1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

NHẬN DIỆN VĂN HỌC PHẬT GIÁOTRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI .NCS.ĐĐ.Thích Chấn Đạo

14 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 201,66 KB

Nội dung

KHÁI NIỆM VĂN HỌC PHẬT GIÁO TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Thành tựu nghiên cứu văn học Phật giáo trong những năm gần đây có thể khẳng định rằng có một nền văn học ảnh hưởng tư tưởng

Trang 1

* Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.

NHẬN DIỆN VĂN HỌC PHẬT GIÁO

TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

NCS.ĐĐ Thích Chấn Đạo*

Văn học Phật giáo là một bộ phận không tách rời văn học Việt Nam Với sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại dường như văn học Phật giáo bị tách biệt khỏi dòng chảy bởi những tính thế tục trong văn chương Tuy nhiên, ngoài bộ phận văn học Phật giáo hiện đại thuần túy thì trong văn xuôi Việt Nam hiện đại vẫn có sự ảnh hưởng tư tưởng của Phật giáo Việc nhận diện tư tưởng Phật giáo trong các tác phẩm thế tục là một điều cần thiết, để qua đó khẳng định sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn học, cũng như

mở rộng khái niệm Văn học Phật giáo

1 KHÁI NIỆM VĂN HỌC PHẬT GIÁO TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Thành tựu nghiên cứu văn học Phật giáo trong những năm gần đây có thể khẳng định rằng có một nền văn học ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo, tạo thành một dòng văn học riêng biệt gọi là văn học Phật giáo Trước hết phải khẳng định những giá trị riêng biệt của dòng văn học Phật giáo Việt Nam qua những công trình nghiên cứu của các tác giả như Lê Mạnh Thát, Nguyễn Công Lý, Nguyễn

Trang 2

Phạm Hùng, Nguyễn Thị Việt Hằng, Hà Văn Tấn, Trần Thị Băng

căn cứ trên cơ sở Việt Nam là một quốc gia Phật giáo lâu đời, có một nền văn học nghệ thuật Phật giáo lâu đời, và đặt dưới sự quan sát của những tiêu chí “mở” đã đi tới khẳng định rằng, có văn học Phật giáo tồn tại như bộ phận văn học riêng, thậm chí có thể như một nền văn học theo những cách hiểu khác nhau”2 Mặc dù vậy, khái niệm Văn học Phật giáo vẫn chưa được thống nhất “Người ta chấp nhận nó như một hiện tượng tất yếu trong đời sống văn học Việt Nam cổ, nhưng quan niệm về nó chưa thật sự đầy đủ, chặt chẽ, có khi thiếu khách quan, khoa học”3 Nội hàm khái niệm văn học Phật giáo khá cởi mở, tùy thuộc vào phạm vi nghiên cứu của mỗi nhà

nghiên cứu Có hai luồng ý kiến khác nhau, đó là: 1) Văn học Phật giáo chỉ bao gồm tam tạng kinh điển: Kinh, Luật, Luận - là những tác phẩm nhằm chuyển tải các giáo nghĩa kinh điển nhà Phật; 2) Văn học Phật giáo gồm tất cả các tác phẩm viết về Phật giáo, có liên quan đến Phật giáo, thậm chí có những tác phẩm đả kích, bài chống Phật giáo

Nghiên cứu về văn học Phật giáo thời trung đại, Nguyễn Công

Lý cho rằng “Văn học Phật giáo là một bộ phận văn học nằm trong cấu trúc tổng thể của văn học Việt Nam Bộ phận văn học này góp phần làm cho văn học viết Việt Nam thêm phong phú, đa dạng và

có chiều sâu về mặt tư tưởng Về nội dung tư tưởng, bộ phận văn học này được sáng tác dưới sự ảnh hưởng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp và thể hiện tư tưởng Thiền Phật, hay mang cảm quan thiền Phật Về đề tài phản ánh, tác phẩm văn học Phật giáo dứt khoát phải thể hiện tư tưởng thiền Phật, mang cảm quan thiền Phật dù trực

1 Lê Mạnh Thát (2001), Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam tập 1-2-3, Nxb Tp Hồ Chí

Minh; Nguyễn Công Lý (2003), Văn học Phật giáo thời Lý Trần - diện mạo và đặc điểm, Nxb

Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh; Nguyễn Phạm Hùng (2015), Văn học Phật giáo Việt Nam,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Việt Hằng (2015), Văn học Phật giáo Việt Nam thế

kỷ XVII-XIX, Luận án Tiến sĩ văn học, Học viện Khoa học xã hội Hà Nội.

2 Nguyễn Phạm Hùng (2015), Sđd, tr.45.

3 Nguyễn Phạm Hùng (2015), Sđd, tr.45.

Trang 3

tiếp hay gián tiếp Đó là những tác phẩm viết về cảnh già lam, về sư sãi, trong đó có cả những tác phẩm bài Phật, chống sư của các nhà Nho viết ra nhưng được nhà chùa chấp nhận”4

Thích Huệ Thông với bài Vài ghi nhận về văn học Phật giáo Việt Nam đã chia làm ba nhóm tác phẩm, “nhóm thứ nhất là những tác

phẩm điển phạm, bao gồm Kinh Luật Luận được truyền tụng từ thời đức Phật; nhóm thứ hai bao gồm hệ thống pháp ngữ được hàng đệ tử Phật trước tác để phô bày chân lý, chẳng hạn như Tín Tâm Minh của Tam tổ Tăng Xán, hay Pháp bảo đàn Kinh của Lục tổ

Huệ Năng; và nhóm thứ ba là nhóm tác phẩm văn học thuần túy, không thuộc hệ thống kinh điển và pháp ngữ, nó bao hàm nhiều

đề tài, chủng loại được tác giả trước tác, biên soạn, dịch thuật sau này Trong nhóm thứ ba này nó lại bao gồm hai thành phần, đó là nhóm tác phẩm văn học Phật giáo với các tác phẩm biện giải, lý luận, thuyết giảng về Phật học và nhóm tác phẩm chịu ảnh hưởng bởi đạo lý từ bi hỷ xả, thuyết nhân duyên, nhân quả của Phật giáo”5 Như vậy, việc phân chia các nhóm tác phẩm một cách rõ ràng chứng

tỏ khái niệm văn học Phật giáo đã mở rộng phạm vi

Sơ lược qua những khái niệm của các nhà nghiên cứu văn học Phật giáo thời trung đại để thấy rằng, tùy vào từng khía cạnh nghiên cứu mà khái niệm đó rộng hay hẹp Để nhận diện được văn học Phật giáo hiện đại, chúng tôi cho rằng khái niệm văn học Phật giáo cần phải được mở rộng nội hàm hơn nữa

Nguyễn Phạm Hùng cho rằng: “Văn học Phật giáo Việt Nam hiện đại, tính từ đầu thế kỷ XX đến nay, là một bộ phận của văn học Việt Nam nằm trong quỹ đạo hiện đại về tư tưởng và nghệ thuật Về

tư tưởng, nó tham gia vào việc phản ánh đời sống tâm hồn, đời sống tinh thần của một bộ phận con người có tình cảm và cảm xúc Phật

4 Nguyễn Công Lý (2018), Văn học Việt Nam thời Lê Mạc, Nam Bắc phân tranh, Nxb Đại

học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, tr.195.

5 Thích Huệ Thông (2018), “Vài ghi nhận về văn học Phật giáo Việt Nam”, In trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Văn học Phật giáo Việt Nam: Thành tựu và Định hướng nghiên cứu mới,

Sđd, tr.198-199.

Trang 4

giáo đối với hiện thực, về nghệ thuật, nó sử dụng ngôn ngữ và thể loại phổ biến của văn học hiện đại Nó không còn nằm ở trung tâm của hệ thống văn học như trong một số giai đoạn của thời cổ trung đại, mà dần dần chuyển dịch ra ngoài rìa của hệ thống văn học”6 Có thể thấy rằng, văn học Phật giáo Việt Nam hiện đại không còn bó hẹp trong phạm vi thiền môn và những Phật tử tín tâm mà nó còn được thể hiện bởi những tác giả không hề là tín đồ Phật tử, thậm chí

là những tác giả có cách nhìn của một “ngoại đạo”

Nếu như Nguyễn Công Lý đề cập đến khái niệm “trực cảm tâm linh” trong khi nghiên cứu thơ thiền Lý Trần thì khái niệm văn học Phật giáo hiện đại sẽ được nhìn nhận bằng tri thức của người ng-hiên cứu Cũng một tác phẩm nhưng đặt ở địa vị, góc độ nào thì sẽ

là văn học Phật giáo và không phải là văn học Phật giáo Tác giả hiện đại nhiều khi sáng tác không đặt cảm quan của mình từ lý thuyết Phật học nhưng người nghiên cứu có thể nhìn ra tư tưởng Phật học

ở trong tác phẩm đó Vấn đề trực cảm tâm linh, tức là sự nhìn nhận của mình đạt đến mức nào để tạo ra tác phẩm hay nghiên cứu tư tưởng tác phẩm Tác giả Thích Hạnh Tuệ mở đầu luận án Vị trí của Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại đã giới thuyết rằng, để nghiên cứu tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô Thì Nhậm ngoài yêu cầu về trình độ

Phật học thì còn cần đến thực nghiệm tâm linh của bản thân người nghiên cứu Như vậy, để nghiên cứu một tác phẩm bất kỳ thì ngoài trình độ Phật học còn cần sự chiêm nghiệm lý thuyết ấy để có thể trực cảm nhận ra tư tưởng Phật học nào trong ba Tam tạng kinh điển Phật giáo được tác giả thể hiện trong tác phẩm

Trong lời tựa cuốn Phật lý qua Liêu Trai, Lý Việt Dũng nói rằng:

“Thật ra Phật pháp mênh mông như biển rộng trời cao nên Phật

lý cũng đa hình đa dạng và luôn thích nghi với tâm cảnh của mọi chúng sanh Do đó bên cạnh những Phật lý phần nào mang tính

6 Nguyễn Phạm Hùng (2018), “Những vấn đề văn học Phật giáo Việt Nam hiện đại”, In trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Văn học Phật giáo Việt Nam: Thành tựu và Định hướng nghiên cứu mới, Sđd, tr.680.

Trang 5

giáo điều nằm trong kinh luận bí tàng sâu thẳm của ba tạng, mười hai phần giáo thì cũng có những Phật ý giản dị dễ thấu triệt trong đời thường, trong những cảnh giới thật “con người” như tình yêu trai gái, không chỉ của mỗi con người mà còn cả cõi ma mị, yêu quái mộng mơ”7

Như vậy, trong xu hướng phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại, văn học Phật giáo không đơn thuần chỉ là một bộ phận riêng biệt mà nó nằm ngay trong tác phẩm Văn học Phật giáo hiện đại không còn phụ thuộc vào người sáng tác có mang tư tưởng Phật giáo hay không mà nó phụ thuộc vào tầm tri nhận của người đọc, người nghiên cứu Bởi lẽ, có những tác phẩm lấy nhân vật là nhà sư, nhà chùa… nhưng nội dung ý nghĩa lại là một vấn đề khác, ngược lại có những tác phẩm viết hoàn toàn thế tục nhưng lại mang ý ng-hĩa triết giáo nhà Phật, thể hiện tinh thần từ bi, thể hiện luật nhân quả… Vấn đề là người đọc, người nghiên cứu tri nhận tác phẩm đó dưới con mắt Phật học như thế nào

2 CẢM QUAN TÔN GIÁO TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ SỰ KHẲNG ĐỊNH CỦA TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO

Bùi Việt Thắng cho rằng: “Không phải ngẫu nhiên mà trên văn đàn Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI lại xuất hiện khá nhiều tiểu thuyết viết về “cái tâm linh” như một hiện tượng tinh thần đáng quan tâm của đời sống hiện đại”8

Suốt trong giai đoạn văn học trung đại Việt Nam, tôn giáo, đặc biệt là Nho Phật Đạo trở thành những tư tưởng chi phối văn học Trong đó, Phật giáo đã làm nên trang mở đầu vô cùng ấn tượng của nền văn học viết Về sau vẫn ảnh hưởng lớn đến tác giả và số lượng tác phẩm của văn học Việt Nam Đến văn học hiện đại, hình ảnh tôn giáo xuất hiện nhiều trong tác phẩm văn học Trong đó, văn xuôi Việt Nam hiện đại tiếp tục trình bày tư tưởng, cảm quan tôn

7 Lý Việt Dũng (2015), Phật lý qua Liêu Trai, Nxb Hồng Đức, tr.6.

8 Bùi Việt Thắng (2018), “Sự thức tỉnh của tâm linh từ góc nhìn văn hóa (qua một số tiểu thuyết xuất bản gần đây)”, in trong Kỷ yếu hội thảo Văn học và văn hóa tâm linh, Viện Văn học,

Nxb Khoa học Xã hội, tr.466.

Trang 6

giáo với một cách nhìn hoàn toàn mới lạ Sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại dường như càng sử dụng tôn giáo, tâm linh làm nền tảng, chất đệm cho dụng ý của tác giả Hàng loạt những truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại mang âm hưởng tôn giáo như Hồn bướm

mơ tiên của Khái Hưng; Nhân sứ, Bụt mệt của Hòa Vang; Tắt lửa lòng của Nguyễn Công Hoan; Thợ may của Phạm Hải Vân; Đường Tăng của Trương Quốc Dũng; Giàn thiêu của Võ Thị Hảo; các tiểu

thuyết của Hồ Anh Thái như Cõi người rung chuông tận thế, Đức Phật, nàng Savitri và tôi; của Nguyễn Xuân Khánh như Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa, Hồ Quý Ly, Chuyện ngõ nghèo; của Nguyễn Đình Tú như Xác phàm, Hoang tâm, Bãi săn và nhiều truyện ngắn

của Nguyễn Huy Thiệp…

Với những tác phẩm có tiếng vang như trên ta thấy rằng, tác giả không phải là một “tín hành tôn giáo”, họ không phải là người rao giảng cho tôn giáo nhưng họ chính là người lấy “bột” tôn giáo để

“gột” nên tác phẩm Nói như Chu Văn Sơn, đây chính là tác giả có

“tín tâm nhưng không hề là tín đồ của bất cứ giáo phải hiện hành nào, tôn giáo chỉ đơn thuần như một cảm quan, một cái nhìn nghệ thuật về thực tại”9

Văn học hiện đại chịu sự tác động của tôn giáo nhưng không còn đơn thuần thuyết giáo mà mượn tôn giáo như một bước đệm

để nhân vật, cốt truyện trở nên hấp dẫn Đồng thời qua đó trình bày cảm quan, thái độ của chính tác giả đối với tôn giáo

Trong việc đánh giá Mối quan hệ giữa Phật giáo với văn học,

Nguyễn Công Lý nhận xét rằng: “Tôn giáo là cội nguồn nâng đỡ sức sáng tạo của văn học nghệ thuật Phật giáo vốn là tôn giáo vì con người và về con người, hướng con người vươn tới tình thương yêu bao la, mênh mông, với tư tưởng từ bi hỷ xả; và đặc biệt chú trọng đến những con người đau khổ Chính tư tưởng này lại bắt gặp tư tưởng của dân tộc” Phật giáo thấm nhuần trong tâm thức, đời sống của người Việt Văn học Phật giáo là một bộ phận không tách rời, là

9 Chu Văn Sơn (2012), Nguyễn Quang Thiều và khuynh hướng sử thi tôn giáo, Nxb Văn học.

Trang 7

một bộ phận làm nên diện mạo và đặc điểm của văn học Việt Nam Phật giáo tiếp tục khẳng định mình trong nền văn học Việt Nam hiện đại Khi tiếp xúc Đông Tây diễn ra ở Việt Nam, nền văn hóa, văn học Việt phát triển một cách mạnh mẽ, văn học Phật giáo cũng không nằm ngoài sự phát triển đó Các nhà nghiên cứu như Nguyễn Công Lý, Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Phạm Hùng đã có những công trình điểm qua sự phát triển của văn học Phật giáo cận hiện đại10 Ở đây chúng tôi quan tâm tới văn học Phật giáo nằm trong văn xuôi Việt Nam hiện đại Đa số các nhà nghiên cứu văn xuôi Việt Nam hiện đại đều áp dụng những lý thuyết lý luận phê bình phương Tây hiện đại, cho nên, nếu hời hợt chúng ta sẽ không thấy được cảm quan tôn giáo, đặc biệt là tư tưởng Phật giáo trong những tác phẩm này

Tác giả Lê Dục Tú cho rằng: “Trong nhiều sáng tác của văn xuôi đương đại, thuyết nhân quả của Phật giáo đã hiện diện khá rõ song

nó không phải chỉ là trình bày những thuyết lý tôn giáo một cách cứng nhắc, hời hợt mà là kết quả của quá trình tư duy nghệ thuật, qua đó bộc lộ tư tưởng và cái nhìn sâu sắc của nhà văn trước cuộc đời Mượn thuyết nhân quả của Phật giáo các nhà văn đã gửi đến một thông điệp: Con người phải chịu trách nhiệm bởi những gì mình gây ra Quá trình sống đồng thời là quá trình con người phải tự điều chỉnh hành vi của mình để cho mối quan hệ giữa con người và con người, con người và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn”11 Hàng loạt những bài nghiên cứu đã được công bố như: ‘Cõi người rung chuông tận thế’ từ góc nhìn Phật giáo của Võ Anh Minh; Tâm thức Phật giáo trong ‘Đội gạo lên chùa’ của Nguyễn Xuân Khánh của

Phan Trần Thanh Tú; ‘Đội gạo lên chùa’ - một cách hiểu về Phật tính

của Nguyễn Thị Bình; “Vô úy”- một cảm nhận Phật giáo của Nguyễn

10 Xem thêm “Một thế kỷ sưu tầm, phiên dịch và nghiên cứu về văn học Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Công Lý; “Nhận diện thành tựu nghiên cứu văn học Phật giáo Việt Nam thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay)” của Nguyễn Hữu Sơn; “Những vấn đề văn học Phật giáo Việt Nam hiện đại” của Nguyễn Phạm Hùng in trong Văn học Phật giáo Việt Nam: thành tựu và định hướng nghiên cứu mới.

11 Lê Dục Tú (2018), “Cảm quan tôn giáo trong văn xuôi Việt Nam đương đại, in trong

Kỷ yếu hội thảo Văn học và văn hóa tâm linh, Viện Văn học, Nxb Khoa học Xã hội, tr.446.

Trang 8

Xuân Khánh trong ‘Đội gạo lên chùa’ của Lê Tú Anh-Nguyễn Thị

Thanh Nga; ‘Chuyện ngõ nghèo’ dưới góc nhìn Phật học, Hình ảnh ngôi chùa trong ‘Đội gạo lên chùa’ của Nguyễn Xuân Khánh của Phan

Thạnh; Ảnh hưởng thuyết nhân quả của Phật giáo trong một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp của Thành Đức Hồng Hà; Thuyết nhân quả của Phật giáo trong tiểu thuyết ‘Đức Phật, nàng Savitri và Tôi’ của

Lê Hải Anh-Trần Bích Vân… là một cách tiếp cận văn xuôi dưới góc

độ Phật học Chính việc tiếp cận này sẽ là công việc để nhận diện tác phẩm văn học Phật giáo, khẳng định sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn học Việt Nam hiện đại

Qua Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái nêu bật lên cái

ác đang chễm chệ trong xã hội, sự tha hóa của lớp thanh niên trẻ, đồng thời, sự hận thù chồng chất hận thù đã đưa đến những kết cục vô cùng bi thảm Trong tiểu thuyết hầu như không giới thuyết một vấn đề nào của Phật giáo, nhưng dưới góc nhìn Phật học, Võ Anh Minh trong bài “Cõi người rung chuông tận thế từ góc nhìn Phật giáo” đã lý giải những tội ác, những kết cục đó vô cùng hợp lý Đặt

trên nền tảng tư tưởng nhân quả, đồng thời tinh thần từ bi xóa bỏ hận thù, quá trình từ vô minh đến hận thù, quá trình sám hối, phục thiện… đã để tiểu thuyết kết thúc với mong ước cái ác trong xã hội

sẽ không phải tái diễn Võ Anh Minh khẳng định: “Một tiểu thuyết hiện đại song cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề lại đậm sắc màu của tư tưởng Phật giáo”12

Trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi, Hồ Anh Thái đã xây dựng

một Đức Phật hoàn toàn là một con người thật trong lịch sử Vòng hào quang huyền thoại bị gạt bỏ, thay vào đó là một con người thông tuệ, một triết gia, một nhà tư tưởng vĩ đại bằng xương bằng thịt Những nhân vật xung quanh Đức Phật được tác giả miêu tả từ tâm lý, tính cách tới hành động càng làm cho Đức Phật càng trở nên gần gũi, càng trở nên thật hơn Tiểu thuyết này không phải chỉ để xây dựng hình tượng Đức Phật mà còn thể hiện nhiều tư tưởng của

12 Hồ Anh Thái (2013), Cõi người rung chuông tận thế, Nxb Trẻ, tr.361.

Trang 9

Phật giáo cũng như văn hóa Ấn Độ Lê Hải Anh-Trần Bích Vân với bài “Thuyết nhân quả của Phật giáo trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và Tôi” đã nhận xét rằng: “Cảm quan Phật giáo được phủ

chiếu ở mọi góc độ, mọi nhân vật trong cuốn tiểu thuyết Đức phật, nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái Qua cuộc đời của một số nhân

vật trong cuốn tiểu thuyết hơn bốn trăm trang, qua một phương diện của nghiệp với ba điều thuộc về ý (tham, sân, si), Hồ Anh Thái

đưa đến một giác ngộ về nhân quả báo ứng của con người trong cuộc sống Có lẽ bởi thế mà thông điệp nhân văn cao cả từ Đức phật, nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái chưa bao giờ vơi sức hấp dẫn đối

với độc giả”

Với tiểu thuyết Xác phàm, Nguyễn Đình Tú đặt những câu hỏi

xoay quanh lý thuyết Phật học và đan cài qua các nhân vật “Vậy sau khi con người chết đi, cái còn lại là gì để đi đầu thai theo vòng luân hồi mà thầy vẫn giảng?” Đạo Phật gọi đó là thức […] Nhưng rồi cái thức đó sẽ quay trở lại trong một con người nào đó chứ, bạch thầy?”13 Dưới góc nhìn Phật học sẽ thấy được tác giả đã chịu ảnh hưởng tư tưởng về tứ đại, về sự vô thường, giả tạo của cơ thể con người Việc để cho Nam – một chàng trai muốn phẫu thuật chuyển giới để trở thành một cô gái và có thể sống với Việt như một đôi trai gái bình thường vừa phản ánh được những biến đổi của xã hội vừa thể hiện bản chất của cơ thể người là không vĩnh viễn, không thật,

cơ thể này có thể thay đổi “Xác phàm này sẽ chỉ được thay đổi về mặt hình thức chứ không thay đổi được nội dung” […] “Em đến

từ những mảnh cát bụi nào? Đất nước và không khí nào sinh ra em, một đóa hoa chỉ tỏa hương thay cho loài khác? Tại sao em lại chọn mái nhà tranh ấy để ra đời? […] Tại sao em lại ăn chay để nuôi dưỡng một xác phàm trong sạch rồi lại phá giới để trở nên nhanh chóng lụi tàn?”14

Xác phàm, Hoang tâm hay Bãi săn của Nguyễn Đình Tú không

phải là tác phẩm dùng để thuyết giáo, truyền bá tư tưởng Phật giáo

13 Hồ Anh Thái (2014), Xác phàm, Nxb Trẻ, tr.20, 21.

14 Hồ Anh Thái (2014), Xác phàm, Nxb Trẻ, tr.274.

Trang 10

Phật giáo trong tiểu thuyết này trở thành một chất đệm, một chất keo để tác giả xâu kết các chi tiết cũng như thể hiện ý đồ sáng tạo của mình

Tương tự, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư là một tác

phẩm hoàn toàn thế tục bởi từng chi tiết trong đó ngay cả người phàm đọc vẫn thấy ngượng nhưng dưới góc nhìn Phật học, Phan Thị Thu Hiền lại có một đánh giá sâu sắc với bài “Cảm quan Phật giáo trong Cánh đồng bất tận”15 Phan Thị Thu Hiền khẳng định:

“Trong quan niệm nghệ thuật của tác phẩm, dễ dàng nhận thấy ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo Một số học giả đi trước đã chú ý đến điểm này tuy vấn đề chưa được nghiên cứu chuyên sâu Theo chúng tôi, cảm quan đời sống thẩm nhập triết lý Phật giáo đã góp phần tạo dựng hình tượng không gian, thời gian, nhân vật, chuyển tải những chiêm nghiệm thế sự, nhân sinh mang tầm phổ quát, khiến Cánh đồng bất tận trở thành tác phẩm cắm mốc sáng tác Nguyễn Ngọc Tư

nói riêng và văn chương Việt Nam đương đại nói chung”

Bài viết Chuyện ngõ nghèo dưới góc nhìn Phật học, Phan Thạnh đã

phân tích tiểu thuyết Chuyện ngõ nghèo của Nguyễn Xuân Khánh

và đi đến kết luận: “Như vậy dưới góc nhìn Phật học ta thấy được bản chất của cuộc sống Con người trong xã hội đang bị màn vô minh che lấp để chạy theo giấc mơ vật chất Con người đánh mất giá trị tự thân, giá trị tinh thần, đánh mất tâm hồn rung động trước nghệ thuật Không có nước mắt thì con người trở nên chai sạn trước những khổ đau Vô minh là chi đầu nằm trong chuỗi thập nhị nhân duyên, khởi đầu cho những suy nghĩ và việc làm của con người Để

vô minh che lấp thì cái ác nó chễm chệ trong mỗi con người, đứng

lộ hình giữa xã hội Chiếc kính Chân Tướng sẽ là điều thú vị để con người giật mình nhận ra giá trị của cuộc sống, sẽ phá tan được màn

vô minh Với nghệ thuật ngôn từ, Nguyễn Xuân Khánh đã đặt con người trước một sự nghi ngờ lớn, một câu hỏi lớn về cuộc sống hiện đại hôm nay và tương lai”

15 In trong Bình luận văn học, Tạp chí đại học Sài Gòn, niên giám 2011.

Ngày đăng: 20/10/2021, 17:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w