BÁO CÁO MÔN: ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG ISO 22000 CHO SẢN PHẨM BÁNH BAO BƯỚC 1: NHÓM AN TOÀN THỰC PHẨM (5.3) Danh sách nhóm an toàn thực phẩm tại công ty Stt HỌ và tên Chức vụ trong công ty Chức vụ trong nhóm an toàn thực phẩm 1 Nguyễn Trần Thị Ánh Thùy PGĐ.Sản xuấtkỹ thuật Nhóm trưởng 2 Lê Thị Xuân Hương Trưởng phòng sản xuất Thành viên 3 Nguyễn Huỳnh Anh Thi Trưởng phòng Quản lý chất lượng Thành viên 4 Nguyễn Trần Minh Thư Trưởng phòng RD Thành viên 5 Nguyễn Minh Phát Quản lý kỹ thuậtbảo trì Thành viên Nhóm trưởng: PGĐ. Sản xuấtkỹ thuật • Yêu cầu năng lực: Kiến thức và sự hiểu biết về việc áp dụng khi thiết lập và triển khai một chính sách chất lượng. Kiến thức và sự hiểu biết về nguồn lực sẵn sàng và ứng dụng của nó vào HT ATTP, kể cả việc phân công trách nhiệm và quyền hạn. Khả năng triển khai và kinh nghiệm quản lý các chương trình đánh giá để xác định hiệu lực của HT ATTP của tổ chức. • Nhiệm vụ: Đảm bảo HTQL ATTP được thiết lập, áp dụng, duy trì và cập nhật: + Xây dựng mô hình cho việc thiết lập hệ thống FSMS theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 22000: 2018. Tiến hành đánh giá nội bộ để đàm bảo rằng quá trình đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn. Đào tạo về việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 22000: 2018 vào thực tế Đảm bảo tính toàn vẹn của FSMS trong tổ chức và làm thế nào FSMS này phù hợp với yêu cầu của ISO 22000: 2018. Quản lý nhóm và tổ chức hoạt động của nhóm ATTP, đưa ra các định hướng phát triển FSMS của tổ chức. Đảm bảo việc đào tạo và năng lực cho nhóm ATTP. Ban hành các hành động khắc phục, phòng ngừa cho HTQL ATTP. Thực hiện triển khai họp xem xét đánh giá định kỳ, thẩm định hệ thống, thẩm tra định kỳ, đề xuất hiệu chỉnh chính sách, mục tiêu phù hợp. Báo cáo kết quả thực hiện HTQL ATTP đến lảnh đạo cao nhất về hiệu lực và tính phù hợp của HTQL ATTP. Thành viên 1: Trưởng phòng sản xuất • Yêu cầu năng lực: Nhận thức về công việc của tổ chức ảnh hưởng đến kết quả hoạt động HT ATTP thế nào. Kiến thức về các chuẩn mực hoạt động phải đáp ứng nhằm kiểm soát mối nguy có nghĩa như CCP, oPRP, PRP, … • Nhiệm vụ: Giám sát quá trình sản xuất, lên lịch trình sản xuất. Đảm bảo chi phí sản xuất. Xác định những nguồn lực cần thiết để sản xuất được đảm bảo. Phác thảo thời gian dự kiến hoàn thành công việc. Ước tính chi phí và thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng. Giám sát quy trình sản xuất và điều chỉnh lịch trình khi cần thiết. Lựa chọn và bảo trì thiết bị. Giám sát tiêu chuẩn sản phẩm và thực hiện các chương trình kiểm soát chất lượng. Liên lạc với các bộ phận khác nhau, ví dụ nhà cung cấp, quản lý: + Làm việc với các nhà quản lý để thảo luận, thực hiện các chính sách và mục tiêu của công ty. + Đảm bảo rằng quy trình sản xuất tuân thủ tiêu chuẩn chấn lượng về sức khỏe và an toàn. + Giám sát hoạt động của đội ngũ công nhân, hiệu suất làm việc, đào tạo nhân viên. Thành viên 2: Trưởng phòng Quản lý chất lượng • Yêu cầu năng lực: Khả năng xác định các rủi ro và cơ hội cần giải quyết nhằm đảm bảo FSMS có thể đạt được các kết quả dự kiến của mình, và lập các kế hoạch hành động thích hợp. Khả năng xác định các mối nguy về ATTP và xây dựng các biện pháp kiểm soát các mối nguy này. Khả năng để thiết lập, thực hiện và cải tiến HT ATTP. • Nhiệm vụ: Thực hiện hoàn thành mục tiêu của công ty, đảm bảo chất lượng sản phẩm, chức năng và hoạt động của cả phòng. Đề xuất chương trình, chính sách, kế hoạch đảm bảo chất lượng. Xây dựng và thiết lập quy trình, tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật chất lượng của công ty. Quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan đến chức vụ, quản lý công cụ, tài sản QA. Quản lý, lãnh đạo, hướng dẫn cho nhân viên QA thực hiện tốt vai trò của mình, công việc hàng ngày. Trao đổi, giải thích, tư vấn cho khách hàng, đối tác, nhà đầu tư. Đảm bảo cơ sở vật chất, hạ tầng, quá trình vận hành sản xuất tuân thủ theo đúng hướng dẫn, quy chế, quy định về quản lý chất lượng, tiêu chuẩn nội bộ. Đảm bảo sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tiêu chuẩn chất lượng của công ty. Giám sát hiệu suất bằng cách thu thập dữ liệu liên quan, tạo báo cáo thống kê. Quản lý tài nguyên, ngân sách cần thiết để thực hiện các chức năng của bộ phận. Thực hiện các yêu cầu khác của cấp trên bàn giao. Thành viên 3: Trưởng phòng RD • Yêu cầu năng lực: Nhận thức về công việc của tổ chức ảnh hưởng đến kết quả hoạt động HT ATTP thế nào Kiến thức về các chuẩn mực hoạt động phải đáp ứng nhằm kiểm soát mối nguy có nghĩa như CCP, oPRP, PRP, … • Nhiêm vụ: Lên ý tưởng cho sản phẩm theo định hướng phát triển của công ty. Nghiên cứu thị trường, thị hiếu người dùng, dự báo xu hướng tiêu dùng của tập khách hàng. Xây dựng tài liệu giới thiệu về sản phẩm. Nghiên cứu công thức và quy trình sản xuất cho sản phẩm sao cho tiết kiệm chi phí và thu được lợi nhuận tối đa, có hiệu quả, chất lượng có sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Nghiên cứu thị trường nguyên liệu đầu vào, cùng với phòng đảm bảo chất lượng xây dựng các tiêu chuẩn cho nguyên liệu và quá trình sản xuất. Thử nghiệm, đánh giá hiệu quả và sự hài lòng của người dùng về sản phẩm, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp. Làm việc với các đối tác có sẵn của công ty và mở rộng thêm đối tác sản xuất để lên kế hoạch phát triển sản phẩm. Tư vấn, đào tạo về sản phẩm và phối hợp với các bộ phận khác để triển khai dự án, tạo nên sản phẩm. Thành viên 4: Quản lý kỹ thuậtbảo trì Yêu cầu năng lực: Kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định luật định Kiến thức chuyên nghành. Kỹ năng mô tả hành vi có thể đo lường được cho mối nguy. Thực hiện đánh giá vận hành liên quan đến các hoạt động bảo trì. Khả năng triển khai và nắm rõ các chương trình đánh giá để xác định hiệu lực của HT ATTP của tổ chức. Nhiêm vụ: Tư vấn về máy móc thiết bị, tổ chức theo dõi tình trạng và giám sát vận hành trong sản xuất Bảo hành, sữa chữa các máy móc, thiết bị gặp sự cố đang trong quá trình sản xuất. Tham gia thiết lập các thiết bị theo kế hoạch ISO, SSOP, GMP. Điều phối kiểm soát chung ở khu vực sản xuất từ khởi đầu tới kết thúc với mọi diễn biến như nhập liệu, vận hành, an toàn. Cài đặt các thông số kỹ thuât của máy móc theo đúng tiêu chuẩn trong quy trình hướng dẫn trước khi tiến hành sản xuất. BƯỚC 2: Đặc tính nguyên liệu, thành phần và vật liệu tiếp xúc với sản phẩm (8.5.1.2) Bột mì đa dụng: Đặc tính sinh học, hóa học, vật lý Trạng thái: dạng bột, mịn, rời, khô Màu sắc: màu trắng hoặc màu trắng ngà đặc trưng của bột mì Cỡ hạt: ≤ 220 µm. Độ ẩm: ≤ 15,5% Hàm lượng protein: 9.5%11,5% Hàm lượng gluten ướt: 25%30% Độ tro: 0,50,75% pH: 66,3 Cấu tạo của các thành phần nguyên liệu, bao gồm cả phụ gia và chất hỗ trợ chế biến Lúa mì, vi dưỡng chất sắt và kẽm Nguồn gốc Thực vật Nơi xuất sứ Việt Nam Phương pháp sản xuất Lúa mì → sàng tạp chất → gia ẩm → ủ ẩm → nghiền → đánh tơi → sàng → làm sạch bột → phối trộn phụ gia → đóng bao → thành phẩm Phương pháp đóng gói và phân phối Bột mì được đóng 25kgbao PP dệt lồng túi PE bên trong. Vận chuyển bằng xe tải ở nhiệt độ thường, phân phối đến các đại lý, nhà máy. Điều kiện bảo quản và thời hạn sử dụng Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh ánh nắng mặt trời, nhiệt độ bảo quản < 28oC, độ ẩm