Richard Wagner – một gợi ý sâu thẳm về tâm linh

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học friedrich nietzsche (Trang 35 - 76)

Richard Wagner – nhạc sĩ, nhà văn người Đức, sinh ngày 22 tháng 5 năm 1813 tại Leipzig, nước Đức, mất ngày 13 tháng 2 năm 1883 tại

Venice. Là nhà soạn nhạc kiêm nhạc trưởng, đạo diễn kịch và nhà lý luận âm nhạc người Đức nổi tiếng bởi các tác phẩm opera. Không như nhiều soạn gia lớn khác, ông tự viết lời lẫn phân cảnh cho các tác phẩm của mình. Âm nhạc của ông nhất là thời kì sau này trứ danh bởi cấu trúc đối âm (contrapuntal), phong phú chất nửa cung (chromatism) lẫn giai điệu và hòa âm, trau chuốt theo một mô-típ nền nhạc luôn thích hợp vời từng nhân vật, từng phân cảnh trong nhạc phẩm. Wagner là người tiên phong dùng những kỹ thuật rất khó trong âm nhạc như chất nửa cung nghiêm ngặt, chuyển đổi âm vực rất nhanh và do đó đã tạo ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của nền âm nhạc cổ điển tại châu Âu.

Các tác phẩm của ông: Chiếc tàu thủy ma (1841), Tannkaupu chiếc vòng của Nibelemy (1852 - 1876), Tristan và Isolta (1866)…

Wagner thuộc trường phái thần bí và tương trang, ông đạt đến một sự hòa lẫn giữa bản vào và âm nhạc, một sự hài hòa giọng và thành ca, một sự thống nhất sâu sắc đề tài, chủ đề.

Wagner là người soạn nhạc kịch tuyệt vời, người khám phá ra sợi dây liên hệ đích thực nối liền âm nhạc với kịch bản, âm nhạc với đời sống. Người nhạc sĩ tài ba này đã sáng tạo một tương quan hoàn toàn giữa thế giới thấy và nghe. Với Wagner, cái gì nhìn thấy được trong vũ trụ đều có khuynh hướng hóa nội tại để biến thành âm thanh, cái gì nghe được trong vũ trụ đều khao khát hóa nên hình thể, lao mình vào ánh sáng và trở nên cái thấy được. Wagner khai sáng nên tính hợp nhất của khả năng nghệ

thuật ở con người bằng việc dung hòa thơ ca và âm nhạc. Tác phẩm của Wagner không hỗn tạp, khán thính giả thưởng thức đều thấy niềm vui dâng trào, như là được tiếp thêm sức sống mới tự mình vươn lên.

Mùa thu năm 1868, Nietzsche gặp Richard Wagner, từ việc cùng chia sẻ sự kính trọng dành cho Schopenhauer mà hai người trở nên thân thiết. Trước đó, Nietzsche đã quen biết chị của Wagner, một đêm khi Wagner đến thăm chị, Nietzsche làm quen với Wagner, ông kể lại: “Trước và sau khi ăn cơm, Wagner đã biểu diễn tất cả những đoạn hát quan trọng của những ca sĩ rất nổi tiếng, ông bắt chước rất tự nhiên mọi âm thanh. Ông là một người rất sôi nổi và nhiệt tình, nói rất nhanh, rất khôi hài, thường làm cho những người tham dự cảm thấy rất thân thiết, vui vẻ” [2, tr.39]. Wagner là một con người tài hoa và sáng tác rất giỏi, cũng thần tượng Schopenhauer. Một năm trước khi bị điên, Nietzsche xuất bản cuốn

Trường hợp của Wagner (1888) và sau đó là Nietzsche chống lại Wagner

(1895).

Nietzsche bày tỏ lòng cảm phục đối với Wagner không hơn kém gì so với lần mới bắt gặp tư tưởng Schopenhauer: “Lần đầu tiên tiếp xúc với Wagner cũng là lần đầu tiên hít thở sâu nhất trong cuộc đời của tôi, tôi xem ông như là người nước ngoài khác với người Đức, coi ông là hóa thân chống lại “đạo đức của người Đức” [2, tr.40].

Wagner là một người có tính khí nóng nảy, hay nổi giận và nói to tiếng, hay bắt nạt và dày vò Nietzsche. Tuy nhiên, vợ chồng Wagner rất yêu mến Nietzsche, xem Nietzsche như là người trong nhà. Trong không khí của một gia đình thoát khỏi trần tục này, Nietzsche cảm thấy rất thoải mái, ông thấy rất vui và như được an ủi khi tiếp xúc với thiên tài âm nhạc Wagner, nơi ông có thể gần gũi trò chuyện, sẻ chia. Nietzsche xem Wagner như một người anh trai, vừa sùng bái tác phẩm của nhà soạn nhạc tài hoa, vừa ngưỡng mộ tấm lòng vị tha của Wagner: “Từ trước đến nay chưa có một người nào như vậy…ông đã thấm đẫm triệt để triết học cảm hóa người rất tuyệt diệu” [2, tr.41]. Với Nietzsche, không thể có một nhà báo hay một nhà bình luận nào có thể đủ sức bình luận về Wagner, vì tất cả đều đứng trên cơ sở khác, không thể quen được với tinh thần của tài năng độc đáo của người nhạc sĩ này. Trong Wagner tồn tại một lý tưởng tuyệt đối, một loại nhân tính cảm kích con người rất thắm thiết, một nhân cách sống cao thượng. Nietzsche đã có những nhà chuyên môn chống lại mình, duy chỉ có Wagner là hiểu được những thay đổi trong ông, yêu mến ở trí tuệ đang trên

đường trưởng thành này. Cuộc gặp gỡ của Nietzsche với Wagner trở thành nguồn của một tình yêu say mê, mở rộng đến vô tận quy mô của sự nhạy cảm của ông.

Tiếp xúc với Wagner, Nietzsche có những ngày sống thoải mái, giá trị và có nhiều thu hoạch. Nietzsche tâm sự với Wagner nhiều điều, cả những thắc mắc và lo lắng trước tình cảnh của trí thức Đức. Wagner thì kể cho Nietzsche về những học giả Đức bị người ta coi khinh, cho Nietzsche xem những tạp văn về mỹ học và triết học của ông. Có lúc, trong suy tưởng của mình, Nietzsche nhận thấy rất bị ảnh hưởng bởi Wagner khi nhận thức của ông về Hy Lạp bắt đầu thay đổi.

Cuốn sách đầu tiên, tư tưởng mà cho thấy Nietzsche chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Wagner là: bi kịch là con đẻ của âm nhạc thuần túy, âm nhạc – mẹ của bi kịch. Nietzsche xem Wagner là đại diện đỉnh cao của sự phát triển âm nhạc hiện đại, giống như Schopenhauer là nhà triết học vĩ đại nhất từ Platon đến nay. Dựa theo lý luận của Wagner, Nietzsche bộc lộ rõ sự lo lắng đối với văn hóa đương đại.

Nietzsche từ bỏ thần học, chọn ngôn ngữ học, bộc lộ thế giới nội tâm của mình trong sự lo lắng đối với cuộc sống. Làm quen với thiên tài âm nhạc khiến cho sức mạnh chiến đấu của ông càng sôi sục, ấp ủ một ước mong tìm tòi, khai thác ý nghĩa cuộc sống chân thực đang bị vùi lấp trước vô vàn thứ đang ngổn ngang.

Mặc dù đã có lúc Nietzsche phát hiện trong Wagner có nửa dòng máu Do Thái, ông không chấp nhận việc Wagner thấy trong Kytô giáo một giá trị đạo đức và một vẻ đẹp có ảnh hưởng hơn những khuyết điểm thần học của nó. Mặc dù trong cuốn Trường hợp của Wagner, Nietzsche giận dữ viết những điều không hay về Wagner. Nhưng chúng ta thấy rằng, cuối cùng, Nietzsche vẫn thích nghĩ về một tình bạn như "tình sao" (những vì sao trên trời), là mối tình vẫn âm thầm gắn bó với cuộc đời ông, là một phần kinh nghiệm phong phú và giá trị nhất đời ông. Cũng chính vì toàn bộ tâm hồn Nietzsche tràn đầy tình yêu mãnh liệt với trí tuệ ấy, nên khi đoạn tuyệt với Wagner đã gây nên ở ông một vết thương sâu rỉ máu, không thể liền được da và để lại sẹo hoàn toàn. Về sau, vào một giây lát minh mẫn trong cơn điên cuối đời, khi nhìn thấy một bức tranh Wagner, đã chết từ lâu, Nietzsche đã thốt ra rất khẽ: "Chính người ấy, ta đã yêu nhiều". Đối với ông, tình bạn với Richard Wagner là một trong những hội ngộ thiêng liêng nhất.

Kết luận chương 1

Một tuổi thơ chịu nhiều đau thương, bất hạnh. Một cuộc đời gặp vô vàn những mất mát, ngổn ngang. Một sự chuyển giao giữa cũ và mới, khuôn mẫu và phá cách. Đó là cách nói về sự ra đời của một thiên tài – Friedrich Nietzsche, người sống trong sự đấu tranh cuồng nhiệt, có lúc tưởng chừng như đã gục ngã, nhưng ông đã không những không chịu đầu hàng mà còn tiến những bước xa hơn.

Thời đại, con người và cuộc đời sinh ra ông, sinh ra một tư tưởng lớn dám dỏng dạc hét lên một tiếng hét chưa từng có: “Chúa đã chết” làm xoay chuyển, đảo lộn mọi giá trị của cuộc sống. Nietzsche đã đưa con người mê muội trở về với đời sống thực, đưa con người trở về với giá trị thực của mình. Từ những bài học lớn lao mà những người thầy để lại, cùng với tư chất sẵn có của bản thân, hình thành nên tư tưởng của một Friedrich Nietzsche, dẫu chưa thoát ly được địa vị giai cấp của mình, nhưng Nietzsche vẫn luôn được xem là một tâm hồn lớn nhất mà nước Đức và cả châu Âu đã sản sinh được từ sau Goethe đến nay, điều mà Felicien Challaye vẫn luôn tâm đắc.

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG VỀ CON NGƯỜI CỦA FRIEDRICH NIETZSCHE

2.1. Quan điểm của Friedrich Nietzsche về con người

Triết học là bộ môn đòi hỏi nhiều suy tư, bản chất của triết học là phản tỉnh, là đánh giá về hành vi, đánh giá về cuộc đời con người. Tất cả mọi con đường, hướng đi mà nhiều nhà triết học hướng tới đều nhằm một mục đích là nghiên cứu con người và vì con người. Và “những vấn đề to lớn của con người là những đam mê to lớn của Nietzsche” [4, tr.52]. Khác với các nhà triết học đương thời, Nietzsche nghiên cứu con người theo hướng riêng của mình.

2.1.1. Con người, sự kết hợp tạo nên một nghịch lý về đạo đức: đạo đức ông chủ và đạo đức người nô lệ

“Trải qua tất các nền luân lý thanh nhã hoặc thô tục đã hay còn đang thống trị thế giới, tôi nhận thấy một ít nét căn bản. Tôi nhận định có hai nền luân lý khác hẳn nhau: luân lý chủ ông và luân lý nô lệ. Luân lý chủ ông là luân lý của giai cấp thống trị, giai cấp quý tộc: tất cả những gì liên can đến quý tộc đều “tốt”; trái lại tất cả những gì do đám phàm dân hoặc có liên can đến sinh hoạt của bọn này đều bị cấp quý tộc cho là “xấu”, là hèn. Như thế, cấp chủ ông đã tác tạo ra một bảng giá trị; và họ cùng nhau chia sẻ niềm tin tưởng này: bọn lê dân hèn đớn, thiển cận và hay nói dối” [dẫn theo: 12, tr.129].

Trong tác phẩm Phía bên kia của cái thiện và cái ác, Nietzsche đã phát hiện ra hai loại hình đạo đức chủ yếu, đó là đạo đức ông chủ và đạo đức người nô lệ. Trong các tác phẩm sau đó như Phổ hệ của đạo đức, ông tiếp tục trình bày rõ hơn hai loại đạo đức này. Cái gọi là đạo đức nô lệ là đạo đức chỉ được những người bình thường, “người hạ đẳng” tôn sùng. Những người này đã thiếu sức sống, thiếu sự hăng say, không có lý tưởng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống và không có nguyện vọng tự sáng tạo. Họ xem lợi ích đạt được là tiêu chí của cuộc sống và hành động, xem sự thương hại, thông cảm, nhân từ, độ lượng là đạo đức đẹp, xem những người có sức mạnh, những cá nhân có cá tính độc lập là người nguy hiểm, người ác. Họ sợ sệt, ghen ghét, thù hằn người có sức mạnh, hòng thông qua những nguyên tắc đạo đức mà họ tôn sùng làm công cụ chống lại những người có

sức mạnh, bắt những người đó phải tuân theo những nguyên tắc đạo đức ấy, không nên vì muốn thỏa mãn sự ham muốn của mình mà ép buộc người hèn yếu. Tức là họ muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa kẻ mạnh và kẻ yếu, thực hiện sự bình đẳng trong xã hội. Nietzsche cho rằng loại đạo đức nô lệ này cũng là đạo đức Kytô giáo. Loại đạo đức này thực chất là một loại đạo đức kiềm chế cuộc sống và bản năng của con người, vi phạm bản năng tự nhiên của con người, tiêu diệt tinh thần sáng tạo, tích cực vươn lên của con người, là một loại đạo đức có tính chất phá hoại.

Cái gọi là đạo đức ông chủ là đạo đức mà một số ít người thuộc giai cấp quý tộc và thượng đẳng tôn sùng. Cuộc sống và bản năng của họ được thể hiện đầy đủ, họ không bị ràng buộc bởi bất kỳ nguyên tắc đạo đức có sẵn nào. Họ hoàn toàn lấy ý chí của mình làm thước đo sáng tạo giá trị, định ra quan niệm đạo đức. Theo họ, con người thuộc loại hình cao quý tự cho mình là người quyết định quan niệm giá trị, không cần sự tán thưởng nào. Con người cao quý gọi tất cả cái gì là cao thượng, uy nghiêm cương nghị và đáng tự hào, phát huy sức sống và bản năng bên trong của cá nhân, phát huy tính sáng tạo, tính năng động của cá nhân là thiện. Tất cả cái gì là đê tiện, nhu nhược, tầm thường, đi theo lối mòn, không có tinh thần sáng tạo ra cái mới, mọi cái cầu xin thông cảm, thương hại đều được coi là ác. Đạo đức ông chủ là đạo đức xuất phát từ cuộc sống và bản năng phi lý tính của con người, còn đạo đức người nô lệ có nền tảng tư tưởng là truyền thống Kytô giáo và phái lý tính.

Nietzsche cho rằng, trong mọi xã hội văn minh, hai loại đạo đức này luôn luôn đan xen với nhau, thậm chí trong một con người cũng có thể tìm được hai nhân tố của nguyên tắc đạo đức này. Giới hạn của chúng thường lẫn lộn, sự đối lập giữa chúng thường được điều hòa. Để phát huy tác dụng sáng tạo của đạo đức ông chủ, ngăn ngừa và khắc phục tính chất phá hoại của đạo đức nô lệ, cần phải phân biệt hai loại đạo đức này. Theo Nietzsche, những người bình thường cần phải can tâm, ngoan ngoãn theo sự chỉ huy của đạo đức ông chủ, không có lý do gì mà những người bình thường lại đòi hỏi giai cấp ông chủ phải thông cảm, thương hại. Giai cấp ông chủ hoặc những người thượng đẳng, quý tộc, người có sức mạnh hiểu rằng mình có vị trí ưu thế hơn người bình thường và nô lệ. Không thể vì thông cảm, khoan dung với người bình thường, người nô lệ mà họ phải kiềm chế cuộc sống và bản năng của mình. Những người thượng đẳng, ông chủ nên trở thành người bình luận phi đạo đức, tức là vươn lên tiêu

chuẩn thiện – ác của đạo đức nô lệ quy định. Họ cần sáng tạo quan niệm giá trị mới để kích thích sức sống của mình. Trên ý nghĩa đó, Nietzsche cho rằng, người thượng đẳng, người có sức mạnh nên dùng mọi biện pháp trấn áp người yếu để bảo vệ đặc quyền của mình. Nếu không như vậy, họ sẽ tự hạ thấp, thậm chí làm mất thanh danh của mình “người thượng đẳng cần tuyên chiến với quần chúng” [13, tr.161].

Nietzsche còn có ý định chống lại tính tiêu cực, nêu cao sự phấn đấu vươn lên của giai cấp nô lệ, nên không thể hoàn toàn quy kết ông đứng hẳn về phía giai cấp đặc quyền quý tộc thiểu số, chống lại đông đảo quần chúng nhân dân. Lý luận của ông vì thế mà đã bị giai cấp độc quyền lợi dụng làm công cụ chống lại đông đảo quần chúng nhân dân.

Tóm lại, đạo đức ông chủ là đạo đức xuất phát từ cuộc sống và xung động của bản năng, còn đạo đức người nô lệ là đạo đức truyền thống Kytô giáo và chủ nghĩa duy lý. Hai quan niệm về hai loại đạo đức của con người này phản ánh mâu thuẫn đối lập giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội có giai cấp: thống trị và bị trị. Cần tạo lập một bảng giá trị mới trong quan niệm về đạo đức để chuẩn bị cho sự ra đời của một thế hệ người mới, thế hệ khỏe mạnh và dám làm tất cả để khẳng định sức mạnh Người trên mặt đất này.

2.1.2. Những hoạt động sinh động trên mặt đất

Ngay từ nhỏ, Nietzsche đã yêu cái đẹp, cái thuần khiết và tính rõ ràng. Cả trong cơn xuất thần, ông cũng không bỏ mất lấy một li trung thực nào của mình. Nietzsche đã trải qua một cuộc đời trong lửa, ông đốt dữ dội tình cảm của mình để giữ cho nó chân thật và trong sáng. Ông đã từng khẳng định hùng hồn: “cái gì không giết được tôi làm tôi mạnh thêm” [44, tr.649]. Bản thân Nietzsche là một năng khiếu hiểu biết kèm với một sức mạnh trai tráng và cơ bản của ý chí hiểu biết. Chưa bao giờ có một con người được phát triển giữa những đau đớn khủng khiếp đến như vậy, chưa

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học friedrich nietzsche (Trang 35 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w