN ở Việt nam hiện nay.

Phân cấp ngân sách là phân định trách nhiệm và quyền hạn, nghĩa vụ vàlợi ích giữa các cơ quan chính quyền Nhà nước các cấp trong hệ thống

Trang 36

NSNN Tại Việt nam, kể từ sau khi có luật NSNN, cơ chế phân cấp đã cósự thay đổi một cách căn bản, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chính quyềnđịa phương trong việc chủ động khai thác nguồn thu và bố trí chi tiêu Với sự thống nhất từ trên xuống về các khái niệm, nội dung, nguyên tắcquản lý, hệ thống NSNN đã đồng nhất cách hiểu, tư duy trong quá trìnhvận hành trong thực tế Nét mới là ổn định nguồn thu và nhiệm vụ chi củamỗi cấp chính quyền theo luật (chỉ thay đổi khi Quốc hội sửa luật), khắcphục được tính không ổn định trong phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi.Trước đây, về thu, hầu như năm nào Chính phủ cũng điều chỉnh nguồn thu,tỷ lệ điều tiết một số khoản thu giữa trung ương và địa phương Việc điềuchỉnh này chủ yếu bằng quyết định, chỉ thị (các văn bản dưới luật) của thủtướng Chính phủ nên hiệu lực pháp lý không cao Có những nguồn thu,năm thì để lại cho địa phương, năm thì thu về trung ương (thuế xuất, nhậpkhẩu tiểu ngạch, thu cấp quyền sử dụng đất…) Về chi, cũng thướng xuyênsửa đổi các nhiệm vụ chi (như chi trợ cấp khó khăn thường xuyên và độtxuất cho cán bộ trung ương; chi cho bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân;quản lý công tác định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới, đo đạcvà quản lý ruộng đất…có năm được xác định là nhiệm vụ của trung ương,có năm lại là của địa phương).

Luật đã khẳng định nguyên tắc: ngân sách cấp trên nắm giữ các nguồnthu chủ yếu và đảm nhận các nhiệm vụ chi quan trọng hơn cấp dưới, cácnguồn thu của ngân sách cấp dưới không đủ đáp ứng nhu cầu chi thì đượccấp bổ sung và không được sử dụng ngân sách cấp nàt để chi cho nhiệm vụ

Ngày đăng: 17/11/2012, 17:03

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w