1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn

88 820 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Kinh Tế trường Đạihọc Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên đã trang bị và truyền kiến thức cho tôi trong suốt quátrình nghiên cứu học tập, tại trường.

Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo Trần Xuân Vănđã chu đáo, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài khóaluận này.

Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần cơ khí vàkết cấu thép Sóc Sơn cùng toàn thể các cô chú, anh chị công nhân trong phòng kế toánvà các phòng ban khác đặc biệt là anh Ngô Đức Thế - Trưởng phòng kế toán đã nhiệttình hướng dẫn tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt kỳ thực tập.

Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn chân thành tới cô giáo chủ nhiệm Vũ ThịĐoan cùng toàn thể các thành viên trong tập thể QK4, cùng gia đình đã động viên,khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt kỳ thực tập và bài khóa luận củamình.

Hưng Yên, tháng 7 năm 2010

Sinh viên

i

Trang 2

-MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN IMỤC LỤC IIDANH MỤC KÍ TỰ VIẾT TẮT VIDANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VIIIDANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ IXTÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP X

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.1.1 Về mặt lý thuyết: 1

1.1.2 Về mặt thực tế: 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Tình hình tổng quan nghiên cứu 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 3

1.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 3

1.5 3 Phương pháp xử lý dữ liệu thu thập được 4

CHƯƠNG II: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG 5

2.1 Một số khái niệm liên quan 5

2.1.1 Vốn lưu động của doanh nghiệp 5

2.1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động 6

2.1.1.3 Vai trò của vốn lưu động 7

2.2 Thành phần và phân loại vốn lưu động 7

2.2.1 Thành phần của vốn lưu dộng 7

2.2.2 Phân loại vốn lưu động 7

Trang 3

2.2.2.1 Phân loại theo vai trò của từng loại vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh 8

2.2.2.2 Phân loại theo hình thái biểu hiện 9

2.2.2.3 Phân loại theo nội dùng quan hệ sở hữu về vốn 9

2.2.2.4 Phân loại theo nguồn hình thành vốn 10

2.2.3 Các giải pháp huy động vốn lưu động trong doanh nghiệp 11

2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 12

2.3.1 Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả sử dụng vốn lưu động 12

2.3.2 Sự cần thiết phải quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 13

2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 15

2.3.3.1 Chỉ tiêu tốc độ chu chuyển vốn lưu động 15

2.3.3.2 Chỉ tiêu sức sinh lời vốn lưu động 16

2.3.3.3 Mức tiết kiệm của vốn lưu động 17

3.1 Sơ lược về Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn 21

3.1.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn 21

3.1.2 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 21

3.1.3 Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh 23

3.1.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty 23

3.1.4.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty 23

3.1.4.2 Nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty 24

3.1.4.3 Về lao động 26

3.1.4.4 Quy trình sản xuất của Công ty 27

3.1.5 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty 27

iii

Trang 4

-3.2 Tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty 29

3.2.1 Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty 29

3.2.2 Tình hình tài chính của Công ty trong những năm gần đây 31

3.2.2.1 Khái quát chung về tình hình tài chính của Công ty 31

3.2.2.2 Cơ cấu vốn lưu động của Công ty 34

3.2.2.3 Khái quát tình hình huy động vốn lưu động của Công ty 39

3.2.2.5 Tình hình quản lý các khoản phải thu 43

3.2.2.6 Tình hình quản lý hàng tồn kho 47

3.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty 51

3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần cơ khí và kết cấuthép Sóc Sơn 56

3.3.1 Thành tựu 56

3.3.2 Những tồn tại 57

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ KẾT CẤU THÉP SÓC SƠN 59

4.1 Chủ động trong việc xác định nhu cầu vốn lưu động 59

4.2 Tổ chức quản lý hoạt động và huy động vốn một cách hợp lý 61

4.3 Sử dụng chính sách đòn bẩy tài chính để tạo thêm lợi nhuận cao hơn trên vốn chủ sở hữu 63

4.4 Khai thác triệt để nguồn vốn tín dụng thương mại, đồng thời tôn trọng kỷ luậtthanh toán 63

4.5 Áp dụng hình thức thanh toán hợp lý, tổ chức tốt công tác thu hồi nợ 64

4.6 Xác định mức dự trữ hợp lý cả nguyên liệu đầu vào lẫn sản phẩm đầu ra 67

4.7 Đẩy mạnh công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm 69

4.8 Xác định mức hợp lý nhu cầu vốn bằng tiền, đảm bảo khả năng thanh toán ở mọi thời điểm của Công ty 70

Trang 5

4.9 Phát huy vai trò kiểm tra, giám sát tài chính trong các khâu mua – dự trữ -

sản xuất, tiêu thụ nhằm tránh tình trạng lãng phí thất thoát vốn lưu động 71

4.10 Quan tâm đầu tư và phát triển nguồn nhân lực 71

4.11 Cần có những biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh 72

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74

5.2.1 Đối với ngân hàng 75

5.2.2 Đối với nhà nước 76

5.2.2.1 Tạo lập môi trường pháp luật ổn định, thông thoáng 76

5.2.2.3 Thực hiện ưu đãi trong cơ chế, chính sách về tài chính 77

5.2.2.4 Cải cách các thủ tục hành chính 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79PHỤLỤC……… ……… ………a

v

Trang 6

-DANH MỤC KÍ TỰ VIẾT TẮT

Trang 7

29 VLĐ Vốn lưu động

vii

Trang 8

-DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Bảng số lượng công nhân viên của công ty 2007-2009 26

Bảng 3.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh aBảng 3.3 Bảng cơ cấu vốn lưu động 37

Bảng 3.4 Bảng cân đối kế toán bBảng 3.5 Bảng đánh giá tình hình tăng giảm nguồn vốn dBảng 3.6 Bảng tiền mặt và các khoản tương đương tiền 42

Bảng 3.7 Bảng đánh giá khả năng thanh toán của Công ty 44

Bảng 3.8 Bảng đánh giá tình hình tăng giảm các khoản phải thu ngắn hạn 46

Bảng 3.9 Bảng dự trữ tài sản lưu động 50

Bảng 3.10 Bảng chỉ tiêu đánh giá chung hiệu quả sử dụng vốn 54

Bảng 3.11 Bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ 55

Bảng 3.12 Bảng tỷ trọng vốn vay ngắn hạn và dài hạn từ ngân hàng 64

Trang 9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1 Sơ đồ quy trình chuyển hoá của VLĐ 6

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty 24

Hình 3.2 Quy trình sản xuất của Công ty 27

Hình 3.3 Biểu đồ mức doanh thu 2007-2009 33

Hình 3.4 Biểu đồ mức lợi nhuận của Công ty 2007-2009 34

Hình 3.5 Biểu đồ cơ cấu vốn lưu động của Công ty năm 2009 39

Hình 3.6 Biểu đồ tốc độ tăng giảm các khoản phải thu 2007-2009 47

Hình 3.7 Biểu đồ tốc độ tăng giảm NVL 2007-2009 51

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ix

Trang 10

-Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.Nó là dòng luôn chuyển không ngừng để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp Nó làmạch sống của tất cả mọi doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.

Qua thời gian nghiên cứu tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn.Tôi đã nhận ra rằng việc sử dụng và quản lý vốn lưu động tại Công ty không hiệu quả.

Như vậy vấn đề cấp bách cần đặt ra với Công ty là phải đưa ra những giải phápphù hợp nhằm huy động vốn lưu động cũng như sử dụng chúng sao cho có hiệu quảnhất Những đánh giá và giải pháp cần phải được xây dựng trên nền tảng của cơ sở lýluận Đồng thời về phía nhà nước cũng nên tạo những thuận lợi về môi trường vi mô,vĩ mô cũng như các chính sách thuế, tài khoá để hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng vốnlưu động mang lại hiệu quả tối ưu.

Chương I: Lời mở đầu

Chương II: Lý luận chung về vốn lưu động

Chương III: Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơkhí và kết cấu thép Sóc Sơn.

Chương IV: Giảp pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổphần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn

Chương IV: Kết luận và kiến nghị

Trang 11

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1.1 Về mặt lý thuyết:

Mục đích đối với mỗi một doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuấtkinh doanh đó chính là những lợi ích mà chủ chốt là lợi nhuận Mấu chốt của vấn đềđó là vốn lưu động (VLĐ), VLĐ là nhân tố chính tạo ra lợi nhuận cho mỗi một doanhnghiệp, là dòng máu tuần hoàn để nuôi sống doanh nghiệp Nó tác động trực tiếp hàngngày, hàng giờ ở khắp mọi nơi trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện mở rộng quy mô, cải tiến kỹ thuật,nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, đồng thời nâng cao vị thế củadoanh nghiệp trên thị trường Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng cũng như yêu cầuthực tế về hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp, thì việc nghiên cứu để tìm kiếmcác giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ luôn trở thành vấn đề cấp thiết góp phầnđảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

1.1.2 Về mặt thực tế:

Trong thời gian thực tập cùng quá trình khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần cơkhí và kết cấu thép Sóc Sơn Tôi nhận thấy rằng công ty đang gặp khó khăn trong vấnđề về vốn kinh doanh, nhất là trong việc sử dụng và quản lý VLĐ Dưới đây là nhữngvấn đề đang được công ty quan tâm:

Công ty được thành lập trong điều kiện vốn tự có không nhiều, để phục vụ chonhu cầu sản xuất kinh doanh, cần một lượng vốn lớn vượt ngoài khả năng nên công typhải đi vay từ các ngân hàng các cơ quan tổ chức tín dụng khác Với lượng vốn vaylớn, làm khoản chi phí tài chính (chi phí lãi vay cao) Điều này ảnh hưởng không nhỏtới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty

Do quy mô nhỏ nên công ty không chú trọng đến việc quản lý một cách có hiệuquả vốn lưu động mà theo xu hướng nhìn thấy lợi nhuận thì thực hiện, có những lợi íchchỉ mang lại trước mắt mà sau đó nó lại không hiệu quả như việc doanh nghiệp đócũng chính là nguyên nhân của việc việc vốn lưu động của doanh nghiệp bị ứ đọng Từsự phân tích tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn tại công ty hiện nay, tôi xin đề

xuất đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tạiCông ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn”.

Trang 12

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu trong giai đoạn này là tìm hiểu và phân tích tổng hợp đánh giáthực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơntrong những năm gần đây Từ đó đề xuất biện pháp cần áp dụng để sử dụng vốn lưuđộng một cách có hiệu quả nhất, mang lại lợi nhuận và lợi ích cho công ty.

- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về vốn lưu động.

- Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty trong 3 năm gần đây.- Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty trong thời

gian vừa qua

- Phân tích, tổng hợp, đánh giá những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồntại trong quản lý vốn lưu động tại Công ty

- Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới vốn lưu động.

- Đề xuất giải pháp cụ thể và có tính khả thi để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐcủa công ty.

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu về VLĐ và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp- Về thời gian: Đề tài được nghiên cứu từ 08/03/2010 – 9/4/2010 Các số liệu về

tình hình và hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty được thu thập trong khoảng thờigian từ 2007-2009

- Không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thépSóc Sơn.

1.4 Tình hình tổng quan nghiên cứu

Mỗi doanh nghiệp được xem như một tế bào sống cấu thành nên toàn bộ nền kinh tế.Tế bào đó cần có quá trình trao đổi chất với môi trường bên ngoài thì mới tồn tại vàphát triển được Vốn chính là đối tượng của quá trình trao đổi đó, nếu thiếu hụtdoanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán không đảm bảo sự sống cho doanh nghiệp.Hay nói cách khác vốn là điều kiện tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệpnào Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp hoàn toàn phải tự chủ về tài chính vàchịu trách nhiệm về các hoạt động sản xuất kinh doanh Chính vì vậy vấn đề quản lývà sử dụng vốn trong doanh nghiệp trở nên vô cùng quan trọng Vốn lưu động làmột bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, nó tham gia vào hầu hết các giai đoạn củachu kỳ sản xuất kinh doanh Do đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động có tác động mạnhmẽ tới khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh những thuận lợithì còn rất nhiều khó khăn không chỉ có nhà quản lý mà đối với cả các nhà nghiên

Trang 13

cứu vì vốn lưu động không chỉ tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp mà nó còn manglại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân.

Để tổng quát cũng như làm nổi bật được các vấn đề về vốn lưu động bài khoá luậncó thể bao gồm những nội dung liên quan sau:

- Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu trong 3 năm gần đây- Đánh giá tình hình và khả năng thanh toán của Công ty- Khái quát về tình hình huy động vốn của Công ty

- Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty

1.5 Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài, em đã sử dụng các phiếu điều tratrong đó có sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi mang tính chất phỏng vấn đểthu thập dữ liệu, với các câu hỏi liên quan như những mặt còn tồn đọng và nguyênnhân của nó để khắc phục cho đề tài nghiên cứu Bằng cách này giúp chúng ta có thểcó cái nhìn tổng quan và khách quan về vấn đề sử dụng VLĐ của công ty hiện nay.Để từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết mang tính khả thi nhất giúp công ty nângcao hiệu quả sử dụng VLĐ

Cách thức và quy trình sử dụng

Sử dụng phiếu điều tra để có được các thông tin từ ban lãnh đạo, cán bộ côngnhân viên trong công ty Dựa vào các thông tin này để đánh giá các nhân tố ảnhhưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ cũng như các vấn đề có liên quan đến đề tàinghiên cứu

Phát phiếu điều tra cho các đối tượng khác nhau, sau đó thu thập lại để tổnghợp ý kiến của các chuyên gia Dựa vào các dữ liệu này cùng với dữ liệu thứ cấp đểđưa ra các giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.

1.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Đây là phương pháp nghiên cứu dựa vào các dữ liệu cung cấp từ nội bộ Côngty, đặc biệt là ở phòng kế toán, các dữ liệu thu thập được thông qua phương phápnày giúp ta phân tích thực trạng tình hình sử dụng VLĐ tại Công ty CP CK & KCthép Sóc Sơn hiện nay Từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục sát thực và hiệu quảnhất.

Để có được dữ liệu thứ cấp ta thu thập từ các báo cáo tài chính của 3 năm(2007; 2008; 2009)

Trang 14

Dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là chủyếu, dựa vào sổ sách kế toán liên quan để phục vụ cho quá trình phân tích thực trạngtình hình sử dụng VLĐ của công ty trong 3 năm gần đây và nguyên nhân của nhữngmặt còn hạn chế đó là gì.

1.5 3 Phương pháp xử lý dữ liệu thu thập được.

Các dữ liệu sơ cấp thu thập được được xử lý qua phần mềm word và phươngpháp tính toán thủ công, các dữ liệu thứ cấp được xử lý qua phần mềm excel Cácphương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn để so sánh đánh giá.

Trang 15

CHƯƠNG II: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG2.1 Một số khái niệm liên quan

2.1.1 Vốn lưu động của doanh nghiệp

2.1.1.1 Khái niệm vốn lưu động

Trước hết chúng ta biết vốn lưu động là một bộ phận của vốn kinh doanh trên giácđộ luân chuyển vốn.

Có thể định nghĩa vốn lưu động theo nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Vốn lưu động: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông Vốnlưu thông tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và giá trịcủa nó lại trở về trạng thái ban đầu sau mỗi vòng chu chuyển.

Vốn lưu động của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn kinh doanh được đầu tư vàotài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, đó là số vốn bằng tiền ứng ra để mua sắm các tàisản lưu động sản xuất và các tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trìnhtái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Tài sản lưu động của doanh nghiệp là những tài sản của doanh nghiệp có thờigian sử dụng, thu hồi và luân chuyển giá trị trong vòng một năm hay một chu kỳkinh doanh thông thường.

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên vốn lưu độngluôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động Trong các doanhnghiệp người ta thường chia tài sản lưu động (TSLĐ) được chia thành hai loại:TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông

- TSLĐ sản xuất bao gồm các loại nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng thay thế,bán thành phẩm, sản phẩm dở dang…đang trong quá trình sản xuất chế biến - TSLĐ lưu thông bao gồm các sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn

bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển,chi phí trả trước…Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các TSLĐ sản xuấtvà TSLĐ lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau, đảm bảocho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, thuận lợi.

Qua một chu kỳ sản xuất kinh doanh, VLĐ chuyển hóa thành nhiều hình tháikhác nhau Đầu tiên khi tham gia vào quá trình sản xuất VLĐ thể hiện dưới dạng sơkhai của mình là tiền tệ, qua các giai đoạn nó dần chuyển thành các sản phẩm dởdang hay bán thành phẩm Giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh

Trang 16

VLĐ được chuyển hóa vào sản phẩm cuối cùng Khi sản phẩm này được bán trên thịtrường sẽ thu về tiền tệ hay hình thái ban đầu của VLĐ Có thể mô tả quy trìnhchuyển hóa của VLĐ theo sơ đồ sau:

Hình 2.1 Sơ đồ quy trình chuyển hoá của vốn lưu động

Quá trình sản xuất diễn ra liên tục, không ngừng, cho nên vốn lưu động cũngtuần hoàn không ngừng có tính chất chu kỳ tạo thành một sự chu chuyển của vốnlưu động Do có sự chu chuyển không ngừng nên vốn lưu động thường xuyên có cácbộ phận tồn tại cùng một lúc dưới nhiều hình thái khác nhau trong sản xuất và lưuthông.

Bởi vậy, thông qua quá trình luân chuyển vốn lưu động còn có thể đánh giámột cách kịp thời đối với các mặt như mua sắm, dự trữ sản xuất và tiêu thụ củadoanh nghiệp

2.1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động

Phù hợp với các đặc điểm trên của tài sản lưu động, vốn lưu động của doanhnghiệp cũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kì kinh doanh: dự trữsản xuất, sản xuất và lưu thông.

Quá trình này được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại theo chu kỳ vàđược gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động.

Vốn lưu động có hai đặc điểm cơ bản:

 Thứ nhất, VLĐ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và chuyển hoá hoàn toàn trong quá trình sản xuất Giá trị của nó chuyển hết một lần vào giá trịsản phẩm để cấu thành nên giá trị sản phẩm.

 Thứ hai, qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh VLĐ thường xuyên thay đổihình thái biểu hiện, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang vốn vật tư

Trang 17

hàng hóa dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, VLĐ hoàn thành một vòng chu chuyển.

2.1.1.3 Vai trò của vốn lưu động

Để tiến hành sản xuất, ngoài tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhàxưởng… doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa,nguyên vật liệu…phục vụ cho quá trình sản xuất Như vậy VLĐ là điều kiện đầutiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là điều kiệntiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra VLĐ còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp đượctiến hành thường xuyên, liên tục VLĐ cũng là công cụ phản ánh đánh giá quá trìnhmua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp.

VLĐ còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp.Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử dụng vốnnên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn nhấtđịnh để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa VLĐ còn giúp cho doanhnghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

VLĐ còn là một bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đặcđiểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm Giá trị của hàng hóa bán rađược tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợinhuận Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hóabán ra.

2.2 Thành phần và phân loại vốn lưu động

2.2.1 Thành phần của vốn lưu dộng

- Vốn bằng tiền

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn- Các khoản phải thu

- Hàng tồn kho

- Các tài sản lưu động khác: Các khoản tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờkết chuyển.

2.2.2 Phân loại vốn lưu động

Trong doanh nghiệp, vấn đề tổ chức và quản lý vốn lưu động có một vai tròquan trọng Có thể nói, quản lý vốn lưu động là bộ phận trọng yếu của công tác quảnlý hoạt động tài chính của doanh nghiệp Quản lý vốn nhằm đảm bảo sử dụng vốn

Trang 18

lưu động hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càngcó hiệu quả thì càng có thể sản xuất được nhiều loại sản phẩm, tổ chức được tốt quátrình mua sắm, quá trình sản xuất và tiêu thụ Do VLĐ có rất nhiều loại, tham giavào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và thường xuyên thay đổi hình thái vật chất Dođó, muốn quản lý tốt vốn lưu động, người ta phải tiến hành phân loại Có rất nhiềutiêu thức phân loại VLĐ, dưới mỗi tiêu thức vốn lưu động được phân loại theo cácdạng sau:

2.2.2.1 Phân loại theo vai trò của từng loại vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh

Theo cách phân loại này VLĐ của doanh nghiệp có thể chia thành ba loại: Vốn lưu động trong, vật liệu chính dự trữ sản xuất:

 Vốn nguyên liệu, vật liệu chính. Vốn công cụ, dụng cụ.

 Vốn vật liệu phụ. Vốn phụ tùng thay thế. Vốn nhiên liệu.

 Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Vốn sản phẩm dở dang.

 Vốn về bán thành phẩm.

 Vốn về các khoản chi phí chờ kết chuyển. Vốn lưu động trong khâu lưu thông:

 Vốn thành phẩm

 Vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý…).

 Vốn đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn…) cáckhoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn.

 Vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng…)

Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của VLĐ trong từng khâu của quátrình sản xuất kinh doanh Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu VLĐ hợp lý saocho có hiệu quả sử dụng cao nhất.

2.2.2.2 Phân loại theo hình thái biểu hiện

Trang 19

Theo cách phân loại này, VLĐ có thể chia thành bốn loại:

 Vốn vật tư, hàng hóa: Là các khoản vốn có hình thái biểu hiện bằng hiện vậtcụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm vàthành phẩm…

 Vốn bằng tiền:  Tiền mặt tồn quỹ. Tiền gửi ngân hàng. Vốn trong thanh toán.

 Vốn trong đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Các khoản phải thu, phải trả:

 Các khoản phải thu:

- Khoản phải thu của khách hàng.- Các khoản phải thu khác.

 Các khoản phải trả:

- Vốn mà doanh nghiệp phải thanh toán cho khách hàng theo các hợp đồngcung cấp.

- Các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước.- Tiền công cho người lao động.

 Vốn lưu động khác:  Các khoản tạm ứng. Chi phí trả trước.

 Cầm cố, ký quỹ, ký cược…

Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữvà khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

2.2.2.3 Phân loại theo nội dùng quan hệ sở hữu về vốn

TSLĐ sẽ được tài trợ bởi hai nguồn vốn đó là vốn chủ sở hữu và các khoản nợ.Trong đó, các khoản nợ tài trợ cơ bản cho nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp.

Trang 20

Còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tài trợ một phần cho nguồn vốn lưu động của doanhnghiệp mà thôi Bởi vì nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ cơ bản cho tài sản cố định.

 Vốn chủ sở hữu: Là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanhnghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt Tùytheo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốnchủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước,vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra, vốn góp cổ phần trong công ty cổphần, vốn góp từ các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh, vốn tự bổsung từ lợi nhuận doanh nghiệp….

 Các khoản nợ: Là các khoản được hình thành từ vốn vay ngân hàng thươngmại hoặc các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu,các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán Doanh nghiệp chỉ có quyền sửdụng các khoản nợ này trong một thời hạn nhất định.

Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hìnhthành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ Từ đó có các quyếtđịnh huy động và quản lý, hay sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninhtài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp.

2.2.2.4 Phân loại theo nguồn hình thành vốn

Nếu xét theo nguồn hình thành VLĐ có thể chia thành các nguồn như sau:

 Nguồn vốn điều lệ: Là số VLĐ được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầukhi thành lập hoặc vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp.

 Nguồn vốn bổ sung là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trìnhsản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư. Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Là số VLĐ được hình thành từ vốn góp liên

doanh từ các bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh.

 Nguồn vốn đi vay: Vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chứctín dụng, vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh nghiệpkhác.

 Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, tráiphiếu.

 Nguồn vốn tín dụng thương mại thông qua mua chịu, mua trả dần, trả góp.

Trang 21

Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấyđược cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của mình.Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó Doanhnghiệp cần xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn củamình.

2.2.3 Các giải pháp huy động vốn lưu động trong doanh nghiệp

Hiện nay, hầu như các doanh nghiệp Việt Nam đang trong tình trạng thiếu vốn kinhdoanh nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Vấn đề là phải làm thế nào cho doanhnghiệp có thể huy động tối đa các nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh củamình Trên thực tế có nhiều giải pháp huy động vốn ngắn hạn và dài hạn.

 Hình thức huy động VLĐ dài hạn

VLĐ dài hạn có thể do Nhà Nước cấp hoặc vốn tự có của các cổ đông đóng vào.Trong hoạt động kinh doanh, VLĐ dài hạn có vai trò cực kỳ quan trọng trong việcthay đổi phương thức kinh doanh, phương thức đáp ứng nhu cầu của khách hàngtrên thị trường Bên cạnh các nguồn có thể huy động trong nội bộ doanh nghiệp còncó thể huy động vốn lưu động từ các nguồn sau:

 Phát hành cổ phiếu.

 Phát hành chứng khoán có thể chuyển đổi. Phát hành trái phiếu công ty.

 Huy động trung và dài hạn từ các tổ chức tín dụng.

 Sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại theo hình thức tín dụng thuê mua.

 Thuê mua tài chính với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để phát triển côngty.

 Hình thức huy động vốn lưu động ngắn hạn

 Tùy vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà lựa chọn các biên pháp huyđộng VLĐ ngắn hạn như:

 Vay ngắn hạn của các ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng, vay cán bộ côngnhân viên.

- Hưởng tín dụng của các nhà cung ứng.

- Tận dụng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Trang 22

2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp2.3.1 Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Điểm xuất phát để tiến hành sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp làphải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng Có “ dầy vốn” và “trường vốn” là tiền đề rất tốt để sản xuất kinh doanh song việc sử dụng đồng vốn đónhư thế nào cho có hiệu quả mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng và pháttriển của mỗi doanh nghiệp.

 Các khái niệm về hiệu quả sử dụng VLĐ

 Hiệu quả sử dụng VLĐ là hiệu quả thu được sau khi đẩy nhanh tốc độ luânchuyển vốn lưu động qua các giai đoạn của quá trình sản xuất Tốc độ này càngcao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn và ngược lại.

 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả đem lại cao nhất khi mà số vốn lưuđộng cần cho một đồng vốn luân chuyển là ít nhất Quan niệm này thiên về chiềuhướng càng tiết kiệm được bao nhiêu vốn lưu động cho một đồng vốn luânchuyển thì càng tốt

 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là thời gian ngắn nhất để VLĐ quay được mộtvòng Quan niệm này có thể nói là hệ quả của quan niệm trên.

 Hiệu quả sử dụng VLĐ là hiệu quả phản ánh tổng TSLĐ so với tổng nợ lưu độnglà cao nhất.

 Hiệu quả sử dụng VLĐ là hiệu quả phản ánh số lợi nhuận thu được khi bỏ ra mộtđồng vốn lưu động.

 Hiệu quả sử dụng VLĐ là hiệu quả thu được khi đầu tư thêm vốn lưu động VLĐmột cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh số tiêu thụ vớiyêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng VLĐ.

 Tóm lại, cho dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về hiệu quả sử dụng VLĐ,song khi nói đến hiệu quả sử dụng VLĐ chúng ta phải có một quan niệm toàndiện hơn và không thể tách rời nó với một chu kỳ sản xuất kinh doanh hợp lý(chu kỳ sản xuất kinh doanh càng ngắn hiệu quả sử dụng vốn càng cao), mộtđịnh mức sử dụng đầu vào hợp lý, công tác tổ chức quản lý sản xuất, tiêu thụ vàthu hồi công nợ chặt chẽ Do vậy cần thiết phải đề cập tới các chỉ tiêu về hiệuquả sử dụng VLĐ.

 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Trang 23

Như đã đề cập ở trên để tiến hành bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nàođiều kiện không thể thiếu là vốn Khi đã có đồng vốn trong tay thì một câu hỏi nữađặt ra là ta phải sử dụng đồng vốn đó như thế nào để vốn đó sinh lời, vốn phải sinhlời là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Lợi ích kinhdoanh đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả đồng vốn, tiếtkiệm được vốn tăng tích lũy để thực hiện tái sản xuất và mở rộng quy mô sản xuấtngày càng lớn hơn.

Hiệu quả sử dụng VLĐ là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chấtlượng công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung của doanh nghiệp.Thông qua chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ cho phép nhà quản lý tài chínhdoanh nghiệp có một cái nhìn chính xác, toàn diện về tình hình quản lý và sử dụngvốn lưu động của đơn vị mình từ đó đề ra các biện pháp, các chính sách quyết địnhđúng đắn, phù hợp để việc quản lý và sử dụng đồng vốn nói chung và VLĐ nói riêngngày càng có hiệu quả trong tương lai.

Suy cho cùng việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là nhằm vào việc nâng caolợi nhuận Có lợi nhuận chúng ta mới có tích lũy để tái sản xuất ngày càng mở rộng.

2.3.2 Sự cần thiết phải quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vốn lưu động đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Một doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh không thểthiếu vốn lưu động Chính vì vậy việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ làkhông thể thiếu và là việc cần đối với doanh nghiệp Đó là nguyên nhân chủ quan từphía doanh nghiệp cảm thấy cần thiết phải tiến hành quản lý và nâng cao hiệu quả sửdụng VLĐ Bên cạnh đó yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ còn xuất phát từnhiều yếu tố khác.

Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hoạt động vì mục tiêu tối đahóa giá trị của doanh nghiệp Giá trị doanh nghiệp thể hiện đánh giá của thị trườngvề doanh nghiệp đó bao gồm cả giá trị tài sản hữu hình, giá trị tài sản vô hình.Ngoài ra giá trị của doanh nghiệp còn có thể được xác định thông qua việc chiếtkhấu dòng thu nhập tương lai của doanh nghiệp về thời điểm định giá

Chính vì mục tiêu đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nóichung và VLĐ nói riêng là cần thiết đối với doanh nghiệp, là một trong số nhiềubiện phápdoanh nghiệp cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu của mình

Trang 24

 Xuất phát từ vai trò quan trọng của VLĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanhVốn lưu động là một bộ phận quan trọng cấu tạo nên vốn kinh doanh củadoanh nghiệp Không có vốn lưu động doanh nghiệp không thể nào tiến hành đượccác hoạt động sản xuất kinh doanh, nó xuất hiện trong hầu hết các giai đoạn củatoàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp từ khâu dự trữ sản xuất đến lưu thông.Chính vì vậy việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hay không ảnh hưởng trực tiếpđến hiệu quả hoạt động của DN.

Chu kỳ vận động của vốn lưu động là tương đối ngắn chỉ trong một chu kỳsản xuất, tuy nhiên chu kỳ đó lại ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả sử dụng VLĐ.Việc tăng nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ có ý nghĩa quan trọng trong việc tănghiệu quả sử dụng VLĐ.

 Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ sẽ làm cho việc sử dụng vốn hợp lýhơn, vòng quay vốn nhanh hơn tốc độ chu chuyến vốn do đó tiết kiệm được VLĐcho toàn bộ quá trình sản xuất.

Quá trình sản xuất là một quá trình liên tục qua nhiều công đoạn khác nhau.Nếu vốn bị ứ đọng ở một khâu nào đó thì sẽ gây ảnh hưởng ở các công đoạn tiếptheo và làm cho quá trình sản xuất bị chậm lại, có thể gây ra sự lãng phí Trước khitiến hành sản xuất doanh nghiệp phải lập ra các kế hoạch và thực hiện theo kếhoạch đó Việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn VLĐ chính là một phầnđảm bảo sản xuất theo kế hoạch đã đề ra.

Xuất phát từ thực tế về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp làm ănkhông hiệu quả là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tuy nhiên nguyênnhân phổ biến nhất vẫn là sử dụng vốn không hiệu quả: Việc mua sắm, dự trữ, sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm thiếu một kế hoạch đúng đắn Điều đó đã dẫn đến việc sửdụng vốn lãng phí, tốc độ chu chuyển VLĐ chậm, chu kỳ luân chuyển dài, tỷ suấtlợi nhuận thấp hơn lãi suất tiết kiệm Vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụngVLĐ là một vấn đề hết sức quan trọng.

Việc quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ không chỉ đem lại cho doanhnghiệp những lợi ích mà còn mang lại ý nghĩa cho nền kinh tế quốc dân.

2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Trang 25

Số vốn lưu động bình quân (VLĐ BQ) trong kỳ được tính theo phương pháp bìnhquân số vốn lưu động trong từng quý hoặc tháng Công thức tính như sau:

Vbq = Vq1 Vq24 Vq3Vq4

Để đánh giá được hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp córất nhiều phương pháp khác nhau Phương pháp quan trọng nhất là phương pháp sosánh một cách hệ thống các chỉ tiêu tài chính qua các giai đoạn phát triển của doanhnghiệp để thấy được năm nay doanh nghiệp đã sử dụng VLĐ tốt bằng năm ngoáichưa?, có tiết kiệm được VLĐ không?

Chúng ta sẽ đi vào xem xét hệ thống các chỉ tiêu tài chính có thể đánh giá toàndiện và sâu sắc hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp Đó là các chỉ tiêu:

2.3.3.1 Chỉ tiêu tốc độ chu chuyển vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển VLĐ là chỉ tiêu phản ánh tốc độ quản lý, sử dụng vốn lưuđộng của doanh nghiệp Nó thể hiện tình hình tổ chức về mọi mặt như: mua sắm, dựtrữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Đẩy nhanh tốc độ luân chuyểnVLĐ có ý nghĩa quan trọng góp phần giải quyết nhu cầu về VLĐ cho doanh nghiệp,góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nó bao gồm ba chỉ tiêu quan trọng là:Vòng quay VLĐ, tốc độ chu chuyển, và hệ số đảm nhiệm.

* Vòng quay vốn lưu động

Đây là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng tổng hợp phản ánh hiệu quả chung củadoanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động trong mối quan hệ so sánhgiữa kết quả sản xuất kinh doanh (tổng doanh thu thuần) và VLĐ bình quân.

Chỉ tiêu này cho chúng ta biết số vốn lưu động quay được mấy vòng trong mộtchu kỳ kinh doanh Về phương diện hiệu quả sử dụng vốn lưu động chỉ tiêu nàycàng cao càng tốt Điều đó có nghĩa là vòng quay vốn lưu động càng nhiều cho thấydoanh nghiệp cần ít vốn lưu động cần thiết cho kinh doanh, do đó có thể làm giảmvốn lưu động đi vay nếu doanh nghiệp phải đi vay vốn lưu động để tiến hành sảnxuất kinh doanh Ý nghĩa của việc tăng nhanh vòng quay vốn lưu động mà vẫn đảmbảo được mức luân chuyển hàng hoá như cũ thì chỉ cần với một mức vốn lưu độngthấp hơn hoặc với mức vốn lưu động như cũ thì đảm bảo luân chuyển được một khốilượng hàng hoá lớn hơn.

Doanh thu thuầnVốn lưu động bình quân Vòng quay vốn

Trang 26

* Chỉ tiêu thời gian luân chuyển vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho biết độ dài của vòng quay vốn lưu động, tức là số ngày cần thiếtcủa một vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu này có ý nghĩa ngược với chỉ tiêu vòngquay vốn lưu động có nghĩa là số ngày luân chuyển vốn lưu động mà càng ngắnchứng tỏ vốn lưu động được luân chuyển ngày càng nhiều trong kỳ phân tích, chứngtỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả.

Về mặt bản chất chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển của trình độ kinh doanh, củacông tác quản lý, của kế hoạch và tình hình tài chính của doanh nghiệp Vòng quayvốn lưu động có sự gia tăng đột biến chứng tỏ hàng hoá doanh nghiệp đang sản xuất,kinh doanh có sức tiêu thụ mạnh, doanh thu cao dẫn đến phần lợi nhuận tương ứngcũng tăng mạnh Nếu không hoàn thành một chu kỳ luân chuyển có nghĩa là vốn lưuđộng còn ứ đọng ở một khâu nào đó, cần tìm biện pháp khai thông kịp thời.

* Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

Hai chỉ tiêu trên là hai chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động ngoàira còn có chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động.

Chỉ tiêu này cho biết một đồng luân chuyển thì cân mấy đồng VLĐ Hệ số nàycàng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng càng cao.

2.3.3.2 Chỉ tiêu sức sinh lời vốn lưu động

Sức sinh lời của vốn lưu động được tính theo công thức sau:

Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn lưu động Chỉ tiêu này được xây dựngtrên cơ sở lợi nhuận của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao cho biết doanh nghiệpđã sử dụng VLĐ có hiệu quả, ngược lại chỉ tiêu này thấp có nghĩa là lợi nhuận trên

Tổng DT thuần

Thời gian luân chuyển VLĐ = Số ngày quy ước trong kì phân tích Vòng quay VLĐ trong kỳ

Sức sinh lời của VLĐ =

Lơi nhuận trước thuế

VLĐ bình quân

Trang 27

một đồng vốn là nhỏ Doanh nghiệp được đánh giá là sử dụng VLĐ kém hiệu quảhay không là chỉ tiêu này phản ánh một phần.

2.3.3.3 Mức tiết kiệm của vốn lưu động

K0, K1 là số vòng luân chuyển vốn lưu động kỳ thực tế và kỳ kế hoạch

2.3.3.4 Các chỉ số về hoạt động

Vòng quay tiền

Vòng quay các khoản phải thu: Hệ số phản ánh tốc độ thay đổi các khoản thu

thành tiền mặt của các doanh nghiệp và được xác định theo công thức:

Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản thu tốt vì doanh nghiệpkhông phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu.

Kỳ thu tiền bình quân: Phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải

thu Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì chỉ tiêu này càng nhỏ và ngược lại.Chỉ tiêu này được xác định theo công thức:

Số vòng quay hàng tồn kho: Là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân

chuyển trong kỳ Số vòng hàng tồn kho càng cao việc kinh doanh được đánh giácàng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ cần đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạtđược doanh số cao Số vòng quay hàng tồn kho được xác định theo công thức:

Số dư bình quân các khoản phải thuVòng quay tiền =

Doanh thu thuần

Tiền mặt và các tài sản tương đương tiền bình quân

Thời gian thực hiện một vòng quay tiền =

Tổng doanh thu thuần VLĐ bình quân

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần

Kỳ thu tiền bình quân =

Các khoản phải thu bình quân Doanh thu bình quân ngày

Vòng quay hàng tồn kho =

Giá vốn hàng bán

Tổng doanh thu thuần

Trang 28

Thời gian một vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu cho biết kỳ đặt hàng bình quân của doanh nghiệp là bao nhiêu ngày.

Hệ số quay kho vật tư

Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu càng cao, lượng nguyênvật liệu ứ đọng ít.

2.4 Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong

các doanh nghiệp hiện nay.

Từ nhận thức về những nhân tố ảnh hưởng trên, phương hướng cơ bản để nâng caohiệu quả tổ chức, sử dụng VLĐ là khai thác những lợi thế, hạn chế những tác độngtiêu cực, không ngừng tăng doanh thu, tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm hợp lý Xuấtphát từ xu hướng đó, sau đây là những biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả tổchức, sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp.

 Một là: Xác định một cách chính xác nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết chohoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động VLĐthích hợp đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp.

 Hai là: Dựa vào những điều kiện riêng của mình mà lựa chọn kênh huy độngVLĐ một cách phù hợp nhất, hiệu quả nhất.

 Ba là: Tổ chức tốt quá trình sản xuất, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm DNcần phải phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất, không ngừng nâng caonăng suất lao động nhằm sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ,tiết kiệm được nguyên vật liệu, hạn chế tối đa sản phẩm tồn kho Mở rộng thịtrường, tăng cường công tác tiếp thị, marketing, giới thiệu sản phẩm…

Hàng tồn kho bình quân

Thời gian một vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho

Hệ số quay kho vật tư = Giá trị NVL sử dụng trong kì Giá trị NVL tồn kho bình quân

Trang 29

 Bốn là: Áp dụng hình thức thanh toán hợp lý, tổ chức tốt công tác thu hồi nợ.Nếu quản lý hoạt động thanh toán tốt sẽ đảm bảo lượng tiền cho hoạt động kinhdoanh, mang lại khả năng thanh toán tốt cho doanh nghiệp Với tư cách là chủnợ, doanh nghiệp phải đưa ra chính sách tín dụng, lập kế hoạch và kiểm soát nợphải thu Để kiểm soát các khoản này, cần theo dõi số dư của khách hàng theotập quán thương mại, đồng thời tiến hành lập bảng phân tuổi các khoản phải thu,trên cơ sở đó phân tích mức độ trả nợ và khả năng trả nợ đúng hạn của kháchhàng Doanh nghiệp cần chủ động phòng ngừa bằng việc mua bảo hiểm, lập quỹdự phòng tài chính khi rủi ro xảy ra.

 Năm là: Thực hiện tốt công tác quản lý vốn bằng tiền Mục đích dự trữ, quản lýtiền là để doanh nghiệp có thể mua sắm vật tư hàng hóa, chi trả các chi phí cầnthiết cho hoạt động bình thường và đảm bảo khả năng thanh toán của doanhnghiệp Với lượng tiền đầy đủ, doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội tốt cũng nhưứng phó kịp thời khả năng thanh toán Vì vậy, DN cần thiết lập một hệ thốngkiểm soát vốn bằng tiền, xác định chính xác các nghiệp vụ liên quan thu chi tiền,duy trì lượng vốn bằng tiền ở mức hợp lý.

 Sáu là: Quản lý chặt chẽ vốn tồn kho dự trữ Việc xác định mức tồn kho dự trữhợp lý sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, hướng tới việc giảm tớimức thấp nhất có thể số vốn cần thiết cho dự trữ DN phải lựa chọn hình thứcquản lý cho phù hợp, từ nguồn nhập hàng hóa vật tư đến tổ chức dự trữ, bảoquản, phòng ngừa rủi ro bằng việc mua bảo hiểm, lập dự phòng.

 Bảy là: Tăng cường phát huy chức năng giám đốc của tài chính trong lĩnh vực sửdụng tiền vốn nói chung và VLĐ nói riêng ở tất cả các khâu.

 Tám là : Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý,nhất là đội ngũ cán bộ quản lý tài chính

 Chín là: Sử dụng đòn bẩy tài chính để tạo ra một lợi nhuận cao hơn trên vốn chủsở hữu.

Trên đây là các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐtrong các doanh nghiệp Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp tùy vào điều kiện riêng cócủa mình mà đề ra những biện pháp cụ thể, có tính khả thi để nâng cao hiệu quả tổchức và sử dụng VLĐ.

Từ những phân tích ở chương II chúng ta hiểu thế nào là VLĐ, các nhân tố ảnhhưởng Chúng ta hiểu được nguồn hình thành VLĐ, đặc biệt là hiểu được ý nghĩa

Trang 30

của việc nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng VLĐ của doanh nghiệp Đây chỉ lànhững nhận định mang tính lý thuyết, từ đó làm cơ sở để áp dụng vào thực tiễn Ởchương III sau đây chúng ta sẽ đi sâu phần phân tích tình quản lý và sử dụng vốn lưuđộng ở Công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn trong một số năm vừa qua.

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNGTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ KẾT CẤU THÉP SÓC SƠN3.1 Sơ lược về Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn

3.1.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn

Trang 31

Tên công ty: Công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn

 Tên tiếng anh: Soc Son Mechanical and Steel Join Stock Company. Tên viết tắt: SocSon.,JSC.

- Mạ nhúng kẽm nóng chảy.- ….

Ngành nghề kinh doanh chính: Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng,

kết cấu thép, chế tạo cột thép, mạ nhúng kẽm nóng, đại lý bán lẻ xăng dầu

3.1.2 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Được thành lập ngày 10 tháng 10 năm 2001 theo giấy phép kinh doanh số0103000341 ngày 10 tháng 10 năm 2001 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp Đơnvị đóng tại xã Phù Lỗ – huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội Nằm trên trục chínhquốc lộ 3, đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình vận chuyển nguyênvật liệu và tiêu thụ hàng hóa Hơn nữa, đây là khu vực tiếp giáp với nhiều khu côngnghiệp lớn: KCN Bắc Thăng Long, KCN Nội Bài…nên người lao động ở đây sớmhình thành tác phong công nghiệp, có tay nghề kỹ thuật cao.

Khi mới thành lập, Công ty chỉ có 38 người Lực lượng công nhân ít ỏi, đội ngũcán bộ tay nghề còn non yếu, cộng thêm điều kiện làm việc thiếu thốn, cơ sở vậtchất thô sơ nên ngành nghề kinh doanh cũng rất hiếm Những năm đầu thành lập,Công ty chủ yếu đầu tư vào nhà xưởng, tham gia hoạt động thương mại nhưng vớigiá trị nhỏ Đến năm 2006, một bước chuyển mình mạnh mẽ đã làm thay đổi bộ mặt

Trang 32

của công ty Đó là công ty đã có 150 cán bộ công nhân viên và đưa vào hoạt độngmột số cửa hàng, nhà xưởng mạ nhúng kẽm nóng, nhà trưng bày ô tô, kết cấu thép…Đặc biệt, Công ty đã đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất thép hình trị giá 9 tỷđồng Với công suất mỗi năm là 30,000 tấn Bên cạnh đó, Công ty còn đầu tư xâydựng 600 m2 nhà văn phòng.

Sang đến năm 2009, số lượng cán bộ công nhân viên của công ty là 198 ngườivới mức lương bình quân từ 2,000,000- 3,500,000đ/ người/ tháng Nhân viên trongCông ty rất đa dạng có đủ cả trình độ từ lao động phổ thông, trung học chuyênnghiệp đến đại học.

Công ty đang tiến hành mở rộng diện tích sản xuất thêm 600m2, công suất dựkiến mỗi năm đạt 60,000 tấn Không chỉ trú trọng đến cơ sở vật chất, mở rộng sảnxuất kinh doanh, ban lãnh đạo Công ty luôn quan tâm, động viên công nhân viêntrong Công ty, đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp Từ banlãnh đạo đến tập thể công nhân luôn đoàn kết, cố gắng hết sức để hoàn thành tốtnhiệm vụ, quan tâm đến khách hàng và không ngừng củng cố mở rộng thị trườngtiêu thụ với phương châm “ Chất lượng tạo thịnh vượng” với hệ thống quản lý chấtlượng ISO Đinh hướng phát triển của Công ty trong những năm tiếp theo là tiếp tụcmở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín, mở rộng ngành nghềkinh doanh, hướng tới các thị trường tiềm năng: Hải Phòng, các tỉnh miền trung vàmiền nam, thành phố HCM,…

3.1.3 Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh

Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn (CTCP CK&KC thép Sóc Sơn) làcông ty vừa thực hiện hoạt động sản xuất, vừa kinh doanh thương mại

Trang 33

Lắp ráp các sản phẩm cơ khí, thiết bị nâng hạ hàng hóa.

Sản phẩm được gia công chế tạo trên các loại máy móc, trang thiết bị hiệnđại chuyên phục vụ sản xuất cơ khí, kết cấu thép.

- Mạ kẽm :

Mạ kẽm nóng chảy với dây chuyền công nghệ của Nhật Bản,TrungQuốc,

Thương mại :

- Đại lý mua bán ô tô các loại :

+Đại lý xe tải nặng hiệu Kamaz.kraz của Tổng công ty Than Việt Nam +Đại lý xe tải nhẹ hiệu Kia, Huyndai và Foton của công ty TNHH ô tôTrường Hải,

- Đại lý bán lẻ xăng dầu

+Đại lý bán lẻ xăng dầu cho Công ty Xăng dầu quân đội – BQP.+Cung cấp các sản phẩm nhớt, dầu mỡ công nghiệp.

- Mua bán các sản phẩm thép.

- Kinh doanh các sản phẩm thép xây dựng, thép góc, thép hình

3.1.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty

3.1.4.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty

Phòngkĩ thuật

PGĐ sản xuất

PhòngKCS –Cơ điện

Phân xưởngmạ kẽm

Phânxưởngkết cấu thép

Phân xưởng mạ và cán

thépGiám đốc

Phòngkế toán

23

Trang 34

-3.1.4.2 Nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty

 Ban giám đốc: 1 Giám đốc và 3 phó giám đốc.

 Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trong mọi hoạt động của công ty, chịu tráchnhiệm trước Nhà Nước và Hội đồng Quản trị về hoạt động và kết quả kinh doanhcủa đơn vị mình Là người chỉ đạo xây dựng kế hoạch kinh doanh và có quyền quyếtđịnh, điều hành kinh doanh Mặt khác, giám đốc còn có nhiệm vụ chỉ đạo công táckinh doanh trong mở rộng thị trường và hạ giá thành sản phẩm.

 Phó giám đốc sản xuất: Là người chỉ đạo xây dựng các kế hoạch sản xuất, theodõi đôn đốc sản xuất tại các phân xưởng Mặt khác, phó giám đốc sản xuất còn cónhiệm

vụ chỉ đạo công tác kỹ thuật sản xuất trong xây dựng và thay mặt giám đốc giảiquyết các công việc cụ thể về mặt kỹ thuật, sản xuất, điều độ, KCS.

 Phó giám đốc kinh doanh: Là người chỉ đạo kế hoạch tiêu thụ từng kỳ và xem xétnhu cầu khách hàng Mặt khác phó giám đốc kinh doanh còn có nhiệm vụ tổ chứcnghiên cứu, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các dịch vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm,công nghệ sản phẩm.

Phân xưởngmạ kẽm

nóng

Trang 35

Khi giám đốc đi vắng thì phó giám đốc kinh doanh có quyền thay mặt giámđốc giải quyết các công việc của công ty dưới dự ủy quyền của hội đồng quản trị. Phó giám đốc kỹ thuật là người chỉ đạo thiết kế các bản vẽ kỹ thuật cho sảnphẩm chế tạo.

 Phòng tổ chức hành chính: Gồm 6 người, có nhiệm vụ lập kế hoạch, đào tạohàng năm, tổ chức thực hiện và theo dõi kết quả Qua đó, thực hiện các biện phápkinh tế để khuyến khích sản xuất Khi có vi phạm về kỹ thuật lao động thì phòngtổ chức có nhiệm vụ xem xét và đề nghị xử lý các vi phạm đó Mặt khác, vănphòng tổ chức có nhiệm vụ lập kế hoạch phát triển nguồn lực, đào tạo, bồi dưỡngthi nâng bậc và lưu giữ hồ sơ nhân sự của công ty.

 Phòng kỹ thuật: Gồm 9 người, có nhiệm vụ hướng dẫn và thiết kế bản vẽ kỹthuật phục vụ cho việc chế tạo sản phẩm Kiểm tra, đôn đốc công nhân trong việcchế tạo theo đúng bản thiết kế.

 Phòng tài chính- kế toán: Gồm 6 người có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạotrong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính – kế toán, xây dựng kế hoạch tàichính cho toàn bộ công ty, tổ chức quản lý kế toán Đồng thời tổ chức hạch toánkế toán cũng như phối hợp các phòng ban nhằm thực hiện tốt các công tác sảnxuất kinh doanh cũng như công tác chỉ đạp quản lý của lãnh đạo với toàn côngty.

 Phòng kinh doanh: Gồm 17 người có nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức vậnchuyển và kiểm soát các hoạt động mua vật tư, nguyên liệu Qua đó, đánh giá vàchấp nhận những cung ứng Mặt khác, phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ điềuhành các hoạt động bán hàng, theo dõi việc phản ánh, khiếu nại của khách hàngvề chất lượng sản phẩm.

 Phòng KCS- cơ điện: Gồm 17 người, có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi các quytrình sản xuất, kiểm tra các sản phẩm sản xuất ra theo đúng tiêu chuẩn đã quyđịnh Đồng thời đảm bảo hệ thống điện cho công ty luôn luôn hoạt động tốt đểkhông ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh.

Trang 36

Bảng 3.1: Bảng số lượng công nhân viên của Công ty năm 2007-2009

Năm 2008

Năm 2009

Chênh lệch năm2008 so với 2007

Chênh lệch năm2009 so với 2008SL

Tuyệtđối %

Tuyệtđối %

3.1.4.4 Quy trình sản xuất của Công ty

Sơ đồ 3.2: Quy trình sản xuất của Công ty

Kho vật liệu

Phân xưởng thép

Kho bán thành phẩm

Phòng kiểm tra chất lượng

Phân xưởng mạ kẽm nhúng nóngPhân xưởng

kết cấu thép

26

Trang 37

-3.1.5 Những thuận lợi và khó khăn của Công tyThuận lợi

Với đặc điểm sản xuất kinh doanh như trên, trong điều kiện nền kinh tế thịtrường hiện nay, Công ty đã có một số thuận lợi sau:

 Một là: Sự tăng trưởng của nền kinh tế cả nước, sự phát triển của nền kinh tế cảnước những năm qua đã thúc đẩy tất cả các ngành nghề phát triển Đồng thờinhu cầu sản phẩm cơ khí trên thị trường ngày một tăng lên, đặc biệt là trongnhững năm vừa qua giá cả sắt thép tăng mạnh đã tạo điều kiện thuận lợi choCông ty đẩy mạnh sản xuất, tăng doanh thu và lợi nhuận.

 Hai là : Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật ở nước ta Từ kỹ nghệthông tin đến hoạt động chu chuyển hàng hóa xuyên quốc gia cũng góp phần tạođiều kiện giúp Công ty nắm bắt thị trường và hơn thế nữa là nguồn cung cấpnguyên liệu từ nước ngoài được vận chuyển dễ dàng, không bị gián đoạn.

 Ba là: Công ty có lực lượng lao động năng động tuy đội ngũ công nhân viên ởcác trình độ khác nhau nhưng họ đoàn kết, làm việc có hiệu quả

 Bốn là: Tình hình cung cấp nguyên liệu

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, việc cung cấp nguyên vậtliệu cho sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng nó đảm bảo cho hoạt động

Không đạt tiêu chuẩn

Đạt tiêu chuẩn

Trang 38

sản xuất của công ty được diễn ra thường xuyên liên tục Hiện nay các nguyênvật liệu phục vụ cho sản xuất đều được cung ứng rộng rãi trên thị trường Ngoàimột số nguyên liệu thì phải nhập khẩu từ nước ngoài như: Kẽm, phôi thép… thìcác nguyên liệu còn lại đều rất thuận lợi cho việc cung ứng vì chúng được sảnxuất trong nước Ngoài ra Công ty nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, dễ dàngcho việc vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa đi bán.

 Năm là: Cơ sở vật chất khá tốt Phần lớn máy móc của Công ty được nhập khẩutừ nước ngoài như: Nga, Nhật, Đức, Trung Quốc,… Hơn nữa quy trình sản xuấtđơn giản khép kín Thời gian hoàn thành sản phẩm ngắn, góp phần giảm chi phísản xuất và sản phẩm dở dang.

 Hai là: Khó khăn về nguyên vật liệu nhập ngoại Để phục vụ cho phân xưởngmạ và cán thép thì công ty phải nhập khẩu kẽm từ Nhật và phôi thép từ Nga Vìvậy giá cả biến động phụ thuộc rất lớn vào tình hình cung cầu trên thị trường thếgiới và chính sách thuế của nhà nước Điều đó dẫn đến tăng giá thành sản phẩm,hạn chế sức cạnh tranh của công ty trên thị trường Hơn nữa phải nhập khẩu mộtlần và dự trữ cho nhiều tháng để phục vụ sản xuất dần nên lượng vốn lưu động ởkhâu dự trữ lớn, gây ứ đọng, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

 Ba là: Áp lực cạnh tranh Ngày nay, thị trường sản phẩm cơ khí có rất nhiều đốitượng tham gia, đặc biệt là có nhiều công ty lớn Hơn nữa, Công ty mới đượcthành lập, quy mô còn nhỏ hẹp, thị trường chưa được mở rộng nên phải cạnhtranh gay gắt.

 Bốn là: Khó khăn về dự trữ hàng hóa Doanh thu của Công ty chủ yếu là từnhững đơn đặt hàng, sản phẩm được sản xuất theo mẫu mã nhất định nên nếu cótồn kho thì rất khó tiêu thụ trên thị trường, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụngvốn lưu động.

Trang 39

Như vậy khó khăn đặt ra cho Công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơnkhông phải là nhỏ, nhưng trong thời gian vừa qua Công ty đã nỗ lực rất nhiều đểkhắc phục những khó khăn và tận dụng tốt những thuận lợi của mình.

3.2 Tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty

3.2.1 Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới tình hình sử dụng vốn lưu động tạiCông ty

 Nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường bên ngoài

 Yếu tố sản xuất và tiêu dùng: Chu kỳ sản xuất, tính thời vụ của sản xuất và tiêudùng ảnh hưởng trực tiếp đến mức lưu chuyển hàng hóa Hàng hóa trong Côngty thuộc loại hàng hóa sản xuất và tiêu dùng quanh năm, tuy nhiên việc xác địnhchính xác các nhu cầu tiêu dùng để sản xuất không phải là dễ dàng Do vậy việcsản xuất dư thừa sẽ dẫn đến lượng hàng hóa dự trữ phải tăng lên thời gian dự trữcũng tăng lên làm cho tốc độ chu chuyển của hàng hóa bị chậm lại.

 Yếu tố giá cả và nhu cầu tiêu dùng: Trong nền kinh tế thị trường, giá cả do yếutố cung cầu trên thị trường quy định, giá cả thay đổi khi nhu cầu trên thị trườngthay đổi Trong năm vừa qua giá cả mặt hàng thép có lúc đã tăng lên, vì thế cáccông trình xây dựng đã ngưng lại, làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm đi, điều nàycũng được thể hiện ở mặt hàng xăng dầu Khi giá xăng tăng cao lên đến gần20.000đ/lít thì mức bán ra của mặt hàng này giảm đi một lượng đáng kể, ngườidân cũng hạn chế đi xe hơn tiêu biểu thực trạng năm 2008, hầu hết các loại xetay ga và các loại xe đi tốn xăng người dân đã hạn chế tối đa cho việc sử dụngchúng Cùng với mức giá xăng dầu leo thàng năm 2008 từ 12,000 VNĐ/ lít tănglên 19,000 – 20,000 VNĐ/lít ảnh hưởng trực tiếp đến mức dự trữ hàng hóa cũngnhư tiêu thụ hàng hóa của DN và từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ.Khi giá của một loại hàng hóa nào đó mà tăng lên thì nhu cầu trên thị trường cóxu hướng giảm đi, làm cho hàng hóa không lưu thông được, vốn hàng hóa ứđọng sẽ tăng lên dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn và ngược lại sẽ làm chohàng hóa lưu chuyển với tốc độ nhanh hơn, lúc đó hiệu quả sử dụng vốn sẽ tănglên.

 Yếu tố về chính sách Nhà nước:

- Chính sách thuế của Nhà nước, một mặt làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhànước, một mặt tác động tới lợi ích của Công ty Mọi công ty khi tham gia vàohoạt động kinh doanh đều phải có trách nhiệm nộp thuế, nộp thuế là trách nhiệm

Trang 40

và nghĩa vụ của các công ty, doanh nghiệp Vì vậy chính sách thuế có tác dụngkiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời còn thúc đẩy doanhnghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong đó có hiệu quả sử dụng VLĐ.

- Lãi suất tín dụng cao hay thấp đều ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ củadoanh nghiệp Trong năm vừa qua với mức lãi suất khá cao, do vậy công ty đãphải cân nhắc khá kỹ lưỡng để quyết định lượng vay cho phù hợp với tình hìnhtài chính tại công ty Nếu lãi suất thấp sẽ kích thích các doanh nghiệp vay vốnđầu tư vào hoạt động kinh doanh, bởi vì trả lãi vay thấp dẫn đến giá cả hàng hóathấp, từ đó Công ty có thể đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, nâng cao hiệu quả sửdụng VLĐ Còn ngược lại nếu lãi suất tín dụng quá cao thì sẽ giảm hiệu quả sửdụng vốn vay.

 Tác động của Cách mạng khoa học công nghệ sẽ làm giảm giá trị tài sản, vật tưhàng hóa Nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để có những điều chỉnhthích hợp, kịp thời giá trị sản phẩm hàng hóa bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh làmgiảm hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp Do vậy Công ty cần đầu tưhơn nữa vào máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm.

 Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường bên trong Công ty

 Trình độ quản lý và sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp: Trong Công ty hiện naychưa có bộ phận giám đốc tài chính riêng, do vậy việc quản lý tài chính nóichung và quản lý VLĐ nói riêng là chưa được chặt chẽ và chuyên sâu, điều nàylà khó khăn trong việc sử dụng VLĐ suốt thời gian qua Quản lý VLĐ chặt chẽ,sử dụng VLĐ hợp lý, đúng mục đích, thực hiện đúng các nguyên tắc hạch toánkế toán sẽ đảm bảo tiết kiệm được chi phí và là điều kiện để nâng cao hiệu quảsử dụng VLĐ Ứ đọng vốn, sử dụng lãng phí vốn sẽ hạn chế đến hiệu quả sửdụng VLĐ.

 Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp: Máy móc phục vụ cho quá trình sảnxuất tuy cũng đã được đầu tư, song vẫn chưa được đầu tư toàn diện, mà chỉ ởmột số xưởng Do vậy, nó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ Nếutrang thiết bị đầy đủ, tiên tiến sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa, nâng caonăng suất lao động, góp phần nâng cao doanh thu, tăng doanh thu vòng quayvốn, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

 Uy tín của doanh nghiệp: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranhngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi, hơn nữalại là Công ty mới được thành lập chưa lâu, nên chưa tạo dựng được lòng tinnhiều từ khách hàng, điều đó cũng ảnh hưởng tới mục tiêu lâu dài của các DN

Ngày đăng: 17/11/2012, 10:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

10 EQQ Mô hình dự trữ tối ưu - Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn
10 EQQ Mô hình dự trữ tối ưu (Trang 3)
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình chuyển hoá của vốn lưu động - Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình chuyển hoá của vốn lưu động (Trang 14)
- Kinh doanh các sản phẩm thép xây dựng, thép góc, thép hình... - Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn
inh doanh các sản phẩm thép xây dựng, thép góc, thép hình (Trang 32)
Bảng 3.1: Bảng số lượng công nhân viên của Công ty năm 2007-2009 - Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn
Bảng 3.1 Bảng số lượng công nhân viên của Công ty năm 2007-2009 (Trang 34)
Hình 3.3 Biểu đồ mức doanh thu 2007-2009 - Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn
Hình 3.3 Biểu đồ mức doanh thu 2007-2009 (Trang 40)
Hình 3.4: Biểu đồ mức lợi nhuận của Công ty 2007-2009 - Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn
Hình 3.4 Biểu đồ mức lợi nhuận của Công ty 2007-2009 (Trang 41)
(Nguồn: Phòng kế toán – bảng cân đối kế toán 2007-2009) - Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn
gu ồn: Phòng kế toán – bảng cân đối kế toán 2007-2009) (Trang 44)
Hình 3.5: Biểu đồ cơ cấu vốn lưu động của Công ty - Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn
Hình 3.5 Biểu đồ cơ cấu vốn lưu động của Công ty (Trang 44)
3.2.2.4 Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán của Công ty Bảng 3.6 Bảng tiền mặt và các khoản tương đương tiền - Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn
3.2.2.4 Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán của Công ty Bảng 3.6 Bảng tiền mặt và các khoản tương đương tiền (Trang 48)
Bảng 3.7 Bảng đánh giá khả năng thanh toán của Công ty - Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn
Bảng 3.7 Bảng đánh giá khả năng thanh toán của Công ty (Trang 50)
+ Thứ nhất khả năng thanh toán ngắn hạn này chỉ phản ánh tình hình tài chính của Công ty, không thể nói một cách đơn giản là tình hình tài chính của Công ty tốt nếu  khả năng thanh toán lớn. - Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn
h ứ nhất khả năng thanh toán ngắn hạn này chỉ phản ánh tình hình tài chính của Công ty, không thể nói một cách đơn giản là tình hình tài chính của Công ty tốt nếu khả năng thanh toán lớn (Trang 50)
Bảng 3.8 Bảng đánh giá tình hình tăng giảm các khoản phải thu ngắn hạn - Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn
Bảng 3.8 Bảng đánh giá tình hình tăng giảm các khoản phải thu ngắn hạn (Trang 52)
Để hiểu kĩ hơn về KPT ta đi xem xét bảng số liệ u: - Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn
hi ểu kĩ hơn về KPT ta đi xem xét bảng số liệ u: (Trang 52)
Hình 3.7 Biểu đồ tốc độ tăng giảm nguyên vật liệu 2007-2009 - Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn
Hình 3.7 Biểu đồ tốc độ tăng giảm nguyên vật liệu 2007-2009 (Trang 56)
Bảng 3.9 Bảng dự trữ tài sản lưu động - Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn
Bảng 3.9 Bảng dự trữ tài sản lưu động (Trang 56)
Bảng3. 10: Bảng chỉ tiêu đánh giá chung hiệu quả sử dụng vốn - Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn
Bảng 3. 10: Bảng chỉ tiêu đánh giá chung hiệu quả sử dụng vốn (Trang 59)
Bảng 3.12 Bảng tỷ trọng vốn vay ngắn hạn và dài hạn từ ngân hàng - Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn
Bảng 3.12 Bảng tỷ trọng vốn vay ngắn hạn và dài hạn từ ngân hàng (Trang 69)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w