1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT ĐẤT ĐAI

19 80 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Việc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao luôn là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ càng và hoạch định khoa học hơn để sử dụng nguồn đất đai cho phù hợp đáp

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN

MÔN: LUẬT ĐẤT ĐAI

Đề bài 01: Phân tích nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao Bằng các quy định pháp luật đất đai hiện hành, hãy chứng minh rõ những biểu hiện cụ

thể của nguyên tắc này

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I) Vài nét cơ bản về đất đai và các nguyên tắc cơ bản của ngành luật đất đai .2

1 Khái quát về đất đai và sử dụng đất đai 2

2 Các nguyên tắc cơ bản của ngành luật đất đai 3

II) Nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao 3

1 Cơ sở để xây dựng nguyên tắc 4

1.1 Cơ sở lý luận 4

1.2 Cơ sở thực tiễn 5

2 Nội dung của nguyên tắc 7

3 Ý nghĩa của nguyên tắc 8

III) Chứng minh những biểu hiện cụ thể của nguyên tắc trên qua những quy định của pháp luật đất đai hiện hành 9

1 Biểu hiện của nguyên tắc thông qua các quy định pháp luật đất đai hiện hành về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 9

2 Biểu hiện của nguyên tắc thông qua các quy định pháp luật đất đai hiện hành về chế độ sử dụng các loại đất 12

3 Biểu hiện của nguyên tắc thông qua các quy định pháp luật đất đai hiện hành về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất 12

4 Biểu hiện của nguyên tắc thông qua các quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật đất đai hiện hành 13

KẾT LUẬN 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

MỞ ĐẦU Quá trình khai thác sử dụng đất luôn gắn liền với quá trình phát triển của xã hội

Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất càng cao Bởi đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng, Thế nhưng cuộc sống lại theo quy luật, con người

số lượng ngày càng nhiều, nhưng đất đai có giới hạn về không gian, nhưng vô hạn

về thời gian sử dụng khiến cho đất đai ngày càng khan hiếm và trở nên quý giá hơn Việc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao luôn là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ càng và hoạch định khoa học hơn để sử dụng nguồn đất đai cho phù hợp đáp ứng nhu cầu chung của con người

Chính vì vậy, em xin chọn đề bài tập số 01: “Phân tích nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao Bằng các quy định pháp luật đất đai hiện hành, hãy chứng minh rõ những biểu hiện cụ thể của nguyên tắc này” làm bài tập học kỳ để nghiên cứu và tìm hiểu

Trang 4

NỘI DUNG I) Vài nét cơ bản về đất đai và các nguyên tắc cơ bản của ngành luật đất đai

1 Khái quát về đất đai và sử dụng đất đai

Thứ nhất, khái niệm “đất đai” được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới “là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay

Thông tư 14/2012/TT-BTNMT về quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất quy định: “Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn,

thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và quản lý, sử dụng hoặc quyết định trao quyền cho một người sử dụng đất khác Các quyền của người

sử dụng đất bao gồm: quyền chiếm hữu, sử dụng và quyền bề mặt Người sử dụng đất không có quyền định đoạt với đất đai

Thứ hai, sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp của nhà nước (thể hiện đựơc đồng thời ba tính chất kinh tế, kỹ thuật và pháp chế) về tổ chức sử dụng đất đai phải hợp lý, đầy đủ và tiết kiệm nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai môi trường Đây là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai; hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp; ngăn ngừa được các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những

1 Bản tổng kết của Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993

2 Khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT về quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất

Trang 5

tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển và các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương

2 Các nguyên tắc cơ bản của ngành luật đất đai

Ngành luật đất đai áp dụng các nguyên tắc cơ bản sau:

 Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu (Điều 53 Hiến pháp 2013; Điều 4 Luật Đất đai 2013) Đất đai trên phạm vi toàn quốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý

 Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lí đất đai theo quy hoạch và pháp luật (Khoản 1 Điều 54 Hiến pháp năm 2013; Điều 4 Luật Đất đai 2013) Đất đai là tài nguyên đặc biệt, được quản lý theo pháp luật Với vai trò đại diện chủ sở hữu, thực hiện thống nhất quản lý đất đai, Nhà nước thực hiện ban hành quy phạm pháp luật

và trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất, thu hồi đất…

 Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp: Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người làm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối có đất sản xuất Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp trong hạn mức sử dụng thì không phải trả tiền sử dụng đất, nếu sử dụng vào mục đích khác phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và trả tiền sử dụng đất,…

 Nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lí và tiết kiệm (Điều 63 Hiến pháp năm 2013; Điều 6 Luật Đất đai 2013)

 Nguyên tắc thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai Đất đai cũng như mọi thực thể trong xã hội đều có chu kì sinh học riêng, việc khai thác, sử dụng đất một cách khoa học hợp lý đồng thời thường xuyên cải tạo, bồi bổ đất đai sẽ mang tới giá trị phát triển bền vững

II) Nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao Nhà nghiên cứu V.P Trôiski khẳng định: “Sử dụng hợp lý đất đai là sự sử dụng phù hợp với lợi ích của nền kinh tế trong tổng thể, đạt hiệu quả nhất đối với mục đích đặt ra trong khi vẫn đảm bảo tác động thuận với môi trường xung quanh và bảo vệ một cách hữu hiệu đất đai trong quá trình khai thác sử dụng” Vì thế,

Trang 6

nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao là một trong năm nguyên tắc cơ bản khi xây dựng pháp luật đất đai hiện hành

1 Cơ sở để xây dựng nguyên tắc

1.1 Cơ sở lý luận

Việc xây dựng nguyên tắc sử dụng đất đai, hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh

tế cao được dựa trên một số luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin:

Thứ nhất, khi tìm hiểu về nguồn gốc phát sinh, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lê nin nhận thấy đất đai không do bất cứ ai tạo ra, có trước con người và là

“tặng vật” của thiên nhiên ban tặng cho, mọi người đều có quyền sử dụng Đất đai

là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động Trong quá trình lao động con người tác động vào đất đai để tạo ra các sản phẩm cần thiết phục vụ cho con người, vì vậy đất đai là sản phẩm của tự nhiên, đồng thời là sản phẩm lao động của con người Các Mác cho rằng những người sử dụng đất đai: “chỉ được phép sử dụng đất đai ấy

và phải truyền lại cho các thế hệ tương lai sau khi đã làm cho đất ấy tốt hơn lên

hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao không chỉ vì bản thân ở hiện tại mà còn

vì thế hệ tương lai

Thứ hai, khi nghiên cứu về phương thức sản xuất trong nông nghiệp, Các Mác

đã khẳng định: “Tất cả các phương tiện hiện đại như tưới nước, tiêu nước, cấy cày bằng hơi nước, bón phân hóa học, thuốc trừ sâu bằng máy bay… phải được áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp Nhưng những tri thức khoa học mà chúng ta nắm được và những phương tiện kĩ thuật để canh tác mà chúng ta có được chỉ có thể đem lại kết quả nếu được dùng trong việc canh tác đại quy mô” Do vậy việc phân

bố, sử dụng đất nông nghiệp nhất là trong việc canh tác quy mô phải được tuân theo một nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm để tránh việc sử dụng phương thức sản xuất không đem lại hiệu quả, dẫn đến một số hệ lụy đáng tiếc

Thứ ba, khi nghiên cứu về tầm quan trọng của đất đai, Các Mác viết: “Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất là

1

Hội đồng xuất bản C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập (1994), C.Mác - Ph.Ăngghen, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

tr 244 -245

Trang 7

vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể” Đặc biệt khi bàn về vai trò của đất với sản xuất, Mác cũng khẳng định: “Lao động không phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá trị tiêu thụ Lao động chỉ là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ” Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của động - thực vật và con người Đất đai có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người và các hoạt động xã hội, mang tính tổng hợp rất cao, đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế - xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội dân

số và đất đai, sản suất công nông nghiệp, môi trường sinh thái Đối với từng ngành

cụ thể đất đai có vị trí khác nhau; trong nông nghiệp đất đai vừa là đối tượng vừa là

tư liệu lao động; trong công nghiệp và các ngành khác, đất đai làm nền móng và địa điểm

Các Mác đã khẳng định: "Đất là kho tàng cung cấp cho con người mọi thứ cần thiết, vì vậy trong quá trình sử dụng đất muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất thiết phải có kế hoạch cụ thể về thời gian và lập quy hoạch về không gian" Chính

vì vậy, việc xây dựng nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao là yêu cầu cấp bách và thiết thực của mỗi quốc gia

1.2 Cơ sở thực tiễn

Không chỉ về mặt lý luận, thực tiễn ở Việt Nam đã chứng minh việc xây dựng nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao là cần thiết: Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên, Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong

liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực Địa hình nước ta là địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa: xâm thực mạnh ở miền đồi núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông Ngoài ra, địa hình còn chịu tác động mạnh mẽ của con người Nhờ điều kiện

tự nhiên mà đất ở Việt Nam rất đa dạng, độ phì cao, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp

1

“Một số thông tin về địa lý Việt Nam”, Bài đăng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 8

Thứ hai, về điều kiện kinh tế - xã hội, Tổng cục thống kê cho biết, tính đến năm 2019: “Tổng số dân của Việt Nam là 96.208.984 người Tỷ lệ tăng dân số bình

lương thực, thực phẩm, chỗ ở, lao động, hoạt động sản xuất ngày càng tăng Hơn nữa, quá trình đô thị hóa đòi hỏi phải sử dụng diện tích đất ngày càng nhiều để xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, các công trình phục vụ đời sống văn hóa, phát triển sản xuất Trong khi đó, quỹ đất đai lại có hạn, không thể đáp ứng hết được các nhu cầu trên bởi diện tích đất đai của mỗi quốc gia đều bị giới hạn

Thứ ba, về thực trạng sử dụng đất hiện nay, Việt Nam tuy vốn đất không lớn, song nhìn vào cơ cấu sử dụng đất hiện nay, có thể nhận xét rằng chúng ta còn rất lãng phí trong việc khai thác và sử dụng tiềm năng đất đai Cụ thể, tổng diện tích tự nhiên (tính đến ngày 31/12/2018) trên cả nước là 33.123.597 ha trong đó: diện tích nhóm đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, với gần 27,3 triệu hécta; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp chiếm hơn 3,7 triệu hécta; còn lại là diện tích nhóm đất

trồng lúa nước không mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong khi đó nếu sử dụng để nuôi trồng thủy sản mang lại nhuận lớn cho người sản xuất nông nghiệp và cho nhu cầu xuất khẩu thì vấn đề đặt ra là phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng của từng vùng mà khai thác đất đai có hiệu quả Nhìn chung, nguồn lực về đất đai vẫn chưa được khai thác đúng và phát huy để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước Việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp Nhiều diện tích đất đã thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư nhưng tiến độ sử dụng chậm, còn để hoang phí đất đai, gây nhiều bức xúc trong xã hội Quy hoạch sử dụng đất chất lượng chưa cao và quản lý quy hoạch còn yếu Tình trạng đầu cơ đất đai còn xảy ra, đẩy giá đất tăng cao đã có tác động không nhỏ đến nền kinh tế vĩ mô

1 “Thông cáo báo chí Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019”, Bài đăng trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê ngày 19/12/2019

2 Quyết định số: 2908/QĐ-BTNMT phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2018 ngày 13/11/2019

Trang 9

Tóm lại, “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng

sách quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo quy định của Điều 63 Hiến pháp 2013 Vì vậy để việc triển khai chính sách thuận lợi, quản lý đất đai một cách hợp lý cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng đất, Luật Đất đai năm 2013 đã đặt ra một trong số các nguyên tắc bắt buộc tuân theo là sử dụng đất đai, hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao

2 Nội dung của nguyên tắc

Pháp luật đất đai hiện hành đã cụ thể hóa nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao bằng quy định của Luật Đất đai năm 2013:

Điều 6 Nguyên tắc sử dụng đất

1 Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất

2 Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh

3 Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan

Từ quy định trên, ta có thể hiểu nguyên tắc này như sau:

 Sử dụng đất hợp lý là việc sử dụng đất dựa trên cơ sở tính toán khoa học nhằm đảm bảo mục đích sử dụng đất phù hợp với khả năng sinh lợi từ đất; xây dựng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý; ngăn ngừa và xử lí triệt để các sai phạm trong quá trình quản lí và sử dụng đất

 Sử dụng đất tiết kiệm là việc tránh hiện tượng bỏ hoang đất đai, lãng phí đất đai

 Sử dụng đất đạt hiệu quả cao kinh tế cao là việc khai thác một cách triệt để, tối

đa lợi ích kinh tế; xây dựng chính sách đầu tư thích hợp và chính sách khuyến khích để thu hút đầu tư, đưa quỹ đất hiện nay chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích khác nhau của đời sống

1 Điều 54 Hiến pháp năm 2013

Trang 10

 Đảm bảo hoạt động lập, triển khai quy hoạch kế hoạch sử dụng đất có hiệu quả Như vậy, ta có thể hiểu một cách ngắn gọn việc sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế cao được thực hiện trên tinh thần tận dụng mọi diện tích sẵn có dùng đúng vào mục đích quy định theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần đi trước một bước tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất một cách hợp lý, tiết kiệm đạt hiệu quả kinh tế cao Để đảm bảo nguyên tắc này phải tuân theo những điều kiện sau:

 Sử dụng đất trước hết phải theo quy hoạch và kế hoạch chung

 Đất đai phải sử dụng đúng mục đích mà cơ quan có thẩm quyền đã quyết định

 Tận dụng mọi đất đai vào sản xuất nông nghiệp, khai thác đất đai có hiệu quả, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nhận đất trống, độ núi trọc để sử dụng vào mục đích nông nghiệp

 Tăng cường hiệu suất sử dụng đất, thâm canh tăng vụ, bố trí lại cây con hợp lý trong sản xuất, chuyển dịch cơ cấu phù hợp, phân công lại lao động, dân cư,…

3 Ý nghĩa của nguyên tắc

Sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao có ý nghĩa rất quan trọng cho các ngành, các lĩnh vực hoạt động trong xã hội Phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực đất đai để phát triển triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Làm giảm thiểu, hạn chế đến mức thấp nhất có thể về những hậu quả, bức xúc từ việc đất chưa sử dụng chiếm diện tích lớn; đất thu hồi xong bỏ hoang, gây lãng phí tài nguyên trên toàn quốc Phát huy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chặt chẽ của nhà nước về đất đai vừa bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, thuận tiện cho người sử dụng thực hiện các quyền

và giám sát việc thực hiện của các cơ quan nhà nước nhằm hạn chế tham nhũng,

quốc gia nhưng nếu không được sử dụng hợp lý sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy nặng nề

1 Quách Dương (2014), Những điểm mới của Luật Đất đai năm 2013, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 16

Ngày đăng: 23/10/2021, 12:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w