1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề con người trong triết học friedrich nietzsche

76 3,2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 774 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HỒ THỊ MỸ TÌNH VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC FRIEDRICH NIETZSCHE LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC TRIẾT HỌC Huế, 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HỒ THỊ MỸ TÌNH VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC FRIEDRICH NIETZSCHE CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC MÃ SỐ: 60 22 80 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG Huế, 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ trong một công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Hồ Thị Mỹ Tình Con kính cảm ơn Ba Mẹ và gia đình, những người luôn tiếp sức, động viên về cả tinh thần lẫn vật chất, cho con tiếp tục hoàn thành ước vọng học tập của con. Em kính cảm ơn các thầy cô, đã cung cấp thêm cho em những kiến thức bổ ích, để em tiếp tục làm người đồng nghiệp tự tin hơn khi đứng trên bục giảng. Đặc biệt, xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, người đã rất tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn. Cảm ơn những người bạn gần xa, luôn sát cánh bên tôi chia sẻ những khó khăn trong suốt khóa học này. Xin chân thành cảm ơn! Hồ Thị Mỹ Tình MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kể từ khi bước vào lịch sử đến nay, cùng với việc đi sâu tìm hiểu thế giới xung quanh, con người đã không ngừng tìm hiểu về chính bản thân mình. Biết bao nhiêu câu hỏi xung quanh vấn đề con người được đặt ra, và cũng đã có không biết bao nhiêu cách trả lời về những câu hỏi ấy. Qua nhiều thời đại, với những chế độ xã hội kế tiếp nhau trong lịch sử, vấn đề con người không hề trở nên cũ trong nhận thức của nhân loại. Là một hình thái ý thức xã hội, triết học bao giờ cũng trở lại với con người và coi con người như một đối tượng trung tâm của mình. Dù là duy vật hay duy tâm, dù có tuyên bố hay không tuyên bố là “triết học của con người, vì con người”, thì mọi trào lưu triết học từ cổ đại đến hiện đại, từ phương Tây sang phương Đông đều đi vào lý giải một cách trực tiếp hay gián tiếp những vấn đề chung nhất của con người. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, những biến đổi mạnh mẽ của khoa học và xã hội đã thúc đẩy sự phát triển của các tư tưởng triết học. Vấn đề thân phận con người, sự tồn tại của con người càng trở thành vấn đề nóng bỏng trong triết học. Friedrich Nietzsche – một trong những triết gia dám tạo điểm nhấn, dám đưa ra những quan điểm trái chiều với quan điểm truyền thống trong xem xét và đánh giá con người. Friedrich Nietzsche, nhà tư tưởng Đức, người gây chấn động bằng tuyên bố “Chúa đã chết”. con người muốn hiện hữu với tư cách là chủ thể của chính mình, không tha hóa với chính mình, thì phải biết cởi bỏ những giá trị ảo quanh mình. Những tư tưởng về con người và những chủ đích mà con người cần vươn tới của Friedrich Nietzsche trở thành tiền đề quan trọng của chủ nghĩa hiện sinh, trong đó con người hiện hữu với tư cách là một nhân vị. Cùng chủ nghĩa hiện sinh, Friedrich Nietzsche đã tạo ra một phong cách sống mới, một cách nhìn mới về vấn đề con người. Vấn đề con người là một vấn đề triết học có ý nghĩa đặc biệt, do vậy, việc nhìn nhận, đánh giá vai trò và vị trí của con người luôn là một vấn đề cấp thiết trong mọi thời đại. Những năm gần đây, thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, quan niệm coi con người là trung tâm trở thành cách nhìn, cách nghĩ có sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà lý luận và các nhà chính trị  xã hội. Chúng ta, mỗi cá nhân đang sống và cống hiến, nhận thức rõ việc phát huy năng lực của chính bản thân đồng nghĩa với việc phát huy nguồn nhân lực cho đất nước, lấy con người làm trung tâm trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một việc làm đặc biệt có ý nghĩa và hết sức cấp thiết. Tìm hiểu, khai thác tư tưởng, quan niệm về con người của Friedrich Nietzsche để nhìn nhận rõ hơn, thiết thực hơn vấn đề con người, đồng thời chọn lọc những yếu tố tích cực, góp phần hữu ích vào việc phát huy mạnh mẽ hơn tiềm năng sức lực, trí lực của con người trong thời đại mới. Với ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài “Vấn đề con người trong triết học Friedrich Nietzsche” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học ngành triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Giới học thuật phương Tây đã rất quan tâm nghiên cứu triết học Friedrich Nietzsche, tiêu biểu có: Martin Heidegger, Felicien Challaye, Charter Andler, Karl Jasper,…Và Nguyễn Đình Thi là người mở đầu cho nghiên cứu về Friedrich Nietzsche ở Việt Nam vào năm 1942 [39]. Trước năm 1975, triết học Nietzsche được quan tâm đặc biệt ở Miền Nam Việt Nam. Các học giả miền Nam Việt Nam muốn thông qua triết học Nietzsche để tìm tiếng nói tương đồng cho thân phận con người, cho sự khốn cùng của trí tuệ trong xã hội hiện đại. Nổi bật có Lê Thành Trị với “Hiện tượng luận hiện sinh” [43]; Phạm Công Thiện với “Ý nghĩa trong Văn nghệ và Triết học” [40], “Im lặng hố thẳm” [41], “Ý thức bùng vỡ” [42]; Trần Thái Đỉnh với “Triết học hiện sinh” [12]; Thế Phong với “F. Nietzsche và chủ nghĩa đi lên con người” [35]. Bên cạnh đó việc dịch sang tiếng Việt những cuốn sách viết về Nietzsche và các tác phẩm kinh điển của Nietzsche đã góp phần đưa Nietzsche lại gần với những người quan tâm đến Triết học của ông, điển hình như: Felicien Challaye với “Nietzsche - cuộc đời và triết lý” [4], F. Nietzsche “Tôi là ai” [30] và “Buổi hoàng hôn của những thần tượng hay làm cách nào triết lý với cây búa” [31]… Ở miền Bắc trước năm 1975, do tập trung vào việc đấu tranh thống nhất đất nước nên triết học Nietzsche chỉ được nhắc đến trong một bài viết khi cần minh họa cho các tư tưởng của phương Tây. Sau năm 1975, đặc biệt sau năm 1986, chúng ta đã có cái nhìn mới về triết học phương Tây hiện đại. Tên tuổi của Nietzsche đã được nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu thừa nhận, trích dẫn, thậm chí còn được xem là cảm hứng sáng tác. Nhiều công trình nghiên cứu gần đây ở Việt Nam cũng như nước ngoài về triết học phương Tây hiện đại liên quan đến Nietzsche đã được xuất bản, như: “Triết học phương Tây hiện đại” (4 tập) của Lưu Phóng Đồng [13-16]; M. Heidegger với “Tác phẩm triết học” [17]; Diêu Trị Hoa với “Edmund Husserl” [18] và Hàn Lâm Hợp với “Max Weber” [20]. Lời giới thiệu về triết học Nietzsche của Quang Chiến trong “Zarathustra đã nói như thế” [32]; “Mười nhà tư tưởng lớn thế giới” [34] của Vương Đức Phong Ngô Hiếu Minh; “Phridrich Nitsơ” [2] của Lưu Căn Báo; “Câu chuyện triết học” [23] của Bryan Mage; “Nhập môn triết học phương Tây” [36] của S. E. Stumpt D. C. Abel; “Lịch sử triết học các luận đề” của S. E. Stumpt [37];“Hành trình cùng triết học” của T. Honderich [19]. Ở Việt Nam sau năm 1990, việc nghiên cứu và giới thiệu Nietzsche hướng vào hai bộ phận hợp nhất tạo thành tư tưởng Nietzschevăn học triết học, có các công trình như: Trần Mai Nhi với “Những trường hợp giữa F. Nietzschevăn học” [28]; “Nhân vị - một thành tố trung tâm của chủ nghĩa hiện sinh” [29]; Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng với “Lược khảo triết học phương Tây hiện đại” [10]; Nguyễn Tiến Dũng với “Lịch sử Triết học phương Tây” [9], “Chủ nghĩa hiện sinh: lịch sử và sự hiện diện ở Việt Nam” [8]; “Triết học Nítsơ và cuốn sách viết về triết học Nítsơ đầu tiên ở Việt Nam” [7]; Trần Thiện Đạo với “Chủ nghĩa hiện sinh thuyết cấu trúc” [11]; Nexmeyanov E.E với “Triết học hỏi đáp” [24]; Hoàng Đức Bình với “F. Nietzsche: con người và tác phẩm Zarathustra đã nói như thế” [3]; Hà Lê Dũng với “Sự ảnh hưởng của triết học F. Nietzsche đối với chủ nghĩa hiện sinh vô thần” [6]… Trong các công trình nghiên cứu trên, một số đi vào nhìn nhận và đánh giá tổng quát về cuộc đời và tư tưởng của Nietzsche, một số thì tập trung đi sâu phân tích một khía cạnh về con người và lập trường triết học của Nietzsche. Có thể khẳng định, cho đến nay, ở Việt Nam chưa có công trình nào trùng với tên của đề tài. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Sau khi hoàn thành, luận văn phải đạt được mục đích là: + Làm rõ quan điểm của Nietzsche về con người. + Chỉ rõ những luận điểm có thể kế thừa và những tư tưởng cần phê phán. Nhiệm vụ nghiên cứu: + Khái quát vài nét về Nietzsche và những nhân tố tác động đến sự hình thành quan điểm về con người của ông. + Phân tích những quan điểm của Nietzsche về con người và đưa ra đánh giá, nhận xét. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề con người trong triết học Nietzsche. + Phạm vi nghiên cứu: Những quan điểm về con người trong hệ thống triết học Nietzsche. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát triển con người trong thời đại mới. Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp của phép biện chứng duy vật với quan điểm: lịch sử, cụ thể, toàn diện và phát triển. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, đối chiếu và so sánh,… 6. Đóng góp của luận văn Nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ góp một phần nhỏ vào việc làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, tìm hiểu triết học phương Tây hiện đại ở bậc đại học và sau đại học. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm hai nội dung chính là 2 chương, 6 tiết. Chương 1: Sự hình thành tưởng về con người trong triết học Friedrich Nietzsche Chương 2: Nội dung cơ bản trong tư tưởng về con người của Friedrich Nietzsche CHƯƠNG 1 SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC FRIEDRICH NIETZSCHE 1.1. Bối cảnh thời đại Marx viết: “Các nhà triết học không phải là những cây nấm mọc trên đất. Họ là những sản phẩm của thời đại mình, dân tộc mình, mà những tinh lực quý giá nhất và khó thấy nhất đã được suy tư trong các khái niệm triết học” [27, tr.9]. Vâng, mỗi thời đại sinh ra những anh hùng, những tư tưởng nảy mầm trên từng mảnh đất của những con người sống trong thời đại ấy. Tất cả chính là những tinh túy, là niềm trăn trở của các bậc vĩ nhân, dẫn nhân loại bước lên những nấc thang mới của sự phát triển. Một tất yếu lịch sử ở thế kỷ XIX là sự ra đời của triết học Mác, khi châu Âu đang trong giai đoạn đầy biến động về tất cả mọi mặt của những vấn đề nóng bỏng của thời đại, đó là: Thân phận con người sẽ như thế nào? Xã hội loài người sẽ đi về đâu? Người ta nói rằng, thế kỷ XIX là thế kỷ của những biến đổi mạnh mẽ của tinh thần lẫn vật chất, từ chính trị đến kinh tế, khoa học – kỹ thuật ở châu Âu. Làm thay đổi toàn bộ bộ mặt, cũng như đã phủ lên đời sống của con người châu Âu một lớp áo mới – một sự chuyển đổi mới mẻ về chiều sâu tâm lý, quan niệm sống và cảm xúc. Thế kỷ mà chủ nghĩa tư bản xác lập địa vị thống trị của mình, dần chuyển sang chủ nghĩa đế quốc – giai đoạn tột cùng của nó. Chủ nghĩa tư bản tạo ra một lực lượng sản xuất đồ sộ gấp nhiều lần lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước gộp lại. Nền sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao, kéo theo sự bóc lột ngày càng tinh vi hơn, sự phân hóa giàu nghèo vì thế cũng ngày càng gay gắt. Thế kỷ XIX cũng là thế kỷ mà sự phát triển của khoa học liên tiếp phục vụ cho sự phát triển của sản xuất. Những phát minh về hóa học, vật lý thúc đẩy ngành cơ khí chế tạo phát triển, đưa lại bước tiến mới chưa từng thấy về năng suất lao động, sản phẩm tăng đột biến, cơ sở kỹ thuật của nền sản xuất đổi mới, hiện đại. Như ngọn lửa bỗng dưng bừng sáng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, nước Anh trở thành cường quốc của kỹ thuật. Sự thắng lợi của cuộc cách mạng Công nghiệp đã đưa tri thức và khoa học lên tầng cao mới. Trong bức màn đêm trung thế kỷ, Kytô giáo là cột trụ tinh thần của người châu Âu. Chúa là đấng cứu thế duy nhất cho đời sống khổ đau của con người. Khi chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, khoa học tự nhiên tiến những bước dài, dẫn đến sự tan rã của tín ngưỡng Kytô giáo. Ở thế kỷ này, khi giai cấp tư sản ráo riết chống Tôn giáo thì người ta lại tìm cách khôi phục lại những tín điều, những quan niệm hẹp hòi từ truyền thống Kytô giáo. Họ làm sống lại niềm tin của Chúa, những ma lực thần thánh đã một thời điều khiển toàn bộ hoạt động của con người. Quan điểm mới về thần thánh lúc bấy giờ chỉ khác với thời Trung cổ ở chỗ: sự mặc khải trong ánh điện thay thế cho sự mặc khải trong ánh sáng nhập nhòe của nến. Khi khoa học tự nhiên phát triển, chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý tính được phản ánh trong triết học đã làm lung lay về căn bản cơ sở tín ngưỡng Kytô giáo, mọi giá trị truyền thống tan rã, người ta ngày càng cảm thấy mất đi ý nghĩa đã từng được xác định. Con người hầu như trong trạng thái chân không không nơi nương tựa. Nghĩa là, trong lòng châu Âu nhen nhóm tư tưởng chống lại tư tưởng của Kytô giáo, cùng với sự xuất hiện những vĩ nhân và các học thuyết mang tầm vóc thời đại. Một thế kỷ mà châu Âu gần như sôi sùng sục trong chảo lửa của cả sự phát triển, đấu tranh và tiêu diệt. Một thế kỷ gắn với nhiều đổi thay, không chỉ lái châu Âu sang một ngã rẽ mới mà còn làm cho thế giới cũng chịu những tác động không nhỏ, khi: “Máy móc có sức mạnh kỳ diệu trong việc giảm bớt lao động của con người, và làm cho lao động của con người có kết quả hơn, thì lại đem lại nạn đói và tình trạng kiệt quệ đến cho con người. Những nguồn của cải mới từ xưa đến nay chưa ai biết, dường như có một sức mạnh kỳ diệu nào đó lại đang biến thành nguồn gốc của sự nghèo khổ. Những thắng lợi của kỹ thuật dường như lại được mua bằng cái giá của sự thay đổi về mặt tinh thần” [26, tr.12]. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật làm vơi đi gánh nặng của đời sống xã hội, song ở những điều kiện xác định lại làm cho chính cuộc sống bị tiêu diệt. Lúc này, các thành tựu mà con người tạo ra gần như quay lại chống con người. Niềm tin bị khủng hoảng, khi mọi thứ ngày càng hiện đại thì chính con người ngày càng bị tha hóa: “Sự đảo lộn liên tiếp của sản xuất, sự rung chuyển không ngừng của tất cả các quan hệ xã hội, sự luôn luôn hoài nghi và sự vận động làm cho thời đại tư sản khác với tất cả các thời đại trước. Tất cả các quan hệ xã hội cứng đờ và hoen rỉ, với cả tràng quan niệm về tư tưởng được tôn sùng từ nghìn xưa đi kèm những quan hệ ấy đều đang tiêu tan; những quan hệ xã hội thay thế, những quan hệ đó chưa kịp cứng thì đã già cỗi ngay. Tất cả những gì mang tính đẳng cấp và trì [...]... nhưng tất cả đều xoay quanh vấn đề con người: bi kịch của đời người, thiện và ác, khát vọng tình yêu, sự hoài nghi, sự ngay thẳng, tâm lý tín ngưỡng, quyền làm người, sự bất bình của con người với nỗi trăn trở về cuộc sống và số phận của con người trong xã hội hiện tại đang nhiễu loạn Những tác phẩm của Nietzsche đã khẳng định sức mạnh và giá trị đáng phục của một con người đặc biệt, một con người mà cuộc... thích được sự tồn tại của con người, hành động của con người, kết cấu bên trong của con người Shopenhauer đảo ngược quan hệ vật chất và tinh thần, quy kết mọi bộ phận trong con người là sản phẩm của tinh thần Theo Shopenhauer, con người là một bộ phận của vũ trụ; con người có ý chí và ham muốn, ý chí và ham muốn chi phối tất cả Ông tuyên bố “Thế giới là ý chí của tôi” Con người khác với các vật khác... giác ấy chỉ có thể là ý nghĩa, không thể nói thành lời Luân lý là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong triết học Shopenhauer Ông xem vấn đề con người, đặc biệt vấn đề tự do của con người vấn đề hạt nhân Shopenhauer cho rằng, nếu loại bỏ hoặc xem nhẹ tự do, thì không thể bàn đến sự tồn tại thật sự và hành vi đạo đức của con người Nhưng ông lại xem lĩnh vực đạo đức là lĩnh vực không có liên... hoàn thiện quan điểm mỹ học triết học – đời người Hai thần Mặt trời và thần Rượu đều bắt nguồn từ bản năng của con người, cái trước là sự xung động con người cá thể mượn ảo giác ngoại quan tự tôi khẳng định; cái sau là sự xung động con người cá thể tự mình phủ định và trở về bản chất thế giới Nietzsche lấy thần Mặt trời và thần Rượu làm khái niệm cơ bản nhất, trình bày những vấn đề như cội nguồn, tinh... sống mà đầu tiên là giá trị của con người 1.2 Friedrich Nietzsche và quá trình hình thành tư tưởng về con người 1.2.1 Sơ lược tiểu sử Friedrich Nietzsche Friedrich Nietzsche là nhà triết học, nhà thơ nổi tiếng nước Đức, nhà tư tưởng lớn thời cận đại Sinh ngày 15 tháng 10 năm 1844 ở Roecken, miền Trung nước Đức, tức miền Thuringe, nơi phát xuất phong trào cải cách Sinh ra trong buổi giao thời thế kỷ từ... hiện thân của những gì mang tính người nhất trong văn hóa của người Hy Lạp Thế giới của Dionysus là một thế giới cuồng say, là thế giới sâu kín mà tính người được biểu hiện đầy đủ, là thế giới đời sống con người thụ cảm mãnh liệt nhất, ở đó đời sống con người và đời sống thế giới hòa hợp làm một Đó là thế giới phi lý tính Theo Nietzsche, một triết học xứng danh là triết học phải có đủ cả hai chất Apollo... đích xác, trong hai tính chất đó, chất Dionysus phải giữ vai trò uyên nguyên và trọng yếu Nietzsche nhiều lần nhấn mạnh rằng, triết học chân chính là triết học phi lý tính, là triết học của Dionysus Vậy nên, Thần Rượu chính là linh hồn của triết học Nietzsche Nietzsche cho rằng cuộc sống giống như một tấm thảm, sợi dây đau khổ và sợi dây hoan lạc đan xen vào nhau, thiếu bất kì một sợi dây nào đều có thể... vào đại học, đỗ tiến sĩ triết học tại Đại học Jena Từ bé có tính tình lãnh đạm, ngạo mạn, vui buồn thất thường, có vẻ như mắc bệnh thần kinh Tác phẩm triết học chủ yếu: Thế giới với tính cách là ý chí và biểu tượng (1818), Bàn về ý chí tự nhiên (1836), Hai vấn đề căn bản của luân lý học (1841) Ông rất tự tin và đánh giá cao triết học của mình Trước cách mạng 1848 thất bại, ảnh hưởng của triết học Schopenhauer... nghi, chán nản về cuộc sống và số phận con người Ông mất vào ngày 25 tháng 8 năm 1900 Cuộc đời của vô vàn những biến cố 1.2.2 Sơ lược tư tưởng và tác phẩm của Friedrich Nietzsche Triết học phương Tây hiện đại với nghĩa là triết học phi mác xít đã hình thành và được truyền bá ở các nước phương Tây từ giữa thế kỷ XIX đến nay Đó là một trong những vấn đề mà giới triết học thế giới và Việt Nam rất quan tâm,... kỷ XIX chứa đựng đầy đủ các khía cạnh, màu sắc của xã hội và con người ở châu Âu lúc bấy giờ Một giai đoạn lịch sử đầy biến động, những vấn đề kinh tế nóng bỏng cùng sự xoay đổi giá trị và thân phận con người Từ bức tranh toàn cảnh này, ta có cơ sở để tìm hiểu thấu đáo hơn tư tưởng của nhà triết học người Đức - Friedrich Nietzsche, một con người dám dấy lên tiếng chuông đổi thay cuộc sống hiện tại; . tưởng triết học. Vấn đề thân phận con người, sự tồn tại của con người càng trở thành vấn đề nóng bỏng trong triết học. Friedrich Nietzsche – một trong. TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HỒ THỊ MỸ TÌNH VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC FRIEDRICH NIETZSCHE LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC TRIẾT HỌC Huế,

Ngày đăng: 06/01/2014, 15:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w