1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư .doc

94 646 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 497,5 KB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư .doc

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế sẽ không thể phát triển được nếu không có hoạt động đầutư, hoạt động đầu tư được coi là chiếc chìa khoá, tiền đề cho sự phát triển Dự ánđầu tư là một hình thức cụ thể hoá các kế hoạch đ ầu t ư, do đ ó d ự án đ ầu tư cóvai trò quyết đ ịnh đến việc thực hiện các hoạt động đầu tư Thẩm định dự án làmột khâu trong quá trình chuẩn bị đầu tư, kết quả của việc thẩm định sẽ là căn cứđể ra các quyết định đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư Như vậy thẩm định dự ánhay nói cách khác là chất lượng thẩm định dự án có tác động rất lớn, quyết địnhtới hiệu quả của mỗi dự án Thẩm định dự án trở thành khâu không thể thiếutrong mỗi hoạt động kinh doanh đầu tư

Hoạt động của Ngân hàng nói chung và của ngân hàng thương mại cổ phần cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng là rất cần thiết và đóng vai trò quantrọng đối với nền kinh tế quốc dân Với hoạt động vay để cho vay, các ngân hàngđã huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế để chocác đơn vị, tổ chức cần vốn để tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình Tuy nhiên hoạt động của ngân hàng có nhiều rủi ro tiềm ẩn, vì vậy cầncó những biện pháp tốt để giải quyết các rủi ro đó Một trong những biện pháp đólà nâng cao chất l ượng công tác thẩm định dự án đầu tư

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề em đã quyết định lựa chọn

đề tài "Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tưcủa ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh".

Chuyên đề được chia làm hai phần:

Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngânhàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Chương 2: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dựán đầu tư tại ngân hàng

Trang 2

Trong quá trình phân tích, do kinh nghiệm và trình độ nhận thức cònhạn chế, luận văn của em sẽ khó tránh khỏi những sai sót Em rất mong được sựđóng góp ý kiến của các thầy cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong bộ mônKinh tế Đầu tư, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Ái Liên đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ emhoàn thành bài luận văn này

Trang 3

CHƯƠNG I

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC

DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNCÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng

Ngân hàng VP Bank hay còn gọi là Ngân hàng thương mại cổ phần cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam được thành lập theo giấy phép hoạtđộng số 0042/ NH- GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm Ngân hàng bắt đầu hoạtđộng từ ngày 4 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535 / QĐ-UBBngày 4 tháng 9

Là một ngân hàng cổ phần quy mô trung bình, tăng trưởng cao qua cácnăm, nhưng vẫn là ngân hàng nhỏ so với NHQD hoặc NHNN.Cơ cấu nguồn vốntừ tiết kiệm là chính nên chi phí huy động cao, vốn tự có nhỏ nên phù hợp với cáckhoản vay cỡ vừa

Các chức năng hoạt động chủ yếu của vpbank bao gồm: huy động vốnngắn hạn, trung và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắnhạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồnvốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; Dịch vụ thanh toán quốc tế; Chiếtkhấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụchuyển tiền trong nước và quốc tế; Cung cấp các dịch vụ giữa các khách hàng vàcác dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam

* Về vốn điều lệ

Ban đầu khi thành lập vốn điều lệ của ngân hàng là 20 tỷ VNĐ Sau đó, donhu cầu phát triển, VP Bank đã tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VNĐ theoquyết định số 193/QĐ - NH5 ngày 12/9/1994 và tiếp tục tăng lên 174,9 tỷ VNĐ

Trang 4

năm 1996 Đến cuối năm 2004, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuậncho VP Bank được nâng vốn điệu lệ lên 198,4 tỷ đồng Trong quý 1 năm 2005,VP Bank đã được phép nâng vốn điều lệ lên 243,7 tỷ đồng Với số vốn điều lệnày, VPBank đã trở thành một trong những ngân hàng có số vốn điều lệ lớn nhấtcả nước

* Về mạng lưới chi nhánh

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VP Bank luôn chú ý đếnviệc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động ở các thành phố lớn Cuốinăm 1993, thống đốc NHNN đã chấp thuận cho VP bank mở chi nhánh tại TP HồChí Minh Năm 1994, VP bank mở thêm chi nhánh tại Hải Phòng và chi nhánhĐà Nẵng Đến cuối năm 2004, chi nhánh Hà Nội, Huế, Sài Gòn được thành lập.Đầu năm 2005,VP bank tiếp tục mở bốn chi nhánh cấp 1 khác là chi nhánh CầnThơ, chi nhánh Quảng Ninh, chi nhánh Vĩnh Phúc và chi nhánh Bắc Giang

Tính đến tháng 7 năm 2005, hệ thống VP bank có tổng cộng 30 điểm giaodịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 10 chi nhánh cấp 1 tại các tỉnh, thành phốcủa đất nước là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ, Đà Nẵng,Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, 15 chi nhánh cấp 2 và 4 phòng giao dịch.Trong năm 2006, VP bank dự kiến sẽ mở thêm khoảng 20 điểm giao dịch mới tạicác tỉnh, thành là trọng điểm kinh tế của cả nước.

* Mạng lưới ngân hàng đại lý

Hiện nay, có trên 200 ngân hàng thuộc nhiều nước trên thế giới và sẽ tiếptục tăng trong những năm tới.

* Về đội ngũ cán bộ

Số lượng cán bộ, nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến naylà gần 700 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ Đại họcvà trên Đại học (chiếm 87%) Với đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình, năng độngvà có trình độ nghiệp vụ cao, nguồn nhân lực của VP bank luôn được đánh giácao và là một trong những tiền đề cho sự phát triển của Ngân hàng trong tươnglai.

Trang 5

Những năm 1994-1996 là giai đoạn phát triển năng động của VPBank.Trong giai đoạn này ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tỷ suất lợinhuận/vốn cổ phần đạt 36%/năm (95- 96) chất lượng tín dụng đảm bảo, các hoạtđộng dịch vụ phát triển nhanh chóng Tuy nhiên do một phần ảnh hưởng củacuộc khủng hoảng kinh tế Châu á, một phần do những sai lầm về mặt chủ quan,thời kì tiếp theo ngân hàng đã phải đương đầu với cuộc khủng hoảng nặng nề Từnăm 1997 tới nay được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng và ngân hàng nhànước tình hình đã có nhiều chuyển biến thuận lợi, VPBank đã dần bước vào giaiđoạn củng cố và tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn mới

Với phương châm xây dựng VPBank trở thành "Ngân hàng bán lẻ hàngđầu khu vực phía Bắc và cả nước”, khách hàng tiềm năng của VPBank là cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh quy mô vừa và nhỏ và tầng lớp dân cư trung lưuở đô thị Mặt khác, việc xác định mục tiêu chiến lược như trên còn là quyết địnhtáo bạo và đúng đắn của Hội Đồng quản trị, đã giúp cho VPBank đứng vững trênthị trường tài chính đầy thử thách và biến động trong thời gian qua

Với những chỉ tiêu đạt được vượt xa so với kế hoạch chứng tỏ VPBankngày càng được người dân tin cậy và là người bạn đồng hành của các doanhnghiệp vừa và nhỏ Hiện nay số khách hàng thường xuyên của ngân hàng đã lêntới con số 100.000 khách hàng VPbank cũng có tới 61 ngân hàng đại lý tại 31quốc gia, trong đó có những ngân hàng nổi tiếng như ABN AMRO, The bank ofNewYork, Citibank, The bank of Tokyo- Mitsubitshi…Trong thời gian tới, ngânhàng sẽ phấn đấu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời phấn đấu hếtmình để phục vụ khách hàng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hộicủa đất nước.

1.2 Sơ đồ tổ chức, cơ cấu chức năng các phòng ban

Trang 6

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng

Hội đồng tín dụng

Hội đồng

quản trị Ban kiểm soát

Các ban tín dụng

Ban điều hành Phòng kiểm tra kiểm toán nội

Hội sở

Phòng kế toán

Các chi nhánh cấp

Phòng ngân quỹ

Phòng tổng hơp và Quản lí hành chính

Phòng thanh toán quốc tế và kiều hối Phòng thu hồi nợ

Văn phòng VPBank

Trung tâm tin học

Trung tâm kiều hối phát chuyển tiền nhanh W.U

Trung tâm đào tạoCác chi

nhánh cấp 2 và các phòng giao

dịch

Trang 7

- Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên trong đó có 3 uỷ viên thường trực gồmChủ tịch, phó chủ tịch, thứ nhất và một uỷ viên thường trực kiêm tổng giám đốc.Hội đồng quản trị có nhiệm vụ thay mặt đại hội đồng cổ đông quyết định các vấnđề lớn như: Quyết định chiến lược phát triển của ngân hàng; bổ nhiệm, cách chứctổng giám đốc, phó tổng giám đốc; quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lýnội bộ; quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; quyết định giá chàobán cổ phần

- Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên chyêntrách Ban này có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quảm lý, điềuhành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính;thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng

- Hội đồng tín dụng là tổ chức do HĐQT lập ra, ngoài ra HĐQT còn lập racác Ban tín dụng tại tất cả các chi nhánh cấp I Hội đồng tín dụng và ban tín dụngđều có nhiệm vụ phê duyệt các quyết định cấp tín dụng cho khách hàng nhưngvới các giới hạn tín dụng khác nhau.

- Phòng kiểm tra- kiểm toán nội bộ trực thuộc ban điều hành, được phân bổcho mỗi chi nhánh cấp I ít nhất từ 1-2 nhân viên Bộ phận này có chức năng kiểmtra, giám sát các hoạt động thường ngày và toàn diện trong tất cả các giai đoạntrước, trong và sau trong quá trình thực hiện mỗi nghiệp vụ của ngân hàng

- Phòng ngân quỹ gồm 2 mảng nghiệp vụ chính: Quỹ nghiệp vụ và kho tiền + Quỹ nghiệp vụ :

Bộ phận thu tiền Bộ phận chi tiền Bộ phận kiểm ngân Bộ phận giao dịch + Kho tiền:

Quản lí toàn bộ tài sản có trong kho Thực hiện việc xuất nhập kho

Trang 8

- Phòng hành chính quản trị có nhiệm vụ: tổ chức công tác hành chính, vănthư, tổ chức công tác quản trị và tham gia công tác xã hội, tổ chức hội thảo, hộinghị, quản lý văn thư đi- đến, quản lý con dấu

1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong một số năm gầnđây

* Về hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động được VPBank đặc biệt quan tâm Kết quả đếnhết năm 2005, tổng nguồn vốn huy động đạt trên 5.228 tỷ đồng, tăng 35% so vớithực hiện năm 2004, trong đó riêng tiền tiết kiệm đạt gần 1.621 tỷ đồng, tăng5.2% so với thực hiện năm 2004 Huy động trên thị trường liên ngân hàng và cáctổ chức tín dụng được trên 3.364 tỷ đồng, tăng 63.4% so với thực hiện năm 2004.Nhìn chung các đơn vị đều hoàn thành vượt mức kế hoạch

Trang 9

Bảng 1: Tổng nguồn vốn và cơ cấu huy động vốn của ngân hàng (Đơn vị: Tỷ đồng)n v : T ị: Tỷ đồng) ỷ đồng) đồng)ng)

trọng

Số tiền Tỷtrọng

Số tiền Tỷtrọng

Số tiền TỷtrọngTổng nguồn

vốn huy động

1.211,5 100% 2.212,9 100% 3.872,8 100% 5.228,2

100%Huyđộng trên

thị trường I

931,79 77% 1.242,8 56% 1.824,5 42.7% 1.882,2 36%Tiền gửi tiết

279,72 23% 970,08 44% 2.048,2 52.8% 3.346 64%

(Nguồn: báo cáo thường niên của ngân hàng qua các năm)

Bảng số liệu cho thấy tỷ trọng các nguồn vốn huy động từ 2 thị trường Ivà II trong tổng nguồn vốn đã thay đổi qua các năm Cụ thể tỷ trọng nguồn vốnhuy động qua thị trường I có xu hướng giảm từ 77% năm 2002 xuống còn 36%năm 2005, trong khi đó vốn huy động ở thị trường II lại tăng từ 23% năm 2002lên 64% năm 2005 Nhìn chung đây là xu hướng tích cực bởi vì nguồn vốn huyđộng qua thị trường II có chi phí thấp hơn làm giảm chi phí vốn bình quân.

Mặt khác cũng từ bảng số liệu trên, ta thấy tổng nguồn vốn huy động củangân hàng liên tục tăng qua các năm Xét về mặt tuyệt đối, tổng nguồn vốn huyđộng tăng từ 1.221,5 tỷ năm 2002 lên ở mức 5.228,2 tỷ vào năm 2005, tức là tăng4.006,7 tỷ trong vòng 4 năm Tuy nhiên nếu xét về giá trị tương đối, mặc dùnguồn vốn huy động có tăng nhưng tốc độ tăng năm sau lại có xu hướng giảm sovới năm trước, cụ thể là tốc độ gia tăng vốn đã giảm từ 82,6% năm 2003 xuốngcòn 34,5% vào năm 2005 Nguyên nhân chủ yếu là trong thời gian qua, ngânhàng phải đương đầu với nhiều khó khăn gây ra do sự cạnh tranh găy gắt giữa các

Trang 10

ngân hàng thương mại trong việc thu hút các nguồn tiền gửi dân cư Tuy nhiên,để đạt được những kết quả như trên, ngân hàng đã không ngừng chú trọng cácbiện pháp tăng cường huy động vốn nhằm tăng tăng tài sản có, cải thiện chấtlượng dịch vụ nhằm nâng cao uy tín với khách hàng, liên tục mở rộng hệ thốngmạng lưới chi nhánh trong toàn quốc, duy trì tốt quan hệ trên thị trường liên ngânhàng, nghiên cứu phát triển các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ đáp ứng nhu cầu ngàycàng đa dạng của khách hàng… Đặc biệt ngân hàng đã tích cực đưa ra nhữnghình thức huy động mới như tiết kiệm có bốc thăm trúng thưởng hay tiết kiệmVND được bù trượt giá USD, sản phẩm này đã đáp ứng được tâm lý của kháchhàng e ngại sự mất giá của VND so với USD nhưng lại muốn hưởng lãi cao Nhờnhững nỗ lực trên mà công tác huy động vốn đã đạt được nhiều kết quả đángkhích lệ, tổng nguồn vốn huy động liên tục qua các năm tạo tiền đề cho sự tăngtrưởng của ngân hàng trong những năm tới

* Hoạt động tín dụng

Đây là hoạt động mang lại chủ yếu đem lại nguồn thu cho ngân hàng.Doanh số cho vay toàn hệ thống năm 2005 đạt 2.761 tỷ đồng, tăng 28,1% so vớithực hiện năm 2004, dư nợ cho vay đạt 2.358 tỷ đồng tăng 26,4% so với năm2004 Thu nhập thuần từ tiền lãi đạt 108,2 tỷ đồng tăng 41% so với năm 2004.Nhờ kết hợp sử dụng nhiều biện pháp tăng cường hoạt động tín dụng, công táccho vay của ngân hàng trong thời gian qua đã đạt được những kết quả như sau:

Trang 11

Bảng 2: Kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng

(Đơn vị: Tỷ đồng)n v :T ị: Tỷ đồng) ỷ đồng) đồng)ng)

Đơn vị 2002 2003 2004 2005

Kết quả hoạt độngtín dụng

Doanh số cho vay Tỷ đồng 1.088 1.749 2.155 2.761

Tổng dư nợ các loại + Ngắn hạn + Trung- dài hạn

_ 1.103727,98375,02

Chất lượng tín dụng

Nợ trong hạn Tỷ đồng 959,61 1.323,7 1.855,67 2.323,3

Tỉ lệ nợ quá hạntrong tổng dư nợ

(Nguồn: báo cáo thường niên ngân hàng qua các năm)

Cơ cấu cho vay trong tổng dư nợ cũng có những thay đổi đáng kể, dư nợngắn hạn có xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng giảm (từ 66% năm 2002 xuốngcòn 47,3% năm 2005), trong khi dư nợ trung- dài hạn chiếm tỷ trọng ngày càngtăng trong tổng dư nợ (từ 34% năm 2002 lên 51% năm 2005) Đây là một xuhướng tích cực trong hoạt động của mỗi ngân hàng trong giai đoạn hiện nay Cũng trong thời gian qua nhờ chú trọng công tác lựa chọn khách hàng, thẩmđịnh tín dụng trước khi cho vay cũng như đề ra các biện pháp nhằm quản lý vàgiám sát có hiệu quả nguồn vốn vay, mà hoạt động tín dụng của ngân hàng đã thuđược những kết quả đáng ghi nhận Tỉ lệ nợ quá hạn đã giảm ở mức từ 13% năm2002 xuống chỉ còn 1,47% năm 2005, điều này có ảnh hưởng tích cực tới hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng, góp phần thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng điđôi với an toàn trong hoạt động tín dụng

II.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂNHÀNG

2.1 Quy trình thẩm định dự án

Trang 12

Sơ đồ2: Sơ đồ thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng

chưa đầy đủ, hợp lệ

không đạt

đạt yêu cầu

VP Bank đã ban hành quy trình nghiệp vụ tín dụng riêng, áp dụng trongtoàn hệ thống trong đó có quy định cụ thể quy trình nghiệp vụ thẩm định Cụ thểcác bước của quy trình thẩm định một dự án như sau:

* Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ vay:

Cán bộ nhân viên VPBank tiếp xúc với các doanh nghiệp có nhu cầu vayvốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hay thực hiện một dự án, nhân viên hướngdẫn khách hàng cách lập hồ sơ xin vay vốn và các giấy tờ cần thiết có liên quan.Chủ đầu tư theo đó lập hồ sơ hợp lệ gửi tới VP Bank.

* Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ

Cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, hồ sơ thẩm định (đềnghị thẩm định) báo cáo tiền khả thi và báo cáo khả thi được coi là hợp lý khiđược chủ đầu tư thụ lý theo yêu cầu thông tư số 06/1999/TT- BKH- ĐT ngàyKhách

hàngnộp hồ

sơ vayvốn

Cán bộthẩmđịnh tiếp

nhận hồsơ

Kiểm tra,xem xéttính đầyđủ, hợp lệ

của hồ sơ

Lập tờtrìnhthẩmđịnh

Trưởng phòng tíndụng đánh giá, xemxét lại, cho ý kiến đề

xuất.Ban tín dụng hoặc

hội đồng tín dụngra quyết định cho

vayYêu cầu bổ

Hoàntất hồsơ vàgiảingân

Trang 13

24/11/1999 hướng dẫn về nội dung, tổng mức đầu tư, hồ sơ thẩm định dự án đầutư, báo cáo đầu tư và thông tư số 07/2000/TT- BKHĐT ngày 3/7/2000 về sửa đổibổ xung thông tư số 06

* Bước 3: Thẩm định dự án:

Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định dự án đầu tư về mọi phương diện:tài chính, kinh tế- xã hội, kỹ thuật, tổ chức quản lý, rủi ro, khả năng trả nợ của dựán, tình hình pháp lý của chủ đầu tư,… (trừ tài sản đảm bảo), từ đó tập hợp tàiliệu lập thành tờ trình thẩm định Tờ trình là kết quả thẩm định của cán bộ tíndụng về khách hàng vay vốn trong đó có ghi rõ ý kiến của cán bộ thẩm định vềtính khả thi của dự án, về món vay, bảo lãnh và hạn mức tín dụng Toàn bộ hồ sơvà tờ trình thẩm định sau đó được chuyển lên trưởng phòng tín dụng Trưởngphòng tín dụng xem xét, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu cán bộtín dụng chỉnh sửa, bổ sung

Cán bộ thẩm định có thể thực tế đến tận điểm xây dựng của doanh nghiệp,xem xét, hỏi ý kiến của các đơn vị có liên quan và các trung tâm thông tin về tìnhhình tài chính, tư cách pháp lý, tình hình vay nợ của chủ đầu tư.

Phòng tài sản có nhiệm vụ thực hiện việc thẩm định và đánh giá các tàisản thế chấp cầm cố, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản cầm cố thế chấp,thẩm định và chịu trách nhiệm về giá trị tài sản thế chấp cầm cố đảm bảo chokhoản vay.

* Bước 4: Quyết định của người có thẩm quyền:

Cán bộ tín dụng hoàn chỉnh nội dung tờ trình, trình trưởng phòng ký thôngqua, sau đó có nhiệm vụ trực tiếp trình lên ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng.Ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng (tuỳ thuộc vào từng dự án) sẽ xem xét lại hồsơ, ý kiến của cán bộ thẩm định từ đó quyết định có cho dự án vay vốn haykhông Nếu đồng ý sẽ cấp tín dụng cho dự án và sẽ thực hiện giải ngân theo sựthoả thuận của 2 bên Định kỳ sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn vay của chủ đầu tư,giám sát quá trình tiến hành dự án dể đảm bảo khả năng thanh toán của dự án.

Trang 14

Đối với những dự án nhỏ, vay từ 2 tỷ đồng trở xuống và có tài sản thếchấp, bảo lãnh thì chỉ cần lập ban tín dụng, ban này sẽ chịu trách nhiệm thẩmđịnh và quyết định cho vay vốn.

Đối với những dự án lớn phức tạp, vay trên 2 tỷ đồng thì cần phải lập hộiđồng thẩm định xem xét, thẩm định dự án

2.2 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng

Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng hiện nay được tiến hànhtheo nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm các phương pháp: so sánh đốichiếu, dự báo và phân tích rủi ro thông qua phân tích độ nhạy Tuy nhiên phươngpháp được áp dụng phổ biến nhất vẫn là phương pháp so sánh đối chiếu.

* Phương pháp so sánh đối chiếu

Các chỉ tiêu cơ bản của dự án được cán bộ tập hợp và tiến hành so sánhvới các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật của các dự án tương tự đã được ngân hàng thẩmđịnh Các chỉ tiêu cơ bản thường được sử dụng đó là: chỉ tiêu cơ cấu vốn đầu tư,suất đầu tư, các định mức tiêu hao năng lượng, chi phí quản lý, tiền lương… Mặt khác ở một số dự án các chỉ tiêu còn được so sánh với các định mứckinh tế- kỹ thuật do các cơ quản lý nhà nước ban hành ( như định mức sản xu ất,mức tính khấu hao, mức thuế thu nhập doanh nghiệp…), các số liệu này thườngcó độ tin cậy cao

* Phương pháp dự báo

Cán bộ thẩm định tiến hành thu thập các thông tin từ các phương tiệnthông tin đại chúng (báo, đài, mạng internet, các tạp chí chuyên ngành…), để tìmhiểu khả năng tiêu thụ, khả năng biến động về giá cả đầu vào, đầu ra của sảnphẩm, chất lượng, giá cả của công nghệ sản xuất, biến động tỷ giá thị trường…

* Phương pháp phân tích độ nhạy

Trước hết cán bộ thẩm định dự kiến một vài nhân tố có ảnh hưởng tácđộng mạnh nhất tới hiệu quả tài chính dự án, sau đó tuỳ từng trường hợp cụ thể

Trang 15

mà cho các yếu tố này thay đổi theo những mức khác nhau Trên cơ sở đó tínhtoán lại các chỉ tiêu tài chính, nếu dự án vẫn đảm bảo tính hiệu quả tức là có thểsẽ được chấp nhận

2.3 Nội dung thẩm định dự án tại ngân hàng

Sơ đồ 3: nội dung thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng

2.2.1.Thẩm định hồ sơ vay vốn : Hồ sơ vay vốn cần đảm bảo tính đầy đủ

và hợp lệ, theo quy định của ngân hàng các loại hồ sơ cần thiết phải bao gồm

* Hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý của bên vay :

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp trong nước : Hồ sơ cần có bao gồm +Quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập

+Các tổng công ty 91 phải có quyết định thành lập do thủ tướng chínhphủ kí

+Các tổng công ty 90 phải có quyết định thành lập do Bộ trưởng Bộquản lý ngành ký

+Các doanh nghiệp thuộc tỉnh thành phố trực thuộc trung ương doUBND tỉnh thành phố trực thuộc TW kí quyết định thành lập

Hợp tác xã : Phải có biên bản hội nghị thành lập hợp tác xã

+Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh còn trong thời hạn hiệu lực: doSở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cấp, đối với hợp tácxã thì đăng kí kinh doanh do uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp, trừ trường hợp kinhdoanh trong các ngành nghề theo quy định riêng của chính phủ thì do UBNDtỉnh- thành phố trực thuộc TW cấp

Thẩm định hồsơ vay vốn

Thẩm địnhkhách hàng

vay vốn

Thẩm định dựán đầu tư

Thẩm định cácbiện pháp đảmbảo tiền vay

Trang 16

+Điều lệ: Điều lệ của doanh nghiệp phải được cấp có thẩm quyền quyếtđịnh thành lập xác nhận Điều lệ của HTX phải được UBND quận huyện xácnhận

+Quyết định bổ nhiệm giám đốc (tổng giám đốc) và kế toán trưởng - Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: hồ sơ pháp lý bao gồm +Hợp đồng liên doanh

+Điều lệ doanh nghiệp: được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấpphép đầu tư phê duyệt

+Giấy phép đầu tư

+Danh sách hội đồng quản trị và tổng giám đốc có xác nhận của Bộhoặc sở Kế hoạch đầu tư

* Hồ sơ về việc sử dụng vốn vay:

+Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng

+Dự án đầu tư hay luận chứng kinh tế kỹ thuật có liên quan đến việc sửdụng vốn vay.

+Các hợp đồng kinh tế chứng minh việc mua bán nguyên vật liệu, hànghoá máy móc thiết bị…, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá hoặc các hợpđồng khác nhằm thực hiện dự án đầu tư đó

+Các tài liệu thẩm định về kinh tế, kỹ thuật của dự án

+ Đối với việc vay vốn thực hiện dự án đầu tư của doanh nghiệp Nhànước cần có các quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền

+Đối với khách hàng là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty liên doanh cần có văn bản của hội đồng quản trị hoặc những sáng lậpviên về việc chấp thuận vay vốn ngân hàng để thực hiện dự án đầu tư

* Tài liệu về tình hình kinh doanh và khả năng tài chính :

+Báo cáo tài chính trong 2 năm gần đây nhất và các quý của năm xinvay, gồm: bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáolưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo chi tiết về tìnhhình công nợ, tình hình hàng tồn kho…

Trang 17

+Nếu doanh nghiệp mới thành lập chưa đủ thời gian hoạt động 2 nămthì gửi báo cáo từ ngày thành lập đến ngày xin vay.

Đối với doanh nghiệp liên doanh các báo cáo tài chính trên đã được kiểm toán.

* Hồ sơ đảm bảo tín dụng

+Nếu khách hàng có đảm bảo tín dụng bằng tài sản cần có các giấy tờchứng minh quyền sở hữu hợp pháp của bên vay hoặc bên bảo lãnh đối với tàisản

+Nếu khách hàng có đảm bảo tín dụng bằng bảo lãnh của ngân hàngkhác thì phải cung cấp bản chính thư bảo lãnh.

+Nếu khách hàng có đảm bảo tín dụng bằng giá trị các khoản đầu tư xâyđựng các công trình thuộc vốn nhà nước hoặc vốn đầu tư nước ngoài chưa thanhtoán phải có quy định cụ thể trong hợp đồng giao thầu giữa bên thi công và bênthanh toán vốn tại điều khoản thanh toán, xác định: tiền thanh toán được chuyểnvào tài khoản của bên thi công- bên vay tại VPBank.

+Trường hợp bên thế chấp cầm cố tài sản là công ty cổ phần, công tytrách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh phải có văn bản chấp thuận của hội đồngquản trị hoặc các sáng lập viên nhất trí cho giám đốc( hoặc người đại diện hợppháp) của doanh nghiệp được mang tài sản để cầm cố, thế chấp tại ngân hàng

* Các hồ sơ tài liệu khác nếu cán bộ ngân hàng thấy cần thiết và có liênquan đến việc giải quyết cho vay.

Bên cạnh đó, các tài liệu trên cũng phải đảm bảo tính hợp lệ nghĩa là cáctài liệu gửi ngân hàng như báo cáo nghiên cứu khả thi, giấy đề nghị vay vốn,biên bản họp hội đồng quản trị hoặc các sáng lập viên thông qua phương án vayvốn… bắt buộc phải là bản chính và là được ký bởi người đại diện hợp pháp củabên vay Các tài liệu khác nếu không thể cung cấp (như: hồ sơ pháp lý, báo cáotài chính, quyết định bổ nhiệm giám đốc hoặc kế toán trưởng, giấy chứng minhthư nhân dân…) thì sử dụng bản photo nhưng phải có chứng nhận của côngchứng hoặc có ký đóng dấu "Sao y bản chính" của bên vay(nếu bên vay là phápnhân) hoặc có chữ ký của chính người vay (nếu bên vay là thể nhân).

Trang 18

+Những khó khăn, thuận lợi, lợi thế, bất lợi của công ty

+Uy tín của công ty trên thương trường: Khách hàng của doanh nghiệp làcông ty nào, nước nào? mối quan hệ làm ăn có bền vững không? Mặt hàng củadoanh nghiệp chiếm thị trường được bao nhiêu so với các doanh nghiệp cùngngành nghề, việc sản xuất kinh doanh có ổn định không?

- Thẩm định về tư cách của lãnh đạo doanh nghiệp: +Thẩm định về lịch sử bản thân, hoàn cảnh gia đình +Trình độ học vấn, chuyên môn

+Trình độ quản lý +Hiểu biết pháp luật

+Những kinh nghiệm công tác đã qua, những thành công, thất bại trênthương trường

+Uy tín trên thương trường với các bạn hàng, đối tác

+ Nhận thức của người vay vốn, tính hợp tác với ngân hàng

* Thẩm định thực lực tài chính của khách hàng

Để thẩm định khả năng tài chính của khách hàng cán bộ tín dụng cần dựavào các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp và kết hợp với các thông tin từhệ thống CIC, từ các nguồn thông tin khác Nội dung thẩm định khả năng tàichính bao gồm:

Trang 19

+ Nguồn vốn chủ sở hữu: đối chiếu với mức vốn pháp định đối với cácngành nghề kinh doanh của khách hàng, nhận xét sự tăng giảm vốn chủ sở hữunếu có

+ Kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng các năm trước, quýtrước, nhận xét về nguyên nhân lỗ lãi.

+ Tình hình công nợ bao gồm: Nợ các ngân hàng và các tổ chức tíndụng, tình hình thanh toán với người mua, người bán Đi sâu phân tích nhữngkhoản phải thu từ người mua và những khoản phải trả đối với người bán để xácđịnh phần đi chiếm dụng và phần bị chiếm dụng, đánh giá thời hạn luân chuyểnhàng tồn kho, thời hạn lưu chuyển các khoản phải trả, phải thu.

+ Phân tích các hệ số tài chính:

Tỷ suất tài trợ: Chỉ tiêu này cho biết mức độ tự chủ về tài chính của doanhnghiệp Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanhnghiệp càng lớn.

Tỷ suất tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng số nguồn vốn Chỉ tiêu này phải > = 0.3 mới đạt tiêu chuẩn.

Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán của doanh nghiệpthể hiện rõ nét tình hình tài chính của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có khảnăng thanh toán cao thì tình hình tài chính khả quan và ngược lại Các chỉ tiêu vềkhả năng thanh toán được xem xét bao gồm:

- Tỷ suất thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động/ Tổng số nợ ngắn hạn Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toántrong vòng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp là cao hay thấp Chỉ tiêu này đạt tiêu chuẩn khi  1.

- Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động = Tổng số vốn bằng tiền/ Tổng sốtài sản lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động.Chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1 đều không tốt vì sẽ gây ứ đọng vốnhoặc thiếu tiền để thanh toán.

Trang 20

Chỉ tiêu này đạt tiêu chuẩn nếu nằm trong khoảng từ 0,1 đến 0,5.

- Tỷ suất thanh toán tức thời = Tổng số vốn bằng tiền/ Tổng số nợ ngắnhạn.

Nếu tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan,nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán côngnợ và có thể phải bán gấp sản phẩm để trả nợ.

Chỉ tiêu này  0,5 thì đạt tiêu chuẩn Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh:

- Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh = Lợi nhuận / Vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ thu về bao nhiêu đồnglợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

- Tỷ suất tài sản vốn với các khoản nợ nần (T): T = Tổng tài sản có/ Tổng các khoản nợ phải trả

Chỉ tiêu này cho biết với một trách nhiệm nợ nần đến thời điểm tính toánbên vay thực sự còn bao nhiêu tài sản Chỉ tiêu này cần rất lưu ý trong điều kiệnhiện nay, nhất là đối với các công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, tư nhân vìthực sự có nhiều đơn vị nếu tính đúng tài sản không còn đủ trang trải các khoảnnợ nần.Theo cách xác định thông thường, liên quan đến chỉ tiêu này là các chỉ số: - Hệ số các khoản nợ trên tổng tài sản = Các khoản nợ bên ngoài/Tổng tàisản có

Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đơn vị giá trị tài sản có bao nhiêu phần đơn vịgiá trị đi vay bên ngoài

- Hệ số khai thác tài sản =Tổng tài sản có sinh lời/Tổng giá trị tài sản có Ngoài ra cán bộ thẩm định có thể phân tích thêm các hệ số tài chính khácnhư : hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh, hệ số nợ trên tổng tài sản, hệ số khaithác tài sản để làm rõ thêm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Sau khi phân tích, cán bộ tín dụng cần có nhận xét về khả năng tài chínhcủa khách hàng tại thời điểm vay vốn

Trang 21

2.2.3 Thẩm định dự án đầu tư :

Là việc thẩm định dự án trên các khía cạnh sau: +Thẩm định về phương diện thị trường

+Thẩm định về hình thức đầu tư +Thẩm định về phương diện kỹ thuật +Thẩm định về phương diện tài chính

+Thẩm định về phương diện tổ chức quản lý, vận hành công trình +Thẩm định về phương diện vệ sinh môi trường

Các nội dung trên tuỳ theo quy mô, tính chất, đặc điểm của dự án, mứcvốn xin vay, cơ quan tài trợ vốn, tính chất của tài sản đảm bảo phòng tín dụngtiến hành thẩm định một cách toàn diện chi tiết hay chỉ thẩm định khái quátnhững vấn đề đủ để kết luận dự án có khả thi không và ngân hàng có nên tài trợcho dự án hay không

2.2.3.1 Thẩm định phương diện thị trường của dự án

Thị trường là một khâu hết sức quan trọng quyết định sự thành bại củamột dự án, do vậy thẩm định phương diện thị trường là một trong những nội dungkhông thể thiếu khi đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư Tuỳ thuộc vào lượngthông tin và mức độ chính xác của thông tin thu thập được, cán bộ thẩm định tiếnhành đánh giá về thị trường của sản phẩm trên những khía cạnh sau:

* Phân tích nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai về sản phẩm mà dựán cung cấp:

- Đối với thị trường trong nước: Cán bộ thẩm định cần thu thập các thôngtin sau

+Thói quen, tập quán tiêu dùng của người dân địa phương, tình hìnhphát triển kinh tế cũng như mức thu nhập bình quân đầu người của người dântừng vùng tiêu thụ và tốc độ gia tăng dân số hàng năm

+Hiện đã có nhu cầu về sản phẩm mà dự án định sản xuất hay chưa,quy mô là lớn hay nhỏ? Ai là người tiêu thụ chủ yếu và ai sẽ là người tiêu thụ cóthể được.

Trang 22

+Nhu cầu về sản phẩm này đã được thoả mãn bằng cách nào? ai làngười đáp ứng nhu cầu này, trong đó bao nhiêu phần trăm nhu cầu được đáp ứngnhờ sản xuất nội địa và bao nhiêu là do nhập khẩu.

+Sản phẩm của dự án đang nằm trong giai đoạn nào trong chu kỳ sốngcủa sản phẩm

+Nhu cầu về sản phẩm có thay đổi theo mùa không? Dự kiến trongnhững năm tới khi dự án đi vào hoạt động, nhu cầu này sẽ thay đổi như thế nào? + Sản phẩm thay thế của dự án là những loại sản phẩm gì, tình hình sảnxuất và tiêu thụ chúng trên thị trường ra sao, khả năng bị thay thế là bao nhiêu? +Để xác định mức tiêu thụ trong một thời gian nhất định (năm/quý)ngân hàng thường sử dụng công thức sau:

Tổng mức = tổng lượng + tổng sản phẩm + tổng lượng - tổng lượng - tổng lượng tiêu thụ tồn kho sản xuất nhập khẩu xuất khẩu tồn kho đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Để tính được công thức trên, cán bộ thẩm định cần thu thập các thông tinvề tổng sản phẩm sản xuất trong nước tính theo công suất thực tế các nhà máyhiện đang hoạt động, tổng lượng nhập khẩu, tổng lượng xuất khẩu, lượng tồn khotừng kỳ hoặc hàng năm Các thông tin này có thể được cung cấp từ Bộ thươngmại, tổng cục thống kê, các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan chuyênngành của địa phương hay các đầu mối kinh doanh lớn…

- Đối với thị trường nước ngoài: căn cứ vào các hợp đồng bao tiêu sản phẩm,hợp đồng mua bán hàng hoá…

* Phân tích tình hình cung sản phẩm trong hiện tại và tương lai

- Nguồn cung cấp trong nước :

+Hiện có bao nhiêu cơ sở đã và đang sản xuất loại sản phẩm của dự ánvới công suất và sản lượng thực tế là bao nhiêu?

+Khả năng mở rộng sản xuất của các cơ sở hiện có và các cơ sở khác cóthể có trong tương lai

+Các nhà máy đang và sẽ được đầu tư mới

Trang 23

+Các dự án sản xuất sản phẩm cùng loại/sản phẩm thay thế đang và sẽđược triển khai

- Nguồn nhập khẩu: Dự kiến mức nhập khẩu hàng năm (căn cứ vào tốc độ tăngtrưởng bình quân hàng năm)

* Phân tích thị trường mục tiêu của dự án và khả năng cạnh tranh của sảnphẩm

Cán bộ thẩm định cần đánh giá thị trường mục tiêu của dự án là nhằm đểchiếm lĩnh thị trường nội địa, thay thế hàng nhập khẩu hay xuất khẩu ra thịtrường quốc tế Cụ thể cán bộ thẩm định cần xem xét các vấn đề sau:

- Đối với thị trường trong nước (nếu mục tiêu của dự án là nhằm chiếm lĩnhthị trường nội địa hay thay thế hàng nhập khẩu):

+Sản phẩm của dự án có đặc điểm gì về uy tín, mẫu mã, chất lượng, hìnhthức trình bày so với các sản phẩm được sản xuất trong nước và các sản phẩmnhập khẩu? Giá cả và chất lượng có giúp cho sản phẩm cạnh tranh được với cácsản phẩm tương tự trước mắt và lâu dài không?

+Chính sách của doanh nghiệp trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩmnhư thế nào? chi phí cho công tác tiếp thị quảng cáo là bao nhiêu? Dự án cónhững biện pháp gì nhằm đối phó với nạn hàng giả hàng nhái?

+Phương thức tiêu thụ sản phẩm dự án là phương thức nào? Mạng lướiphân phối đã được xác lập chưa, mạng lưới đó có phù hợp với đặc điểm của thịtrường không? ( Mạng lưới tiêu thụ cần được đánh giá kỹ lưỡng nếu như sảnphẩm của dự án là hàng tiêu dùng )

- Đối với thị trường ngoài nước (nếu sản phẩm của dự án sản xuất để xuấtkhẩu)

+Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã xâm nhập được vào thị trường dựkiến hay chưa, kết quả như thế nào? Sản phẩm mà dự án sản xuất ra có những ưuthế gì và liệu có cạnh tranh nổi ở thị trường nước ngoài về giá cả, chất lượngphẩm chất, mẫu mã hay không?

Trang 24

+Những quy định của thị trường xuất khẩu về quy cách, phẩm chất, mẫumã, bao bì, vệ sinh môi trường, hạn ngạch như thế nào? sản phẩm của dự án cókhả năng đáp ứng được những tiêu chuẩn đó hay không?

+Dự án đã có sẵn những khế ước tiêu thụ sản phẩm hay chưa? Nếu có thìthời hạn là bao nhiêu? Số lượng, giá cả như thế nào?

+Khả năng mở rộng thị trường ra nước ngoài như thế nào? cần đặc biệtchú ý tới những thay đổi trong chính sách thương mại quốc tế có thể tạo môitrường thuận lợi hay hạn chế việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án(như lộ trình cắt giảm thuế trong khu vực mậu dịch tự do AFTA, hiệp địnhthương mại Việt Mỹ, những hiệp ước song phương hay các thoả ước quốc tếkhác, những quy định của Việt Nam về hạn ngạch xuất khẩu…)

+Sản phẩm có được nhà nước trợ cấp xuất khẩu không? mức trợ cấp làbao nhiêu?

Nội dung của việc thẩm định này đóng vai trò quyết định đến tính hiệuquả của dự án đầu tư, chỉ khi đảm bảo khả thi về mục tiêu dự án mới thẩm địnhtiếp các nội dung thẩm định khác

2.2.3.3 Thẩm định về phương diện kỹ thuật

- Các phương án lựa chọn máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ +Trình độ tiên tiến của công nghệ ở mức độ nào so với thế giới +Sự phù hợp của công nghệ với Việt Nam

+Đánh gía sự hợp lý trong phương thức chuyển giao công nghệ, khả năngnắm bắt và vận hành công nghệ của chủ đầu tư

+Đánh giá về công suất, danh mục, số lượng, chủng loại của máy mócthiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất

+Đánh giá sự hợp lý của giá cả máy móc thiết bị và phương thức thanhtoán

+Đánh gía uy tín, năng lực của các nhà cung cấp thiết bị

+Đánh giá sự phù hợp về thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị với tiếnđộ thực hiện dự án

Trang 25

- Các phương án đảm bảo yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất

+Nguyên vật liệu đầu vào cho sản phẩm của dự án là những loại nào, cóthuộc loại dễ kiếm hay dễ thay thế không Có những nhà cung cấp đầu vào nào?có nhiều nhà cung cấp đồng thời hay chỉ có một nhà độc quyền cung cấp duynhất?

+Các chính sách của doanh nghiệp trong việc khai thác, thu mua haynhập khẩu nguyên vật liệu như thế nào?

+Nguồn cung cấp có gần nơi sản xuất không và phương thức vận chuyểndự kiến ra sao? Chi phí vận chuyển chiếm tỷ lệ là bao nhiêu trong giá thành sảnphẩm

+Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, tỷ giá trongtrường hợp phải nhập khẩu

- Các phương án thi công, xây dựng công trình

+ Đánh giá sự hợp lý về quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc so với quyhoạch chung của địa phương nơi có công trình xây dựng

+ Đánh giá năng lực, uy tín của các nhà thầu tham gia thi công các hạngmục công trình

+ Đánh giá việc bố trí cơ sở hạ tầng như: Điện, nước, giao thông…

2.2.3.4 Thẩm định về phương diện tài chính

Đây là phần thẩm định bắt buộc và phải tiến hành kỹ lưỡng đối với bất kìdự án vay vốn nào Nội dung thẩm định bao gồm:

+Tổng mức vốn đầu tư +Nguồn tài trợ

+Doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận dự kiến +Dòng tiền của dự án

+Tỷ suất chiết khấu

+Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính +Độ nhạy

Trang 26

* Thẩm định tổng mức vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư của dự án bao gồm vốn cố định và vốn lưu động ban đầucho sản xuất (tính cho chu kì sản xuất kinh doanh đầu tiên) Trong phần này cánbộ thẩm định cần xem xét, đánh giá xem tổng vốn đầu tư đã được tính toán hợplý hay chưa, đã tính toán tất cả các khoản mục cần thiết chưa, cần xem xét cácyếu tố tác động làm tăng chi phí như trượt giá, lạm phát, các khoản mục có thểphát sinh thêm về khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án cósử dụng ngoại tệ… Trên cơ sở tham khảo các dự án tương tự và những kinhnghiệm được ngân hàng đúc kết ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư ( về suấtvốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết và khôngcần thiết ở giai đoạn thực hiện đầu tư…), nếu cán bộ thẩm định thấy có sự khácbiệt quá lớn ở từng nội dung thì cần tiến hành tập trung phân tích, tìm hiểunguyên nhân và đưa ta nhận xét Từ đó đưa ra cơ cấu vốn hợp lý mà vẫn đảm bảomục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để xác định mức tối đa mà ngân hàng nêntham gia tài trợ cho dự án

Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng cần xem xét sự hợp lý về cơ cấu giữavốn cố định và vốn lưu động Sự hợp lý này rất cần thiết, vì dự án đi vào hoạtđộng cần đảm bảo vốn lưu động nếu không thì vốn cố định đã đầu tư vào nhàxưởng sẽ không phát huy được tác dụng Tỷ lệ này tuỳ thuộc vào từng ngànhnghề Ngân hàng sẽ căn cứ vào tốc độ lưu chuyển vốn lưu động của các doanhnghiệp cùng ngành nghề và khả năng tự chủ về vốn lưu động của chủ đầu tư màxác định nhu cầu và chi phí cho từng giai đoạn

* Nguồn tài trợ và cơ cấu nguồn vốn

Trên cơ sở dự kiến tổng vốn đầu tư, cán bộ thẩm định cần đánh giá khảnăng tham gia của mỗi nguồn cả về quy mô và tiến độ Một dự án có thể được tàitrợ từ rất nhiều nguồn: Nguồn vốn tự có, vốn do ngân sách cấp, vốn vay tín dụng,vốn tự huy động Cán bộ thẩm định cần xem xét tỷ trọng đóng góp của từngnguồn, khả năng tham gia nguồn vốn sở hữu trong tổng nguồn vốn Đối với mỗinguồn vốn, cần đánh giá các mặt sau:

Trang 27

- Cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn đảm bảo tính chân thực của nguồn vốn:Dự án thường được tài trợ bởi nhiều nguồn khác nhau Nếu là nguồn ngân sáchcấp hay nguồn vốn vay thì cần có cam kết bằng biên bản sau khi các cơ quan nàyđã ký vào hồ sơ thẩm định dự án Nếu là vốn góp cổ phần, vốn liên doanh cần cócam kết góp vốn về mặt số lượng và tiến độ của các cổ đông hay các bên liêndoanh Nếu là vốn tự có phải có xác minh cụ thể

- Tiến độ của mỗi nguồn vốn nhằm đảm bảo cho dự án được thực hiện và đivào vận hành đúng như dự kiến

* Thẩm định doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận dự kiến Trên cơ sở

những phân tích về cung cầu thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, luậnchứng kinh tế kỹ thuật, các báo cáo tài chính do khách hàng gửi đến,… cán bộthẩm định cần đi sâu kiểm tra các nội dung sau:

- Kiểm tra tổng chi phí, bao gồm chi phí sản xuất (chi phí nguyên vậtliệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí lãi vay, chi phí quảnlý…) và chi phí ngoài sản xuất (chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng, chi phí dựphòng lưu thông và các chi phí khác) Trong quá trình thẩm định cán bộ thẩmđịnh cần tiến hành đánh giá tính chính xác của từng khoản mục phí (ví dụ giá cảnguyên vật liệu đầu vào mà doanh nghiệp đưa ra có phù hợp với chế độ kế toánkhông?…) Phân bố chi phí vay ngân hàng, tính toán các mức thuế phải nộp,tránh thừa hay thiếu, áp dụng sai mức thuế Tiếp đó cần kiểm tra việc tính khấuhao xem cách tính khấu hao đã tuân thủ đúng quy định của Bộ tài chính haychưa, kiểm tra việc tính khấu hao và lãi vay và phân bổ khấu hao và lãi vay vàogiá thành sản phẩm

- Xác định giá thành của từng loại sản phẩm, đánh giá các khoản mục chiphí tạo nên giá thành sản phẩm cao hay thấp, có hợp lý hay không? So sánh vớigiá thành sản phẩm của các loại sản phẩm tương tự trên thị trường từ đó rút ra kếtluận Để tính giá thành sản phẩm cần căn cứ vào tổng mức chi phí, mức chênhlệch giá, xác định được các hao hụt ngoài dự kiến để tiến hành phân bổ cho sốlượng thành phẩm một cách hợp lý

Trang 28

- Kiểm tra cách xác định doanh thu và lợi nhuận của dự án Doanh thucủa dự án là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ thu được trong năm dự kiến baogồm: doanh thu từ sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế liệu và dịch vụ cung cấpcho bên ngoài Doanh thu hàng năm của dự án được xác định trên cơ sở sảnlượng tiêu thụ dự kiến hàng năm và giá bán buôn sản phẩm dịch vụ của dự án.Doanh thu cần được xác định rõ ràng từng nguồn dự kiến theo năm Thôngthường trong những năm đầu hoạt động, công suất thiết kế thường thấp hơn dựkiến (50-80%) và mức tiêu thụ cũng đạt không cao (60-80%) và do đó doanh thuđạt thấp hơn những năm sau (50-60% doanh thu khi ổn định) Lợi nhuận của Dựán là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất các sản phẩm Chênh lệchgiữa doanh thu và các khoản chi phí đã bao gồm cả lãi vay gọi là lợi nhuận trướcthuế đối với Nhà nước là lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận của Dự án mà ngân hàngquan tâm bao gồm lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng trước thuế, lợi nhuận ròng sauthuế

Trên cơ sở tính toán lại các chi phí đầu vào, ước tính mức sản lượng tiêuthụ, giá bán sản phẩm cán bộ thẩm định cần lập bảng dự trù doanh thu, chi phícủa dự án theo mẫu:

Bảng 3: Bảng dự trù doanh thu, chi phí của dự án

+ Chi phí lãi vay + Chi phí khác4 Thu nhập trước thuế5 Thuế TNDN

6 Thu nhập sau thuế

* Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính

Trang 29

Để đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của một dự án đầu tư, ngân hàngthường sử dụng một số những chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu giá trị lợi nhuận ròng của cả đời dự án (NPV)

Là phần chênh lệch giữa tất cả các dòng tiền ròng của dự án trong tươnglai được quy đổi về thời điểm hiện tại và giá trị hiện tại của vốn đầu tư ban đầu

IRR là mức lãi suất mà nếu sử dụng nó để quy đổi các khoản thu chi của dự án vềmặt bằng hiện tại thì các khoản thu = các khoản chi hay nói cách khác thu nhậpròng của dự án bằng không IRR là 1 chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính, nóphản ánh mức lãi suất mà dự án có thể đạt được

(r2 - r1) IRR = r1 + NPV1 * - NPV1 + NPV 2 Dự án chỉ được chấp nhận khi IRR > igh

igh được sử dụng thường là mức lãi suất vay ngân hàng - Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn T

Là thời gian cần thiết để dự án hoạt động thu đủ số vốn đầu tư ban đầu đãbỏ ra Đó chính là khoảng thời gian cần thiết để hoàn trả vốn đầu tư ban đầu bằngcác khoản lợi nhuận thuần và khấu hao thu hồi hàng năm

Tổng số vốn đầu tư

Trang 30

+ Điểm hoà vốn theo sản lượng (X) F

X = p - v

+ Điểm hoà vốn theo doanh thu (R) F

R = v 1 - - p

Nếu điểm hoà vốn doanh thu hoặc sản lượng lớn hơn mức doanh thuhoặc sản lượng của cả đời dự án thì dự án sẽ lỗ và ngược lại Do đó chỉ tiêu nàycàng nhỏ càng tốt, độ an toàn của dự án càng cao, thời gian thu hồi vốn càngngắn

- Xác định năng lực hoà vốn (NI)

NI =

Doanh thu hoà vốn -Tổng doanh thu cả đời dự án

Chỉ tiêu NI lớn hơn hoặc bằng 30% thì dự án mới được lựa chọn

Trang 31

- Chỉ tiêu tỉ suất sinh lời của vốn đầu tư ( RR )

Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá khả năng sinh lời của 1 đồngvốn đầu tư, chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư

RR =

Lợi nhuận sau thuế - Tổng vốn đầu tư

Chỉ tiêu này càng cao càng tốt vì nó phản ánh 1 đồng vốn đầu tư vào dựán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

Trong thực tế, trên cơ sở tổng hợp các bảng dự trù doanh thu, chi phí ở trêncán bộ thẩm định tiến hành lập bảng tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính củadự án trên công cụ Excell theo mẫu sau

Bảng 4: Bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án

1 Doanh thu 2 Tổng chi phí 3 Khấu hao 4 Lãi vay

5 Thu nhập trước thuế 6 Thuế TNDN

7 Thu nhập sau thuế

8 Dòng tiền hàng năm (CFi) 9 PVCFi

10 NPV 11 IRR 13 T 14 RR

* Phân tích độ nhậy

Phân tích độ nhậy là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi một biếnhay hai biến đồng thời đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án Đểphân tích độ nhạy, cán bộ thẩm định trước hết cần dự đoán các yếu tố có khảnăng tác động lớn nhất đến kết quả cuối cùng, sau đó cho các yếu tố đó tăng giảmvới phương án giả định Thông thường các yếu tố được xem xét đó là: tổng vốnđầu tư, sản lượng tiêu thụ thực tế, giá thành nguyên vật liệu đầu vào, giá bán sảnphẩm… mặt khác hiện nay còn có thể dùng thêm lãi suất đi vay và đây là yếu tố

Trang 32

cơ bản quyết định tính khả thi của dự án về mặt tài chính Cụ thể xem xét cáctrường hợp :

+Sản lượng giảm 5%, 10%, 15%…do máy móc không hoạt động hết côngsuất dự kiến, thị trường tiêu thụ giảm, khả năng tổ chức sản xuất không tốt… từđó dẫn đến tổn thất về doanh thu

+Biến phí tăng 5%, 10%, 15%… do giá cả nguyên nhiên liệu tăng, lươngcông nhân tăng, tuy nhiên giá bán sản phẩm và sản lượng không đổi từ đó dẫnđến lợi nhuận giảm

+Giá bán sản phẩm giảm 5%,10%,15%…nhưng chi phí sản xuất và sảnlượng không đổi khiến cho doanh thu bị giảm

+Những thay đổi có thể trong chính sách kinh tế của nhà nước như chínhsách về thuế, các quy định về hạn ngạch, việc hình thành các khu công nghiệpkhu chế xuất… có ảnh hưởng đến đầu ra đầu vào của dự án đến dự án

Trên cơ sở đó thiết lập các bảng tính độ nhậy theo các trường hợp một biếnhay cả hai biến thay đổi đồng thời nhằm tính toán lại các chỉ tiêu NPV hay IRRcủa dự án theo mẫu dưới đây:

Bảng 5a: phân tích độ nhậy 1 chiều

NPV (IRR)cơ sở

Giá trị 1 Giá trị 2 Giá trị 3 Giá trị 1

Giá trị 2 Giá trị 3

2.2.3.5 Thẩm định về phương diện tổ chức quản lý, vận hành công trình

Trang 33

Trong phần này cán bộ thẩm định cần đánh giá những nội dung chủ yếu sau: - Đánh giá kinh nghiệm, trình độ tổ chức quản lý của chủ đầu tư, đánh gíasự hiểu biết, khả năng tiếp cận và điều hành công nghệ mới của dự án

- Đánh gía tư cách pháp lý, uy tín, năng lực tài chính, năng lực kỹ thuậtcủa các nhà thầu tham gia tư vấn, thi công xây lắp công trình

- Đánh giá khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án, phương án sắpxếp, bố trí lao động, trình độ tay nghề, trình độ kỹ thuật của đội ngũ lao động, kếhoạch đào tạo của doanh nghiệp

2.2.3.6 Thẩm định về phương diện môi trường

Cán bộ thẩm định khi xem xét hồ sơ vay vốn cần kiểm tra đối chiếu vớicác văn bản hiện hành xem dự án có nằm trong diện phải lập, thẩm định và trìnhduyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hay không Nếu có thì phải được cáccơ quan chức năng có thẩm quyền chấp nhận, phê duyệt

Trong quá trình khảo sát, cán bộ thẩm định cần xem xét mức độ gây ônhiễm môi trường của dự án, những giải pháp và phương tiện doanh nghiệp ápdụng trong việc xử lý các chất thải Những giải pháp đó có phù hợp với các quyđịnh của luật bảo vệ môi trường, của các Bộ ngành liên quan hay không, chi phílà bao nhiêu

2.2.3.7 Thẩm định về phương diện rủi ro của dự án

Cán bộ thẩm định cần đánh giá những khó khăn, rủi ro có khả năng xảy ravới dự án, từ đó chủ động đề xuất các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác hại củanhững rủi ro đó Tuỳ mức độ phức tạp của dự án và khả năng của bản thân màcán bộ thẩm định có thể chủ động tư vấn cho khách hàng hoặc báo cáo lên trưởngphòng tín dụng để cùng tìm hướng giải quyết Các rủi ro xảy ra đối với một dự ánđầu tư thông thường là:

- Rủi ro do khó, không tiêu thụ được sản phẩm theo dự kiến

- Rủi ro do mức độ cạnh tranh găy gắt hơn dự kiến vì có các đối thủ cạnhtranh mới, có các sản phẩm mới thay thế làm ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm

Trang 34

- Rủi ro do tác động của các yếu tố thiên nhiên, xã hội: Mưa, động đất, lũ,hoả hoạn, trộm cướp, lừa đảo…

- Rủi ro do các chính sách thay đổi của Nhà nước: thuế, xuất, nhập khẩu,đầu tư, đất đai…

- Rủi ro do thay đổi công nghệ, thiết bị, khoa học kỹ thuật

- Rủi ro do thay đổi về bộ máy quản lý, lãnh đạo công ty như: mâu thuẫnnội bộ, rủi ro bất khả kháng xảy ra đối với các lãnh đạo chủ chốt, tài năng củacông ty

2.2.4 Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay

Để tránh những tổn thất xảy ra do khách hàng không trả được nợ như đãcam kết, một trong những quy định mà ngân hàng đưa ra đối với khách hàngmuốn vay vốn là phải có tài sản đảm bảo Tài sản dùng để đảm bảo cho khoảnvay có thể là tài sản thuộc sở hữu của người vay, của bên thứ 3 bảo lãnh hoặc làtài sản hình thành từ chính nguồn vốn vay của ngân hàng Tài sản đảm bảo chínhlà nguồn trả nợ thứ 2 khi thu nhập từ hoạt động của dự án không đảm bảo để trảnợ Tài sản đảm bảo cần được đánh giá 1 cách chính xác làm cơ sở xác định hạnmức tín dụng và đảm bảo khả năng phát mại tài sản khi cần thiết Nội dung thẩmđịnh tài sản đảm bảo bao gồm

* Thẩm định về tính pháp lý của tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo tín dụng trước hết phải có đầy đủ các điều kiện do phápluật quy định, nghĩa là tài sản đó phải:

+Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay hay người bảo lãnh + Không có tranh chấp tại thời điểm ký hợp đồng

+ Được phép giao dịch theo quy định của pháp luật

Nếu tài sản đảm bảo là các chứng từ có giá cần phải có xác nhận của cơquan phát hành về nguồn gốc và giá trị của chứng từ

Cụ thể trong phần này cán bộ thẩm định cần

Trang 35

- Kiểm tra tính đầy đủ về mặt số lượng các loại giấy tờ chứng minh quyềnsở hữu hợp pháp đối với tài sản của người đem cầm cố, thế chấp (như: sổ đỏchứng minh quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe ô tô…),ngoài ra cán bộ thẩm định cũng cần khảo thêm những thông tin khác nhằm xácđịnh rõ ràng vấn đề quyền sở hữu của người vay

- Tìm hiểu các nguồn thông tin từ các cơ quan có thẩm quyền như phòngtài nguyên môi trường, sở địa chính, uỷ ban nhân dân địa phương, toà án, cơ quanđăng ký giao dịch đảm bảo hay từ các phương tiện thông tin đại chúng khác…nhằm xác định tài sản hiện không có tranh chấp

- Kiểm tra, đối chiếu xem tài sản đảm bảo có thuộc danh mục những tàisản đảm bảo bị ngân hàng hạn chế hay cấm cho phép giao dịch không

* Thẩm định tính dễ chuyển nhượng của tài sản

Tài sản đảm bảo phải là các tài sản có thể chuyển nhượng được trên thịtrường Những tài sản không được chấp nhận làm tài sản đảm bảo tín dụng là cácloại tài sản ứ đọng, kém phẩm chất, các loại hàng hoá đặc chủng dễ bị phá huỷ dotác động của môi trường, thời gian… Cán bộ tín dụng cần có trách nhiệm khảosát, nghiên cứu kỹ lưỡng trên thị trường về các loại hàng hoá mà doanh nghiệpdùng làm tài sản đảm bảo để kết luận về tính dễ tiêu thụ của hàng hóa

Trong trường hợp cán bộ tín dụng không có khả năng đánh giá về cácvấn đề trên thì phải báo cáo lại cho trưởng phòng xem xét báo cáo tổng giám đốccó hướng xử lý tuyệt đối cho vay trong khi chưa có khả năng đánh giá về tínhnăng tác dụng và tính dễ tiêu thụ của hàng hoá

* Thẩm định giá trị tài sản đảm bảo

Công việc này do các nhân viên phòng thẩm định tài sản đảm bảo trực

tiếp đảm nhiệm

Hạn mức cho vay là 1 tỷ lệ phần trăm nhất định tính trên giá trị tài sảnđảm bảo, được ngân hàng quy định tuỳ theo tính chất rủi ro của dự án nhằm đảmbảo nguyên tắc giá trị tài sản thế chấp phải lớn hơn số tiền xin vay

Trang 36

Lưu ý: đối với tài sản hình thành từ vốn vay, người vay phải cam kết dùng toàn

bộ giá trị công trình đầu tư mới bao gồm toàn bộ nhà xưởng, văn phòng, khotàng, thiết bị máy móc…để thế chấp cho ngân hàng Trong trường hợp các côngtrình đầu tư xây dựng mới, các nhà xưởng, kho tàng, vật kiến trúc khác… chưahình thành trên thực tế hoặc đang xây dựng dở dang thì việc xác định giá trị tàisản này phải dựa vào luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuậtvà tổng dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

2.4 Tình hình thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại cổphần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thời gian qua

Trong thời gian qua, nhờ ngân hàng đã không ngừng chú trọng nâng caochất lượng hoạt động tín dụng, đặc biệt là công tác lựa chọn, phân loại kháchhàng, thẩm định dự án đầu tư, thẩm định khách hàng vay vốn trước khi ra quyếtđịnh cấp tín dụng, tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ,… mà hoạt động thẩmđịnh dự án đầu tư đã đạt được những kết quả sau:

Bảng 6: Kết quả thẩm định dự án đ ầu tư t i ngân h ngại ngân hàng àng

Trang 37

đó chất lượng thẩm định dự án ngày càng được cải thiện Nợ quá hạn có xuhướng giảm ( tổng số nợ quá hạn giảm từ 41.3 tỷ năm 2002 xuống chỉ còn 14.5 tỷnăm 2004), điều này đã khẳng định nỗ lực không ngừng của ngân hàng trongcông tác quản lý hoạt động thẩm định Tuy vậy tỷ nợ quá hạn năm 2005 lại tăngđáng kể so với những năm trước, điều này gây ra là do sự biến động bất lợi củathị trường bất động sản trong nước, nhiều dự án vay nhưng không có khả năng trảnợ Tuy nhiên ngân hàng đã có sự điều chỉnh kịp thời và tỷ lệ nợ quá hạn này đếnnay đã giảm xuống, đảm bảo mục tiêu an toàn trong hoạt động tín dụng

III VÍ DỤ MINH HỌA CHO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠINGÂN HÀNG: " DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤTĐÁ XẺ VÀ ĐÁ TRANG TRÍ NỘI THẤT "

Giới thiệu chung về doanh nghiệp

* Tên khách hàng: công ty TNHH Anh Trung

- Loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiêm hữu hạn

- Trụ sở : 540 Đường Láng- Phường Láng Hạ -Đống Đa- Hà Nội

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102004178 do Sở Kế hoạchđầu tư Hà Nội cấp ngày 26/12/2001, đăng kí thay đổi lần 2 ngày 06/09/2005 - Điện thoại: 04.7760286 Fax:7762557

+Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá

+Cho thuê văn phòng, nhà ở, ki ốt, trung tâm, kho bãi và nhà thi đấu thểthao

Trang 38

+Gia công cơ khí, sắt thép

+Sản xuất đá xẻ, đá granite, hoàn thiện đá, cắt đá tạo hình theo yêu cầuxây dựng, cột đá, đế cột…

+Kinh doanh lương thực thực phẩm

+Xuất nhập khẩu các mặt hàng mà công ty kinh doanh * Vốn điều lệ theo đăng ký kinh doanh: 6,8 tỷ

* Đại diện theo pháp luật: Giám đốc Ông Nguyễn Văn Sức

Số chứng minh thư nhân dân: 011575266 do công an thành phố cấp ngày12/7/2005

* Mục tiêu của dự án : đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất gạch block tựchèn và đá công nghiệp phục vụ thị trường nội địa

Hồ sơ khách hàng gửi đến bao gồm

- Đơn đề nghị vay vốn kiêm giấy nhận nợ

- Biên bản họp hội đồng thành viên của công ty TNHH Anh Trung chấpnhận việc vay vốn ngân hàng để thực hiện dự án

- Quyết định phê duyệt dự án khả thi và các văn bản có liên quan

+Quyết định số 634/QĐ-UB của UBND tỉnh Hưng Yên về việc chấpthuận "dự án đầu tư xây dựng nhà máy đá xẻ và đá trang trí nội thất" của công tyAnh Trung

+Quyết định số 844/QĐ-UB của UBND tỉnh Hưng Yên về việc thu hồiđất tại xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên cho công ty thuê để xâydựng nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng

+Quyết định 1071/QĐ-UB phê duyệt phương án đền bù thu hồi đất,hoa màu và giá thuê đất khi giao đất cho công ty sử dụng

Trang 39

+Quyết định số 524/QĐ-UB về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử đấtcho công ty Anh Trung

+ Biên bản đền bù giải phóng mặt bằng

+Quyết định số 2240/QĐ-BKHMT của Bộ khoa học và môi trườngngày 08/7/2005 về việc phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án"xây dựng nhà máy sản xuất đá xẻ và đá trang trí nội thất"

- Đăng kí kinh doanh, mã số thuế

- Các hợp đồng liên quan đến việc xây dựng nhà máy sản xuất như: hợpđồng thuê các nhà thầu xây dựng, lắp đặt cho công trình, hợp đồng cung cấp điện,nước…

- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm 2003, 2004 và 9 tháng 2005 - Báo cáo quyết toán thuế năm 2004 và báo cáo thuế 9 tháng năm 2005 - Một số hoá đơn mua hàng và bán hàng

- Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án

Nhìn chung các loại hồ sơ tài liệu khách hàng trình thẩm định đã đầy đủvề mặt số lượng và đảm bảo tính hợp lệ theo quy định hiện hành của ngân hàng

Thẩm định khách hàng vay vốn

* Về năng lực pháp lý của khách hàng

Doanh nghiệp Anh Trung là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, đượcthành lập theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0102004178 do Sở Kếhoạch đầu tư cấp ngày 26/1/2001 thay đổi lần 2 ngày 06/09/2005 Như vậy côngty Anh Trung có đầy đủ tư cách pháp nhân, thành lập và hoạt động hợp pháp theopháp luật hiện hành của Việt Nam

* Về lịch sử hình thành, phát triển và uy tín của doanh nghiệp

Công ty Anh Trung được thành lập và hoạt động được hơn 4 năm, hiệncông ty đang thuê một nhà xưởng tại 540 đường Láng Hà Nội với tổng cộng 30nhân công, 5 máy cắt mài đá, nhân công trực tiếp sản xuất khoảng 22 người cònlại là giao hàng và nhân công trung gian Là một doanh nghiệp có kinh nghiệmlâu năm trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng đá trang trí nội thất, ốp lát, công ty

Trang 40

đã tạo được số lượng bạn hàng tương đối lớn, khách hàng của công ty chủ yếu làcác công trình và cả khách hàng cá nhân rất đa dạng Sản phẩm của công ty kháđa dạng, phong phú về chủng loại tạo được nhiều uy tín đối khách hàng trongnước, nhiều công ty đã trở thành bạn hàng gắn bó nhiều năm với công ty

Giám đốc doanh nghiệp: Ông Nguyễn Văn Sức là người có kinh nghiệm vàcó mối quan hệ rộng rãi với nhiều bạn hàng và khách hàng có uy tín cao trong cảnước

* Về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 4 năm gần đây đượcthể hiện tóm tắt qua các bảng báo cáo tài chính sau:

Ngày đăng: 17/11/2012, 17:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tổng nguồn vốn và cơ cấu huy động vốn của ngân hàng                                                                                                  (Đơn vị: Tỷ đồng) - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư .doc
Bảng 1 Tổng nguồn vốn và cơ cấu huy động vốn của ngân hàng (Đơn vị: Tỷ đồng) (Trang 9)
Bảng 2: Kết quả hoạt động tíndụng của ngân hàng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư .doc
Bảng 2 Kết quả hoạt động tíndụng của ngân hàng (Trang 11)
Bảng 3: Bảng dự trù doanh thu, chi phí của dự án - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư .doc
Bảng 3 Bảng dự trù doanh thu, chi phí của dự án (Trang 28)
Trong thực tế, trên cơ sở tổng hợp các bảng dự trù doanh thu, chi phí ở trên cán bộ thẩm định tiến hành lập bảng tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của  dự án trên công cụ Excell theo mẫu sau    - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư .doc
rong thực tế, trên cơ sở tổng hợp các bảng dự trù doanh thu, chi phí ở trên cán bộ thẩm định tiến hành lập bảng tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án trên công cụ Excell theo mẫu sau (Trang 31)
Bảng 7:Bảng số liệu cân đối kế toán công ty Anh trung - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư .doc
Bảng 7 Bảng số liệu cân đối kế toán công ty Anh trung (Trang 41)
Bảng 8: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Anh Trung - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư .doc
Bảng 8 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Anh Trung (Trang 43)
Bảng 11: Bảng tính chi phí mua sắm máy móc thiết bị của dự án - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư .doc
Bảng 11 Bảng tính chi phí mua sắm máy móc thiết bị của dự án (Trang 50)
+Máy cưa dây để xẻ đá ra hình tròn +Máy đánh bóng và mà đá - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư .doc
y cưa dây để xẻ đá ra hình tròn +Máy đánh bóng và mà đá (Trang 50)
Bảng 16: Bảng quy định thời gian thẩmđịnh dự án tại ngân hàng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư .doc
Bảng 16 Bảng quy định thời gian thẩmđịnh dự án tại ngân hàng (Trang 60)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w