Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng VPBANK
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế sẽ không thể phát triển nếu không có hoạt động kinh doanhđầu tư Hoạt động đầu tư được coi như chìa khoá, tiền đề cho sự phát triển.Hoạt động đầu tư có rất nhiều hướng, trong đó kế hoạch hoá đầu tư đã cụ thểhoá các kế hoạch đầu tư là một hướng quan trọng Dự án đầu tư là một hìnhthức cụ thể hoá các kế hoạch đầu tư Đầu tư theo dự án được xem như là mộthình thức đầu tư có căn bản nhất và sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, phòng ngừađược những rủi ro Như vậy dự án đầu tư có vai trò quyết định việc thựchiện các hoạt động đầu tư Thẩm định dự án đầu tư là một khâu trọng yếutrong quá trình chuẩn bị đầu tư Sự thành bại của hoạt động đầu tư chịu ảnhhưởng rất lớn của các quyết định đầu tư và giấy phép đầu tư Việc ra quyếtđịnh đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư phụ thuộc vào công tác thẩm định cóchất lượng cao mà khâu quan trọng nhất xuyên suốt dự án đầu tư là thẩm địnhtài chính dự án Như vậy chất lượng thẩm định tài chính của công tác thẩmđịnh sẽ trực tiếp tác động lên các quyết định đầu tư là cấp phép đầu tư và tớihiệu quả đầu tư.Trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư, thẩm định tài chính
dự án đầu tư trở thành một khâu không thể thiếu được trước khi ra quyết địnhđầu tư và cấp giấy phép đầu tư
Hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động của Ngân hàngthương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam nói riêng
là rất cần thiết và quan trọng đối với nền kinh tế của nước ta Với hoạt động đivay để cho vay các ngân hàng đã huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trongdân cư, các tổ chức, đơn vị hoạt động kinh doanh để cho các đơn vị, tổ chứccần vốn vay để tiến hành các hoạt động của mình
Tuy nhiên, hoạt động trong ngành ngân hàng có rất nhiều rủi ro tiềm ẩnvậy cần có những biện pháp tốt hơn để giải quyết những rủi ro đó Một trongcác biện pháp đó là nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em đã quyết định chọn đề
tài: " Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng VPBANK" Chuyên đề được chia làm hai phần:
Trang 2Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương nghiệp cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Chương 2: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự
án đầu tư tại Ngân hàng.
Trong quá trình phân tích, do còn thiếu kinh nghiệm và hạn chế về mặtnhận thức, Chuyên đề thực tập của em chắc chắn sẽ còn nhiều sai sót Em rấtmong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để Chuyên đề của emđược hoàn thiện hơn
Em rất cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong bộ môn, đặc biệt
là cô Nguyễn Thị ái Liên đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề
Trang 3CHƯƠNG I THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng
Ngân hàng VP Bank hay còn gọi là Ngân hàng thương mại cổ phần cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam được thành lập theo giấy phép hoạtđộng số 0042/ NH- GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấpngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm Ngân hàng bắtđầu hoạt động từ ngày 4 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535 /QĐ-UBB ngày 4 tháng 9
Là một ngân hàng cổ phần quy mô trung bình, tăng trưởng cao qua cácnăm, nhưng vẫn là ngân hàng nhỏ so với NHQD hoặc NHNN.Cơ cấu nguồnvốn từ tiết kiệm là chính nên chi phí huy động cao, vốn tự có nhỏ nên phù hợpvới các khoản vay cỡ vừa
Các chức năng hoạt động chủ yếu của vpbank bao gồm: huy động vốnngắn hạn, trung và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốnngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năngnguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; Dịch vụ thanh toán quốc tế;Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấpcác dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế; Cung cấp các dịch vụ giữacác khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN ViệtNam
* Về vốn điều lệ
Ban đầu khi thành lập vốn điều lệ của ngân hàng là 20 tỷ VNĐ Sau
đó, do nhu cầu phát triển, VP Bank đã tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VNĐ
Trang 4theo quyết định số 193/QĐ - NH5 ngày 12/9/1994 và tiếp tục tăng lên 174,9
tỷ VNĐ năm 1996 Đến cuối năm 2004, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đãchấp thuận cho VP Bank được nâng vốn điệu lệ lên 198,4 tỷ đồng Trong quý
1 năm 2005, VP Bank đã được phép nâng vốn điều lệ lên 243,7 tỷ đồng Với
số vốn điều lệ này, VPBank đã trở thành một trong những ngân hàng có sốvốn điều lệ lớn nhất cả nước
* Về mạng lưới chi nhánh
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VP Bank luôn chú ý đếnviệc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động ở các thành phố lớn.Cuối năm 1993, thống đốc NHNN đã chấp thuận cho VP bank mở chi nhánhtại TP Hồ Chí Minh Năm 1994, VP bank mở thêm chi nhánh tại Hải Phòng
và chi nhánh Đà Nẵng Đến cuối năm 2004, chi nhánh Hà Nội, Huế, Sài Gònđược thành lập Đầu năm 2005,VP bank tiếp tục mở bốn chi nhánh cấp 1khác là chi nhánh Cần Thơ, chi nhánh Quảng Ninh, chi nhánh Vĩnh Phúc vàchi nhánh Bắc Giang
Tính đến tháng 7 năm 2005, hệ thống VP bank có tổng cộng 30 điểmgiao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 10 chi nhánh cấp 1 tại các tỉnh,thành phố của đất nước là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, CầnThơ, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, 15 chi nhánh cấp 2 và 4phòng giao dịch Trong năm 2006, VP bank dự kiến sẽ mở thêm khoảng 20điểm giao dịch mới tại các tỉnh, thành là trọng điểm kinh tế của cả nước
* Mạng lưới ngân hàng đại lý
Hiện nay, có trên 200 ngân hàng thuộc nhiều nước trên thế giới và sẽtiếp tục tăng trong những năm tới
* Về đội ngũ cán bộ
Số lượng cán bộ, nhân viên của VP bank trên toàn hệ thống tính đếnnay là gần 700 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độĐại học và trên Đại học (chiếm 87%) Với đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệttình, năng động và có trình độ nghiệp vụ cao, nguồn nhân lực của VP bank
Trang 5luôn được đánh giá cao và là một trong những tiền đề cho sự phát triển củaNgân hàng trong tương lai.
Những năm 1994-1996 là giai đoạn phát triển năng động củaVPBank.Trong giai đoạn này ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả khả quan,
tỷ suất lợi nhuận/vốn cổ phần đạt 36%/năm (95-96) chất lượng tín dụng đảmbảo, các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh chóng.Tuy nhiên do một phầnảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á, một phần do những sai lầm
về mặt chủ quan, thời kì tiếp theo NH đã phải đương đầu với cuộc khủnghoảng nặng nề Từ năm 1997 tới nay được sự giúp đỡ của các cơ quan chứcnăng và NHNN tình hình đã có nhiều chuyển biến thuận lợi, NH đã dần bướcvào giai đoạn củng cố và tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn mới
Với phương châm xây dựng VPBank trở thành Ngân Hàng bán lẻhàng đầu khu vực phía Bắc và cả nước” khách hàng tiềm năng của VPBank làcác doanh nghiệp ngoài quốc doanh quy mô vừa và nhỏ và tầng lớp dân cưtrung lưu ở đô thị NH đang phấn đấu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranhđồng thời phấn đấu hết để phục vụ khách hàng, góp phần vào sự nghiệp pháttriển kinh tế xã hội của đất nước
1.2 Sơ đồ tổ chức, cơ cấu chức năng các phòng ban
Trang 6Ban kiểm soát
Hội đồng tín
dụng
Hội đồng quản trị
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ
Ban điều hành Các ban tín dụng
Phòng kế toán Hội sở
Phòng ngân quỹ
Phòng tổng hơp và Quản lí hành chính
Các chi nhánh cấp 1
Trung tâm tin học
Trung tâm kiều hối phát chuyển tiền nhanh W.U
Trang 7- Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên trong đó có 3 uỷ viên thường trựcgồm Chủ tịch, phó chủ tịch, thứ nhất và một uỷ viên thường trực kiêm tổnggiám đốc Hội đồng quản trị có nhiệm vụ thay mặt đại hội đồng cổ đông quyếtđịnh các vấn đề lớn như: Quyết định chiến lược phát triển của ngân hàng; bổnhiệm, cách chức tổng giám đốc, phó tổng giám đốc; quyết định cơ cấu tổchức, quy chế quản lý nội bộ; quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đạidiện; quyết định giá chào bán cổ phần
- Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên chyêntrách.Ban này có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quảm lý, điềuhành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tàichính; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng
- Hội đồng tín dụng là tổ chức do HĐQT lập ra, ngoài ra HĐQT còn lập
ra các Ban tín dụng tại tất cả các chi nhánh cấp I Hội đồng tín dụng và bantín dụng đều có nhiệm vụ phê duyệt các quyết định cấp tín dụng cho kháchhàng nhưng với các giới hạn tín dụng khác nhau
- Phòng kiểm tra- kiểm toán nội bộ trực thuộc ban điều hành, được phân
bổ cho mỗi chi nhánh cấp I ít nhất từ 1-2 nhân viên Bộ phận này có chứcnăng kiểm tra, giám sát các hoạt động thường ngày và toàn diện trong tất cảcác giai đoạn trước, trong và sau trong quá trình thực hiện mỗi nghiệp vụ củangân hàng
- Phòng ngân quỹ gồm 2 mảng nghiệp vụ chính: Quỹ nghiệp vụ và khotiền
Trang 8Bộ phận kiểm ngân
Bộ phận giao dịch
+ Kho tiền:
Quản lí toàn bộ tài sản có trong kho
Thực hiện việc xuất nhập kho
- Các phòng giao dịch có chức năng :
+Huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân
+Thu hút tiền gửi trong dân cư
+ Cho vay
+Thực hiện 1 số các nghiệp vụ như: chuyển tiền nhanh, mua ngoại
tệ kinh doanh, chiết khấu công trái, thanh toán Visa và séc du lịch
- Phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức hạch toán và kiểm soát tập trungtất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại ngân hàng Bộ phận kế toán giaodịch được bố trí theo nguyên tắc một kế toán viên theo dõi tất cả các tài khoảncủa cùng một khách hàng để có thể nắm vững toàn bộ quan hệ của kháchhàng với ngân hàng và quản lý các tài khoản của khách hàng chặt chẽ hơn.Phòng kế toán có trách nhiệm phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ khác đểhạch toán đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ phát sinh, đồng thời cung cấp các sốliệu thông tin cần thiết phục vụ cho tác nghiệp cụ thể của các phòng nghiệp
vụ liên quan
- Phòng hành chính quản trị có nhiệm vụ: tổ chức công tác hành chính,văn thư, tổ chức công tác quản trị và tham gia công tác xã hội, tổ chức hộithảo, hội nghị, quản lý văn thư đi- đến, quản lý con dấu
1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong một số năm gần đây
Trang 9đồng, tăng 5.2% so với thực hiện năm 2004 Huy động trên thị trường liênngân hàng và các tổ chức tín dụng được trên 3.364 tỷ đồng, tăng 63.4% so vớithực hiện năm 2004 Nhìn chung các đơn vị đều hoàn thành vượt mức kếhoạch
Trang 10
Tỷ trọng Số tiền
Tỷ trọng Tổng nguồn
(Nguồn: báo cáo thường niên của ngân hàng qua các năm)
Bảng số liệu cho thấy tỷ trọng các nguồn vốn huy động từ 2 thị trường
I và II trong tổng nguồn vốn đã thay đổi qua các năm Cụ thể tỷ trọng nguồnvốn huy động qua thị trường I có xu hướng giảm từ 77% năm 2002 xuống còn36% năm 2005, trong khi đó vốn huy động ở thị trường II lại tăng từ 23%năm 2002 lên 64% năm 2005 Nhìn chung đây là xu hướng tích cực bởi vìnguồn vốn huy động qua thị trường II có chi phí thấp hơn làm giảm chi phívốn bình quân
Mặt khác cũng từ bảng số liệu trên, ta thấy tổng nguồn vốn huy độngcủa ngân hàng liên tục tăng qua các năm Xét về mặt tuyệt đối, tổng nguồnvốn huy động tăng từ 1.221,5 tỷ năm 2002 lên ở mức 5.228,2 tỷ vào năm
2005, tức là tăng 4.006,7 tỷ trong vòng 4 năm Tuy nhiên nếu xét về giá trịtương đối, mặc dù nguồn vốn huy động có tăng nhưng tốc độ tăng năm sau lại
có xu hướng giảm so với năm trước, cụ thể là tốc độ gia tăng vốn đã giảm từ82,6% năm 2003 xuống còn 34,5 % vào năm 2005 Nguyên nhân chủ yếu làtrong thời gian qua, ngân hàng phải đương đầu với nhiều khó khăn gây ra do
sự cạnh tranh găy gắt giữa các ngân hàng thương mại trong việc thu hút các
Trang 11nguồn tiền gửi dân cư Tuy nhiên, để đạt được những kết quả như trên, ngânhàng đã không ngừng chú trọng các biện pháp tăng cường huy động vốnnhằm tăng tăng tài sản có, cải thiện chất lượng dịch vụ nhằm nâng cao uy tínvới khách hàng, liên tục mở rộng hệ thống mạng lưới chi nhánh trong toànquốc, duy trì tốt quan hệ trên thị trường liên ngân hàng, nghiên cứu phát triểncác sản phẩm, dịch vụ bán lẻ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của kháchhàng… Đặc biệt ngân hàng đã tích cực đưa ra những hình thức huy động mớinhư tiết kiệm có bốc thăm trúng thưởng hay tiết kiệm VND được bù trượt giáUSD, sản phẩm này đã đáp ứng được tâm lý của khách hàng e ngại sự mất giácủa VND so với USD nhưng lại muốn hưởng lãi cao Nhờ những nỗ lực trên
mà công tác huy động vốn đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tổngnguồn vốn huy động liên tục qua các năm tạo tiền đề cho sự tăng trưởng củangân hàng trong những năm tới
* Hoạt động tín dụng
Đây là hoạt động mang lại chủ yếu đem lại nguồn thu cho ngân hàng.Doanh số cho vay toàn hệ thống năm 2005 đạt 2.761 tỷ đồng, tăng 28,1% sovới thực hiện năm 2004, dư nợ cho vay đạt 2.358 tỷ đồng tăng 26,4% so vớinăm 2004 Thu nhập thuần từ tiền lãi đạt 108,2 tỷ đồng tăng 41% so với năm
2004 Nhờ kết hợp sử dụng nhiều biện pháp tăng cường hoạt động tín dụng,công tác cho vay của ngân hàng trong thời gian qua đã đạt được những kếtquả như sau:
Trang 12
1.8651.004,24
862,76
2.3581.115,421.202,58
(Nguồn: báo cáo thường niên ngân hàng qua các năm)
Cơ cấu cho vay trong tổng dư nợ cũng có những thay đổi đáng kể, dư nợngắn hạn có xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng giảm (từ 66% năm 2002xuống còn 47,3% năm 2005), trong khi dư nợ trung- dài hạn chiếm tỷ trọngngày càng tăng trong tổng dư nợ (từ 34% năm 2002 lên 51%năm 2005) Đây
là một xu hướng tích cực trong hoạt động của mỗi ngân hàng trong giai đoạnhiện nay
II KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG
2.1 Quy trình thẩm định dự án
Trang 13* Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ vay:
Cán bộ nhân viên VPBank tiếp xúc với các doanh nghiệp có nhu cầuvay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hay thực hiện một dự án, nhân viênhướng dẫn khách hàng cách lập hồ sơ xin vay vốn và các giấy tờ cần thiết cóliên quan Chủ đầu tư theo đó lập hồ sơ hợp lệ gửi tới VP Bank
* Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ
Cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, hồ sơ thẩm định(đề nghị thẩm định) báo cáo tiền khả thi và báo cáo khả thi được coi là hợp lýkhi được chủ đầu tư thụ lý theo yêu cầu thông tư số 06/1999/TT- BKH- ĐT
hồ sơ
Kiểm tra, xem xét tính đầy
đủ, hợp lệ của hồ sơ
Tiến hành thẩm định
Lập
tờ trình thẩm định
Trưởng phòng tín dụng đánh giá, xem xét lại, cho ý kiến đề xuất
Ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng ra quyết định cho vay
Yêu cầu bổ
sung
Hoàn tất hồ
sơ và giải ngânđầy
đủ
Trang 14ngày 24/11/1999 hướng dẫn về nội dung, tổng mức đầu tư, hồ sơ thẩm định
dự án đầu tư, báo cáo đầu tư và thông tư số 07/2000/TT- BKHĐT ngày3/7/2000 về sửa đổi bổ xung thông tư số 06
Cán bộ thẩm định có thể thực tế đến tận điểm xây dựng của doanhnghiệp, xem xét, hỏi ý kiến của các đơn vị có liên quan và các trung tâmthông tin về tình hình tài chính, tư cách pháp lý, tình hình vay nợ của chủđầu tư
Phòng tài sản có nhiệm vụ thực hiện việc thẩm định và đánh giá cáctài sản thế chấp cầm cố, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản cầm cố thếchấp, thẩm định và chịu trách nhiệm về giá trị tài sản thế chấp cầm cố đảmbảo cho khoản vay
* Bước 4: Quyết định của người có thẩm quyền:
Cán bộ tín dụng hoàn chỉnh nội dung tờ trình, trình trưởng phòng kýthông qua, sau đó có nhiệm vụ trực tiếp trình lên ban tín dụng hoặc hội đồngtín dụng Ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng (tuỳ thuộc vào từng dự án) sẽxem xét lại hồ sơ, ý kiến của cán bộ thẩm định từ đó quyết định có cho dự ánvay vốn hay không Nếu đồng ý sẽ cấp tín dụng cho dự án và sẽ thực hiện giảingân theo sự thoả thuận của 2 bên Định kỳ sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn vay
Trang 15của chủ đầu tư, giám sát quá trình tiến hành dự án dể đảm bảo khả năng thanhtoán của dự án.
Đối với những dự án nhỏ, vay từ 2 tỷ đồng trở xuống và có tài sản thếchấp, bảo lãnh thì chỉ cần lập ban tín dụng, ban này sẽ chịu trách nhiệm thẩmđịnh và quyết định cho vay vốn
Đối với những dự án lớn phức tạp, vay trên 2 tỷ đồng thì cần phải lậphội đồng thẩm định xem xét, thẩm định dự án
2.2 Nội dung thẩm định dự án tại ngân hàng
2.2.1.Thẩm định hồ sơ vay vốn :
Hồ sơ vay vốn cần đảm bảo tính đầy đủ và hợp lệ, theo quy định củangân hàng các loại hồ sơ cần thiết phải bao gồm
* Hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý của bên vay :
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp trong nước : Hồ sơ cần có bao gồm +Quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập
+Các tổng công ty 91 phải có quyết định thành lập do thủ tướngchính phủ kí
+Các tổng công ty 90 phải có quyết định thành lập do Bộ trưởng Bộquản lý ngành ký
+Các doanh nghiệp thuộc tỉnh thành phố trực thuộc trung ương doUBND tỉnh thành phố trực thuộc TW kí quyết định thành lập
Hợp tác xã : Phải có biên bản hội nghị thành lập hợp tác xã
+Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh còn trong thời hạn hiệu lực:
do Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cấp, đối vớihợp tác xã thì đăng kí kinh doanh do uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp, trừ
Thẩm định hồ
sơ vay vốn
Thẩm định khách hàng vay vốn
Thẩm định dự
án đầu tư
Thẩm định cácbiện pháp đảmbảo tiền vay
Trang 16trường hợp kinh doanh trong các ngành nghề theo quy định riêng của chínhphủ thì do UBND tỉnh- thành phố trực thuộc TW cấp
+Điều lệ: Điều lệ của doanh nghiệp phải được cấp có thẩm quyềnquyết định thành lập xác nhận Điều lệ của HTX phải được UBND quậnhuyện xác nhận
+Quyết định bổ nhiệm giám đốc (tổng giám đốc) và kế toán trưởng
- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: hồ sơ pháp lý bao gồm +Hợp đồng liên doanh
+Điều lệ doanh nghiệp: được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấpphép đầu tư phê duyệt
+Giấy phép đầu tư
+Danh sách hội đồng quản trị và tổng giám đốc có xác nhận của Bộhoặc sở Kế hoạch đầu tư
* Hồ sơ về việc sử dụng vốn vay:
+Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng
+Dự án đầu tư hay luận chứng kinh tế kỹ thuật có liên quan đếnviệc sử dụng vốn vay
+Các hợp đồng kinh tế chứng minh việc mua bán nguyên vật liệu,hàng hoá máy móc thiết bị…, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá hoặc cáchợp đồng khác nhằm thực hiện dự án đầu tư đó
+Các tài liệu thẩm định về kinh tế, kỹ thuật của dự án
+ Đối với việc vay vốn thực hiện dự án đầu tư của doanh nghiệpNhà nước cần có các quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền
+Đối với khách hàng là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữuhạn, công ty liên doanh cần có văn bản của hội đồng quản trị hoặc những sánglập viên về việc chấp thuận vay vốn ngân hàng để thực hiện dự án đầu tư
* Tài liệu về tình hình kinh doanh và khả năng tài chính :
+Báo cáo tài chính trong 2 năm gần đây nhất và các quý của nămxin vay, gồm: bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
Trang 17báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo chitiết về tình hình công nợ, tình hình hàng tồn kho…
+Nếu doanh nghiệp mới thành lập chưa đủ thời gian hoạt động 2năm thì gửi báo cáo từ ngày thành lập đến ngày xin vay
Đối với doanh nghiệp liên doanh các báo cáo tài chính trên đã được kiểmtoán
* Hồ sơ đảm bảo tín dụng
+Nếu khách hàng có đảm bảo tín dụng bằng tài sản cần có các giấy
tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của bên vay hoặc bên bảo lãnh đối vớitài sản
+Nếu khách hàng có đảm bảo tín dụng bằng bảo lãnh của ngân hàngkhác thì phải cung cấp bản chính thư bảo lãnh
+Nếu khách hàng có đảm bảo tín dụng bằng giá trị các khoản đầu tưxây đựng các công trình thuộc vốn nhà nước hoặc vốn đầu tư nước ngoàichưa thanh toán phải có quy định cụ thể trong hợp đồng giao thầu giữa bên thicông và bên thanh toán vốn tại điều khoản thanh toán, xác định: tiền thanhtoán được chuyển vào tài khoản của bên thi công- bên vay tại VPBank
+Trường hợp bên thế chấp cầm cố tài sản là công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh phải có văn bản chấp thuận củahội đồng quản trị hoặc các sáng lập viên nhất trí cho giám đốc( hoặc ngườiđại diện hợp pháp) của doanh nghiệp được mang tài sản để cầm cố, thế chấptại ngân hàng
* Các hồ sơ tài liệu khác nếu cán bộ ngân hàng thấy cần thiết và có liên
quan đến việc giải quyết cho vay.
Bên cạnh đó, các tài liệu trên cũng phải đảm bảo tính hợp lệ nghĩa làcác tài liệu gửi ngân hàng như báo cáo nghiên cứu khả thi, giấy đề nghị vayvốn, biên bản họp hội đồng quản trị hoặc các sáng lập viên thông qua phương
án vay vốn… bắt buộc phải là bản chính và là được ký bởi người đại diện hợppháp của bên vay Các tài liệu khác nếu không thể cung cấp (như: hồ sơ pháp
Trang 18lý, báo cáo tài chính, quyết định bổ nhiệm giám đốc hoặc kế toán trưởng, giấychứng minh thư nhân dân…) thì sử dụng bản photo nhưng phải có chứngnhận của công chứng hoặc có ký đóng dấu "Sao y bản chính" của bên vay(nếubên vay là pháp nhân) hoặc có chữ ký của chính người vay (nếu bên vay làthể nhân).
2.2.2 Thẩm định khách hàng vay vốn
* Thẩm định về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp, tư cách của chủ doanh nghiệp
- Thẩm định về lịch sử hình thành, phát triển của doanh nghiệp
+Xuất xứ hình thành doanh nghiệp
+Các bước ngoặt lớn doanh nghiệp đã trải qua: thay đổi quy mô, côngsuất, loại sản phẩm, bộ máy điều hành…
+Những khó khăn, thuận lợi, lợi thế, bất lợi của công ty
+Uy tín của công ty trên thương trường: Khách hàng của doanhnghiệp là công ty nào, nước nào? mối quan hệ làm ăn có bền vững không?Mặt hàng của doanh nghiệp chiếm thị trường được bao nhiêu so với cácdoanh nghiệp cùng ngành nghề, việc sản xuất kinh doanh có ổn định không?
- Thẩm định về tư cách của lãnh đạo doanh nghiệp:
+Thẩm định về lịch sử bản thân, hoàn cảnh gia đình
+Trình độ học vấn, chuyên môn
+Trình độ quản lý
+Hiểu biết pháp luật
+Những kinh nghiệm công tác đã qua, những thành công, thất bại trênthương trường
+Uy tín trên thương trường với các bạn hàng, đối tác
+ Nhận thức của người vay vốn, tính hợp tác với ngân hàng
* Thẩm định thực lực tài chính của khách hàng
Trang 19Để thẩm định khả năng tài chính của khách hàng cán bộ tín dụng cầndựa vào các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp và kết hợp với cácthông tin từ hệ thống CIC, từ các nguồn thông tin khác Nội dung thẩm địnhkhả năng tài chính bao gồm:
+ Nguồn vốn chủ sở hữu: đối chiếu với mức vốn pháp định đối vớicác ngành nghề kinh doanh của khách hàng, nhận xét sự tăng giảm vốn chủ sởhữu nếu có
+ Kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng các năm trước, quýtrước, nhận xét về nguyên nhân lỗ lãi
+ Tình hình công nợ bao gồm: Nợ các ngân hàng và các tổ chức tíndụng, tình hình thanh toán với người mua, người bán Đi sâu phân tích nhữngkhoản phải thu từ người mua và những khoản phải trả đối với người bán đểxác định phần đi chiếm dụng và phần bị chiếm dụng, đánh giá thời hạn luânchuyển hàng tồn kho, thời hạn lưu chuyển các khoản phải trả, phải thu
+ Phân tích các hệ số tài chính:
Tỷ suất tài trợ: Chỉ tiêu này cho biết mức độ tự chủ về tài chính củadoanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính củadoanh nghiệp càng lớn
Tỷ suất tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng số nguồn vốn
Chỉ tiêu này phải > = 0.3 mới đạt tiêu chuẩn
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán của doanhnghiệp thể hiện rõ nét tình hình tài chính của doanh nghiệp Nếu doanhnghiệp có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính khả quan và ngượclại Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán được xem xét bao gồm:
- Tỷ suất thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động/ Tổng số nợ ngắn hạn
Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanhtoán trong vòng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp là cao haythấp
Chỉ tiêu này đạt tiêu chuẩn khi ~ 1
Trang 20- Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động = Tổng số vốn bằng tiền/ Tổng
số tài sản lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưuđộng Chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1 đều không tốt vì sẽ gây ứđọng vốn hoặc thiếu tiền để thanh toán
Chỉ tiêu này đạt tiêu chuẩn nếu nằm trong khoảng từ 0,1 đến 0,5
- Tỷ suất thanh toán tức thời = Tổng số vốn bằng tiền/ Tổng số nợ ngắnhạn
Nếu tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khảquan, nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanhtoán công nợ và có thể phải bán gấp sản phẩm để trả nợ
Chỉ tiêu này ~ 0,5 thì đạt tiêu chuẩn
Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh:
- Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh = Lợi nhuận / Vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ thu về bao nhiêuđồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao càng tốt
- Tỷ suất tài sản vốn với các khoản nợ nần (T):
T = Tổng tài sản có/ Tổng các khoản nợ phải trả
Chỉ tiêu này cho biết với một trách nhiệm nợ nần đến thời điểm tính toánbên vay thực sự còn bao nhiêu tài sản Chỉ tiêu này cần rất lưu ý trong điềukiện hiện nay, nhất là đối với các công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, tưnhân vì thực sự có nhiều đơn vị nếu tính đúng tài sản không còn đủ trang trảicác khoản nợ nần.Theo cách xác định thông thường, liên quan đến chỉ tiêunày là các chỉ số:
- Hệ số các khoản nợ trên tổng tài sản = Các khoản nợ bên ngoài/Tổngtài sản có
Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đơn vị giá trị tài sản có bao nhiêu phần đơn
vị giá trị đi vay bên ngoài
- Hệ số khai thác tài sản =Tổng tài sản có sinh lời/Tổng giá trị tài sản có
Trang 21Ngoài ra cán bộ thẩm định có thể phân tích thêm các hệ số tài chínhkhác như : hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh, hệ số nợ trên tổng tài sản, hệ
số khai thác tài sản để làm rõ thêm hiệu quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp
Sau khi phân tích, cán bộ tín dụng cần có nhận xét về khả năng tài chínhcủa khách hàng tại thời điểm vay vốn
2.2.3 Thẩm định dự án đầu tư :
Là việc thẩm định dự án trên các khía cạnh sau:
-Thẩm định về phương diện thị trường
-Thẩm định về hình thức đầu tư
-Thẩm định về phương diện kỹ thuật
-Thẩm định về phương diện tài chính
-Thẩm định về phương diện tổ chức quản lý, vận hành công trình -Thẩm định về phương diện vệ sinh môi trường
Các nội dung trên tuỳ theo quy mô, tính chất, đặc điểm của dự án,mức vốn xin vay, cơ quan tài trợ vốn, tính chất của tài sản đảm bảo phòng tíndụng tiến hành thẩm định một cách toàn diện chi tiết hay chỉ thẩm định kháiquát những vấn đề đủ để kết luận dự án có khả thi không và ngân hàng có nêntài trợ cho dự án hay không
2.2.3.1 Thẩm định phương diện thị trường của dự án
Thị trường là một khâu hết sức quan trọng quyết định sự thành bạicủa một dự án, do vậy thẩm định phương diện thị trường là một trong nhữngnội dung không thể thiếu khi đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư Tuỳthuộc vào lượng thông tin và mức độ chính xác của thông tin thu thập được,cán bộ thẩm định tiến hành đánh giá về thị trường của sản phẩm trên nhữngkhía cạnh sau:
* Phân tích nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai về sản phẩm mà
dự án cung cấp:
Trang 22- Thị trường trong nước: Cán bộ thẩm định cần thu thập các thông tinsau
+Thói quen, tập quán tiêu dùng của người dân địa phương, tình hìnhphát triển kinh tế cũng như mức thu nhập bình quân đầu người của người dântừng vùng tiêu thụ và tốc độ gia tăng dân số hàng năm
+Hiện đã có nhu cầu về sản phẩm mà dự án định sản xuất hay chưa,quy mô là lớn hay nhỏ? Ai là người tiêu thụ chủ yếu và ai sẽ là người tiêu thụ
có thể được
+Nhu cầu về sản phẩm này đã được thoả mãn bằng cách nào? ai làngười đáp ứng nhu cầu này, trong đó bao nhiêu phần trăm nhu cầu được đápứng nhờ sản xuất nội địa và bao nhiêu là do nhập khẩu
+Sản phẩm của dự án đang nằm trong giai đoạn nào trong chu kỳsống của sản phẩm
+Nhu cầu về sản phẩm có thay đổi theo mùa không? Dự kiến trongnhững năm tới khi dự án đi vào hoạt động, nhu cầu này sẽ thay đổi như thếnào?
+ Sản phẩm thay thế của dự án là những loại sản phẩm gì, tình hìnhsản xuất và tiêu thụ chúng trên thị trường ra sao, khả năng bị thay thế là baonhiêu?
+Để xác định mức tiêu thụ trong một thời gian nhất định (năm/quý)ngân hàng thường sử dụng công thức sau:
Tổng mức = tổng lượng + tổng sản phẩm + tổng lượng - tổng lượng - tổng lượng tiêu thụ tồn kho sản xuất nhập khẩu xuất khẩu tồn kho đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Để tính được công thức trên, cán bộ thẩm định cần thu thập cácthông tin về tổng sản phẩm sản xuất trong nước tính theo công suất thực tếcác nhà máy hiện đang hoạt động, tổng lượng nhập khẩu, tổng lượng xuấtkhẩu, lượng tồn kho từng kỳ hoặc hàng năm Các thông tin này có thể đượccung cấp từ Bộ thương mại, tổng cục thống kê, các phương tiện thông tin đại
Trang 23chúng, các cơ quan chuyên ngành của địa phương hay các đầu mối kinhdoanh lớn…
- Thị trường nước ngoài: căn cứ vào các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hợpđồng mua bán hàng hoá…
* Phân tích tình hình cung sản phẩm trong hiện tại và tương lai
- Nguồn cung cấp trong nước :
+Hiện có bao nhiêu cơ sở đã và đang sản xuất loại sản phẩm của dự
án với công suất và sản lượng thực tế là bao nhiêu?
+Khả năng mở rộng sản xuất của các cơ sở hiện có và các cơ sởkhác có thể có trong tương lai
+Các nhà máy đang và sẽ được đầu tư mới
+Các dự án sản xuất sản phẩm cùng loại/sản phẩm thay thế đang và
sẽ được triển khai
- Nguồn nhập khẩu: Dự kiến mức nhập khẩu hàng năm (căn cứ vào tốc độtăng trưởng bình quân hàng năm)
* Phân tích thị trường mục tiêu của dự án và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Cán bộ thẩm định cần đánh giá thị trường mục tiêu của dự án là nhằm
để chiếm lĩnh thị trường nội địa, thay thế hàng nhập khẩu hay xuất khẩu ra thịtrường quốc tế Cụ thể cán bộ thẩm định cần xem xét các vấn đề sau:
- Đối với thị trường trong nước (nếu mục tiêu của dự án là nhằm chiếmlĩnh thị trường nội địa hay thay thế hàng nhập khẩu):
+Sản phẩm của dự án có đặc điểm gì về uy tín, mẫu mã, chất lượng,hình thức trình bày so với các sản phẩm được sản xuất trong nước và các sảnphẩm nhập khẩu? Giá cả và chất lượng có giúp cho sản phẩm cạnh tranh đượcvới các sản phẩm tương tự trước mắt và lâu dài không?
+Chính sách của doanh nghiệp trong việc quảng bá, giới thiệu sảnphẩm như thế nào? chi phí cho công tác tiếp thị quảng cáo là bao nhiêu? Dự
án có những biện pháp gì nhằm đối phó với nạn hàng giả hàng nhái?
Trang 24+Phương thức tiêu thụ sản phẩm dự án là phương thức nào? Mạnglưới phân phối đã được xác lập chưa, mạng lưới đó có phù hợp với đặc điểmcủa thị trường không? ( Mạng lưới tiêu thụ cần được đánh giá kỹ lưỡng nếunhư sản phẩm của dự án là hàng tiêu dùng )
- Đối với thị trường ngoài nước (nếu sản phẩm của dự án sản xuất để xuấtkhẩu)
+Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã xâm nhập được vào thị trường
dự kiến hay chưa, kết quả như thế nào? Sản phẩm mà dự án sản xuất ra cónhững ưu thế gì và liệu có cạnh tranh nổi ở thị trường nước ngoài về giá cả,chất lượng phẩm chất, mẫu mã hay không?
+Những quy định của thị trường xuất khẩu về quy cách, phẩm chất,mẫu mã, bao bì, vệ sinh môi trường, hạn ngạch như thế nào? sản phẩm của dự
án có khả năng đáp ứng được những tiêu chuẩn đó hay không?
+Dự án đã có sẵn những khế ước tiêu thụ sản phẩm hay chưa? Nếu cóthì thời hạn là bao nhiêu? Số lượng, giá cả như thế nào?
+Khả năng mở rộng thị trường ra nước ngoài như thế nào? cần đặc biệtchú ý tới những thay đổi trong chính sách thương mại quốc tế có thể tạo môitrường thuận lợi hay hạn chế việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của
dự án (như lộ trình cắt giảm thuế trong khu vực mậu dịch tự do AFTA, hiệpđịnh thương mại Việt Mỹ, những hiệp ước song phương hay các thoả ướcquốc tế khác, những quy định của Việt Nam về hạn ngạch xuất khẩu…) +Sản phẩm có được nhà nước trợ cấp xuất khẩu không? mức trợ cấp làbao nhiêu?
Nội dung của việc thẩm định này đóng vai trò quyết định đến tínhhiệu quả của dự án đầu tư, chỉ khi đảm bảo khả thi về mục tiêu dự án mớithẩm định tiếp các nội dung thẩm định khác
2.2.3.3 Thẩm định về phương diện kỹ thuật
- Các phương án lựa chọn máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ
Trang 25+Trình độ tiên tiến của công nghệ ở mức độ nào so với thế giới
+Sự phù hợp của công nghệ với Việt Nam
+Đánh gía sự hợp lý trong phương thức chuyển giao công nghệ, khảnăng nắm bắt và vận hành công nghệ của chủ đầu tư
+Đánh giá về công suất, danh mục, số lượng, chủng loại của máy mócthiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất
+Đánh giá sự hợp lý của giá cả máy móc thiết bị và phương thứcthanh toán
+Đánh gía uy tín, năng lực của các nhà cung cấp thiết bị
+Đánh giá sự phù hợp về thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị vớitiến độ thực hiện dự án
- Các phương án đảm bảo yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất
+Nguyên vật liệu đầu vào cho sản phẩm của dự án là những loại nào,
có thuộc loại dễ kiếm hay dễ thay thế không Có những nhà cung cấp đầu vàonào? có nhiều nhà cung cấp đồng thời hay chỉ có một nhà độc quyền cung cấpduy nhất?
+Các chính sách của doanh nghiệp trong việc khai thác, thu mua haynhập khẩu nguyên vật liệu như thế nào?
+Nguồn cung cấp có gần nơi sản xuất không và phương thức vậnchuyển dự kiến ra sao? Chi phí vận chuyển chiếm tỷ lệ là bao nhiêu trong giáthành sản phẩm
+Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, tỷ giátrong trường hợp phải nhập khẩu
- Các phương án thi công, xây dựng công trình
+ Đánh giá sự hợp lý về quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc so vớiquy hoạch chung của địa phương nơi có công trình xây dựng
+ Đánh giá năng lực, uy tín của các nhà thầu tham gia thi công cáchạng mục công trình
+ Đánh giá việc bố trí cơ sở hạ tầng như: Điện, nước, giao thông…
Trang 262.2.3.4 Thẩm định về phương diện tài chính
Đây là phần thẩm định bắt buộc và phải tiến hành kỹ lưỡng đối với bất
kì dự án vay vốn nào Nội dung thẩm định bao gồm:
+Tổng mức vốn đầu tư
+Nguồn tài trợ
+Doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận dự kiến
+Dòng tiền của dự án
+Lãi suất chiết khấu
+Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
+Độ nhạy
* Thẩm định tổng mức vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư của dự án bao gồm vốn cố định và vốn lưu động banđầu cho sản xuất (tính cho chu kì sản xuất kinh doanh đầu tiên) Trong phầnnày cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá xem tổng vốn đầu tư đã đượctính toán hợp lý hay chưa, đã tính toán tất cả các khoản mục cần thiết chưa,cần xem xét các yếu tố tác động làm tăng chi phí như trượt giá, lạm phát, cáckhoản mục có thể phát sinh thêm về khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giángoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ… Trên cơ sở tham khảo các dự ántương tự và những kinh nghiệm được ngân hàng đúc kết ở giai đoạn thẩmđịnh dự án sau đầu tư ( về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về cáchạng mục thực sự cần thiết và không cần thiết ở giai đoạn thực hiện đầutư…), nếu cán bộ thẩm định thấy có sự khác biệt quá lớn ở từng nội dung thìcần tiến hành tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ta nhận xét
Từ đó đưa ra cơ cấu vốn hợp lý mà vẫn đảm bảo mục tiêu dự kiến ban đầucủa dự án để xác định mức tối đa mà ngân hàng nên tham gia tài trợ cho dự án Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng cần xem xét sự hợp lý về cơ cấugiữa vốn cố định và vốn lưu động Sự hợp lý này rất cần thiết, vì dự án đi vào
Trang 27hoạt động cần đảm bảo vốn lưu động nếu không thì vốn cố định đã đầu tư vàonhà xưởng sẽ không phát huy được tác dụng Tỷ lệ này tuỳ thuộc vào từngngành nghề Ngân hàng sẽ căn cứ vào tốc độ lưu chuyển vốn lưu động của cácdoanh nghiệp cùng ngành nghề và khả năng khả năng tự chủ về vốn lưu độngcủa chủ đầu tư mà xác định nhu cầu và chi phí cho từng giai đoạn
* Nguồn tài trợ và cơ cấu nguồn vốn
Trên cơ sở dự kiến tổng vốn đầu tư, cán bộ thẩm định cần đánh giá khảnăng tham gia của mỗi nguồn cả về quy mô và tiến độ Một dự án có thể đượctài trợ từ rất nhiều nguồn: Nguồn vốn tự có, vốn do ngân sách cấp, vốn vay tíndụng, vốn tự huy động Cán bộ thẩm định cần xem xét tỷ trọng đóng góp củatừng nguồn, khả năng tham gia nguồn vốn sở hữu trong tổng nguồn vốn Đốivới mỗi nguồn vốn, cần đánh giá các mặt sau:
- Cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn đảm bảo tính chân thực của nguồnvốn: Dự án thường được tài trợ bởi nhiều nguồn khác nhau Nếu là nguồnngân sách cấp hay nguồn vốn vay thì cần có cam kết bằng biên bản sau khicác cơ quan này đã ký vào hồ sơ thẩm định dự án Nếu là vốn góp cổ phần,vốn liên doanh cần có cam kết góp vốn về mặt số lượng và tiến độ của các cổđông hay các bên liên doanh Nếu là vốn tự có phải có xác minh cụ thể
- Tiến độ của mỗi nguồn vốn nhằm đảm bảo cho dự án được thực hiện và
đi vào vân hành đúng như dự kiến
* Thẩm định doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận dự kiến Trên cơ
sở những phân tích về cung cầu thị trường, khả năng cạnh tranh của sảnphẩm, luận chứng kinh tế kỹ thuật, các báo cáo tài chính do khách hàng gửiđến,… cán bộ thẩm định cần đi sâu kiểm tra các nội dung sau:
- Kiểm tra tổng chi phí, bao gồm chi phí sản xuất (chi phí nguyên vậtliệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí lãi vay, chi phí quảnlý…) và chi phí ngoài sản xuất (chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng, chi phí
dự phòng lưu thông và các chi phí khác) Trong quá trình thẩm định cán bộthẩm định cần tiến hành đánh giá tính chính xác của từng khoản mục phí (ví
Trang 28dụ giá cả nguyên vật liệu đầu vào mà doanh nghiệp đưa ra có phù hợp với chế
độ kế toán không?…) Phân bố chi phí vay ngân hàng, tính toán các mức thuếphải nộp, tránh thừa hay thiếu, áp dụng sai mức thuế Tiếp đó cần kiểm traviệc tính khấu hao xem cách tính khấu hao đã tuân thủ đúng quy định của Bộtài chính hay chưa, kiểm tra việc tính khấu hao và lãi vay và phân bổ khấuhao và lãi vay vào giá thành sản phẩm
- Xác định giá thành của từng loại sản phẩm, đánh giá các khoản mụcchi phí tạo nên giá thành sản phẩm cao hay thấp, có hợp lý hay không? Sosánh với giá thành sản phẩm của các loại sản phẩm tương tự trên thị trường từ
đó rút ra kết luận Để tính giá thành sản phẩm cần căn cứ vào tổng mức chiphí, mức chênh lệch giá, xác định được các hao hụt ngoài dự kiến để tiếnhành phân bổ cho số lượng thành phẩm một cách hợp lý
- Kiểm tra cách xác định doanh thu và lợi nhuận của dự án Doanh thucủa dự án là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ thu được trong năm dự kiến baogồm: doanh thu từ sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế liệu và dịch vụ cungcấp cho bên ngoài Doanh thu hàng năm của dự án được xác định trên cơ sởsản lượng tiêu thụ dự kiến hàng năm và giá bán buôn sản phẩm dịch vụ của
dự án Doanh thu cần được xác định rõ ràng từng nguồn dự kiến theo năm.Thông thường trong những năm đầu hoạt động, công suất thiết kế thường thấphơn dự kiến (50-80%) và mức tiêu thụ cũng đạt không cao (60-80%) và do đódoanh thu đạt thấp hơn những năm sau (50-60% doanh thu khi ổn định) Lợinhuận của Dự án là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất các sảnphẩm Chênh lệch giữa doanh thu và các khoản chi phí đã bao gồm cả lãi vaygọi là lợi nhuận trước thuế đối với Nhà nước là lợi nhuận sau thuế Lợi nhuậncủa Dự án mà ngân hàng quan tâm bao gồm lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròngtrước thuế, lợi nhuận ròng sau thuế
Trên cơ sở tính toán lại các chi phí đầu vào, ước tính mức sản lượngtiêu thụ, giá bán sản phẩm cán bộ thẩm định cần lập bảng dự trù doanh thu,chi phí của dự án theo mẫu:
Trang 29+ Chi phí nguyên, nhiên vật liệu
+ Chi phí nhân công
+ Chi phí bán hàng và quản lý
+ Chi phí khấu hao
+ Chi phí lãi vay
+ Chi phí khác
4 Thu nhập trước thuế
5 Thuế TNDN
6 Thu nhập sau thuế
* Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
Để đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của một dự án đầu tư, ngânhàng thường sử dụng một số những chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu giá trị lợi nhuận ròng của cả đời dự án (NPV)
Là phần chênh lệch giữa tất cả các dòng tiền ròng của dự án trongtương lai được quy đổi về thời điểm hiện tại và giá trị hiện tại của vốn đầu tưban đầu
NPV = - PV
Trong đó: NPV là giá trị hiện tại ròng của cả đời dự án
Bi là thu nhập năm thứ i
Ci là chi phí năm thứ i
r là tỷ lệ chiết khấu được lựa chọn
n là độ dài thời gian
PV là hiện giá vốn đầu tư của dự án
Dự án chỉ được chấp nhận nếu NPV >= 0
- Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR
IRR là mức lãi suất mà nếu sử dụng nó để quy đổi các khoản thu chi của dự
án về mặt bằng hiện tại thì các khoản thu = các khoản chi hay nói cách khác
Trang 30thu nhập ròng của dự án bằng không IRR là 1 chỉ tiêu cơ bản trong phân tíchtài chính, nó phản ánh mức lãi suất mà dự án có thể đạt được
(r2 - r1) IRR = r1 + NPV1 * -
NPV1 + NPV 2
Dự án chỉ được chấp nhận khi IRR > igh
igh được sử dụng thường là mức lãi suất vay ngân hàng
- Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn T
Là thời gian cần thiết để dự án hoạt động thu đủ số vốn đầu tư ban đầu
đã bỏ ra Đó chính là khoảng thời gian cần thiết để hoàn trả vốn đầu tư banđầu bằng các khoản lợi nhuận thuần và khấu hao thu hồi hàng năm
Tổng số vốn đầu tư
T =
Lợi nhuận thu + Khấu hao cơ bản dùng
được hàng năm để trả nợ hàng năm
Dự án chỉ được chấp nhận chỉ khi thời gian hoàn vốn của dự án
<=số năm hoạt động của dự án
- Xác định điểm hoà vốn
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp các khoảnchi phí của dự án, nói cách khác tại đó dự án không lãi cũng không lỗ Điểmhoà vốn có thể được biểu hiện bằng sản lượng hoà vốn hoặc doanh thu hoàvốn
+ Điểm hoà vốn theo sản lượng (X)
Trang 31p
Nếu điểm hoà vốn doanh thu hoặc sản lượng lớn hơn mức doanh thuhoặc sản lượng của cả đời dự án thì dự án sẽ lỗ và ngược lại Do đó chỉ tiêunày càng nhỏ càng tốt, độ an toàn của dự án càng cao, thời gian thu hồi vốncàng ngắn
- Xác định năng lực hoà vốn (NI)
NI =
Doanh thu hoà vốn -Tổng doanh thu cả đời dự án
Chỉ tiêu NI lớn hơn hoặc bằng 30% thì dự án mới được lựa chọn
- Chỉ tiêu tỉ suất sinh lời của vốn đầu tư ( ROI)
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá khả năng sinh lời của 1đồng vốn đầu tư, chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư
ROI =
Lợi nhuận sau thuế - Tổng vốn đầu tư Chỉ tiêu này càng cao càng tốt vì nó phản ánh 1 đồng vốn đầu tư vào
dự án thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
Trong thực tế, trên cơ sở tổng hợp các bảng dự trù doanh thu, chi phí ởtrên cán bộ thẩm định tiến hành lập bảng tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tàichính của dự án trên công cụ Excell theo mẫu sau
7 Thu nhập sau thuế
8 Dòng tiền hàng năm (CFi)
9 PVCFi
10 NPV
11 IRR
13 T
Trang 3214 ROI
* Phân tích độ nhậy
Phân tích độ nhậy là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi mộtbiến hay hai biến đồng thời đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự
án Để phân tích độ nhạy, cán bộ thẩm định trước hết cần dự đoán các yếu tố
có khả năng tác động lớn nhất đến kết quả cuối cùng, sau đó cho các yếu tố
đó tăng giảm với phương án giả định Thông thường các yếu tố được xem xét
đó là: tổng vốn đầu tư, sản lượng tiêu thụ thực tế, giá thành nguyên vật liệuđầu vào, giá bán sản phẩm… mặt khác hiện nay còn có thể dùng thêm lãi suất
đi vay và đây là yếu tố cơ bản quyết định tính khả thi của dự án về mặt tàichính Cụ thể xem xét các trường hợp :
+Sản lượng giảm 5%, 10%, 15%…do máy móc không hoạt động hếtcông suất dự kiến, thị trường tiêu thụ giảm, khả năng tổ chức sản xuất khôngtốt… từ đó dẫn đến tổn thất về doanh thu
+Biến phí tăng 5%, 10%, 15%… do giá cả nguyên nhiên liệu tăng,lương công nhân tăng, tuy nhiên giá bán sản phẩm và sản lượng không đổi từ
đó dẫn đến lợi nhuận giảm
+Giá bán sản phẩm giảm 5%,10%,15%…nhưng chi phí sản xuất vàsản lượng không đổi khiến cho doanh thu bị giảm
+Những thay đổi có thể trong chính sách kinh tế của nhà nước nhưchính sách về thuế, các quy định về hạn ngạch, việc hình thành các khu côngnghiệp khu chế xuất… có ảnh hưởng đến đầu ra đầu vào của dự án đến dự án Trên cơ sở đó thiết lập các bảng tính độ nhậy theo các trường hợp mộtbiến hay cả hai biến thay đổi đồng thời nhằm tính toán lại các chỉ tiêu NPVhay IRR của dự án theo mẫu dưới đây:
Bảng phân tích độ nhậy 1 chiều
Trường hợp cơ bản Giá trị 1 Giá trị 2 Giá trị…
NPV Kết quả
Trang 332.2.3.5 Thẩm định về phương diện tổ chức quản lý, vận hành công trình
Trong phần này cán bộ thẩm định cần đánh giá những nội dung chủ yếusau:
- Đánh giá kinh nghiệm, trình độ tổ chức quản lý của chủ đầu tư, đánhgía sự hiểu biết, khả năng tiếp cận và điều hành công nghệ mới của dự án
- Đánh gía tư cách pháp lý, uy tín, năng lực tài chính, năng lực kỹ thuậtcủa các nhà thầu tham gia tư vấn, thi công xây lắp công trình
- Đánh giá khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án, phương ánsắp xếp, bố trí lao động, trình độ tay nghề, trình độ kỹ thuật của đội ngũ laođộng, kế hoạch đào tạo của doanh nghiệp
2.2.3.6 Thẩm định về phương diện môi trường
Cán bộ thẩm định khi xem xét hồ sơ vay vốn cần kiểm tra đối chiếuvới các văn bản hiện hành xem dự án có nằm trong diện phải lập, thẩm định
và trình duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hay không Nếu có thìphải được các cơ quan chức năng có thẩm quyền chấp nhận, phê duyệt
Trong quá trình khảo sát, cán bộ thẩm định cần xem xét mức độ gây ônhiễm môi trường của dự án, những giải pháp và phương tiện doanh nghiệp
áp dụng trong việc xử lý các chất thải Những giải pháp đó có phù hợp với các
Trang 34quy định của luật bảo vệ môi trường, của các Bộ ngành liên quan hay không,chi phí là bao nhiêu
2.2.3.7 Thẩm định về phương diện rủi ro của dự án
Cán bộ thẩm định cần đánh giá những khó khăn, rủi ro có khả năngxảy ra với dự án, từ đó chủ động đề xuất các biện pháp phòng ngừa, hạn chếtác hại của những rủi ro đó Tuỳ mức độ phức tạp của dự án và khả năng củabản thân mà cán bộ thẩm định có thể chủ động tư vấn cho khách hàng hoặcbáo cáo lên trưởng phòng tín dụng để cùng tìm hướng giải quyết Các rủi roxảy ra đối với một dự án đầu tư thông thường là:
- Rủi ro do khó, không tiêu thụ được sản phẩm theo dự kiến
- Rủi ro do mức độ cạnh tranh găy gắt hơn dự kiến vì có các đối thủcạnh tranh mới, có các sản phẩm mới thay thế làm ảnh hưởng đến đầu ra củasản phẩm
- Rủi ro do tác động của các yếu tố thiên nhiên, xã hội: Mưa, động đất,
lũ, hoả hoạn, trộm cướp, lừa đảo…
- Rủi ro do các chính sách thay đổi của Nhà nước: thuế, xuất, nhậpkhẩu, đầu tư, đất đai…
- Rủi ro do thay đổi công nghệ, thiết bị, khoa học kỹ thuật
- Rủi ro do thay đổi về bộ máy quản lý, lãnh đạo công ty như: mâuthuẫn nội bộ, rủi ro bất khả kháng xảy ra đối với các lãnh đạo chủ chốt, tàinăng của công ty
2.2.4 Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay
Để tránh những tổn thất xảy ra do khách hàng không trả được nợ như
đã cam kết, một trong những quy định mà ngân hàng đưa ra đối với kháchhàng muốn vay vốn là phải có tài sản đảm bảo Tài sản dùng để đảm bảo chokhoản vay có thể là tài sản thuộc sở hữu của người vay, của bên thứ 3 bảolãnh hoặc là tài sản hình thành từ chính nguồn vốn vay của ngân hàng Tài sản
Trang 35đảm bảo chính là nguồn trả nợ thứ 2 khi thu nhập từ hoạt động của dự ánkhông đảm bảo để trả nợ Tài sản đảm bảo cần được đánh giá 1 cách chínhxác làm cơ sở xác định hạn mức tín dụng và đảm bảo khả năng phát mại tàisản khi cần thiết Nội dung thẩm định tài sản đảm bảo bao gồm
* Thẩm định về tính pháp lý của tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo tín dụng trước hết phải có đầy đủ các điều kiện dopháp luật quy định, nghĩa là tài sản đó phải:
+Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay hay người bảo lãnh + Không có tranh chấp tại thời điểm ký hợp đồng
+ Được phép giao dịch theo quy định của pháp luật
Nếu tài sản đảm bảo là các chứng từ có giá cần phải có xác nhận của
cơ quan phát hành về nguồn gốc và giá trị của chứng từ
- Tìm hiểu các nguồn thông tin từ các cơ quan có thẩm quyền nhưphòng tài nguyên môi trường, sở địa chính, uỷ ban nhân dân địa phương, toà
án, cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo hay từ các phương tiện thông tin đạichúng khác… nhằm xác định tài sản hiện không có tranh chấp
- Kiểm tra, đối chiếu xem tài sản đảm bảo có thuộc danh mục nhữngtài sản đảm bảo bị ngân hàng hạn chế hay cấm cho phép giao dịch không
* Thẩm định tính dễ chuyển nhượng của tài sản
Tài sản đảm bảo phải là các tài sản có thể chuyển nhượng được trênthị trường Những tài sản không được chấp nhận làm tài sản đảm bảo tín dụng
là các loại tài sản ứ đọng, kém phẩm chất, các loại hàng hoá đặc chủng dễ bịphá huỷ do tác động của môi trường, thời gian… Cán bộ tín dụng cần có trách
Trang 36nhiệm khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng trên thị trường về các loại hàng hoá màdoanh nghiệp dùng làm tài sản đảm bảo để kết luận về tính dễ tiêu thụ củahàng hóa
Trong trường hợp cán bộ tín dụng không có khả năng đánh giá về cácvấn đề trên thì phải báo cáo lại cho trưởng phòng xem xét báo cáo tổng giámđốc có hướng xử lý tuyệt đối cho vay trong khi chưa có khả năng đánh giá vềtính năng tác dụng và tính dễ tiêu thụ của hàng hoá
* Thẩm định giá trị tài sản đảm bảo: công việc này do các nhân viên
phòng thẩm định tài sản đảm bảo trực tiếp đảm nhiệm
Hạn mức cho vay là 1 tỷ lệ phần trăm nhất định tính trên giá trị tàisản đảm bảo, được ngân hàng quy định tuỳ theo tính chất rủi ro của dự ánnhằm đảm bảo nguyên tắc giá trị tài sản thế chấp phải lớn hơn số tiền xin vay
Lưu ý: đối với tài sản hình thành từ vốn vay, người vay phải cam kết dùng
toàn bộ giá trị công trình đầu tư mới bao gồm toàn bộ nhà xưởng, văn phòng,kho tàng, thiết bị máy móc…để thế chấp cho ngân hàng Trong trường hợpcác công trình đầu tư xây dựng mới, các nhà xưởng, kho tàng, vật kiến trúckhác… chưa hình thành trên thực tế hoặc đang xây dựng dở dang thì việc xácđịnh giá trị tài sản này phải dựa vào luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc báo cáokinh tế kỹ thuật và tổng dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
III VÍ DỤ MINH HỌA CHO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG: " DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐÁ XẺ VÀ ĐÁ TRANG TRÍ NỘI THẤT "
Giới thiệu chung về doanh nghiệp
* Tên khách hàng: công ty TNHH Anh Trung
- Loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiêm hữu hạn
- Trụ sở : 540 Đường Láng- Phường Láng Hạ -Đống Đa- Hà Nội
Trang 37- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102004178 do Sở Kếhoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 26/12/2001, đăng kí thay đổi lần 2 ngày06/09/2005
- Điện thoại: 04.7760286 Fax:7762557
+Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá
+Cho thuê văn phòng, nhà ở, ki ốt, trung tâm, kho bãi và nhà thi đấuthể thao
+Gia công cơ khí, sắt thép
+Sản xuất đá xẻ, đá granite, hoàn thiện đá, cắt đá tạo hình theo yêucầu xây dựng, cột đá, đế cột…
+Kinh doanh lương thực thực phẩm
+Xuất nhập khẩu các mặt hàng mà công ty kinh doanh
* Vốn điều lệ theo đăng ký kinh doanh: 6,8 tỷ
* Đại diện theo pháp luật: Giám đốc Ông Nguyễn Văn Sức
Số chứng minh thư nhân dân: 011575266 do công an thành phố cấp ngày12/7/2005
* Mục tiêu của dự án : đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất gạch block
tự chèn và đá công nghiệp phục vụ thị trường nội địa
Trang 38Lãi suất đề nghị: 1%/tháng
* Tài sản đảm bảo: nhà và đất ở tại lô 1+ 16 Khu B- Hoàng Cầu phường
Ô Chợ Dừa Đống Đa Hà Nội
Hồ sơ khách hàng gửi đến bao gồm
- Đơn đề nghị vay vốn kiêm giấy nhận nợ
- Biên bản họp hội đồng thành viên của công ty TNHH Anh Trungchấp nhận việc vay vốn ngân hàng để thực hiện dự án
- Quyết định phê duyệt dự án khả thi và các văn bản có liên quan +Quyết định số 634/QĐ-UB của UBND tỉnh Hưng Yên về việcchấp thuận "dự án đầu tư xây dựng nhà máy đá xẻ và đá trang trí nội thất" củacông ty Anh Trung
+Quyết định số 844/QĐ-UB của UBND tỉnh Hưng Yên về việc thuhồi đất tại xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên cho công ty thuê đểxây dựng nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng
+Quyết định 1071/QĐ-UB phê duyệt phương án đền bù thu hồi đất,hoa màu và giá thuê đất khi giao đất cho công ty sử dụng
+Quyết định số 524/QĐ-UB về việc cấp giấy chứng nhận quyền sửđất cho công ty Anh Trung
+ Biên bản đền bù giải phóng mặt bằng
+Quyết định số 2240/QĐ-BKHMT của Bộ khoa học và môi trườngngày 08/7/2005 về việc phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường dựán" xây dựng nhà máy sản xuất đá xẻ và đá trang trí nội thất"
- Đăng kí kinh doanh, mã số thuế
- Các hợp đồng liên quan đến việc xây dựng nhà máy sản xuất như: hợpđồng thuê các nhà thầu xây dựng, lắp đặt cho công trình, hợp đồng cung cấpđiện, nước…
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm 2003, 2004 và 9 tháng 2005
- Báo cáo quyết toán thuế năm 2004 và báo cáo thuế 9 tháng năm 2005
Trang 39- Một số hoá đơn mua hàng và bán hàng
- Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án
Nhìn chung các loại hồ sơ tài liệu khách hàng trình thẩm định đã đầy
đủ về mặt số lượng và đảm bảo tính hợp lệ theo quy định hiện hành của ngânhàng
* Về lịch sử hình thành, phát triển và uy tín của doanh nghiệp
Công ty Anh Trung được thành lập và hoạt động được hơn 4 năm, hiệncông ty đang thuê một nhà xưởng tại 540 đường Láng Hà Nội với tổng cộng
30 nhân công, 5 máy cắt mài đá, nhân công trực tiếp sản xuất khoảng 22người còn lại là giao hàng và nhân công trung gian Là một doanh nghiệp cókinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng đá trang trí nội thất,
ốp lát, công ty đã tạo được số lượng bạn hàng tương đối lớn, khách hàng củacông ty chủ yếu là các công trình và cả khách hàng cá nhân rất đa dạng Sảnphẩm của công ty khá đa dạng, phong phú về chủng loại tạo được nhiều uy tínđối khách hàng trong nước, nhiều công ty đã trở thành bạn hàng gắn bó nhiềunăm với công ty
Giám đốc doanh nghiệp: Ông Nguyễn Văn Sức là người có kinh nghiệm
và có mối quan hệ rộng rãi với nhiều bạn hàng và khách hàng có uy tín caotrong cả nước
* Về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 40Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 4 năm gần đâyđược thể hiện tóm tắt qua các bảng báo cáo tài chính sau:
1 Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng 244.366 44.079 203.126
3 Phải thu của khách hàng 80.096 129.529 699.588
1.316.481 1.125.482 (144.015)
1.112.220 1.316.480 (204.260)
2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1.808.359 1.896.719 3.042.707
3 Chi phí trả trước dài hạn - 3.409 81.564
11.432 -
400.000 400.000 - -
-
689.327 263.957 90.191 173.766
161.413
-B Nguồn vốn chủ sở hữu 3.615.960 3.632.350 7.215.062
1 Nguồn vốn kinh doanh 3.615.960 3.632.350 6.800.000
2 Lợi nhuận chưa phân phối 15.960 32.350 415.062
TỔNG NGUỒN VỐN 3.943.116 4.032.350 7.904.389