1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ điện nông nghiệp

136 1,4K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 4,12 MB

Nội dung

Cơ điện nông nghiệp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN

BÀI GIẢNG

CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP

Trang 2

1.1.1 Tính chất chung của kim loại và hợp kim

1.1.1.1.Tính chất lý học

Tính chất lý học của kim loại và hợp kim bao gồm: vẻ sáng mặt ngoài, tính nóng chảy, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện, tính nhiễm từ và tính giãn nở vì nhiệt

- Vẻ sáng mặt ngoài : Mỗi kim loại phản chiếu ánh sáng theo một màu sắc riêng

tạo ra vẻ sáng mặt ngoài, gọi là màu của kim loại Thí dụ: Đồng có màu đỏ, thiếc có màu trắng bạc, kẽm có màu xám Kim loại không trong suốt, ngay cả những tấm kim loại được dát rất mỏng cũng không để cho ánh sáng xuyên qua nó được

- Tính nóng chảy: Kim loại có tính chảy loãng khi đốt nóng và đông đặc khi

làm nguội Nhiệt độ ứng với lúc kim loại chuyển từ thể rắn sang thể lỏng hoàn toàn gọi là nhiệt độ nóng chảy Nhiệt độ nóng chảy có ý nghĩa rất quan trọng trong công nghệ đúc và công nghệ hàn Phần lớn nhiệt độ nóng chảy của kim loại lớn hơn 2000C (Thiếc 2320C, chì 3270C, kẽm 4190C, nhôm 6600C, đồng 10830C, sắt 15390C)

- Tính dẫn nhiệt: Là tính chất truyền nhiệt của kim loại khi bị đốt nóng hoặc

làm lạnh Kim loại và hợp kim có tính dẫn nhiệt tốt thì càng dễ đốt nóng nhanh và đồng đều cũng như càng dễ nguội nhanh Tính dẫn nhiệt của mỗi kim loại giảm xuống khi nhiệt độ tăng và ngược lại khi nhiệt độ giảm xuống

- Tính dẫn điện: Là khả năng truyền dẫn điện của kim loại và hợp kim Tính

chất này cần được lưu ý khi ta dùng kim loại làm vật truyền dẫn điện năng Nói chung kim koại đều có tính dẫn điện Các kim loại có tính dẫn điện tốt tức là điện trở của kim loại đó bé

Các kim loại có tính dẫn điện tốt là bạc, đồng, nhôm, nhưng do bạc đắt tiền nên ít được sử dụng trong kỹ thuật Khi nhiệt độ tăng thì tính dẫn điện giảm và ngược lại khi nhiệt độ giảm thì tính dẫn điện tăng Phần lớn kim loại nào dẫn nhiệt tốt thì cũng dẫn điện tốt Hợp kim nói chung có tính dẫn điện kém kim loại

Trang 3

- Tính giãn nở vì nhiệt : Đó là khi đốt nóng, kim loại giãn nở ra và khi nguội

lạnh thì co lại Hệ số giãn nở vì nhiệt thường rất nhỏ, nhưng với các chi tiết kích thước lớn, chịu sự thay đổi nhiệt độ đáng kể, thì cần chú ý tới tính giãn nở vì nhiệt

- Tính nhiễm từ : Chỉ có một số kim loại có tính nhiễm từ, tức là nó bị từ hóa

sau khi đặt trong một từ trường Sắt và hầu hết các hợp kim của sắt đều có tính nhiễm từ Niken và Côban cũng có tính nhiễm từ và được gọi là chất sắt từ Còn hầu hết các kim loại khác không có tính nhiễm từ

1.1.1.2 Tính chất hóa học

Tính chất hóa học của kim loại và hợp kim là biểu thị khả năng của kim loại và hợp kim chống lại tác dụng hóa học của các môi trường có hoạt tính khác nhau Tính chất hóa học của kim loại và hợp kim biểu thị ở hai dạng chủ yếu: Tính chống ăn mòn và tính chịu a xít

- Tính chống ăn mòn: Là khả năng chống lại sự ăn mòn của hơi nước và ôxy

của không khí ở nhiệt độ thường hay nhiệt độ cao

- Tính chịu a xít: Là khả năng chống lại tác dụng của các môi trường a xít

Khi lựa chọn kim loại hay hợp kim ta phải căn cứ vào tính chất hóa học để biết khả năng chịu đựng của nó đối với tác dụng hóa học của môi trường xung quanh

1.1.1.3 Tính chất cơ học

Tính chất cơ học của kim loại và hợp kim là khả năng chống lại tác dụng của lực bên ngoài lên kim loại hay hợp kim Lực tác dụng bên ngoài có nhiều dạng khác nhau Có lực tác dụng từ từ đều đặn gọi là lực tĩnh, có lực lại tác dụng đột ngột gây ra va đập gọi là lực động Tính chất cơ học của kim loại và hợp kim bao gồm: Độ bền, độ đàn hồi, độ dẻo, độ cứng, độ dai va chạm,.v.v

- Độ bền: là khả năng của kim loại hay hợp kim chống lại tác dụng của lực bên

ngoài mà không bị phá hỏng

- Độ đàn hồi: là khả năng biến dạng của kim loại hay hợp kim dưới tác dụng

của lực bên ngoài rồi trở lại như cũ khi thôi lực tác dụng

- Độ dẻo: là khả năng biến dạng của kim loại hay hợp kim dưới tác dụng của

lực bên ngoài mà không bị phá hỏng, đồng thời vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi lực tác dụng bên ngoài

- Độ cứng: là khả năng chống lại biến dạng dẻo cục bộ khi có ngoại lực tác

dụng thông qua vật nén có độ cứng lớn hơn Nếu cùng một giá trị lực nén, lõm biến dạng trên mẫu đo càng lớn, càng sâu thì độ cứng của mẫu đo càng kém

- Độ dai va chạm là khả năng chịu đựng của vật liệu đối với các ngoại lực tác

dụng có tính chất đột ngột (va đập) mà không bị phá hủy

Trang 4

Tính chất công nghệ là khả năng của kim loại hay hơp kim có thể thưc hiện được các phương pháp công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm Tính chất công nghệ bao gồm: Tính cắt gọt, tính hàn, tính rèn, tính đúc, tính nhiệt luyện

- Tính cắt gọt: Là khả năng của kim loại gia công cắt gọt dễ hay khó, được xác

định bằng tốc độ cắt gọt, lực cắt gọt, và độ bóng bề mặt của kim loại sau khi cắt gọt

- Tính hàn: là khả năng tạo thành sự liên kết giữa các chi tiết máy khi nung

nóng cục bộ chỗ cần hàn đến trạng thái chảy hoặc dẻo

- Tính rèn: là khả năng biến dạng vĩnh cửu của kim loại hay hợp kim dưới tác

dụng của ngoại lực để tạo thành hình dáng của chi tiết mà không bị phá hỏng

- Tính đúc: là khả năng chảy loãng của kim loại và hợp kim khi đốt nóng để đổ

đầy vào khuôn đúc

- Tính nhiệt luyện: là khả năng làm thay đổi độ cứng, độ bền, độ dẻo của kim

loại và hợp kim bằng cách nung nóng lên nhiệt độ nhất định rồi làm nguội theo một chế độ xác định

Trong công nghiệp chế tạo máy nói chung, các kim loại nguyên chất ít được sử dụng vì nó có độ bền, độ cứng thấp Nhiều kim loại dẫn điện rất tốt, nhưng ở nhiệt độ cao, tính dẫn điện lại giảm đi Sự giãn nở vì nhiệt của kim loại nguyên chất rất lớn khi có sự thay đổi nhiệt độ Tính công nghệ của kim loại nguyên chất cũng kém (khó đúc, khó gia công cắt gọt, ) Chính vì những lý do đó mà trong thực tế hầu hết các chi tiết máy đều được chế tạo từ hợp kim

1.1.2 Hợp kim đen (hợp kim sắt - cácbon)

Ngươi ta chia hợp kim sắt - cácbon ra làm hai loại: gang và thép Gang và thép là hai loại vật liệu quan trọng nhất của ngành công nghiệp chế tạo máy

1.1.2.1 Gang

Gang là hợp kim của sắt và cácbon với một số nguyên tố khác, tỷ lệ cácbon trong gang là 2-5% Còn các nguyên tố khác như silic, mangan, phốt pho, lưu huỳnh thì tùy từng loại gang có thể nằm trong khoảng 0,12-2%

Gang được luyện từ quặng sắt trong các lò cao Các loại gang thường dùng là gang xám, gang trắng, gang dẻo, gang biến tính và gang cầu

Nói chung ngoài tỉ lệ cácbon cao, gang còn có nhiều tạp chất chưa được khử hết nên gang cứng, dòn, dễ nứt vỡ Gang thường dùng để chế tạo các chi tiết máy chịu tải trọng tĩnh và có hình dáng đơn giản Còn các chi tiết máy chịu tải trọng lớn, va đập và có hình dáng phức tạp thì được chế tạo bằng thép

1.1.2.2 Thép

Thép là một vật liệu quan trọng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của ngành công nghiệp chế tạo máy nói riêng Thép được luyện từ gang trong các lò chuyên dùng để khử bớt tạp chất và giảm tỉ lệ cácbon xuống dưới 2% Ngoài

Trang 5

mangan, silic, phốt pho và lưu huỳnh Riêng đối với thép hợp kim thì còn có các nguyên tố như: crôm, niken, vônphram, môlipđen

Tỉ lệ cácbon trong thép càng cao thì thép càng cứng, ngược lại tỉ lệ cácbon trong thép càng thấp thì thép càng dẻo Các nhà máy luyện kim chế tạo sẵn các loại thép định hình có tiết diện khác nhau

Tùy theo việc sử dụng người ta chia thép làm hai nhóm: Nhóm thép cácbon và nhóm thép hợp kim Nhóm thép cácbon dùng trong các ngành chế tạo máy và ngành xây dựng Nhóm thép hợp kim dùng để chế tạo các dụng cụ cắt, dụng cụ đo, các chi tiết máy có yêu cầu độ bền, độ cứng cao Trong nhóm thép hợp kim có thép hợp kim đặc biệt, bao gồm các loại thép không rỉ, thép chịu nhiệt, thép có từ tính, thép có hệ số giãn nở vì nhiệt rất nhỏ

Nói chung các chi tiết máy chế tạo từ thép có độ cứng không cao, khả năng chống mài mòn còn hạn chế Để tăng độ cứng, độ chịu mài mòn cho bề mặt các chi tiết máy chế tạo bằng thép thì người ta phải nhiệt luyện

- Độ bền, độ cứng cũng khá cao và có khả năng chống mài mòn

- Tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt Một số kim loại mau có từ tính cao (niken, coban) Một số có tính phóng xạ (radi, uran) dùng trong công nghiệp nguyên tử

- Một số kim loại màu có tính chống ăn mòn hóa học

Các hợp kim màu thường dùng là: hợp kim nhôm và hợp kim đồng

1.1.3.1 Hợp kim nhôm

Hợp kim nhôm là hợp kim của nhôm với các nguyên tố kim loại khác như: đồng, silic, mangan, magiê Căn cứ vào thành phần và đặc tính công nghệ của hợp kim nhôm người ta chia nó ra làm hai nhóm: Nhóm hợp kim nhôm biến dạng và nhóm hợp kim nhôm đúc

- Nhóm hợp kim nhôm biến dạng: Được dùng để chế tạo các tấm nhôm, các

băng, các dây nhôm cũng như các chi tiết máy bằng phương pháp gò, dập Đura là một trong những hợp kim nhôm điển hình Đặc tính của đura là cứng, nhẹ, độ bền cơ học cao nên được dùng rất nhiều trong công nghiệp dân dụng, công nghiệp chế

Trang 6

- Nhóm hợp kim nhôm đúc: Được dùng để chế tạo các chi tiết máy bằng

phương pháp đúc Một trong các loại hợp kim nhôm đúc quan trọng thường dùng là hợp kim nhôm với silic, được gọi là silumin Ngoài thành phần silic, silumin còn chứa đồng, magiê, kẽm Silumin có tính đúc tốt (dễ chảy loãng và có độ co ngót nhỏ) Silumin thường dùng để chế tạo pít tông, thân động cơ

1.1.3.2 Hợp kim đồng

Hợp kim đồng được dùng phổ biến là đồng thau và đồng thanh

- Đồng thau: Đồng thau là hợp kim của đồng và kẽm Cấu tạo và tính chất của

đồng thau phụ thuộc vào lượng kẽm chứa trong đó Người ta thường dùng đồng thau để chế tạo các chi tiết bằng phương pháp cán, uốn, dập Một số trường hợp người ta dùng đồng thau để đúc

- Đồng thanh: Đồng thanh là hợp kim của đồng với thiếc và các nguyên tố kim

loại khác như: nhôm, kẽm, silic, crôm Có nhiều loại đồng thanh: đồng thanh thiếc, đồng thanh nhôm, đồng thanh silic, đồng thanh kẽm Đồng thanh có đặc tính dễ cắt gọt và có tính chống ăn mòn cao, có tính đúc tốt dùng để chế tạo các bánh răng, vỏ bơm, vòng chắn nước, ổ trục hoặc làm hợp kim đỡ sát

Đồng đen cũng là một loại đồng thanh Nó là hợp kim của đồng với thiếc, chì,

silic v.v Đồng đen có tính chống ăn mòn, chống mài mòn cao, có thể dùng để đúc hoặc gia công áp lực Đồng đen dùng để làm ổ trượt, mặt trượt, bánh vít, trục vít hoặc dùng trong các thiết bị chứa nước, dầu mỡ

Ngoài hai loại hợp kim màu thường dùng là hợp kim nhôm và hợp kim đồng còn có một số loại hợp kim màu khác như: hợp kim manhê, hợp kim titan, hợp kim niken

1.1.4 Các loại vật liệu khác

1.1.4.1 Chất dẻo

Chất dẻo là vật liệu nhân tạo, được san xuất từ các chất hữu cơ Ở nhiệt độ nhất định, chất dẻo trở nên mềm dẻo và có thể tạo hình được dưới áp suất cao Đa số các loại chất dẻo có cấu tạo hóa học phức tạp mà cơ sở của nó là các liên kết hữu cơ cao phân tử, được gọi là pôlime Tính chất cơ bản của chất dẻo là có khối lượng riêng nhỏ, có độ bền cơ học khá cao, khả năng chống ăn mòn tốt, hệ số ma sát nhỏ, có tính cách điện tốt, không bị tác dụng bởi axít, kiềm và không thấm nước Một số chất dẻo trong suốt, nhưng ta cũng có thể làm cho chúng có màu sắc tùy ý bằng cách nhuộm chất dẻo

Chất dẻo càng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và trong đời sống Hầu như không có ngành công nghiệp nào lại không dùng tới chất dẻo để làm các vật liệu chính hoặc phụ Đặc biệt trong lĩnh vực điện và vô tuyến điện, chất dẻo được sử dụng rất nhiều vì nó có tính cách điện rất tốt Đối với các chi tiết máy có yêu cầu trọng lượng nhẹ, độ bền vừa phải, không bị ăn mòn thì chất dẻo là loại

Trang 7

Chất dẻo được làm các bình chứa, các bộ phận của băng chuyền, cánh bơm, bánh răng, bánh vít, các chi tiết của cơ cấu phanh, ổ trượt Ngoài ra, người ta còn dùng chất dẻo trong việc phủ lên kim loại để chống ăn mòn và tăng thêm vẻ đẹp

Trong đời sống, chất dẻo được dùng rộng rãi để sản xuất các đồ dùng sinh hoạt cũng như các sản phẩm công nghiệp nhẹ

1.1.4.2 Cao su

Cao su thiên nhiên lấy từ nhựa cao su Khi còn nguyên chất cao su thiên nhiên có màu trắng đục, để ra ngoài ánh sáng chuyển thành màu nâu Cao su dùng trong công nghiệp và đời sống là cao su thiên nhiên đã lưu hóa, tức là pha thêm 1-2% lưu huỳnh Tính chất chung của cao su là có tính đàn hồi rất cao, độ giãn dài có thể tới 700 - 800% Cao su có một số tính chất rất quý đối với kỹ thuật như: có độ bền chống đứt cao, chống mài mòn, có khả năng dập tắt các rung động, không thấm nước và không thấm khí, chịu được tác dụng hóa học của axit, kiềm Nhờ các tính chất đó mà cao su trở nên không thể thiếu được trong một số ngành công nghiệp

Khuyết điểm của cao su là tính dẫn nhiệt kém Mặt khác, cao su bị giảm cơ lý tính khi chịu tác dụng của ánh sáng và nhiệt đô cao

Cao su dùng để chế tạo săm lốp, dây đai, băng tải, ống dẫn nước, ống dẫn hơi, ống dẫn dầu chịu áp suất thấp, ống dẫn hạt, các vật liệu cách điện, các loại vòng đệm làm kín khít các bề mặt tiếp xúc của các chi tiết chế tạo bằng kim loại

1.1.4.3 Gỗ

Ngày nay, tuy công nghiệp vật liệu đã phát triển và có nhiều loại vật liệu tổng hợp khác nhau, nhưng gỗ vẫn là một loại vật liệu công nghiệp quan trọng Ngoài việc sử dụng thân cây gỗ, vỏ cây và cành cây cũng được chế biến để tận dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau như giấy, hóa chất, rượu cồn,

Tính chất chung của gỗ là nhẹ hơn kim loại, có khối lượng riêng trong khoảng 0,44 - 0,81 G/cm 3 Gỗ có khối lượng riêng càng cao thì khả năng chịu lực càng tốt Gỗ có độ dẫn điện và dẫn nhiệt nhỏ, có vẻ đẹp tự nhiên, chịu được tác dụng của một số môi trường khí, dễ chế tạo và giá thành tương đối rẻ Gỗ càng khô, khả năng chịu lực càng tăng, nhưng chú ý là khả năng chịu lực của nó theo thớ dọc và thớ ngang không như nhau Đa số các loại gỗ chịu ẩm kém, dễ bị mục, mối, mọt và dễ cháy

Trong công nghiệp, gỗ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau Trong chế tạo cơ khí, gỗ để làm mẫu đúc kim loại, làm toa xe, làm thùng đựng và chuyên chở sản phẩm, làm bệ xe ô tô vận tải, Trong ngành xây dựng, gỗ được dùng làm cửa, kèo, ván cốp pha, Trong sinh hoạt, gỗ được dùng để làm bàn ghế, tủ giường, Bột gỗ, sau khi trộn với keo dính, ép dưới áp suất cao, tạo thành loại vật liệu rất tốt và rẻ tiền

Trang 8

Vật liệu compozit được coi là vật liệu kết hợp giữa các thành phần khác hẳn nhau về tính chất, không hòa tan vào nhau, phân cách nhau bằng ranh giới rõ rệt Chúng được kết hợp nhân tạo với nhau nhờ sự can thiệp kỹ thuật của con người

Compozit có độ bền, độ cứng và khả năng chống mỏi cao hơn hẳn các hợp kim kết cấu phổ biến Ngày nay người ta có thể dự kiến được tính chất để chế tạo compozit theo ý muốn, nhằm thể hiện những ưu điểm nổi bật của các vật liệu thành phần và loại bỏ các nhược điểm của chúng, tạo nên những đặc tính mới mà từng vật liệu thành phần riêng lẻ không thể có

Cấu tạo của compozit gồm hai thành phần chính: nền và cốt Nền đóng vai trò liên kết toàn bộ các phần tử cốt, tạo thành một khối thống nhất và hình thành sản phẩm theo thiết kế, đồng thời nó che phủ, bảo vệ cốt tránh khỏi các phá hủy do môi trường bên ngoài Nền có thể là kim loại, gốm hoặc chất dẻo Cốt đóng vai trò tạo nên độ bền, độ đàn hồi và độ cứng của compozit Cốt có thể là chất vô cơ, chất hữu cơ hoặc kim loại

Những loại compozit sử dụng phổ biến hiện nay gồm có compozit cốt hạt như hợp kim cứng, hợp kim bột, bê tông và compozit cốt sợi như compzit polime sợi thủy tinh, compzit polime sợi cácbon,

1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN ĐỘNG

Có nhiều phương pháp truyền động: truyền động cơ khí, truyền động điện, truyền động thủy lực Nhưng trong phạm vi giáo trình này chúng ta chỉ nghiên cứu truyền động cơ khí Truyền động cơ khí là truyền động từ trục này sang trục khác nhờ sự tiếp xúc trực tiếp của các chi tiết máy (như bánh răng, bánh ma sát, trục vít ) hoặc tiếp xúc gián tiếp (như xích, đai truyền ) với nhau Trục thứ nhất gọi là trục chủ động và trục thứ hai gọi là trục bị động (hay phụ động)

Trong truyền động cơ khí cần quan tâm hai thông số đặc trưng chủ yếu của bộ truyền, đó là tỉ số truyền và hiệu suất truyền:

- Tỉ số truyền (i):

nni 

- Hiệu suất truyền ():

Trong đó n1 , n2 và N1 , N2 là số vòng quay trong một phút và công suất của trục chủ động và trục bị động Truyền động cơ khí thường bao gồm truyền động đai, truyền động bánh ma sát, truyền động xích, truyền động bánh răng và truyền động trục vit- bánh vít

1.2.1 Truyền động đai

Trang 9

Truyền động đai dùng để truyền động giữa hai trục cách xa nhau một khoảng cách nhất định nhờ lực ma sát xuất hiện giữa bánh đai và dây đai Truyền động đai có thể truyền động giữa hai trục song song (hình 1.1a ) hoặc chéo nhau (hình 1.1b)

Trường hợp bộ truyền động đai có tỉ số truyền lớn cần lắp thêm con lăn căng đai vào phía nhánh chùng và gần bánh đai nhỏ (hình 1.2) Dây đai được chế tạo bằng vải cao su, sợi len dệt hoặc bằng da Có loại dây đai tiết diện hình thang, hình dẹt hoặc hình tròn

Hình 1.1

Sơ đồ các kiểu truyền động đai

a Truyền động giữa hai trục song song b Truyền động giữa hai trục chéo nhau

Trong bộ truyền động đai, tỉ số truyền được tính bằng công thức:

Con lăn căng đai

Hình 1.2

Sơ đồ truyền động đai

có con lăn căng đai

Trong qúa trình làm việc, dây đai thường bị giãn ra và chùng lại gây ra hiện tượng trượt, do đó phải định kỳ kiểm tra, điều chỉnh độ căng dây đai, bằng cách

a

b

Trang 10

Truyền động bánh ma sát dùng để truyền động giữa hai trục gần nhau nhờ lực ma sát xuất hiện tại chỗ tiếp xúc giữa các bánh ma sát lắp trên trục chủ động và bị động Để tạo nên lực ma sát cần có một lực ép các bánh ma sát lại với nhau Khi truyền chuyển động giữa hai trục song song, người ta dùng một cặp bánh ma sát hình trụ (hình 1.3a) Khi truyền chuyển động giữa hai trục vuông góc, người ta dùng một cặp bánh ma sát hình côn (hình 1.3b)

Trong truyền động bánh ma sát, tỉ số truyền động được tính bằng công thức:

1.2.3 Truyền động xích

Truyền động xích dùng để truyền động giữa hai trục cách xa nhau một khoảng cách nhất định mà yêu cầu bộ truyền nhỏ gọn, hoặc trong các trường hợp không thể truyền động bằng đai được, nhờ sự ăn khớp giữa các mắt xích của xích với răng của đĩa xích Xích là một chuỗi các mắt xích nối với nhau bằng bản lề

Trong truyền động xích, tỉ số truyền động được tính bằng công thức:

1, z2 là số răng của đĩa xích chủ động và bị động) Truyền động xích có ưu điểm là không bị trượt, hiệu suất truyền động cao, nhưng có nhược điểm là chế tạo phải chính xác, gía thành cao, đồng thời phải thường xuyên bôi trơn cho xích và điều chỉnh độ căng xích phù hợp

1.2.4 Truyền động bánh răng

Truyền động bánh răng dùng để truyền động giữa hai trục gần nhau nhờ sự ăn khớp giữa các răng của bánh răng (hoặc thanh răng) Khi truyền chuyển động giữa hai trục song song, người ta dùng một cặp bánh răng hình trụ (hình 1.5a) Khi

H ình 1.4

Sơ đồ truyền động xích

Hình 1.3

Sơ đồ truyền động bằng bánh ma sát

Trang 11

truyền chuyển động giữa hai trục vuông góc, người ta dùng một cặp bánh răng hình côn (hình 1.5b)

Trong truyền động bánh răng, tỉ số truyền động được tính bằng công thức:

Truyền động trục vít- bánh vít dùng để truyền động giữa hai trục chéo nhau, (thường chéo nhau một góc 900) Bộ truyền này gồm có bánh vít (giống như bánh răng đặc biệt) và trục vít, trên đó có nhiều vòng ren để ăn khớp.

Trong truyền động trục vít- bánh vít, tỉ số truyền động được tính bằng công thức:

21 

Trong đó z là số răng của bánh vít, m là số mối xoắn của trục vít Thông thường m rất nhỏ (m =1-3) nên bộ truyền trục vít - bánh vít có thể đạt tỉ số truyền rất lớn mà các bộ truyền động khác không thể có được, nhưng hiệu suất truyền lại thấp

Trang 12

1.3.1 Nối ghép tháo được

Nối ghép tháo được là loại nối ghép được liên kết bằng các chi tiết trung gian như: bu lông-đai ốc, vít, vít cấy, then, (hình 1.7)

Đầu bu lông và đai ốc thường có 4 hoặc 6 cạnh có kích cỡ nhất định để vặn bằng cờlê Đầu vít thường làm tròn có cắt rãnh ngang ho ặc chữ thập để vặn bằng tuốcnơvít Vít được vặn vào lỗ ren của chi tiết cần nối ghép Vít cấy thường có ren ở hai đầu, một đầu vặn vào lỗ ren của chi tiết cần nối ghép, đầu còn lại vặn đai ốc ép chặt Để tránh làm hỏng bề mặt chi tiết, dưới các đầu bu lông, vít hoặc đai ốc người ta thường đặt một vòng đệm phẳng Để tránh hiện tượng tự nới lỏng cần đặt thêm một vòng đệm vênh hoặc trên bu lông vặn hai đai ốc (đai ốc ngoài gọi là đai ốc hãm) Trong một số trường hợp, để tăng độ tin cậy của mối ghép và sử dụng lâu dài người ta còn dùng chốt chẻ để xuyên qua bu lông và hãm chốt chẻ vào đai ốc hoa

Hình 1.7

Các phương pháp nối ghép tháo được

1- Bu lông, 2- Đai ốc, 3- Vít, 4- Vít cấy, 5- Vòng đệm phẳng 6- Vòng đệm vênh, 7- Then có đầu, 8 - Then bán nguyệt, 9- Then chữ nhật 10- Then hoa, 11- Chốt chẻ, 12- Đai ốc hoa

Then dung để lắp không xoay trên trục các bánh răng, bánh đai Có các loại then có đầu, then bán nguyệt, then chữ nhật Khi nối ghép, cần lắp một phần then ngập trong rãnh của trục, một phần ngập vào rãnh của bánh răng, bánh đai

Then hoa thường dùng để nối các trục truyền với nhau hoặc để nối ghép các bánh răng, bánh đai, trong trường hợp các chi tiết này có yêu cầu chuyển động dọc trục

1.3.2 Nối ghép không tháo được

Nối ghép không tháo được có nghĩa là muốn tháo rời các chi tiết phải phá

Trang 13

1.3.2.1 Nối ghép bằng đinh tán

Nối ghép bằng đinh tán (hình 1.8) tức là dùng đinh tán để liên kết cố định hai hay nhiều chi tiết lại với nhau Đinh tán là một thanh hình trụ làm bằng thép ít cacbon hoặc làm bằng hợp kim đồng, hợp kim nhôm Một đầu đinh tán có sẵn mũ, đầu còn lại được tán tạo thành mũ sau khi nối ghép Để tạo thành mũ đinh, có thể tán bằng tay hoặc bằng máy, tán nguội hay tán nóng Tán nguội chỉ dùng khi đường kính đinh tán nhỏ hơn 10 mm hoặc đinh tán làm bằng hợp kim màu Số

Hình1.8

Sơ đồ nối ghép bằng đinh tán

lượng và kích thước đinh tán tùy thuộc vào từng mối ghép cụ thể Mối ghép bằng đinh tán có ưu điểm là chắc chắn, ổn định, chịu được tải trọng va đập và đễ kiểm tra chất lượng mối ghép Nhưng cũng có nhược điểm là tốn kim loại, mối ghép công kềnh, giá thành cao Mối ghép bằng đinh tán dùng phổ biến trong các trường hợp mối ghép chiu tải trọng lớn, va đập; những mối ghép không thể đốt nóng được hoặc nếu đốt nóng thì chất lượng bị giảm (như mối ghép các tấm mỏng, mối ghép vật liệu bằng da, vải, cao su )

1.3.2.2 Nối ghép bằng hàn

Nối ghép bằng hàn là phương pháp dùng nhiệt đốt nóng cục bộ kim loại và nhờ lực liên kết giữa các phân tử để gắn chặt các chi tiết máy lại với nhau Căn cứ vào nguồn năng lượng để đốt nóng kim loại hàn, người ta chia ra hai loại: hàn điện và hàn hơi Hàn điện dùng ngọn lửa hồ quang điện để nung chảy kim loại hàn Hàn hơi là vật hàn và que hàn được nung nóng bằng ngọn lửa do hơi hàn (thường là hơi Axêtilen) và ôxy tạo nên Hàn hơi tuy phức tạp, giá thành đắt nhưng nó có ưu điểm là hàn được tấm mỏng đảm bảo chất lượng và cắt được các tấm dày với vết cắt nhẵn đẹp

Hiện nay nối ghép bằng hàn nói chung được sử dụng rộng rãi vì nó có ưu điểm: kết cấu mối ghép nhỏ gọn, tiết kiệm được 15-20% kim loại so với phương pháp tán Công nghệ hàn đơn giản, không phải khoan, đột lỗ nên không làm giảm độ bền của tấm ghép Hàn dễ tự động hóa, dẫn tới năng suất cao, giá thành hạ Tuy nhiên hàn cũng có một số nhược điểm, đó là do bị đốt nóng nên tổ chức kim loại ở vùng xung quanh mối hàn bị thay đổi, cơ tính bị giảm, có trường hợp bị biến dạng,

Trang 14

Theo hình dáng đường tâm trục có trục thẳng và trục khuỷu Trục thẳng là trục có đường tâm nằm trên một đường thẳng (hình 1.9a,b) Trục khuỷu là trục có đường tâm không nằm trên một đường thẳng (hình 1.9c) Theo cấu tạo của trục, có trục đặc, trục rỗng, trục trơn và trục có bậc Trục trơn là trục có mặt cắt không thay đổi trên suốt chiều dài trục (hình 1.9a) Trục có bậc là trong từng đoạn trục có mặt cắt thay đổi (hình1.9b)

b,

Ô trượt có thể là một lỗ liền với thân máy hoặc là một ổ riêng rồi lắp ghép với thân máy Thông thường phía trong ổ trượt có bạc lót chế tạo bằng các loại vật liệu có hệ số ma sát nhỏ như đồng thanh, đồng chì, ba bít, Bạc lót là một ống trụ liền hoặc cắt làm hai mảnh ghép lại, có lỗ hoặc rãnh để dẫn dầu bôi trơn

Ô lăn là loại ổ trục đảm bảo trục quay trong ổ bằng con lăn Cấu tạo của ổ lăn có bạc trong lắp vào ngõng trọc, bạc ngoài lắp vào thân ổ và các con lăn chuyển động quay trong rãnh giữa bạc trong và bạc ngoài Con lăn có thể là con lăn hình cầu, hình côn, hình trụ, hình kim

a,

Trang 15

Hinh 1.10 Sơ đồ ổ trượt và bạc lót cổ trục

Hình 1.11 Sơ đồ ổ lăn và hình dạng các con lăn

1.5 NHIÊN LIỆU DẦU MỠ 1.5.1 Nhiên liệu

Nhiên liệu dùng trong ngành cơ khí nông nghiệp gồm có hai loại chính, đó là xăng và dầu điêden

Xăng là loại nhiên liệu lỏng dùng cho động cơ xăng Thành phần chủ yếu của

xăng là các hợp chất hyđrôcacbon, có khoảng 86% cácbon, 14% hyđrô, ngo ài ra còn một số tạp chất khác với hàm lượng không đáng kể Xăng là chất dễ bay hơi, dễ bắt lửa, có mùi dễ nhận và không hòa tan trong nước Trọng lượng riêng của xăng nằm trong khoảng 0,7 - 0,775 G/cm3 Xăng dùng cho động cơ xăng phải có tính chống kích nổ tốt, tức là xăng phải có chỉ số ốctan cao Bản chất xăng không ăn mòn kim loại, nhưng nếu bảo quản không tốt, để lẫn các tạp chất chứa lưu huỳnh, ôxy, axít thì trở thành chất ăn mòn kim loại

Dầu điêden là nhiên liệu dùng cho động điêden Khác với động cơ xăng,

nhiên liệu được đốt cháy bằng tia lửa điện, đối với động cơ điêden, nhiên liệu được phun vào buồng đốt của xi lanh dưới dạng sương mù, trộn đều với không khí nén có

Trang 16

xăng (thường nằm trong khoảng 0,82 - 0,86 G/cm3) Dầu điêden ít bay hơi hơn xăng nhưng có một độ nhớt nhất định Độ nhớt động học của các loại dầu điêden nằm trong khoảng 1,8 - 5 centistốc Dầu điêden nguyên chất không ăn mòn kim loại, nhưng nếu để lẫn các tạp chất có chứa lưu huỳnh, axít, nước thì trở thành chất ăn mòn kim loại

1.5.2 Dầu nhờn và mỡ

Dầu nhờn là chất bôi trơn Đối với máy móc, dầu nhờn có nhiều tác dụng quan trọng Trước hết dầu nhờn bôi trơn làm giảm ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc của các chi tiết máy, nhờ vậy giảm hao mòn và tăng tuổi thọ cho máy móc Ngoài ra dầu nhờn còn có tác dụng làm mát các chi tiết máy, rửa sạch các muội than và mạt kim loại sinh ra do các chi tiết máy bị mài mòn trong qúa trình làm việc Đồng thời dầu nhờn còn có tác dụng tăng độ kín khít giữa các cặp lắp ghép và bảo vệ bề mặt chi tiết máy không bị ôxy hóa Tính chất cơ bản của dầu nhờn là có độ nhớt nhất định, ít bắt lửa, có trọng lượng riêng nằm trong khoảng 0,88 - 0,95 G/ cm3

Mỡ được chế tạo bằng cách trộn dầu nhờn với chất làm đặc như: paraphin, sêrêdin, pêtrôlatum và các loại xà phòng kim loại, tạo thành thể quánh Mỡ có nhiều loại được sử dụng trong các trường hợp cụ thể, những nơi không thể bôi trơn bằng dầu nhờn được hoặc bôi trơn bằng dầu nhờn không hiệu quả

Trang 17

Nguyên lý làm việc của động cơ nhiệt là: Nhiên liệu như than, xăng, dầu hỏa, điêden được đốt cháy sinh ra nhiệt năng Nhiệt năng làm giãn nở môi chất như hơi nước, hỗn hợp khí v.v Sự giãn nở của môi chất gây ra một áp lực lớn đẩy pít tông của động cơ chuyển động, sản ra một công cơ học cần thiết

Căn cứ vào vị trí của quá trình đốt cháy nhiên liệu để tạo ra nhiệt năng, người ta chia động cơ nhiệt ra làm hai loại: Động cơ đốt ngoài và động cơ đốt trong

Động cơ đốt ngoài là loại động cơ mà nhiên liệu (than) được đốt cháy trong

lò đốt, bên ngoài xi lanh động cơ sinh ra nhiệt Nhiệt làm nước trong nồi hơi sôi lên cho ta hơi nước Hơi nước có nhiệt độ và áp suất cao được đưa vào trong xi lanh của động cơ, đẩy pít tông, sinh công Động cơ đốt ngoài bao gồm các loại máy hơi nước, tua bin hơi nước v.v .

Động cơ đốt trong là loại động cơ mà nhiên liệu được đốt cháy ngay trong

lòng xi lanh động cơ Môi chất là các chất cháy gồm không khí và các chất chứa nhiều năng lượng như xăng, điêden v.v , khi cháy tạo ra nhiệt độ và áp suất rất cao, đẩy pít tông sinh công Động cơ đốt trong gồm nhiều loại: Động cơ đốt trong kiểu pít tông, động cơ phản lực, động cơ tua bin khí, động cơ pít tông tự do, động cơ Wankel, v.v Nhưng phổ biến nhất là động cơ đốt trong kiểu pít tông

So với động cơ đốt ngoài, động cơ đốt trong có nhiều ưu điểm hơn, như hiệu suất nhiệt cao hơn, kết cấu gọn nhẹ, khởi động nhanh, sử dụng và chăm sóc đơn giản, thuận tiện Vì vậy trong lĩnh vực công nghiệp, vận tải đường biển, động cơ đốt trong được sử dụng song hành với các động cơ nhiệt khác Nhưng trên ô tô, máy kéo, máy xây dựng, máy bay, tàu thuỷ, các trạm phát điện di động thì động cơ đốt trong vẫn là động lực duy nhất

2.1.2 Phân loại động cơ đốt trong

Động cơ đốt trong ra đời từ năm 1860 và liên tục phát triển với tốc độ rất

Trang 18

 Phân loại theo công dụng

Theo công dụng, động cơ đốt trong được phân ra các loại:

- Động cơ tĩnh tại (dùng làm nguồn động lực cho các trạm phát điện, các máy công tác như bơm nước, xay xát, nghiền thức ăn gia súc, v.v )

- Động cơ ô tô (lắp trên các loại xe ô tô) - Động cơ máy kéo (lắp trên các loại máy kéo)

- Động cơ máy bay (bao gồm động cơ đốt trong kiểu pittông dùng cho máy bay cánh quạt và động cơ phản lực dùng cho máy bay phản lực)

- Động cơ tàu thủy (lắp trên các loại tàu thủy)

- Động cơ xe lửa (thường gọi là đầu máy điêden), v.v

 Phân loại theo chu trình làm việc

Theo chu trình làm việc, động cơ đốt trong được phân ra hai loại chính: - Động cơ 2 kỳ ( chu trình làm việc của loại động cơ này được hoàn thành trong 2 hành trình chuyển động qua lại của pít tông, tương ứng với một vòng quay của trục khuỷu)

- Động cơ 4 kỳ ( chu trình làm việc của loại động cơ này được hoàn thành trong 4 hành trình chuyển động qua lại của pít tông, tương ứng với hai vòng quay của trục khuỷu)

 Phân loại theo nhiên liệu dùng cho động cơ

Theo nhiên liệu, động cơ đốt trong được phân ra các loại: - Động cơ xăng (nhiên liệu là xăng)

- Động cơ điêden (nhiên liệu là điêden) - Động cơ ga (nhiên liệu là khí ga)

 Phân loại theo số lượng xy lanh

Theo số lượng xi lanh, động cơ đốt trong được phân ra các loại: - Động cơ 1 xy lanh

- Động cơ 2 xy lanh

- Động cơ nhiều xy lanh (hiện nay đã có loại động cơ 54 xy lanh)

 Phân loại theo phương pháp làm mát động cơ

Theo phương pháp làm mát, động cơ đốt trong được phân ra các loại: - Động cơ làm mát bằng nước

- Động cơ làm mát bằng không khí

2.1.3 Những khái niệm chung và chỉ tiêu cơ bản của động cơ đốt trong

2.1.3.1 Những khái niệm chung

Trong quá trình động cơ làm việc, pít tông chuyển động tịnh tiến qua lại trong xy lanh, nhưng nó có hai vị trí giới hạn, đó là thế chết trên và thế chết dưới

Trang 19

- Thế chết trên (viết tắt là TCT) là vị trí của đỉnh pít tông trong xy lanh khi

khoảng cách giữa pít tông đến đường tâm của trục khuỷu là lớn nhất

- Thế chết dưới (viết tắt là TCD) là vị trí của đỉnh pít tông trong xy lanh khi

khoảng cách giữa pít tông đến đường tâm của trục khuỷu là nhỏ nhất

- Đường chạy của pít tông (ký hiệu bằng chữ S) là khoảng cách giữa TCT và

TCD Khi pít tông dịch chuyển được một khoảng cách S thì trục khuỷu quay được một góc 1800

- Thể tích buồng đốt của xy lanh (ký hiệu Vđ) là khoảng không gian trong xy lanh giới hạn bởi nắp xy lanh và đỉnh pít tông ở TCT

Sơ đồ động cơ đốt trong

1- Trục khuỷu 2- Tay quay

3- Biên (thanh truyền) 4- Pít tông

5- Xy lanh 6- Xu páp nạp 7- Xu páp xả 8- Đáy các te

- Thể tích làm việc của xy lanh ( ký hiệu Vlv) là dung tích của xy lanh giữa hai thế chết của pít tông Thể tích làm việc của xi lanh được tính bằng công thức:

S4DV

Trong đó: D là đường kính xi lanh

Thể tích làm việc của xy lanh thể hiện sức mạnh của động cơ Đối với động cơ nhiều xy lanh thì thể tích làm việc của động cơ (Vđc) bằng tổng số thể tích làm việc của tất cả các xy lanh

Vđc= Vlv i (trong đó i là số lượng xy lanh)

- Thể tích toàn phần của xy lanh (ký hiệu Vtp) là tổng thể tích buồng đốt và thể tích làm việc của xy lanh:

3 2 1 7

8

Trang 20

Độ nen của động cơ cho ta thấy thể tích toàn phần của xy lanh đ ã giảm bao nhiêu lần, tức là bị ép nhỏ bao nhiêu lần khi pít tông đi từ TCD lên TCT Thông thường đối với động cơ xăng thì độ nén  = 6,5 - 11, còn đối với động cơ điêden thì  = 16 - 22

- Hỗn hợp đốt: Là hỗn hợp nhiên liệu trộn đều với không khí theo một tỷ lệ nhất

định, được tạo thành từ bên ngoài động cơ (động cơ bộ chế hòa khí) hoặc được tạo thành ngay trong lòng xy lanh động cơ (động cơ điêden)

- Mồi mới nạp: Là sản phẩm được nạp vào xy lanh động cơ ở quá trình nạp Đối

với động cơ xăng, mồi mới nạp là là hỗn hợp đốt Đối với động cơ điêden, mồi mới nạp là không khí

- Khí còn lại: Là sản phẩm còn lại trong xy lanh của động cơ sau quá trình xả - Hỗn hợp làm việc: Là hỗn hợp được đốt cháy trong xy lanh động cơ

- Khí đã làm việc (còn gọi là khí xả ): Là sản phẩm đã đốt cháy được thoát ra

ngoài xy lanh ở quá trình xả

2.1.3.2 Những chỉ tiêu cơ bản của động cơ

- Công suất chỉ thị trung bình ( ký hiệu Ni ) Là công suất do hỗn hợp làm việc được đốt cháy tạo ra truyền cho pít tông

Trong đó: Pi là áp suất chỉ thị trung bình (MN/m2)

Vlv là thể tích làm việc của xi lanh (lít) n là số vòng quay của trục khuỷu (vòng/phút) i là số lượng xy lanh

là hệ số thời kỳ, đối với động cơ 2 kỳ  =1, đối với động cơ 4 kỳ  =2

- Công suất hiệu dụng của động cơ (ký hiệu Ne) là công suất đo được ở trục khuỷu động cơ:

Trong đó m là hiệu suất cơ học của động cơ Do một phần công suất phải chi phí để thắng ma sát trong động cơ và để dẫn động cho cơ cấu phân phối khí, làm chuyển động các bộ phận khác như quạt gió, bơm nước, nên m luôn luôn nhỏ hơn 1 Thông thường m = 0,65 - 0,93

dlvddt p

N ilvmm

 

Trang 21

Nhìn vào công thức tính Ne ta thấy, với mọi điều kiện như nhau (tức là cùng một giá trị Pi , Vlv , n , i ) thì công suất động cơ 2 kỳ gấp đôi công suất động cơ 4 kỳ

- Mức chi phí nhiên liệu riêng (ký hiệu ge ) là tỷ số giữa mức nhiên liệu mà động cơ tiêu thụ trong một giờ với công suất hiệu dụng của động cơ (tức là khối lượng nhiên liệu cần thiết để động cơ tạo ra được một KW, trong một giờ):

1000Gm Ne

Trong đó: Gm là mức chi phí nhiên liệu trong một giờ ( Kg /giờ)

Đối với động cơ xăng: ge = 270 - 400 g/kWh Đối với động cơ điêden: ge = 220- 310 g/kWh

So sánh mức chi phí nhiên liệu riêng ta thấy động cơ điêden tiết kiệm hơn nhiều so với động cơ xăng

2.2 NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

Động cơ đốt trong muốn làm việc được phải có các quá trình sau đây xẩy ra liên tục theo một trình tự nhất định ở trong xy lanh động cơ:

- Nạp đầy mồi mới nạp vào trong xy lanh

- Nén mồi mới nạp trong xy lanh và đốt cháy hỗn hợp - Giãn khí trong xy lanh ( sinh công)

- Xả sạch khí đã làm việc ra khỏi xy lanh

Toàn bộ các quá trình đó gọi là chu trình làm việc của động cơ Nếu chu trình làm việc của động cơ được thực hiện trong hai vòng quay của trục khuỷu, tức là 4 lần chuyển động tịnh tiến qua lại của pít tông thì gọi là động cơ 4 kỳ Nếu chu trình làm việc của động cơ được thực hiện trong một vòng quay của trục khuỷu, tức là 2 lần chuyển động tịnh tiến qua lại của pít tông gọi là động cơ 2 kỳ.

2.2.1 Chu trình làm việc của động cơ 4 kỳ

Để nghiên cứu chu trình làm việc của động cơ 4 kỳ được dễ dàng ta xây dựng đồ thị chỉ thị biểu diễn các quá trình làm việc của động cơ với sự tương quan giữa áp suất và thể tích trong xy lanh của các quá trình đó Trên đồ thị, trục hoành biểu diễn thể tích làm việc (Vlv), trục tung biểu diễn áp suất trong xy lanh (P) Đường thẳng nằm ngang Po là áp suất khí quyển (Hình 2.2)

 Quá trình nạp (còn gọi là quá trình hút): Pít tông chuyển động từ TCT

đến TCD, tương ứng trục khuỷu quay một góc từ 0 - 1800 Thể tích trong xy lanh tăng lên và áp suất từ từ giảm xuống, đến mức nhỏ hơn áp suất khí quyển Po Xu páp nạp dưới tác dụng của cơ cấu phân phối khí mở ra (xu páp xả vẫn đóng) Do áp suất bên trong xy lanh động cơ nhỏ hơn áp suất bên ngoài nên mồi mới nạp qua cửa

Trang 22

 Quá trình nén cháy: Pít tông chuyển động từ TCD đến TCT, tương ứng

với trục khuỷu quay một góc từ 180 - 3600 Xu páp nạp đóng lại, mồi mới nạp và một phần khí còn lại trong xy lanh bắt đầu bị nén Thể tích trong xy lanh giảm và áp suất tăng dần lên Khi pít tông đến gần TCT thì đối với động cơ xăng, hỗn hợp làm việc được đốt cháy bằng tia lửa điện xuất hiện ở bugi Còn đối với động cơ điêden, vòi phun sẽ phun nhiên liệu vào dưới dạng như sương mù, trộn đều với không khí nén, tạo thành hỗn hợp đốt và tự bốc cháy dưới áp suất và nhiệt độ cao Khi đốt cháy, áp suất và nhiệt độ trong xy lanh tăng vọt lên Trên đồ thị, quá trình nén cháy được biễu diễn bằng đường cong b - c - d Điểm c đối với động cơ xăng là thời điểm bugi bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp, đối với động cơ điêden, đó là thời điểm vòi phun phun nhiên liệu vào xy lanh động cơ.

 Quá trình giãn (còn gọi là quá trình sinh công): Dưới tác dụng của áp

suất cao do hỗn hợp làm việc bị đốt cháy, đẩy pít tông đi từ TCT đến TCD và nhờ cơ cấu biên tay quay, chuyển động tịnh tiến của pít tông biến thành chuyển động quay của trục khuỷu, tương ứng góc quay từ 360 - 5400 Thời kỳ này, năng lượng nhiệt biến thành năng lượng cơ học nên gọi là thời kỳ sinh công Trên đồ thị, quá

trình sinh công được biễu diễn bằng đường cong d - e

 Quá trình xả (còn gọi là quá trình thoát): Pít tông chuyển động từ TCD

đến TCT, tương ứng với trục khuỷu quay một góc từ 540 - 7200 Ở thời kỳ này, xu páp nạp vẫn đóng nhưng xu páp xả mở ra, pít tông đẩy khí đã làm việc ra ngo ài Trên đồ thị, quá trình xả được biễu diễn bằng đường cong e - a

Sau quá trình xả, pít tông lại chuyển động từ TCT đến TCD, khi đó xu páp nạp lại mở và quá trình nạp lại tiếp tục thực hiện cho chu trình tiếp theo

Nói chung trong bốn quá trình: nạp, nén cháy, sinh công, xả của động cơ 4 kỳ trình bày ở trên, chỉ có quá trình sinh công là quá trình có ích (tạo ra năng lương cơ học), còn lại ba quá trình khác là các quá trình cản, được thực hiện nhờ động năng của bánh đà và của các chi tiết quay khác, hoặc nhờ công của các xi lanh khác trong động cơ nhiều xi lanh

2.2.2 Chu trình làm việc của động cơ 2 kỳ Hình 2.2

Đồ thị chỉ thị của động cơ 4 kỳ

vlv P

c

Trang 23

Chu trình làm việc của động cơ 2 kỳ cũng có các quá trình nạp, nén cháy, sinh công và xả nhưng chỉ thực hiện trong một vòng quay của trục khuỷu (3600) tức là pít tông chỉ chuyển động tịnh tiến qua lại 2 lần Trong mỗi lần (hay nói cách khác là trong mỗi kỳ) chuyển động tịnh tiến của pít tông có nhiều quá trình cùng xẩy ra Đó là điểm đặc biệt của động cơ 2 kỳ

Đa số các loại động cơ 2 kỳ có đặc điểm cấu tạo là ở thành xy lanh có cửa nạp để nạp mồi mới nạp và cửa xả để xả khí đã làm việc ra ngoài Pít tông của động cơ làm luôn nhiệm vụ đóng, mở cửa nạp và cửa xả Cũng có một số động cơ 2 kỳ (chủ yếu là động cơ điêden) có cửa nạp trên thành xy lanh nhưng cửa xả lại ở trên nắp xy lanh và được đóng mở bằng xu páp Trong giáo trình này chỉ trình bày chu trình làm việc của loại động cơ 2 kỳ có cửa nạp và cửa xả nằm trên thành xy lanh (hình 2.3)

Để nghiên cứu chu trình làm việc của động cơ 2 kỳ được dễ dàng ta cũng xây dựng đồ thị chỉ thị biễu diễn các quá trình làm việc của động cơ với sự tương quan giữa áp suất và thể tích trong xy lanh Trên đồ thị trục hoành biểu diễn thể tích làm việc (Vlv), trục tung biểu diễn áp suất trong xy lanh (P) Đường thẳng nằm ngang Polà áp suất khí quyển

* Kỳ thứ nhất:

Pít tông chuyển động từ TCD lên TCT, tương ứng trục khuỷu quay một góc

từ 0 - 1800 Lúc đầu cửa nạp mở nên mồi mới nạp được nạp vào xy lanh, đồng thời cửa xả cũng mở nên một phần mồi mới nạp bị xả ra ngo ài Sau khi pít tông đi lên đóng kín cửa nạp thì quá trình nạp kết thúc còn lại quá trình xả và khi pít tông đóng kín cửa xả thì quá trình xả cũng kết thúc và quá trình nén bắt đầu Ap suất trong xy lanh dần dần tăng lên Khi pít tông đến gần TCT thì đối với động cơ xăng, hỗn hợp làm việc được đốt cháy bằng tia lửa điện xuất hiện ở bugi Còn đối với động cơ điêden, vòi phun phun nhiên liệu vào trộn đều với không khí nén, tạo thành hỗn hợp đốt và tự bùng cháy dưới áp suất và nhiệt độ cao

Cửa xả Cửa nạp

TCTTTT

TCD

Hình 2.3

Sơ đồ động cơ 2 kỳ

Trang 24

Do quá trình đốt cháy mà áp suất và nhiệt độ trong xy lanh tăng vọt lên Trên đồ thị chỉ thị, quá trình nạp được biễu diễn bằng đường a - b, quá trình xả được biễu diễn bằng đường a- b', quá trình nén cháy được biễu diễn bằng đường cong b' - c - d Điểm c đối với động cơ xăng là thời điểm bugi bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp, còn đối với động cơ điêden, đó là thời điểm vòi phun phun nhiên liệu vào xy lanh động cơ

* Kỳ thứ hai:

Dưới tác dụng của áp suất cao do hỗn hợp làm việc bị đốt cháy đẩy pít tông đi từ TCT xuống TCD, tương ứng với trục khuỷu quay một góc từ 180 - 3600 Ở thời kỳ này, năng lượng nhiệt biến thành năng lượng cơ học nên gọi là thời kỳ sinh công Khi pít tông đi xuống để hở cửa xả thì khí đã làm việc được xả ra ngoài (quá trình xả) và khi pít tông để hở cửa nạp thì quá trình nạp cưỡng bức mồi mới nạp cũng được diễn ra Trên đồ thị chỉ thị, quá trình sinh công được biễu diễn bằng

đường cong d - e , quá trình xả là đường e' - a, quá trình nạp là đường e - a

Sau đó, pít tông lại đi từ TCD lên TCT để thực hiện các quá trình nạp, nén cháy của chu trình thứ hai Như vậy đối với động cơ 2 kỳ, trong kỳ thứ nhất có các quá trình nạp, xả, nén cháy Kỳ thứ hai có các quá trình sinh công, xả, nạp Trên đồ thị, quá trình nạp được biễu diễn bằng đường cong e - a - b, quá trình nén cháy là b' - c - d, quá trình sinh công là d - e', quá trình xả là e' - a - b'

Cửa xả

Cửa nạp Cửa thổi

a b b' c

Trang 25

Sơ đồ động cơ 2 kỳ dùng bơm thổi Sơ đồ động cơ 2 kỳ buồng thổi tay quay

Một điểm đáng lưu ý đối với động cơ đốt trong 2 kỳ nói chung là trong quá trình nạp, mồi mới nạp cũng bị thoát ra ngoài qua cửa xả, gây ra hiện tượng lảng phí mồi mới nạp, đặc biệt là đối với động cơ xăng Đồng thời trong quá trình xả lại có quá trình nạp cùng xẩy ra nên có hiện tượng trộn lẫn khí đã làm việc với mồi mới nạp, dẫn đến tình trạng nạp không đầy, xả không sạch

Mặt khác, chúng ta thấy ở động cơ 4 kỳ, mồi mới nạp được nạp vào trong xy lanh động cơ là nhờ áp suất trong xy lanh nhỏ hơn áp suất bên ngoài (Pb Po), còn đối với động cơ 2 kỳ thì áp suất trong xi lanh luôn luôn lớn hơn áp suất bên ngòai Do đó phải tạo cho mồi mới nạp một áp suất ban đầu mới có thể nạp vào trong xy lanh được Hiện nay thường sử dụng hai phương pháp để tạo cho mồi mới nạp một áp suất ban đầu Đối với động cơ công suất lớn (thường là động cơ điêden) thì dùng bơm thổi để thổi Mồi mới nạp (không khí) được bơm thổi vào xy lanh (hình 2.5) Còn đối với động cơ 2 kỳ công suất nhỏ (thường là động cơ xăng) thì lợi dụng buồng tay quay (buồng các te động cơ) để tạo cho mồi mới nạp một áp suất ban đầu Đặc điểm cấu tạo của loại động cơ này là ở thành xy lanh có 3 cửa: cửa nạp để nạp mồi mới nạp vào buồng tay quay; cửa thổi để thổi mồi mới nạp từ buồng tay quay lên xy lanh động cơ; cửa xả để xả khí đ ã làm việc ra ngoài (hình 2.6) Quá trình mồi mới nạp vào xy lanh của loại động cơ này diễn ra như sau: Khi pít tông đi từ TCD lên TCT, thể tích trong buồng tay quay tăng lên và áp suất giảm dần, tạo ra độ chân không ở trong buồng tay quay Pít tông lần lượt đóng kín cửa thổi, cửa xả để nén mồi mới nạp trong xy lanh, đồng thời mở cửa nạp để mồi mới nạp nạp vào buồng tay quay (nhờ sự chênh lệch áp suất giữa buồng tay quay và bên ngoài) Khi pít tông đi xuống, thể tích trong buồng tay quay giảm dần và áp suất từ từ tăng lên Khi pít tông để hở cửa thổi thì mồi mới nạp có áp suất cao ở trong buồng tay quay được thổi lên xy lanh thay thế khí đã làm việc đã xả ra ngoài Sau đó pít tông lại đi lên, cửa nạp lại mở, mồi mới nạp lại được nạp vào buồng tay quay Chúng ta có thể hiểu rằng, dưới tác dụng của pít tông, buồng tay quay hoạt động như một cái bơm để nạp và thổi mồi mới nạp vào trong xy lanh động cơ

2.2.3 Chu trình làm việc của động cơ nhiều xi lanh

Phần trên đã giới thiệu chu trình làm việc của hai loại động cơ 4 kỳ và 2 kỳ có một xy lanh Trong thực tiễn để nâng cao công suất và đảm bảo tính kinh tế người ta chế tạo động cơ nhiều xy lanh

Đối với động cơ nhiều xy lanh, thứ tự làm việc của các xy lanh là tùy ý lựa chọn, nhưng phải đảm bảo tính phân bố đều các thời kỳ sinh công và sự cân bằng

Trang 26

Ở mỗi loại động cơ, theo số lượng các xy lanh, nó có một trật tự làm việc nhất định sao cho các quá trình nạp, nén cháy, sinh công, xả không tiến hành cùng một lúc trong tất cả các xy lanh mà cách nhau những khoảng cách góc ( ) bằng nhau Khoảng cách góc của động cơ 4 kỳ và động cơ 2 kỳ là:

Trong đó i là số lượng xy lanh

Động cơ càng nhiều xy lanh thì  càng nhỏ và máy nổ càng đều

Trong các loại động cơ nhiều xy lanh hiện nay, phổ biến là các loại động cơ có 2, 4, 6, 8, 12, 24, , 54 xy lanh và phần lớn làm việc theo chu trình 4 kỳ

Đối với loại động cơ 4 xy lanh 4 kỳ:

Khi động cơ làm việc, trục khuỷu quay, từng pít tông của từng xy lanh sẽ chuyển động lên xuống để thực hiện các quá trình nạp, nén cháy, sinh công, xả và tuân theo một trật tự làm việc của động cơ Thông thường trật tự làm việc của loại động cơ này là 1- 3- 4- 2, nghĩa là xy lanh thứ nhất thực hiện quá trình sinh công, sau 1800 đến xy lanh thứ 3 rồi đến xy lanh thứ 4 và sau cùng là xy lanh thứ 2 sinh công Trật tự làm việc của động cơ 4 xy lanh 4 kỳ được trình bày trong bảng 2.1

Bảng 2.1 Các quá trình làm việc của động cơ 4 xi lanh 4 kỳ

2.2.4 So sánh động cơ điêden với động cơ xăng, đông cơ 2 kỳ vơi động cơ 4 kỳ

Hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta dùng nhiều loại động cơ đốt trong khác nhau, nhưng phần lớn là động cơ điêden và động cơ xăng Trong những động cơ điêden hay động cơ xăng lại có loại làm việc theo chu trình 2 kỳ, có loại làm việc theo chu trình 4 kỳ Mỗi loại có những ưu, nhược điểm khác nhau, ở đây ta chỉ so sánh những ưu, nhược điểm cơ bản

 So sánh động cơ điêden với động cơ xăng

Động cơ điêden so sánh với động cơ xăng có những ưu điểm cơ bản là:

và  =

 =

Trang 27

- Hiệu suất nhiệt cao hơn, thường hiệu suất nhiệt của động cơ điêden kho ảng 35-45%, còn động cơ xăng khoảng 30-35%

- Động cơ điêden tiết kiệm được 15-20% nhiên liệu so với động cơ xăng (bởi vì chi phí nhiên liệu riêng của động cơ điêden thấp hơn) Nhiên liệu điêden lại rẻ tiền hơn xăng, nên việc sử dụng động cơ điêden có lợi về mặt kinh tế

- Động cơ điêden làm việc chắc chắn, bền vững, ít hư hỏng vặt, bởi vì hệ thống cung cấp nhiên liệu điêden tuy cấu tạo tinh vi, chính xác nhưng có độ bền cao, dễ sử dụng Còn ở động cơ xăng có bộ chế hòa khí và hệ thống đốt cháy bằng tia lửa điện thường hay hư hỏng, phải sửa chữa

- Động cơ điêden có khối lượng quán tính của các bộ phận chuyển động lớn hơn động cơ xăng nên khả năng vượt tải cũng tốt hơn

Nhưng động cơ điêden có nhược điểm là:

- Ap suất trong xy lanh của động cơ rất cao nên khó khởi động, động cơ làm việc nặng nề hơn động cơ xăng

- Cấu tạo hệ thống cung cấp nhiên liệu phức tạp, đòi hỏi chế tạo chính xác, giá thành cao Thông thường động cơ điêden có kích thước và trọng lượng lớn hơn động cơ xăng có cùng công suất

Xuất phát từ những ưu, nhược điểm trên mà phạm vi sử dụng của động cơ điêden và động cơ xăng có sự khác nhau Động cơ điêden thường được lắp nhiều trên máy kéo và ôtô khách, ôtô tải cỡ lớn Còn động cơ xăng thường được lắp nhiều trên mô tô, xe máy, các loại ôtô du lịch, ôtô tải cỡ nhỏ

 So sánh động cơ 2 kỳ với động cơ 4 kỳ

Động cơ 2 kỳ so sánh với động cơ 4 kỳ có những ưu điểm cơ bản là:

- Nếu hai loại động cơ có số xy lanh và số vòng quay như nhau thì động cơ 2 kỳ chạy đều hơn, ít rung động hơn (bởi vì muốn hoàn thành một chu trình làm việc, trục khuỷu của động cơ 4 kỳ phải quay 2 vòng, trong khi đó ở động cơ 2 kỳ chỉ cần quay một vòng)

- Động cơ 2 kỳ (loại buồng thổi tay quay) có cấu tạo gọn nhẹ hơn động cơ 4 kỳ khi có cùng công suất (bởi vì động cơ 2 kỳ không cần hệ thống phân phối khí loại xu páp để đóng mở cửa nạp và cửa xả)

- Khi hai động cơ có cùng thể tích làm việc, cùng số vòng quay, cùng tỉ số nén và cùng loại nhiên liệu thì công suất của động cơ 2 kỳ thường bằng 1,5 đến 1,7 lần động cơ 4 kỳ

Nhưng động cơ 2 kỳ có nhược điểm là:

Trang 28

mất 15 - 25%) Nói cách khác, hiệu suất nhiệt của động cơ 2 kỳ thấp hơn động cơ 4 kỳ, nguyên nhân là do:

- Ở động cơ 2 kỳ, khí đã làm việc sót lại trong xy lanh còn nhiều (xả không sạch) nên nạp không đầy đủ

- Trong quá trình nạp bị lãng phí mất một phần mồi mới nạp

- Phải chi phí một phần công suất để tạo cho mồi mới nạp một áp suất ban đầu để nạp vào trong xy lanh động cơ

- Động cơ 2 kỳ có cửa nạp và cửa xả nằm trên thành xy lanh nên hành trình nén bị rút ngắn, làm cho áp suất trong xy lanh giảm và công suất động cơ giảm

Ngoài ra đối với động cơ xăng 2 kỳ buồng thổi tay quay, do phải trộn dầu nhờn với xăng trước khi nạp để kết hợp bôi trơn cho các chi tiết của hệ thống biên tay quay nên chi phí dầu nhờn lớn hơn và khả năng bôi trơn kém hơn, vì vậy tuổi thọ của động cơ 2 kỳ thường thấp hơn động cơ 4 kỳ

Do vậy, động cơ 2 kỳ thường được lắp trên một số ít mô tô, xe máy và động cơ khởi động cho động cơ điêden Còn hầu hết các động cơ khác là động cơ 4 kỳ

2.3 CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

Động cơ đốt trong nói chung có sáu hệ thống: hệ thống biên tay quay, hệ thống phân phối khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát, hệ thống cung cấp hỗn hợp đốt và hệ thống khởi động Riêng động cơ xăng có thêm hệ thống đốt cháy bằng tia lửa điện Dưới đây trình bày đặc điểm cấu tạo từng hệ thống của động cơ

2.3.1 Hệ thống biên tay quay

 Nhiệm vụ:

Hệ thống biên tay quay là phần chính để thực hiện chu trình làm việc của động cơ và biến chuyển động tịnh tiến qua lại của pít tông thành chuyển động quay của trục khuỷu

Hệ thống biên tay quay bao gồm cơ cấu biên tay quay và một số chi tiết không chuyển động của động cơ, cụ thể là: thân động cơ và xy lanh, nắp xy lanh, pít tông cùng với vòng găng và trục pít tông, biên, trục khuỷu và bánh đà

 Thân động cơ và xy lanh

Thân động cơ là bộ phận chính của hệ thống biên tay quay, có nhiệm vụ như

một cái "giá" để lắp ráp tất cả các chi tiết của cơ cấu biên tay quay và các chi tiết của các hệ thống khác trong động cơ

Xy lanh cùng với nắp xy lanh và pít tông tạo thành buồng đốt và thể tích làm

việc của động cơ, đồng thời nó hướng dẫn sự chuyển động tịnh tiến qua lại của pít tông và vòng găng Xy lanh có thể được đúc liền với thân động cơ, nhưng cũng có thể là những chi tiết riêng biệt gọi là ống xy lanh Mặt trong của ống xi lanh được

Trang 29

gia công cẩn thận, còn mặt ngoài chỉ cần gia công hai vành tròn phía trên và phía dưới để lắp xy lanh được chính xác vào trong lỗ đặt của thân động cơ

 Nắp xy lanh

Nắp xy lanh dùng để đậy kín thân động cơ, nó cùng với xy lanh và đỉnh pít tông hình thành khoảng không gian làm việc của động cơ Ngoài ra nó còn làm giá đỡ để lắp ráp các chi tiết khác

 Pít tông:

Pít tông chuyển động tịnh tiến qua lại trong xy lanh để thực hiện các quá trình nạp, nén cháy, sinh công, xả và trực tiếp nhận áp lực của khí cháy truyền qua biên đến trục khuỷu Ngoài ra ở một số động cơ 2 kỳ, pít tông còn làm nhiệm vụ đóng mở cửa nạp và cửa xả

Cấu tạo chung của pít tông gồm 3 phần: đỉnh, phần ép sát và phần hướng dẫn (hình 2 - 7)

Hình 2.7 Pít tông

1- Đỉnh pít tông, 2-Phần ép sát, 3-Phần hướng dẫn, 4- Hông pít tông

 Vòng găng

Vòng găng là những vòng không khép kín, được lắp trên rãnh pít tông có

nhiệm vụ làm cho buồng đốt được kín sát, không cho khí nén lọt xuống các te động cơ và không cho dầu nhờn lọt lên buồng đốt hình thành muội than và làm tăng mức tiêu thụ dầu nhờn Đồng thời vòng găng còn có nhiệm vụ truyền nhiệt từ pít tông sang xy lanh Vòng găng có hai loại: vòng găng hơi và vòng găng dầu

Vòng găng hơi lắp vào các rãnh phía trên của pít tông, ép sát lên mặt gương xy

lanh và nhờ một lớp dầu nó sẽ làm cho xy lanh được kín sát Vòng găng dầu dùng

để gạt dầu thừa trên mặt gương xy lanh đưa trở về các te động cơ, không cho dầu nhờn lọt lên buồng đốt tạo thành muội than bám vào nắp xy lanh, đỉnh pít tông

1

2

3

4

Trang 30

 Biên

Biên (còn gọi là thanh truyền) dùng để nối pít tông với trục khuỷu, nó có nhiệm vụ biến chuyển động tịnh tiến của pít tông thành chuyển động quay của trục khuỷu

Cấu tạo của biên gồm 3 phần: đầu trên, thân biên và đầu dưới

Đầu trên biên là phần có khoan lỗ để lắp trục pít tông Để giảm ma sát với trục

pít tông, người ta ép vào đầu trên biên ống bạc bằng đồng hoặc ổ lăn Ống bạc thường có lỗ để dẫn dầu đến bề mặt làm việc của trục pít tông

Thân biên phần lớn có tiết diện hình chữ I để tăng độ cứng và giảm trọng

lượng của biên Đầu dưới của biên dùng để nối với cổ biên của trục khuỷu, thường

được cắt ra làm hai nửa Nửa trên nối liền với biên, nửa dưới gọi là nắp biên được ghép chặt lại bằng hai bu lông, thường được hãm bằng đai ốc hoa và chốt chẻ Ngoài ra, đối với loại động cơ 1 xy lanh có trục khuỷu kiểu tháo rời, dùng gối đỡ kiểu con lăn thì đầu dưới của biên không cắt đôi

Trang 31

 Trục khuỷu

Trục khuỷu nhận lực lực từ biên chuyển tới và biến lực đó thành mômen quay

truyền cho máy công tác hoặc truyền cho hệ thống truyền lực của ôtô, máy kéo

Hình 2.10 Trục khuỷu và bánh đà

a - Động cơ 1 xy lanh; b - Động cơ 4 xy lanh

1- Đầu trước, 2- Cổ chính, 3- Má trục khuỷu, 4- Cổ biên 5- Đầu sau, 6- Bánh đà, 7- Đối trọng

Hình 2 9 Biên

1- Đầu trên 2- Thân biên

3- Đầu dưới

4- Nắp biên

5- Bạc đầu trên biên

6- Bu lông biên 7- Đai ốc 8- Chốt chẻ

9- Bạc lót cổ biên

Trang 32

Nói chung hình dáng của trục khuỷu phụ thuộc vào số lượng và sự lắp đặt các xy lanh của động cơ, tính chất phân phối đều các thời kỳ sinh công và việc cân bằng động cơ

 Bánh đà

Bánh đà dùng để tích lũy năng lượng trong quá trình sinh công nhằm đưa cơ cấu biên tay quay vượt qua các thế chết, điều hòa tốc độ quay của trục khuỷu và khắc phục các hiện tượng quá tải bất ngờ Ở những động cơ nhiều xy lanh, tốc độ quay của trục khuỷu tương đối đều, do đó kích thước và trọng lượng của bánh đà giảm đi nhiều so với động cơ ít xy lanh

2.3.2 Hệ thống phân phối khí

 Nhiệm vụ và phân loại

Hệ thống phân phối khí có nhiệm vụ kịp thời mở và đóng cửa nạp và cửa xả để nạp đầy mồi mới vào trong xy lanh và xả sạch khí đã làm việc ra ngoài theo trật tự làm việc của động cơ

Để mở và đóng cửa nạp và cửa xả, ở động cơ 4 kỳ thường dùng xu páp điều khiển bằng một cơ cấu riêng, còn đối với động cơ 2 kỳ buồng thổi tay quay thì thường dùng pít tông

Hệ thống phân phối khí dùng xu páp có hai lo ại: xu páp hông và xu páp treo Hầu hết các loại động cơ hiện nay dùng loại xu páp treo, vì loại này có ưu điểm: buồng đốt gọn, tỉ số nén và hiệu suất nhiệt cao

Trang 33

Để đảm bảo cho xu páp đặt khít trên ổ đặt, người ta chừa một khe hở giữa đuôi xu páp và mỏ đòn gánh Khe hở này nhằm khắc phục hiện tượng giãn nở vì nhiệt khi bị nóng lên của các chi tiết mà chủ yếu là của xu páp Vì thế người ta gọi khe hở này là khe hở nhiệt (hay khe hở xu páp) Độ lớn của khe hở nhiệt xu páp tùy thuộc vào từng loại động cơ

 Các bộ phận chính của hệ thống phân phối khí dùng xu páp

Hệ thống phân phối khí có xu páp treo gồm có 4 bộ phận chính: bộ phận đóng kín, bộ phận truyền lực, trục cam và bộ phận truyền động

Bộ phận đóng kín dùng để trực tiếp đóng mở cửa nạp và cửa xả Bộ phận đóng

kín gồm có: xu páp, lò xo xu páp, bạc hướng dẫn xu páp

Bộ phận truyền lực dùng để liên kết và truyền lực từ trục cam cho bộ phận

đóng kín Bộ phận truyền lực gồm có con đội, cần đẩy, đòn gánh và vít điều chỉnh khe hở xu páp Nếu xu páp đặt bên hông xi lanh thì không cần cần đẩy, đòn gánh

Trục cam: (còn gọi là trục phân phối) dùng để điều khiển việc đóng mở các

xu páp phù hợp với trật tự làm việc của động cơ Trên trục cam có các cổ trục để lắp

Hình 2.11

Sơ đồ hệ thống phân phối khí

1- Trục cam 2- Con đội 3- Cần đẩy 4- Vít điều chỉnh 5- Trục đòn gánh 6- Đòn gánh

7- Đĩa giữ lò xo xu páp 8- Lò xo xu páp

9- Bạc hướng dẫn 10 - Xu páp

11 - Bộ phận truyền động 12 - Trục khuỷu

1002

12 11 2

7

9 8 6

3

1

Trang 34

các động cơ điêden có thể còn có cam điều khiển bơm đẩy nhiên liệu, ở động cơ xăng còn có cam điều khiển bơm xăng và bộ chia điện

Bộ phận truyền động có nhiệm vụ truyền chuyển động quay từ trục khuỷu

động cơ đến trục cam và một số bộ phận khác, theo một tỷ số truyền nhất định Bộ phận truyền động có thể bằng xích, các bánh răng hoặc đai răng

2.3.3 Hệ thống bôi trơn

 Nhiệm vụ và phân loại

Hệ thống bôi trơn của động cơ đốt trong có nhiệm vụ không ngừng cung cấp dầu bôi trơn sạch với một số lượng cần thiết ở một nhiệt độ và áp suất nhất định cho các bề mặt ma sát của các chi tiết máy khi động cơ làm việc, nhằm làm giảm hao tổn công ma sát và giảm độ hao mòn các chi tiết máy; làm nguội các bề mặt bị nóng lên do ma sát; làm sạch muội than và mạt kim loại do các chi tiết máy bị mài mòn sinh ra ở trên các bề mặt làm việc; đồng thời bảo vệ cho các chi tiết máy không bị oxy hóa và làm tăng độ kín sát giữa các cặp lắp ghép

Động cơ đốt trong sử dụng nhiều loại hệ thống bôi trơn khác nhau, đó là bôi trơn theo phương pháp vung dầu, bôi trơn bằng cách pha dầu nhờn trong xăng và bôi trơn theo phương pháp cưỡng bức Tùy thuộc vào loại động cơ, điều kiện làm việc mà trang bị cho động cơ hệ thống bôi trơn thích hợp

Bôi trơn theo phương pháp vung dầu:

Khi động cơ làm việc, dầu nhờn ở đáy các te bị các chi tiết máy chuyển động (như biên, trục khuỷu ) vung lên bám vào các bề mặt làm việc của các chi tiết máy cần được bôi trơn như xi lanh, pit tông, vòng găng Phương pháp bôi trơn theo kiểu vung dầu rắt đơn giản, nhưng nó có nhược điểm là lượng dầu bôi trơn phụ thuộc rất nhiều vào mức dầu nhờn chứa trong các te, vị trí của động cơ khi chuyển động lên, xuống dốc và số vòng quay của trục khuỷu, cho nên khó đảm bảo bôi trơn an toàn cho động cơ

Bôi trơn bằng cách pha dầu nhờn trong xăng:

Phương pháp này được sử dụng ơ động cơ xăng hai kỳ buồng thổi tay quay

Việc bôi trơn cho các chi tiết ma sát được thực hiện bằng cách pha dầu nhờn vào trong xăng với một tỉ lệ thích hợp, thường là 2 - 5 % Hỗn hợp của dầu nhờn và xăng được nạp vào xi lanh, các hạt dầu lẫn trong hỗn hợp ngưng đọng bám lên bề mặt ma sát của các chi tiết máy Cách bôi trơn này đơn giản, và thực tế không cần đến “hệ thống bôi trơn”, Nhưng nó có nhược điểm là chế độ bôi trơn không hoàn hảo và dễ tạo thành muội than Đa số các động cơ xăng 2 kỳ hiện nay, người ta chứa dầu nhờn vào một thùng riêng và có bộ phận tự động pha dầu nhờn vào trong xăng

theo một tỉ lệ chuẩn xác phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ

Bôi trơn theo phương pháp cưỡng bức:

Trang 35

Phương pháp này được sử dụng ở hầu hết các động cơ đốt trong hiện nay và còn có tên gọi là bôi trơn bằng áp suất Dầu nhờn được dẫn tới các bề mặt làm việc bằng các ống dẫn dưới một áp suất nhất định do bơm dầu nhờn tạo ra

Phương pháp bôi trơn cưỡng bức rất thuận lợi cho việc bôi trơn các gối đỡ và một số chi tiết của hệ thống phân phối khí Nhưng phương pháp này lại kém hiệu qủa khi bôi trơn mặt gương xi lanh và nhóm pít tông Vì vậy đa số các động cơ đốt trong 4 kỳ hiện nay dùng hệ thống bôi trơn kiểu phối hợp, nghĩa là đối với các chi tiết máy làm việc trong điều kiện tải trọng nặng nề thì được bôi trơn bằng phương pháp cưỡng bức, còn các chi tiết máy làm việc trong điều kiện tải trọng thấp hơn và các chi tiết máy khó thực hiện việc bôi trơn bằng cưỡng bức thì được bôi trơn bằng phương pháp vung dầu

 Sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức

Sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức được trình bày trên hình 2 12 Khi động cơ làm việc, Dầu nhờn trong đáy các te được hút vào bơm qua phao hút dầu P hao hút dầu có lưới chắn để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn Sau khi dầu nhờn bơm lên được chia làm hai nhánh Một nhánh dầu nhờn qua két dầu để làm mát, rồi trở về các te Một nhánh dầu nhờn qua bình lọc sơ Ở bình lọc sơ dầu nhờn được làm sạch các tạp chất tương đối lớn, sau đó được dẫn đến mạch dầu chính trong thân động cơ đi bôi trơn cho trục khuỷu, trục cam, các bánh răng truyền động Từ trục cam thông thường dầu được dẫn lên bôi trơn tiếp cho trục đòn gánh, bạc hướng dẫn xu páp Còn các chi tiết khác như bạc đầu trên biên, trục pít tông, xy lanh thì thường được bôi trơn bằng phương pháp vung đầu Nhưng cũng có một số động cơ trong thân biên có khoan một rãnh dọc để dẫn dầu từ cổ biên của trục khuỷu lên bôi trơn cho các chi tiết này

Một phần dầu nhờn (khoảng 15-20%) từ mạch dầu chính được dẫn đến bình lọc tinh Tại đây dầu được lọc sạch các tạp chất cơ học, dù là rất nhỏ rồi chảy trở về các te động cơ

Trong hệ thống bôi trơn loại này có ba cái van: van xả, van an to àn và van nhiệt Van xả của bơm dầu nhờn có tác dụng xả bớt dầu nhờn về các te khi áp suất vượt quá quy định, giữ cho áp suất dầu không đổi khi động cơ làm việc với các tốc độ vòng quay khác nhau Van an toàn cho phép dầu nhờn đi thẳng vào mạch dầu chính khi bình lọc sơ bị tắc, đam bảo cung cấp liên tục dầu nhờn cho các bề mặt làm việc của động cơ Van nhiệt khống chế lưu lượng dầu nhờn qua két dầu làm mát Khi nhiệt độ dầu lên quá cao (khoảng 800 C), độ nhớt sẽ giảm, van sẽ đóng hoàn toàn để dầu nhờn qua két dầu làm mát rồi trở về các te

Trang 36

Hình 2.12 Sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức

1- Các te dầu nhờn, 2- Phao hút dầu, 3- Bơm dầu nhờn, 4- Van xả, 5-Bình lọc sơ, 6- Van an toàn, 7- Đồng hồ báo áp suất dầu, 8- Mạch dầu chính, 9- Bình lọc tinh, 10- Két dầu, 11- Van nhiệt, 12- Đồng hồ báo nhiệt độ dầu, 13- Thước thăm dầu

 Các bộ phận chính của hệ thống bôi trơn cưỡng bức

Hệ thống bôi trơn cưỡng bức thường có các bộ phận chính: bơm dầu nhờn, các bình lọc, két dầu, các ống và rãnh dẫn dầu, các đồng hồ báo áp suất dầu và nhiệt độ dầu

Bơm dầu nhờn dùng để cung cấp dầu nhờn đến các bề mặt làm việc của các

chi tiết máy khi động cơ làm việc với một số lượng và áp suất cần thiết Bơm dầu nhờn có nhiều loại: bơm bánh răng, bơm cánh gạt, bơm rô to, bơm pít tông Nhưng hiện nay hầu hết các loại động cơ đốt trong dùng bơm bánh răng và bơm cánh gạt vì cấu tạo đơn giản, làm việc chắc chắn và cung cấp dầu được liên tục

Bình lọc dầu nhờn dùng để lọc sạch các tạp chất trong dầu nhờn trước khi

đưa dầu nhờn đi bôi trơn, bởi vì nếu trong dầu nhờn có lẫn các tạp chất như mạt kim loại, bụi bẩn, muội than thì sẽ làm cho các bề mặt làm việc bị cào xước hoặc tắc ống dẫn dầu gây ra những hư hỏng đáng tiếc Bình lọc dầu nhờn có hai loại: bình

lọc sơ và bình lọc tinh Bình lọc sơ phổ biến là các cuộn lọc bằng

lưới kim loại, chỉ lọc được các tạp chất lớn hơn 0,05 đến 0,10 mm Còn bình lọc tinh có khả năng lọc các tạp chất có kích thước nhỏ hơn, có thể nhỏ đến 0,1µm Do sức cản rất lớn, năng suất thấp, bình lọc tinh ở một số động cơ chỉ có tác dụng lọc một phần dầu bơm lên rồi lại trả về đáy các te, phần nào hỗ trợ cho bình lọc sơ, làm cho dầu nhờn ở đáy các te hoặc ở thùng chứa sạch hơn Bình lọc tinh có thể là bình

Trang 37

lọc thấm qua các cuộn lọc bằng giấy, các tông, len dạ , có thể là bình lọc li tâm

phản lực

Két dầu (còn gọi là bộ phận tản nhiệt) dùng để làm mát dầu nhờn, giữ cho

dầu nhờn luôn luôn ở một khoảng nhiệt độ nhất định

Ngoài ra, trong hệ thống bôi trơn, thường còn trang bị thêm đồng hồ đo nhiệt độ dầu và đồng hồ đo áp suất dầu ở mạch dầu chính của động cơ

2.3.4 Hệ thống làm mát

 Nhiệm vụ và phân loại

Hệ thống làm mát có nhiệm vụ dẫn nhiệt từ các chi tiết máy bị nung nóng của động cơ ra ngoài, nhằm đam bảo trạng thái nhiệt bình thường của động cơ

Khi động cơ làm việc, liên tiếp có sự đốt cháy hỗn hợp đốt trong xy lanh và tỏa ra nhiều nhiệt lượng, đốt nóng các chi tiết của động cơ, đặc biệt là pít tông, xy lanh, xu páp, nắp xy lanh Vì vậy cần có hệ thống làm mát để giúp cho động cơ làm việc ở một chế độ nhiệt nhất định

Căn cứ theo cách dẫn nhiệt trực tiếp hay gián tiếp ra không khí để làm mát mà người ta chia hệ thống làm mát ra hai loại: làm mát bằng không khí và làm mát bằng nước

Hệ thống làm mát bằng không khí tức là nhiệt lượng từ các chi tiết bị đốt

nóng sẽ được truyền trực tiếp ra không khí bao quanh nó Ở nắp xy lanh và mặt ngoài xy lanh của các động cơ làm mát bằng không khí (động cơ mô tô, xe máy và một số động cơ công suất nhỏ khác) có những cánh tản nhiệt để tăng diện tích tiếp xúc với không khí Khi động cơ làm việc, không khí được lùa qua các cánh tản nhiệt

Hệ thống làm mát bằng không khí có cấu tạo rất đơn giản, nhưng hiệu quả làm mát hạn chế

Hệ thống làm mát bằng nước tức là nhiệt lượng từ các chi tiết máy sẽ được

truyền qua nước làm nguội, sau đó mới được truyền ra ngoài không khí Hiện nay đa số các động cơ tĩnh tại và động cơ lắp trên ôtô, máy kéo sử dụng hệ thống làm mát bằng nước, bởi vì nó có ưu điểm là mức độ làm mát ở các xy lanh được đều hơn

Người ta chia hệ thống làm mát bằng nước thành hai loại: làm mát kiểu bốc hơi và làm mát kiểu đối lưu

Hệ thống làm mát kiểu bốc hơi là hệ thống lợi dụng hiện tượng vật lí: sự bốc

hơi của nước bao giờ cũng kèm theo sự thu nhiệt (hình 2.13)

Trang 38

Do làm mát theo kiểu bốc hơi nên tốc độ tiêu hao nước rất lớn, cần phải thường xuyên bổ sung nước làm mát Mặt khác, do tốc độ lưu thông của nước khi đối lưu tự nhiên rất nhỏ nên làm mát không đồng đều, có hiện tượng chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa các phần được làm mát Do vậy hệ thống này thường được dùng cho một số động cơ đốt trong cỡ nhỏ

Hình 2-14 Sơ đồ hệ thống làm mát đối lưu

1- Thân động cơ, 2 - Nắp xi lanh, 3- Bơm nước, 4 - Van nhiệt, 5 - Két nước

6 - Quạt gió, 7 - Ống nước nối tắt về bơm, 8 - Bộ đai truyền động

Hệ thống làm mát kiểu đối lưu là hệ thống trong đó nước được lưu thông nhờ

một bơm nước chuyên dùng (hình 2.14) Trong hệ thống này, tốc độ lưu thông của dòng nước làm mát phụ thuộc vào số vòng quay của động cơ Vì thế khi nhiệt độ bên ngoài thấp và tải trọng giảm thì động cơ sẽ bị quá lạnh Để giữ được trạng thái nhiệt bình thường của động cơ ở mọi chế độ làm việc khác nhau, đặc biệt là khi khởi động động cơ thì người ta trang bị thêm cho hệ thống này một cái van nhiệt Khi nhiệt độ nước còn thấp hơn nhiệt độ quy định thì van nhiệt sẽ điều khiển cho nước đi thẳng từ áo nước vào bơm, không qua két nước làm mát Khi nhiệt độ nước tăng lên, van nhiệt sẽ mở cho một phần hoặc toàn bộ nước từ áo nước chảy tới két nước làm mát Để thường xuyên kiểm tra được nhiệt độ của nước làm mát ở áo

Hình 2-13

Sơ đồ hệ thống làm mát kiểu bốc hơi 1- Xi lanh động cơ 2- Bình nước bốc hơi 3- Hộp các te trục khuỷu 4- Thùng nhiên liệu

3 4 5

1 2

Trang 39

nước động cơ, người ta trang bị thêm một nhiệt kế (đồng hồ nhiệt độ) Hệ thống làm mát kiểu đối lưu được dùng phổ biến trên các loại ô tô, máy kéo và động cơ tĩnh tại

Hệ thống làm mát bằng nước kiểu đối lưu gồm có các bộ phận chính: két nước, bơm nước, quạt gió, van nhiệt, nhiệt kế và các ống dẫn nước

Két nước (còn gọi là bộ phận tản nhiệt) dùng để chứa nước và làm mát nước

Két nước thường đặt phía trước động cơ

Bơm nước dùng để tạo nên sự lưu thông cưỡng bức của nước trong hệ thống

làm mát Bơm nước dùng trong hệ thống làm mát động cơ có nhiều loại: Bơm li tâm, bơm pit tông, bơm cánh hút, bơm guồng, bơm bánh răng Nhưng đa số các bơm nước lắp trên động cơ hiện nay là bơm li tâm vì nó có năng suất cao, kích thước nhỏ gọn và làm việc chắc chắn

Quạt gió dùng để lùa không khí qua phần giữa của két nước nhằm giúp quá

trình làm mát được nhanh chóng Quạt gió thường được lắp chung trục với bơm nước và nhận chuyển động quay từ trục khuỷu

Van nhiệt dùng để điều chỉnh nhiệt độ của nước làm mát bằng cách khống chế

lượng nước đi qua két nước Van nhiệt có nhiều loại, nhưng phổ biến nhất là loại hộp xếp dùng chất dễ bay hơi, có thể là ête hoặc hỗn hợp 1/3 rượu êtylic với 2/3 là nước cất

2.3.5 Hệ thống cung cấp hốn hợp đốt

Hệ thống cung cấp hốn hợp đốt có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ và đúng lúc một lượng hỗn hợp đốt có thành phần thích hợp với mọi chế độ làm việc của động cơ

Hiện nay các loại động cơ tĩnh tại và các loại động cơ lắp trên ôtô, máy kéo, chủ yếu dùng hai loại nhiên liệu xăng và điêden Lo ại động cơ dùng nhiên liệu xăng thì hỗn hợp đốt thường được tạo thành bên ngoài xy lanh nhờ bộ chế hòa khí hoặc hệ thống phun xăng điện tử Loại động cơ dùng nhiên liệu điêden thì hỗn hợp đốt được tạo thành bên trong xy lanh Do đặc điểm của các phương pháp tạo thành hỗn hợp đốt và tính chất khác nhau của hai loại nhiên liệu dùng cho động cơ mà cấu tạo và hoạt động của hệ thống cung cấp hỗn hợp đốt khác nhau Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu từng loại hệ thống

2.3.5.1 Hệ thống cung cấp hỗn hợp đốt của động cơ xăng có bộ chế hòa khí

Phân loại và sơ đồ hệ thống

Căn cứ vào phương pháp cung cấp nhiên liệu, người ta chia hệ thống cung cấp hỗn hợp đốt của động cơ xăng có bộ chế hòa khí ra làm hai loại: hệ thống tự

Trang 40

sạch bụi bẩn, cũng được đưa vào bộ chế hòa khí Hỗn hợp đốt gồm xăng và không khí được tạo thành ở bộ chế hòa khí rồi theo ống nạp qua xu páp nạp vào xy lanh động cơ Đặc điểm của hệ thống tự chảy là thùng xăng được đặt cao hơn bộ chế hòa

khí và xăng được cung cấp vào bộ chế hòa khí bằng phương pháp tự chảy

Hệ thống dùng bơm ( hình 2.15.b) chỉ khác hệ thống tự chảy là thùng xăng được

đặt thấp hơn bộ chế hòa khí, do đó xăng được cung cấp tới bộ chế hòa khí nhờ một bơm (thường gọi là bơm xăng) So sánh với hệ thống tự chảy, hệ thống dùng bơm có nhiều ưu điểm là thùng xăng có thể đặt thấp hơn, dung tích chứa xăng có thể lớn hơn, động cơ làm việc ổn định hơn (vì thành phần hỗn hợp đốt không phụ thuộc vào mức xăng có trong thùng) Nhưng nó có nhược điểm là cấu tạo phức tạp hơn hệ thống tự chảy Hiện nay hầu hết các động cơ có bộ chế hòa khí sử dụng hệ thống dùng bơm (trừ các loại động cơ mô tô, xe máy, và một số động cơ có công suất

nhỏ)

Các bộ phận chính

Hệ thống cung cấp hỗn hợp đốt của động cơ có bộ chế hòa khí bao gồm: thùng chứa xăng, bình lọc xăng, bình lọc không khí, bơm xăng, ống hút, ống xả và ống giảm thanh

a

b

1

2 3

5

Ngày đăng: 17/11/2012, 11:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

như: bulông -đai ốc, vít, vít cấy, then, ... (hình 1.7). - Cơ điện nông nghiệp
nh ư: bulông -đai ốc, vít, vít cấy, then, ... (hình 1.7) (Trang 12)
Hình 1.9    Hình dáng các loại trục - Cơ điện nông nghiệp
Hình 1.9 Hình dáng các loại trục (Trang 14)
Hinh 1.10  Sơ đồ ổ trượt và bạc lót cổ  trục - Cơ điện nông nghiệp
inh 1.10 Sơ đồ ổ trượt và bạc lót cổ trục (Trang 15)
2.2.2. Chu trình làm việc của động cơ 2 kỳ Hình 2.2 - Cơ điện nông nghiệp
2.2.2. Chu trình làm việc của động cơ 2 kỳ Hình 2.2 (Trang 22)
Đồ thị chỉ thị của động cơ 4 kỳ - Cơ điện nông nghiệp
th ị chỉ thị của động cơ 4 kỳ (Trang 22)
Hình 2.4 - Cơ điện nông nghiệp
Hình 2.4 (Trang 24)
Hình 2.8. Vòng găng - Cơ điện nông nghiệp
Hình 2.8. Vòng găng (Trang 30)
Hình 2.8. Vòng găng - Cơ điện nông nghiệp
Hình 2.8. Vòng găng (Trang 30)
Hình 2.11 - Cơ điện nông nghiệp
Hình 2.11 (Trang 33)
Hình 2.12. Sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức - Cơ điện nông nghiệp
Hình 2.12. Sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức (Trang 36)
Hình 2-14.   Sơ đồ hệ thống làm mát đối lưu - Cơ điện nông nghiệp
Hình 2 14. Sơ đồ hệ thống làm mát đối lưu (Trang 38)
Sơ đồ bộ chế hòa khí đơn giản - Cơ điện nông nghiệp
Sơ đồ b ộ chế hòa khí đơn giản (Trang 42)
Hình 2.19 - Cơ điện nông nghiệp
Hình 2.19 (Trang 45)
Hình 3.1 Sơ đồ các phần chính của máy kéo - Cơ điện nông nghiệp
Hình 3.1 Sơ đồ các phần chính của máy kéo (Trang 53)
Hình 3.1  Sơ đồ các phần chính của máy kéo - Cơ điện nông nghiệp
Hình 3.1 Sơ đồ các phần chính của máy kéo (Trang 53)
Sơ đồ cấu tạo của bộ li hợp ma sát, một đĩa thường xuyên đóng được trình bày  trên hình 3-3, gồm có các bộ  phận chính:  bộ  phận chủ động,  bộ phận phụ động, cơ  cấu ép và cơ cấu điều khiển - Cơ điện nông nghiệp
Sơ đồ c ấu tạo của bộ li hợp ma sát, một đĩa thường xuyên đóng được trình bày trên hình 3-3, gồm có các bộ phận chính: bộ phận chủ động, bộ phận phụ động, cơ cấu ép và cơ cấu điều khiển (Trang 58)
Hình 3.4  Sơ đồ cấu tạo của hộp số phân cấp - Cơ điện nông nghiệp
Hình 3.4 Sơ đồ cấu tạo của hộp số phân cấp (Trang 60)
châm vĩnh cửu N -S (hình 4.2), thì trong khung dây sẽ xuất hiện sức điện động cảm ứng, và được tính bằng công thức: - Cơ điện nông nghiệp
ch âm vĩnh cửu N -S (hình 4.2), thì trong khung dây sẽ xuất hiện sức điện động cảm ứng, và được tính bằng công thức: (Trang 71)
Hình 4.8 - Cơ điện nông nghiệp
Hình 4.8 (Trang 76)
Hình 5.1 Cày lưỡi 1- Khung cày, 2- Cơ cấu treo - Cơ điện nông nghiệp
Hình 5.1 Cày lưỡi 1- Khung cày, 2- Cơ cấu treo (Trang 90)
Hình 5.2 Cày chảo - Cơ điện nông nghiệp
Hình 5.2 Cày chảo (Trang 91)
Hình 5.4 Bừa đĩa - Cơ điện nông nghiệp
Hình 5.4 Bừa đĩa (Trang 93)
Hình 5.3  Bừa răng - Cơ điện nông nghiệp
Hình 5.3 Bừa răng (Trang 93)
Hình 5.4  Bừa đĩa - Cơ điện nông nghiệp
Hình 5.4 Bừa đĩa (Trang 93)
được bằng phẳng (hình 5-4). - Cơ điện nông nghiệp
c bằng phẳng (hình 5-4) (Trang 94)
Hình 5.5   Máy phay đất B-2,2 (hãng KUBOTA- Nhật Bản) - Cơ điện nông nghiệp
Hình 5.5 Máy phay đất B-2,2 (hãng KUBOTA- Nhật Bản) (Trang 94)
Hình 5.6  Bố trí các loại lưỡi phay trên trống - Cơ điện nông nghiệp
Hình 5.6 Bố trí các loại lưỡi phay trên trống (Trang 96)
Hình 5.8 - Cơ điện nông nghiệp
Hình 5.8 (Trang 99)
Sơ đồ cấu tạo một nhánh gieo hàng - Cơ điện nông nghiệp
Sơ đồ c ấu tạo một nhánh gieo hàng (Trang 99)
Hình 5. 10  Máy cấy mạ khay của Nhật Bản  5.2.3  Máy bón phân - Cơ điện nông nghiệp
Hình 5. 10 Máy cấy mạ khay của Nhật Bản 5.2.3 Máy bón phân (Trang 100)
Hình 5.12 Bộ phận bón phân hóa học - Cơ điện nông nghiệp
Hình 5.12 Bộ phận bón phân hóa học (Trang 102)
Hình 5.12   Bộ phận bón phân hóa học - Cơ điện nông nghiệp
Hình 5.12 Bộ phận bón phân hóa học (Trang 102)
- Bu ồng bơm (còn gọi là buồng công tác) được hình thành bởi vỏ bơm hình xoáy  ốc, thường chế tạo bằng kim loại - Cơ điện nông nghiệp
u ồng bơm (còn gọi là buồng công tác) được hình thành bởi vỏ bơm hình xoáy ốc, thường chế tạo bằng kim loại (Trang 103)
Hình 5.13   Máy bơm nước ly tâm - Cơ điện nông nghiệp
Hình 5.13 Máy bơm nước ly tâm (Trang 103)
Hình 5.15 Bình phun thuốc - Cơ điện nông nghiệp
Hình 5.15 Bình phun thuốc (Trang 106)
Hình 5.16 Máy phun thuốc có động cơ - Cơ điện nông nghiệp
Hình 5.16 Máy phun thuốc có động cơ (Trang 106)
Hình 5.15 Bình phun thuốc - Cơ điện nông nghiệp
Hình 5.15 Bình phun thuốc (Trang 106)
Hình 5.17  Máy gặt lúa rải hàng - Cơ điện nông nghiệp
Hình 5.17 Máy gặt lúa rải hàng (Trang 108)
máng sàng hình trụ. Trống quay trên hai ổ đỡ với tốc độ khoảng 500- 1000 vòng/phút.  - Cơ điện nông nghiệp
m áng sàng hình trụ. Trống quay trên hai ổ đỡ với tốc độ khoảng 500- 1000 vòng/phút. (Trang 110)
Hình 5.19  Máy đập lúa dọc trục - Cơ điện nông nghiệp
Hình 5.19 Máy đập lúa dọc trục (Trang 110)
Hình 5.20 Máy gặt đập liên hợp của Hàn Quốc - Cơ điện nông nghiệp
Hình 5.20 Máy gặt đập liên hợp của Hàn Quốc (Trang 111)
Hình 5.20  Máy gặt đập liên hợp của Hàn Quốc - Cơ điện nông nghiệp
Hình 5.20 Máy gặt đập liên hợp của Hàn Quốc (Trang 111)
Máy tẻ hạt ngô (hình 5.21) dùng để tách hạt ngô khỏi lõi bằng nguyên tắc va - Cơ điện nông nghiệp
y tẻ hạt ngô (hình 5.21) dùng để tách hạt ngô khỏi lõi bằng nguyên tắc va (Trang 112)
Hình 5.21  Sơ đồ máy tẻ hạt ngô - Cơ điện nông nghiệp
Hình 5.21 Sơ đồ máy tẻ hạt ngô (Trang 112)
a< b< c vàn ếu hạt hình cầu thì a= b= c). - Cơ điện nông nghiệp
a < b< c vàn ếu hạt hình cầu thì a= b= c) (Trang 114)
Hình 5.25  Máy làm sạch LS-2 - Cơ điện nông nghiệp
Hình 5.25 Máy làm sạch LS-2 (Trang 116)
Hình 5.26   Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy sấy tĩnh vỉ ngang - Cơ điện nông nghiệp
Hình 5.26 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy sấy tĩnh vỉ ngang (Trang 117)
Hình 5.27 - Cơ điện nông nghiệp
Hình 5.27 (Trang 119)
Hình 6.1. Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời - Cơ điện nông nghiệp
Hình 6.1. Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời (Trang 121)
Hình 6.2. Cấu tạo của một tấm pin mặt trời - Cơ điện nông nghiệp
Hình 6.2. Cấu tạo của một tấm pin mặt trời (Trang 122)
Hình 6.2. Cấu tạo của một tấm pin mặt trời - Cơ điện nông nghiệp
Hình 6.2. Cấu tạo của một tấm pin mặt trời (Trang 122)
Hình 6.5 Sơ đồ nguyên lý hộp thu nhiệt nhờ hiệu ứng lồng kính (2 lớp kính). - Cơ điện nông nghiệp
Hình 6.5 Sơ đồ nguyên lý hộp thu nhiệt nhờ hiệu ứng lồng kính (2 lớp kính) (Trang 126)
Hình 6.5  Sơ đồ nguyên lý hộp thu nhiệt nhờ hiệu ứng lồng kính (2 lớp kính). - Cơ điện nông nghiệp
Hình 6.5 Sơ đồ nguyên lý hộp thu nhiệt nhờ hiệu ứng lồng kính (2 lớp kính) (Trang 126)
Hình 6.6 Sơ đồ nguyên lý thiết bị lọc nước bằng năng lượng mặt trời kiểu 2 mái - Cơ điện nông nghiệp
Hình 6.6 Sơ đồ nguyên lý thiết bị lọc nước bằng năng lượng mặt trời kiểu 2 mái (Trang 129)
Hình 6.6  Sơ đồ nguyên lý thiết bị lọc nước bằng năng lượng mặt trời kiểu 2 mái - Cơ điện nông nghiệp
Hình 6.6 Sơ đồ nguyên lý thiết bị lọc nước bằng năng lượng mặt trời kiểu 2 mái (Trang 129)
Hình 6.7 Sơ đồ nguyên lý thiết bị lọc nước kiểu bấc thấm - Cơ điện nông nghiệp
Hình 6.7 Sơ đồ nguyên lý thiết bị lọc nước kiểu bấc thấm (Trang 130)
Hình 6.8 Sơ đồ hệ thống biogas nắp cố định kiểu vòm cầu - Cơ điện nông nghiệp
Hình 6.8 Sơ đồ hệ thống biogas nắp cố định kiểu vòm cầu (Trang 133)
Hình 6.8  Sơ đồ hệ thống biogas nắp cố định kiểu vòm c ầu - Cơ điện nông nghiệp
Hình 6.8 Sơ đồ hệ thống biogas nắp cố định kiểu vòm c ầu (Trang 133)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w