Thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty CP cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn
Trang 11.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 7
1.1.1 Lịch sử hình thành của công ty 7
1.1.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật 8
1.2 Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 9
1.2.1 Đặc điểm kinh doanh 9
1.2.2 đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 9
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý trong công ty 10
CHƯƠNGIITHỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 14
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 14
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Biểu số 1: Phiếu nhập kho 35
Biểu số 2: Phiếu xuất kho 36
Biểu số 3: Biên bản kiểm nghiệm 36
Biểu số 4: Giấy đề nghị cấp vật tư 37
Biểu số 5: Bảng kê mua hàng 39
Biểu số 6: Hóa đơn giá trị gia tăng .40
Biểu số 7: Thẻ kho 43
Biểu số 8: Sổ chi tiết vật liệu 43
Biểu số 9: Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn vật liệu 45
Biểu số 10: Sổ nhật kí chung 47
Biểu số 11: Sổ cái 48
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty: 10
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý như sau: 13
Sơ đồ 3: Sơ đồ bộ máy kế toán công ty: 15
Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật kí chung .21Sơ đồ 5: Quy trình luân chuyển chứng từ tăng giảm tài sản cố định 23
Sơ đồ 6: Luân chuyển chứng từ tiền mặt: 24
Sơ đồ 7: Thủ tục lập và luân chuyển chứng từ thanh toán tiền lương 25
Sơ đồ 8: Thủ tục lập luân chuyển chứng từ phân bổ tiền lương 26
Sơ đồ 9: Trình tự ghi sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 27
Sơ đồ 10: Trình tự ghi sổ kế toán 29
Sơ đồ 11: Quy trình luân chuyển chứng từ nhập kho 33
Sơ đồ 12: Quy trình luân chuyển phiếu xuất kho: 34
Trang 4Sơ đồ 13: Quy trình hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song 42Sơ đồ 14: Hạch toán tổng hợp theo hình thức nhật kí chung 46
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NVL : Nguyên vật liệuTSCĐ : Tài sản cố địnhCCDC : Công cụ dụng cụGTGT : Giá trị gia tăngBTC : Bộ Tài chínhKTTM : Kế toán tiền mặtBHXH : Bảo hiểm xã hộiBHYT : Bảo hiểm y tếKPCĐ : Kinh phí công đoàn
KTTL : Kế toán tiền lương
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Với sự phát triển nhanh chóng của một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi lớn lao Bên cạnh đó, với sự gia nhập WTO cũng mang lại sự đa dạng và thay đổi ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế.
Hệ thống doanh nghiệp Việt Nam đã có những sự tăng trưởng đáng kể cả về số lượng cũng như đa dạng về lĩnh vực hoạt động, về quy mô và mô hình tổ chức, về phương thức huy động và sử dụng vốn…Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của từng doanh nghiệp, bộ phận Kế toán có nhiệm vụ phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác mọi hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh, là nơi tập trung xử lí các thông tin cần thiết Ngoài ra, kế toán là công cụ phục vụ đắc lực cho cho quản lý kinh tế, tài chính Như vậy kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý ,vai trò của kế toán được khẳng định xuất phát từ nhu cầu sử dụng thông tin trong việc ra các quyết định kinh tế và chức năng của kế toán Khi xã hội càng phát triển yêu cầu về trình độ quản lý ngày càng cao, kế toán càng khẳng định vai trò của mình là công cụ phục vụ đắc lực cho quản lý kinh tế tài chính, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lưu thông và trao đổi hàng hoá.
Là một sinh viên chuyên nghành Kế toán-Kiểm toán, sau một thời gian đào tạo và theo yêu cầu của chương trình đào tạo tại Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, em đã tham gia tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí và Kết Cấu
Thép Sóc Sơn Trong thời gian kiến tập dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Anh cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, chị tại bộ phận kế
toán của công ty, em đã thu nhận rất nhiều kiến thức bổ ích Đợt kiến tập này là cơ hội tốt cho phép em có điều kiện tìm hiểu thực tế các quy trình tổ chức và các quy trình nghiệp vụ cụ thể của công tác kế toán tại công ty, đó là những kinh nghiệm quý báu giúp em trong quá trình công tác sau khi tốt nghiệp Trên cơ sở tiếp xúc với các số liệu kế toán–tài chính cụ thể trong các năm gần đây em đã hoàn thành bản Báo cáo
Trang 6kiến tập với các nội dung cơ bản sau đây:
Chương I: Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn.
Chương II: Thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty
Chương III: Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại công ty.
Tuy em đã cố gắng hết sức để hoàn thành báo cáo nhưng trong quá trình làm vẫn không tránh khỏi những sai sót Vậy mong cô giáo cùng toàn thể các anh, chị trong Công ty giúp đỡ em để em hoàn thành báo cáo kiến tập này
Nhân dịp này em xin chân thành cảm ơn tới cô giáo Nguyễn Thị Mai Anh
cùng toàn thể các anh, chị trong Công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn đã giúp đỡ chỉ bảo tận tình cho em hoàn thành báo cáo kiến tập này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 7Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn.Địa chỉ: Km20 – QL3 Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội
Điện thoại: 04.3583 0930 Mail: tusso1@tusso.vn Web: www.tusso.vn
Đơn vị đóng tại xã Phù Lỗ - huyện Sóc Sơn - TP.Hà Nội, nằm trên trục đường chính là Quốc lộ 3, địa điểm đã tạo điều kiện cho công tác vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm đi bán thuận lợi
Khi mới thành lập Công ty chỉ có 38 người, lực lượng công nhân ít ỏi, đội ngũ cán bộ tay nghề còn non yếu, cộng thêm điều kiện làm việc thiếu thốn, cơ sở vật chất thô sơ nên ngành nghề kinh doanh cũng rất hiếm Lúc này danh nghiệp đầu tư chủ yếu vào xây dựng nhà xưởng, đồng thời có tham gia hoạt động kinh doanh thương mại nhưng với giá trị nhỏ Cho tới năm 2004, một bước biến chuyển mới thay đổi bộ mặt của Công ty đó là: Công ty đã đưa vào hoạt động một số cửa hàng, nhà xưởng tạo điều kiện tăng doanh thu như: Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, nhà xưởng mạ nhúng kẽm nóng, nhà trưng bày ô tô cho tới nay đang phát triển.
Năm 2005 công ty đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất thép hình trị giá 9 tỷ đồng, với công suất mỗi năm là 30.000 tấn Bên cạnh đó Công ty còn đầu tư xây dựng 600m2 nhà văn phòng.
Công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn luôn quan tâm đến công nhân
Trang 8viên, đến nhu cầu của khách hàng và không ngừng củng cố mở rộng thị trường tiêu
thụ với phương châm “Chất lượng tạo thịnh vượng”.
Dù thời gian Công ty có mặt trên thương trường chưa được lâu nhưng tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cũng rất ổn định và chặt chẽ: Với một giám đốc, 3 phó giám đốc và các phòng ban như phòng Kế toán, phòng Kỹ thuật, phòng Hành chính, phòng cơ điện - KCS đã giúp doanh nghiệp luôn đứng vững trên thị trường.
- Ngoài ra còn các thiết bị phụ trợ cho dây chuyền chế tạo là:
+ Có 04 máy (65 tấn) đột thép tấm chép hình của Nhật bản có độ chính xác và năng suất cao, máy có khă năng đột thép tấm dấy 16mm (đây là loại máy duy nhất có ở các nhà máy chế tạo cột của Việt Nam).
+ Máy hàn tự động và bán tự động phục vụ cho hàn kết cấu.
+ Máy cắt tôn và các máy ép thuỷ lực phục vụ cho cắt, uốn các chi tiết cơ khí.- Công suất hiện tại của Công ty là 20.000 tấn/nămphẩm gia công chế biến.
Đồng thời với đội ngũ cán bộ và kỹ sư có rất nhiều kinh nghiệm, đã làm việc lâu năm trong ngành chế tạo cột thép mạ kẽm Đội ngũ cán bộ và kỹ sư này đã từng được đào tạo và làm việc tại Liên Xô, Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản v.v Với các trang thiết bị tự động hoá cao và đội ngũ cán bộ, kỹ sư có nhiều kinh nghiệm
Trang 91.2 Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.1.2.1 Đặc điểm kinh doanh
Đặc điểm chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là thực hiện theo mô hình sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp đầu tư có trọng điểm, đa dạng hóa các ngành nghề nhằm tạo hiệu quả tái đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mà mục tiêu của Công ty là không ngừng phát triển các hoạt động kinh doanh thương mại, tối đa hóa lợi nhuận, cải thiện điều kiện làm việc nâng cao thu nhập đời sống của người lao động, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước Để đạt được mục tiêu đó Công ty không ngừng tìm kiếm mở rộng thị trường hoạt động và ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
Trong đó, sản phẩm chính của công ty là: Chế tạo cột thép mạ kẽm: Cột thép đường dây từ 110KV đến 500KV, cột An-ten viễn thông (cột tự đứng và cột dây co); hệ thống mạ kẽm nhúng nóng Ngoài ra công ty còn kinh doanh thương mại dịch vụ:+ Mua bán các loại sản phẩm thép:
- Nhập khẩu thép góc, thép tấm, thép hình, thép xây dựng v.v.- Kinh doanh các loại bu lông và các phụ kiện cơ khí v.v.
+ Đại lý bán lẻ xăng dầu cho Công ty xăng dầu Quân đội - Bộ Quốc Phòng.
Là một Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập, với quy trình công nghệ giản đơn, Công ty đã mạnh dạn đầu tư kinh doanh trên cơ sở đa dạng hóa các mặt hàng Do vậy công ty đã thu được nhiều lợi nhuận
1.2.2 đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Công ty có 3 phân xưởng sản xuất :- Xưởng mạ
- Xưởng kết cấu thép- Xưởng cán thép
Tại mỗi xưởng đều có một quản đốc và các phó quản đốc giám sát, đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn kịp thời từng khâu của quá trình sản xuất Trước khi xuất thành
Trang 10phẩm bao giờ cũng có một tổ đội kiểm tra chất lượng sản phẩm xem đã đạt tiêu chuẩn chưa, đáp ứng các yêu cầu đặt ra chưa Nếu đủ các tiêu chuẩn thì sản phẩm mới đem ra bán
Ngoài ra, trong mỗi phân xưởng có một nhân viên kinh tế có chuyên môn nghiệp vụ kinh tế với nhiệm vụ là quản lý tài sản máy móc, trang thiết bị tại phân xưởng Hàng tháng phải lập báo cáo theo mẫu gửi lên phòng kế hoạch làm cơ sở cho việc hạch toán sau này.
Quá trình sản xuất của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty:
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý trong công ty
Trong thực tế ta thấy để tiến hanh sản xuất kinh doanh có hiệu quả các công ty
đều phải có tổ chức bộ máy quản lý hoàn thiện Song tùy vào mô hình, loại hình và đặc điểm sản xuất mà doanh nghiệp tổ chức bộ máy bộ máy quản lý cho thích hợp Với công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn là một đơn vị hạch toán kinh
Phân xưởng mạ kẽm nhúng nóngPhân xưởng cán
thépPhân xưởng kết
cấu thép
Kho bán thành phẩmKho thành
Kho vật liệu
Phòng KTCT
Trang 11doanh độc lập, bộ máy tổ chức quản lý được tổ chức như sau:
* Ban giám đốc gồm 4 người:
- Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất trong mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và hội đồng quản trị về hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phó giám đốc sản xuất: Là người chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất, theo dõi đôn đốc sản xuất tại các phân xưởng Mặt khác phó giám đốc sản xuất còn có nhiệm vụ chỉ đạo công tác kỹ thuật sản xuất trong xây dựng và thay mặt giám đốc giải quyết các công việc cụ thể về mặt kỹ thuật, sản xuất, điều độ, KCS.
- Phó giám đốc kinh đoanh: Là người chỉ đạo kế hoạch tiêu thụ từng kỳ và xem xét nhu cầu khách hàng Mặt khác phó giám đốc kinh doanh còn có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu việc tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các dịch vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm, công nghệ sản phẩm.
Khi giám đốc vắng mặt thì phó giám đốc kinh doanh có quyền thay mặt giám đốc giải quyết các công việc của Công ty dưới sự uỷ quyền của hội đồng quản trị.
- Phó giám đốc kỹ thuật là người chỉ đạo việc thiết kế các bản vẽ kỹ thuật cho sản phẩm chế tạo.
* Phòng tổ chức hành chính gồm 02 người: Có nhiệm vụ lập kế hoạch đào tạo hàng năm, tổ chứ thực hiện và theo dõi kết quả Qua đó thực hiện các biện pháp kinh tế để khuyến khích sản xuất, khuyến khích cán bộ công nhân viên nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm Khi có các vi phạm về kỹ thuật lao động thì văn phòng tổ chức có nhiệm vụ xem xét và đề nghị xử lý các vi phạm đó Mặt khác văn phòng tổ chức có nhiệm vụ lập kế hoạch phát triển nguồn lực, đào tạo, bồi dưỡng thi nâng bậc và lưu giữ hồ sơ nhân sự của Công ty.
* Phòng kỹ thuật: Gồm 3 người có nhiệm vụ hướng dẫn và thiết kế bản vẽ kỹ thuật phục vụ cho việc chế tạo sản phẩm Kiểm tra đôn đốc công nhân trong việc chế tạo theo đúng bản vẽ đã đưa ra.
* Phòng Kế toán: Gồm 5 người có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính và kiểm soát ngân quỹ Qua đó hỗ trợ cho các hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm và khi cần thiết
Trang 12thì cung cấp các số liệu để thanh toán các chi phí sản xuất.
* Phòng kinh doanh: Gồm 5 người có nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức vận chuyển và kiểm soát các hoạt động mua vật tư, nguyên liệu Qua đó đánh giá và chấp nhận những cung ứng Mặt khác phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ điều hành các hoạt động bán hàng, theo dõi việc phản ảnh, khiếu nạn của khách hàng về chất lượng Quan trọng là phải đảm bảo hiểu rõ những yêu cầu của khách hàng trước khi chấp nhận những đơn đặt hàng.
* Phòng cơ điện - KCS: Gồm 8 người (1 quản đốc) có nhiệm vụ kiểm tra và theo dõi các quá trình sản xuất, kiểm tra các sản phẩm sản xuất ra theo đúng tiêu chuẩn đã quy định, đồng thời đảm bảo hệ thống điện của Công ty luôn hoạt động tốt để không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh.
* Các tổ ngoài phân xưởng: Bao gồm tổ cơ khí, tổ đóng gói sản phẩm.
Trang 13Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý như sau:
Giám đốc công ty
PX kết cấu thépPX mạ
kẽm nhúng nóng
PX cán thépPhòng
kĩ thuật
Bộ phận
khoPhòng
KCS- cơ điện
Phòng kế tóanPhòng
kinh doanhPhòng
hành chính
Trang 14CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán2.1.1 Về tổ chức bộ máy kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý cũng như đặc điểm về tổ chức sản xuất, Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn xây dựng bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung, theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán tài chính của Công ty từ khâu lập chứng từ gốc, hoá đơn bán hàng, ghi sổ kế toán chi tiết, tập hợp chứng từ vào máy vi tính, tạo lập sổ cái, lập báo cáo kế toán đề tập trung tại phòng kế toán Tổ chức công tác kế toán của Công ty được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết nhằm cung cấp kịp thời các thông tin cho yêu cầu quản lý, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời.
Bộ máy kế toán bao gồm tập hợp các cán bộ nhân viên kế toán đảm bảo thực hiện khối lượng công tác kế toán phần hành với đầy đủ chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động của đơn vị Các nhân viên trong bộ máy kế toán có mối quan hệ chặt chẽ qua lại xuất phát từ sự phân công lao động phần hành trong bộ máy Mỗi nhân viên kế toán đều được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng của mình Nhân viên kế toán đều được quy định quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng của mình.
Bộ máy kế toán trong Công ty hoạt động theo phương thức trực tiếp nghĩa là kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhần viên kế toán phần hành mà không qua khâu trung gian nhận lệnh Với cách tổ chức bộ máy kế toán như vậy mà mối quan hệ trong bộ máy kế toán trở lên đơn giản, thực hiện trong một cấp kế toán tập trung.
Phòng kế toán là nơi cung cấp thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản,
cung cấp cụ thể chính xác những con số thống kê hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của công ty Phòng kế toán của công ty đã được trang bị máy vi tính, các phương tiện thông tin phục vụ cho công tác hạch toán, giảm nhẹ công tác kế toán
Trang 15mang tính thủ công Trong cơ cấu tổ chức phòng kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Sơ đồ bộ máy kế toán công ty:
* Nhiệm vụ của các bộ phận trong phòng
- Kế toán trưởng: Phụ trách chung , hạch toán tài chính, lập các kế hoạch tài chính, theo dõi thu hồi công nợ, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, cuối kỳ vào sổ kế toán, đối chiếu, kiểm tra và lập các quyết toán của nhà máy, theo dõi tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định, tham gia cùng phòng kế hoạch sản xuất lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ, tính khấu hao và phân bổ hợp lý Chịu trách nhiệm trực tiếp trước ban Giám Đốc nhà máy về các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán ngân hàng
Kế toán
tiền lương và các khoản trích thep lươngKế
toán TSCĐ
và công
cụ dụng cụ mặtKế
toán thuếKế
toán bán hàng
và công nợ phải
trảKT bán
hàng và công nợ phải
Thủ quỹKế
toán tiền mặt
Trang 16hạn của kế toán trưởng
- Kế toán tiền mặt, tiền gửỉ ngân hàng: là người chịu trách nhiệm hạch toán chi tiết về tiền mặt và tiền gửi ngân hàng lên sổ chi tiết về tiền, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ về các chứng từ gốc từ đó lập các phiếu thu, phiếu chi, giao dịch với ngân hàng.
- Kế toán tài sản cố định: có nhiệm vụ:
+ Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ hiện có, tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, phản ánh chính xác và phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ và chi phí kinh doanh.
+ Tiến hành tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn cảu tài sản và chế độ quy định, lập bảng tính và phân bổ khấu hao.
+ Tham gia kiểm kê định kỳ hoặc bất thường TSCĐ, lập bảng báo cáo định kỳ hoặc bất thường theo yêu cầu của Giám Đốc
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Theo dõi thời gian và kết quả lao động của cán bộ công nhân viên, tính lương và các khoản trích theo lương.
- Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán: Theo dõi các khoản thu chi, các khoản tạm ứng thực hiện công tác thanh toán và thu hồi nợ, theo dõi tình hình biến động từng nguồn vốn, có trách nhiệm tư vấn kế toán trưởng để duy trì cơ cấu vốn hợp lý.
- Kế toán nguyên vật liệu, CCDC: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình mua sắm, bảo quản, sử dụng vật tư, từ nguồn cung cấp vật tư có lợi nhất, tham gia cùng phòng kế hoạch sản xuất để xây dựng hạn mức vật tư hợp lý đảm bảo chất lượng và tiết kiệm chí phí
- Kế toán thuế: Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào , đầu ra của từng cơ sở.
+ Kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu
+ Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn Công ty, phân loại theo thuế suất
Trang 17+ Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn Công ty theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ
+ Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của Công ty
+ Cùng phối hợp với kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán
+ Lập hồ sơ ưu đãi đối với dự án đầu tư mới, đăng ký đơn vị phát sinh mới hoặc điều chỉnh giảm khi có phát sinh.
+ Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh
- Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc đột xuất (nhóm thuế suất, đơn vị cơ sở).
+ Kiểm tra hóa đơn đầu vào (sử dụng đèn cực tím ) đánh số thứ tự để dễ truy tìm , phát hiện loại hóa đơn không hợp pháp thông báo đến cơ sở có liên quan .+Hàng tháng đóng chứng từ báo cáo thuế của cơ sở toàn Công ty
+ Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế
+ Lập bảng kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT VCNB theo thời gian, thư tự số quyển không để thất thoát, hư hỏng.
+ Kiểm tra đối chiếu biên bản trả ,nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời khi có phát sinh
+ Cập nhật kịp thời các thông tin về Luật thuế ,soạn thông báo các nghiệp vụ qui định của Luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty để cơ sở biết thực hiện.
+ Lập kế hoạch thuế giá trị gia tăng ,thu nhập doanh nghiệp ,nộp ngân sách+ Yêu cầu chấp hành nguyên tắc bảo mật.
+ Cập nhật thep dõi việc giao nhận hoá đơn (mở sổ giao và ký nhận).+ Theo dõi tình hình giao nhận hoá đơn các đơn vị cơ sở.
- Thủ quỹ: Thực hiện các công việc sổ sách theo quy định của luật kế toán Có trách nhiệm theo dõi và quản lý các khoản thu, chi phí của nhà máy Hàng tháng phải tiến hành đối chiếu giữa sổ kế toán và quỹ để năm bắt được tình hình chính xác của việc
Trang 18thu, chi trong tháng và lượng tiền tồn quỹ.Thu chi theo đúng số liệu trên phiếu thu và phiếu chi khi đã có đầy đủ các chữ ký của những người có liên quan Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
- Kế toán bán hàng và công nợ phải thu: Ghi chép tất cả những nghiệp vụ lên quan đến hóa đơn bán hàng : ghi sổ chi tiết doanh thu, thuế GTGT phải nộp, ghi sổ chi tiết hàng hoá, thành phẩm xuất bán Định kỳ làm báo cáo bán hàng theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
2.1.2 Về hình thức tổ chức kế toán
Công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn là một doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn với lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối nhiều Vì vậy để giảm bớt khối lượng công việc cũng như để đảm bảo tính chính xác của các thông tin kế toán Công ty đã đưa kế toán máy vào sử dụng Hiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Bravo Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán viên sẽ kiểm tra chứng từ, phân loại chứng từ theo đối tượng, nghiệp vụ kinh tế phát sinh rồi nhập chứng từ vào máy Bên cạnh đó, kế toán viên luôn luôn kiểm tra tính chính xác, khớp đúng số liệu trên máy với chứng từ gốc Máy tính sẽ tự động thực hiện các bút toán phân bổ, kết chuyển đồng thời lên các báo cáo sổ sách :
- Bảng cân đối kế toán- Báo cáo kết quả kinh doanh- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Ngoài ra Công ty còn sử dụng báo cáo nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán2.2.1 Đặc điểm chính sách kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Công ty theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 do Bộ Tài chính ban hành.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.Kỳ kế toán được quy định là 1 tháng
Trang 19Đối với hàng hóa do Công ty tự sản xuất ra thì giá thực tế sản phẩm xuất kho được tính theo phương pháp bình quân di động(hay bình quân gia quyền):
Giá đơn vị bình quân di động =
Giá trị thực tế SP tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Lượng thực tế SP tồn đầu kỳ và nhập trong kỳTuy nhiên việc tính toán hoàn toàn trên máy tính, máy tính sẽ tự động tổng hợp giá trị sản phẩm tồn đầu kỳ công với nhập trong kỳ chia cho số lượng Khi có nghiệp vụ xuất kho kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT nhập ngày xuất kho, mã sản phẩm, số lượng, đơn giá máy tính sẽ tự động tính thành tiền, tự tính giá vốn Phương pháp này đơn giản, dễ tính toán và giúp cho kế toán tiết kiệm thời gian và kế toán có thể tính giá vốn cho hàng xuất tại bất kỳ thời điểm nào.
Cũng như nhiều Công ty, Công ty Cổ phần Cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn luôn đặt ra cho mình mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận.
2.2.2 Đặc điểm hệ thống chứng từ.
Chứng từ kế toán vừa là phương tiện chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, vừa là phương tiện thông tin về nghiệp vụ kinh tế đó Nhìn vào mỗi chứng từ chúng ta có thể biết được các yếu tố đặc trưng cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh như nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm xảy ra nghiệp vụ cũng như những người chịu trách nhiệm về nghiệp vụ và người lập bảng chứng từ Các chứng từ lập tại Công ty là đúng quy đinh trong chế độ và được ghi chép đầy đủ kịp thời đúng với sự thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm căn cứ ghi sổ kế toán và thông tin cho quản lý Với đặc điểm là một doanh nghiệp sản xuất nên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh rất nhiều kéo theo đó là một khối lượng chứng từ rất lớn vì vậy ngoài những
Trang 20chứng từ mang tính bắt buộc theo quy định đối với một doanh nghiệp thì công ty còn sử dụng một số chứng từ hướng dẫn nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán tại công ty Các chứng từ sau khi được luân chuyển và ghi sổ sẽ được lưu và bảo quản theo đúng quy định hiện hành.
Doanh nghiệp áp dụng “chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa” theo quyết đinh số 48/2006/QĐ – BTC
Danh mục các chứng từ doanh nghiệp đang dùngHoá đơn GTGT
Phiếu nhập kho (Mẫu 01VT)Phiếu xuất kho ( Mẫu 02VT)
Bảng kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá ( Mẫu 05-VT)Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ ( Mẫu 07-VT)Phiếu thu (Mẫu 01-TT)
Phiếu chi (Mẫu 02-TT)
Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu 03-TT)
Giấy thanh toán tiền tạm ứng(Mẫu 04-TT)Giấy đề nghị thanh toán ( Mẫu 05-TT)Bảng chấm công (Mẫu 01a - LĐTL)
Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu 02 – LĐTL)
Bảng kê trích nộp các khoản theo lương ( Mẫu 10-LĐTL)
2.2.3 Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ kế toán tại công ty:
Công ty ghi sổ kế toán theo hình thức nhật kí chung Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật kí chung như sau: Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hếtghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật kí chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật kí chung để ghi vào sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Cuối tháng, cuối qúy, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
Trang 21Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật kí chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kì Quan hệ đối chiếu kiểm tra
Danh mục sổ kế toán doanh nghiệp đang dùngSổ Nhật ký chung
Sổ,thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật kí đb
Chứng từ kế toán
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp chi tiết
Trang 22Sổ chi tiết bán hàng
Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh
Sổ chi tiết các tài khoản (TK 141,152,155,333,334,…)Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh
Đặc điểm tổ chức một số phần hành chủ yếu
2.3 Đặc điểm một số phần hành kế toán2.3.1 Tổng quan một số phần hành kế toán
2.3.1.1 Phần hành tài sản cố định (TSCĐ)
* Chứng từ sử dụng
- Biên bản giao nhận TSCĐ (01- TSCĐ)- Biên bản thanh lý TSCĐ (02- TSCĐ)
- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (03- TSCĐ)- Biên bản đánh giá lại TSCĐ (04- TSCĐ)
- Biên bản kiểm kê TSCĐ (05- TSCĐ)
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (06- TSCĐ)
* Tài khoản sử dụng
TK 211: TSCĐ hữu hình.TK 2112: Nhà cửa vật kiến trúcTK 2113: Máy móc, thiết bị.
TK 2114: Phương tiện vận tải, truyền dẫn.TK 2115: Thiết bị, dụng cụ quản lý.TK 2118: Tài sản cố định khác.TK 213: Tài sản cố định vô hình
TK 2132: Chí phí thành lập, chuẩn bị sản xuất.TK 214: Hao mòn TSCĐ
TK 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình.TK 2143 Hao mòn TSCĐ vô hình.
Trang 23* Quy trình luân chuyển chứng từ
Sơ đồ 5: Quy trình luân chuyển chứng từ tăng giảm tài sản cố định
2.3.1.2 Phần hành kế toán vốn bằng tiền
Tiền mặt là một loại vốn bằng tiền có tại quỹ của doanh nghiệp Đơn vị tiền tệ sử
dụng chính thức trong công ty là đồng Việt nam, nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác theo tỷ giá là do ngân hàng ngoại thương Việt nam công bố Tỷ giá quy đổi ngoại tệ là tỷ giá thực tế.
* TK sử dụng:
- TK 111 Tiền mặt
TK 1111 Tiền mặt Việt nam.
* Chứng từ sử dụng:
- Phiếu thu, Phiếu chi.
- Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tạm ứng.- Biên bản kiểm kê quỹ.
Các bộ phận liên quan ký
duyệtKT trưởng
ký duyệtKế toán TSCĐ,
lập BBGNHoá đơn, phiếu mua
Kế toán TSCĐ lập chứng từ khác, lập sổ
theo dõi tăng giảm TSCĐ, thẻ TSCĐKế toán
trưởng ký duyệtKế toán
TSCĐ ghi sổ
Lưu trữ
Trang 24Sơ đồ 6: Luân chuyển chứng từ tiền mặt:
Phiếu thu (chi) được lập thành 3 liên đặt giấy than viết cùng một lúc Người nộp tiền (xin rút tiền) tại quỹ gặp kế toán tiền mặt yêu cầu viết phiếu thu (chi) và chuyển kế toán trưởng ký duyệt (riêng phiếu chi phải trình lên Giám đốc ký duyệt) chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ (xuất quỹ) Sauk hi đã nhận (xuất) đủ số tiền về quỹ ghi sổ tiền thực nhập (xuất) bằng chữ viết phiếu thu (chi) trước khi ký tên Thủ quỹ giữ lại một liên, một liên giao cho người nộp tiền (rút tiền), một liên lưu li nơi lập phiếu Cuối ngày phiếu thu (chi) kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế toán để ghi sổ Các chứng từ được lưu trữ theo quy định của Công ty để kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
2.3.1.3 Phần hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
* Tài khoản sử dụng:
TK 334: Phải trả công nhân viên.TK 338: Phải trả, phải nộp khác.TK 3382: Kinh phí công đoàn.TK 3383: Bảo hiểm xã hội.TK 3384: Bảo hiểm y tế.
TK 3388: Phải trả, phải nộp khác.
* Chứng từ sử dụng:
Người nộp (nhận) tiềnPhiếu thu, chi Kế toán tiền
mặt lập
Kế toán trưởng ký
Giám đốc ký duyệt
Trang 25- Bảng chấm công (Mẫu số 01a – LĐTL).
- Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02 – LĐTL).- Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số 03 – LĐTL).- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (Mẫu 06 – LĐTL).- Hợp đồng giao khoán (Mẫu 08 – LĐTL).
- Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán (Mẫu 09 – LĐTL).- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Mẫu số 11–LĐTL)
* Sổ kế toán sử dụng:
- Sổ chi tiết:
- Sổ lương của doanh nghiệpSổ chi tiết TK 334, 338.- Sổ tổng hợp:
Sổ Nhật ký chung Sổ cái TK 334, 338
Tiền lương là một chỉ tiêu thuộc nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán.
Sơ đồ 7: Thủ tục lập và luân chuyển chứng từ thanh toán tiền lương.
Bảng thanh toán lương
Kế toán trưởng ký duyệt
GĐ ký Bảng chấm
Kế toán tiền lương lập
Trang 26Hàng ngày tổ trưởng đội sản xuất sẽ chấm công cho công nhân và ghi vào bảng chấm công Cuối tháng sẽ nộp bảng chấm công, giấy nghỉ ốm… lên phòng kế toán Căn cứ vào các chứng từ có liên quan để lập bảng thanh toán lương và BHXH Sau đó trình lên kế toán trưởng ký duyệt, chuyển Giám đốc ký duyệt và đưa xuống thủ quỹ xem xét để xuất quỹ trả lương cho công nhân viên Khi việc trả lương hoàn tất, thủ quỹ chuyển sổ sách kế toán để ghi sổ Tất cả chứng từ sổ sách có liên quan được lưu trữ để kiểm tra đối chiếu khi cần thiết.
Các khoản trích lương bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ được Công ty thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước 25% trong đó 19% tính vào chi phí và 6% trừ vào lương của cán bộ Công nhân viên Trích BHXH là 20% trong đó 15% do đơn vị nộp và được tính vào chi phí, 5% do người lao đóng góp và được trừ vào thu nộp hàng tháng của họ Trích BHYT theo tỷ lệ 3% trên tổng số lương phải trả cho công nhân viên trong đó 2% do đơn vị nộp và được tính vào chi phí, còn 1% do người lao động nộp và trừ vào lương hàng tháng Trích KPCĐ 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Trong đó 1% chi hoạt động cho công đoàn chung nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động, còn 1% nộp cho công đoàn cấp trên.
Sơ đồ 8: Thủ tục lập luân chuyển chứng từ phân bổ tiền lương
Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương toàn Công ty để lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Bảng phân bổ tiền lương được thành từng tháng và theo từng bộ phận, đối tượng là công nhân trực tiếp sản xuất và bộ phận quản lý doanh nghiệp Bảng phân bổ tiền lương được kế toán tiền lương và BHXH lập trình
Bảng phân bổ tiền lương
Kế toán tiền lương và BHXH lập
Kế toán trưởng ký duyệt
Giám đốc ký duyệt
lương ghi sổ
Trang 27lên kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt rồi đưa xuống kế toán ghi sổ Bảng phân bổ lương được lập thành 2 liên: liên 1 dùng để ghi sổ và 1 liên lưu tại nơi lập phiếu Các chứng từ có liên quan được lưu trữ theo quyết định tại Công ty.
Sơ đồ 9: Trình tự ghi sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu kiểm tra Ghi định kỳ hoặc cuối tháng
Cuối tháng căn cứ ở bảng chấm công từng bộ phận và các chứng từ khác có liên quan đến tiền lương, sau đó ở các bộ phận chuyển lên phòng kế toán Kế toán tiền lương căn cứ vào những chứng từ đó lên bảng thanh toán tiền lương tổ, đội, xí nghiệp, phòng ban và toàn doanh nghiệp Đây là căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp lương cho người lao động.
Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng theo từng bộ phận tổ, đội, xí nghiệp, phòng ban cơ sở bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ lao động tiền lương Căn cứ vào các chứng từ có liên quan bộ phận kế toán lập bảng thanh toán
Chứng từ gốc về tiền lương
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Sổ thẻ chi tiết TK 334,338
Bảng tổng hợpNhật ký chung
Sổ cái
BTH cân đối SPS
Báo cáo tài chính