Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc mở cửa hội nhập về kinh tế xã hội là điều mà rất nhiều người đang hướng tới. nhưng ngoài những mặt tích cực rất rõ nét của chúng. Nó còn để lại ở đây một nguy cơ vô cùng to lớn: Đó là tham nhũng. Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực, ăn sâu bám rễ trong mọi chế độ xã hội, không phân biệt chế độ chính trị, nước giàu hay nghèo, phát triển hay kém phát triển. Một số nơi trên thế giới, tham nhũng làm suy kiệt cơ thể xã hội, gây xáo trộn, mất ổn định chính trị. Ở Việt Nam, tham nhũng có những đánh giá cho là đang trở thành quốc nạn, là những lực cản nặng nề nhất cho sự phát triển, là một tệ nạn có nguy cơ đe dọa sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực, ăn sâu bám rễ trong mọi chế độ xã hội, không phân biệt chế độ chính trị, nước giàu hay nghèo, phát triển hay kém phát triển. Tham nhũng gây thiệt hại nghiêm trọng đến các nguồn lực công, xâm hại đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, làm sai lệch công lý, công bằng xã hội, làm suy giảm niềm tin, cản trở các nỗ lực giảm nghèo và phát triển đất nước, xã hội. Công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài. Phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đề cao vai trò của xã hội, các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân. Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới. Từ những lý do trên, sau khi học xong học phần: “Phòng chống tham nhũng trong khu vực công”, tôi xin chọn đề tài có nội dung: “Phòng chống tham nhũng tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” làm đề tài tiểu luận của mình.