NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu Những bất cập và giải pháp hoàn thiện chế độ phân cấp quản lý NSNN.doc (Trang 31 - 36)

3. Nội dung của phân cấp quản lý NSNN.

NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

Các khoản thu 100%

1.thuế GTGT hàng nhập khẩu 2.thuế xuất, nhập khẩu

3.thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ một số mặt hàng, dịch vụ) 4.thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị hạch toán toàn nghành

5.thu từ dầu khí

6.thu nhập từ vốn góp của nhà nước, tiền thu hồi vốn của nhà nước từ các cơ sở kinh tế

7.các khoản do Chính phủ vay, viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước 8.các khoản phí, lệ phí theo quy định

1.tiền cho thuê đất

2.tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước

3.lệ phí trước bạ

4.thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

5.viên trợ không hoàn lai của nước ngoài trực tiếp cho địa phương

6.các khoản phí, lệ phí theo quy định

7.các khoản đóng góp tự nguỵện của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước

8.thu kết dư NSĐP 9.thu bổ sung từ NSTƯ

9.thu kết dư NSTƯ 10.các khoản thu khác.

10.các khoản thu khác theo quy định.

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa NSTƯ và ngân sách tỉnh.

1.thuế GTGT (trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu và hoạt động sổ xố kiến thiết)

2.thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ các đơn vị hạch toán toàn ngành và hoạt động xổ số kiến thiết)

3.thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 4.thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài

Các khoản thu phân chia giữa tỉnh, huyện, xã

1.thuế chuyển quyền sử dụng đất 2.thuế nhà đất

3.thuế sử dụng đất nông nghiệp 4.thuế tài nguyên

5.thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng sản xuát trng nước thu vào vàng mã, kinh doanh vũ trường, mát xa,…

tỷ lệ phân chia do UBND tỉnh quy định.

Về các khoản chi NSNN

Chi NSNN là số tiền mà Nhà nước chi từ quỹ ngân sách để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Có nhiều cách để xác định cơ cấu chi NSNN. Chẳng hạn, để thấy rõ hơn vai trò của NSNN đối với phát triển các ngành kinh tế đất nước, đặc biệt là các ngành mũi nhọn thì cơ cấu chi NSNN được phân theo ngành kinh tế quốc dân (ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ…). Nếu để đảm bảo cho Quốc hội có thể thấy rõ ngay nhuồn ngân sách phân bổ cho mỗi cơ quan Nhà nước, chi ngân sách Nhà nước được phân loại theo tổ chức của cơ quan Nhà nước (theo từng bộ, cơ quan Nhà nước Trung ương, cơ quan Nhà nước địa phương…). Nếu để đáp ứng yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đối với việc lập dự toán, quyết định dự toán, thực hiện

phân cấp và quản lý, sử dụng kinh phí NSNN cho từng mục đích và từng đối tượng cụ thể, người ta phân loại theo mục đích sử dụng cuối cùng: chi lương, phụ cấp lương, chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ…Nói chung, mỗi cách phân loại đều có mục đích và ý nghĩa riêng, chúng có nét chung là cho biết một cách toàn diện ảnh hưởng ngắn hạn hoặc dài hạn của việc chi tiêu quốc gia vào phát triển kinh tế, thấy rõ mục đích kinh tế, xã hội mà Chính phủ đang theo đuổi.

Theo luật NSNN, nội dung chi NSNN được phân loại theo tổ chức kinh tế, từ ngân sách trung ương đến ngân sách các cấp địa phương đều có các khoản chi cơ bản giống nhau:

Chi thường xuyên: là những khoản chi hết sức cần thiết và không thể trì

hoãn, phải thực hiện thường xuyên hàng tháng, hàng năm để duy trì sự tồn tại của bộ máy Nhà nước.

Chi đầu tư, phát triển: là những khoản chi để hình thành tài sản cố định

như mua sắm tài sản cố định, đầu tư xây dựng các công trình kinh tế mũi nhọn, xây dung cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, xây dựng nhà cửa, đầu tư vào các động sản tài chính, sửa chữa lớn tài sản cố định, chi trả nợ gốc tiền vay… những khoản chi này gắn với việc điều chỉnh vĩ mô của Nhà nước, tạo môi trường và điều kiện cho các TPKT hoạt động và phát triển.

Sự khác nhau cơ bản giữa hai nhóm chỉ tiêu trên thể hiện ở chỗ: chi thường xuyên có tính chất tiêu hao trực tiếp, còn chi đầu tư phát triển có tính chất thu hồi trong những điều kiện nhất định.

Theo thứ tự ưu tiên thì chi thường xuyên được ưu tiên trước hết, sau đó mới đến chi đầu tư phát triển. Thứ tự ưu tiên này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối vì nếu cứ ưu tiên chi thường xuyên dễ dẫn đến phá vỡ cơ cấu kinh tế, và nếu cứ ưu tiên chi đầu tư phát triển dễ đẫn đến làm tăng thâm hụt NSNN.

Cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đều có hai khoản chi trên, tuy nhiên, giữa chúng cũng có sự khác nhau về quy mô, phạm vi của các khoản chi. Chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương là những khoản chi có quy mô lớn, có tác dụng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, các khoản chi này nhìn chung là khó xác định chủ đầu tư và các công trình phúc lợi công cộng. Còn các khoản chi của ngân sách địa phương chỉ đầu tư cho những công trình, mục tiêu được thực hiện trong phạm vi địa phương đó. Ngoài ra, có một số khoản chi thuộc đặc thù chức năng của ngân sách trung ương thì ngân sách trung ương đảm nhiệm: trả nợ vay, chi an ninh quốc phòng, chi về ngoại giao…

Về số bổ sung từ nhân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới: Gồm hai loại:

* Số bổ sung để cân đối ngân sách gồm số bổ sung ổn định trong suốt thời kỳ nhất định và số bổ sung tăng thêm hàng năm một phần theo tỷ lệ trượt giá và một phần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế

* Số bổ sung theo mục tiêu.

Có thể nói, với những nội dung trên, hệ thống NSNN và chế độ phân cấp và quản lý NSNN đã bước đầu tạo cơ sở, điều kiện, hành lang pháp lý cho công tác quản lý, điều hành hoạt động NSNN có hiệu lực và có hiệu quả, theo những chuẩn mực nhất định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của NSNN trong cơ chế kinh tế mới ở nước

Một phần của tài liệu Những bất cập và giải pháp hoàn thiện chế độ phân cấp quản lý NSNN.doc (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w