1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học (25)

13 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiềm năng và thực trạng của đào tạo trực tuyến (Elearning) trong trường đại học hiện nay
Tác giả Trần Quang Nam
Người hướng dẫn Đinh Thị Hương
Trường học Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Chuyên ngành Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 589,71 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn tới Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã đưa môn học Phương pháp luận nghiên cứu khoa học vào trong chương trình giảng dạy.. Nghiên cứu khoa học là

Trang 1

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIÊN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

- -

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU

KHOA HỌC

Giảng viên :Đinh Thị Hương Sinh viên :Trần Quang Nam

Mã sinh viên : B17DCVT257

Hà Nội, 06/2021

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn tới Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

đã đưa môn học Phương pháp luận nghiên cứu khoa học vào trong chương trình giảng dạy Và em xin trân thành cảm ơn cô Đinh Thị Hương giảng viên

bộ môn “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” đã tận tâm hướng dẫn và

truyền đạt lại kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học vừa qua Cô đã giúp chúng em hiểu về tầm quan trọng của môn phương pháp luận trong thực tiễn đời sống Không chỉ thế, cô còn giảng dạy nhiều câu danh thú vị với nhiều ý nghĩa triết học sâu sắc.

Môn học rèn luyện cho em những kỹ năng mềm cần thiết,trang bị những kinh nghiệm viết báo cáo và nghiên cứu khoa học hỗ trợ làm đồ án tốt nghiệp Đó thực sự là những kinh nghiệm bổ ích cho sinh viên năm cuối

Em mong muốn Học viện tiếp tục đưa thêm các môn học thuộc lĩnh vực khoa học vào giảng dạy để giúp sinh viên chúng em có thể nâng cao kiến thức cho chính bản thân cũng như trang bị kiến thức cho cuộc sống, công việc sau này Bài tiểu luận của em không tránh khỏi thiếu sót, kinh mong cô xem xét và góp ý.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10, tháng 6, năm

2021

Sinh viên

Trần Quang Nam

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1 MỤC LỤC 2

Câu 1 (3 điểm).Anh (chị) hiểu thế nào về tính mới trong nghiên cứu khoa học? 3 Câu 2 (7 điểm) Từ chủ đề về chuyển đổi số trong giáo dục, anh (chị) hãy thực

hiện các yêu cầu sau: 4 a) Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ đề trên (1 điểm) 4 b) Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu (2 điểm) 4 c) Trình bày khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài đã chọn (2 điểm) 5 Tình hình trong nước 9 Tình hình trên các khu vực khác 10 d) Sử dụng thẻ References trong Wold để lập danh mục tài liệu tham khảo theo chuẩn APA và chuẩn MLA (2 điểm) 12

a Chuẩn MLA 12

b Chuẩn APA 12

Trang 4

Câu 1 (3 điểm).Anh (chị) hiểu thế nào về tính mới trong nghiên cứu khoa

học?

Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm … dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới (đây

là hướng nghiên cứu hàn lâm) hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn (đây là hướng nghiên cứu ứng dụng)

Nghiên cứu khoa học là một dạng hoạt động xã hội, là một dạng nhân

công lao động xã hội và có các đặc điểm sau: Tính mới mẻ, Tính thông tin,

Tính khách quan, Tính tin cậy, Tính rủi ro, Tính kế thừa, Tính cá nhân, Tính kinh phí

Tính mới là thuộc tính quan trọng của nghiên cứu khoa học, Yêu cầu của tính mới trong nghiên cứu khoa học không cho phép sự lặp lại như cũ những cái đã phát hiện hoặc đã sáng tạo Và dù đạt được một phát hiện mới thì người nghiên cứu vẫn phải hướng tới, tìm tòi những điều mới mẻ hơn

Cái mới là những cái mà từ trước tới nay chưa ai biết hoặc biết nhưng chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, chưa chính xác, hoặc cái mới có thể là cái đã phát hiện nhưng vẫn tiếp tục được nghiên cứu ở góc độ, khía cạnh khác nhằm tìm

kiếm cái mới hơn như: Phương pháp mới cho một đối tượng mới, một khái

niệm mới, một phương hướng mới, một cách vận hành mới, một luận điểm mới…mà trước đó chưa ai phát hiện ra

Cái mới được xét ở nhiều góc độ khác nhau, nhiều cấp độ và trình độ khác nhau, nhưng dù ở mức độ nào thì cũng không thể lặp lại và nhất thiết phải được phát hiện bằng con đường Nghiên cứu khoa học chứ không thể bằng con đường khác Và trong nghiên cứu khoa học chúng ta cần hiểu sâu sắc, đầy đủ về những cái đã có bằng hoạt động và nghiên cứu lịch sử vấn đề nghiên cứu để tránh lặp lại và có thể sáng tạo được cái mới

Trang 5

Câu 2 (7 điểm) Từ chủ đề về chuyển đổi số trong giáo dục, anh (chị) hãy

thực hiện các yêu cầu sau:

a) Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ đề trên (1 điểm)

Đề tài: “Tiềm năng và thực trạng của đào tạo trực tuyến

(E-learning) trong trường đại học hiện nay”

b) Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu (2 điểm)

• Mục tiêu của nghiên cứu

Tìm hiểu các khái niệm, tính chất và đặc điểm cụ thể của phương pháp E-learning

Tìm hiểu về thực tế tình trạng hiện nay

• Đối tượng nghiên cứu

Các bạn sinh viên đại học đang tham gia học bằng phương pháp học trực tuyến

Các thầy cô tham gia giảng dạy trên nền tảng E-learning

• Câu hỏi nghiên cứu

Hiểu được E-learning là gì?

Những Ưu điểm, nhược điểm của E-learning?

Đào tạo có hiệu quả không?

Điều kiện cần thiết trong giảng dạy là như thế nào?

Vai trò của thầy và trò trong E-learning?

Nhưng phần mền, nền tảng nào hỗ trợ cho E-learning?

Xu hướng phát triển trong tương lai

Thực trạng các vấn đề hiện nay mà E-learning đang gặp phải?

• Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu bằng các tài liệu

Thu thập kết quả, ý kiến đánh giá từ của sinh viên qua các bài khảo sát online

Thu thập đánh giá của người dùng về các ứng dụng học online

Trang 6

• Hạn chế của nghiên cứu

Chỉ khảo sát được 1 bộ phận sinh viên nhất định và khảo sát bằng hình thức online

c) Trình bày khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài đã chọn (2 điểm)

E-Learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới Hiện nay, theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về E-Learning

Hiểu theo nghĩa rộng, E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin

Theo quan điểm hiện đại, E-Learning là sự phân phát các nội dung học bằng cách sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như Laptop, PC, SmartPhone, mạng Internet, … trong đó nội dung học có thể thu được

từ các website, đĩa CD, video, audio… thông qua một máy tính hay tivi; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: E-mail, thảo luận trực tuyến, diễn đàn, hội thảo, video…

Với sự bùng nổ phát triển của công nghệ hiện nay, E-learning ngày càng được ưa chuộng bởi tính linh hoạt và tiện dụng về thời gian lẫn địa điểm E-learning giúp người học giải quyết nhiều vấn đề khó khăn, người học có thể học ở văn phòng, ở nhà hoặc bất kỳ địa điểm nào thuận tiện và có thể học nhiều lần Đây là hạn chế mà các phương pháp giáo dục truyền thống không khắc phục được

Hiện nay, E-learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới Phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ và châu Âu, còn các khu vực khác như châu Á và Đông Nam Á là hai khu vực ứng dụng công nghệ này còn nhiều bất cập

E-learning có một số ưu điểm vượt trội so với loại hình đào tạo truyền thống

• Nội dung bài giảng được cập nhật nhanh chóng, phân phối dễ dàng tiện lợi

• Không bị quá phụ thuộc vào thời gian, địa điểm

• Dễ dàng tổ chức cho số lượng học viên lớn

Trang 7

• Tiết kiệm chi phí đào tạo

• Giảm tổng thời gian cần thiết cho việc học

Nhược điểm của E-learning

• Việc triển khai một hệ thống cần có chi phí lớn

• Do quen với phương pháp học tập truyền thống cho nên sinh viên và giảng viên sẽ gặp khó khăn về cách học tập và giảng dạy

• Khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ mới

• Một số trường học sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp

Phương pháp này lấy người học làm trung tâm, phải xuất phát từ tính chất, đặc điểm của người làm động cơ, cần tạo cho người học tích cực, tự lực, chủ động lĩnh hội tri thức, để học bộc lộ quan điểm, thái

độ đồng thời tranh luận kiến thức hiểu biết, từ đó người dạy có thể kiểm tra, đánh giá được mức độ lĩnh hội kiến thức để kịp thời có điều chỉnh phương pháp và nội dung giảng dạy

Theo như Brown, A R., & Voltz, B D (2005), để hoạt động một

hệ thống E-Learning cần phải đảm bảo các yêu cầu về phần cứng và phần mềm

➢ Điều kiện về phần cứng

o Để có một hệ thống E-Learning hoàn chỉnh cần có một hệ thống máy chủ (Server) đủ mạnh để quản lý tốt các tài nguyên (bài giảng, thảo luận giữa học viên với giảng viên

và các học viên với nhau) một cách tập trung

Trang 8

o Để có thể truyền tải thông tin nhanh chóng và tương tác giữa mọi người trong buổi học được tốt nhất thì kết nối Internet giữa Clients và Server phải mạnh

o Một chương trình giảng dạy E-Learning cần phải có các thiết bị Speaker, Microphone, Camera để việc trao đổi và tương tác giữa mọi người được tốt nhất

o Thiết bị giảng dạy của giảng viên phải đủ mạnh để có thể

xử lý nhiều tác vụ như là thiết kế các bài giảng đồ hoạ: AutoCaD, Photoshop, Camtasia…

➢ Điều kiện về phần mềm

o Để đáp ứng được môi trường giảng dạy tốt nhất, thì một chương trình E-Learning phải có thể chạy được trên hầu hết các nền tảng Desktop, Laptop, SmartPhone, Tablet và các hệ điều hành phổ biến hiện nay như Android, Windown, IOS…

o Phần mền phải được thiết kế có tính trực quan, tính tương tác và dễ dàng thao tác

o Ngoài phần mềm ra cần có thêm các Blog, Forum để các giảng viên và học viên có thể chia sẻ thêm kiến thức, lưu trữ tài liệu phục vụ cho chương trình học

o Phầm mềm cần đầy đủ các tính năng cơ bản như sau:

▪ Quản lý được giảng viên

▪ Quản lý được sinh viên

▪ Quản lý được lớp và lịch học

▪ Đánh giá của mọi người sau những buổi học

➢ Các điều kiện đối với giảng viên và học viên

Trang 9

o Đối với giảng viên cần phải có kiến thức về sử dụng máy tính, có kiến thức về phần mềm E-Learning đang sử dụng,

và các phần mềm riêng phục vụ cho từng ngành học khác nhau

o Học viên cũng phải có các kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính, sử dụng các phần mềm học Ngoài ra học viên cần tự chủ và sắp xếp thời gian học, trong buổi học cần tích cực thảo luận với giảng viên và các học viên khác

➢ Một số nền tảng được sử dụng phổ biến hiện nay

▪ Zoom Meeting

Phát triển bởi Zoom Video Communications, phần mềm này còn có thể quay video HD, thu âm và nhiều chức năng khác cũng như hỗ trợ số lượng người tham gia lên đến 1.000 người (số lượng người tham gia còn tùy thuộc vào gói Zoom mà bạn cần chi trả)

▪ Microsoft Teams

Được Microsoft ra mắt vào năm 2017 Microsoft Teams

hỗ trợ tạo phòng học, phòng họp, hay nhắn tin trực tiếp và

cả trò chuyện âm thanh cũng như video, người dùng cũng

Trang 10

có thể gửi kèm tệp với nền tảng này Có các gói dành cho doanh nghiệp và các gói dành cho cá nhân

▪ Google Meet

Ứng dụng Google Meet được Google chính thức ra mắt vào tháng 3 năm 2017 Cũng giống như các nền tảng khác nhưng với Google Meet cho phép người dùng học/ họp trực tuyến qua mạng trên nền tảng web được tích hợp trong G-suite của Google Đây là một trong những ứng dụng hoàn toàn miễn phí của Google nhằm hỗ trợ các buổi học/ họp trực tuyến qua mạng với số lượng người tham gia lớn, có thể lên tới tối đa 100 người

❖ Tình hình trong nước

Việt Nam được đánh giá là bắt kịp nhanh xu hướng thế giới bởi ở thời điểm năm 2010, khi E-Learning bắt đầu trở thành một xu thế toàn cầu và lan tỏa ra nhiều quốc gia trên thế giới thì ngay sau đó những doanh nghiệp, các trường đại học trong nước cũng có những bước đi khai phá đầu tiên, cho ra mắt một loạt các mô hình, hình thức đào tạo đại học từ xa như: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Đại học kinh tế quốc dân, Đại học ngoại thương…các trường đều có hệ đào tạo đại học từ xa

Ngoài ra, tại Việt Nam còn có sự xuất hiện của trường đại học chuyên đào tạo trực tuyến là FUNiX, một thành viên của hệ thống FPT Education

Hình thức này rất phù hợp với những sinh viên muốn học song song nhiều chương trình đào tạo cùng một lúc, những sinh viên học trái ngành, phù hợp với cả người đã và đang đi làm

Trang 11

E-learning giúp giảm chi phí học tập như tiền cơ sở vật chất, chi phí đi lại và ăn ở của cả sinh viên lẫn giảng viên Tiết kiệm thời gian

đi lại, công sức tổ chức và quản lý… góp phần tăng hiệu quả công việc

Tuy nhiên tại Việt Nam hạ tầng Internet chưa được mở rộng ra khắp

cả nước đó cũng là vấn đề cản trở lớn đối với việc học trực tuyến Bên cạnh đó việc học này gây khó khăn cho các sinh viên ít tiếp xúc với công nghệ

Một khó khăn nữa là hình thức đào tạo trực tuyến này chỉ áp dụng cho một số ngành học nhất định ví dụ như: Cộng nghệ thông tin, Thiết

kế đồ hoạ, Kinh doanh, các khoá học về giao tiếp, kỹ năng mềm… các ngành học có thể thực hành luôn trên máy tính

Nhưng ưu điểm của E-learning đem lại là rất lớn giúp phục vụ không chỉ sinh viên mà còn học sinh và giới trẻ Việt Nam hiện nay Giúp học tập và làm việc trong thời buổi dịch bệnh, giãn cách xã hội như hiện nay Nhưng mô hình đào tạo này vẫn chưa thực sự thu hút được số lượng lớn sinh viên tham gia theo học

❖ Tình hình trên các khu vực khác

Các quốc gia phát triển trên thế giới đã triển khai mạnh mẽ E-learning trong hệ thống giáo dục chung trên cả nước Trong những năm gần đây, E-learning đã và đang triển khai cho học sinh phổ thông, điển hình là các nước như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…

E- learning tại Mỹ

Ở Mỹ, không chỉ sinh viên đại học mà học sinh phổ thông cũng đăng ký học Online Học trực tuyến đang một trào lưu đang bùng

nổ tại những nước này Không chỉ là một phong trào tự phát, tại nhiều khu vực ở Hoa Kỳ các nhà quản lý giáo dục đã ban hành quy định là mỗi học sinh phải đăng ký học một số môn nhất định tại các lớp học trực tuyến Theo lý giải của các nhà quản lý, việc này như

là bước chuẩn bị nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho việc học tại các trường đại học sau này và thích ứng với môi trường làm việc của thế kỷ 21

Trang 12

E- learning tại Hàn Quốc

Theo Leem, J., & Lim, B (2007) chính phủ Hàn Quốc xem đây như một biện pháp giúp giảm tải chi phí dạy kèm tại các trung tâm luyện thi, nhờ đó góp phần bình đẳng trong giáo dục Song song với đó có nhiều kênh truyền hình học đường được được mở ra và các website cung cấp các bài tập, bài giảng ôn thi đại học miễn phí, thu hút một số lượng rất lớn học sinh tham gia Các giáo viên, giảng viên giỏi ở Hàn Quốc cho rằng E-learning đang mang lại cơ hội và

sự công bằng hơn cho giáo dục bởi những học sinh nghèo, học sinh

có hoàn cảnh khó khăn, học sinh ở vùng xa trung tâm thành phố có thể tham gia vào khóa luyện thi của những thầy, cô giỏi với mức học phí rất ít so với lớp luyện thi thông thường

E- learning tại các quốc gia khác

Tại một số quốc gia phát triển E-learning được triển khai với quy

mô rộng lớn và thu hút được rất lớn người theo học, ở nhiều độ tuổi khác nhau, với rất nhiều tính năng, tiện ích đi kèm để phục vụ cho việc học Chi phí cho các khoá học rất phù hợp, thời gian địa điểm học thì vô cùng linh hoạt

Trang 13

d) Sử dụng thẻ References trong Wold để lập danh mục tài liệu tham khảo theo chuẩn APA và chuẩn MLA (2 điểm)

a Chuẩn MLA

Brown, A R., & Voltz, B D Elements of Effective e-Learning Design The International

Review of Research in Open and Distributed Learning, 6, 2005

Leem, J., & Lim, B The Current Status of E-learning and Strategies to Enhance Educational

Competitiveness in Korean Higher Education The International Review of Research

in Open and Distributed Learning, 8, 2007

Lim, C The Current Status and Future Prospects of Corporate e-Learning in Korea 2007 Nguyễn Thị Ngà E-Learning – phương pháp dạy và học hiệu quả trong thời đại công nghệ

số 2012

Nguyễn Văn Linh, Phan Phương Lan, Trần Minh Tân Nghiên cứu xây dựng hệ thống

E-Learning hỗ trợ trong đào tạo theo chế tín chỉ Tạp chí khoa học ĐHCT., 2012

b Chuẩn APA

Brown, A R., & Voltz, B D (2005) Elements of Effective e-Learning Design

The International Review of Research in Open and Distributed Learning,

6

Leem, J., & Lim, B (2007) The Current Status of E-learning and Strategies to

Enhance Educational Competitiveness in Korean Higher Education The

International Review of Research in Open and Distributed Learning, 8

Lim, C (2007) The Current Status and Future Prospects of Corporate

e-Learning in Korea

Nguyễn Thị Ngà (2012) E-Learning – phương pháp dạy và học hiệu quả trong

thời đại công nghệ số

Nguyễn Văn Linh, P P (2012) Nghiên cứu xây dựng hệ thống E-Learning hỗ

trợ trong đào tạo theo chế tín chỉ Tạp chí khoa học ĐHCT

Ngày đăng: 15/10/2021, 10:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

❖ Tình hình trong nước. - Bài tiểu luận môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học (25)
nh hình trong nước (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w