Triết học Schopenhauer – sự khích lệ quan niệm con ngườ

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học friedrich nietzsche (Trang 28 - 35)

con người cảm thấy cuộc sống vui vẻ hơn, giá trị hơn. Hạnh phúc của con người nảy sinh từ sức mạnh vượt qua khổ đau, chiến thắng khổ đau. Tinh thần Mặt trời dạy người ta giữ vững sự sống cá thể, lưu giữ lấy ảo mộng, quên khổ đau của cuộc sống. Tinh thần của Thần Rượu dạy người siêu thoát sự sống cá thể, nhìn thẳng vào đau khổ, từ đau khổ thu nhận được sự say sưa có tính bi kịch.

Ý nghĩa nhân sinh là ở đây, điều mà triết học cần hướng tới là đây. Từ việc nghiên cứu bi kịch trong cuộc sống của người Hy Lạp cổ, Nietzsche tìm tòi ý nghĩa cuộc sống, đồng thời lấy đó làm điểm xuất phát và làm cơ sở cho toàn bộ tư tưởng của ông sau này.

1.3.3. Triết học Schopenhauer – sự khích lệ quan niệm con người theo ý chí ý chí

Ham mê nghiên cứu tìm tòi, đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, là con người có cá tính, luôn tư duy độc lập sáng tạo, Nietzsche tự chọn cho mình một hướng đi riêng. Cùng với việc học tập, kế thừa những tư tưởng tiền bối gần như làm thay đổi con người ông, làm cho ông tiến lên những bậc thang mới, góp vào kho tàng tri thức nhân loại một vàng son của thế kỷ.

Nietzsche đề cập đến những tâm hồn lớn nhất đã tác động trong suốt cuộc đời ông: “Khi nói đến Platon, đến Passcal, đến Goethe, tôi nghe như máu họ chảy trong mạch mình” [4, tr.23].

Trong quãng đầu của cuộc đời, phần lớn bậc thầy của ông đều là người Đức. Nietzsche đọc đi đọc lại các tác phẩm thi ca của Goethe, ông thích cái táo bạo, cái khuynh hướng vượt quá quốc gia và thế kỷ, cái cảm khái đưa đến một “nền nhân bản toàn diện”. Nietzsche say mê Goethe và coi ông là người đã thấu hiểu những giá trị đích thực của cuộc sống, Goethe là lý tưởng con người sống, con người có thể vươn lên tới hiện sinh, là người cho rằng chỉ cuộc sống là có giá trị đích thực. Charles Andler viết: “Chỗ đứng tăng trưởng mà ông dành cho Geothe trong việc đánh giá là một trong những dấu vết của chủ nghĩa bảo thủ thông minh của Nietzsche trong việc lật đổ các giá trị” [4, tr.24]. Còn ở Schiller – người thể hiện chủ nghĩa anh hùng và chấp nhận định mệnh; cuốn “Kẻ cướp” của Schiller ngay từ thời niên thiếu đã gợi cho Nietzsche ý thích một siêu nhân. Nietzsche cũng

đọc rất sớm triết lý của Fichte, khen gợi siêu hình học của Fichte nhưng chê bai tính dối trá và bợ đỡ Tổ Quốc của ông này. Nietzsche thích nhưng câu thơ hay, những dự tính lớn lao trong các bài thơ mênh mông của

Hoelderlin, con của một vị mục sư không tín ngưỡng giống ông, cũng là nhà thơ, nhà tư tưởng, bị điên rồi chết cùng cảnh. Trong những người ở nước ngoài, nhà luân lý Mĩ Emerson – vị tông đồ của năng lực, là người làm cho Nietzsche ngưỡng mộ hơn cả. Những người cùng thời, người ảnh hưởng lớn đến Nietzsche là Jacob Burckhardt; là một người bạn, người đồng nghiệp lớn hơn ông 20 tuổi; cùng với Burckhardt, ông tác luyện một giải thích mới về văn minh Hy Lạp và tất cả các nền văn minh.

Trong số những nhân vật đã ảnh hưởng sâu xa vào đời suy tưởng của Nietzsche, chúng ta còn phải kể Wagner với những điệu nhạc vừa huy hoàng vừa mê ly, Hoelderlin với những “cảnh vật hiên ngang, trẻ trung, siêu thực, đầy huyền nhiệm và cám dỗ”. Rồi còn phải kể những tác giả Pháp mà Nietzsche đã ham đọc và đã hướng ông về con đường triết học con người: Rousseau, Pascal, Chamfort, Montaigne, Stendhal. Tuy nhiên, trước và sau, ông thầy đã thực sự hướng dẫn tư tưởng của Nietzsche vẫn là Schopenhauer.

Arthur Schopenhauer (1788 – 1860) là nhà triết học duy tâm Đức nửa đầu thế kỷ XIX. Ông sinh ra ở Gdansk (Ba Lan ngày nay) trong một gia đình khá giả, cha là nhà ngân hàng giàu có, mẹ là nhà viết tiểu thuyết nổi tiếng. Lúc đầu Schopenhauer làm ngành thương nghiệp, sau đó bỏ nghề buôn thi vào đại học, đỗ tiến sĩ triết học tại Đại học Jena. Từ bé có tính tình lãnh đạm, ngạo mạn, vui buồn thất thường, có vẻ như mắc bệnh thần kinh. Tác phẩm triết học chủ yếu: Thế giới với tính cách là ý chí và biểu tượng (1818), Bàn về ý chí tự nhiên (1836), Hai vấn đề căn bản của luân lý học (1841). Ông rất tự tin và đánh giá cao triết học của mình.

Trước cách mạng 1848 thất bại, ảnh hưởng của triết học Schopenhauer rất hạn chế. Lúc bấy giờ, giai cấp tư sản Đức đang hướng về cách mạng, còn giữ niềm tin với lý tính và tiến bộ. Khi điều kiện thay đổi, những năm 40 của thế kỷ XIX, cách mạng Đức thất bại, giai cấp tư sản Đức nản lòng, triết học Schopenhauer được hoan nghênh, tôn ông là “triết gia vĩ đại”, thuyết ý chí đời sống của Schopenhauer giữ vị trí chủ yếu nhất trong hệ thống chủ nghĩa chiết trung. Triết học Schopenhauer chịu ảnh hưởng nhiều nhất triết học Kant, Platon và Phật giáo.

Nietzsche nói rằng chính vì đọc Schopenhauer mà ông trở thành triết gia. Những nguyên do gây nên phạm vi ảnh hưởng khác thường của Schopenhauer là rất nhiều và phức tạp, nhưng có lẽ quan trọng nhất ở Schopenhauer là có sự phối hợp giữa chiều sâu vô song của trực giác chiếu vào thân phận con người với một bút pháp văn học xuất sắc.

Trong trường đại học, lúc đang đau khổ, thất vọng u uất, Nietzsche phát hiện ra tri âm của tâm hồn – Shopenhauer. Một ngày cuối tháng 8 năm 1865, Nietzsche tình cờ phát hiện tại hiệu sách cũ tác phẩm “Thế giới của ý chí và biểu tượng” của Shopenhauer xuất bản năm 1818, ông vội mua và về nhà ngồi nghiền ngẫm ngay. Nietzsche nói: “Mỗi hàng chữ trong sách đều phát ra những âm thanh siêu thoát, phủ định và siêu nhiên, tôi nhìn thấy tấm gương rất sâu sắc phản ánh cả thế giới, phản ánh đời sống và nội tâm của tôi. Quyển sách của thiên tài có sức mạnh nhưng nặng trĩu ấy bắt đầu choáng cả lòng tôi” [2, tr.31]. Nietzsche cảm thấy như Shopenhauer đặc biệt viết riêng cuốn sách ấy cho mình. Ông đọc sách quên ăn quên ngủ, tâm trí như nhập vào cuốn sách, vào thần tượng.

Với Shopenhauer, thế giới xung quanh chỉ được coi là thế giới biểu tượng tồn tại. Đó là chân lý phổ biến, tuyệt đối. Shopenhauer quy kết toàn bộ thế giới được kinh nghiệm và nhận thức của con người biết đến chỉ là “thế giới hiện tượng” tồn tại tương ứng với chủ thể, bản thân nó không có bất kỳ ý nghĩa thực tại nào. Xuất phát từ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa hiện tượng cực đoan, Shopenhauer đã công kích mọi quan điểm khẳng định đối tượng khách quan tồn tại ngoài ý thức con người. Lý luận này cơ bản là kế thừa chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa hiện tượng của Kant.

Shopenhauer dùng chủ nghĩa duy ý chí để uốn nắn và bổ sung chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa hiện tượng của Kant. Cái tồn tại thực sự của con người là ý chí. Ý chí là bản chất của thế giới của Schopenhauer, thực là ý chí sinh tồn, chỉ bản năng cá thể tìm sự sinh tồn. Mọi hoạt động ăn, ở, đi lại, buồn vui của con người đều do ý chí cầu sống chi phối, để duy trì sự sinh tồn. Ý chí sinh tồn còn là bản năng sinh thực để duy trì nòi giống. Con người chẳng qua là cái máy phức tạp được sắp xếp hoàn hảo nhất. Trong trường hợp ấy, dù con người có thể biết nhiều về mình, họ cũng không thể lý giải về mình. Con người là con đẻ của ý chí, còn lý tính, tư tưởng của con người chẳng qua là biểu hiện của ý chí, phục vụ cho ý chí, là công cụ của ý chí. Chỉ có ý chí mới có thể giải thích được sự tồn tại của con người, hành động của con người, kết cấu bên trong của con người.

Shopenhauer đảo ngược quan hệ vật chất và tinh thần, quy kết mọi bộ phận trong con người là sản phẩm của tinh thần. Theo Shopenhauer, con người là một bộ phận của vũ trụ; con người có ý chí và ham muốn, ý chí và ham muốn chi phối tất cả. Ông tuyên bố “Thế giới là ý chí của tôi”. Con người khác với các vật khác là nó có thể biết mình cũng như thế giới bên ngoài vừa là ý chí vừa là biểu tượng. Con người có thể phát hiện thế giới ý chí vì nó đồng nhất với thế giới.

Shopenhauer đã phân biệt hai loại nhận thức tương ứng với hai thế giới hiện tượng và ý chí. Loại nhận thức khoa học vận dụng lý tính và khái niệm, hay nhận thức logic, đối tượng của nó là thế giới hiện tượng; loại nhận thức phi lý tính, phi khoa học, đối tượng của nó là thế giới ý chí. Cái gọi là thế giới hiện tượng của Shopenhauer là thế giới kinh nghiệm mà tư duy của con người vươn tới. Shopenhauer nói: “Chúng ta không bao giờ có thể thông qua nhận thức để có thể đạt được bản chất thực tại của sự vật, chúng ta tiến hành bất kỳ sự nghiên cứu, thăm dò nào, ngoài hình tượng và tên gọi, chúng ta sẽ không bao giờ tiếp xúc được bất kỳ vật nào. Chúng ta như một người chạy quanh pháo đài nhưng không tìm được cửa vào” [13, tr.137]. Quan điểm Shopenhauer về lý tính và tri thức khoa học chỉ đạt đến hiện tượng chứ không thể đạt đến thực tại.

“Thế giới là biểu tượng của tôi” nghĩa là mọi vật trên thế giới đều cần lấy chủ thể làm điều kiện, chúng chỉ là chủ thể nên tồn tại. Là mặt ngoài của thể giới, còn một mặt khác là nội tại chân chính, bản chất, ý chí. “Thế giới là ý chí của tôi”, ý chí là cái tôi chân thực, hoạt động của thân thể chính là hoạt động ý chí được khách thể hóa. Thế giới là ý chí và biểu tượng, ý chí là vật tự tại của thế giới, mọi hiện tượng đều là khách thể hóa của ý chí tức biểu tượng.

Shopenhauer gọi nhận thức của trực giác là nhận thức ngoài thời gian, ngoài không gian, vượt lên kinh nghiệm và tư duy, tức là toàn bộ sức mạnh tinh thần trao cho trực giác, làm cho mình hoàn toàn chìm vào trực giác, và để cho toàn bộ ý thức của mình chìm trong cảnh vật yên tĩnh khách thể tự nhiên. Cái gọi là trực giác ấy chỉ có thể là ý nghĩa, không thể nói thành lời.

Luân lý là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong triết học Shopenhauer. Ông xem vấn đề con người, đặc biệt vấn đề tự do của con người là vấn đề hạt nhân. Shopenhauer cho rằng, nếu loại bỏ hoặc xem nhẹ tự do, thì không thể bàn đến sự tồn tại thật sự và hành vi đạo đức của

con người. Nhưng ông lại xem lĩnh vực đạo đức là lĩnh vực không có liên quan gì đến nhận thức và hành động hiện thực. Ông nói: “Nếu chúng ta khảo sát toàn bộ cuộc sống con người, nếu chúng ta chỉ nhấn mạnh mặt cơ bản nhất của nó, trên thực tế thường là bi kịch, còn hài kịch là hiếm hoi” [13, tr.143]. Schopenhauer cho rằng đời người là bi quan, do vấn đề muôn đời của con người là luôn đau khổ vì dục vọng không được thỏa mãn. Bằng ý chí sinh tồn, con người chỉ có thể thay đổi hình thái của sự đau khổ mà thôi, đó là sự ghen tị, đố kị. Cuộc sống đau khổ cũng giống như địa ngục. Dục vọng của con người khó có thể thỏa mãn hết, dù có tạm thời được thỏa mãn, cũng là trống rỗng, vô vị. Cứ như vậy, đời người dao động qua lại giữa đau khổ và chán chường. Đau khổ là sự làm hại chính mình. Để tự bảo vệ sự sinh tồn của mình, con người luôn phải lấy mình làm trung tâm, ngay cả việc hy sinh người khác hay hủy diệt thế giới. Kết quả cũng là gây bất hạnh, tổn thương cho người khác và đau khổ cho mình, vẫn không được thỏa mãn. Ý chí càng tăng, càng đau khổ, bởi lúc ý chí được hoàn thiện thì sự cảm thụ đối với đau khổ càng sâu sắc. Những nhân vật uyên bác, có ý chí kiên cường là những người đau khổ nhất. Những người hoạt bát nhất là những người đau khổ nhất và cũng là người vô đạo đức nhất. Do vậy, cá nhân nên tự giác phủ định ý chí đời người, đi vào “cõi Phàn thiên” (quy nhập Phàn thiên) giống như Ấn Độ giáo, được giải thoát ở “niết bàn” của Phật giáo. Đời người như một bi kịch. Vậy nên Schopenhauer nói: “Mỗi cuộc đời là một bi kịch vô nghĩa sẽ hạ màn bằng cái chết không thể tránh khỏi. Trọn thời gian sống trong thế giới này chúng ta là nô lệ cho những ham muốn của chúng ta, vừa thỏa mãn ham muốn này xong thì ham muốn khác xuất hiện, để rồi chúng ta liên tục sống trong tình trạng không thỏa mãn, và chính hiện hữu của chúng ta là nguồn gốc của mọi đau khổ” [23, tr.180].

Người ta càng có lý tưởng và mục đích nào đó, càng phải nhận thức và hành động để thực hiện lý tưởng và mục đích ấy, càng giành được thành công trong hành động của mình, ý chí của họ càng mãnh liệt, như vậy càng đau khổ. Ông ra sức công kích mọi triết học thúc đẩy con người hướng vào tự nhiên và xã hội, khuyến khích con người tích cực công kích mọi triết học ca tụng lý tưởng và hạnh phúc, mọi chủ nghĩa lạc quan của lịch sử. Về mặt này, ở mức độ nào đó, Schopenhauer phát hiện và vạch trần mâu thuẫn giữa nỗi đau khổ và tai họa hiện thực của con người với những lý tưởng tiến bộ, tự do, hạnh phúc trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Như vậy, ông đã vạch đúng một số nhược điểm của các triết học lý tính và

chính quyền thống trị lợi dụng triết học này làm công cụ của chúng. Nhưng mặt khác, ông đã bước sang một cực đoan khác: trước các tai họa và đau khổ mà chủ nghĩa tư bản gây ra, ông lại phủ nhận mọi cuộc sống xã hội hiện thực; nhìn thấy một số khuyết điểm của triết học lý tính, ông đi đến phủ nhận căn bản lý tính và khoa học, từ chủ nghĩa lạc quan trước đây sau khi bị thách thức và bị thất bại, ông đi đến phủ nhận mọi chủ nghĩa lạc quan, và cuối cùng đi đến chủ nghĩa hư vô cực đoan. Chủ nghĩa hư vô cực đoan này thể hiện nổi bật ở triết học nhân sinh của ông. Ông cho rằng, để giảm nhẹ và tránh sự đau khổ trong cuộc sống, để trở thành người tự do và có đạo đức, thì biện pháp căn bản là ức chế sự ham muốn của con người, phủ nhận ý chí cuộc sống của con người. Tóm lại, một người vốn đã bi quan, chán nán và đau buồn như Nietzsche, khi gặp phải bức tranh mờ mịt mà Schopenhauer vẽ ra, đã rất hoang mang, lo sợ và bị kích động.

Schopenhauer đã từng đọc các bản dịch kinh văn Ấn Độ giáo và Phật giáo, nhắc đến chúng trong tác phẩm của mình, rút ra những điểm tương đồng giữa những luận cứ của ông và của chúng. Điều này gây ra nhiều ý kiến cho rằng ông đã tìm ra những tư tưởng cho mình từ các bản kinh văn trên, nhưng không phải như thế. Trên thực tế, dường như đối với ông điều có ý nghĩa quan trọng nhất là triết học Tây phương và Đông phương đã lan rộng khắp nơi trong khi vẫn độc lập với nhau vì đi trên con đường hoàn toàn khác nhau, nhưng rồi cả hai vẫn đến được cũng những kết luận thiết yếu về những vấn đề hệ trọng nhất. Nhưng bằng lối viết này, mặc dù những tư tưởng của ông không chủ yếu hình thành từ tư tưởng của Ấn Độ giáo và Phật giáo, ông vẫn trở thành tác gia nổi tiếng châu Âu đầu tiên đem đến cho người đọc sự hiểu biết về những vấn đề trí thức nghiêm túc của các tôn giáo đó. Ông không những là triết gia lớn duy nhất ở Tây phương thủ đắc một kiến thức và hiểu biết sâu xa thực sự về triết học Đông phương, mà còn là

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học friedrich nietzsche (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w