1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC CÁC VĂN BẢN VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

158 415 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 3,32 MB

Nội dung

Trong phần đầu tiên của công trình này, Trần Lê Bảo tập trung làm rõ các vấn đề về khái niệm, bản chất, mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa văn học – văn hóa; cũng như ý nghĩa của việc

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA 2013 – 2017

GVHD: ThS Nguyễn Thành Ngọc Bảo SVTH: Nguyễn Hoàng Huân

MSSV: K39.601.040

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 05 năm 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA 2013 – 2017

THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC

CÁC VĂN BẢN VĂN XUÔI VIỆT NAM

HIỆN ĐẠI TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

GVHD: ThS Nguyễn Thành Ngọc Bảo SVTH: Nguyễn Hoàng Huân

MSSV: K39.601.040

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 05 năm 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong cuộc sống, để vươn tới thành công, hay chí ít là đạt được các mục tiêu bản thân đã đặt ra để phấn đấu, ngoài những nỗ lực của bản thân, còn có sự giúp đỡ không nhỏ

về vật chất lẫn tinh thần đến từ gia đình, thầy cô và bè bạn

Thực hiện khóa luận này, người viết trước hết cảm ơn quý thầy cô khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo những điều kiện, tận tình chỉ dạy những kiến thức và kĩ năng cần thiết nhất cho công tác học tập và nghiên cứu

Trên hết, người viết gửi sự tri ân sâu sắc và chân thành nhất đến cô, Thạc sĩ Nguyễn Thành Ngọc Bảo, giảng viên khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ người viết trong suốt quá trình thực hiện khóa luận

Người viết cũng chân thành cảm ơn cô Triệu Thị Huệ, cô Nguyễn Thị Ái Vân – giáo viên trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong Thành phố Hồ Chí Minh; bạn Nguyễn Thành Luân, bạn Lê Thị Bảo Trang – sinh viên khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ người viết trong quá trình thực nghiệm đề tài

Bên cạnh đó, người viết cam kết những điều trình bày trong khóa luận là trung thực

và đúng sự thật

Nỗ lực hoàn thiện là điều hiển nhiên, nhưng sai sót và hạn chế cũng là điều không thể tránh khỏi Vì vậy, kính mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và người đọc để người viết có thể hoàn thiện một cách tốt nhất những nghiên cứu của mình

Xin trân trọng cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2017

Người thực hiện đề tài, Nguyễn Hoàng Huân

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 5

1.2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 8

2 Lịch sử vấn đề 9

2.1 Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa 9

2.2 Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ văn hóa 11

2.3 Nhận xét chung 15

3 Mục đích nghiên cứu 17

4 Giả thuyết khoa học 17

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17

6 Phương pháp nghiên cứu 18

4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 18

4.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 18

7 Bố cục khóa luận 19

PHẦN NỘI DUNG 21

Trang 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 21

1.1 Cơ sở lý luận 21

1.1.1 Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa 21

1.1.2 Lý do cần tiếp cận văn bản văn xuôi từ góc độ văn hóa 33

1.1.3 Yêu cầu của Chương trình Giáo dục Phổ thông từ sau năm 2018 34

1.2 Cơ sở thực tiễn 36

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC CÁC VĂN BẢN VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA 39

2.1 Kế hoạch bài học 39

2.2 Khái quát về các văn bản văn xuôi Việt Nam hiện đại được chọn trong chương trình Ngữ văn 12, tập 2 41

2.3 Mô hình kế hoạch bài học đọc – hiểu văn bản văn xuôi Việt Nam hiện đại từ góc độ văn hóa 43

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 56

3.1 Mục đích thực nghiệm 56

3.2 Thời gian, địa điểm và đối tượng thực nghiệm 56

3.3 Nội dung thực nghiệm 56

3.4 Cách thức thực nghiệm 56

3.5 Kết quả thực nghiệm 57

3.6 Nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm 63

3.7 Đề xuất 64

Trang 6

PHẦN KẾT LUẬN 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TPVH Tác phẩm văn học NTPT Nhà trường phổ thông ĐHVB Đọc – hiểu văn bản THPT Trung học phổ thông KHBH Kế hoạch bài học VBVX Văn bản văn xuôi SGK Sách giáo khoa

GV Giáo viên

HS Học sinh

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Văn học là một kiến trúc thượng tầng của cơ sở hạ tầng tạo nên nó Vì vậy, dấu ấn của thời đại, của nền văn hóa mà nó được sản sinh ra trong bản thân mỗi tác phẩm văn học (TPVH) là một biểu hiện tất yếu Về vấn đề này, Trần Lê Bảo trong

Giải mã văn học từ mã văn hóa đã chỉ ra và làm rõ các quan hệ biện chứng giữa văn

học và văn hóa, đồng thời cho thấy sự cần thiết và ý nghĩa của việc tiếp cận một

TPVH từ góc độ văn hóa Ông cho rằng: Văn học là sự tự ý thức văn hóa Trước đây, xem xét mối quan hệ giữa văn học và văn hóa vẫn bị xem là thao tác, phương

pháp giản đơn, một góc độ quan sát và giải thích dân dã của phê bình văn học Thế

nhưng, giải mã văn hóa đang dần trở thành một thao tác có ý nghĩa quan trọng trong

việc tìm hiểu tác phẩm văn học [5, 5 – 8]

Như vậy, có thể thấy rằng bên cạnh hướng tiếp cận theo đặc trưng thể loại, còn những cách khác nữa để đọc – hiểu và giải mã TPVH Và tiếp cận từ góc độ văn hóa là một trong số đó Trong khi hướng đi này, cùng với những hướng tiếp cận khác, chỉ mới dừng lại ở phạm vi nghiên cứu, thì việc đọc – hiểu theo đặc trưng loại thể (thi pháp) đã được triển khai ở nhà trường phổ thông (NTPT) từ nhiều năm nay Không chỉ cung cấp cho học sinh (HS) hệ thống lý thuyết nền tảng về văn học nói chung khá đầy đủ và vững chắc, mà đọc – hiểu theo đặc trưng loại thể còn định hướng cho HS tiếp cận với văn bản ở những giá trị cốt lõi và trọng tâm nhất Đây là những ưu điểm cũng là ý nghĩa không thể phủ nhận của phương pháp này Tuy vậy, nhìn lại chặng đường dạy học Ngữ Văn nói chung, dạy học đọc – hiểu văn bản (ĐHVB) nói riêng, sự độc tôn về hướng tiếp cận dần khiến giờ học bị đóng khung, trở nên đơn điệu, thiếu cuốn hút Đi cùng sự đổi mới không ngừng của giáo dục, đổi mới dạy học là điều vô cùng cần thiết Những năm gần đây, dạy học Ngữ Văn đang dần chuyển mình với nhiều phương pháp dạy học tích cực, như dạy học dự án, dạy

Trang 9

học bằng sơ đồ tư duy,… Từ những điều đó, có thể thấy được sự cấp thiết cần phải

đa dạng hóa các cách dạy học ĐHVB Và đã đến lúc tiếp cận văn bản từ góc độ văn hóa cũng nên được nghiên cứu như một hình thức đọc – hiểu và được triển khai ở nhà trường Trung học Phổ thông (THPT)

Dạy ĐHVB như hiện nay, đứng trước yêu cầu mới, cần không ngừng tìm tòi, sáng tạo những cách thức nhằm phát huy tối đa năng lực của HS và đạt được tối ưu

hiệu quả giáo dục Điều này được đề cập rất rõ trong Đề án phát triển chương trình

giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015 và gần đây nhất là Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể tháng 04 năm 2017 Đối với vấn đề đổi mới dạy học

Ngữ văn, Đề án nhấn mạnh nhiệm vụ và mục tiêu của môn học Thứ nhất, hình

thành và phát triển các năng lực đặc thù và năng lực cốt lõi của môn học, đặc biệt

là năng lực giao tiếp và năng lực cảm thụ, thưởng thức văn học Thứ hai, bồi dưỡng

và nâng cao vốn văn hóa cho người học, từ đó giáo dục, hình thành và phát triển cho HS những tư tưởng, tình cảm nhân văn, trong sáng, cao đẹp Không dừng lại ở

đó, Dự thảo tổng thể tháng 04 năm 2017 khẳng định yêu cầu cấp thiết của sự dịch

chuyển từ nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện về cả phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh Trong đó, mục tiêu đặt ra cho môn Ngữ Văn bậc THPT,

nằm trong tổng thể định hướng giáo dục ngôn ngữ và văn học, đó là bồi dưỡng cho

HS những phẩm chất chủ yếu: yêu đất nước, yêu con người, trung thực, trách nhiệm; bên cạnh đó còn giúp HS phát triển các năng lực cần thiết như năng lực ngôn ngữ,

năng lực thẩm mỹ, năng lực khám phá tự nhiên và xã hội,… Từ những mục tiêu về

phẩm chất và năng lực cần đạt đó, có thể thấy rằng: một là, cần đa dạng hóa cách thức dạy học ĐHVB; hai là, cần thay đổi cách thức tổ chức hoạt động dạy học trong giờ ĐHVB Do vậy, nghiên cứu và phát triển các phương pháp dạy học Ngữ văn mới, cụ thể ở đây là ĐHVB, là việc làm cấp thiết trong bối cảnh đó Như đã trình bày ở trên, trong khi việc ĐHVB theo loại thể đã ngự trị trong NTPT nhiều năm nay, cùng với khối lượng đồ sộ các tài liệu nghiên cứu, tham khảo, chỉ dẫn, thiết kế bài dạy,… thì đọc – hiểu từ góc độ văn hóa chỉ dừng lại ở môi trường nghiên cứu, học

Trang 10

thuật Thành tựu của hướng tiếp cận này mới chỉ nằm lại trong giới chuyên môn, chưa được nghiên cứu để phát triển thành một hình thức ĐHVB được giảng dạy và học tập trong nhà trường, mà chúng tôi tin rằng, nếu triển khai thành công, đây sẽ là một trong những cách thức không chỉ mang lại hiệu quả giáo dục mà còn đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện đại đặt ra

Thời gian gần đây, sự đổ bộ của các sản phẩm nghệ thuật nước ngoài (như phim ảnh, âm nhạc,…) tác động mạnh mẽ đến đời sống và ý thức của đại bộ phận giới trẻ Từ việc xem những sản phẩm đó như một phương thức giải trí, giới trẻ đổ

xô học tiếng nước ngoài (Hàn, Trung, Nhật, Anh…), tìm hiểu một cách hứng thú và say mê về văn hóa nước bạn Nhìn lại khoảng thời gian ngàn năm Bắc thuộc của dân tộc, sự đổ bộ của văn hóa Trung Hoa, tiêu biểu là chữ Hán, đã làm cho dân tộc ta đến ngày nay vẫn tồn tại dai dẳng một số nét văn hóa còn mờ nhạt về ranh giới giữa

ta với Trung Quốc Như vậy, có thể thấy, văn hóa của một đất nước, vừa là tinh hoa nhân loại cần học hỏi và giao lưu, nhưng cũng vừa là một cuộc xâm lăng nguy hiểm hơn nhiều so với xâm lăng về chính trị Vì lẽ đó, bảo vệ và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc trong bối cảnh hiện nay là việc làm cấp thiết Dạy học Ngữ Văn trong nhà trường, cụ thể hơn là ĐHVB, nếu được triển khai từ góc độ văn hóa sẽ mang lại

ý nghĩa giáo dục đó bên cạnh việc cung cấp cho HS vốn hiểu biết về nền văn hóa đa dạng và phong phú của Việt Nam

Văn học được xem là một trong bảy loại hình nghệ thuật của thế giới (bên cạnh kiến trúc, hội họa, điêu khắc, sân khấu, âm nhạc và điện ảnh), vì vậy, lẽ dĩ nhiên khả năng tác động của văn học đến giới trẻ trước hết qua con đường văn hóa như cách mà các sản phẩm giải trí nước ngoài đã làm là rất lớn Với quan điểm TPVH không cung cấp công cụ để HS trở thành những nhà nghiên cứu, những nhà chuyên môn, mà là chuyên chở, truyền tài và bồi dưỡng tâm hồn các em thông qua nội dung ý nghĩa và vẻ đẹp của ngôn từ, chúng tôi hy vọng với hình thức ĐHVB này, HS sẽ nhìn lại được vẻ đẹp văn hóa của ông cha mình từ đời trước, giúp các em

Trang 11

hiểu thêm về bản thân, về dân tộc, thêm yêu quý và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, cũng như có ý thức trách nhiệm đối với quê hương đất nước

Việc phát triển năng lực ở cả người học lẫn người dạy là việc làm mang tính hiển nhiên, quy luật trong quá trình sư phạm Vì vậy, thực hiện đề tài này, chúng tôi không chỉ mong muốn góp phần phát triển các năng lực thiết yếu ở HS, mà ngay cả giáo viên (GV) cũng sẽ được rèn luyện và trau dồi các phẩm chất, năng lực cần thiết khác để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của bối cảnh giáo dục hiện đại

Vì những lý do đã nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu THIẾT KẾ

KẾ HOẠCH BÀI HỌC CÁC VĂN BẢN VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

1.2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

1.2.1 Về lý luận

Đề tài góp phần làm rõ các vấn đề lý thuyết sau:

Thứ nhất, văn học trong mối quan hệ với văn hóa;

Thứ hai, kế hoạch bài học (KHBH) trong sự so sánh với giáo án truyền thống;

Thứ ba, đề xuất mô hình đọc – hiểu văn bản văn xuôi (VBVX)

từ góc độ văn hóa

1.2.2 Về thực tiễn

Đề tài có ý nghĩa về mặt thực tiễn như sau:

Cách tiếp cận VBVX từ góc độ văn hóa khiến cho giờ học sinh động và sôi nổi hơn;

Khám phá VBVX từ góc độ văn hóa, từ đó nâng cao hiểu biết

về văn hóa dân tộc;

Trang 12

Không dừng lại ở đối tượng tiếp nhận là HS, mà GV thông qua quá trình chuẩn bị và triển khai bài học cũng sẽ bồi dưỡng và phát huy được các năng lực cần thiết, như xây dựng câu hỏi đọc – hiểu văn bản, thiết kế hoạt động học tập, làm chủ tiến trình lên lớp,…

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa

Trần Lê Bảo trong Giải mã văn học từ mã văn hóa đã chỉ ra rằng: Văn học

chẳng những là một bộ phận của văn hóa chịu sự chi phối, ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa mà còn là một trong những phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa [5, 12]

Từ nhận định này, có thể thấy được mối tương quan hai chiều giữa văn học và văn hóa Trong phần đầu tiên của công trình này, Trần Lê Bảo tập trung làm rõ các vấn

đề về khái niệm, bản chất, mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa văn học – văn hóa; cũng như ý nghĩa của việc soi sáng TPVH dưới góc độ văn hóa, trước khi ông đi vào thực nghiệm, vận dụng lý luận để tiếp cận một số tác phẩm ở những phần sau

Tương tự, Trần Nho Thìn, ở chương đầu tiên (trong ba chương) của công

trình Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, đã trình bày các khái niệm

về văn hóa học và cách nhìn nhận văn học từ hệ quy chiếu văn hóa học Tính chất học thuật của phần này là tiền đề vững chắc để tác giả đi vào phân tích và tìm hiểu các tác phẩm trung đại Việt Nam ở chương hai và chương ba Bên cạnh đó, ở phần

mở đầu, ông cũng nêu rõ nhiệm vụ cụ thể cho công trình nghiên cứu của mình: đó là

cắt nghĩa nền tảng văn hóa của một hình tượng nghệ thuật, một thủ pháp nghệ thuật hay nói chung là một khía cạnh nào đó của cấu trúc nghệ thuật tác phẩm [25, 16]

Điều này càng khẳng định, việc đọc – hiểu một TPVH từ góc độ văn hóa là có cơ sở đúng đắn và ý nghĩa thiết thực

Huỳnh Như Phương trong bài viết Văn học và văn hóa truyền thống trước tiên chỉ ra: Văn hóa tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ khí

quyển tinh thần bao bọc hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt động tiếp nhận của

Trang 13

bạn đọc [19, 20] Tiếp đến, ông vạch ra sự tác động trở lại của văn học đến văn hóa: hoặc trên toàn thể cấu trúc, hoặc thông qua những bộ phận hợp thành khác của nó

Hơn thế nữa, ông còn cho rằng: Những nhà văn tiên phong của dân tộc bao giờ cũng

là những nhà văn hóa lớn Từ đây cho thấy sự gắn bó mật thiết, chặt chẽ của hai đối

tượng văn học – văn hóa

Lê Nguyên Cẩn trong công trình Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa đã trình bày: Nếu coi văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần mà con người

sáng tạo ra trong suốt tiến trình lịch sử nhằm tạo dựng diện mạo riêng cho nó, nhằm tạo ra bản sắc văn hóa cho riêng mình thì tác phẩm văn học là một trong những giá trị sáng tạo đó Tác phẩm văn học – chỉnh thể của nghệ thuật ngôn từ tái hiện đời sống tinh thần của các dân tộc – là kết tinh cao nhất của văn hóa một tộc người, một đất nước [6, 13] Một tác phẩm văn học bao giờ cũng mang những biểu hiện văn hóa

của nền văn hóa mà nó được sinh ra Cái chúng ta tìm kiếm khi đọc một tác phẩm không dừng lại ở bình diện thưởng thức nghệ thuật nữa, mà là hành trình tìm về với văn hóa cội nguồn, văn hóa dân tộc

Ngoài ra, vấn đề về mối quan hệ giữa văn học và văn hóa còn có thể được tìm thấy ở các bài nghiên cứu, chuyên luận viết về biểu hiện văn hóa trong một hoặc một nhóm tác phẩm cụ thể, trước khi đi vào thực hành đều trải qua công đoạn trình bày các vấn đề về lý luận, để chỉ rõ rằng: mối quan hệ giữa văn học – văn hóa là mối quan hệ biện chứng chặt chẽ, mật thiết Có thể kể đến một số tài liệu tiêu biểu như:

Lê Nguyên Cẩn với Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa, Đặng Văn Kim với

Truyện Kiều và truyền thống văn hóa người Việt trong sự đối sáng với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Đinh Hài với Văn học – văn hóa Tây Nguyên qua sáng tác của Nguyên Ngọc,…

Từ những tài liệu trên, có thể kết luận mối quan hệ giữa văn học và văn hóa như sau:

Trang 14

Văn học xuất phát từ văn hóa và biểu hiện các mặt của đời sống văn hóa;

Văn hóa làm chất liệu và có tác động các phương diện nghệ thuật của tác phẩm

Như vậy, có thể khẳng định vấn đề về mối quan hệ giữa văn học và văn hóa không thật sự là vấn đề mới Các công trình nghiên cứu xuất phát từ bản chất và ý nghĩa chức năng của hai phạm trù văn học – văn hóa để đi đến khái quát những yếu

tố giao nhau, làm bật lên mối quan hệ gắn bó mật thiết Hơn thế nữa, các tác giả còn chỉ ra rằng tương quan đó là tương quan tất yếu Và ý nghĩa của những lý luận này là việc tìm ra và phân tích thuyết phục ý nghĩa của văn hóa trong một tác phẩm văn học

cụ thể

Văn học, một hình thái nghệ thuật, nếu xem sáng tạo là yếu tố tiên quyết, thì tiếp cận văn học cũng cần những cách thức tiếp cận mới mẻ như vậy Đóng góp của nguồn tài liệu này là những vấn đề về mối quan hệ văn học – văn hóa đã được làm rõ

và trở thành công cụ đắc lực để tiếp cận văn chương từ một góc độ mới mẻ, khác với lối đi loại thể truyền thống

2.2 Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ văn hóa

Đỗ Lai Thúy trong bài viết Tiếp cận văn học từ hệ thống văn hóa đã nêu lên hiện trạng: Tiếp cận văn học từ văn hóa, tự thân nó, là một câu chuyện cũ [27] Và

tác giả đã dẫn hàng loạt các công trình để chứng minh cho nhận định của mình: xuất hiện sớm nhất có thể kể đến ở thời trung đại, khi Phạm Quý Thích bình luận Kiều là

Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy, Tân thanh đáo để vị thùy thương Rồi đến Truyện

Kiều được Trần Trọng Kim nghiên cứu dưới góc độ Phật giáo, Thơ Mới được Hoài

Thanh khảo sát từ luồng gió văn hóa phương Tây Cho đến những Nho giáo và văn

học Việt Nam trung cận đại (1995) của Trần Đình Hượu, Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (2003) của Trần Nho Thìn Điều đó cho thấy, hướng

tiếp cận này cho đến nay đã tồn tại trên dưới hai mươi năm, và đạt được nhiều thành

Trang 15

tựu nhất định Đỗ Lai Thúy ở phần cuối bài viết trên đã khẳng định: cần nâng cấp

phê bình văn học từ văn hóa thành một phương pháp với tư cách đầy đủ

Từ đó cho thấy, nắm vững lý luận về mối quan hệ văn hóa – văn học là một chuyện, và sử dụng nó để vận dụng vào nghiên cứu, tìm tòi lại là câu chuyện khác

Có thể kể đến một số tác giả đã thành công trong việc vận dụng lý thuyết để tìm hiểu những biểu hiện của văn hóa trong tác phẩm cụ thể, đóng góp không nhỏ cho phê bình, nghiên cứu văn học

Trần Nho Thìn, trong Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa đã

xác định nhiệm vụ nghiên cứu: cắt nghĩa nền tảng văn hóa của một hình tượng nghệ thuật, một thủ pháp nghệ thuật hay nói chung là một khía cạnh nào đó của cấu trúc

nghệ thuật tác phẩm Phần thứ hai – Tiếp cận văn hóa với một số tác giả, tác phẩm

văn học trung đại – có lẽ là đóng góp quan trọng và ý nghĩa nhất của toàn bộ công

trình Sau khi trình bày các vấn đề về học thuật ở phần một, sang phần này, Trần Nho Thìn tiếp cận một số tác giả cùng tác phẩm văn học trung đại từ góc nhìn văn học hết sức độc đáo Cụ thể, nhà nghiên cứu đã dùng một số đặc điểm của văn hóa Nho giáo để tìm hiểu hình mẫu nhà Nho đương thời, từ đó tiến tới tìm hiểu và phân chia văn chương của nhà Nho thành hai loại Ở một phần khác, Trần Nho Thìn soi sáng bi kịch của nhà Nho qua thơ văn thông qua việc xem xét hình mẫu nhà Nho như một kết tinh văn hóa về con người của thời đại Phân tích thơ văn Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ, ông dùng những biểu hiện văn hóa của Nho giáo trong việc quy định hệ tính cách văn hóa: Đạo, Tâm, Chí để cắt nghĩa và làm rõ các bình diện nghệ thuật tác phẩm Đáng chú ý hơn cả ở phần này đó là nghiên cứu của tác

giả về Truyện Kiều Đây là phần mà tác giả dành nhiều công sức và tâm huyết để đánh giá và nhìn nhận lại giá trị của Truyện Kiều theo quan điểm nghiên cứu của

mình Trần Nho Thìn đã dùng mọi biểu hiện của các văn hóa tôn giáo khác nhau: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo kết hợp cùng văn hóa tín ngưỡng dân gian để lý giải nhiều tầng nghĩa sâu sắc hơn của kiệt tác Bên cạnh đó, ông còn lật giở lại lịch sử

nghiên cứu và tiếp cận Truyện Kiều qua mỗi thời đại văn hóa nhất định, dùng các

Trang 16

yếu tố văn hóa của thời đại đó để đánh giá về mức độ tiếp nhận tác phẩm, để đi đến

kết luận về sức sống và giá trị tất yếu của Truyện Kiều Những đóng góp kể trên của

Trần Nho Thìn thực sự có giá trị không nhỏ đối với việc nghiên cứu văn học trung đại nói chung và tiếp cận tác phẩm trung đại từ góc nhìn văn hóa nói riêng

Nguyễn Duy Bắc trong chuyên luận Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam

hiện đại 1945 – 1975 đã cho rằng: Không thể hiểu đúng văn học nếu không tìm hiểu bình diện văn hóa của nó [4, 15] Theo ông, việc tiếp cận văn học từ văn hóa có ý

nghĩa góp phần mở rộng hướng tiếp cận văn học, thúc đẩy văn học phát triển Từ lý luận của mình, tác giả đi đến tìm hiểu và kết luận bản sắc dân tộc kết tinh trong thơ

ca Việt Nam biểu hiện qua những phương diện chủ yếu: biểu trưng về Tổ quốc, biểu trưng về người anh hùng và kẻ thù Từ đó, tác giả vận dụng những biểu hiện này đi vào tìm hiểu một số tác phẩm thơ ca cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 Cách làm này của tác giả phù hợp với quan điểm và định hướng nghiên cứu, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc thông qua thơ ca Không chỉ vậy, đóng góp của chuyên luận này là đã khái quát và đúc kết những bản sắc đó thành những biểu trưng văn học, cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa văn học và văn hóa

Với những nền tảng về lý thuyết ở chương cơ sở đầu tiên, Nguyễn Nghiêm Phương đi vào tìm hiểu những biểu hiện của màu sắc Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện Sơn Nam với đề tài cùng tên Tác giả đã khảo sát một cách toàn diện và hệ thống các yếu tố ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp để cho thấy, sự xâm nhập của yếu tố văn hóa vùng miền rõ nét, tạo nên một vùng không gian văn hóa Nam Bộ đặc sắc trong các sáng tác của Sơn Nam Những đóng góp này không dừng lại ở phạm vi văn học, mà còn có ý nghĩa nhất định ở lĩnh vực ngôn ngữ học, văn hóa học

Đinh Hài với công trình Văn học – văn hóa Tây Nguyên qua sáng tác của

Nguyên Ngọc đã nghiên cứu và trình bày màu sắc văn hóa Tây Nguyên trong sáng

tác của Nguyên Ngọc trên ba phương diện chính: hình tượng thiên nhiên và hình tượng cuộc sống; thế giới nhân vật; ngôn ngữ và giọng điệu (tương ứng với ba

Trang 17

chương) Đến cuối cùng, tác giả gần như đã phục dựng lại toàn bộ không gian văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên đến với bạn đọc thông qua việc đặt tác phẩm văn học trong sự gắn bó của nó với nền văn hóa mà nó được sinh ra Ý nghĩa của việc làm này không chỉ cho thấy sự gắn bó giữa một tác phẩm với nền văn hóa phôi thai của

nó, mà còn cho thấy khả năng và mức độ tác động của văn hóa đến các bình diện nghệ thuật cấu trúc nên tác phẩm

Trong Văn chương Vũ Bằng với góc nhìn văn hóa, Đỗ Thị Ngọc Chi đã tiếp

cận thế giới văn chương của Vũ Bằng trên những phương diện: những lớp văn hóa cần khảo sát và vấn đề văn hóa truyền thống – hiện đại, dân tộc – nhân loại; sự kết tinh văn hóa Hà Nội trong văn chương Vũ Bằng qua các biểu hiện thiên nhiên, ẩm thực và hoạt động sinh hoạt Từ đó, tác giả không chỉ nhận diện, miêu tả các biểu hiện văn hóa có mặt trong văn chương Vũ Bằng, mà còn tiến hành lý giải, cắt nghĩa các biểu tượng ấy, đồng thời cho thấy ý nghĩa sự tồn tại đó trong TPVH Như vậy, nhà nghiên cứu thực sự đã làm nổi bật được văn hóa Hà Nội thông qua văn chương của Vũ Bằng, gợi ý những hướng khám phá văn hóa thông qua việc tiếp cận một TPVH

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của nhiều bài viết, luận văn tiếp cận TPVH từ góc

nhìn văn hóa theo mô típ: Sáng tác của + tên tác giả + dưới góc nhìn văn hóa càng

chứng tỏ sức hút và tiềm năng của hướng nghiên cứu này Có thể kể đến như:

Nguyễn Phan Phương Uyên với Truyện ngắn Trang Thế Hy dưới góc nhìn văn hóa, Phạm Thị Thu Hương với Truyện ngắn Trần Thùy Mai từ góc nhìn văn hóa, Nguyễn Thị Mai Phương với Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc dưới góc nhìn văn hóa,… Điểm

chung của các tài liệu này đó là tìm hiểu những biểu hiện văn hóa có mặt trong chùm tác phẩm của một tác giả, phân tích và lý giải ý nghĩa của văn hóa đối với giá trị tác phẩm Mỗi đề tài kể trên mang đến cái nhìn mới mẻ, nhiều màu sắc, đóng góp một phần công sức vào xu hướng nghiên cứu văn học từ góc độ văn hóa

Như vậy, có thể thấy rằng, mối quan hệ văn học – văn hóa không dừng lại là những nghiên cứu mang tính lý thuyết mà đã thực sự chứng tỏ được tiềm năng và ý

Trang 18

nghĩa nhất định thông qua các công trình được khảo sát ở trên Từ đó có thể thấy rằng, tiếp cận tác phẩm thông qua con đường văn hóa là việc làm khả thi, thiết thực trong bối cảnh đa dạng hóa tiếp cận văn học ngày nay Các công trình kể trên cung cấp những lý thuyết lẫn cách thức thực hành chi tiết, đa dạng, thực sự tạo được một tiền đề vững chắc cho những nghiên cứu có liên quan về sau

và là tiền đề cần thiết để chúng tôi phát triển đề tài nghiên cứu của mình

Tuy vậy, như đã trình bày, thành tựu của những công trình kể trên chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu chứ chưa được triển khai thành một hình thức dạy đọc – hiểu văn bản trong trường phổ thông Trong khi đó, đọc – hiểu theo đặc trưng loại thể không chỉ đạt được những thành tựu ở mặt nghiên cứu lý luận mà còn thành công trong thực tiễn dạy học, và trở thành hình thức đọc – hiểu VBVX phổ biến được triển khai giảng dạy ở nhà trường Như vậy, có thể thấy được sự tồn tại một khoảng trống nghiên cứu rất lớn

Từng bước thực hiện việc vận dụng các yếu tố văn hóa để dạy đọc – hiểu văn

bản, Nguyễn Thị Thành trong luận văn Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào

dạy học thơ Đường trong trường Trung học Cơ sở, và Nguyễn Quang Bình trong bài

Trang 19

viết Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào giảng dạy tác phẩm Người lái đò

sông Đà đều gặp nhau ở một điểm chung: dùng tri thức lịch sử – địa lý – văn hóa xã

hội ngoài văn bản để giúp HS tiếp cận dễ dàng và nắm bắt hiệu quả hơn một số yếu

tố thuộc văn bản Tuy nhiên, đây chưa thể được xem là dạy đọc – hiểu văn bản từ góc độ văn hóa bởi quy mô và cách thức triển khai chưa thật sự đậm màu sắc văn hóa, mà chỉ dùng những biểu hiện rất nhỏ của văn hóa để phân tích bài học ở một số nội dung

Bên cạnh đó, khóa luận tốt nghiệp Giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể

gắn với định hướng tiếp cận văn hóa của Trịnh Tự Mạnh Dũng (sinh viên khoa Ngữ

Văn, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) có điểm gần gũi và tương đồng với đề tài chúng tôi đang nghiên cứu Tuy gặp gỡ nhau ở mục tiêu hướng đến, nhưng cách triển khai lại khác biệt Khóa luận nói trên giảng dạy các văn bản thơ và văn xuôi theo loại thể như thông thường, và chỉ dùng các yếu tố văn hóa để bình giảng, phân tích ở một vài điểm đáng lưu ý Như vậy, vẫn chưa thấy nổi bật các yếu

tố văn hóa trong bản thân mỗi văn bản cũng như ý nghĩa tác động của nó đến cấu trúc nội tại một văn bản văn học Mặc dù vậy, khóa luận này cho thấy tiềm năng của hướng tiếp cận văn bản từ văn hóa; chỉ rõ quan hệ giữa việc tiếp cận từ đặc trưng loại thể và tiếp cận từ góc độ văn hóa; những điều cần lưu ý khi dùng văn hóa để tìm hiểu văn học Những điều đã làm được và còn tồn tại của khóa luận này là tiền đề cơ

sở giúp chúng tôi có thêm sự tham khảo và học hỏi trong quá trình thực hiện đề tài của mình

Tóm lại, để hiện thực hóa những thành tựu của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và văn hóa vào việc dạy đọc – hiểu văn bản văn xuôi từ góc độ văn hóa mang tính hệ thống, khoa học và chỉn chu, là việc làm mang ý nghĩa cấp thiết nhưng cũng đầy thách thức Với sự đồ sộ của tài nguyên lý luận nhưng hạn hẹp về tài nguyên thực tiễn giảng dạy, chúng tôi sẽ cố gắng kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế của các nghiên cứu cùng đề tài

đi trước để đem đến những đóng góp mới mẻ, chất lượng

Trang 20

3 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng đến mục đích chung là đưa những lý luận và thành tựu của việc tiếp cận TPVH từ góc độ văn hóa vào việc dạy học đọc – hiểu VBVX trong nhà trường, bước đầu định hướng và xác lập hình thức tiếp cận văn bản này một cách khoa học, hệ thống trên cả hai phương diện lý thuyết và thực hành

Từ mục đích đó, chúng tôi xác lập các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

Thứ nhất, đề xuất hình thức đọc – hiểu VBVX từ góc độ văn hóa: dùng những yếu tố của văn hóa để tiếp cận văn bản trên những phương diện cần làm rõ như không gian, ngôn ngữ, hình tượng nhân vật,…;

Thứ hai, vận dụng những cơ sở lý luận để thiết kế mô hình KHBH đọc – hiểu VBVX

từ góc độ văn hóa;

Và cuối cùng, chứng minh tính khả thi của hình thức đọc – hiểu này bằng việc tổ chức dạy học thực nghiệm

4 Giả thuyết khoa học

Hình thức tiếp cận VBVX từ góc độ văn hóa sử dụng trong giờ dạy học ĐHVB là phương tiện hữu hiệu giúp HS khám phá VBVX từ những yếu tố văn hóa, từ đó HS có thể hiểu được văn bản sâu sắc và toàn diện hơn; bổ sung, trau dồi vốn văn hóa dân tộc cho HS,

từ đó có lòng tự hào, yêu quý và ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa đặc sắc của dân tộc; hình thành, rèn luyện và phát triển các năng lực cá nhân thông qua

các hoạt động học tập được tổ chức trong giờ dạy học ĐHVB

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những biểu hiện văn hóa trong các VBVX hiện đại Việt Nam thuộc chương trình Ngữ văn 12, tập 2 như: không gian, ngôn ngữ, hoạt động sinh hoạt,… Ngoài ra, khóa luận còn chú ý tìm hiểu một số biểu hiện văn hóa ngoài

Trang 21

văn bản, như: bối cảnh lịch sử văn hóa xã hội, thời đại văn học,… để có những phân tích, lý giải sâu sắc và toàn diện

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là ba văn bản văn xuôi hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12, tập 2 Cụ thể:

- Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài);

- Rừng xà nu (Nguyên Ngọc);

- Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)

Cả ba văn bản được trích trong sách giáo khoa (SGK) mà HS được học đáp ứng đầy

đủ những yêu cầu tiên quyết của việc tiếp cận văn học từ văn hóa: đó là sự biểu hiện đậm nét và sinh động đời sống văn hóa từ Bắc chí Nam trên dải đất hình chữ S, từ văn hóa Tây Bắc, văn hóa Tây Nguyên cho đến văn hóa đồng bằng Nam Bộ Những vùng văn hóa kể trên đều còn là những vùng văn hóa hết sức đặc sắc của văn hóa Việt Nam Màu sắc văn hóa vùng miền trong cả ba văn bản này đều có thể được tìm thấy dễ dàng và phân tích được

ý nghĩa của chúng đối với các yếu tố nghệ thuật của một văn bản văn học, trước khi đi đến tìm hiểu những biểu hiện khác của tổng thể văn hóa nói chung

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Khi tiến hành nghiên cứu lý luận, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:

- Phương pháp hồi cứu tư liệu: phương pháp này dùng để tập hợp các tài liệu

nghiên cứu về vấn đề đã có trước đó, nhằm xác lập cơ sở và hướng đi cho đề tài

- Phương pháp phân tích – tổng hợp: dựa trên những tài liệu được thu thập,

chúng tôi tiến hành việc đọc, phân tích tài liệu, nhằm xác định những thành tựu của những tác giả cùng đề tài đi trước, cũng như những hạn chế còn lại, từ đó tiến tới tổng hợp các thông tin một cách hệ thống, tạo tiền đề cơ sở trong quá trình nghiên cứu

Trang 22

6.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi sử dụng hai phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: phương pháp này được sử dụng đối

với HS tham gia giờ học Sau buổi học, HS tiến hành phản hồi theo các nội dung trong bảng hỏi được phát Nội dung bảng hỏi bao gồm những câu hỏi được chia làm hai nhóm: nhóm câu hỏi lựa chọn một trong số các đáp án cho sẵn và nhóm câu hỏi

tự viết đáp án

Sau khi thu về, chúng tôi tiến hành các thao tác tổng hợp và thống kê kết quả

để kết luận về kết quả thực nghiệm

- Phương pháp phỏng vấn: phương pháp này được sử dụng đối với GV và

giáo sinh tham gia dự giờ Sau giờ học, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp GV

và giáo sinh theo mẫu câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, nhằm lấy ý kiến của người tham gia

về những ưu điểm và hạn chế của tiết thực nghiệm cũng như hiệu quả của cách tiếp

cận này

7 Bố cục khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung của luận văn gồm 3 chương, với các nội dung chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Trong chương này, ở phần cơ sở lý luận,

chúng tôi tập trung trình bày các vấn đề về mối quan hệ giữa văn học và văn hóa, từ khái niệm, đặc trưng đến mối quan hệ biện chứng giữa hai thành tố; các lý do cần thiết phải tiếp cận văn bản văn xuôi từ góc độ văn hóa và các yêu cầu và phẩm chất và năng lực của HS

theo Dự thảo chương trình Giáo dục Phổ thông tổng thể Ở phần cơ sở thực tiễn, khóa luận

trình bày thực trạng dạy đọc – hiểu VBVX hiện nay ở nhà trường THPT, từ đó cho thấy sự cần thiết phải đa dạng hóa các cách tiếp cận văn bản, cụ thể là tiếp cận bằng con đường văn hóa

Trang 23

Chương 2: Thiết kế kế hoạch bài học các văn bản văn xuôi Việt Nam hiện đại

từ góc độ văn hóa Chương này dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày ở chương

1, tiến hành đề xuất KHBH cho một số VBVX Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12, tập 2

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Chương này sẽ trình bày mục tiêu, cách thức

thực nghiệm và kết quả thực nghiệm Từ đó sẽ rút ra những kết luận và đề xuất cho vấn đề nghiên cứu đã đặt ra

Trang 24

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa

1.1.1.1 Văn học

a Khái niệm

Bàn về khái niệm văn học, các tác giả của giáo trình Lý luận văn học,

tập 1 (Trần Đình Sử chủ biên) đưa ra ba cấp độ khái niệm dưới đây

Theo nghĩa rộng, văn học là thuật ngữ gọi chung mọi hành vi ngôn

ngữ nói, viết và các tác phẩm ngôn ngữ

Theo nghĩa hẹp, văn học chỉ khái niệm văn học – nghệ thuật mà ta

quen dùng hiện nay, bao gồm các tác phẩm ngôn từ biểu hiện tình cảm và sáng tác bằng hư cấu, tưởng tượng

Theo nghĩa chiết trung, văn học chỉ những tác phẩm viết và nói không

dễ dàng xếp loại Chẳng hạn: văn xuôi chư tử, sử truyện, tạp văn, phóng sự, văn chính luận có nghệ thuật

Các tác giả thống nhất cho rằng nghĩa hẹp của văn học là quan trọng

nhất, nó đánh dấu sự hình thành quan niệm về văn học như một nghệ thuật

ngôn từ với nội hàm đầy đủ nhất [21, 81 – 83]

Một số tài liệu khác lại sử dụng đồng nhất khái niệm văn học – văn

nghệ, cho rằng đó là thuật ngữ chung chỉ những biểu hiện của tiếng nói tình

Trang 25

cảm, là hình thức nhuần nhị của tư tưởng, có tác dụng sâu rộng và lâu bền trong đời sống con người

Một số ý kiến cho rằng: văn chương mới là thuật ngữ đúng, chỉ loại hình nghệ thuật sử dụng ngôn từ làm chất liệu nghệ thuật, xây dựng hình tượng để biểu hiện và phản ánh cuộc sống Trong khi đó, văn học là khoa học nghiên cứu về văn chương Nó lấy các hiện tượng văn chương làm đối tượng cho mình Quan hệ giữa văn chương và văn học là quan hệ giữa đối tượng và chủ thể, giữa nghệ thuật và khoa học

Trong phạm vi đề tài, chúng tôi lựa chọn cách hiểu về khái niệm văn

học như sau: Văn học là loại hình nghệ thuật sử dụng ngôn từ làm chất liệu,

phản ánh đời sống thông qua hệ thống các biện pháp nghệ thuật, từ đó thể hiện tư tưởng và tình cảm của chủ thể sáng tác

b Chức năng

Văn học cung cấp cho người đọc một tri thức bách khoa về hiện thực cuộc sống – đây chính là chức năng nhận thức của văn học Đời sống xã hội hiện lên một cách chân thực và sống động qua những trang sách Người đọc

có thể hình dung và hiểu rõ cuộc sống ở bất kỳ thời gian, không gian địa lý

nào Đọc Truyện Kiều, ta có thể biết được bộ mặt xã hội đồng tiền cùng

những bể dâu của người phụ nữ ngày xưa Một loạt các tác phẩm thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 – 1945 giúp ta hình dung được cảnh sống tùng quẫn, bí bách của người dân cùng sự xuống cấp trầm

trọng của xã hội đương thời Nếu Don Quixote đưa ta đến vùng đất Tây Ban Nha với những câu chuyện phiêu lưu nhuốm màu hiệp sĩ, thì Nghệ nhân và

Margarita cho ta thấy cuộc sống muôn màu muôn vẻ của thành thị Nga

những năm 20 – 30 của thế kỷ XX Có thể thấy, văn học cung cấp cho bản thân người đọc những hiểu biết mà không qua con đường trải nghiệm Tái hiện cuộc sống, văn học còn đưa vào đó đối tượng con người Nói cách khác,

Trang 26

văn học miêu tả cuộc sống thực tại chính là để đi đến khám phá con người trong cuộc sống ấy, với những bản chất và các mối quan hệ phức tạp với thiên

nhiên và xã hội loài người Nói như Nguyễn Minh Châu: Văn học và cuộc

sống là hai vòng tròn đồng tâm, mà tâm điểm là con người Truyện Kiều giúp

ta hình dung thân phận người phụ nữ ngày xưa với những trầm luân, đoạn

trường Nếu Tắt đèn miêu tả trực tiếp cảnh sống khốn cùng, bế tắc của người nông dân thì Chí Phèo phô bày bi kịch đau khổ hơn của họ: sự tha hóa về

nhân cách Tiếp nhận một tác phẩm, người đọc bao giờ cũng nhận thức được hiện thực cuộc sống được đề cập, hơn thế nữa là các vấn đề liên quan tới con người Con đường trải nghiệm của tác giả chuyển hóa đến người đọc chính là

ở con đường tác động đến nhận thức ấy

Nếu chỉ dừng lại ở nhận thức thì không đủ, văn học giúp ta nhận thức,

từ nhận thức mà hướng đến giáo dục Đây là chức năng thứ hai của văn học Văn học trước hết khơi gợi ở ta tình cảm, cảm xúc, từ đó hình thành thị hiếu,

lý tưởng thẩm mỹ Đọc Vợ chồng A Phủ, chứng kiến cuộc sống của Mị và sự

hung hãn, tàn bạo của thống lý Pá Tra cùng A Sử, ta không thể không cảm thông và thương xót cho Mị cùng A Phủ; cũng như không thể không phẫn nộ, căm ghét đối với bọn địa chủ cường quyền Sự kệch cỡm, lố lăng, mất nhân

tính của con người trong xã hội Số đỏ khiến bất kỳ ai cũng phải bật cười,

nhưng đó là nụ cười khinh mỉa, sâu cay và có phần đau đáu Người đọc đứng trước bất kỳ sự việc nào của tác phẩm, trước tiên vẫn là hình thành những cảm xúc quen thuộc: vui, buồn, hồi hộp, đau đớn, hạnh phúc, sầu lụy,… Để

từ đó, sự đồng cảm giữa tác giả và bạn đọc hướng chúng ta đến sự chân – thiện – mỹ trong tâm hồn, trong nhân cách Người đọc từ những cảm xúc đơn

lẻ khi tiếp nhận tác phẩm, hình thành một hệ tư tưởng, thẩm mỹ nhất định đối với cuộc sống; từ những bài học nhận thức đặt ra trong tác phẩm mà soi chiếu trở lại cuộc sống, trở lại bản thân và hướng đến tự giáo dục để hoàn thiện phẩm chất Khó có thể xác định rằng, từ những câu chuyện hay, những vần thơ đẹp mà ta biết yêu thương, biết trân trọng, say mê cái đẹp đẽ, cái toàn

Trang 27

thiện, cũng như biết căm ghét, biết lên án và bài trừ cái xấu xa, cái độc địa;

hay ngược lại, từ trong nhận thức Nhân chi sơ, tính bổn thiện mà ta tìm đến

với văn học như một nơi để đồng cảm và nuôi dưỡng tâm hồn Dù có thế nào,

đó là giá trị và cũng là sứ mệnh cao cả của văn học

Văn học mang đến cho ta không chỉ cái đẹp về mặt nội dung, mà còn cái đẹp ở mặt hình thức nữa Người ta dễ dàng rung động trước một câu chuyện hay, và cũng có thể xuýt xoa trước một câu thơ hấp dẫn, một đoạn văn bay bổng, một từ ngữ đắt giá, hay một vần, nhịp êm ái, nhẹ nhàng Như vậy, tính thẩm mỹ là một trong những đặc trưng khu biệt văn học với các hình thái ý thức xã hội khác, đồng thời là một chức năng quan trọng của văn học

Nói như V.Belinsky: Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ

thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật Văn học

trước hết phản ánh cái đẹp vốn có trong thế giới tự nhiên, trong cuộc sống Nhưng tuyệt nhiên đó không phải là sao chép nguyên bản mà là cả một công đoạn chọn lọc, gọt giũa, khái quát kỹ lưỡng Mỗi một hiện thực bước vào trong tác phẩm đều mang những vẻ đẹp riêng, sức hấp dẫn riêng, dù đó là vầng trăng bình dị, mộc mạc của phố huyện Cẩm Giàng hay vầng trăng thề nguyền tình nghĩa của Thúy Kiều, Kim Trọng Tác giả không dừng lại ở việc phản ánh cái đẹp mà còn tự thân mình sáng tạo ra cái đẹp Đây mới là hoạt động bản chất của nghệ thuật Từ việc phản ánh và sáng tạo cái đẹp, văn học hướng người đọc đến một thế giới thẩm mỹ lý tưởng, rèn giũa tâm hồn người đọc thông qua những cái hay, cái đẹp đó

Không dừng lại ở các bình diện về tri thức, về thái độ, văn học còn hướng đến việc hình thành, rèn luyện kĩ năng thông qua chức năng giao tiếp Như đã nói, văn học sử dụng ngôn từ làm chất liệu, mà ngôn ngữ là một biểu hiện đặc trưng của sự phát triển và văn minh nhân loại TPVH không chỉ chứa đựng nội dung giao tiếp, mà còn ẩn chứa phương tiện giao tiếp Nhu cầu giao tiếp của chủ thể sáng tác mỗi khi cầm bút là điều rất rõ ràng, thông qua việc

Trang 28

sáng tạo nghệ thuật và mong mỏi sự đồng cảm, đồng sáng tạo nơi người đọc trong quá trình tiếp nhận Nhưng có lẽ, điều mỗi người cầm bút cũng không ngờ đến, là sự truyền tải một lượng lớn công cụ và phương tiện giao tiếp đến người đọc thông qua lớp vỏ ngôn từ Mỗi thời đại, mỗi nhà văn, mỗi mục đích sáng tác khác nhau sẽ quy định một hệ thống ngôn ngữ diễn đạt khác nhau Người đọc tiếp nhận lượng tri thức bách khoa về ngôn ngữ, sử dụng nó để đối thoại, để giao tiếp trong những tình huống khác nhau là lợi ích rõ ràng mà văn học mang lại Có thể lấy ví dụ, các tác phẩm văn học trung đại mang đến cho

ta một lượng lớn vốn từ Hán Nôm, cùng cách diễn đạt hàm súc, dư ba, giàu hình ảnh Trong khi đó, văn học 1930 – 1945 cung cấp cho ta một hệ thống từ

đồ sộ về những sự việc, hiện tượng xuất hiện trong giai đoạn giao thời Đặc

biệt, Nguyễn Tuân – bậc thầy tài hoa và uyên bác, chỉ với một tập Vang bóng

một thời dường như đã đưa ta về lại với những năm tháng vàng son của văn

hóa dân tộc chỉ với một kho từ vựng phong phú trực thuộc thời đại ấy Có thể thấy, sử dụng đúng từ ngữ, đúng diễn đạt là việc làm tiên quyết của việc giao tiếp hiệu quả, sau đó mới đạt đến nói hay, viết hay, làm cho việc giao tiếp của bản thân thêm thu hút, ấn tượng Văn học cung cấp cho người đọc công cụ và phương thức để đạt được những điều đó

Ngoài các chức năng trên đây, ngoài ra còn một số chức năng khác nữa vẫn chưa được thống nhất, như: chức năng giải trí, chức năng thanh lọc,… Dù vậy, bốn chức năng này vẫn là những chức năng nổi bật và cốt lõi nhất của văn học, giữa chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, nhằm hướng đến giá trị vĩnh hằng và sứ mệnh cao cả của văn học, như người ta vẫn

thường nói: Văn học là nhân học (M Goocki)

Như vậy, văn học với tư cách là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện biểu đạt, dùng hiện thực cuộc sống làm chất liệu sáng tác, phản ánh chân thực những tồn tại đang diễn ra của đời sống vật chất và tinh thần con người Bốn chức năng cơ bản của văn học: nhận thức,

Trang 29

giáo dục, thẩm mỹ và giao tiếp hướng người đọc đến sự hình thành chân, thiện, mỹ, giúp người đọc tự phát hiện và hoàn thiện bản thân

1.1.1.2 Văn hóa

a Khái niệm

Từ việc UNESCO đề xướng thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (1988 – 1997) tại Hội nghị Quốc tế 1982 tại Mexico, có thể thấy rằng văn hóa đã và đang đóng một vai trò hết sức to lớn trong sự phát triển nói chung và tạo nên dấu ấn bản sắc riêng của mỗi quốc gia Nói đến khái niệm văn hóa là nói đến một thuật ngữ với nội hàm hết sức phong phú và rộng lớn

Văn hóa, theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ

học), là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra

trong quá trình lịch sử

UNESCO định nghĩa: Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh

thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một cộng đồng

Hoàng Trinh cho rằng: Văn hóa là toàn bộ những của cải vật chất và

tinh thần, trí tuệ và tình cảm do con người làm ra và có khả năng xác định, phân rõ sự tồn tại của một xã hội, một cộng đồng dân tộc [29, 8]

Theo Trần Ngọc Thêm, tuy được dùng với nhiều nghĩa khác nhau, nhưng quy lại, có thể xác định khái niệm văn hóa theo hai cấp độ nghĩa

Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều

rộng; theo không gian hoặc theo thời gian Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hóa, sản phẩm văn hóa,…) Giới hạn theo chiều rộng, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh, ) Giới hạn theo không gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị đặc trưng của vùng miền (văn hóa Tây Nguyên, văn hóa Nam Bộ,…) Giới hạn theo thời gian, ăn hóa

Trang 30

được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hóa Hòa Bình, văn hóa Đông Sơn,…) [24, 109]

Theo nghĩa rộng, văn hóa là tất cả những gì do con người sáng tạo ra Trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm nêu nhận định: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con

người sáng tạo ra và tích lũy thông qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong

sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình

Nhƣ vậy, cách hiểu theo nghĩa rộng của Trần Ngọc Thêm đƣa ra có sự gần gũi và thống nhất với phần lớn các định nghĩa về văn hóa đƣợc dùng hiện nay

Nhìn chung, ta có thể khái quát văn hóa trong những nội dung cơ bản

sắc văn hóa dân tộc và đƣa ra định nghĩa: Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng thể

những tính chất, tính cách, đường nét, màu sắc biểu hiện ở một dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp cho dân tộc đó giữ vững được tính duy nhất, tính thống nhất và tính nhất quán của bản thân mình trong quá trình phát triển [29, 18]

b Biểu hiện

Trang 31

Từ định nghĩa như trên đã có thể thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của văn hóa đối với mỗi quốc gia, dân tộc Nghị quyết Trung ương V của Đảng và Nhà nước ta một lần nữa khẳng định và nhấn mạnh ý nghĩa chiến

lược của văn hóa: là nền tảng tinh thần dân tộc, là mục tiêu đồng thời là động

lực của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc Đồng thời,

nêu ra biểu hiện của văn hóa trong đời sống ở những phương diện sau:

- Lao động và sản xuất, ăn, ở, mặc, giao tiếp, hoạt động giới tính;

- Hệ thống các nhận thức, quan điểm, và thể chế chính trị lưu hành trong một chế độ và làm nền tảng chính trị cho chế độ đó;

- Các tri thức đại cương và chuyên ngành về tự nhiên và xã hội con người, tức học vấn;

- Các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật;

- Khoa học kỹ thuật và công nghệ;

- Nhu cầu và hoạt động của thế giới tâm linh như tín ngưỡng, tôn giáo, đức tin;

Trang 32

Kế đến là chức năng điều chỉnh Khác với loài vật, thông qua cơ chế di truyền và chọc lọc tự nhiên mà biến đổi để thích nghi với cuộc sống, con người sử dụng văn hóa để chiếm lĩnh tự nhiên, dùng tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình Nhờ có chức năng này, văn hóa trở thành mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội loài người

Thứ ba, văn hóa có chức năng giao tiếp Một trong những điểm khu biệt con người với động vật là sự hợp thành quần thể xã hội có biểu hiện đặc trưng là giao tiếp Văn hóa cung cấp môi trường giao tiếp, phương tiện giao tiếp và điều kiện giao tiếp cho con người Ngược lại, quá trình giao tiếp cũng sản sinh ra văn hóa

Và cuối cùng, văn hóa có chức năng giáo dục Thông tin trong đời sống được mã hóa và truyền đạt nhờ vào hệ thống âm thanh, chữ viết, hình ảnh,… được tích lũy và nhân bản từ đời này sang đời khác Sự tích lũy và chuyển giao những giá trị tương đối ổn định đó thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội trong cộng đồng, như: phong tục, tập quán, lễ nghi, pháp luật,… tạo nên cái gọi là truyền thống văn hóa Những truyền thống này tác động đến nhận thức con người và thực hiện sự điều chỉnh hành vi, tư duy, thái độ cho phù hợp với những giá trị được tích lũy Văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định mà còn bằng những giá trị đang được hình thành Chúng tạo nên một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới Nhờ đó, mà văn hóa đóng vai trò quyết định trong xây dựng nhân cách con người, tạo nên nền tảng tinh thần của xã hội

Ngoài ra, văn hóa còn một số chức năng khác như: chức năng giải trí, chức năng thẩm mỹ, chức năng nhận thức Tuy nhiên, cũng như một số nhà nghiên cứu khác, Trần Ngọc Thêm cho rằng đây chỉ là những chức năng phát sinh từ bốn chức năng cốt lõi trên mà thôi

Trang 33

Như vậy, có thể thấy rằng, văn hóa đóng một vai trò vô cùng quan trọng và ý nghĩa đối với sự phát triển xã hội loài người Đó là kết tinh của một quá trình phát triển, biểu hiện cho thành tựu lao động và sinh tồn của con người Dù được biểu hiện dưới dạng vật chất hay tinh thần, văn hóa vẫn đảm đương nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển xã hội thông qua bốn chức năng chủ yếu: tổ chức, điều chỉnh, giao tiếp và giáo dục

1.1.1.3 Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa

Đi từ khái niệm đến chức năng, có thể nhận ra rằng, giữa văn học và văn hóa giao nhau ở một số điểm quan trọng Hơn thế nữa, xem xét văn học như một hình thái ý thức xã hội, mối quan hệ đó không chỉ là tương đồng, mà chính là quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau

Trước hết, một điểm dễ nhận ra, đó là văn học trực tiếp tái hiện đời sống văn hóa của mỗi dân tộc một cách toàn diện nhất Từ cái ăn, cái mặc, cách đi đứng, nói năng,… đến những tập tục, lễ nghi, sinh hoạt,… Văn học mang đến cho ta tri thức, sự hiểu biết về cuộc sống, về con người ở những nơi chốn và thời gian khác nhau, chính là mang ta đến với một nền văn hóa khác Việc trải nghiệm văn hóa của người đọc không thông qua việc ăn một món đặc sản, mặc một trang phục địa phương, mà ở việc đọc và thẩm thấu ý nghĩa tác phẩm Muốn tìm hiểu làng quê nông thôn Bắc bộ, hãy tìm đến với Kim Lân Muốn sống trong gió núi đại ngàn, với chất phóng khoáng của núi rừng Tây Nguyên, hãy đến với Nguyên Ngọc Muốn khám phá miền đồng bằng sông nước u tịch, hoang sơ nhưng đầy sức sống, hãy đọc Sơn Nam Mỗi trang văn không chỉ phản ánh cho ta thế giới hiện thực đầy đủ, vẹn toàn, mà ẩn sau

đó là dòng chảy ngầm văn hóa

Đối với văn hóa, nhiệm vụ của văn học không chỉ là phản ánh, mà là cất giữ Nói cách khác, văn học là phương tiện bảo lưu và chuyển tiếp văn hóa hiệu quả nhất Làm sao một người sinh ra ở thế kỷ này có thể hình dung

Trang 34

được tội ác nước Đông Hải không rửa sạch mùi, trúc Nam Sơn không ghi hết

tội của giặc Minh, cũng như khí thế hào hùng, can trường chính nghĩa của tổ

tiên ta ngày trước? Làm sao để biết được trong xã hội xưa, người phụ nữ đã bi

ai, đoạn trường đến mức nào, dù ở họ có bao nhiêu phẩm chất đáng được nâng niu, trân trọng? Làm sao biết được, trong giai đoạn giao thời, cũ mới chưa phân, Tây ta lẫn lộn, xã hội Việt Nam đã đảo điên thế nào, cũng như con người Việt Nam cay đắng ra sao? Làm sao biết được, dân tộc ta đã cùng nhau

trải qua một thời kỳ trường chinh khổ nhục nhưng vĩ đại, đầy mất mát nhưng

cũng lắm tự hào? Tất cả những điều đó, văn học giúp ta lưu giữ lại Và nó truyền đến ta thông qua những câu chữ, để ta hiểu biết, để ta trân trọng, để ta

tự hào

Sự phát triển đến đỉnh cao của văn học chính là một phần của tổng thể văn hóa Đó là lý do vì sao khi tìm hiểu văn hóa một giai đoạn, một thời kỳ, không thể không tìm hiểu nền văn học hiện hữu trong giai đoạn đó Nói về ý nghĩa này của văn học đối với nền văn hóa, Phạm Quỳnh từng cho rằng:

Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn Tuy có phần cảm

tính và tuyệt đối hóa, nhưng câu nói trên phản ánh một ý thức sâu sắc của vấn

đề xây dựng bản sắc văn hóa bằng con đường văn học nghệ thuật Thật vậy, văn học không chỉ phản ánh, cất giữ và lưu truyền, mà nó còn góp phần thể hiện diện mạo văn hóa Nhắc đến văn hóa Pháp, ngoài những công trình kiến trúc đồ sộ như tháp Eiffel, Khải Hoàn Môn, ngoài những cái hôn má giao tiếp lịch thiệp hay những nhà hàng cổ điển lừng danh khắp thế giới, người ta chắc chắn sẽ không quên nhắc đến Victor Hugo hay Balzac Văn hóa nước Anh đa dạng và đặc sắc với những nhà hát kịch nổi tiếng nhất thế giới, với nền âm nhạc nhiều màu sắc, với những buổi tiệc trà tao nhã, sang trọng, và dĩ nhiên không thể thiếu những cái tên của nền văn học rực rỡ như Chaucer, Shakespears hay George Orwell Nhắc đến Tây Ban Nha, người ta sẽ nghĩ ngay đến những chiếc cối xay gió khổng lồ, điệu nhảy Flamenco quyến rũ, lễ hội bò tót Fermin sôi động và không thể bỏ qua cái tên bất hủ Miguel de

Trang 35

Cerventes Như vậy, có thể thấy được, văn học là một phần của bộ mặt văn hóa, góp phần làm nên nền văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc

Và ngược trở lại, văn hóa có khả năng tác động mạnh mẽ, chi phối trực tiếp đến văn học Văn học ra đời ở thời kỳ nào sẽ mang những đặc trưng về sáng tác của thời kỳ ấy Điều này thấy rất rõ qua văn học trung đại của ta Sự câu thúc, gò ép về mặt hình thức, cũng như những khuôn sáo, chuẩn mực về mặt nội dung đã làm nền một thời kỳ văn học trung đại mẫu mực, quy phép,

để đến khi Hồ Xuân Hương xuất hiện lại gây nên một phen sóng gió Đề

cương văn hóa Việt Nam năm 1943 của Trường Chinh nêu rõ nhiệm vụ và

phương hướng của văn hóa nói chung và văn học nói riêng: người nghệ sĩ cũng là người chiến sĩ Từ đó, một loạt các TPVH ra đời trong thời kỳ này luôn được khoác bên ngoài chiếc áo văn hóa kháng chiến rực rỡ màu sắc sử thi Nói đến vấn đề này, cần lưu ý về khâu trung gian: người sáng tác Nhà văn phải là con đẻ của một cộng đồng, thuộc về một cộng đồng nhất định, tất nhiên ít nhiều đã tiếp nhận và chịu ảnh hưởng những yếu tố văn hóa của cộng đồng: cách ứng xử, lối tư duy, những tâm thái văn hóa khác Vì vậy, dù sáng tạo đến đâu, khi viết nên một tác phẩm, nhà văn vẫn thể hiện (một cách vô thức hay ý thức) các yếu tố văn hóa mà mình bị chi phối

Trước đây, văn hóa và văn học được xem xét với quan hệ ngang bằng, tương hỗ, cùng là hai hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng, phản ánh cùng một hạ tầng cơ sở Bởi thế, nghiên cứu văn hóa thì xem văn học như một nguồn tài liệu, còn nghiên cứu văn học thì tìm thấy ở đó những chủ đề văn hóa Như vậy, tức là văn học và văn hóa làm tài liệu tham khảo cho nhau Đỗ Lai Thúy đã nhận định như vậy để đi đến kết luận: nói như vậy, tức chỉ nhìn thấy quan hệ giữa văn học và văn hóa chỉ là quan hệ bề ngoài mà không bộc lộ được bản chất của nhau Thật vậy, giữa văn học và văn hóa, không đơn thuần chỉ là tài liệu tham khảo của đối phương, giữa hai yếu tố này

là mối gắn bó biện chứng chặt chẽ nhất có thể

Trang 36

1.1.2 Lý do cần tiếp cận văn bản văn xuôi từ góc độ văn hóa

Như trên đã trình bày, văn học và văn hóa có sự gắn bó khắng khít và thống nhất với nhau Nếu văn học là tấm gương phản chiếu văn hóa thì văn hóa là mạch huyết ngầm của dòng chảy văn học Nghiên cứu văn học, ngoài soi sáng nó dưới đặc trưng thể loại, phân tích và đánh giá theo từng yếu tố cấu trúc nên tác phẩm, cần tiếp cận theo nhiều hướng rộng mở khác nữa để nhìn nhận lại ý nghĩa của nó đối với đời sống, nơi văn học khởi nguồn và cũng là đích đến Và tiếp cận từ góc độ văn hóa là một trong những cách thức như thế Người ta sẽ không thể lý giải được sức sống bền

bỉ và mạnh mẽ của Lục Vân Tiên đối với đời sống tinh thần nhân dân Nam Bộ, nếu

không thấy được ở những Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Vương Tử Trực, Hớn Minh là sự kết tinh cái chất Nam Bộ của người dân nơi này Xem xét tác phẩm từ góc độ thi pháp mang lại những đóng góp ý nghĩa về mặt nghiên cứu, phê bình; tiếp cận tác phẩm từ góc độ văn hóa sẽ nhìn ra được ý nghĩa của nó đối với đời sống, là nơi văn học thực sự thuộc về, bên cạnh sự tri nhận về phía bản thân những biểu hiện văn hóa đặc sắc

Văn học hướng con người ta đến cái chân – thiện – mỹ, tức đòi hỏi sự đồng cảm và rung động của người đọc trước một nội dung ý nghĩa, một bài học nhân sinh Các chức năng cơ bản của văn học hướng đến sự hiểu biết, sự thức tỉnh, nuôi dưỡng

và giáo dục tâm hồn Người đọc tìm đến với văn chương, và văn chương tiếp xúc với người đọc, trước hết phải là sự đồng điệu, đồng cảm để giao lưu cảm xúc, chứ chưa phải sự xâm nhập các bình diện thi pháp cấu trúc tác phẩm Như vậy, tiệm cận với ý nghĩa tiên quyết trên đây của văn học, tìm hiểu văn hóa cũng là một hành trình bồi dưỡng, giáo dục về nhân cách, tâm hồn Hơn thế nữa, văn hóa còn là nền tảng tinh thần, là cội nguồn gốc rễ Sự đồng điệu này giữa văn học và văn hóa, ngoài biểu hiện gắn bó giữa chúng như đã biết, còn cho thấy hướng nghiên cứu nhiều tiềm năng trong nghiên cứu và giảng dạy tiếp cận văn chương

Sự có mặt của các yếu tố văn hóa trong tác phẩm văn học là điều thực sự rõ nét Tạm quy về phạm vi các tác phẩm Việt Nam để nhận thấy rằng: dù được thể

Trang 37

hiện trực tiếp hay gián tiếp, phô bày hay ẩn giấu, tường minh hay suy đoán, các yếu

tố văn hóa dân tộc là điều không vắng mặt ở mọi thể loại Trong đó, rõ nét nhất có thể kể đến là các tác phẩm văn xuôi Bởi lẽ, so với thơ, thì văn xuôi là mảnh đất rộng rãi và màu mỡ hơn cả để ươm mầm văn hóa Thơ ca dùng một khoảnh khắc của đời sống, một nỗi niềm của cảm xúc để bật ra ngôn từ Bấy nhiêu đó, tuy mang theo dấu

ấn cá nhân người nghệ sĩ nhưng vẫn chưa đủ để bầu không khí văn hóa thẩm thấu và thể hiện thật đậm nét Sự cô đọng, chắt lọc của thơ ca cũng là một đặc trưng khiến văn hóa là yếu tố dẫu có mặt nhưng cũng hết sức nhạt nhòa Trong khi đó, văn xuôi dùng một tình huống, một sự kiện để xây dựng nên tác phẩm, mà ở đó vốn dĩ đã tồn tại văn hóa rồi Tình huống không thể diễn ra nếu thiếu đi một bối cảnh cụ thể, con người cụ thể, hành động cụ thể,… Mà tất cả những cái đó, nhà văn không thể hư cấu khác đi hiện thực mà nhà văn cần phản ánh Chính ở đó, văn hóa là bầu không khí rộng lớn tồn tại và bao trùm Dù vô tình hay hữu ý, sự tái hiện hiện thực của nhà văn vào tác phẩm cũng chính là quá trình tái hiện đời sống văn hóa thông qua ngôn từ

Để khi tiếp cận tác phẩm, người đọc bắt gặp ở đó: Một câu nói, một dáng đi, một điệu cười, một hành động,… Một cái nhà, một dòng sông, một khu vườn, một cái võng,… Tất cả đều là văn hóa cả Văn hóa truyền thống Việt Nam tùy từng giai đoạn

mà biểu hiện đa dạng và phong phú trong bản thân mỗi tác phẩm văn xuôi

Mỗi tác phẩm ra đời là kết tinh của một quá trình lao động nghệ thuật phức tạp và đa dạng, vì vậy tiếp nhận tác phẩm cũng nên đa dạng hóa các cách thức khác nhau Trong đó, tiếp cận tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm văn xuôi nói riêng bằng con đường văn hóa là việc làm vô cùng ý nghĩa Bởi sự có mặt của văn hóa trong bản thân mỗi tác phẩm là điều tất yếu Không chỉ vậy, sự hiện diện đó còn có một ý nghĩa nhất định đối với sự biểu hiện các phương diện nghệ thuật của một tác phẩm

1.1.3 Yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông từ sau năm 2018

Đứng trước sự đổi mới không ngừng của xã hội, đổi mới giáo dục trở thành

nhu cầu mang tính cấp thiết và là xu thế mang tính toàn cầu Trong bối cảnh đó, Dự

Trang 38

thảo Chương trình giáo dục phổ thông sau 2018 được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban

hành vào tháng 04 năm 2017 không chỉ xác định mục tiêu, nội dung giáo dục mà còn nêu lên những yêu cầu về phẩm chất và năng lực cần có của HS

Về phẩm chất, HS bậc THPT cần có những biểu hiện phẩm chất dưới đây:

Yêu đất nước; Yêu con người; Chăm học; Chăm làm; Trung thực; Trách nhiệm

Trong đó, một số biểu hiện nổi bật có liên quan đến văn hóa của phẩm chất cần chú

thẩm mỹ nêu lên những nội dung gắn bó chặt chẽ với vấn đề văn hóa:

Nhận biết được giá trị phổ biến của văn hoá thẩm mỹ Việt Nam, một số giá trị nghệ thuật, nhân văn cơ bản của nhân loại và ảnh hưởng của chúng đến các lĩnh vực đời sống xã hội;

Trình bày, phân tích, đánh giá được tính thẩm mỹ, phản thẩm mỹ; giá trị vật liệu, giá trị văn hoá; thẩm mỹ trong nội dung và hình thức của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và các sản phẩm trong đời sống xã hội, trong văn học, nghệ thuật

Trang 39

Từ những nội dung trên, có thể thấy được, HS trong bối cảnh mới cần đạt những yêu cầu về phẩm chất và năng lực để hướng tới hình thành một công dân với đức, trí, thể, mỹ toàn diện Và văn học đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con người Vì vậy, đổi mới dạy học Ngữ văn luôn luôn là việc làm cần thiết Đây cũng là một trong những cơ sở để chúng tôi đề xuất cách thức đọc – hiểu văn bản mới, nhằm đáp ứng các yêu cầu của giáo dục hiện đại

1.2 Cơ sở thực tiễn

Trong phạm vi đề tài, dưới đây sẽ trình bày thực trạng dạy và học đọc – hiểu VBVX thường thấy hiện nay nhằm đi đến đề xuất cách đọc – hiểu văn bản văn xuôi từ góc độ văn hóa

Một giờ học đọc – hiểu văn bản thường hướng HS đạt được các mục tiêu:

Về kiến thức, HS hiểu biết những nội dung trọng tâm về tác giả và văn bản văn chương Trong đó, những hiểu biết về tác giả xoay quanh các phương diện cuộc đời, sự nghiệp và đặc điểm văn chương Về văn bản, HS hiểu biết những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật

Về kĩ năng, HS có khả năng đọc – hiểu một văn bản cùng thể loại; HS biết phân tích, đánh giá, bình luận về tác phẩm được học nhằm thể hiện khả năng cảm thụ và tư duy lập luận của HS

Về thái độ, HS tìm ra những bài học, thông điệp cuộc sống được gửi gắm trong tác phẩm, từ đó có ý thức rèn luyện, trau dồi phẩm chất cá nhân

Từ những mục tiêu đó, có thể nhận thấy, tiếp cận văn bản từ đặc trưng thể loại là con đường trực tiếp nhất, ngắn nhất và mang lại hiệu quả cao nhất cho công tác dạy đọc – hiểu văn bản Thực tế cho thấy, đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại có những ưu điểm nổi bật không thể phủ nhận:

Trang 40

Thứ nhất, cung cấp cho HS những kiến thức văn học nền tảng mang tính chất công cụ, phương tiện, giúp HS tiếp cận văn bản trực tiếp, dễ dàng nếu vận dụng thành công kiến thức lý thuyết được học

Thứ hai, định hướng tiếp cận văn bản ở những nội dung trọng tâm, cốt lõi Thứ ba, giúp HS rèn luyện khả năng đọc – hiểu một văn bản thuộc thể loại bất kỳ

Với những hiệu quả nêu trên, không khó để lý giải vì sao tiếp cận từ đặc trưng thể loại dường như trở thành cách thức đọc – hiểu văn bản được ưu tiên sử dụng trong việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường từ nhiều năm nay Thế nhưng, bên cạnh những lợi thế, bản thân cách thức đọc – hiểu này, trong quá trình triển khai tổ chức dạy học, lại dần dần bộc lộ những hạn chế nhất định Mà những hạn chế này, phần nhiều nằm ở phương pháp giảng dạy của GV Theo thời gian, dạy học đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại hình thành những thực trạng dưới đây – theo khảo sát và kết luận của Trần Đình Sử

Dạy học đọc – chép Hay còn có hình thức khác là GV ghi bảng, chiếu slide

Powerpoint để học sinh chép Tóm lại, đó là việc HS ghi chép nội dung bài học theo hình thức “sao chép” nội dung giảng dạy của GV trong tư thế bị động, được yêu cầu phải ghi chép Chứ chưa phải sự chủ động chiếm lĩnh tri thức, thể hiện qua việc ghi chép các ý trọng tâm, các vấn đề bản thân tâm đắc, hoặc còn thắc mắc để tìm hiểu, trao đổi với GV

Dạy nhồi nhét Đây là hiện tượng phổ biến của việc dạy văn học văn hiện nay Biểu

hiện của tình trạng này là việc GV cho HS chép tất cả những gì liên quan đến nội dung bài học mà không hoặc chưa làm rõ vấn đề HS không có cơ hội trao đổi, tranh luận để hiểu được bản chất sự việc mà chỉ tri nhận lớp nghĩa tường minh

Dạy học văn như nhà nghiên cứu văn học Một bài học văn bản văn học của HS

thường thấy hiện nay gần như đi sâu phân tích, tìm hiểu tác phẩm ở đầy đủ và toàn diện các cấu trúc của nó nhất có thể Trong khi, đây lại là công việc của những nhà chuyên môn, những học viên chuyên ngành, với hiểu biết về lý luận và đặc trưng thi pháp thể loại Trần

Ngày đăng: 18/06/2017, 14:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w