Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Phòng chống tham nhũng tại việt nam thực trạng và giải pháp3 (Trang 32 - 35)

6. Kết cấu của tiểu luận

2.3.2.Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại

được những thành tựu, kết quả quan trọng; song, như Chính phủ đã phải thẳng thắn thừa nhận, công tác phòng, chống tham nhũng, chưa đặt yêu cầu và mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng. Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội; là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng; sự quản lý của Nhà nước. Có tình trạng đó là do nhiều nguyên nhân, trong đó, những nguyên nhân chủ yếu là:

- Một là, có lúc, một số cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chưa thực sự vào cuộc một cách mạnh mẽ, thiếu quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng. Nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi bị buông lỏng, xem nhẹ. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, trong đó có cả những người giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, đã thiếu tu dưỡng nhân cách, rèn luyện phẩm chất

đạo đức, lối sống; giảm sút ý chí chiến đấu, quên mất trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận của mình trước Đảng, Nhà nước và trước nhân dân. Việc tổ chức, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở một số nơi chưa tốt; kỷ cương xã hội, kỷ luật công vụ, công tác không nghiêm; còn có biểu hiện “nói một đằng, làm một nẻo”, nói không đi đôi với làm hoặc có làm nhưng qua loa, chiếu lệ, hình thức.

- Hai là, thể chế, chính sách về quản lý kinh tế-xã hội trên nhiều lĩnh vực vẫn còn bộc lộ nhiều sơ hở, bất cập; việc tổ chức thực hiện ở nhiều khâu vẫn thiếu công khai, dân chủ, chưa minh bạch thông tin về cơ chế, chính sách, pháp luật; chưa xóa bỏ cơ chế “xin-cho” vốn tồn tại từ thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp...Tất cả những nhân tố đó vô tình hay hữu ý đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc dung dưỡng lòng tham và làm nảy sinh tham nhũng, nhất là trên những lĩnh vực được coi là “màu mỡ”, như quản lý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng; khai thác tài nguyên, khoáng sản; đầu tư xây dựng; quản lý vốn, tài sản nhà nước; công tác tổ chức-cán bộ; hoạt động tín dụng, ngân hàng, thị trường chứng khoán; lĩnh vực y tế, giáo dục-đào tạo; hoạt động thanh tra, kiểm tra, hải quan;...

- Ba là, nhiều quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật khi triển khai thực hiện trong thực tiễn xã hội đã và đang bộc lộ những hạn chế, bất cập. Chẳng hạn, việc kê khai tài sản, thu nhập chỉ được thực hiện trong ba trường hợp; a) Phục vụ cho việc bầu cử, bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản khi xét thấy cần thiết; b) Theo yêu cầu của Hội đồng bầu cử hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; c) Có hành vi tham nhũng. Điểu đó cho thấy việc kê khai tài sản còn mang hình thức, bởi, ví dụ. khi đã có hành vi tham nhũng xảy ra thì việc kê khai gần như trở nên vô nghĩa. Ngoài ra, quy định việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu cũng còn nhiều vướng mắc, chưa nghiêm; việc luân phiên chuyển đối vị trí công tác đối với một số chức danh cán bộ, công chức còn thiếu tính khả thi; trách nhiệm giải trình của người có chức vụ, quyền hạn chưa rõ ràng; công khai minh bạch còn hình thức, đối phó...

- Bốn là , công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên, công tác thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử hiệu quả chưa cao, việc xử lý tham nhũng còn chưa nghiêm, chưa kịp thời; các biện pháp hỗ trợ hoạt động tư pháp còn hạn chế, chưa kịp đáp ứng được yêu cầu. Hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi , phức tạp, vì vậy việc phát hiện và xử lý tham nhũng gặp nhiều khó khăn.

- Năm là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng chưa đúng mức; chưa phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng; một số nơi có tình trạng nhũng việc làm đúng, gương người tốt không được đề cao, bảo vệ; những sai sót, vi phạm không được phê phán xử lý nghiêm minh, kịp thời. Vai trò giám sát của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đạt hiệu quả chưa cao.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phòng chống tham nhũng tại việt nam thực trạng và giải pháp3 (Trang 32 - 35)