Tư tưởng nhân sinh cổ đại Hy Lạp – một ngọn nguồn của quan

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học friedrich nietzsche (Trang 25 - 28)

niệm về con người trong triết học Friedrich Nietzsche

Khi nước Đức nói riêng, châu Âu nói chung đang lún sâu vào cuộc khủng hoảng hoảng tín ngưỡng, khủng hoảng niềm tin, và những quan niệm truyền thống đang dần bị tan rã, thì nhu cầu về một cuộc cách mạng tinh thần là vô cùng cấp bách. Xét về mặt lịch sử, Hy Lạp cổ đại là một trong ba trung tâm văn hóa lớn của thế giới cổ đại, đã tạo dựng được những giá trị quan trọng cho sự phát triển của nhân loại: “Không có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp, không có chế độ nô lệ, thì không có đế chế La Mã, mà không có các cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có châu Âu hiện đại” [25, tr.245]. Nhiều nhà tư tưởng của thế kỷ XIX, trong đó có Nietzsche đã truy tìm về một thời kỳ hoàng kim trong

quá khứ với hy vọng giải quyết được những bế tắc của hiện tại. Điều mà Nietzsche muốn đưa ra ánh sáng đó là lòng can đảm, men say và ý chí vượt qua khổ đau để vươn lên của người Hy Lạp cổ đại.

Nietzsche chủ tâm xây dựng một nền văn hóa đích thực, ông tìm được khuôn mẫu cho nền văn hóa đó trong văn minh cổ Hy Lạp. Ông đặt đối nghịch lý tưởng này với những yếu hèn của xã hội Đức hiện đại, Nietzsche ca tụng sự vĩ đại và diệu kỳ của Hy Lạp cổ xưa, coi chủng tộc Hy Lạp là chủng tộc tốt đẹp nhất, lôi cuốn nhất và được nhiều người thèm muốn nhất. Cuộc sống và con người Hy Lạp cổ là khơi nguồn cảm hứng cho Nietzsche tìm ra ý nghĩa nhân sinh – chủ đề then chốt trong hệ thống triết học của ông.

Nietzsche phân tích cội nguồn và thực chất của bi kịch Hy Lạp, từ truyền thống cổ xưa nhất của người Hy Lạp đã tự chế ngự nỗi bi quan của mình bằng nghệ thuật và bằng ảo ảnh. Ông lấy Thần mặt trời – Apollo và Thần rượu – Dionysus là nhân vật trong thần thoại Hy Lạp làm khái niệm cơ bản nhất trong triết học của mình, về sau trở thành phạm trù then chốt của triết học nhân sinh.

Bi kịch Hy Lạp ra đời từ sự đối kháng và điều hòa giữa Thần Mặt trời và Thần Rượu. Thần Mặt trời Apollo là Thần Thái dương trong truyền thuyết thần thoại Hy Lạp, còn gọi là “Thần sáng suốt”, ánh sáng của nó làm cho phần ngoại quan của vạn vật đẹp đẽ. Nietzsche cho rằng Thần Mặt trời tượng trưng của ngoại quan đẹp, còn ngoại quan của cái đẹp về bản chất là một loại ảo tưởng của con người. Trong đời sống hàng ngày, giấc mộng là trạng thái của Thần Mặt trời. Trong nghệ thuật, nghệ thuật tạo hình là nghệ thuật Thần mặt trời điển hình. Thần Rượu Dionysus là Thần hoan lạc trong truyền thuyết thần thoại Hy Lạp. Theo Nietzsche, trạng thái Thần Rượu tượng trưng cho phóng túng, là trạng thái điên cuồng của niềm vui đam mê đan xen với nỗi khổ đau. Trong đời sống hàng ngày, say là trạng thái của Thần Rượu. Trong nghệ thuật, âm nhạc là nghệ thuật của Thần Rượu, bi kịch và thơ trữ tình tuy dựa vào hình thức của Thần Mặt trời nhưng về bản chất cũng là nghệ thuật Thần Rượu.

Thần Mặt trời và Thần Rượu đều bắt nguồn từ bản năng của con người: một mặt là sự xung động con người cá thể mượn cảm giác ngoại quan tự tôi khẳng định, một mặt là sự xung động con người cá thể tự mình phủ định và trở về với bản thể thế giới. Sự đối kháng và điều hòa làm nên bi kịch Hy Lạp, thể hiện: Cái đẹp trong thế giới “mộng” của trạng thái

Thần Mặt trời là tiền đề của mọi nghệ thuật tạo hình, người sáng tạo ra thế giới này là những nhà nghệ thuật toàn năng, “mộng” phát huy trí tưởng tượng trong thơ ca, sinh ra điêu khắc và nặn tượng Hy Lạp, sử thi Homer. “Say” làm cho chủ quan tan biến trong cái tôi lãng quên, gặp Thần Rượu người ta quên hết, người ta say sưa, thoát khỏi sự thống trị của ý thức thường nhật. Lúc ấy, mọi buồn khổ, bi thảm của đời người cũng bị lãng quên, mọi mâu thuẫn tan biến, cuộc sống trở nên tươi đẹp, múa và âm nhạc Hy Lạp sinh ra từ đó. Âm nhạc là ngôn ngữ trực tiếp của ý chí, là thứ diễn đạt tình cảm dễ dàng nhất, dễ làm rung động tâm hồn…Từ Thần Mặt trời và Thần Rượu, Nietzsche thuyết minh cội nguồn lịch sử của nghệ thuật, tìm cái ẩn dấu đằng sau đó, đây là cách mượn nghệ thuật để trình bày triết học của mình. Ông chu du trong thánh địa cổ Hy Lạp, phát hiện ra con người Hy Lạp khỏe, đẹp, kiên cường, hoan lạc…cho rằng họ giàu bản năng sống và từng đau khổ nặng nề, họ sẽ hiểu sâu sắc hơn bi kịch của cuộc sống. Apollo và Dionysus là vị cứu tinh cho nhu cầu tự vệ, hoan lạc, thích thú với cái đẹp và nghệ thuật của họ.

Thần Mặt trời và Thần Rượu có mối quan hệ vừa đối lập vừa bổ sung cho nhau, “đại diện sinh động cho hai hoàn cảnh nghệ thuật mà bản chất nội tại và mục đích tối cao của nó đều không giống nhau” [dẫn theo: 2, tr.60]. Thần Mặt trời khoác lên vạn vật vẻ hào quang lộng lẫy bên ngoài, nhưng cái đẹp bên ngoài chỉ là cái đẹp mộng ảo. Còn Thần Rượu là sự bộc lộ lớn của cái xấu và sự không hài hòa trong nhân tính, là sống với men say cuồng nhiệt quên mất cái tôi, trong say người ta sống thật, không bị guồng ép bởi những lề lối tục quy… Dionysus tiếp sức cho người Hy Lạp cổ, là hiện thân của những gì mang tính người nhất trong văn hóa của người Hy Lạp. Thế giới của Dionysus là một thế giới cuồng say, là thế giới sâu kín mà tính người được biểu hiện đầy đủ, là thế giới đời sống con người thụ cảm mãnh liệt nhất, ở đó đời sống con người và đời sống thế giới hòa hợp làm một. Đó là thế giới phi lý tính. Theo Nietzsche, một triết học xứng danh là triết học phải có đủ cả hai chất Apollo và Dionysus, sinh hoạt đậm đà và nhận định đích xác, trong hai tính chất đó, chất Dionysus phải giữ vai trò uyên nguyên và trọng yếu. Nietzsche nhiều lần nhấn mạnh rằng, triết học chân chính là triết học phi lý tính, là triết học của Dionysus. Vậy nên, Thần Rượu chính là linh hồn của triết học Nietzsche.

Nietzsche cho rằng cuộc sống giống như một tấm thảm, sợi dây đau khổ và sợi dây hoan lạc đan xen vào nhau, thiếu bất kì một sợi dây nào

đều có thể làm cho tấm thảm không hoàn hảo, thậm chí bị hỏng. Đau khổ

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học friedrich nietzsche (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w