1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập.pdf

122 760 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập.pdf

Trang 1

1.1.1 Sự cần thiết khách quan của kiểm tóan 4

1.1.2 Bản chất xã hội của kiểm tóan 5

1.2 Chất lượng và kiểm sóat chất lượng kiểm tóan 6

1.2.1 Chất lượng kiểm tóan 6

1.2.2 Kiểm sóat chất lượng kiểm tóan 15

1.2.3 Văn bản pháp lý điều chỉnh kiểm sóat chất lượng kiểm toán 17

1.3 Các cấp độ kiểm sóat chất lượng kiểm tóan 19

1.3.1 Kiểm sóat chất lượng bên trong 19

1.3.2 Kiểm sóat chất lượng từ bên ngòai 25

1.4 Kinh nghiệm kiểm sóat chất lượng tại Pháp và Hoa Kỳ 26

1.4.1 Cơ quan thực hiện 26

1.4.2 Nội dung kiểm sóat chất lượng 27

Trang 2

Chương 2: Thực trạng kiểm sóat chất lượng họat động kiểm tóan ở VN

2.1 Quá trình phát triển và Thực trạng họat động kiểm tóan ở Việt Nam 29

2.2 Thực trạng kiểm sóat chất lượng kiểm tóan ở các Cty Kiểm Tóan 32

2.2.1 Nhiệm vụ và yêu cầu Kiểm sóat chất lượng kiểm tóan ở các Cty Kiểm Tóan 32 2.2.2 Tình hình kiểm sóat chất lượng từ bên ngòai 33

2.2.3 Tình hình kiểm sóat chất lượng từ bên trongCty kiểm tóan 36

2.2.4 Nhũng tồn tại trong họat động Kiểm sóat t chất lượng kiểm tóan 40

2.2.5 Nguyên nhân tồn tại 41

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hòan thiện kiểm sóat chất lượng kiểm tóan Việt Nam 3.1 Quan điểm hòan thiện 44

3.2 Phương hướng hòan thiện 44

3.2 Giải pháp hòan thiện 46

3.2.1 Biện pháp đối với các chủ thể có liên quan 46

3.2.2 Biện pháp cụ thể 47

Kết luận 76

Tài liệu Tham Khảo Phụ Lục

Trang 3

MỞ ĐẦU 1 Sự cần thiết của đề tài:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán độc lập đã hình thành và phát triển, ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của doanh nghiệp Nhận thức và vai trò, vị thế của kiểm toán độc lập ngày càng được khẳng định trong nền kinh tế thị trường Việt Nam, hoạt động kiểm toán độc lập đã góp phần tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, thúc đẩy đầu tư, đặc biệt đầu tư từ nước ngoài., kiểm toán độc lập phát triển nhanh, mạnh cả về lượng và chất., đã hình thành đội ngũ kiểm toán viên hành nghề với chất lượng ngày càng nâng cao, với tư cách là hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực tài chính, kiểm toán độc lập đã góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường dịch vụ tài chính, tiền tệ mở cửa và hội nhập

Trong tiến trình đổi mới kinh tế của đất nước, cần có nhiều giải pháp để tiếp tục phát triển nhanh và vững chắc hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam Theo chiến lược phát triển Kiểm Tóan Độc Lập giai đoạn 2006-2010 đặt ra mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán, đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, được quốc tế thừa nhận và phù hợp với tiến trình mở cửa, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới Muốn vậy, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế Việt Nam và thông lệ quốc tế, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo, phổ cập đến từng đơn vị Tăng cường quản lý Nhà nước về kế toán, kiểm toán đồng thời phát triển mạnh mẽ các tổ chức nghề nghiệp, mở rộng quan hệ quốc tế, từng bước thừa nhận lẫn nhau chứng chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ tại chỗ và cung cấp qua biên giới về dịch vụ kế toán và kiểm toán

Trang 4

Một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng để phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán là chất lượng dịch vụ, Chất lượng và kiểm soát chất lượng hoạt động – vấn đề sống còn của hoạt động kiểm toán

Ở Việt Nam, kinh nghiệm hành nghề, năng lực quản lý của nhiều doanh nghiệp kiểm toán còn hạn chế Năm 2003 đã ban hành chuẩn mực về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, nhưng hệ thống chế tài đánh giá chất lượng kiểm toán và giải quyết tranh chấp, khiếu kiện còn chưa được hoàn thiện Việt Nam chưa có cơ quan chuyên trách việc đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập Các tổ chức nghề nghiệp đã hình thành nhưng hoạt động chưa hiệu quả Hoạt động của Hiệp hội kế toán và kiểm toán mới dừng lại ở việc nâng cao năng lực chuyên môn, chưa đưa ra các giải pháp kiểm soát về đạo đức nghề nghiệp đối với những người hành nghề kế toán, kiểm toán Do đó dịch vụ kiểm toán chưa được thẩm định một cách độc lập từ bên ngoài nên các khách hàng kiểm toán cũng thiếu cơ sở để lựa chọn đúng công ty kiểm toán mà họ mong muốn

Với các lý do nêu trên, việc nghiên cứu lý luận kết hợp với tiếp cận thực tiển để

đưa ra “Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam” là một vấn đề bức xúc hiện nay, nhằm góp phần phát triển và

hoàn thiện họat động kiểm tóan nước ta trong tiến trình đổi mới kinh tế, hội nhập khu vực và quốc tế

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Đề tài nghiên cứu các biện pháp kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập, chủ yếu là dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện Đề tài không nghiên cứu các loại hình kiểm toán khác như kiểm toán nội bộ và kiểm toán Nhà nước

Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong vấn đề kiểm soát chất lượng dịch vụ

Trang 5

kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Là một đề tài nghiên cứu để ứng dụng vào một lĩnh vực cụ thể , mục đích chính của đề tài là:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng và kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập

- Tìm hiểu thực trạng kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam - Đề xuất biện pháp nâng cao kiểm soát chất lượng phù hợp với quá trình phát triển và hội nhập của Việt Nam

4 Nội dung đề tài:

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1 : Tổng quan về kiểm soát chất lượng hoạt động của kiểm toán độc

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN

1.1 Những lý luận chung về kiểm toán Khái niệm kiểm toán

Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) thì “Kiểm toán là quá trình theo đó kiểm toán viên độc lập, có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng có liên quan đến một tổ chức kinh tế cụ thể nhằm mục đích kiểm tra và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin số lượng đó với các chuẩn mực đã được xác định”

1.1.1 Sự cần thiết khách quan của kiểm toán:

Hoạt động kiểm toán độc lập là cần thiết khách quan xuất phát từ các luận điểm chủ yếu sau:

¾ Thứ nhất: Luận điểm xuất phát từ lợi ích của người sử dụng Báo cáo tài chính

Luận điểm này ra đời vào năm 1973 do Hiệp Hội Kiểm toán Hoa Kỳ khởi xướng ¾ Thứ hai: Luận điểm xét từ lợi ích của người quản lý doanh nghiệp Luận điểm

này dựa theo “Lý thuyết ủy nhiệm” Lý thuyết này cho rằng kiểm toán là một phương thức bảo hiểm cho người quản lý doanh nghiệp Do đó, những người quản lý doanh nghiệp chấp nhận các cuộc kiểm toán một cách tự nguyện, vì lúc đó quyền lợi của người quản lý được nâng cao

¾ Thứ ba: Luận điểm xuất phát từ lợi ích xã hội Luận điểm này xuất phát từ lý luận

“Trách nhiệm báo cáo” được tác giả Shaw đưa ra vào năm 1980 Theo Shaw, với nghĩa hẹp, trách nhiệm báo cáo này xuất phát từ nghĩa vụ của người quản lý đối với chủ nhân; còn với nghĩa rộng, trách nhiệm báo cáo đó không chỉ đối với chủ nhân mà còn đối với tất cả các bên liên quan trong xã hội-đó là bên thứ ba Trong điều kiện hiện nay, Báo cáo tài chính nếu chưa được kiểm toán thì sẽ không đủ

Trang 7

tính thuyết phục đối với các bên quan tâm; ngược lại, nếu Báo cáo tài chính đã được kiểm toán do một bên thứ ba độc lập,khách quan, công minh, chính trực, chuyên nghiệp thực hiện và được kiểm toán viên độc lập xác nhận thì sẽ có đầy đủ căn cứ cho các bên quan tâm sử dụng thông tin trên Báo cáo tài chính

Tóm lại, hoạt động kiểm toán độc lập là nhu cầu cần thiết, trước hết vì lợi ích của bản thân doanh nghiệp, của các nhà đầu tư, lợi ích của chủ sở hữu vốn, các chủ nợ; lợi ích và yêu cầu của Nhà nước, của xã hội Người sử dụng kết quả kiểm toán phải được bảo đảm rằng, những thông tin họ được cung cấp là trung thực, khách quan, có độ tin cậy cao để làm căn cứ cho các quyết định kinh tế hoặc thực thi trách nhiệm quản lý, giám sát của mình Trên thực tế, kiểm toán độc lập đã góp phần giúp cho các doanh nghiệp, các dự án quốc tế, các đơn vị hành chính sự nghiệp nắm bắt được kịp thời, đầy đủ và tuân thủ đường lối, chính sách kinh tế tài chính, loại bỏ được chi phí bất hợp lý, tạo lập được những thông tin đáng tin cậy, từng bước đưa công tác quản lý tài chính-kế toán trong các doanh nghiệp vào nền nếp Hoạt động kiểm toán độc lập đã tạo lập được vị trí trong nền kinh tế thị trường, góp phần lành mạnh hóa môi trường đầu tư và nền tài chính quốc gia

1.1.2 Bản chất xã hội của nghề kiểm toán:

Kiểm toán độc lập là loại hình dịch vụ được thực hiện trên cơ sở tự nguyện và theo thỏa thuận của tổ chức kiểm toán độc lập với các đơn vị được kiểm toán Vì được pháp luật thừa nhận, bảo hộ và hoạt động theo một quy chế rất chặt chẽ nên kiểm toán độc lập có tính pháp lý rất cao Bản chất của kiểm toán độc lập được thể hiện:

- Kiểm toán độc lập là một phương thức bảo đảm ở mức độ nhất định độ tin cậy của thông tin và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp , các đơn vị để bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan trong nền kinh tế thị trường và thông tin là cơ sở để đưa ra các quyết định kinh tế

Trang 8

- Kiểm toán độc lập không phải bảo đảm 100% mức độ tin cậy mà chỉ ở mức độ trọng yếu, các vấn đề chính nhất định Trách nhiệm của kiểm toán viên là xác nhận Báo cáo tài chính trung thực và hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu Điều đó có nghĩa là trong kiểm toán có thể chấp nhận những sai phạm không mang tính chất trọng yếu

Bản chất xã hội của kiểm toán độc lập được thể hiện rõ trong quan hệ của quy trình kiểm toán Nếu như trước đây, đó là quan hệ giữa: Chủ nhân - kiểm toán viên - Người quản lý thì bây giờ chuyển sang quan hệ giữa: Xã hội- kiểm toán viên - Người quản lý Thông tin trên báo cáo kiểm toán không chỉ còn cần thiết đối với chủ doanh nghiệp, mà còn đối với cả các bên liên quan trong xã hội

Ngoài ra, kiểm toán viên độc lập còn đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, trợ giúp, tư vấn cho người nước ngoài và tổ chức quốc tế biết về pháp luật, chính sách tài chính-kế toán của Việt Nam Đồng thời, giúp người Việt Nam hiểu biết thông lệ, chuẩn mực quốc tế; góp phần rút ngắn tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế của Việt Nam nói chung

1.2 Chất Lượng và Kiểm soát chất lượng kiểm toán

1.2.1 Chất lượng hoạt động kiểm toán

1.2.1.1 Khái niệm chất lượng hoạt động kiểm toán

Hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng hoạt động kiểm toán Có quan điểm cho rằng, chất lượng kiểm toán thể hiện ở những điểm sau:

- Sự tuân thủ theo đúng chuẩn mực kiểm toán

- Sự thỏa mãn theo đúng nhu cầu của khách hàng về dịch vụ mà họ được cung cấp, trong đó rõ nét nhất là những ý kiến giúp khách hàng thực hiện hiệu quả công tác tài chính kế toán

- Chi phí hợp lý

- Tính chuyên nghiệp của kiểm toán viên

Trang 9

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 về Kiểm soát chất lượng kiểm toán: “Chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thõa mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên; đồng thời thõa mãn mong muốn của các đối tượng được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của kiểm toán viên, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý.”

Như vậy, chất lượng hoạt động kiểm toán có thể được xem xét dưới ba góc độ: - Mức độ người sử dụng thông tin thõa mãn đối với tính khách quan và độ tin cậy của kết quả kiểm toán

- Mức độ của đơn vị được kiểm toán thõa mãn về ý kiến đóng góp về nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo kiểm toán được lập và phát hành theo đúng thời gian đã đề ra trong hợp đồng kiểm toán và chi phí dịch vụ kiểm toán phù hợp với mức độ kiểm toán

Mặc dù có nhiều nhận thức khác nhau về chất lượng của hoạt động kiểm toán, song tựu trung lại chất lượng hoạt động kiểm toán đều hướng tới một tiêu chí chung là sự thõa mãn của người sử dụng thông tin đã được kiểm toán và đáp ứng được mong muốn của chính khách hàng được kiểm toán

Để đem đến cho khách hàng một dịch vụ kiểm toán có chất lượng, các công ty kiểm toán cần phải đưa ra được những ý kiến đóng góp, tư vấn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp Đây là yêu cầu đầu tiên, quan trọng nhất đối với một cuộc kiểm toán, bởi tư vấn có ý nghĩa to lớn, có thể giúp doanh nghiệp hoàn thiện, cải tiến cơ chế tài chính-kế toán của mình phù hợp với luật pháp của quốc gia và thông lệ quốc tế Bên cạnh đó, giá phí cũng là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm vì đây là yếu tố được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp Giá phí kiểm toán phải ở mức chấp nhận được, phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng Vì thế,

Trang 10

ngoài việc phải đưa ra những ý kiến trung thực, đáng tin cậy thì các công ty kiểm toán cần chú trọng đến mức giá phí cho cuộc kiểm toán Giá phí không chỉ phù hợp với tình hình tài chính của khách hàng mà phải đảm bảo cho công ty kiểm toán duy trì hoạt động kinh doanh của mình Nếu muốn giữ khách hàng thông qua việc giảm giá phí có thể chất lượng hoạt động kiểm toán sẽ không được bảo đảm

1.2.1.2 Tiêu thức đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán

Mục tiêu của loại hình kiểm toán độc lập cũng như mọi cuộc kiểm toán là kiểm toán viên phải đưa ra những ý kiến của mình về đối tượng kiểm toán, phải thông tin cho người sử dụng báo cáo kiểm toán về mức độ trung thực, hợp lý và sự trình bày phù hợp của đối tượng kiểm toán với các chuẩn mực, nguyên tắc, nội dung, yêu cầu đã được xây dựng và thống nhất Tuy nhiên, với mỗi đối tượng sử dụng khác nhau thì tiêu chí và mức độ của các tiêu chí đặt ra đối với chất lượng của cuộc kiểm toán là khác nhau

¾ Đối với khách hàng

Khách hàng là đơn vị được kiểm toán thì người sử dụng báo cáo tài chính trước hết là Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và các nhà quản lý của đơn vị được kiểm toán Vì vậy, ý kiến của kiểm toán viên phải khẳng định được các số liệu trong Báo cáo tài chính và các số liệu về kế toán, tài chính khác có liên quan có được trình bày theo những nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và các chế độ, chính sách pháp luật do Nhà nước ban hành hay không Nếu có những sai sót, vi phạm thì kiểm toán viên phải chỉ ra được những sai sót vi phạm mức độ trọng yếu và sự ảnh hưởng của những sai sót đó đến tình hình sản xuất, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Ngoài ra, đối với kiểm toán độc lập, các cuộc kiểm toán được tiến hành theo một hợp đồng kiểm toán Vì vậy, ngoài những tiêu thức chung như trên, thì chất lượng của cuộc kiểm toán còn được đánh giá thông qua chỉ tiêu chi phí kiểm toán và thời gian thực hiện kiểm toán Chi phí cho cuộc kiểm toán phải tương thích với kết quả kiểm toán được thể hiện thông qua những ý kiến xác đáng về những số liệu được kiểm toán, những ý

Trang 11

kiến trao đổi bổ ích của kiểm toán viên đối với các nhà quản lý của doanh nghiệp được kiểm toán và số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra cho một cuộc kiểm toán Để đạt được điều đó, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng chuyên môn của kiểm toán viên và tạo lập môi trường thuận lợi cho những hoạt động tác nghiệp của kiểm toán viên

Khách hàng là nhà đầu tư, ngân hàng, cổ đông thì chất lượng kiểm toán được đánh giá ở mức độ tin cậy và tính trung thực, khách quan của các thông tin trên Báo cáo tài chính, đặc biệt là thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, công nợ, khả năng trả nợ của doanh nghiệp để từ đó họ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc đầu tư, cho vay…

Khách hàng là cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan thuế thì điều quan tâm đối với họ là doanh nghiệp được kiểm toán có thực hiện các chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là luật thuế hay không

Khách hàng là doanh nghiệp bạn hàng (người mua, người bán) thì thông tin cần thiết đối với họ là những ý kiến nhận xét về tính trung thực và khách quan của các số liệu trong Báo cáo tài chính của đơn vị được công bố

¾ Đối với chính công ty kiểm toán

Ngày nay, với nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường, các công ty kiểm toán đã không ngừng đa dạng hóa các dịch vụ của mình bên cạnh việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán của mình Có rất nhiều tiêu chí được dùng làm cơ sở đánh giá chất lượng của dịch vụ kiểm toán Tùy vào nhận thức, mục đích của chính công ty, họ sẽ có những tiêu chí riêng để đánh giá chất lượng hoạt động của mình như: tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng và năng lực chuyên môn, giao việc, hướng dẫn và giám sát, tham khảo ý kiến, duy trì và chấp nhận khách hàng, kiểm tra

Ngoài ra, những hiệp hội kiểm toán viên công chứng cũng xác lập những thủ tục giám sát chất lượng hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán Ví dụ, ở Mỹ, biện pháp kiểm tra chéo đã được thực hiện rộng rãi từ năm 1975 Kiểm tra chéo là sự kiểm

Trang 12

tra lẫn nhau bởi những công ty kiểm toán, với mục đích đánh giá về thiết kế của hệ thống kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán, và về tính tuân thủ hệ thống của chính công ty đó Nội dung kiểm tra chéo chủ yếu là việc xem xét hồ sơ kiểm toán của một số hợp đồng kiểm toán quan trọng Ngoài ra, họ còn xem xét những khía cạnh khác như về việc tái đào tạo nhân viên, việc tiếp nhận khách hàng… Khi kết thúc, họ sẽ gửi một báo cáo đánh giá và đề xuất những phương hướng cải tiến chất lượng

Như vậy, không có một tiêu thức chung nhất định để đánh giá chất lượng của cuộc kiểm toán Chất lượng hoạt động kiểm toán được đánh giá khác nhau tùy vào mỗi góc độ của người tiếp cận

1.2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán

Như đã trình bày ở phần trên, chất lượng hoạt động kiểm toán được xem xét trên nhiều giác độ khác nhau Tuy nhiên, dù ở góc độ nào thì nó vẫn chịu tác động của một số nhân tố, làm cho nó được nâng cao, hoàn thiện hoặc bị hạn chế, kìm hãm Một cách chung nhất, có hai loại nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán, đó là nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài

¾ Nhóm nhân tố bên ngoài • Môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo cho các công ty kiểm toán hoạt động Những văn bản pháp luật chính là điều lệ dẫn chiếu cho phép công ty kiểm toán ra đời và phát triển Đối với hoạt động kiểm toán thì có một số văn bản pháp lý quy định hoạt động của công ty kiểm toán như các quy định, quyết định, văn bản hướng dẫn thi hành, chuẩn mực kiểm toán, đặc biệt là chuẩn mực kiểm toán quốc tế (International Standard of Auditing-ISA) Do vậy, đây là nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển cũng như chất lượng hoạt động của các công ty kiểm toán Môi trường pháp lý thuận lợi, phù hợp sẽ có tác động tích cực không những giúp cho công ty kiểm

Trang 13

toán hoạt động dễ dàng hơn mà còn giúp họ có điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng dịch vụ của mình và ngược lại

• Giám sát của Hiệp hội Kiểm toán:

Khác với các loại hình hoạt động khác, hoạt động của công ty kiểm toán là hoàn toàn độc lập và khách quan Các công ty này sẽ tiến hành kiểm toán đối với các doanh nghiệp, các khách hàng có nhu cầu để phục vụ cho mục đích của mình Tuy nhiên, hoạt động của các công ty kiểm toán cũng cần được giám sát và kiểm tra để hoạt động có hiệu quả hơn Việc tổ chức kiểm tra, giám sát các công ty kiểm toán là trách nhiệm thuộc về Hiệp hội Kiểm toán Các công ty kiểm toán hoạt động không đúng với các nguyên tắc, chuẩn mực đề ra thì sẽ bị Hiệp hội giám sát và xử lý Hiệp hội kiểm toán đóng vai trò rất lớn trong việc phổ biến các quy chế điều chỉnh hoạt động của các công ty kiểm toán cũng như đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của các kiểm toán viên Vì vậy, vai trò của Hiệp hội kiểm toán đối với hiệu quả, chất lượng hoạt động của các công ty kiểm toán là rất quan trọng Nếu Hiệp hội thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát, hỗ trợ cho các công ty kiểm toán độc lập thì chắc chắn các công ty kiểm toán sẽ hoạt động với chất lượng cao

• Yếu tố cạnh tranh:

Trong nền kinh tế thị trường, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, khối lượng hàng hóa được tạo ra ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực nào, sản xuất hay dịch vụ cũng phải tính đến yếu tố nâng cao chất lượng hoạt động để giảm áp lực cạnh tranh Kiểm toán cũng không nằm ngoài quy luật đó

Trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp kiểm toán ngày càng được quan tâm nhiểu hơn trong hầu hết các doanh nghiệp Ngoài việc doanh nghiệp tự nhận thức sự cần thiết của kiểm toán thì yếu tố luật pháp cũng bắt buộc kiểm toán đối với một số doanh nghiệp cũng là cơ sở để thúc đẩy các công ty kiểm toán ra đời và phát triển Cho nên,

Trang 14

việc đảm bảo chất lượng của dịch vụ kiểm toán là một đòi hỏi hết sức quan trọng đối với các công ty kiểm toán trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường Công ty kiểm toán phải vừa đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường vừa không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ của mình để thu hút ngày càng nhiều khách hàng Khác với các ngành sản xuất, kiểm toán là một loại hình dịch vụ, nó không tạo ra sản phẩm cụ thể để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà sản phẩm của nó được sử dụng để thúc đẩy sự phát triển, lành mạnh hóa nền kinh tế

Như vậy, nhu cầu của thị trường ngày càng nhiều thì các công ty kiểm toán càng có thêm cơ hội để thể hiện tính trung thực, độc lập, khách quan của mình trong việc phục vụ khách hàng, đồng thời có thêm động lực phát triển nhanh chóng Nói như thế không có nghĩa là các công ty kiểm toán tự bằng lòng với việc phục vụ khách hàng mà ngược lại, muốn tìm kiếm, thu hút khách hàng thì các công ty này cần nâng cao hiệu quả hoạt động của mình

¾ Nhóm nhân tố bên trong

• Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của công ty

Đây là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến hiệu quả hoạt động, không những đối với công ty kiểm toán mà còn tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế vì nhân tố con người bao giờ cũng được xem là nhân tố căn bản và quan trọng nhất trong mọi thời đại Đối với công ty kiểm toán, nguồn nhân lực sẽ quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động của công ty Bởi vì, ngoài việc nắm bắt các thông tin, vận dụng thành thạo tiến bộ khoa học kỹ thuật, kiểm toán viên cần có năng lực đánh giá, làm việc độc lập, trung thực và khách quan; trong đó yếu tố cần quan tâm trước hết là đạo đức nghề nghiệp Kiểm toán viên cần thiết phải thuyết phục khách hàng và những người sử dụng Báo cáo tài chính tin tưởng vào chất lượng của công tác và các dịch vụ khác

• Trình độ tổ chức, quản trị của doanh nghiệp

Trang 15

Quản trị doanh nghiệp tốt là yêu cầu không thể thiếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào Trình độ tổ chức, quản lý là một trong những nhân tố góp phần cho sự thành công của doanh nghiệp Trong hoạt động kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán quốc tế cũng nêu ra một cách thức để quản trị chất lượng kiểm toán là phải kiểm soát nó Công ty kiểm toán có cách thức quản trị hiệu quả bằng các quy trình, thủ tục kiểm soát chặt chẽ sẽ bảo đảm cung cấp cho khách hàng một dịch vụ kiểm toán có chất lượng Ngược lại, chất lượng của cuộc kiểm toán sẽ không được bảo đảm nếu như nhà quản trị của công ty không có chính sách quản lý thích hợp, thiếu sự kiểm sóat chặt chẽ, thiếu sự kiểm tra, hoặc thực hiện chính sách kìm hãm sự phát triển của nhân viên…

• Trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật của công ty

Thời đại ngày nay, không có sự tiến bộ về kinh tế, xã hội nào lại không gắn liền với tiến bộ khoa học kỹ thuật Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã không ngừng tác động đưa chất lượng của hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng lên rõ rệt

Đối với hoạt động kiểm toán, khoa học công nghệ phát triển đã giúp kiểm toán viên làm việc hiệu quả, tiết kiệm nhiều thời gian hơn, thu thập thông tin nhanh chóng hơn Đồng thời, các yếu tố hỗ trợ cho công việc của kiểm toán viên như máy vi tính, các phần mềm tin học…đã trở thành công cụ đắc lực cho kiểm toán viên hoàn thành nhiệm vụ của mình kịp thời và có thể nhanh chóng nhanh Yếu tố thời gian cũng cần được quan tâm trong cuộc kiểm toán Nếu kiểm toán viên phải tiêu hao nhiều thời gian cho một cuộc kiểm toán thì năng suất làm việc sẽ không cao, từ đó dẫn tới chất lượng của cuộc kiểm toán sẽ bị tiêu giảm do kiểm toán là nghề nghiệp mang tính thời vụ

• Phương pháp truyền đạt, phân công quyền hạn, trách nhiệm đối với nhân viên Kiểm toán là một hoạt động nghề nghiệp đặc biệt Ngoài việc kiểm tra, đánh giá tình hình của các doanh nghiệp được kiểm toán, kiểm toán viên còn phải đưa ra những ý kiến đánh giá của mình để hướng dẫn, tư vấn cho họ Cho nên, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với một cuộc kiểm toán là rất lớn, có ảnh hưởng đến uy tính, chất lượng

Trang 16

hoạt động của công ty kiểm toán Vì vậy, công ty kiểm toán cần cân nhắc, có chính sách cụ thể cho việc phân công trách nhiệm, quyền hạn cho các nhân viên của mình nhằm bảo đảm phát huy tối đa khả năng, thế mạnh của từng nhân viên Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 đã nêu rõ: “Công việc kiểm toán phải được giao cho những cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo và có đầy đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tế.”

• Chính sách đối với nhân viên

Bên cạnh những yếu tố trên thì chính sách đối với nhân viên cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán của công ty kiểm toán Công ty cần có những chính sách phù hợp để khuyến khích, động viên đội ngũ nhân viên của mình như chế độ tiền lương, khen thưởng, thăng tiến…theo mức độ hoàn thành công việc được giao Đây là động lực giúp cho các nhân viên của công ty làm việc hăng hái, tích cực và đạt hiệu quả cao Hiện nay, tùy vào tình hình cụ thể mà mỗi công ty sẽ đưa ra các chế độ riêng biệt cho đội ngũ nhân viên của công ty nhưng nói chung phải đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu đồng thời phải thõa mãn phần nào các nhu cầu chính đáng của nhân viên

Trên đây là những nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ kiểm toán Ngoài ra, chúng ta cần phải kể đến một số yếu tố thuộc chiến lược và mục đích hoạt động của công ty kiểm toán Đó là việc xem xét, đánh giá giữa lợi ích có thể đạt được và rủi ro có thể xảy ra đối với công ty Bất cứ hoạt động nào trong nền kinh tế thị trường đều chứa đựng hai mặt lợi ích và rủi ro Kiểm toán cũng không nằm ngoài quy luật trên Vấn đề là các công ty kiểm toán phải có chính sách đối phó như thế nào để hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất Có thể lợi nhuận kiếm được từ một cuộc kiểm toán là rất cao nhưng rủi ro chứa đựng trong đó lớn thì chất lượng của cuộc kiểm toán đó vẫn thấp Việc đánh giá này của công ty tùy thuộc vào chiến lược của họ Vấn đề quan trọng đặt ra cho các công ty kiểm toán là nhất thiết phải có biện pháp kiểm soát và sau đó là nâng

Trang 17

cao chất lượng hoạt động kiểm toán của mình Chỉ bằng cách quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán, các công ty kiểm toán mới có thể vửa hạn chế rủi ro vừa gia tăng lợi nhuận

1.2.2 Kiểm soát chất lượng kiểm toán

Kiểm soát chất lượng kiểm toán là quá trình kiểm toán viên và công ty kiểm toán thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng đối với toàn bộ hoạt động kiểm toán của công ty kiểm toán và đối với từng cuộc kiểm toán, cụ thể trên các phương diện:

Các chính sách và thủ tục của công ty kiểm toán liên quan đến hoạt động kiểm toán

Những thủ tục liên quan đến công việc được giao cho kiểm toán viên độc lập và trợ lý kiểm toán trong từng cuộc kiểm toán

1.2.2.1 Sự cần thiết của kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán:

Để đảm bảo việc duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng kiểm tóan nhằm thỏa mãn được yêu cầu của xã hội nâng cao chất lượng họat động kiểm tóan là điều không thể thiếu được Sự phát triển mạnh mẽ của kiểm toán độc lập, trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường, đặc biệt là xu hướng hội nhập và tự do hóa hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán và kiểm toán thì việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập là một vấn đề không thể thiếu được và chiếm vị trí quan trọng trong cơ chế thị trường phát triển theo xu hướng hội nhập Trong thời gian gần đây, quy mô kinh doanh của các công ty và sự toàn cầu hóa hoạt động thương mại ngày càng phát triển Sự phát triển đó kéo theo sự phức tạp của công tác kế toán, kiểm toán và làm nảy sinh không ít vụ kiện có liên quan đến trách nhiệm pháp lý của các kiểm toán viên độc và các công ty kiểm toán độc lập Có thể minh chứng bằng vụ kiện điển hình các các cổ đông của tập đoàn Worldcom, tập đoàn Enron kiện công ty kiểm toán Arthur Andersen về tính độc lập và trung thực của kiểm toán viên độc lập Ở Việt Nam chưa có vụ kiện lớn nào vể kiểm toán, tuy nhiên cũng đã xuất hiện những sai phạm của công ty kiểm toán trong

Trang 18

việc kiểm toán Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành 1.2.2.2 Lợi ích của việc kiểm sóat chất lượng kiểm tóan

Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì yêu cầu về chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập cũng phải ngày càng cao hơn và đáng tin cậy hơn Cũng chính từ lý do này, hoạt động kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ra đời và rất cần thiết cho một nền kinh tế phát triển Hiện nay, hoạt động kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập đã trở thành bắt buộc đối với nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát trie ån, nó đem lại các lợi ích sau đây:

-Giúp mọi người có nhận thức đúng đắn về chất lượng dịch vụ được cung cấp và lựa chọn được công ty kiểm toán có chất lượng cao

-Góp phần vào việc tổ chức tốt và hoàn thiện các phương pháp làm việc của các công ty kiểm toán

-Giúp đánh giá việc áp dụng các quy tắc và chuẩn mực nghề nghiệp của các công ty kiểm toán

-Thông qua kiểm soát chất lượng hoạt động, cảnh báo cho các công ty được kiểm tra những khuyết điểm có thể gây tổn hại đến chất lượng dịch vụ của họ, đồng thời phát hiện và chỉ cho họ các biện pháp điều chỉnh, sửa chữa nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ

-Thông báo cho các cấp nghề nghiệp biết những vấn đề mà các công ty kiểm toán đã gặp phải khi tiến hành các nghiệp vụ và như vậy giúp các cấp này đưa ra những quyết định hợp lý

Tóm lại, kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán giúp cho các công ty được kiểm tra hoàn thiện các phương pháp làm việc, điều chỉnh, khắc phục những bất hợp lý để nâng cao chất lượng cung cấp cho khách hàng

1.2.2.3 Văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán

Trang 19

- Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ban hành ngày 30/03/2004 về Kiểm toán độc lập: Nghị định này quy định về Kiểm tóan viên, doanh nghiệp kiểm tóan, giá trị của kết quả kiểm tóan,các trường hợp kiểm tóan bắt buộc và các quy định khác liên quan đến họat động kiểm tóan độc lập nhằm thống nhất họat động kiểm tóan độc lập, Xác định quyền và trách nhiệm của đơn vị được kiểm tóan và doanh nghiệp kiểm tóan, bảo vệ lợi ích của cộng đồng và quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư, đảm bảo cung cấp thông tin kinh tế, tài chính trung thực, hợp ly, công khai, đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân

- Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/6/2004, hướng dẫn đăng ký hành nghề kiểm toán và quản lý kiểm toán viên hành nghề,

- Quyết định 59/2004/QD-BTC ngày 09/07/2004 về “Quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên”, quy định tiêu chuẩn, điều kiện dự thi, nội dung và tổ chức thi tuyển kiểm toán viên, cấp chứng nhận và thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên

- Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ban hành ngày 31/1/2005, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 về kiểm toán độc lập Vừa qua ngày 28/6/2006 Bộ Tài chính cũng đã ban hành thông tư 60/2006/TT-BTC , Hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và họat động đối với doanh nghiệp kiểm tóan đã được quy định ở Nghi định133/2005/NĐ-CP ban hành ngày 31/1/2005 Trong đó mở rộng thêm lọai hình Cty Trách nhiệm hửu hạn kiểm tóan , nâng cao điều kiện thành lập công ty kiểm tóan , đề ra các yêu cầu chuyển đổi và thới gian chuyển đổi đối với các Công ty đang họat động kiểm tóan nhưng không thuộc các lọai hình theo quy định hiện hành ( Cty hợp danh , Doanh nghiệp tư nhân , Cty trách nhiệm hửu hạn ), đồøng thời cũng đưa ra các yêu cầu , biện pháp kiểm sóat chặt chẽ hơn so với các quy định trước đây ,đối với Kiểm tóan viên hành nghề

- Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đặc biệt là Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220-“Kiểm soát chất lượng kiểm toán”, ban hành kèm theo Quyết định số

Trang 20

28/QĐ-BTC ngày 28/03/2003- đã đưa ra những quy định về các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và những thể thức áp dụng chúng trong tất cả các giai đoạn và từng bước công việc của cuộc kiểm toán giúp cho kiểm toán viên thực hiện các cuộc kiểm toán một cách khoa học và hợp lý, trên cơ sở đó đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán

- Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC ban hành ngày 14/7/2005 Về việc “chuyển giao cho Hội nghề nghiệp, thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán.”

Với Quyết định nầy, Bộ Tài chính đã chuyển giao cho Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam một chức năng rất quan trọng là kiểm tra, giám sát và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán theo một lộ trình với những điều kiện chặt chẻ, quy định quyền và trách nhiệm của tổ chức nghề nghiệp , kiểm tóan viên và công ty kiểm tóan Mặt khác, Hội cũng đang ở vị thế rất thuận lợi để hoàn thành vai trò của mình trong sứ mệnh được giao như: Hội là một tổ chức nghề nghiệp độc lập đại diện cho lợi ích của toàn bộ đội ngũ kiểm toán viên hành nghề; Hội tập hợp được đội ngũ cán bộ có trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế chuyên sâu về kế toán, kiểm toán, đã người đồng thời có uy tín, năng lực và trách nhiệm nghề nghiệp cao, có đầy đủ các điều kiện để thực hiện tốt công tác này

1.3 Các cấp độ của kiểm soát chất lượng kiểm toán:

1.3.1 Kiểm soát chất lượng bên trong của bản thân công ty kiểm toán độc lập :

Việc kiểm soát chất lượng của bản thân công ty kiểm toán vừa là quy chế và là các bước công việc mà các công ty kiểm toán phải làm để có cam kết hợp lý rằng mọi phần việc, mọi cuộc kiểm toán mà công ty đã thực hiện là phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hoặc những chuẩn mực quốc tế được thừa nhận, điều này đã được thể hiện rõ trong chuẩn mực kiểm tóan quốc tế và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220

Nội dung, lịch trình và phạm vi của những chính sách và thủ tục kiểm tra chất

Trang 21

lượng của một công ty kiểm toán phụ thuộc vào một số yếu tố như quy mô, tính chất hoạt động của công ty, địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ chức, những tính toán về hiệu quả giữa chi phí và lợi ích của công ty Vì vậy, những chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng do từng công ty kiểm toán xây dựng sẽ có sự khác nhau

Các chính sách và những thủ tục kiểm tra chất lượng của một công ty kiểm toán phải được phổ biến đến tất cả các nhân viên của công ty để giúp họ có thể hiểu và thực hiện đúng các chính sách và thủ tục đó Kiểm toán viên phải áp dụng những chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng chung của công ty cho từng hợp đồng kiểm toán một cách thích hợp

1.3.1.1 Các yếu tố xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của những chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng của một công ty kiểm toán

¾ Qui mô và địa bàn hoạt động: Qui mô và địa bàn hoạt động của các công ty

khác nhau thì việc xây dựng các chính sách và thủ tục kiểm toán cũng khác nhau Đối với các công ty lớn và có nhiều chi nhánh thì danh tiếng và uy tín của công ty là vô cùng quan trọng do đó công ty sẽ có các chính sách và thủ tục áp dụng thống nhất, lịch trình và phạm vi của các thủ tục này sẽ được phổ biến đến các nhân viên trong toàn công ty

¾ Tính chất hoạt động của công ty: Nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục

kiểm soát chất lượng họat động kiểm toán tại công ty kiểm toán báo cáo tài chính sẽ khác so với kiểm toán tính tuân thủ , kiểm toán nhà nước Ở những công ty kiểm toán báo cáo tài chính có thể các chính sách và thủ tục này thông thường chỉ được áp dụng đối với các khách hàng lớn

¾ Cơ cấu tổ chức: Đối với các công ty kiểm toán lớn có nhiều phòng ban thì

việc xây dựng và thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát là cần thiết để việc phối hợp giữa các phòng ban là thống nhất và việc giám sát, kiểm

Trang 22

tra trong công ty được thuận lợi và đảm bảo, tuy nhiên đối với các công ty

nhỏ thì không cần thiết

¾ Mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích: Cũng như những công ty kinh doanh các

ngành nghề khác trong nền kinh tế thì một trong những mục đích của các công ty kiểm toán cũng là lợi nhuận Các chính sách và thủ tục mà các công ty áp dụng phải phù hợp với giá phí, cân bằng giữa rủi ro và lợi ích, và đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán và trách nhiệm nghề nghiệp đối với xã hội của kiểm toán viên

1.3.1.2 Các chính sách kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của công ty

1.3.1.2.1 Chính sách kiểm soát chất lượng kiểm toán

Nội dung, quy mô và trình tự tiến hành thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán được vận dụng tuỳ vào điều kiện cụ thể của từng hợp đồng kiểm toán Tuy nhiên, có những chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán mà công ty kiểm toán phải xây dựng và thực hiện trong mọi cuộc kiểm toán để phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế mà Việt Nam chấp nhận

Theo chuẩn mực số 220-Kiểm soát chất lượng kiểm toán để đạt được mục tiêu kiểm soát chất lượng kiểm toán, các công ty kiểm toán thường áp dụng kết hợp các chính sách sau:

1.3.1.2.2 Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp

Cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp cũa công ty kiểm toán phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, gồm: độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn, tính thận trọng, bí mật, tư cách nghề nghiệp và tuân thủ chẩn mực chuyên môn

Trang 23

Các công ty kiểm toán có thể yêu cầu cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp nộp bản giải trình về tính độc lập của các nhân viên Trong quá trình đào tạo và hướng dẫn thực hiện, các công ty kiểm toán cần nhấn mạnh đến tính độc lập và tư cách nghề nghiệp

1.3.1.2.3 Kỹ năng và năng lực chuyên môn

Cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp của công ty kiểm toán phải có kỹ năng và năng lực chuyên môn, phải thường xuyên duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ đựơc giao

Năng lực chuyên môn của các nhân viên này cần được xem xét không những trong quá trình thực hiện kiểm toán, mà phải được cân nhắc qua quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên Thiết lập các tiêu chuẩn cho từng cấp bậc, chức danh và xác định cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho các nhân viên là cách thức hiệu quả để tăng động lực cho các kiểm toán viên không ngừng nâng cao khả năng chuyên môn Hơn nữa, để góp phần nâng cao năng lực và kỹ năng chuyên môn cho các nhân viên, các công ty kiểm toán cần tiến hành đánh giá kết quả công tác và định kỳ thông báo cho họ triển vọng và cơ hội thăng tiến của từng cá nhân

1.3.1.2.4 Giao việc

Công việc kiểm toán phải được giao cho những cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo và có đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tế

1.3.1.2.5 Hướng dẫn và giám sát

Công việc kiểm toán phải được hướng dẫn, giám sát thực hiện đầy đủ ở tất cả các cấp cán bộ, nhân viên nhằm đảm bảo là công việc kiểm toán đã được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kiểm toán và các quy định có liên quan

Kiểm toán viên phải hướng dẫn trợ lý kiểm toán những nội dung cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán như: trách nhiệm của họ đối với công việc được giao, mục tiêu của những thủ tục mà họ phải thực hiện, đặc điểm, tính chất hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng và những vấn đề kế toán hoặc kiểm toán mà họ đang thực hiện

Trang 24

Đối với mỗi cuộc kiểm toán, thành phần trong nhóm kiểm toán bao giờ cũng được xác định cụ thể, phù hợp với đối tượng kiểm toán và yêu cầu pháp lý của cuộc kiểm toán, cơ cấu bao gồm: giám đốc (partner), Giám đốc kiểm toán (manager), giám sát kiểm toán (supervisor), kiểm toán viên chính (senior auditor) và các trợ lý kiểm toán Cấp độ giám sát kiểm toán sẽ tăng dần lên theo phạm vi của đối tượng và tính chất pháp lý của cuộc kiểm toán Bên cạnh việc tuân thủ các quy định trong việc soát xét công việc kiểm toán của công ty trong từng nhóm kiểm toán, việc giám sát có thể do các kiểm toán viên trong các nhóm kiểm toán khác thực hiện

1.3.1.2.6 Tham khảo ý kiến

Khi cần thiết, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia trong công ty hoặc ngoài công ty

Việc tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia sẽ tăng mức độ tin cậy của ý kiến kiểm toán về các lĩnh vực chuyên môn phức tạp, những ngành nghề kinh doanh phức tạp Tuy nhiên, khi tham khảo ý kiến của chuyên gia, công ty kiểm toán luôn luôn phải xem xét đến năng lực chuyên môn và tính độc lập, khách quan của chuyên gia tư vấn

1.3.1.2.7 Duy trì và chấp nhận khách hàng

Trong quá trình duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách hàng tiềm năng, công ty kiểm toán phải cân nhắc đến tính độc lập, năng lực phục vụ khách hàng của công ty kiểm toán và tính chính trực của Ban quản lý khách hàng

Việc cân nhắc đến khả năng phục vụ khách hàng của công ty kiểm toán và tính chính trực của nhà quản lý công ty khách hàng, là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng kiểm toán Nếu công ty kiểm toán không có những nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng thì họ nên nghĩ đến quyết định không thực hiện kiểm toán đối với khách hàng đó Nếu những nghi ngại về tính chính trực của nhà quản trị quá nghiêm trọng, công ty kiểm toán cũng có thể từ chối kiểm toán khách hàng đó

Trang 25

1.3.1.2.8 Kiểm tra

Công ty kiểm toán phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tính đầy đủ và tính hiệu quả trong quá trình thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán của công ty

Các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán của công ty kiểm toán phải được phổ biến tới tất cả cán bộ, nhân viên của công ty để giúp họ hiểu và thực hiện đầy đủ các chính sách và thủ tục đó

¾ Trong từng hợp đồng kiểm toán,

Trong từng công ty, kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán phải áp dụng những chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty cho từng hợp đồng kiểm toán một cách thích hợp

Kiểm toán viên có trách nhiệm xem xét năng lực chuyên môn của những trợ lý kiểm toán đang thực hiện công việc được giao để hướng dẫn, giám sát và kiểm tra công việc cho phù hợp với từng trợ lý kiểm toán

Khi giao việc cho trợ lý kiểm toán, phải đảm bảo là công việc đựơc giao cho người có đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết

Xem phụ lục 4 - Mục tiêu, thủ tục thực hiện chính sách kiểm tóan chất lượng

Để thực hiện được quá trình kiểm soát chất lượng các công ty kiểm toán cần phải thực hiện các thủ tục kiểm soát cơ bản sau:

-Mỗi văn phòng, chi nhánh hay công ty đều phải thiết lập một thủ tục kiểm soát chất lượng

-Các công ty phải thành lập một bộ phận kiểm soát chất lượng và phải trực thuộc trực tiếp Ban giám đốc Các nhân viên thuộc bộ phận này phải được Ban giám đốc đề cử và ít nhất là phải các kiểm toán viên chính

-Các thủ tục kiểm soát chất lượng trong công ty phải được xác định và thiết lập cho các lĩnh vực sau:

Trang 26

+ Thủ tục đánh giá khách hàng + Thủ tục kiểm tra hồ sơ

+ Thủ tục đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng + Các thủ tục quản lý nội bộ khác

+ Các thủ tục kiểm soát

1.3.2 Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài:

Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với các công ty kiểm toán là quá trình kiểm tra chất lượng các loại dịch vụ mà các công ty kiểm toán đã cung cấp cho khách hàng được thực hiện bởi các tổ chức nghề nghiệp hoặc các cơ quan chức năng Nhà nước

Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt động kiểm toán rất cần thiết ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là đối với những quốc gia mà nghề nghiệp kế toán được tổ chức và quản lý không phải do Nhà nước Điều này xuất phát từ đặc điểm về tính hữu dụng của kiểm toán bắt nguồn từ tính đáng tin cậy, trung thực và khách quan của kiểm toán viên Độ tin cậy của thông tin tài chính một phần phụ thuộc vào độ tin cậy của người kiểm tra, soát xét thông tin đó Hệ thống kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với các công ty kiểm toán sẽ làm tăng độ tin cậy của hoạt động kiểm toán

Chu kỳ kiểm tra chất lượng đối với các công ty kiểm toán tại các quốc gia có sự khác nhau Nó phụ thuộc vào đặc thù và yêu cầu quản lý của từng quốc gia Quá trình kiểm tra có thể thực hiện theo hai hình thức:

¾ Kiểm tra bắt buộc các công ty kiểm toán: quá trình này được thực hiện bởi các cơ quan chức năng Nhà nước hoặc các tổ chức nghề nghiệp

¾ Kiểm tra chéo: Kiểm tra chéo là sự kiểm tra được thực hiện bởi các công ty kiểm toán đối với các công ty kiểm toán khác nhằm xem xét sự tuân thủ của công ty được kiểm tra đối với hệ thống kiểm soát chất lượng của nó Việc chỉ định các công ty kiểm tra có thể thực hiện theo hai cách: do công ty được kiểm tra tự lựa chọn hoặc do sự lựa chọn của hội nghề nghiệp hoặc các cơ

Trang 27

quan chức năng Nhà nước

1.4 Kinh nghiệm kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập từ bên ngoài tại Hoa Kỳ và Pháp:

Trên phương diện tổng thể nội dung , phương pháp và trình tự thực hiện kiểm sóat chất lượng tại các nước cũng có nhiều điểm tương đồng với những vấn đề cơ bản như sau :

- Cơ sở pháp lý và nghề nghiệp của kiểm tra chất lượng - Chủ thể kiểm soát chất lượng

- Đối tượng chịu sự kiểm tra chất lượng và phạm vi kiểm tra - Nội dung kiểm tra chất lượng kiểm toán

- Quyền hạn và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm tra

- Kiểm tra chất lượng các công ty kiểm toán đa chi nhánh - Nguyên tắc của kiểm tra chất lượng

Tuy nhiên tại mổi quốc gia , do có những đặc điểm riêng trong điều hành và quản lý nhà nước nên cũng có một số điểm khác biệt

1.4.1 Cơ quan tiến hành:

Tại Hoa Kỳ, nơi mà các chuyên gia kế toán và kiểm toán cố gắng tránh hoặc giảm thiểu tối đa sự can thiệp và quy định của Nhà nước đối với nghề nghiệp Hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán chứng tỏ rằng họ có khả năng tự quản lý mà vẫn bảo vệ được lợi ích của công chúng thông qua việc thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán không do Nhà nước can thiệp và quản lý Tính hữu dụng của nghề nghiệp kế toán công cộng ở các quốc gia này bắt nguồn từ khả năng của bản thân nghề nghiệp là đảm bảo được độ tin cậy, trung thực và khách quan khi thực hiện nhiệm vụ Độ tin cậy của thông tin trong báo cáo tài chính còn phụ thuộc vào năng lực và đạo đức của người kiểm tra, soát xét thông tin đó Hệ thống kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán sẽ làm tăng độ tin cậy của họ và giảm sự can thiệp của Nhà nước

Mô hình kiểm tra chất lượng kiểm toán của Cộng hòa Pháp được tiến hành trên cơ

Trang 28

sôû saĩc leônh cụa Chính phụ Hoôi ñoăng quoâc gia caâp cao (laø cô quan quạn lyù Nhaø nöôùc tröïc thuoôc Chính phụ) quạn lyù kieơm soaùt chaât löôïng kieơm toaùn nhöng hoaøn toaøn do caùc toơ chöùc ngheă nghieôp (Hieôp hoôi chuyeđn gia keâ toaùn, Hieôp hoôi chuyeđn gia kieơm toaùn) toơ chöùc vaø taøi trôï kinh phí Ñaịc thuø kieơm tra chaât löôïng ôû Phaùp laø caùc kieơm tra vieđn tieân haønh kieơm tra ñoâi vôùi caùc cođng ty kieơm toaùn, khođng theo mođ hình kieơm tra cheùo giöõa caùc cođng ty, caùc toơ chöùc kieơm toaùn ñoôc laôp nhö ôû Hoa Kyø

1.4.2 Noôi dung kieơm soaùt chaât löôïng:

Mođ hình cụa Hoa Kyø vaø Phaùp coù cuøng chung múc ñích veă kieơm soaùt chaât löôïng : gia taíng ñoô tin caôy cụa xaõ hoôi ñoâi vôùi ngheă nghieôp kieơm toaùn vaø ñạm bạo vieôc tuađn thụ caùc yeđu caău chuaơn möïc ngheă nghieôp Do coù cuøng múc ñích neđn nhöõng quy ñònh ñoøi hoûi ñoâi vôùi kieơm tra vieđn cụa hai quoâc gia naøy ñeău coù nhöõng tieđu chuaơn khaù khaĩt khe Tuøy ñieău kieôn thöïc teâ moêi quoâc gia maø tieđu chuaơn chón löïa caùc kieơm tra vieđn khaùc nhau Nhöng nhìn chung hó ñeău tuyeơn chón nhöõng ngöôøi coù tö caùch ñáo ñöùc vaø kinh nghieôm chuyeđn mođn ngheă nghieôp toât nhaât trong ñoôi nguõ caùc chuyeđn gia kieơm toaùn hieôn coù cụa hó

Tuy nhieđn cô cheâ tuyeơn chón vaø chư ñònh kieơm tra vieđn ñeơ tieân haønh kieơm tra chaât löôïng kieơm toaùn tái hai quoâc gia naøy lái khaùc nhau Tái Hoa Kyø hoát ñoông tređn giạ ñònh raỉng neâu caùc doanh nghieôp ñöôïc chón cođng ty kieơm toaùn thì caùc cođng ty kieơm toaùn phại ñöôïc löïa chón ngöôøi kieơm tra hó Trong khi ñoù, tái Phaùp caùc cođng ty kieơm toaùn seõ ñöôïc kieơm tra bôûi caùc kieơm tra vieđn do Hoôi ñoăng caâp cao chư ñònh

Tuy nhieđn, xeùt veă ñoâi töôïng chòu söï kieơm soaùt chaât löôïng thì hai mođ hình naøy coù ñieơm khaùc bieôt vôùi nhau Tái Hoa Kyø, caùc cođng ty cung caẫp dòch vú kieơm toaùn phại chòu söï kieơm tra cheùo nhaỉm ñạm bạo kieơm soaùt chaât löôïng chaịt chẹ; caùc cođng ty chư cung caâp dòch vú soaùt xeùt thì chòu söï kieơm soaùt ít khaĩt khe hôn; vaø kieơm soaùt caùc dòch vú lieđn quan ñeân thueâ ñöôïc thöïc hieôn tređn cô sôû tình nguyeôn Coøn tái Phaùp thì kieơm soaùt chaât löôïng aùp dúng cho toaøn boô caùc cođng ty kieơm toaùn

Do vaôy xeùt veă ñoâi töôïng chòu söï kieơm soaùt chaât löôïng vaø tình hình hoát ñoông cung

Trang 29

cấp các dịch vụ kế toán, tài chính và kiểm toán của Việt Nam đang trong tình trạng chưa ổn định thì Việt Nam có thể quy định đối tượng chịu sự kiểm soát chất lượng là toàn bộ các công ty cung cấp dịch vụ kế toán và kiểm toán trong đó cần chú trọng đến các công ty có quy mô vừa và nhỏ

Ngoài ra, cả mô hình của Hoa Kỳ và Pháp đều quan tâm đặc biệt đến vấn đề bảo mật thông tin thu thập được trong quá trình kiểm tra Do đó Việt Nam nên chú ý đến nguyên tắc này khi xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng: từ giai đoạn chuẩn bị cho đến hoàn thành và phát hành báo cáo kiểm soát chất lượng

Tóm lại kiểm tóan độc lập là một yêu cầu khách quan và ngày càng mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, muốn nâng cao hiệu quả họat động kiểm tóan độc lập tất yếu phải nângcao chất lượng đi đôi với việc koểm sóat chất lượng kiểm tóan.Việc kiểm sóat chất lượng kiểm tóan từ bên trong lẫn bên ngòai công ty kiểm tóan, tùy thuộc vào đặc điểm của từng công ty từng quốc gia lựa chọn phương thúc thích hợp để việc kiểm sóat chất lượng mang lại hiệu quả thiết thực

Xem phụ lục 7: Kiểm sóat chất lượng kiểm tóan tại Hoa Kỳ và Cộng hòa Pháp

Trang 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM

2.1 Quá trình phát triển vàthực trạng họat động kiểm tóan ở Việt Nam :

Ngay từ những năm đầu khi chuyển sang kinh tế thị trường, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã phát sinh các nhu cầu dịch vụ kiểm toán, kế toán Năm 1991, Bộ Tài chính thành lập 2 công ty là Doanh nghiệp nhà nước làm kiểm toán, đó là Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) Để khai thác khả năng tiềm tàng của thị trường kiểm toán trên cơ sở cạnh tranh về chất lượng và giá phí trong môi trường pháp lý bình đẳng, Nhà nước khuyến khích phát triển đa dạng các thành phần kinh tế và hợp tác với nước ngoài Vì thế, nhiều công ty kiểm toán thuộc các thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau đã lần lượt ra đời

Sau khi có Luật Doanh nghiệp năm 1999, số lượng các công ty kiểm toán thành lập mới tăng nhanh (năm 1999: 2 công ty; năm 2000: 10 công ty) nhưng sau khi có Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập, chỉ cho phép thành lập mới công ty kiểm toán là công ty hợp doanh hoặc doanh nghiệp tư nhân nên số lượng các công ty kiểm toán thành lập mới tăng chậm so với trước Từ tháng 4/2003 đến 31/10/2005 (18 tháng) chỉ có 8 công ty được thành lập Tuy nhiên, từ khi có Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 cho phép tiếp tục thành lập công ty Trách nhiệm hửu hạn thì số lượng các công ty kiểm toán lại tăng rất nhanh (10 tháng thành lập 25 công ty) Về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, Bộ Tài chính đã thực hiện cổ phần hóa công ty A&C thành công ty cổ phần nhà nước và Công ty AFC Sài Gòn; Công ty VACO đã chuyển thành công ty Trách nhiệm hửu hạn 1 thành viên Thực hiện Nghị định 105/2004/NĐ-CP và Nghị định 133/2006/NĐ-CP , hiện nay VACO và A&C đang trong quá trình chuyển đổi sang công ty Trách nhiệm hữu hạn

Trang 31

có 2 thành viên trở lên Công ty AFC, AASC, AISC cũng sẽ chuyển đổi sang mô hình công ty Trách nhiệm hữu hạn trước tháng 4/2007

Đến nay đã có trên 100 công ty thuộc đủ các thành phần kinh tế, gồm có 6 công ty nhà nước, trên 66 công ty Trách nhiệm hữu hạn , 4 công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, 12 công ty cổ phần và 17 công ty hợp danh Nếu năm 2001 chỉ có 3/34 công ty được công nhận là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế (VACO, Thủy Chung, AFC) thì đến nay trong tổng số 105 công ty kiểm toán đã có 11 công ty được các hãng kiểm toán quốc tế lớn công nhận là thành viên, gồm: VACO, AASC, AISC, AFC, Thủy Chung, A&C, Tiên Phong, DTL, U&I và STT

Sau 15 năm hoạt động, ngành kiểm toán độc lập của Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể, đã phát triển nhanh về số lượng và quy mô công ty cũng như nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng dịch vụ Hầu hết các dịch vụ do các công ty kiểm toán cung cấp đã ngày càng được tín nhiệm, được xã hội thừa nhận Thông qua các hoạt động dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính, kế toán, các công ty kiểm toán đã góp phần phổ cập cơ chế chính sách kinh tế tài chính, thực hiện công khai minh bạch báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, ngăn ngừa lãng phí, tham nhũng, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý và điều hành kinh tế-tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Bên cạnh sự phát triển về số lượng và chất lương các công ty kiểm tóan , các văn bản pháp quy về kiểm toán độc lập, trong đó đặc biệt là hệ thống chuẩn mực kiểm toán đã được ban hành là những cơ sở, căn cứ quan trọng cho việc hình thành và phát triển Hệ thống kiểm toán độc lập ở nước ta

Đến 31/5/2006, cả nước có 3.897 nhân viên làm việc trong các công ty kế toán, kiểm toán, trong đó có 3.061 nhân viên chuyên nghiệp, có 840 Kiểm tóan viên, 57 người vừa có chứng chỉ Kiểm tóan viên Việt nam vừa có chứng chỉ Kiểm tóan viên nước

Trang 32

ngoài; 749 người có chứng chỉ Kiểm tóan viên Việt Nam; 34 người có chứng chỉ Kiểm tóan viên nước ngoài

Xem phụ lục 1: Tình hình họat động kiểm tóan độc lập Việt Nam

Nhìn chung, đội ngũ Kiểm tóan viên người Việt Nam đã tăng lên đáng kể Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp đã thành thục hơn nhiều Nhiều kiểm toán viên có kiến thức, chuyên môn tốt, hiểu biết luật pháp, nguyên tắc, chuẩn mực nghề nghiệp; trình độ vi tính, ngọai ngữ đạt trình độ ngang với khu vực, làm việc trực tiếp với khách hàng nước ngoài Cùng với việc gia tăng về số lượng, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp kiểm toán và các loại hình dịch vụ cung ứng cũng ngày càng được mở rộng, số lượng khách hàng ngày càng tăng Phần lớn các công ty kiểm toán độc lập đã chú ý quan tâm đến việc quản lý, kiểm tra chất lượng các hoạt động kiểm toán nên chất lượng kiểm toán ngày càng được đảm bảo và nâng cao, được khách hàng và công chúng tin tưởng, thừa nhận

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu và kết quả đạt được, việc quản lý các hoạt động và chất lượng dịch vụ kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập ở nước ta vẫn còn những yếu kém bất cập sau :

- Ngoài những Nghị định của Chính phủ, các quyết định và thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính hiện nay, chưa có cơ quan nào ban hành những văn bản hướng dẫn thực hiện thống nhất về quy trình kỹ thuật kiểm toán báo cáo tài chính và các loại hình kiểm toán khác như : kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động Đồng thời, cho đến nay Bộ tài chính cũng chưa ban hành các văn bản hướng dẫn việc áp dụng các chuẩn mực kiểm toán và cũng chưa có những văn bản quy định về quản lý, kiểm tra soát xét chất lượng các dịch vụ kiểm toán Bộ tài chính mới chỉ tiến hành kiểm tra một số Công ty kiểm toán về những điều kiện hành nghề, số lượng và trình độ của kiểm toán viên, các hợp đồng và hồ sơ thực hiện các hợp đồng với khách hàng, chưa tiến hành kiểm tra thường

Trang 33

xuyên, đầy đủ và chi tiết về việc thực hiện các nguyên tắc chuẩn mực kiểm toán, chưa tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng các hoạt động kiểm toán

- Về phía các doanh nghiệp kiểm toán : Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp kiểm toán đều quan tâm đến việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ kiểm toán nhưng việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình kiểm toán và kiểm tra soát xét chất lượng hồ sơ kiểm toán mới chỉ được thực hiện ở một số công ty kiểm toán do Bộ tài chính thành lập và các công ty liên doanh và công ty kiểm toán nước ngoài hoạt động tại Việt Nam Còn hầu hết các công ty kiểm toán độc lập chưa có những văn bản quy định và thực hiện thống nhất về quy trình kiểm toán cũng như quy trình kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán Do vậy, chất lượng các dịch vụ kiểm toán chưa đảm bảo yêu cầu, chưa được khách hàng tin tưởng và chấp nhận một cách rộng rãi

- Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam là Hội nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán duy nhất ở Việt Nam Mặc dù đã có thời gian hơn 10 năm hoạt động, là thành viên tổ chức của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) và Hiệp hội kế toán Đông Nam Á nhưng cho đến nay chưa có vị trí và vai trò trong việc quản lý, kiểm tra, đánh giá chất lượng các hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán- kiểm toán mà chỉ có vai trò là tổ chức nghề nghiệp có chức năng đào tạo bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kế toán- kiểm toán và là một trong những thành viên tư vấn chuyên môn trong việc soạn thảo, ban hành các chính sách, chế độ về kế toán - kiểm toán do Bộ tài chính chủ trì Gần đây, vào tháng 4 năm 2005 Hội kiểm toán viên hành nghề mới được thành lập, trực thuộc Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam Do mới thành lập nên Hội kiểm toán viên hành nghề cũng chưa có vai trò đáng kể trong việc quản lý các hoạt động kiểm toán và chất lượng các hoạt động kiểm toán

2.2 Thực trạng kiểm sóat chất lượng kiểm tóan tại Việt nam :

2.2.1 Nhiệm vụ và yêu cầu và kiểm sóat chất lượng đối với công ty kiểm tóan Việt Nam :

Trang 34

Theo quy định của Chuẩn mực kiểm tóan Việt Nam số 220, Kiểm tóan viên và công ty kiểm tóan phải thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm sóat chất lượng đối với toàn bộ họat động kiểm tóan và đối với từng cục kiểm tóan trong đó

- Công ty kiểm tóan phải xây dựng và thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng để đảm bảo tất cả các cục kiểm tóan đều được tiến hành phù hợp với các chuẩn mực kiểm tóan Việt Nam hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt Nam chấp nhận nhằm không ngừng nâng cao chất lượng của các cuộc kiểm tóan

Các chính sách và thủ tục kiểm sóat chất lượng họat động kiểm toán của công ty kiểm tóan, phải được phổ biến tới tất cả cán bộ, nhân viên của công ty để giúp họ hiểu và thực hiện đầy đủ các chính sách và thủ tục đó

- Trong từng hợp đồng kiểm toán: Kiểm tóan viên và trợ lý kiểm toán phải áp dụng những chính sách và thủ tục kiểm sóat chất lượng của công ty cho từng hợp đồng kiểm tóan một cách phù hợp

2.2.2 Tình hình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán từ bên ngoài:

Kể từ khi thành lập công ty kiểm toán đầu tiên ở Việt Nam năm 1991 cho đến nay, công tác kiểm tra và giám sát chất lượng dịch vụ kiểm toán đều do Bộ Tài Chính thực hiện Tính từ cuộc kiểm tra đầu tiên thực hiện vào năm 1998, đến năm 2005 các đoàn kiểm tra do Bộ Tài Chính chủ trì đã thực hiện được 8 đợt kiểm tra và đã kiểm tra 55 công ty trong tổng số 105 công ty có đăng ký kinh doanh hoạt động kiểm toán Các cuộc kiểm tra đã phát hiện kịp thời nhiều vấn đề nổi cộm có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng công tác kiểm toán và uy tín nghề nghiệp

Dựa trên những vấn đề đã phát hiện, các đoàn kiểm tra đều tổng kết, đưa ra kết luận, và kiến nghị các biện pháp xử lý, khắc phục để giúp các công ty kiểm toán nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán Từ những phát hiện, đề xuất và kiến nghị của các đoàn kiểm tra, Bộ Tài Chính cũng đã nghiên cứu, đánh giá, tổng kết và thể chế hóa những bài học này trong các văn bản pháp lý về quản lý hoạt động kế toán, kiểm toán

Trang 35

Các kiến nghị của các đoàn kiểm tra và các điều chỉnh trong hệ thống văn bản pháp lý của Chính phủ và Bộ Tài Chính đã dần dần đem lại các kết quả tích cực, giúp các công ty khắc phục dần các sai sót, cải tiến các quy trình kiểm toán, nâng cao chất lượng và uy tín của hoạt động kế toán và kiểm toán

Việc tổ chức kiểm tra những năm gần đây đã đi vào bài bản, và có sự tham gia của các thành viên hội Kiểm tóan viên hành nghề Việt Nam với những nội dung chủ yếu:

¾ Tổ chức kiểm tra: Hàng năm Bộ tài chính, Hội Kiểm tóan viên hành nghề (

từ năm 2006) sẽ thông báo danh sách các Cty được kiểm tra , nội dung ,thời

gian và các yêu cầu có liên quan

¾ Đối tượng được kiểm tra : thường là các cty đã hoạt động từ 3 năm trở lên,

trong đó có chu ùtrọng đến loại hình Cty, khu vực phân bố địa lý

¾ Thành phần đoàn kiểm tra : Trứơc khi Hội Kiểm tóan viên hành nghề được

thành lập việc kiểm tra được thực hiện bởi Vụ chế độ kế toán ,kiểm toán – Bộ Tài chính Từ năm 2005 thành phần đoàn kiểm tra còn co sự tham gia của các thành viên Hội Kiểm tóan viên hành nghề Trong đó :

- Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán: gồm lãnh đạo và các chuyên viên vụ chế độ

kế toán

- Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA):Gồm thành viên Ban kiểm

tra – Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các thành viên được chọn từ các Cty kiểm toán

¾ Nội dung công việc kiểm tra

- Nghe các Công ty báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của từng Công ty và thực hiện các công việc:

- Thăm văn phòng Các Công ty;

Trang 36

- Xem xét cơ cấu tổ chức và cách thức điều hành của các Công ty về quản lý nhân viên (kể cả việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng Kiểm tóan viên, nhân viên) và quản lý khách hàng (kể cả việc ký kết hợp đồng, thanh lý hợp đồng, giá phí );

- Xem danh sách kiểm toán viên đăng ký hành nghề và việc thực hiện ký báo cáo kiểm toán của Kiểm tóan viên ;

- Xem xét hồ sơ làm việc gồm hồ sơ kiểm toán Báo Cáo Tài Chính , kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư, kiểm toán thông tin tài chính, hoặc hợp đồng tư vấn, định giá doanh nghiệp cổ phần hóa cho Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài , doanh nghiệp tư nhân,

- Lập Biên bản kiểm tra thông qua đơn vị và cùng ký tên - Tổng hợp kết quả kiểm tra theo các nội dung :

• Cơ cấu tổ chức

• Tình hình tuyển dụng và đào tạo kiểm toán viên

• Đăng ký hành nghề KIỂM TÓAN VIÊN và thực hiện hành nghề

• Tình hình ký kết hợp đồng dịch vụ • Quy trình kiểm toán và hồ sơ làm việc • Về báo cáo kiểm toán

• Đánh giá chung • Các kiến nghị

Xem phụ lục 2: Báo Cáo kết quả kiểm tra công ty kiểm toán năm 2005

Mặc dù Bộ Tài Cchính và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt nam đã có nhiều nỗ lực và đã đạt nhiều thành tựu trong công tác kiểm tra, Bên cạnh đó có thể nhận thấy công tác kiểm tra, giám sát và nâng cao chất lượng hoạt động việc kế toán, kiểm toán vẫn còn khá nhiều tồn tại

- Cho đến nay vẫn chưa xác định rõ mô hình kiểm sóat chất lượng kiểm tóan từ

Trang 37

bên ngòai nên có tổ chức chuyên nghiệp, độc lập xác định và đánh giá chất lượng kiểm toán

- Chưa có quy chế kiểm sóat nhằm xác định đối tượng kiềm sóat , tiêu chuẩn kiểm tra viên , trách nhiệm , quyền hạn của đơn vị được kiểm sóat , cũng như các thành viên tham gia kiểm sóat, cách thức xử lý và giải quyết các bất đồng

- Nội dung kiểm tra chưa đi vào thực chất, còn mang tính hình thức hành chính, như nặng về kiểm tra các loại giấy phép, chứng chỉ…

- Quy trình và nội dung kiểm tra chưa nhất quán do chưa có văn bản về quy chế và quy trình kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán…

- Việc kiểm tra có thể gây xung đột về lợi ích do trong thành phần đoàn kiểm tra có sự tham gia của các công ty cạnh tranh, hay có thể làm tiết lộ bí mật thông tin của khách hàng…

- Ban Kiểm tra là một trong số các ban chuyên môn thay mặt Hội Kiểm tóan viên hành nghề Việt nam ,thực hiện chức năng kiểm tra giám sát nghề nghiệp kế toán, kiểm toán được chuyển giao từ Bộ Tài Chính sang Hội theo Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC ngày 14/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đây là một nét mới trong công tác quản lý nhà nước ở Việt Nam, theo mô hình của thế giới đó là hội nghề nghiệp đóng vai trò của một cơ quan quản lý chất lượng hành nghềø kiểm toán.Tuy nhiên vẫn còn mới mẻ , chưa có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức ,điều hành , hầu hết thành viên đang làm việc tại các công ty kiểm tóan ,trong thời gian qua họat động mang tính thời vụ ,chưa qua đào tạo về kiểm tra nên tính chuyên nghiệp chưa được thể hiện

2.2.3 Tình hình kiểm soát chất lượng bên trong tại các Cty kiểm toán:

Qua khảo sát và tìm hiểu tình hình kiểm sóat chất lượng tại hai công ty có vốn nước ngòai lớn (KPMG Việt nam , Ersnt & Young Việt nam) , một doanh nghiệp nhà nước đồng thời là thành viên của tập đòan kiểm tóan quốc tế (AFC Thành viên tập đòan

Trang 38

BDO tòan cầu ), và một công ty hợp danh có qui mô nhỏ (SGN) có thể thấy được tình hình kiểm sóat chất lượng tại các công ty kiểm tóan như sau:

• Nhìn chung, các công ty đều có chính sách kiểm sóat chất lượng và nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm sóat chất lượng trong họat động kiểm tóan

• Tuy nhiên, mức độ nhận thức, hệ thống chính sách kiểm sóat chất lượng tại từng công ty có nhiều điểm khác biệt do tính chất qui mô của từng đơn vị

2.2.3.1 Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp :

- Tại các công ty kiểm tóan nước ngòai đều có bộ phận chịu trách nhiệm hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến tính độc lập, chính trực , khách quan, năng lực chuyên môn, tính bí mật và kỹ năng nghề nghiệp của nhân viên Các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp được phổ biến thông qua sổ tay kiểm tóan của công ty Nhân viên khi vào công ty đều phải thực hiện cam kết tuân thủ đạo đức nghề nghiệp Và hàng năm, nhân viên làm bản giải trình về bản thân đối với việc thực hiện chính sách của công ty

- Tại các doanh nghiệp Việt Nam , hầu như không có bộ phận hướng dẫn, giải quyết các vấn đề có liên quan tính độc lập cũng như thực hiện cam kết

2.2.3.2 Kỹ năng và năng lực chuyên môn:

Đối với các công ty kiểm toán “Chất lượng nhân viên là chất lượng dịch vụ quan trọng nhất” Do vậy, công tác tuyển dụng, đào tạo nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất luợng dịch vụ việc tuyển dụng tại các công ty cơ bản giống nhau về qui trình tuyển dụng như : lập kế họach, thực hiện thi tuyển cạnh tranh, phân công cấp có thẩm quyền tuyển dụng dựa trên tiêu chuẩn của nhân viên của từng cấp độ Tuy nhiên, trên thực tế còn có sự khác nhau khá lớn giữa các công ty về vấn đề này, cụ thể:

- Về công tác tuyển dụng:

Các Công ty lớn, nhất là Cty có vốn đầu tư nước ngoài , đã có quy chế thi tuyển

Trang 39

chặt chẽ và thực hiện tuyển dụng nhân viên qua nhiều bước thi tuyển

Các công ty trong nước do mới thành lập và quy mô nhỏ cũng tổ chức thi tuyển

nhưng chưa có quy chế chặt chẽ và chưa thống nhất

- Đào tạo chuyên môn :

Nhìn chung cáùc công ty đều rất coi trọng công tác đào tạo, nhưng trên thực tế, nội dung, chương trình, hình thức và chi phí dành cho đào tạo còn có sự khác biệt

Tại các công ty kiểm toán nước ngoài, hình thức, nội dung và thời gian đào tạo của các công ty này theo đúng chương trình, đảm bảo thời gian và yêu cầu đào tạo của công ty mẹ với mục tiêu là đào tạo được các kiểm toán viên đạt trình độ tiêu chuẩn quốc tế ngòai việc đào tạo trong công ty theo các tài liệu chuyên môn đã có sẵn ở các công ty này còn cử nhân viên tham dự các khóa đào tạo ở bên ngòai để lấy các chứng chỉ quốc tế như ACCA, MBA… Việc đào tạo còn được thực hiện thông qua việc cử nhân viên ra nước ngòai học tập và làm việc ngắn hạn tại các chi nhánh của tập đòan ở các nước

Các công ty kiểm toán là Doanh nghiệp nhà nước (trước đây) đều có chương trình đào tạo chất lượng khá cao cho nhân viên năm thứ 1, 2, 3.Việc đưa nhân viên ra nươc ngòai đào tạo cũng đã được chú trọng Tuy nhiên còn gặp khó khăn cho việc đào tạo nâng cao cho các cấp điều hành

Bên cạnh các công ty đã xây dựng chương trình và kế họach đào tạo hòan chỉnh thì còn có một số công ty nhỏ trong nước chưa có kế hoạch, chương trình và nội dung đào tạo, các công ty này chủ yếu đào tạo qua thực tế làm việc, đây thực sự là một khó khăn cho các công ty có quy mô nhỏ

- Cơ hội thăng tiến :

Việc thiết lập các tiêu chuẩn cho từng cấp nhân viên công ty đã được thực hiện tại các công ty nước ngòai và công ty lớn trong nước, chưa được thực hiện đối với các công ty nhỏ trong nước Việc lập bảng giải trình hàng năm theo mẫu biểu hệ thống

Trang 40

phát triển kỹ năng làm cơ sở cho việc cân nhắc đề bạt cũng chỉ thực hiện ở các công ty nước ngòai và các công ty lớn

2.2.3.3 Giao việc:

Chính sách về giao việc tại các công ty đều thực hiện giống nhau Trong đó các nhân viên được sắp xếp vào các bộ phận thích hợp, đối với từng hợp đồng kiểm tóan cụ thể đều có sự phân công cho từng nhân viên tham gia vào cuộc kiểm tóan Việc phân công được thự hiện thông qua kế họach kiểm tóan và kế họach phân công của công ty với sự kiểm tra và phê duyệt của lãnh đạo công ty

2.2.3.4 Hướng dẫn và giám sát:

Các công ty đều thực hiện việc hướng dẫn và giám sát, tuy nhiên đối với các công ty nước ngòai, các thủ tục này đều được mô tả đầy đủ trong sổ tay kiểm tóan của công ty từ giai đọan lập kiểm tóan đến khi hòan thành kiểm tóan Điểm yếu của công ty Việt Nam nói chung là các thủ tục này không được qui định hay thiết lập cụ thể Việc hướng dẫn, giám sát cũng chỉ đạt ở mức độ từng vụ việc

2.2.3.5 Tham khảo ý kiến:

Tại các công ty nước ngòai, hầu hết đều có tổ chức bộ phận tư vấn cho bên ngòai và cả các nhân viên nội bộ của công ty Nhân viên có thể tham khảo ý kiến từ

chuyên gia tại công ty hoặc của tập đòan Các ý kiến tư vấn đươc tham khảo đều được lưu trữ theo qui định

Tại các công ty Việt Nam, việc tham khảo chủ yếu trong nội đơn vị, không có bộ phận tư vấn riêng Tài liệu về các ý kiến tư vấn không được thiết lập và lưu trữ

2.2.3.6 Duy trì và chấp nhận khách hàng:

Tại các công ty nước ngòai đều có thiết lập các thủ tục đánh giá các khách hàng tiềm năng và có sự phân công cho người chịu trách nhiệm thực hiện, đồng thời có phân công người chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các chính sách chấp nhận khách hàng của công ty và được thể hiện trên các giấy tờ làm việc cũng như

Ngày đăng: 20/11/2012, 16:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

PHÚ LÚC 1: TÌNH HÌNH HÓAT ÑOÔNG KIEƠM TOÙAN VIEÔTNAM Lao ñoông laøm vieôc trong caùc cođng ty kieơm toaùn   - Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập.pdf
1 TÌNH HÌNH HÓAT ÑOÔNG KIEƠM TOÙAN VIEÔTNAM Lao ñoông laøm vieôc trong caùc cođng ty kieơm toaùn (Trang 73)
Veă tình hình thöïc hieôn nghóa vú vôùi Nhaø nöôùc - Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập.pdf
e ă tình hình thöïc hieôn nghóa vú vôùi Nhaø nöôùc (Trang 74)
2004 2005 Taíng Giaù trò Tyû leôGiaù tròTyû leô  Giaù trò Tyû leô - Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập.pdf
2004 2005 Taíng Giaù trò Tyû leôGiaù tròTyû leô Giaù trò Tyû leô (Trang 74)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w