Về thực thi chính sách, pháp luật phòng chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Phòng chống tham nhũng tại việt nam thực trạng và giải pháp3 (Trang 27 - 32)

6. Kết cấu của tiểu luận

2.3.1.2.Về thực thi chính sách, pháp luật phòng chống tham nhũng

 Giai đoạn trước khi Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 được ban hành:

Công tác phòng, chống tham nhũng đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, chú trọng từ lâu. Trước khi Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 được xây dựng, ban hành, tình hình tham nhũng đã xảy ra rất nhiều, chủ yếu tập trung vào tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ, 2 loại tội này chiếm đến 90% tổng số người

phạm tội tham nhũng; nhưng việc phát hiện, xử lý thì còn ít. Theo đánh giá chung của các nhà xã hội học cũng như của các cơ quan bảo vệ pháp luật thì các tội phạm về tham nhũng là loại tội phạm cố tính ẩn dấu rất cao, nó được ví như “phần chìm của tảng băng trôi trên mặt nước”. Trong khi đó, “việc xác định số liệu về các tội phạm ẩn dấu là công việc hết sức khó khăn và phức tạp, thường chỉ trông chờ vào nhu cầu và sự tự nguyện khai báo của người bị hại và các nhân chứng”

Theo kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế tình hình tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an thì số các vụ tham ô tài sản được phát hiện xử lý chỉ chiếm khoảng 10 - 25%; các vụ nhận hối lộ là 5 - 10%. Số liệu thống kê trong khoảng thời gian 10 năm (1995 - 2005) cho thấy có 4.938 vụ tham ô và 359 vụ nhận hối lộ được phát hiện, điều tra. Nếu theo dự đoán về số liệu các vụ phạm tội tham ô tài sản và nhận hối lộ trong 10 năm qua lên tới hàng ngàn vụ xảy ra nhưng chưa được phát hiện, xử lý. Nguyên nhân của tình hình này có nhiều, nhưng có thể nêu một số nguyên nhân chính sau đây:

- Một là, tội phạm kinh tế nói chung và các tội phạm về tham nhũng nói riêng thường diễn ra phức tạp, phổ biến và nghiêm trọng; tính chất, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội cũng ngày càng trở nên tinh vi, xảo quyệt hơn. Kẻ phạm tội đã triệt để lợi dụng những khe hở của pháp luật, của cơ chế quản lý chưa được hoàn thiện, lợi dụng những khe hở của pháp luật, của cơ chế quản lý chưa được hoàn thiện, lợi dụng những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý để thực hiện tội phạm. Mặt khác, chủ thể của tội phạm tham nhũng thường là người có chức, có quyền nên giữa những kẻ phạm tội luôn có sự cấu kết, móc nối chặt chẽ với nhau thành vòng tròn khép kín, biết cách che giấu hành vi phạm tội một cách tinh vi nên gây rất nhiều khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra, xử lý.

- Hai là, trình độ chuyên môn và năng lực nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ điều tra, cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật tuy đã được đào tạo, tăng cường, nhưng vẫn còn là khâu yếu, chưa đáp ứng yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử. Trang thiết bị kỹ thuật, điều kiện vật chất của các cơ quan pháp luật phục vụ công tác đấu tranh chống tham nhũng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, lạc hậu về công

nghệ, chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của công tác phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử trước những diễn biến phức tạp của cuộc đấu tranh chống tội phạm tham nhũng. Hầu hết những vụ án tham nhũng được phát hiện, khám phá vào thời điểm rất muộn so với thời điểm xảy ra hành vi tội phạm. Vụ án tham nhũng xảy ra ở những nhà máy dệt Nam Định trước đây là một minh chứng điển hình cho tình trạng chậm trễ này.

- Ba là, như đã nói ở trên, các tội phạm tham nhũng luôn có chủ thể là những người có chức vụ, quyền hạn.Với các đối tượng này, khi hành vi tham nhũng xảy ra, việc đưa họ ra truy tố, xét xử thường gặp nhiều khó khăn, phải thông qua một loạt thủ tục mang tính pháp lý phức tạp. Ngoài ra, khi đã phát hiện, điểu tra ra các vụ việc tham nhũng thì chế tài xử lý lại chưa thật sự nghiêm minh, công bằng, đúng người, đúng tội; đâu đó vẫn còn hiện tượng bao che, ô dù, phương thức giải quyết có xu hướng chung là thiên về xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật “nội bộ”, tìm mọi cách để né tránh xử lý hình sự; không ít nơi còn có sự can thiệp trực tiếp từ phía cấp ủy, chính quyền vào việc giải quyết vụ án, “đòi” được xử lý nội bộ và thậm chí tìm mọi biện pháp gò ép để được xử lý hành chính. Điều đó khiến cho “vi rút tham nhũng” bị “kháng thuốc”, tiếp tục lây lan, gây nhức nhối dư luận xã hội.

- Bốn là, công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát, giám sát sự hoạt động của các cơ quan công quyền, nhất là ở những “địa hạt” dễ phát sinh tham nhũng, chưa được làm một cách thường xuyên, liên tục, thậm chí có nơi, có lúc còn buông lỏng công tác này; vì thế, đã không kịp thời phát hiện các hành vi tham nhũng. Thực tế đấu tranh chống tội phạm tham nhũng cho thấy rất nhiều vụ việc, kể cả những vụ án tham nhũng được phát hiện và được đưa ra xử lý hình sự một

cách nghiêm minh là do kết quả của công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát thì sẽ dẫn đến bỏ lọt tội phạm. Vì vậy, nếu buông lỏng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát. Vì vậy, nếu buông lỏng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát. Vì vậy, nếu buông lỏng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát thì sẽ dẫn đến bỏ lọt tội phạm.

hành đến nay:

Sau khi Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 được xây dựng, ban hành, tạo cơ sở pháp lý mạnh mẽ hơn cho công tác phòng, chống tham nhũng, nhìn chung,chống tội phạm tham những ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, kết quả tích cực; song, tình hình tội phạm tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, vẫn diễn ra phức tạp về tính chất cũng như mức độ thiệt hại, đặc biệt trong lĩnh

vực ngân hàng, tài chính, xây dựng cơ bản,quản lý đất đai và trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm thất thoát tài sản của Nhà nước.

Trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, ở một số nơi, công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng mới tập trung chủ yếu vào đối tượng là đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên; việc tuyên truyền chưa được sâu rộng đến từng cấp cơ sở và mọi tầng lớp nhân dân. Nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng chưa thật sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn; nhiều lúc, nhiều nơi còn mang tính hình thức, phong trào, chưa chú trọng chất lượng và hiệu quả tuyên truyền, giáo dục; số báo, đài ở Trung ương cũng như địa phương có chuyên trang, chuyên mục về phòng, chống tham nhũng còn ít và chưa được duy trì thường xuyên, đều đặn. Trên thực tế, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức, quần chúng nhân dân bộc lộ sự hạn chế trong nhận thức về công tác phòng, chống tham nhũng, thiếu chủ động, tự giác, tích cực trong chấp hành các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Trong thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, việc công khai, dân chủ trên một số mặt, (như hoạt động cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, đầu tư dự án, xây dựng,...) còn bộc lộ nhiều hạn chế. Vẫn còn tình trạng lạm dụng các quy định về bí mật nhà nước để không thực hiện việc công khai, minh bạch tại 23.522 cơ quan, đơn vị đã phát hiện và xử lý 1.704 cơ quan, đơn vị có vi phạm quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động”

Thực hiện quy định pháp luật về xây dựng, thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn trên tất cả các lĩnh vực, nhất là một số lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng như đất đai, tài chính, đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng tài sản công, các

cấp, các ngành đã đẩy mạnh rà soát, xây dựng, thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng kinh phí, tài sản của Nhà nước, góp phần tích cực phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tuy nhiên, nhiều chế độ, định mức, tiêu chuẩn vẫn chậm được sửa đổi, bổ sung nên không phù hợp với tình hình thực tế, không đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đời sống xã hội, nhất là các quy định về chi tiêu tài chính. “Tình trạng vi phạm về chế độ, định mức, tiêu chuẩn vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi. Qua tiến hành 35.753 cuộc kiểm tra việc thực hiện quy định về chế độ, định mức tiêu chuẩn phát hiện 897 vụ vi phạm, đã xử lý kỷ luật 1.015, cán hộ, công chức, viên chức; xử lý hình sự 64 cán hộ công chức, viên chức”

Các Bộ, ngành, địa phương báo cáo có cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý hình sự do vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn là: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Quốc phòng, tỉnh Quảng Nam, Long An, KonTum, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Bắc Ninh. Việc kê khai tài sản, thu nhập đã có tác động tích cực đến nhận thức và hành động của cán bộ, công chức về trách nhiệm minh bạch tài sản, thu nhập và có tác dụng phòng ngừa tham nhũng nhất định, giúp cho công tác quản lý cán bộ, công chức, đảng viên được chặt chẽ hơn; song, việc thực hiện chưa đồng đều, một số nơi triển khai thực hiện còn chậm, có nơi gặp khó khăn, vướng mắc do nhận thức của các cấp, các ngành chưa nhất quán, chưa thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này.

Trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, số lượng vụ án, vụ việc về tham nhũng được phát hiện và điều tra chưa tương xứng với thực tế tham nhũng xảy ra. Việc điều tra, giải quyết các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp còn gặp nhiều khó khăn; thời gian điều tra phải kéo dài, phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung; một số vụ án chưa giải quyết dứt điểm, phải tạm đình chỉ điều tra do bị can bỏ trốn hoặc bị kéo dài do chờ kết quả giám định thiệt hại...Các vụ việc, vụ án tham nhũng có quy mô lớn được phát hiện, xử lý còn ít. Việc xử lý các vụ án tham nhũng thường bị kéo dài; tội phạm tham nhũng được cho hưởng án treo tuy đã giảm so với năm 2011 nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao; tài sản bị tham nhũng,

gây thiệt hại do tham nhũng được thu hồi và bồi thường còn hạn chế. “Tuy có tiến bộ nhưng công tác phát hiện và xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Hiệu quả phát hiện tham nhũng qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán còn chưa cao. Các vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý chủ yếu ở các cấp cơ sở và chủ yếu là đối tượng trực tiếp thực hiện; số vụ việc, vụ án có quy mô lớn được phát hiện, xử lý còn ít. Việc xử lý các vụ án tham nhũng thường bị kéo dài, tội phạm tham nhũng được cho hưởng án treo còn chiếm tỷ lệ cao, tài sản bị tham nhũng, gây thiệt hại do tham nhũng được thu hồi và bồi thường còn rất hạn chế,v.v...

Hiện các vụ án tham nhũng lớn được phát hiện có thể nói đến gồm Vụ tham ô tài sản tại Tổng công ty Vinalines thiệt hại hàng trăm tỷ đồng; vụ tham nhũng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Phòng giao dịch Điện Biên Phủ và Ngân hàng Công thương chi nhánh Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh gây thiệt hại trên 2.000 tỷ đồng; vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Tổng công ty Sabeco; vụ 3 lãnh đạo chi nhánh Hồng Hà của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn lạm quyền trong thi hành công vụ gây thiệt hại 487 tỷ đồng...

Bên cạnh đó, số vụ tham nhũng được đình chỉ còn cao. Theo nhận xét của cơ quan thẩm tra báo cáo là Ủy ban tư pháp của Quốc hội, số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện nhưng chỉ bị xử lý kỷ luật có xu hướng tăng cũng như án tham nhũng được đình chỉ ở một số địa phương còn cao. Báo cáo thẩm tra nêu ví dụ tại Bắc Giang, Cơ quan điều tra đã khởi tố 42 vụ vơi 93 bị can, đình chỉ điều tra 3 vụ với 5 bị can, Viện kiểm sát đình chỉ 4 vụ với 8 bị can; xử phạt hành chính 8 vụ có dấu hiệu của tội phạm. Đồng thời, nhiều vụ án, bị can trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã được thay đổi sang tội danh khác nhẹ hơn. Theo Báo cáo thẩm tra, những quyết định thay đổi tội danh “đã gây bất bình, bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và quần chúng nhân dân”.

Một phần của tài liệu Phòng chống tham nhũng tại việt nam thực trạng và giải pháp3 (Trang 27 - 32)