Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt và các bảng phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổ
Trang 1HOÀNG THỊ THU THỦY
XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA,
ỔN ĐỊNH, TIẾN BỘ TẠI DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
HÀ NỘI, NĂM 2021
Trang 2Luận án được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Dương Văn Sao
2 TS Lê Xuân Sinh
vào hồi giờ ngày tháng năm 2021
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1 Thư viện quốc gia
2 Thư viện trường Đại học Công Đoàn
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
QHLĐ trong doanh nghiệp là chủ đề luôn thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, các chủ thể tham gia QHLĐ, cũng như các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Đối với Việt Nam, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán chủ trương xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, hướng tới xây dựng và phát triển QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ, nhằm khơi dậy và phát huy các lợi thế về nguồn lực lao động của Việt Nam
Cũng như tình hình chung trên cả nước, bên cạnh các kết quả đạt được, thì QHLĐ tại các doanh nghiệp trong KCN Bắc thăng Long vẫn còn nhiều bất cập Nhiều chủ doanh nghiệp vi phạm pháp luật về lao động, nhất là vi phạm về thực hiện chính sách BHXH, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ Dẫn đến tranh chấp lao động tập thể, khiếu kiện không theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, vẫn diễn biến phức tạp Thực tế cho thấy, QHLĐ tại các doannh nghiệp rất đa dạng, liên tục xuất hiện những vấn đề mới phát sinh, đòi hỏi phải quan tâm nghiên cứu Đặc biệt ngày nay trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi ngày càng phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn lao động quốc tế Do vậy đòi hỏi khách quan, cấp bách phải
có những giải pháp khả thi xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ tại các doanh nghiệp nhằm góp phần ổn định môi trường đầu tư, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội Nhận thức được tầm quan trọng của vấn
đề, tác giả lựa chọn đề tài“Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại
doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long” để nghiên cứu viết luận án tiến sỹ chuyên
ngành quản trị nhân lực
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, phát triển lý luận về xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến
bộ và phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến tại các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long ( giai đoạn 2016 -2020) Luận án đề xuất những giải pháp khả thi, tăng cường xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa, bổ sung, phát triển lý luận về QHLĐ và xây dựng QHLĐ hài hòa,
ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong KCN Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ của một số doanh nghiệp trong một số KCN Rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long
- Phân tích nguồn dữ liệu thông qua thu thập, khảo sát đánh giá trung thực, khách quan thực trạng xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long Phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng QHLĐ tại các doanh nghiệp trong KCN Chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long
Trang 4- Đề xuất các giải pháp khả thi tăng cường xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến
bộ tại các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long
3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Tại các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long
- Phạm vi về thời gian: Các số liệu, tư liệu sử dụng để phân tích, đánh giá thực trạng
xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng
Long Giai đoạn 2016-2020, các giải pháp đề xuất cho giai đoạn tiếp theo là 2021- 2030
- Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
về xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong KCN Đánh giá thực trạng xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng QHLĐ Rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế Từ đó đề xuất giải pháp khả thi tăng cường xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong KCN
- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
5 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long diễn ra như thế nào? Để đánh giá QHLĐ tại các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long dựa trên các tiêu chí nào ?
Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến
bộ tại doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố? Câu hỏi 3: Giải pháp khả thi nào tăng cường xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định,
tiến bộ tại các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long?
6 Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận án
6.1 Về mặt lý luận
- Đưa ra một số khái niệm liên quan đến xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ
- Hệ thống hóa và phát triển các nội dung về xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ
- Phân tích lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong KCN
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp
- Đề xuất mô hình QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long
Trang 56.2 Về thực tiễn
- Đánh giá trung thực, khách quan thực trạng xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long Rút ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế
- Đề xuất các giải pháp cụ thể, khả thi tiếp tục xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long
7 Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt
và các bảng phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình liên quan đến xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Chương 2: Lý luận cơ bản về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Chương 3: Thực trạng xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long
Chương 4: Giải pháp tăng cường xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến
bộ tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH, TIẾN BỘ
TẠI DOANH NGHIỆP 1.1 Các công trình nghiên cứu về quan hệ lao động, các mô hình quan hệ lao
động và các chủ thể tham gia quan hệ lao động
1.1.1.Về quan hệ lao động
Quan hệ lao động là loại quan hệ vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội Đồng thời là mối quan hệ vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn giữa NLĐ và NSDLĐ và vừa bình đẳng, vừa không bình đẳng giữa NLĐ và NSDLĐ, mặt khác QHLĐ là quan hệ vừa mang tính cá nhân vừa mang tính tập thể, giữa NLĐ, tập thể NLĐ với NSDLĐ Quan hệ lao động là quan hệ giữa NLĐ và tổ chức đại diện NLĐ với NSDLĐ và tổ chức đại diện của NSDLĐ diễn ra trong quá trình LĐ
Những điểm chính về quan hệ lao động, đó là: i) Quan hệ lao động là quan hệ giữa những NLĐ và NSDLĐ; ii) QHLĐ chịu sự điều chỉnh của pháp luật và Nhà nước có thể can thiệp trực tiếp vào mối quan hệ này khi cần thiết; iii) QHLĐ diễn ra trong một phạm vi rộng (ở tất cả các ngành), nhưng chủ yếu ở các ngành công nghiệp – nơi sử dụng nhiều lao động, quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ đa dạng, phức tạp
1.1.2 Về các mô hình quan hệ lao động
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng 3 mô hình Quan hệ lao động đó là: Mô hình thứ nhất là “mô hình lương thấp”, Mô hình thứ hai là: “mô hình pha trộn giữa
mô hình lương thấp và quản lý nhân sự mềm”, Mô hình thứ ba là: “mô hình quản lý nhân
sự mềm”
Ở nước ngoài thường đề cập đến 3 mô hình QHLĐ là: (1) Mô hình QHLĐ theo kiểu
“tinh thần phường hội” (sử dụng lao động suốt đời; giữa NSDLĐ và NLĐ có sự tin cậy
Trang 6lẫn nhau; tính phục tùng, kỷ luật của NLĐ rất cao…); (2) Mô hình QHLĐ mang tính cá nhân (trong QHLĐ, động lực vật chất được đưa lên hàng đầu; vấn đề lợi ích kinh tế được giải quyết “sòng phẳng”; NLĐ dễ dàng “nhảy việc”…); (3) Mô hình QHLĐ “làm chủ tập thể” (QHLĐ dân chủ, bình đẳng, hợp tác, cùng làm chủ… giữa NSDLĐ và NLĐ)
1.1.3 Về các chủ thể tham gia quan hệ lao động
Bàn về QHLĐ, các mô hình QHLĐ, các chủ thể tham gia quan hệ lao động ở Việt Nam đã được các nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn ở Việt Nam quan tâm, đã có nhiều công trình nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận khác nhau Đây là tư liệu qúy để NCS tham khảo viết luận án Tuy nhiên cho đến nay chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều đến quan hệ lao động, mô hình quan hệ lao động, các chủ thể và vai trò của các chủ thể tham gia QHLĐ tại các doanh nghiệp trong KCN Có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung các công trình đều đến các chủ thể trong QHLĐ là: NLĐ và đại diện của
NLĐ, NSDLĐ và đại diện của NSDLĐ và cơ quan Nhà nước
1.2 Các nghiên cứu về xây dưng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ
QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ, chính là quan hệ lao động lành mạnh (cân bằng
về lợi ích, có sự tôn trọng, hỗ trợ và hợp tác lẫn nhau và có xu hướng phát triển, tiến bộ), các công trình cũng đều khẳng định vai trò và sự cần thiết xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ
Về xây dựng QHLĐ, các công trình nghiên cứu tuy còn có những quan niệm khác
nhau, nhưng về cơ bản đều thống nhất rằng: Nội dung QHLĐ bao gồm 2 cách tiếp cận Thứ nhất: Tiếp cận theo lĩnh vực quan hệ giữa các bên, Cách tiếp cận thứ hai: Tiếp cận theo chuẩn mực pháp lý …
1.3 Các nghiên cứu về chỉ tiêu đánh giá quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp
Tựu chung lại tiêu chí đánh giá xoay quanh các vấn đề như: Tiền lương, thu nhập, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, Nội quy lao động, Tranh chấp LĐ, quy chế dân chủ, thương lượng, ký kết TƯLĐTT, An toàn vệ sinh lao động, chế độ BHXH, hoạt động công đoàn cơ sở, văn hóa doanh nghiệp, Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ
1.4 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng quan hệ lao động
Các nghiên cứu đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến QHLĐ như: Chính sách nhân sự, trình độ công nghệ, văn hóa doanh nghiệp, qui mô doanh nghiệp, lĩnh vực ngành nghề, năng lực chủ thể tham gia QHLĐ, mức độ tham gia của NLĐ vào quản lý doanh nghiệp, mức độ quan tâm đến công tác đào tạo, tác phong công nghiệp, pháp luật
về QHLĐ, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế vĩ mô, thị trường lao động, tổ chức hòa giải, thanh tra, toàn án lao động…
1.5 Những kết quả đạt được, khoảng trống tri thức và hướng nghiên cứu của luận án
1.5.1 Những giá trị khoa học và thực tiễn của các công trình đã nghiên cứu luận án cần tham khảo
Bàn về QHLĐ, xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ đã có nhiều công trình ở trong và ngoài nước nghiên cứu Những công trình nghiên cứu đã đóng góp quan trọng vào làm phong phú lý luận về QHLĐ, xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định tiến bộ Đây là cơ
Trang 7sở để NCS nghiên cứu kế thừa và phát triển trong nghiên cứu luận án của mình về xây
dựng QHLĐ hài hòa, ổn định tiến bộ tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp
1.5.2 Khoảng trống tri thức về quan hệ lao động, quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ của các công trình
- Chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về Xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long Hà Nội
- Các công trình này lại chưa đi sâu vào việc xây dựng các tiêu chí cụ thể đánh giá QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ.nên chưa có cơ sở đánh giá một cách chính xác QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ
- Các công trình nghiên cứu này đều tiếp cận theo các tiêu chí định tính, thống kê
mô tả, mà chưa phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến QHLĐ theo phương pháp nghiên cứu định lượng, tại doanh nghiệp trong KCN
- Chưa có công trình nào đề xuất các giải pháp và mô hình xây dựng QHLĐ hài
hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp
1.5.3 Hướng nghiên cứu của luận án
(1) Nghiên cứu, phát triển cơ sở lý luận về xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến
bộ Xây dựng các tiêu chí đánh giá QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ
(2) Làm rõ các đặc trưng về xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ trong DN tại KCN Bắc Thăng Long
(3) Phân tích thực trạng về xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long Các nhân tố ảnh hưởng tới xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ, từ đó rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
(4) Đề xuất các giải pháp tiếp tục xây dựng QHLĐ hài hòa ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long Hà Nội, trong đó có đề xuất mô hình xây dựng QHLĐ, bộ tiêu chí đánh giá QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1, NCS đã nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về QHLĐ, các mô hình QHLĐ, các chủ thể tham gia QHLĐ và vai trò của các chủ thể Cụ thể, theo NCS bàn về QHLĐ, các mô hình QHLĐ đã được nhiều nhà nghiên cứu, và hoạt động thực tiễn trong và ngoài nước quan tâm và có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nên cũng có nhiều quan điểm về QHLĐ hết sức đa dạng Về các công trình trong và ngoài nước liên quan đến các tiêu chí đánh giá QHLĐ hài hòa, ổn dịnh, tiến bộ xoay quanh các vấn đề như: Tiền lương hài hòa, ổn định, tiến bộ là thu nhập, thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, Nội quy lao động, tranh chấp lao động, quy chế dân chủ, thương lượng, ký kết TƯLĐTT, An toàn vệ sinh lao động, chế
độ BHXH, hoạt động công đoàn cơ sở, văn hóa doanh nghiệp, Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ Về các nhân tố ảnh hưởng đến QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến
bộ như: Chính sách nhân sự, trình độ công nghệ, văn hóa doanh nghiệp, qui mô doanh nghiệp, lĩnh vực ngành nghề, năng lực chủ thể tham gia QHLĐ, mức độ tham gia của NLĐ vào quản lý doanh nghiệp, mức độ quan tâm đến công tác đào tạo, tác phong công nghiệp, pháp luật về QHLĐ, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế vĩ mô, thị trường lao động, tổ chức hòa giải, thanh tra, toàn án lao động…
Trang 8CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA,
ỔN ĐỊNH, TIẾN BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 2.1 Về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp
2.1.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1 Khái niệm quan hệ lao động
QHLĐ là hệ thống các mối quan hệ cá nhân và tập thể giữa NLĐ và NSDLĐ trước, trong, sau quá trình lao động, cũng như các mối quan hệ giữa các đại diện của NLĐ, NSDLĐ với Nhà nước Những mối quan hệ như vậy bị chi phối bởi lợi ích của các chủ thể tham gia QHLĐ và xoay quanh các vấn đề nảy sinh từ hoạt động thuê mướn, sử
dụng LĐ trong quá trình lao động
2.1.1.2 Khái niệm QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp
QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ: là quan hệ tương tác giữa các chủ thể trong QHLĐ diễn ra trên thực tế, dựa trên nguyên tắc hợp tác, tôn trọng và đồng thuận trong đối thoại, thương lượng, thỏa thuận, đạt được sự bình đẳng về quyền, hài hòa về lợi ích giữa các bên, tạo sự tin tưởng lẫn nhau và môi trường lao động sản xuất, kinh doanh có hiệu
quả, giảm thiểu mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp LĐ và đình công xảy ra
2.1.2 Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp
Xây dựng QHLĐ là một quá trình trong đó các chủ thể tham gia QHLĐ chủ động tiến hành các hoạt động nhằm hình thành một chỉnh thể về QHLĐ đạt được trạng thái hài hòa, ổn định và tiến bộ
2.1.2 Các chủ thể tham gia quan hệ lao động trong doanh nghiệp
2.1.2.1 Người lao động và tổ chức đại diện người lao động
- Người lao động: Là những người tham gia vào hoạt động lao động, được xác
định bằng hợp đồng lao động, họ phải thực hiện một công việc nhất định và được cung cấp các phương tiện vật chất cần thiết để làm việc, được làm việc trong những điều kiện đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và được hưởng quyền lợi về tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, và các quyền lợi khác theo hợp đồng lao động, trên cơ sở quy định của pháp luật
- Tổ chức đại diện người lao động: Tổ chức đại diện người lao động là tổ chức
được pháp luật thừa nhận, cho phép đại diện cho người người lao động trong phạm vi QHLĐ, có cơ cấu chính thức, có mục tiêu hoạt động và có tính độc lập với NSDLĐ và với Nhà nước
2.1.2 2 Người sử dụng lao động và tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động
- Người sử dụng lao động là người đại diện cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tham
gia tuyển dụng, sử dụng, quản lý lao động và đại diện thương lượng, ký kết các cam kết với công đoàn, đại diện tập thể NLĐ, với NLĐ trong QHLĐ Người sử dụng lao động là
Trang 9chủ thể tích cực và chủ động nhất của QHLĐ, là một bên trong quan hệ hai bên (ở cấp ngành, cấp doanh nghiệp) và trong quan hệ 3 bên (ở cấp địa phương và cấp quốc gia)
- Tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động: Trong QHLĐ ở cấp trên cơ sở, nhất
là cấp tỉnh, thành phố, cấp ngành và cấp quốc gia, để đại diện bảo vệ quyền, lợi ích của NSDLĐ, trong quan hệ 3 bên, 2 bên
2.1.2.3 Chính phủ
Trong QHLĐ, Chính phủ được hiểu như là một bên đối tác, đại diện cho lợi ích của quốc gia và toàn thể cộng đồng Chính phủ ở đây được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm Thủ tướng và các thành viên nội các mà là một thể chế chính trị bao gồm nhiều cơ quan, tổ chức
2.2 Các tiêu chí đánh giá quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ
2.2.1 Các tiêu chí định tính
Thứ nhất, các tiêu chí chính sách, pháp luật về quan hệ lao động
Thứ hai, Các cơ chế trong quan hệ lao động
Thứ ba, các thiết chế đại diện của các chủ thể trong quan hệ lao động
2.2.2 Các tiêu chí định lượng đánh giá quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp
2.2.2.1 Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật
+ Số lượng, tỷ lệ người lao động được ký hợp động LĐ theo đúng quy của định pháp luật
+ Số lượng, tỷ lệ vi phạm hợp đồng lao động
2.2.2.2.Thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể
+ Số cuộc thương lượng/ năm
+ Số lượng, tỷ lệ người lao động được tiếp cận TƯLĐTT
+ Số lượng, tỷ lệ NLĐ được tham gia thảo luận, vào dự thảo TƯ LĐTT
+ Trong nội dung của bản TƯLĐTT đã kí có bao nhiêu khoản có lợi hơn cho NLĐ so với luật lao động
+ Số lượng, tỷ lệ NLĐ được đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định đảm bảo đời sống + Tỷ lệ lao động được đảm bảo thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo đúng qui định pháp luật
+ Về tiền lương: Có xây dựng định mức lao động đúng tuy định và áp dụng phù hợp, ổn định, thực hiện đúng chính sách tiền lương tối thiểu không
+ Số lượng, tỷ lệ người lao động có thêm phụ cấp lương, tiền thưởng
+ Số lượng, tỷ lệ người lao động được trang cấp thiết bị đảm bảo an toàn vệ sinh LĐ + Số lượng, tỷ lệ người lao động được thực hiện đầy đủ chính sách, pháp luật: như BHXH,
+ BH y tế, BHTN và các phúc lợi xã hội tự nguyện (thưởng lễ,tết…
2.2.2.3 Tranh chấp lao động và đình công
+ Số lượng các vụ tranh chấp, LĐ cá nhân, tranh chấp LĐ tập thể trong năm
Trang 10+ Số vụ đình công, ngừng viêc trong năm
2.2.2.4 Đối thoại xã hội
+ Số buổi đối thoại trực tiếp/ năm (hội nghị công nhân viêc chức, họp định kì giữa NLĐ và NSDLĐ, NLĐ và công đoàn, họp đột xuất…
+ Có bao nhiêu hình thức đối thoại gián tiếp (hòm thư góp ý, cổng thông tin điện tử website, mạng xã hội facebook, zalo, trang fanpage, phát thanh nội bộ, bảng tin nội bộ.)
2.2.2.5 Nội qui, qui chế
+ Số lượng nội qui, qui chế trong doanh nghiệp
+ Số lao động vi phạm nội qui lao động
2.3 Nội dung xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp
1) Thương lượng, ký kết và thực hiện hợp đồng lao động đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên
2) Xây dựng, thương lượng, ký kết và thực hiện Thỏa ước lao động tập thể đảm bảo chất lượng
3) Các bên tham gia phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động kịp thời, tích cực, đúng pháp luật
4) Thực hiện đối thoại tại nơi làm việc
5) Xây dựng và thực hiện nội qui, quy chế tại doanh nghiệp thực chất và hiệu quả
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp
2.4.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp
- Chính sách nhân sự của doanh nghiệp
- Trình độ công nghệ và qui mô của doanh nghiệp
- Văn hóa doanh nghiệp
- Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh
- Năng lực của các chủ thể tham gia quan hệ lao động
- Mức độ tham gia của người lao động vào quản lý doanh nghiệp
- Mức độ quan tâm đến công tác đào tạo và tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động
- Ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp của người lao động
2.4.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
- Chính sách, pháp luật về quan hệ lao động
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế vĩ mô
- Thị trường lao động
- Tổ chức hòa giải, thanh tra, trọng tài, tòa án lao động
2.4.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp
2.4.3.1 Mô hình nghiên cứu
Trang 11Nhân tố bên ngoài DN
Nội dung xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ
Kí kết, thực hiện hợp đồng lao động
Thương lượng, kí kết
và thực hiện TƯLĐTT
Phòng ngừa, giải quyết tranh chấp LĐ
Xây dựng nội qui, qui chế
Trình độ công nghệ và qui mô DN
Mức độ tham gia của NLĐ vào
quản lý DN
Mức độ quan tâm đến công tác đào
tạo và cơ hội thăng tiến
Ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong
công nghiệp
Chính sách pháp luật về QHLĐ
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện KT vĩ mô
Thị trường lao động
Tổ chức hòa giải, thanh tra, trọng
tài, toàn án LĐ
Trang 122.4.3.2 Giả thuyết nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu lý thuyết được cụ thể hóa qua các giả thuyết nghiên cứu sau:
Chính sách nhân sự của DN, Trình độ công nghệ và quy mô của DN, Văn hóa DN, Lĩnh vực, ngành nghề KD, Năng lực các chủ thể tham gia QHLĐ,Mức độ tham gia của NLĐ vào quản lý DN, Mức độ quan tâm đến công tác đào tạo và tạo cơ hội thăng tiến cho NLĐ, Ý thức tổ chức kỷ luật,tác phong công nghiệp của NLĐ, Chính sách, pháp luật về QHLĐ, Điều kiện tự nhiên, Điều kiện kinh tế vĩ mô, Thị trường LĐ, Tổ chức hòa giải, thanh tra, trọng tài, tòa án LĐ có ảnh hưởng đến xây dựng QHLĐ hài
hòa, ổn định, tiến bộ tại DNtrong KCN Bắc Thăng Long
2.5 Kinh nghiệm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ của một số doanh nghiệp trong một số khu công nghiệp và bài học rút ra cho các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long
2.5.1 Kinh nghiệm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại một
số doanh nghiệp trong một số khu công nghiệp
2.5.2 Bài học rút ra cho các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long
- Quan tâm xây dựng quan hệ phối hợp, công tác chặt chẽ giữa NSDLD với tổ chức đại diện NLĐ trong chăm lo đời sống vật chất, tinh thần người lao động, tạo sự gắn bó, đồng thuận cao giữa tập thể người lao động với NSDLĐ và tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
- Chú trọng phát huy dân chủ của NLĐ trong tổ chức quản lý doanh nghiệp, thông qua
tổ chức tốt các hoạt động, hội nghị NLĐ, đối thoại, hội nghị giao ban, hội nghị chuyên đề…
- Cần có nhiều giải pháp phát huy dân chủ của NLĐ nâng cao chất lượng tổ chức cho NLĐ tham gia xây dựng TƯLĐTT, để TƯLĐTT có nhiều điều khoản có lợi hơn cho NLĐ so với quy định của pháp luật Nghiên cứu xây dựng TƯLĐTT nhóm doanh
Chương 2 NCS đã hệ thống phát triển cơ sở lý luận về xây dựng QHLĐ hài hòa,
ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, Cụ thể đã nghiên cứu đưa ra khái niệm QHLĐ, QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ
NCS đã nghiên cứu đưa ra khái niệm xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ, đó
là các bên chủ động,củng lỗ lực thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ lao động ngày càng tốt hơn, thông qua các biện pháp đối thoại xã hội tại nơi làm việc, ngăn ngừa và giải quyết TCLĐ; thúc đẩy tinh thần sáng tạo; tăng cường sự gắn bó và hợp tác hiệu
Trang 13quả giữa NLĐ với NSDLĐ tại nơi làm việc làm rõ nội hàm của hài hòa, ổn định, tiến
bộ trong QHLĐ :
Tại chương 2 NCS cũng đã tập trung trình bày rõ các chủ thể và vai trò của các chủ thể tham gia QHLĐ, phân tích làm rõ 5 nội dung xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ.Đã tiến hành phân tích làm rõ các nhân tố bên trong, nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến QHLĐ hài hòa ổn, định, tiến bộ, các tiêu chí định tính, định lượng đánh giá QHLĐ hài hòa, ổn định tiến bộ tại doanh nghiệp Đồng thời đã đầu tư nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định tại một số doanh nghiệp trong KCN Hải Phòng, KCN Bình Dương Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long Hà nội
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH TIẾN BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP BẮC
THĂNG LONG 3.1 Giới thiệu khái quát về KCN và các chủ thể tham gia quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long
3.1.1.Khái quát về khu công nghiệp Bắc Thăng long
KCN Bắc Thăng Long có chủ đầu tư là Công ty TNHH KCN Thăng Long (là liên doanh giữa công ty Sumitomo của Nhật Bản và Công ty cơ khí Đông Anh của Bộ Xây dựng) Được thành lập và cấp giấy phép từ năm 1997, phía Nhật Bản góp 58% vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng, kêu gọi đầu tư, và có quyền sử dụng đất trong 50 năm KCN Bắc Thăng Long tập trung các doanh nghiệp điện tử, lắp ráp lớn Các doanh nghiệp sản xuất thiết bị vệ sinh lớn như Toto; Một số doanh nghiệp sản xuất thiết bị y
tế như Ahahi Nhưng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong KCN này là các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện hỗ trợ các ngành điện tử
3.1.2 Các chủ thể tham gia quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long