Tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn (Trang 37 - 64)

3.2.1 Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty

 Nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường bên ngoài

• Yếu tố sản xuất và tiêu dùng: Chu kỳ sản xuất, tính thời vụ của sản xuất và tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp đến mức lưu chuyển hàng hóa. Hàng hóa trong Công ty thuộc loại hàng hóa sản xuất và tiêu dùng quanh năm, tuy nhiên việc xác định chính xác các nhu cầu tiêu dùng để sản xuất không phải là dễ dàng. Do vậy việc sản xuất dư thừa sẽ dẫn đến lượng hàng hóa dự trữ phải tăng lên thời gian dự trữ cũng tăng lên làm cho tốc độ chu chuyển của hàng hóa bị chậm lại.

• Yếu tố giá cả và nhu cầu tiêu dùng: Trong nền kinh tế thị trường, giá cả do yếu tố cung cầu trên thị trường quy định, giá cả thay đổi khi nhu cầu trên thị trường thay đổi. Trong năm vừa qua giá cả mặt hàng thép có lúc đã tăng lên, vì thế các công trình xây dựng đã ngưng lại, làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm đi, điều này cũng được thể hiện ở mặt hàng xăng dầu. Khi giá xăng tăng cao lên đến gần 20.000đ/lít thì mức bán ra của mặt hàng này giảm đi một lượng đáng kể, người dân cũng hạn chế đi xe hơn tiêu biểu thực trạng năm 2008, hầu hết các loại xe tay ga và các loại xe đi tốn xăng người dân đã hạn chế tối đa cho việc sử dụng chúng. Cùng với mức giá xăng dầu leo thàng năm 2008 từ 12,000 VNĐ/ lít tăng lên 19,000 – 20,000 VNĐ/lít ảnh hưởng trực tiếp đến mức dự trữ hàng hóa cũng như tiêu thụ hàng hóa của DN và từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ. Khi giá của một loại hàng hóa nào đó mà tăng lên thì nhu cầu trên thị trường có xu hướng giảm đi, làm cho hàng hóa không lưu thông được, vốn hàng hóa ứ đọng sẽ tăng lên dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn và ngược lại sẽ làm cho hàng hóa lưu chuyển với tốc độ nhanh hơn, lúc đó hiệu quả sử dụng vốn sẽ tăng lên.

• Yếu tố về chính sách Nhà nước:

- Chính sách thuế của Nhà nước, một mặt làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, một mặt tác động tới lợi ích của Công ty. Mọi công ty khi tham gia vào hoạt động kinh doanh đều phải có trách nhiệm nộp thuế, nộp thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của các công ty, doanh nghiệp. Vì vậy chính sách thuế có tác dụng kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời còn thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong đó có hiệu quả sử dụng VLĐ.

- Lãi suất tín dụng cao hay thấp đều ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Trong năm vừa qua với mức lãi suất khá cao, do vậy công ty đã phải cân nhắc khá kỹ lưỡng để quyết định lượng vay cho phù hợp với tình hình tài chính tại công ty. Nếu lãi suất thấp sẽ kích thích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh, bởi vì trả lãi vay thấp dẫn đến giá cả hàng hóa thấp, từ đó Công ty có thể đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Còn ngược lại nếu lãi suất tín dụng quá cao thì sẽ giảm hiệu quả sử dụng vốn vay.

• Tác động của Cách mạng khoa học công nghệ sẽ làm giảm giá trị tài sản, vật tư hàng hóa... Nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để có những điều chỉnh thích hợp, kịp thời giá trị sản phẩm hàng hóa bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh làm

giảm hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp. Do vậy Công ty cần đầu tư hơn nữa vào máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm.

 Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường bên trong Công ty

• Trình độ quản lý và sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp: Trong Công ty hiện nay chưa có bộ phận giám đốc tài chính riêng, do vậy việc quản lý tài chính nói chung và quản lý VLĐ nói riêng là chưa được chặt chẽ và chuyên sâu, điều này là khó khăn trong việc sử dụng VLĐ suốt thời gian qua. Quản lý VLĐ chặt chẽ, sử dụng VLĐ hợp lý, đúng mục đích, thực hiện đúng các nguyên tắc hạch toán kế toán sẽ đảm bảo tiết kiệm được chi phí và là điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Ứ đọng vốn, sử dụng lãng phí vốn sẽ hạn chế đến hiệu quả sử dụng VLĐ. • Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp: Máy móc phục vụ cho quá trình sản

xuất tuy cũng đã được đầu tư, song vẫn chưa được đầu tư toàn diện, mà chỉ ở một số xưởng. Do vậy, nó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ. Nếu trang thiết bị đầy đủ, tiên tiến sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa, nâng cao năng suất lao động, góp phần nâng cao doanh thu, tăng doanh thu vòng quay vốn, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

• Uy tín của doanh nghiệp: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi, hơn nữa lại là Công ty mới được thành lập chưa lâu, nên chưa tạo dựng được lòng tin nhiều từ khách hàng, điều đó cũng ảnh hưởng tới mục tiêu lâu dài của các DN nói chung và CTCP CK&KC thép Sóc Sơn nói riêng muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường.

• Lựa chọn phương án kinh doanh: Trong nền kinh tế thị trường có tham gia của nhiều thành phần kinh tế thì sự cạnh tranh trong kinh doanh rất mạnh mẽ. Để tồn tại và phát triển được Công ty cần phải lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp với chiến lược kinh doanh và khả năng tài chính của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi Công ty cần quan tâm hơn nữa đến nguồn nhân lực, trình độ của cán bộ công nhân viên, hơn nữa trong Công ty số nhân lực có trình độ đại học trở lên mới khoảng 30 người, một con số rất nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, vì vậy Công ty cần tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên học hỏi thêm để nâng cao trình độ kiến thức cũng như tay nghề và có chính sách tuyển dụng hợp lý.

3.2.2 Tình hình tài chính của Công ty trong những năm gần đây.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá hiệu quả tổ chức sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng của doanh nghiệp. Vì vậy trước khi xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty, chúng ta cần đánh giá một cách khái quát tình hình sản xuất kinh doanh.

Trong thời gian qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Công ty đã không ngừng cố gắng và đạt được những kết quả nhất định. Điều này được thể hiện qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (bảng 3.2- phụ lục).

Qua số liệu ở biểu trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm nhìn chung có doanh thu và lợi nhuận tăng, tuy nhiên khả năng quản lý chi phí của doanh nghiệp là chưa tốt. Thể hiện ở chỉ tiêu chi phí quản lý kinh doanh và chi phí lãi vay từ hoạt động tài chính, điều này làm giảm đi đáng kể lợi nhuận của Công ty.

Cụ thể:

Doanh thu bán hàng và cung cấp các dịch vụ năm 2007 đạt 238,444,030,691 VNĐ, năm 2008 đạt 525,993,827,496 VNĐ tăng 287,549,796,805 VNĐ tương ứng với 120,6 % và năm 2009 là 769,437,843,346 VNĐ tăng 243,444,015,850 VNĐ tương ứng với 46.3%.

Hình 3.3 Biểu đồ mức doanh thu 2007-2009

0 100,000,000,000 200,000,000,000 300,000,000,000 400,000,000,000 500,000,000,000 600,000,000,000 700,000,000,000 800,000,000,000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng doanh thu tăng qua các năm, con số tăng mạnh nhất là năm 2008 tăng 120.6% tương ứng 287,549,796,805 VNĐ so với năm 2007, năm 2009 tăng chậm hơn so với

năm 2008 chỉ với con số 46.3% tương ứng 243,444,015,850 VNĐ. Lợi nhuận năm 2007 là 2,469,311,253 VNĐ; năm 2008 là 3,476,237,331VNĐ; lợi nhuận năm 2009 là 5,558,790,240 VNĐ như vậy lợi nhuận năm 2008 so với 2007 tăng 40.7% tương ứng với 1,066,926,077 VNĐ, năm 2009 so với 2008 tăng 60% tương ứng với 2,082,552,909 VNĐ. Phần trăm tăng doanh thu tỷ lệ nghịch với phần trăm tăng lợi nhuận chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh không mấy hiệu quả.

Hình 3.4: Biểu đồ mức lợi nhuận của Công ty 2007 -2009

0 1,000,000,000 2,000,000,000 3,000,000,000 4,000,000,000 5,000,000,000 6,000,000,000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Lợi nhuận

Giá vốn hàng bán năm 2008 tăng 119% tương ứng với 265,519,153,618 VNĐ so với năm 2007 và năm 2009 tăng 52% tương ứng với 254,857,222,138 VNĐ. Tỷ lệ doanh thu giảm 74,3% và tỷ lệ giá vốn giảm 67% từ năm 2008 đến 2009. Tỷ lệ tăng doanh thu giảm cao hơn tỷ lệ tăng giá vốn, mặc dù như vậy nhưng vì giá vốn của các năm lúc nào cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất đến hơn 90% doanh thu nên chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của giá vốn cũng làm thay đổi một lượng lợi nhuận đáng kể.

Năm 2008 thì tỷ lệ tăng giá vốn / tỷ lệ tăng doanh thu = 119/120.6 = 1, do đó năm 2008 giá vốn là nhân tố không làm ảnh hưởng tới sự giảm của lợi nhuận gộp mà làm tăng lợi nhuận gộp lên 119% tương ứng với 265,519,153,618 VNĐ cũng chứng tỏ rằng năm 2008 giá vốn không làm ảnh hưởng tới tỷ lệ tăng doanh thu thì cao mà tỷ lệ tăng lợi nhuận thuần thì thấp. Năm 2009 tỷ lệ tăng lợi nhuận gộp / tỷ lệ tăng doanh thu = 52/46.3 > 1 chứng tỏ giá vốn tăng nhanh hơn doanh thu làm cho lợi nhuận gộp đã giảm xuống 30.6% tương ứng với 11,413,206,288 VNĐ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu hoạt động tài chính tăng nhanh năm 2008 và giảm mạnh năm 2009 nhưng nó là một nhân tố chiếm tỷ trọng nhỏ trong việc đóng góp vào sự tăng giảm của doanh thu do đó nó không tác động nhiều trong việc làm biến động doanh thu và lợi nhuận.

Đặc biệt ở đây chính là các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và các chi phí khác. Xét trong năm 2008 so với năm 2007 tất cả các khoản chi phí này đều tăng mạnh hơn so với tỷ lệ tăng doanh thu. Chi phí hoạt động tài chính tăng 343 % tương ứng với 19,017,745,032 VNĐ mà hoàn toàn khoản chi phí này là chi phí trả lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 135% tương ứng với 8,625,322,307 VNĐ. Chi phí khác tăng 173,583% tương ứng với 2,616,022,527 VNĐ. Cả 3 khoản mục này có tỷ lệ đều tăng mạnh hơn tỷ lệ tăng của doanh thu, tỷ lệ tăng của chi phí tài chính/ tỷ lệ tăng của doanh thu = 3/1. Đặc biệt là tỷ lệ tăng của chi phí khác so với tỷ lệ tăng của doanh thu = 173583 / 120.6 = 1,439, đây là nguyên nhân của việc làm giảm mạnh lợi nhuận.

Năm 2009 các chi phí này so với năm 2008 đều giảm. Chi phí hoạt động tài chính giảm 47.3% tương ứng với 11,621,253,884 VNĐ, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 26% tương ứng với 3,891,351,474 VNĐ và chi phí khác giảm 109.2% tương ứng với 3,874,851,315 VNĐ. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2009 so với 2008 giảm do đó làm cho tỷ lệ tăng lợi nhuận thuần năm 2009 tăng vọt so với tỷ lệ tăng lợi nhuận thuần năm 2008 và mức chênh lệch đó là 109.2 – 3.5 = 105.7%.

Chứng tỏ rằng các chi phí là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả năm 2008 doanh thu tăng nhanh nhưng lợi nhuận lại giảm so với năm 2009 doanh thu tăng chậm nhưng lợi nhuận lại tăng cao hơn.

Từ những kết quả phân tích ở trên cho thấy rằng, Công ty có doanh thu tăng cao qua các năm, nhưng lợi nhuận lại không hiệu quả. Tốc độ tăng doanh thu tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng lợi nhuận. Có thể nói năm 2008 là một năm với rất nhiều biến động, khủng hoảng kinh tế thế giới làm tất cả các doanh nghiệp đều lâm vào tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, song đối với công ty, việc tăng doanh thu lên 120.6% thể hiện sự mở rộng quy mô rất lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Công ty đã rất mạo hiểm trong việc mở rộng quy mô, tuy nhiên việc làm đó lại không mang lại hiệu quả cao. Vấn đề quản lý các khoản chi phí là không tốt. Đến năm 2009 Công ty đã cố gắng tìm ra nguyên nhân và khắc phục những điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng để hoạt động sản xuất được đảm bảo, và đi vào ổn định, chính sự quản

lý các chi phí của doanh nghiệp còn lỏng lẻo làm cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn và lợi nhuận thu được thấp hơn so với việc tăng lợi nhuận các năm. Do đó đến năm 2009 làm cho lợi nhuận của Công ty tăng 60% và làm cho tỷ lệ tăng lợi nhuận sau thuế năm 2009 lớn hơn so với 2008 là 19.3%.

3.2.2.2 Cơ cấu vốn lưu động của Công ty

Trước hết chúng ta cần đánh giá tỷ trọng vốn lưu động trong tổng số vốn của doanh nghiệp. (Bảng 3.4: Bảng cân đối kế toán – phụ lục).

Ta thấy vốn lưu động chính là số tiền đem đầu tư tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Do đó khi xét tỷ trọng vốn lưu động trong tổng vốn cũng chính là xét tỷ trọng TSLĐ và ĐTNH trong tổng tài sản.

Năm 2007 tỷ trọng TSLĐ và ĐTNH chiếm 89.1% trong tổng TS. Năm 2008 là 83.38% trong tổng TS.

năm 2009 chiếm 93.4% trong tổng TS.

Nhìn chung qua 3 năm con số đều cao rõ rệt nhưng sự rõ rệt ở đây không chỉ thể hiện qua chiều dọc mà còn thể hiện ở chiều ngang là phần trăm tăng vốn lưu động qua các năm.

Theo chiều ngang, VLĐ năm 2008 đã giảm 26.1% nhưng đến năm 2009 con số này lại tăng lên 152.5%. Nguyên nhân của việc tăng giảm vốn lưu động trên một phần do mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, một phần do công ty chưa có một kế hoạch rõ ràng cho việc xác định một cách chính xác nguồn vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó nó làm cho tỷ trọng vốn lưu động của công ty qua các năm đều chiếm tỷ trọng rất lớn. VLĐ là lớn, nhưng hiệu quả phải cao thì đó mới là một bước đi đúng đắn với các nhà quản lý, vốn lưu động mà càng lớn nhưng hiệu quả càng thấp, đây là vấn đề nan giải đối với các Công ty. Vì vậy cần có các biện pháp sử dụng VLĐ một cách đạt hiệu quả.

Đi sâu hơn nữa là việc tìm ra nguyên nhân chính của việc tại sao VLĐ của công ty tăng cao qua các năm nhưng hiệu quả sử dụng lại không cao. Chúng ta đi xem xét đánh giá các bộ phận cấu thành nên vốn lưu động.

Bảng 3.3 Bảng cơ cấu vốn lưu động

Đơn vị tính: VNĐ

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ trọng (%) A TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 171,117,333,924 100 126,378,536,285 100 319,215,786,107 100 I Tiền và các khoản tương đương tiền 4,246,070,088 2.48 454,304,943 0.36 40,139,600,612 12.6 II Các khoản phải thu ngắn hạn 37,893,982,718 22.14 55,489,198,143 43.9 110,961,627,589 34.8

1 Phải thu của

khách hàng 24,066,152,067 51,046,161,627 40.39 63,662,133,673 2 Trả trước cho người bán 10,317,542,087 - 46,917,991,791 3 Các khoản phải thu khác 3,510,288,564 4,443,036,516 3.5 381,502,125 III Hàng tồn kho 124,782,978,917 72.9 70,435,033,199 55.7 159,019,978,564 49.8 1 Hàng tồn kho 124,782,978,917 70,435,033,199 159,019,978,564 IV Tài sản ngắn hạn khác 4,194,302,201 2.45 - 9,094,579,342 2.85 1 Thuế GTGT được khấu trừ 4,194,302,201 - 3,369,927,318

(Nguồn: Phòng kế toán – bảng cân đối kế toán 2007-2009)

Hình 3.5: Biểu đồ cơ cấu vốn lưu động của Công ty

Tiền và các khoản tương đương 11.74%

Các khoản phải thu ngắn hạn 32.46% Hàng tồn kho 46.53%

TS ngắn hạn khác 2.66%

Nhìn một cách tổng quan ta thấy, cơ cấu VLĐ của Công ty bao gồm 3 phần: Vốn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn (Trang 37 - 64)