1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề về con người trong triết học phật giáo

53 1,4K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 293 KB

Nội dung

Trang 1

A.PHẦN MỞ ĐẦU

I.TÍNH CẤP THIẾT CỦA CỦA ĐỀ TÀI

Con người từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành là cả một quá trìnhtưởng như là tự nhiên: ăn, nghỉ, buồn, vui, khôn, lớn thế rồi đến một lúc nàođó con người thấy thắc mắc và tự nhủ rằng: Mỗi người đều có một cuộc đời,nhưng trên thực tế dường như chẳng thấy mấy ai được vui vẻ, ung dung màhầu như ai cũng có những ưu phiền không thoả mãn Những ưu phiền ấy khônglà lúc này thì lúc khác, không vì cái này thì cái khác, có những điều khôngmuốn thấy, có những điều không thấy được Tại sao lại như thế? Con ngườicó thể làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân mình hay không? Con người phảilàm gì để có cuộc sống xứng đáng với con người?

Để giải thích những thắc mắc đó, con người được nghiên cứu bởi nhiềunhà khoa học khác nhau, với đối tượng khác nhau như sinh học, tâm lý học, sửhọc, xã hội học, văn hoá học tất cả đều nhằm khám phá những bí mật của cáchiện tượng tự nhiên và xã hội đang vây bọc con người Song đối với khoa họctriết học chỉ những vấn đề chung nhất về con người như bản chất con ngưòi, tưduy, đạo đức, tín ngưỡng, thẩm mỹ của con người mới thuộc lĩnh vực nghiêncứu của nó

Trong quá trình phát triển của mình, Phật Giáo - một trong những trườngphái triết học - tôn giáo của Ấn Độ - đã từng bước cũng cố và hoàn thiện hệthống lí luận của nó với nhiều nội dung phong phú Vấn đề con người trongtriết học Phật Giáo là một nội dung hàm chứa tính triết lý và tinh thần nhân văncao cả Triết học Phật Giáo đã đi sâu tìm hiểu, giải thích nhiều khía cạnh vềchính con người, về đời sống của con người Tuy nhiên, thế giới quan Phậtgiáo là duy tâm, trong sự vận động và phát triển của mình, Phật giáo đã dunhập nhiều yếu tố thần bí nên có nhiều hạn chế Đó là chưa nói Phật giáo cònbị lợi dụng bởi mục đích chính trị Đây cũng chính là điểm chú ý cho những aitìm hiểu và nghiên cứu tư tưởng Phật Giáo Nghiên cứu tìm hiểu vấn đề conngười trong triết học Phật giáo, góp phần làm phong phú hơn việc nhận thứccác giá trị triết học Phật giáo, đặc biệt là triết học Phật giáo về con người Đây

Trang 2

cũng là lý do mà tác gia chọn tên đề tài nghiên cứu của mình: “Một số vấn đề

về con người trong triết học Phật Giáo”.

II TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về triết học Phật Giáo của nhiều tácgiả như: Nguyễn Duy Hinh với ‘’Tư tưởng Phật Giáo Việt Nam‘’, Thích ĐứcNghiệp với ‘’Đạo Phật Việt Nam‘’, Walpola Rahula với ‘’Đức Phật đã dạynhững gì (con đường thoát khổ) ‘’, Thu Giang Nguyễn Duy Cần với “Phật họctinh hoa“, Nguyễn Tài Thư với “Anh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáođối với con người Việt Nam hiện nay”, Họ đã nghiên cứu Phật Giáo trongtương quan với các tôn giáo khác nói chung hoặc đi vào từng lĩnh vực cụ thểcủa Phật Giáo nói riêng

Nghiên cứu vấn đề con người trong triết học Phật Giáo dưới những gócđộ khác nhau là một đề tài thu hút nhiều độc giả, nhiều nhà khoa học nhưng ởmỗi công trình họ lại khai thác một khía cạnh khác nhau, như của các tác giả:Hoàng Ngọc Vĩnh với ‘’Nhân sinh quan Phật Giáo Huế qua góc nhìn của lịchsử triết học‘’, Phạm Thị Xê với ‘’Anh hưởng của tư tưởng Phật Giáo trong lốisống của con người Huế hiện nay‘’, Bùi Biên Hoà với "Đạo Phật và thế gian"hay Nguyễn Đăng Duy với "Phật giáo với văn hoá Việt Nam", đã phân chiacon người thành: con người hữu tình nhân sinh, con người nghiệp kiếp, conngười bể khổ, con người tu hành thoát khổ

Với một đề tài đã được nhiều người nghiên cứu như vậy, tác giả cũng rấtái ngại Nhưng được sự động viên, giúp đỡ của thầy hướng dẫn, gia đình vàbạn bè, tác giả đã tự tin hơn để thực hiện đề tài này với mong muốn được hiểubiết hơn về Phật giáo nói chung, triết học Phật giáo nói riêng, góp tiếng nóichung cho những ai quan tâm đến Phật Giáo.

III MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI :

Xuất phát từ tính cấp thiết và tình hình nghiên cứu của đề tài như đã nêu

trên, đề tài ‘’Một số vấn đề về con người trong triết học Phật giáo‘’ có mục

đích và nhiệm vụ sau:

Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ quan niệm về con người, về đời sốngcon người trong triết học Phật giáo Trên cơ sở đó đề xuất một số phươnghướng khắc phục và hạn chế những mặt tiêu cực, phát huy những điểm tích cực

Trang 3

trong triết học Phật giáo để định hướng cho những tín đồ Phật giáo cùng tíchcực tham gia xây dựng con người mới ở Việt Nam

Nhiệm vụ của đề tài là: khái quát về triết học Phật giáo Rút ra những giátrị của triết học Phật giáo Chỉ ra những vấn đề lý luận về con người trong triếthọc Phật giáo Đưa ra được những phương hướng đúng đắn góp phần xâydựng con người mới ở Việt Nam hiện nay trong đó có ảnh hưởng của Phậtgiáo

IV CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

Cơ sở lý luận, phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa Mác - Lêninvà tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử Đồng thời luận văn có sự kế thừa một cách chọn lọc những công trìnhnghiên cứu của nhiều tác giả có nội dung liên quan đến vấn đề con người trongtriết học Phật giáo

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phương pháp phân tíchtổng hợp, lôgíc, lịch sử

V Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI :

Do hạn chế về thời gian, nguồn tài liệu, cũng như trình độ kiến thức củatác giả, chắc chắn nội dung của khoá luận còn nhiều khiếm khuyết Tuy vậy, đềtài sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề con người trong triết học Phật giáocũng như làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này.

VI KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, đề tài cókết cấu ba chương, 6 tiết:

Chương 1: Mấy nét khái quát về Phật giáo

1.1 Khái lược về sự ra đời và phát triển của Phật giáo.

1.2 Khái quát những nội dung triết học cơ bản trong triết học Phật giáo.Chương 2: Vấn đề con người trong triết học Phật giáo.

2.1 Quan niệm về nguồn gốc và bản chất con người trong triết học Phậtgiáo.

2.2 Quan niệm về đời người thể hiện trong "Tứ Diệu Đế".

Chương 3: Phật giáo với vấn đề xây dựng con người mới ở Việt Namhiện nay.

Trang 4

3.1 Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh và của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn giáo.

3.2 Những tích cực và hạn chế của triết học Phật giáo về conngười đối với việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay.

B- PHẦN NỘI DUNG:

Chương 1: MẤY NÉT KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO.

1 1 Khái lược việc ra đời và phát triển của Phật giáo

1.1.1 Khái lược về sự ra đời của Phật giáo :

Thế kỷ thứ VII và thế kỷ thứ VI trước công nguyên, là thời kỳ mà chế độnô lệ mang tính chất gia trưởng và chế độ công xã nông thôn đã khá phát triển.Các quốc gia chiếm hữu nô lệ nhỏ, phân tán nay có xu hướng thống nhất lại.Trong xu hướng chung này, tại miền Bắc Ấn Độ, nhất là lưu vực sông Ấn(Indus) và sông Hằng (Gange), loạn lạc xảy ra liên miên và tình hình đời sốngchính trị luôn luôn bị xáo trộn Các bộ lạc và các nước nhỏ xâu xé lẫn nhau vàđều bị các nước lớn đe doạ và thôn tính Ngay khi đó chính các nước lớn cũngkhông ngừng biến động, hoặc tách ra hoặc sát nhập để hình thành những quốcgia mới, rộng lớn hơn Đất nước Catylave (Kapilavaxtu) nhỏ bé của dòng họThích Ca (Shakyas), bao gồm một phần phía Nam Nê-pan và một phần cácbang Ut-to-rơ, Pra-đe-zơ, Bi-he của Ấn Độ ngày nay, cũng bị cuốn vào cơn lốcchiến tranh và cuối cùng mất hẳn ngay trong thời kỳ Phật giáo ra đời

Chiến tranh tàn khốc liên miên chẳng những gây nên sự tàn phá, chếtchóc, mà còn có tra tấn, tù đày, bắt bớ, chiếm hữu nô lệ và tước đoạt tài sản,bên cạnh còn có dịch bệnh và tệ nạn xã hội đã gây ra bao nỗi đau thương cùngcực cả về thể xác lẫn tinh thần cho con người Tất cả những tai hoạ đó đã đẩycon người vào tình cảnh tuyệt vọng, chán chường, mất hết niềm tin vào cuộcsống, vốn tồn tại một cách tự nhiên và tất yếu Chiến tranh, đã làm cho đạo đứcvà tính người bị xói mòn, xuống cấp và thậm chí đổ vỡ một cách nặng nề.Khắp nơi không thiếu cảnh con giết cha, anh em, bè bạn, vợ chồng lừa gạtnhau, huỷ diệt sinh mệnh lẫn nhau, chiếm đoạt tài sản của nhau.

Tuy vậy, mọi khổ đau gây ra do chiến tranh cũng chưa nghiêm trọngbằng chính những ung nhọt tiềm ẩn ngay trong lòng xã hội từ cả hàng ngàn

Trang 5

năm trước trên mảnh đất đó Một trong những ung nhọt thối rữa nặng nề nhấtchính là sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ thời ấy Xã hội bị bóp nghẹtbởi chế độ phân biệt đẳng cấp vô cùng nghiệt ngã Chế độ phân biệt đẳng cấphay gọi là chế độ Vác-ca (Varna), tiếng Ấn Độ cổ có nghĩa là ‘’màu sắc’’ Lúcđầu, đó là sự phân biệt về màu da, chủng tính, sắc tộc chủ yếu giữa ngườiArian (Aryan) - kẻ đi chinh phục, tộc người có trình độ văn minh thấp hơn -với người Dravida (Dravidian) - kẻ bị chinh phục, có trình độ văn minh caohơn, nên người Arian đặt ra chế độ phân biệt chủng tính, màu da, sắc tộc đểthống trị người bản địa Nhưng sau đó cùng với sự biến đổi của toàn xã hội,chế độ Vác- ca được phát triển rộng ra thể hiện trên nhiều mặt, không chỉ vềđịa vị xã hội, quyền lợi kinh tế, mà còn cả trong quan hệ giao tiếp, đi lại, ănmặc, sinh hoạt tôn giáo, với những tổ chức luật lệ riêng biệt và nghiêm khắcqui định trật tự thứ bậc xã hội.

Vào thời điểm ấy, sau một thời gian củng cố, đạo Bàlamôn đã đi vào giaiđoạn phát triển cực thịnh cả về mặt tôn giáo lẫn địa vị chính trị trong xã hội, đãtrở thành vũ khí quan trọng trong việc củng cố và bảo vệ chế độ phân chia đẳngcấp Thánh điển của đạo Bàlamôn và Bộ luật Manu đã quy dân trong xã hộithành bốn đẳng cấp chính với quyền lợi, địa vị và nghĩa vụ khác nhau, đó là:

Bàlamôn (Brahamanas) gồm tăng lữ và tu sĩ Bàla môn - những ngườihoạt động tôn giáo chuyên nghiệp Họ đại diện cho thần quyền, nắm về họcvấn, luân lý, chủ thuyết, việc tế tự và bảo tồn truyền thống Bàlamôn Trongcuốn: ‘’Lịch sử văn minh Ấn Độ‘’ của Will Durant, Lá Bối, Sài Gòn 1971 đãghi ‘’ưu tú nhất trong loài người là người Bàlamôn Người Bàlamôn sinh rasớm nhất và có sự hiểu biết về kinh Vệ Đà (Veda) nên cần phải thống trị toànthế giới”.

Sát-đế-lị (Ksastryas) gồm vua quan cai trị thế quyền và tầng lớp võ sĩ.Họ có khí giới của cải đại diện cho thế quyền nhằm đàn áp những người khôngtheo họ.

Đẳng cấp Vệ -Xá (Vaisyas) gồm dân tự do, làm nông nghiệp, buôn bán,thợ thủ công.

Trang 6

Còn đẳng cấp Thủ - đà - la (Soudras) chiếm đa số gồm tiện dân và nô lệ,là con cháu của những bộ lạc bại trận, những người bị phá sản, không có tưliệu sản xuất, đứng ngoài công xã.

Đạo Bàlamôn cho rằng sự phân chia đẳng cấp trong xã hội là trật tự anbài có tính tiền định, theo ý chí của Thượng đế Theo kinh Vệ đà của đạoBàlamôn, các đẳng cấp được sinh ra từ những bộ phận khác nhau của Thượngđế nên có số phận khác nhau Hai giới Bàlamôn và Sátđếlị được sinh ra từmiệng và hai vai, do vậy cha truyền con nối được hưởng mọi quyền hành ưuđãi để thống trị các giới còn lại, sống một cuộc đời hưởng lạc, xa xỉ Trong khicác giới còn lại sinh ra từ những nơi thấp kém hơn bắp đùi và hai bàn chân, bịbắt buộc làm việc từ ngày này qua ngày khác nhằm cung phụng kẻ trên, khôngmột lời kêu ca oán thán dù rằng bị đánh đập hành hạ cả về thể xác lẫn tinhthần.

Tình trạng xã hội nói trên là sản phẩm của tư tưởng chính trị Ấn Độ thờicổ Những lý luận và chư thuyết ghi trong kinh Vệ Đà và các sách thánh khácthuộc thời Vệ Đà đã dẫn dắt luồng tư tưởng chính trị chủ đạo đó của Ấn Độ.Xuất hiện sự cấu kết giữa thần quyền và thế quyền, chế độ phân biệt đẳng cấpở Ấn Độ cổ hết sức khắt khe nhưng cũng hết sức đặc biệt - không chỉ đượcgiáo lý Bàlamôn biện hộ mà còn được pháp luật nhà nước bảo vệ Bộ luậtManu viết: ‘’ Sự trừng trị là phương pháp duy nhất để cai trị dân chúng ‘’.Chính tư tưởng chính trị này, đã làm cho cuộc sống của người dân Ấn Độ cổ bịáp bức, bóc lột nặng nề và ngày càng điêu đứng Thực trạng khổ đau của kiếpngười diễn ra hàng ngày ngay trước mắt, trên hè phố, bên cạnh các lễ hội đìnhđám dưới chân các điện thờ, trên bãi chiến trường không đâu là không cóđau khổ, thì không thể có cảnh người nghèo thoát khỏi cuộc sống tăm tối Sựbất lực trong việc tìm nguyên nhân và thoát khỏi cuộc sống đau khổ, cùng vớichiến tranh loạn lạc kéo dài đã làm lung lay đến tận gốc rễ niềm tin truyềnthống trong mọi giai tầng xã hội Cuộc khủng hoảng sâu sắc này đã đẩy nhiềungười ra bên lề trật tự xã hội Bàlamôn Họ chối bỏ mọi trật tự thần thánh vàphủ nhận mọi giá trị đạo đức cổ truyền, phê phán giáo lý Bàlamôn, đả phá chếđộ phân biệt đẳng cấp xã hội hình thành làn sóng tư tưởng mới.Ở Ấn Độ lúcnày xuất hiện nhiều trào lưu tư tưởng thuộc các xu hướng khác nhau Các trào

Trang 7

lưu đó đều gặp nhau ở chổ hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp nói lên tiếng nói tiếnbộ, đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội và chống lại chế độ đẳng cấp và đạoBàlamôn Học thuyết triết học Phật giáo là một trong những trào lưu tư tưởngđó, nó đã phản ánh sự biến hoá của xã hội lúc đó

Như vậy có thể nói, Phật giáo ra đời ở Ấn Độ bắt nguồn từ nguyên nhânchính trị xã hội sâu xa, là trào lưu tư tưởng chống lại chế độ phân biệt đẳngcấp, chống lại đạo Bàlamôn, được quảng đại quần chúng nhân dân tiếp nhậnnhư là một món ăn tinh thần thích hợp nhất.

1.1.2 Khái lược về sự phát triển của Phật giáo :

Phật giáo được xây dựng trên cơ sở cuộc đời và tư tưởng triết lý củaThích Ca Mâu Ni (Sakiyamuni) - người sáng lập ra đạo Phật Theo truyềnthuyết của đạo Phật, Thích Ca Mâu Ni tên thật là Cù Đàm Tất Đạt Đa(Gautama Siddhattha) (563- 483 TCN) “Phật” theo tiếng Phạn gọi là Buddha,phiên âm qua chữ Hán gọi là ‘“Phật Đà”, ta quen gọi là Phật tức là người đãgiác ngộ, đã hiểu được chân lý Phật theo Phật giáo là bậc thánh nhân thấu suốthết thảy mọi lẽ của tạo hoá và có thể chỉ bảo cho ta giải thoát khỏi luật luân hồisinh tử.

Sau khi đắc đạo (528 TCN) Phật quyết định đi truyền đạo của mình,thuyết pháp, giác ngộ cho chúng sinh cho đến khi nhập Niết Bàn (483 TCN).Trong 45 năm Phật đã đi khắp nơi truyền bá tư tưởng của mình.Chủ trươngbình đẳng của Phật giáo thể hiện ngay từ quá trình truyền bá tư tưởng củamình Trong kinh chuyển Pháp Luân (Dhammacak - Kappavata - Nasutta) ĐứcPhật nói : “Hởi các Tỳ Khưu! Các ngươi hãy đi khắp nơi mà truyền đạo, ở mọichốn đó hãy nói lên rằng những kẻ giàu và những người nghèo cũng chẳngkhác nhau Tất cả các đẳng cấp trên xứ sở này cũng đều tan đi trong đạo của tanhư những dòng sông tan trong biển cả” Với tư tưởng này Đạo Phật đã đượctruyền bá cho đủ loại người không phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo, chủng tộc, và trong “Đạo Phật Việt Nam”, tác giả Thích Đức Nghiệp cũng nêu lên đượcmột trong những nguyên nhân để Phật giáo có mặt khắp mọi nơi trên thế giới,đó là: “Không một giọt máu nào đã chảy, cũng như không một giọt lệ nào đãrơi vì sự truyền bá của Đạo Phật, bởi lẽ Đạo Phật là con đường Trung Đạo hàihoà, không giáo điều không cực đoan không bạo lực không bạo động trong

Trang 8

việc hội nhập và thích nghi với các quốc gia, dân tộc trên thế giới Bên cạnhđó, Đạo Phật còn vượt ra ngoài mọi ý thức hệ chính trị, mọi phân biệt màu da,chủng tộc và giai cấp Đó là điểm soi sáng ngời, bất diệt trong lịch sử tôn giáothế giới” (trang 6) Từ khi hình thành đến khi xác lập được vị trí của mình,Phật giáo phải trải qua bốn lần kết tập để hoàn chỉnh dần lý luận của mình.

Căn cứ theo kinh điển Phật giáo, sau khi Phật tịch khoảng 100 ngày(khoảng thế kỷ V TCN), trong hàng đệ tử sinh ra những kiến giải bất đồng vềgiáo pháp và giới luật của Phật Kết tập lần một được tổ chức do Đại Ca Diếptriệu tập và làm chủ tọa Lần này Ananda (Ananda) kể lại những lời Phật nói vềgiáo lý thuộc về bộ Tạng kinh, Ưubàli (Upali) kể lại những lời Phật dạy về giớitu hành thuộc về bộ Tạng luật.Đại Ca Diếp (Maha Caccapa) kể về những lờiluận giải và giới luật tu hành thuộc về bộ Tạng luận Như vậy ba tạng kinh,luật, luận của Phật giáo được khởi soạn từ đây, nhưng tất cả đều không có vănbản Điều đáng lưu ý ngay trong lần kết tập này đã không thống nhất được giáođoàn.

Lần kết tập thứ hai tiến hành sau lần kết tập lần thứ nhất khoảng 100năm tại thành Vaisali (tức ở thế kỷ IV TCN), lần kết tập này là để thảo luậnmười điều trái giới luật truyền thống do các Tỳ kheo tộc Vajji đề xướng, tiếnhành thảo luận trong 8 tháng Kết quả dẫn đến sự phân biệt thành hai phái:Thượng toạ bộ và Đại chúng bộ.

Khoảng hơn 100 năm nữa kết hợp lần thứ ba do vua A Dục (Ashoka )(thế kỷIII TCN) Kết tập lần này, tam tạng được ghi thành văn bản với cả haithứ tiếng Sanskrit và Paly Sau kết tập, dưới sự bảo trợ của vua Ashoka cáctăng đoàn được thành lập và bắt đầu truyền bá đạo Phật ra nước ngoài.Sựtruyền bá Phật giáo đầu tiên đến Srilanka và các nước Nam Á Đây là làn sóngtruyền giáo thứ nhất của Phật giáo

Khoảng thế kỷ II sau Công Nguyên, kết tập lần bốn được tiến hành dướitriều vua Canhịsắcca (Kanishka) (125-150) Kết tập lần này đã hoàn chỉnh“kinh điển “ của Phật giáo và tồn tại cho đến nay Cũng từ đây Phật giáo chínhthức phân thành hai phái lớn là Đại Thừa và Tiểu Thừa Sau lần kết tập nàyPhật giáo đã toả ra vùng ngoại Ấn , tạo thành làn sóng truyền giáo thứ hai sâurộng hơn so với làn sóng thứ nhất thời Ashoka.

Trang 9

Phật giáo phát triển thành tôn giáo chiếm địa vị độc tôn ở Ấn Độ từ thếkỷ III TCN đến thế kỷ VI Nhưng từ đây, Phật giáo không giữ được vai trò nhưtrước nữa dần dần phải nhường chổ cho một tôn giáo mới: Ấn Độ Giáo Từ thếkỷ VIII trở đi khi Hồi Giáo xâm nhập Ấn Độ, Phật giáo ở Ấn Độ càng suy tàn.Hồi Giáo đi đến đâu triệt để phá Phật giáo đến đó.Hồi Giáo phá huỷ tất cả cácchùa, tàn sát tất cả các tín đồ Phật giáo, làm cho Phật giáo suy tàn hẳn ở ẤnĐộ vào năm 1193.

Phật giáo tuy suy tàn dần ở Ấn Độ, nhưng lại phát triển ra bên ngoài mộtcách nhanh chóng Nó luôn có quan hệ gắn bó máu thịt với những bước trưởngthành của một bộ phận không nhỏ nền tảng văn minh nhân loại Riêng đối vớicác dân tộc phương Đông chúng ta thì mối quan hệ này càng tỏ ra mật thiếthơn

Con đường truyền giáo của đạo Phật bắt đầu từ Ấn Độ đi theo haihướng Một hướng truyền đến phía Nam đến Srilanca, một hướng truyền lênphía Bắc đến Ca - dắc - xtan ngày nay Phật giáo truyền xuống các nước phíaNam như Srilanca, vốn không có nền văn hoá của riêng mình, ngoài vùng tiếpxúc với Ấn Độ ra cũng không có các nền văn hoá khác tiếp thu, do vậy từ saukhi Phật giáo truyền đến chưa có thể mở ra cục diện mới, thậm chí cho đến tậnbây giờ vẫn cứ bảo lưu được diện mạo gần như nguyên vẹn so với thời ĐứcPhật Hướng Nam truyền lại từ Srilanca truyền sang Myanma rồi lại tiếp tụcbành trướng sang các nước Châu Á khác như Malaysia, Lào, Campuchia, TháiLan Ở các nước này đến nay Phật giáo vẫn giữ vị trí quốc giáo, truyền thốngvăn hoá ở đây thực sự là truyền thống văn hoá Phật giáo Giáo đoàn Phật giáobao quát hết các sinh hoạt tâm linh của cộng đồng.

Còn hướng truyền lên phía Bắc thì chịu sự tác động mạnh mẽ của tôngiáo truyền thống Ấn Độ, thêm vào đó được tiếp xúc với những giá trị văn hoátruyền thống của riêng từng quốc gia làm cho Phật giáo dần dần bước vào conđường phát triển tự do Kết quả là chúng ta coi dòng nam truyền là Phật giáoTiểu Thừa - Tiểu Thừa (Hinayana) tức là cổ xe nhỏ chở được ít người, nó giữnguyên giáo luật của Phật giáo, chỉ thờ Thích Ca Mâu Ni; dòng Bắc truyền làPhật giáo Đại Thừa - Đại Thừa (Mahayana) tức là cổ xe lớn chở được nhiều

Trang 10

người, chủ trương tinh thần tự do không câu nệ sách vở Thích Ca Mâu Nikhông phải là Phật duy nhất mà thờ nhiều Phật khác.

Hướng truyền lên phía Bắc khi thâm nhập vào một lãnh thổ có truyềnthống văn hoá bản địa, thì sẽ kết hợp với nhau tạo thành một dạng Phật giáophi truyền thống, có nghĩa là không toàn rập khuôn với Phật giáo nguyên thuỷ.Do vậy, Hướng Bắc truyền từ Cadăcxtan truyền sang vùng Tân Cương và TâyTạng (Trung Quốc) Phật giáo Tây Tạng tự lập thành một hệ thống Mật Giáorồi tiếp tục truyền sang Mông Cổ Phật giáo ở Tân Cương thì phát triển sangnội địa Trung Quốc Trung Quốcvốn là nhà nước cổ văn minh có lịch sử lâuđời và bề dày văn hoá cho nên Phật giáo mới truyền đến đã nuôi dưỡng thêmcho văn hoá Trung Quốc, đồng thời chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc màtrở thành một thứ Phật giáo mang hình thái Trung Quốc Chẳng hạn như tôngThiên Thai, tông Hoa Nghiêm và đặt biệt là Thiền Tông đã thể hiện đầy đủmẫu hình Phật giáo của người Trung Quốc Triều Tiên và Nhật Bản thì luônlấy mẫu hình Phật giáo Trung Quốc có bổ sung thêm các nhân tố riêng củamình thế là tạo ra Phật giáo kiểu Trều Tiên, Phật giáo kiểu Nhật Bản Đặc biệtlà Nhật Bản từ thế kỷ XII khi liên tiếp xuất hiện các phái Tịnh Độ liên tông vàNhật liên tông đã chia ngã tách đường với mẫu hình Phật giáo Trung Quốc

Sự truyền bá của Phật giáo không dừng ở đây, nó tiếp tục lan toả sangcác nước Âu, Mỹ dù rằng các nước này Thiên Chúa Giáo và Cơ Đốc Giáo đãrất thịnh hành.Ở Anh bắt đầu nghiên cứu Phật giáo năm 1788, mãi đến năm1906 Hiệp hội Phật giáo Anh Quốc mới hình thành, sau đó ra đời các trung tâmPhật giáo Ở Đức người mở đầu nghiên cứu Phật giáo là MaxMuller Từ năm1913 đến 1921 các hội Phật giáo được thành lập và xuất bản tạp chí, năm 1932tịnh xá Phật giáo được xây dựng tại Béclin, từ năm 1951 về sau các hội Phậtgiáo dần dần hình thành ở các địa phương Ở Pháp nghiên cứu Phật giáo đã lâuđời trên 100 năm Năm 1852 E.Burnouf đã dịch ra chữ Pháp kinh Diệu Phápliên hoa, nhưng đến năm 1929 mới xuất hiện giáo hội Phật giáo ở Paris, sau đótổ chức các cuộc triển lãm, xuất bản tạp chí.

Ở Mỹ việc nghiên cứu Phật giáo bắt đầu từ sau hội nghị tôn giáo thế giớitổ chức năm 1893 ở Chicagô Nhiều học giả nghiên cứu các kinh, chú thíchkinh Pháp Cú Thiền Tông được nghiên cứu nhiều nhất Năm 1899, Hội Phật

Trang 11

Giáo Mỹ ra đời Từ Mỹ truyền sang Canada, Braxin, Achentina Đại Thừa vàNhật liên tông chiếm chủ đạo Tín đồ Phật giáo ở các nước trên chiếm số lượngkhá đông Những năm gần đây, Phật giáo cũng phát triển ở Italia, Thuỵ Sĩ,Thuỵ Điển, Hungari, nhưng số tín đồ còn ít.

Phương Tây ào ạt tiến Phương Đông Trước đợt sóng văn minh, hiện đạihoá của Phương Tây để giữ được vai trò trí tuệ, tâm linh, văn hoá, giáo dụccộng đồng Phật giáo tại các nước Phương Đông buộc phải cách tân để tồn tại,Phật giáo Srilanka, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản đã bắt đầu cách tân từ cuốithế kỷ XIX Tuy nhiên cách tân chỉ trở thành phong trào quốc tế với hội nghịCôlômbô (Srilanca) tiến hành tháng 5 năm 1950 với 29 nước thành viên, thànhlập hội Phật giáo thế giới.

Từ những vấn đề nêu trên cũng đã cho ta những ý niệm về mức độ pháttriển Phật giáo trên thế giới Phật giáo là một tôn giáo cực kỳ phức tạp, đa dạngngay từ Ấn Độ Phát triển từ lưu vực sông Hằng miền Trung Ấn Độ, cái nôicủa người Dravida (Dravidian) đầy sức sống và huyền thoại Phát triển lên phíaBắc và xuống phía Nam tiếp thu những tư tưởng tín ngưỡng các dân tộc khác,nên càng dị hoá phong phú chia thành nhiều bộ phái Nguyên nhân của sự phânchia đó là do có sự khác biệt nhau về tổ chức, giáo lý giới luật và sự giải thíchtư tưởng của Thích Ca Mâu Ni, và do nhiều lí do khác tuỳ lúc tuỳ nơi mà nộidung Phật giáo đại đồng tiểu dị Nhưng “sự phát triển và phân nhánh, phái củaPhật giáo không hoàn toàn giống với sự phát triển của các học phái triết họcPhương Tây với đặc trưng thường phủ định và vượt qua nhau Phật giáo càngphân nhánh càng mạnh, giống như hình tượng cây Bồ Đề với các cành chính vàcác rể phát sinh, qua năm tháng càng bề thế, càng vững chắc như một khurừng, vút lên cao” (Sức sống của tư tưởng Phật giáo Tiểu Thừa (Thuavada)trong khu vực - Hoàng Thơ - TCTH số 5 tháng 10/ 1998) Ngày nay, Phật giáocó mặt hầu hết ở năm châu và là tôn giáo thế giới lớn đứng thứ hai sau CôngGiáo với khoảng 500 triệu tín đồ Phật giáo trở thành một tôn giáo mang tínhquốc tế.

1.2 Khái quát những nội dung triết học cơ bản trong Triết học Phậtgiáo:

Trang 12

Phật giáo là một trong ba trường phái triết học không chính thống củatoàn bộ chín hệ thống triết học Ấn Độ cổ, là trường phái triết học tiến bộ cáchmạng, so với các trường phái khác tính triết lý sâu săc của triết học Phật giáođã có ảnh hưởng lớn trên phạm vi toàn thế giới.

Phật giáo ra đời và tồn tại đến nay đã hơn 2500 năm Suốt quá trình lịchsử ấy, Phật giáo đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng các dân tộc Phậtgiáo không chỉ đem lại nguồn an ủi cho vô số người mà còn cung cấp nền tảnghọc thuyết nhân bản cao thượng và một di sản văn hoá vô cùng tinh tế

Với giáo lý Trung Đạo được thiết lập trên nền tảng vững chắc của: “TứDiệu Đế” và “Thập Nhị Nhân Duyên”, Phật giáo đã đưa ra một thế giới quan,một nhân sinh quan, một cái nhìn đời sống hoàn hảo Với mục đích tìm mộtcuộc sống giải thoát khổ đau sinh tử cho con người, nên đã chủ trương hướngcon người thăng hoa tri thức và đạo đức

Triết học Phật giáo là một bộ phận quan trọng góp phần tạo nên sựphong phú cho hệ thống triết học nhân loại Anh hưởng của triết học Phật giáotừ lâu đã vượt xa giới hạn tín ngưỡng tôn giáo của nó

Phật giáo chứa đựng một hệ thống quan điểm khá hoàn chỉnh và nhấtquán Quan điểm triết học ấy được thể hiện trong một khối lượng kinh điển rấtlớn Hai thứ văn tự căn bản ghi các kinh sách Phật giáo là sắc Phạn (Sanscrit)và Nam Phạn (Pali) được tổ chức thành Tam Tạng: tạng kinh, luật, luận.

Lý luận của Phật giáo bao gồm hệ thống về thế giới quan, nhân sinhquan có kết cấu chặt chẽ, mỗi bộ phận đều có chức năng riêng nhưng chúng lạilà tiền đề hệ quả của nhau Vì vậy chỉ được xem là đầy đủ nếu xét cả thế giớiquan và nhân sinh quan của nó Ở đây, do yêu cầu của bài viết vậy nên vấn đềnày chỉ được trình bày một cách sơ lược.

1.2 1 Thế giới quan:

Thế giới quan Phật giáo là một hệ thống gồm các lý thuyết về nhânduyên, nhân quả, về vô thường, vô ngã, Mỗi thuyết đó đều chứa đựng nộidung biện chứng về thế giới, tuy vậy các lý thuyết đó ít nhiều mang tính chấtduy tâm tiền định Thậm chí trong sự phát triển về sau này nó còn chứa đựngnhiều yếu tố thần bí.

Trang 13

Với triết lý nhân duyên khởi: Tư tưởng Phật giáo cho rằng mọi sự biếnhoá sinh thành đều bị chi phối bới luật nhân quả, biến hoá vô thường không cóbản ngã, không có thực thể, không có hình thức nào tồn tại thường định, vĩnhviễn Nhân nhờ duyên mà chuyển hoá thành kết quả, quả nhờ duyên mà trởthành nhân.như vậy duyên là điều kiện, là mối liên hệ tương hợp giúp cho sựkhởi phát của mọi tồn tại Nguyên lý nhân duyên khởi coi vạn vật trong vũ trụđều có nguyên nhân tự thân, không do đấng thần linh nào sáng tạo ra mà đó làquá trình vận động tự thân Sự đa dạng của mọi tồn tại, mọi các hữu hình dùchỉ là trong chốc lát là do nhân duyên tạo ra, nhân duyên hội tụ gặp gỡ thì sinhthành sự vật, còn nhân duyên hết thì sự vật sẽ không còn Vậy nhân quả chínhlà nguyên lý phổ biến tuyệt đối của mọi tồn tại Nhân nhờ duyên mà thành quả,quả nhờ duyên mà thành nhân mới, nhân mới nhờ duyên mà thành quả mới.Quá trình như thế nối tiếp nhau vô cùng vô tận cứ như thế vạn vật nối tiếpnhau mà sinh thành, biến hoá Đây chính là căn nguyên của mọi sự sinh thànhtrong vũ trụ Như vậy triết lý nhân duyên khởi giải thích căn nguyên, biến hoávô thường của vạn pháp Tất cả vạn pháp không thoát ra được sự chi phối củaluật nhân quả Hay nói cách khác, triết lý nhân duyên khởi thể hiện tư tưởngvận động biến đổi chuyển hoá sinh thành trong vũ trụ trong mối quan hệ giữanhân duyên và quả.

Cùng với triết lý ‘’ nhân duyên khởi ‘’, tư tưởng triết lý ‘’vô ngã’’ ‘’vôthường’’ góp phần làm nên bản thể luận của Phật giáo Vạn pháp đều khôngvượt qua nguyên lý ‘’vô thường’’ và ‘’vô ngã’’ ‘’Vô ngã không tồn tại cái tôi,sự vật bản chất không thường tồn tại biến nên ‘’ngã’’ chỉ là ‘’ảo’’, ‘’giả’’ Dovậy, mọi sự vật hiện tượng không có từ tính, tức là không có cái mà nhờ đó nócó thể được gọi là nó Mọi cái đều vô ngã, ‘’chủ pháp vô ngã’’.

Quan điểm vô ngã của Phật giáo gắn liền với quan điểm ‘’vô thường’’.Vô thường được hiểu là không ổn định luôn luôn biến đổi Vo thường vận độngbiến đổi chuyển hoá liên tục là một trạng thái không bao giờ ngưng, không baogiờ nghĩ của vạn vật tạo hoá Tất cả những biểu hiện hữu hình của sự tồn tạichỉ là những giây phút thoáng quacủa vô thường Nói về tính chất ‘’vô ngã vôthường của vạn pháp’’ trong Tăng Nhất A Hàm viết: “Các pháp tự sinh, cácpháp tự diệt, các pháp tự động lẫn nhau, các pháp tự nghĩ Các pháp tự loạn

Trang 14

lẫn nhau, các pháp tự nghĩ , pháp có thể sinh ra pháp Như thế hết thảy cái cóđều quy về cái không, không ta, không người, không mệnh, không sĩ, khôngphu, không hình, không tượng, không nam, không nữ “ [3;248].Nếu trongkinh Veda và kinh Upanisad cũng như trong giáo lý của đạo Bàlamôn, thừanhận sự tồn tại của một thực thể siêu nhiên sáng tạo và chi phối vũ trụ vạn vậtđó là Brahman, đấng sáng tạo.Trái lại Phật giáo cho rằng thế giới về bản chấtchỉ là một dòng biến ảo vô thường, không do một vị thần linh nào sáng tạo racả Mà thế giới được tạo nên bởi ngũ uẩn, đó là nhóm họp của các yếu tố‘’sắc’’ (vật chất) và ‘’danh’’: thụ, tưởng, hành, thức (tinh thần) ‘’Duyên danh -sắc chỉ hội tụ nhau trong một khoảng khắc rồi chuyển sang trạng thái khác Bảnthân thế giới là một dòng chuyển biến liên tục (vô thường) không thể tìm ranguyên nhân đầu tiên, không thể tìm ra nguyên nhân đầu tiên,không ai sáng tạora thế giới cả, không một thực thể nào tồn tại thường định và vĩnh viễn Cứnhư vậy, thế giới sự vật hiện tượng cứ sinh hoạt, biến hiện không ngừng theoquá trình sinh, trụ, dị, diệt (hoặc thành trụ, hoại, không) theo luật ‘’nhân quả’’và lý ‘’nhân duyên khởi’’.

Như vậy, thế giới quan Phật giáo có tư tưởng vô thần luận khi phủ nhậnđấng sáng tạo và quan niệm biện chứng chất phác thể hiện trong triết lý nhânduyên khởi và thuyết vô thường Nhưng đồng thời thế giới quan Phật giáo thểhiện tính chất nhị nguyên không triệt để: Vừa mang yếu tố duy vật qua quanđiểm về tính tự thân, sinh thành biến đổi của vạn vật tuân theo tính tất định,phổ biến của luật nhân quả hay thế giới được tạo nên bởi quan hệ vật chất Lạivừa chứa đựng yếu tố duy tâm chủ quan khi cho rằng mọi sự vật hiện tượngtrong vũ trụ đều là ‘’ảo’’ và ‘’giả’’ chỉ do vô minh đem lại và chấp mà có, thếgiới không tồn tại mà do một trong những thành tố kết hợp ra nó danh - giá trịtinh thần (thụ, tưởng, hành, thức).

1.2.2 Nhân sinh quan:

Theo triết học Phật giáo, thế giới là một bể khổ mà nguyên nhân của nólà do dục vọng và tham lam của con người gây nên Để xoá bể khổ đó, khôngcó con đường nào khác là từ bỏ dục vọng và lòng tham Con đường để đạt hiệuquả nhất là con người chỉ nên làm điều thiện tránh điều ác Với ý nghĩa đó cóthể nói, trong Phật giáo, thế giới quan và nhân sinh quan thống nhất với nhau

Trang 15

một cách hết sức chặt chẽ Điều đó càng thấy rõ khi trong tư tưởng triết họcPhật giáo đề cập đến nghiệp, về vòng luân hồi của đời người, về mối liên hệgiữa thiên đường và địa ngục và nguyên tắc sống từ những quan điểm đó Như vậy, nhân sinh quan Phật giáo là một hệ thống gồm các quan điểm trênđược thể hiện trong bốn nguyên lý thần diệu cơ bản gọi là ‘’ Tứ Diệu Đế’’.

Trên cơ sở tiếp thu tư tưởng về nghiệp báo và luân hồi của kinh Upnisad,trong triết lý nhân sinh Phật giáo chúng được phát triển và hoàn thiện hơn.Theo luật nhân quả thì nghiệp và luân hồi có mối liên hệ mật thiết không thểtách rời Luân hồi là hệ luận tự nhiên của nghiệp.

Nghiệp trong triết lý Phật giáo là một dãy liên tục của tính nhân quả củavạn vật Nó không có định mệnh mù quáng mà được qui định bởi lẽ trật tự củahành động con người gây ra Nói cách khác, Nghiệp được biểu hiện trong tínhtất yếu của lời nói, hành động, việc làm, suy nghĩ của con người trong đời sốnghằng ngày Nghiệp do cái hành động thiện hay bất thiện, cố ý hay không cố ýcủa con người nhằm thoả mãn ham muốn của họ Do vậy, Nghiệp báo trongcuộc đời là sự tổng hợp kết quả của các nghiệp gây ra trong hiện tại cùng vớicác nghiệp gây ra trong quá khứ, và nó quyết định đời sau tốt hay xấu Trongkinh Trung A Hàm, Đức Phật nói: “ các loại hữu hình vừa là chủ của nghiệp,vừa thừa tự của nghiệp,nghiệp là thai tạng,là quyến thuộc là nơi nươngtựa".Bởi vậy con người có thể làm chủ nghiệp của mình, được biểu hiện trongsức mạnh tự thân thúc đẩy từ bên trong, là tiềm thức của họ muốn nhìn thấy nóphải qui tâm về một mối ‘’ nhất tâm thiền định ‘’.

Do nghiệp chi phối theo luật nhân quả nên vạn vật, chúng sinh mất đi ởchỗ này,thời gian nay để sinh ra chỗ khác,thời gian khác Đó chính là quá trìnhtái sinh luân hồi Luân hồi có nghĩa là bánh xe quay tròn là sự trở về, luân hồilà nói đến vạn pháp trong tam giới (tam giới: được hiểu theo 3 cách là vật lý,sinh lý, tâm lý; dục giới, vô sắc giới, thảo mộc, động vật và qủy thần) luôn luônluân chuyển không ngừng theo chu trình vô thường như: sinh - trụ - dị - diệt(sinh - lão - bệnh - tử hoặc thành - trụ - hoại - không) Nó là sự biểu hiện củasự luân chuyển các trạng thái khác nhau của sự biến hoá vô thuờng.Mỗi sự vật,hiện tượng như vậy không phải mất đi là mất hẳn mà mất đi nơi này thì nó lại

Trang 16

tồn tại nơi khác, mất đi trong trạng thái này thì chuyển hoá sang trạng tháikhác

Nhân sinh quan Phật giáo nói nhiều về vấn đề nhưng tập trung chủ yếutrong “Tứ Diệu Đế” bốn chân lý thiêng liêng mà Đức Phật đã giác ngộ Mụcđích cuối cùng của Phật giáo là tìm con đường giải thoát khỏi bể khổ luân hồibất tận Nhưng để giải thoát được mọi người phải nhận thức được “Tứ DiệuĐế” mà nội dung nó bao gồm khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế.

Khổ đế: khẳng định khổ đau là tất yếu, là điều không tránh khỏi Khổđau được xem là vô tận, tuyệt đối; nó được tổng kết thành 8 nỗi khổ (bát khổ).Đức Phật ví nỗi khổ con người bằng hình ảnh: ‘’nước mắt chúng sinh nhiềuhơn nước biển”.

Tập đế: là chân lý nói về nguồn gốc nỗi khổ, bất hạnh của con người.Gồm 12 nguyên nhân tạo nên khổ (thập nhị nhân duyên) nối nhau liên tục.Trong 12 nguyên lý đó, vô minh và ái dục là hai nguyên nhân chủ yếu sinh ratham lam, dục vọng và quyền lực ở con người Từ đó tạo ra nghiệp trong đó cónghiệp ác nên con người phải chịu khổ đau.

Diệt đế: là nói về việc dập tắt các nỗi khổ đau bằng cách diệt trừ vô minhtức là diệt hết mọi ham muốn, dục vọng, phải tu nhân tích đức để cứu vớt.

Đạo đế: là cách thức, là những con đường tu đạo để được giải thoát khỏinỗi khổ Thực chất của những con đường là diệt trừ “vô minh” Nội dung củađạo đế ngoài "bát chính đạo"- tám con đường tu luyện chân chính còn đề cậpđến “tam học”: giới - định - tuệ cùng với “ lục độ “ (6 phép tu) tất cả đềunhằm mục đích giải thoát con người ra khỏi vòng luân hồi , nghiệp chứơng ,để được lên đến Niết bàn

Tóm lại, ‘’nhân sinh quan Phật giáo nói gọn lại là giải thoát luận, hướngđạt mục đích cuối cùng là giải thoát, là đạt đến Niết Bàn, trong đó “Tứ DiệuĐế” được coi là chân lý cao cả nhất, chân lý tuyệt đối”[5;9].

I.2.3 Đánh giá những giá trị triết học Phật giáo:

Triết học Phật giáo là một trong những vốn quí của kho tàng tư tưởngnhân loại, được quãng đại quần chúng nhân dân tiếp nhận như là món ăn tinhthần thích hợp Đến bây giờ, Phật giáo vẫn giữ được những giá trị của nó trong

Trang 17

việc duy trì đạo đức, hướng thiện, khuyến khích lòng tốt của con người trongnhững giá trị rất biện chứng.

Khi nói đến triết học Phật giáo không phải bàn đến ở góc độ thuần túy lýthuyết tôn giáo mà ở góc độ triết học, tôn giáo có nghĩa phải nhận thức nó xungquanh vấn đề của triết học Đã là một hệ thống triết học tôn giáo, theo tiêu chíphân loại của triết học đều thuộc dòng “phi lý”, nó hướng vào cái “tôi” chủ thể,tuyệt đối hoá vai trò tư tưởng, phủ nhận vai trò các qui luật khách quan Do vậynó sẽ được xếp vào thế giới quan duy tâm tôn giáo dù rằng trong quá trình pháttriển của nó vẫn chứa đựng các yếu tố duy vật Nhân sinh quan Phật giáo chủđề trọng tâm là giải thoát Xét về hình thức thì triết lý nhân sinh có vẻ là sựyếm thế xa lánh và thoát ly khỏi đời sống trần tục Nhưng trong thực chất đó làtriết lý gần với đời sống hiện thực của con người,gắn với các cung bậc biểuhiện khác nhau trong đời sống con người để hình thành tư tưởng giải thoát đó.Cho nên việc xa lánh đời sống hiện thực chỉ được xét ở gó độ mục đích còntrong toàn bộ quá trình để hướng đến mục đích đó, nó lại gắn bó một cách mậtthiết với đời sống trần gian Bởi vậy bản chất của triết học nhân sinh Phật giáokông phải xuất thế mà nhập thế, nhập vào từng ngõ ngách, thẩm thấu xuyênsuốt trong đời sống con người.

Trong triết học Phật giáo ít nhiều cũng chứa đựng tư duy biện chứngnhưng chỉ là biện chứng tự phát Vì tư tưởng Phật giáo không bàn đến lĩnh vựcriêng biệt về phép biện chứng trong lý luận nhận thức mà ẩn đằng sau nhữngvấn đề vô ngã, vô thường Tư tưởng triết học biện chứng của Phật giáo cũngthể hiện tính không triệt để trong quá trìng nhận thức: chỉ thấy một mặt màkhông thấy mặt đối lập, chỉ thấy cái “ảo, giả” mà không thấy cái thật, chỉ thấyhiện tượng mà không thấy bản chất Nhưng “Trong giai đoạn phát triển đầutiên, với thế giới quan nhân duyên sinh, triết lý Phật giáo đã bao gồm nhữngyếu tố duy vật chất phác và tư tưởng biện chứng tự phát và tư tưởng biệnchứng tự phát Đó là ưu điểm nổi bật của Phật giáo mà chính Anghen đã nhậnđịnh rằng tư duy biện chứng tự phát là đặc điểm chung của tư tưởng Phật giáosơ kỳ cũng như những người Hy Lạp cổ đại”[3;264].

Triết học Phật giáo đã được hầu hết các nước trên thế giới có sự hiệndiện của Phật giáo tiếp nhận và phát triển thành các giá trị tư tưởng tôn giáo,

Trang 18

triết học, đạo đức dân tộc Các giá trị tư tưởng này được thể hiện rất đa dạngthàng các giá trị văn học nghệ thuật, lối sống làm phong phú thêm cho van hóanội tâm, hướng nội, những triết lý đạo đức nhân sinhmang tinh thần nhân vănsâu sắc.

Với những giá trị đó, triết học Phật giáo xứng đáng được xem là một“của quí” của đời trước mà thời đại không thể bỏ qua

Chương II : Vấn đề con người trong triết học Phật giáo.

Các hệ thống triết học Ấn Độ cổ đại, dù có nhiều yếu tố biện chứng vẫnkhông thoát khỏi sự chi phối của những tư tưởng tôn giáo Nó đan xen với tôngiáo Các quan niệm triết học, kể cả các quan niệm duy vật đều bí ẩn sau cácnghi lể huyền bí của kinh Veda Các quan niệm hiện thực pha trộn các quanniệm huyền thoại, cái trần tục trực quan xen lẫn cái ảo tưởng thoát tục Cái bikịch cuộc đời đan xen với cái lý tưởng thần tiên của cõi Niết Bàn Nói chungtriết học Ấn Độ cổ đại là những hệ tư tưởng triết học tôn giáo.

Triết học - tôn giáo Ấn Độ cổ đại là một nền triết học phát triển kháphong phú về nội dung và hình thức Nhưng dù dưới hình thức thế nào, tựutrung các học thuyết triết học- tôn giáo Ấn Độ tập trung vào lý giải một vấn đềcơ bản nhất, đó là vấn đề bản chất và giá trị đời sống tâm linh con người, tìmnguồn gốc nỗi khổ con người và vạch ra cho con người cách thức để giải thoátcon người ra khỏi những nỗi khổ đó Nó đặt ra những câu hỏi xung quanh vấnđề bản ngã của con người như: con người sinh ra từ đâu ? con người đi vềđâu ? Bản chất, ý nghĩa tối cao của đời sống con người là gì ? Làm thế nào đểcon người đạt tới cõi hạnh phúc lý tưởng, vĩnh hằng ? Từ đây, có thể nóinhững vấn đề về bản chất, giá trị đạo đức nhân sinh là những vấn đề cốt lõi củatriết học - tôn giáo Ấn độ cổ.

Thâu tóm lại, có thể khẳng định: vấn đề con người là một trong nhữngvấn đề truyền thống của tư tưởng triết học - tôn giáo Ấn độ cổ đại dù trênphương diện tâm lý,đạo đức, tâm linh mà triết học Phật giáo là một nhữngdòng tư tưỡng điển hình.

2.1 Quan niệm về nguồn gốc và bản chất con người trong triết họcPhật Giáo.

Trang 19

Quá trình truyền bá và phát triển của mình, những luận thuyết cơ bảncủa phật giáo ít biến đổi, nó luôn khẳng định: Triết học Phật giáo là triết học vềcon người.

Là một sản phẩm đặc thù của lịch sử triết học Ấn độ, Phật giáo rađời(vào thế kỷ VI TCN) khi Ấn Độ đã có một nền tảng Triết học và tôn giáo bềthế với lịch sử hơn 1500 năm và đã trãi qua các giai đoạn lớn: Veda,Upanishad Nó đại diện cho giai đoạn: chuyển từ tư duy thần quyền sang tưduy nhân bản, lấy con người làm trung tâm Phật giáo đã làm cuộc cách mạngvĩ đại trong tư duy, đảo hướng tư duy sang tìm kiếm niềm tin chính ở conngười Đóng góp này của Phật giáo đã đưa tư duy Ấn độ và tư duy loài ngườinói chung lên một tầm mới, góp phần giải quyết vấn đề nhân bản, một vấn đềluôn có tính bức xúc của nhân loại và đã mở ra một cách tiếp cận độc đáo trongviệc đề cao con người.

Con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai luôn là trung tâm, là đốitượng nghiên cứu, nhận thức của khoa học Đặc biệt đối với triết học việc giảiquyết vấn đề con người chính là giải quyết vấn đề cơ bản của triết học Khi bànđến nguồn gốc và bản chất con người cần phải nhận thức rằng đây là vấn đề cótầm quan trọng hàng đầu trong các quan niệm về con người ở cả Phương Đônglẫn Phương Tây Tư duy Phương Tây thường coi con người là một bộ phận củagiới tự nhiên tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người Còn tư duyPhương Đông coi con người là một tiểu vũ trụ, đi sâu vào khai thác giới nộitâm con người Như vậy, trong tư duy triết học nhân loại nói chung và tư duytriết học Ấn độ cổ đại nói riêng, vấn đề nguồn gốc và bản chất con ngườikhông những được coi là cơ sở để giải quyết các vấn đề khác nhau về conngười, mà còn là nơi thể hiện lập trường triết học của các phe phái một cách rõrệt Với triết học Ấn độ cổ đại, quan điểm duy tâm cho rằng, con người là do vịthần tối cao sinh ra và chịu sự điều khiển của vị thần đó Thể hiện trong kinhVeda, Upanisad với quan điểm vạn vật đều do đấng sáng tạo nên Ngược lạiquan điểm duy tâm, quan điểm duy vật cho rằng con người là do các yếu tố vậtchất tạo thành Thể hiện trong quan niệm của trường phái triết học Lokayta làkhẳng định vật chất là cơ sở của mọi sự tồn tại, phủ nhận thượng đế , khẳngđịnh bản nguyên thế giới và con người là do đất, nước, lữa, không khí tạo nên.

Trang 20

Triết học Phật giáo về con người cũng như các trường phái triết học tôngiáo khác xem con người là một thực thể nhị nguyên, là sự kết hợp giữa tinhthần và thể xác Khi bàn về nguồn gốc và bản chất con người, Phật giáo dựatrên thuyết duyên khởi - cơ sở triết học của Phật giáo - phủ nhận thuyết sángthế của Balamôn giáo Balamôn giáo chủ trương Brahma là vị thần sáng tạo.Nhưng Phật giáo lại phủ nhận thuyết sáng thế đó cũng là sự phủ nhận lại sự tồntại của đấng tối cao Brahma, và đưa ra thuyết duyên khởi Theo thuyết duyênkhởi mọi sự vật hiện tượng đều do các quan hệ (điều kiện) nương tựa, tác dụngnhau mà nảy sinh Cho nên cái này có thì cái kia sinh, cái này không có thì cáikia không có; cái này diệt thì cái kia diệt “ các yếu tố tạo thành chúng sanhgắn liền nhau trong một tràng nối tiếp, yếu tố này diệt, yếu tố kia sinh kế thừanhau dường như chớp nhoáng” [22;446] Trong tiến trình như vậy làm cho thếgiới trở thành vô thuỷ,vô chung, không đầu không cuối vì “ tất cả các sự vậtđều do nhân duyên và không có sự tồn tại riêng biệt (cái này với cái khác); Chonên không thể tìm thấy cái bắt đầu của tiến trình “ [22;446]

Đồng thời với việc chỉ ra nguồn gốc hình thành của thế giới, thì quanniệm về con người theo Phật giáo cũng được chỉ ra con người là nguyên nhâncủa chính mình, được tạo nên bởi lục đại nhờ duyên danh, sắc hội tụ mà thành.Nói cách khác con người do nhân duyên kết hợp được tạo nên bởi hai phần:Phần sinh lý và phần tâm lý, phần hình chất và phần tinh thần Phần sinh lýgồm “sắc là hình sắc tương ứng do “tứ đại“ mà có : địa(đất) , thuỷ (nước),hoả(lửa),phong(gió) Trong con người những chất cứng dẻo như thịt, gân,xương thuộc về đất; những chất đượm ướt như máu mỡ, mồ hôi, nước mắt làthuộc về nước; hơi thở ra vào, trái tim đập, phổi hô hấp hay chân cử động làthuộc về gió; hơi nóng trong người là thuộc về lửa Bên cạnh “tứ đại” phần tâmlý hay tinh thần tức là tâm, chỉ có tên gọi mà không có hình chất gọi là danhđược thể hiện với bảy trạng thái cung bậc tình cảm khác nhau của con người(thất tình) : ái, ố, nô, hỷ, lạc, ái, dục, (yêu, ghét, giân, vui, sướng, buồn, khoáilạc) Và “Danh ” do nhân duyên kết hợp tạo nên từ bốn yếu tố sau: thụ lànhững cảm giác, cảm thụ về sự khổ hay sướng đưa đến sự xúc cảm lãnh hộivới thân và tâm Tưởng là suy nghĩ, suy tưởng Hành do ý muốn thúc đẩy hànhđộng tạo tác, thức là nhận thức ý thức về ta Trong mối quan hệ danh, sắc thì

Trang 21

danh bao giờ cũng nhờ, dựa vào phần sinh lý không thể có tinh thần ý thứcngoài cơ thể vật chất, không thể tồn tại con người nếu chỉ có phần sinh lý hoặctâm lý Do vậy, con người là sự kết hợp chặt chẽ của mối quan hệ sinh lý vàtâm lý (danh, sắc) Tuy nhiên cái tâm (phần tâm lý ) con người vô cùng quantrọng Bởi lẽ cơ sở để phân biệt giữa con người và con vật chủ yếu là ý thức,tinh thần, là tâm Nhận thức của con người được bắt đầu từ vật chất, cơ thể,(sắc) , sau đó là cảm giác tình cảm (thụ) , tri giác tưởng tượng, rồi hành động(hành) và cuối cùng là hiểu biết tri thức(thức) Quan niệm đó nó có ý nghĩanhận thức luận sâu sắc, phản ánh một quá trình tương đối hợp lí khi vào nhậnthức của con người của triết học Phật giáo.

Theo triết lý Phật giáo trong sự phát triển tự nhiên, tất yếu của mọi sựvật hiện tượng mọi sự sống đều phải tuân theo quy luật sinh-trụ di- diệt Trongkinh Phật thường nói:Thế giới này nhiều như cát sông Hằng Mỗi thế giớikhông thoát ra ngoài định luật chung là thành, trụ , hoại, không ; mỗi giây phútnào cũng có sự sinh diệt của thế giới Thế giới này mất đi thì thế giới khácnhóm lên như một làn sóng mất đi thì có một làn sóng khác nỗi lên làm nhânlàm quả nối tiếp cho nhau luân hồi không bao giờ dứt Con người - một chỉnhthể thế giới thu nhỏ -cũng phải tuân quy trình ấy Nhưng tồn tại người thựcchất chỉ là sự giả hợp của ngũ uẫn,do nhân duyên hội tụ mà có.’’ Duyên hợpthì ngũ uẩn là ta, duyên tan ngũ uẩn thì không còn ta là diệt, nhưng ta khôngmất đi mà trở về ngũ uẫn Ngũ uẩn biến hoá theo luật nhân quả không ngừngkhông nghĩ nên con người chỉ tồn tại trong một khoảng khắc của dòng biếnchuyển vô thường định Không có sự vật riêng biệt nào tồn tại mãi mãi, cũngchẵng có cái tôi thường định Chỉ có cái vô thường tồn tại do sự chi phối củanhân duyên mà thôi’’[3;248] Theo Phật giáo, cái mà con người không nhậnthức được chính là cái vô thường này Bởi lẽ, bản tính của họ là “vô minh “tức là ngu dốt, tăm tối Do không nhận thức được cái biến ảo, vô thường đónên cứ lầm tưởng rằng mọi cái đều tồn tại, cái gì cũng thường định, cái gì cũnglà ta và của ta mà không biết rằng trong dòng biến chuyển ấy, tồn tại thườnghằng của con người chỉ là vô ngã, có mà không, không mà có “ sắc sắc - khôngkhông “.

Trang 22

Cùng với quan điểm ấy, con người lý tưỡng mà triết lý Phật giáo nêu ralà từ bỏ được ái dục, thoát khỏi nhu cầu tự nhiên như không bất mãn với điềukiện không ưa, thoát khỏi các dính mắc với cái thân ngũ uẩn Với lối nhận thứctư duy như vậy một mặt thấy được phương diện cơ bản trong sự phát triển conngười, nhưng mặt khác, dẫn người ta đến nhìn thế giới như là một ống kính vạnhoa, mọi cái trên cõi đời này chỉ là ảo hoá không có thật Chính cách nhìn này,không thấy con người là một thực thể sinh học xã hội, chỉ tập trung lý giải conngười tinh thần hướng nội, gần như hoàn toàn không quan tâm đến con ngườivật chất, con người xã hội; coi những nhu cầu thoả mãn thể xác và tinh thần là“trần tục”, là tha hoá bản chất con người Tại đây tính bản , nhân đạo, nhân văncủa Phật giáo tỏ ra thiếu hoàn hảo, khiến cho con người sống mang sắc tháitiêu cực, không tham gia xây dựng và cải tạo xã hội không tích cực học tập đểrèn luyện cá nhân Đứng trên bình diện xã hội mà xét quan niệm này bộc lộnhiều điểm hạn chế của Phật giáo.

Triết lý Phật giáo là một hệ thống nhân bản cởi mở Sự hiện hữu conngười gắn liền với bản thể, nên nó được triển khai với giáo lý nghiệp báo trongquá khứ cùng giáo lý luân hồi trong tương lai Theo triết lý Phật giáo, conngười không phải đoạn diệt cũng không phải thường còn, mà quay lộn trongcảnh luân hồi sinh tử Con người không phải chết là hết Theo luật nhân quảnhững việc thiện, ác mà con người đã làm sẽ tạo ra nghiệp - là cái định sẵn từtrước, là cái phận riêng của mỗi người- sẽ là động lực, là nhân để tạo ra sự kếthợp của ngũ uẩn tiếp theo, tức là tạo ra con người mới Nhưng con người sinhra không phải ai cũng giống ai, mỗi người mỗi cảnh sướng, khổ khác nhau Bởivì một con người được sinh ra đã mang sẵn nguyên nhân từ trước Theo thuyếtnghiệp báo và luân hồi, cứ như thế kéo con người vào vòng luân hồi sinh tửkhông ngừng từ đời này sang kiếp khác “Con người ở kiếp này phải chịu quảbáo về những việc làm của họ làm từ kiếp trước Con người của quá khứ lànhân của con người hiện tại, con người hiện tại là nhân của con người trongtương lai Con người ở kiếp này sinh là con người ở kiếp khác diệt, nhưng conngười ở kiếp này không phải là con người ở kiếp trước cà cũng không khác conngười ở kiếp trước” [21;18].

Trang 23

Triết lý Phật giáo còn cho rằng không một hành vi thiện ác nào của conngười, dù là bé nhỏ, dù được bưng bít che đậy, cũng không tránh khỏi qủa báo.Phật dạy: “nghiệp ác của ngươi, ngươi tự làm tự chịu” Với triết lý của conngười là một kết hợp những sức mạnh hay năng lượng vật lý và tâm linh; thìcái ta gọi là chết chỉ là sự chấm dứt hoàn toàn sự vận hành của cơ thể vật lý.Nhưng những sức mạnh năng lực kia có cùng chấm dứt với sự vận hành củathân xác không? Phật giáo trả lời “không” Ý chí dục vọng khát ái muốn tồntại, muốn tiếp tục trở thành sức mạnh ghê gớm điều động toàn bộ đời sống,toàn bộ vũ trụ Sức mạnh này không ngừng nghĩ cùng với sự chấm dứt vậnhành của thân xác Nó vẫn tiếp tục biểu hiện dưới một hình thức khác, pháthiện sự tái hiện hữu người ta gọi là tái sinh luân hồi.

Quan niệm về con người chịu sự chi phối của nghiệp báo và luân hồikhông chỉ hoàn toàn mang ý nghĩa duy tâm định mệnh Vượt lên điều đónghiệp báo và luân hồi là định luật mang tính nhân quả Nó chính là nền móngđạo đức học của Phật giáo, “như một vị quan toà phán xử vô tư Con người tựtạo ra nghiệp và nhận lấy và nhận lấy quả từ nghiệp của mình gây ra, làmnghiệp lành thì hưởng quả lành và ngược lại Nghiệp và luân hồi luôn cảnh tỉnhcon người phải tự phản tư với chính hành động của mình và tự động viên conngười làm điều thiện”(TCTH số 6/2000 - trang 43).

Ở đây, chúng ta gạt bỏ tính duy tâm thần bí về quan niệm con ngườitrong triết học Phật giáo thì sẽ thấy được tính tích cực, tính nhân bản tuyệt vờitrong tư tưởng đó Bởi nó có tác dụng làm cho con người sống cao hơn , lànhmạnh hơn, giáo dục con người làm nhiều việc tốt; hạn chế việc xấu, việc bấtnhân phi nghĩa Như vậy sẽ bớt một phần tai ương cho xã hội, xã hội an ổnhơn, con người anh minh hơn, nhân tính hơn Với ý nghĩa như vậy thì khinhững tinh hoa những tư tưởng tích cực, nhân bản của triết lý nhân văn Phậtgiáo được phổ biến trong xã hội, được mọi người nhận thức và lấy đó như mộttrong những quy chuẩn đạo đức cho các hành động của mình thì nó sẽ tác dụngnhư một “bộ luật tinh thần” trong xã hội Bởi lẽ triết lý nhân văn Phật giáokhông chỉ giáo dục một gia đình tốt , một xã hội tốt mà trọng điểm là giáo dụccá nhân mỗi con người ; trả con người về vị trí thực sự của mình Đó là conngười luôn tự ý thức về trách nhiệm, vị trí và vai trò của mình trong gia đình và

Trang 24

ngoài xã hội nhằm dần đưa mình tới chỗ hoàn thiện và có ích cho xã hội - mộtcon người có đạo đức.

Tuy nhiên, con người đạo đức của triết lý Phật giáo là con người phi giaicấp, phi lịch sử Mọi mâu thuẩn về quyền lợi chính trị,giai cấp, dân tộc đềuđược cào bằng thì con người trở lại để tìm chính mình trên con đường tới Niếtbàn.

Tóm lại triết học Phật giáolà nhị nguyên, suy cho cùng là duy tâm khichỉ ra nguồn gốc con người Cũng đứng trên thế giới quan ấy, Phật giáo chỉthấy được bản chất của con người là cái tâm, mà không thấy được bản chất conngười là trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hoà các mốiquan hệ xã hội Nhưng nếu xem xét quan điểm về nguồn gốc và bản chất conngười của triết lý Phật giáo trên cơ sở thế giới quan khoa học, có chọn lọc pháttriển những mặt tích cực, hạn chế những điểm tiêu cực,thì sẽ thấy quan điểm vềnguồn gốc và bản chất con người của Phật giáo như trên rất có ý nghĩa thựctiễn Nó thực sự là một cuộc cách mạng trong quan niệm về con người.

2.2 Quan niệm về đời người thể hiện trong “Tứ Diệu Đế”

Cốt lõi của giáo lý nhân sinh Phật giáo là Từ bi Hỷ xã, Vô ngã vị tha,Cứu khổ Cứu nạn Đúng như Hồ Chí Minh khẳng định: “Tôn chỉ mục đích củađạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ chí thiện, bình đẳng, yên vui và noấm”[5; 20] Với mục đích tối thượng của mình cứu nạn cứu khổ đem lại sự anlạc hạnh phúc cho mọi, tâm hồn nên mọi triết thuyết của Phật giáo tập trungnhiều nhất vào cuộc sống “hiện thực” con người, mong sao đem lại sự giảithoát cho mọi người “Có thể nói không có một triết lý nào chiêm nghiệm vềnỗi khổ thế gian với giọng thâm trầm và thiết tha như Phật giáo”[12; 19].Những nỗi khổ đè nặng lên cuộc đời con người lại được quan niệm nằm ngaytrong thân thể, trong lý trí tình cảm, trong kiếp người và trong cả thế gian hiệntượng biến đổi vô thường Từ những nỗi khổ cuộc đời nó thôi thúc con ngườivươn lên mơ ước một cõi hạnh phúc lý tưởng tuyệt đối Triết thuyết Phật giáokhông chỉ ra con đường thoát khổ mà còn đặt ra câu hỏi khiến con người luônkhát khao tìm kiếm như: bản chất và ý nghĩa tối cao cuả cuộc đời là gì? Cái gìlà giá trị cao nhất và là cứu cánh của cuộc sống con người.

Trang 25

Vậy nên, nội dung cơ bản của triết lý Phật giáo là lý giải về cuộc đời conngười, là học thuyết về “khổ” và con đường “cứu khổ” Phật giáo cho rằng đờingười là “bể khổ”, “bốn phương đều là khổ, nước mắt chúng sinh nhiều hơnnước biển, vị mặn của máu và nước mắt chúng sinh mặn hơn nước biển” Từsự chiêm nghiệm nó, Phật giáo đề ra mục đích tìm con đường diệt khổ chochúng sinh Đức Phật dạy rằng: “Này các đệ tử ta nói cho mà biết ngoài biểnkhơi chỉ có một vị mặn, đạo của ta dạy đây chỉ có một vị là vị giải thoát”.

Mục đích cuối cùng của Phật giáo là tìm con đường giải thoát, đưachúng sinh thoát khỏi bể khổ luôn hồi bất tận Nhưng để cho mọi người nhậnthức được “Tứ diêụ đế”, còn gọi là “Tứ thánh đế” bốn chân lý cao thượng, chắcchắn, hiển nhiên.

“Tứ diệu đế”(CATVARY ARYA SATYA) là tư tưởng xuyên suốt trongtoàn bộ kinh sách nhà Phật trơ thành nền tảng cho giáo lý nhà Phật Thông quathuyết này, Phật giáo vạch rõ con đường, cách thức để giải thoát chúng sinh rakhỏi nghiệp báo luân hồi và những nỗi khổ của cuộc đời con người, tìm ranguồn gốc của nỗi khổ, chỉ ra căn nguyên biến đổi không ngừng của vũ trụ.Chính ở đây chứ không đâu khác, triết lý nhân sinh và lý tưởng cứu khổ củatriết lý Phật giáo được trình bày rõ nét và tập trung nhất Quan niệm về đờingười thể hiện trong “Tứ diệu đế” được khái quát thành “Khổ đế”, “Tập đế”,”Diệt đế” và ”Đạo đế”.

-Diệu đế thứ nhất: Khổ đế (DUKKHA SATYA) danh từ dukkha trongdiệu đế này trình bày quan điểm của Phật giáo về nhân sinh vũ trụ, có ý nghĩatriết lý sâu sắc và hàm chứa những nội dung rộng lớn Một danh từ khó có thểphiên dịch ra một ngôn ngữ chính xác nào khác mà người ta thường gọi là khổđau hay phiền não Đứng về phương diện cảm giác, dukkha là cái gì đó làm takhó chịu đựng.Hiểu như một chân lý trừu tượng “Du” là cái gì đáng khinhmiệt,không đáng bám víu.”Kha” là hư vô, trống rỗng.Thế gian nằm trong sựđau khổ và như vậy không đáng cho ta bám víu Dukkha là sự vô thườngkhông bám víu được.”Hãy để ý chữ dukkha đã được dùng đầy ý nghĩa.Nó làdukkha không phải vì có đau khổ trong nghĩa thông thường của danh từ mà vìcái gì vô thường là dukkha ”[26;52] Vì vậy,diệu đế này đòi hỏi phải xét rõ tậntường cái khổ của chúng sinh Nói về cái khổ chúng sinh trong kinh Pháp hoa

Trang 26

Đức Phật đã nói:”ta dùng mắt Phật, thấy sáu đạo chúng sinh bần cùng khôngphước tuệ,vào đường hiểm sinh tử, khổ dài không dứt”[2;52].

Khẳng định đau khổ là tất yếu là chân lý là điều không tránh khỏi củacon người Con người từ lúc tồn tại trên thế gian này kể từ lúc chào đời đến khinhắm mắt xuôi tay không có gì có ngoài đau khổ.Phật giáo tổng kết thành támnỗi khổ (bát khổ) mà đòi người phải gánh chịu:sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tửkhổ, ái biệt ly khổ, sở cầu bất đắc khổ, oán tăng hội khổ và thụ ngũ uẩnkhổ.Tức triết lý Phật giáo cho rằng cuộc đời con người là bể khổ.

Con người sinh ra đã mang trong mình đầy nỗi khổ Sinh khổ đó là sựkết hợp ngũ uẩn tạo nên con người cũng chính là báo hiệu nỗi khổ của conngười Bà mẹ phải trải qua chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau mới sinhra được đứa con, sau đó phải trải qua tháng ngày vất vả, khó nhọc, nuôi nấng,dạy dỗ đứa con, đây quả thật là khổ sinh.

Lão khổ: Con người lớn lên về già yếu đuối, già đua đi thì lúc ấy conngười không tự tin vào mình nữa, không còn sức mạnh sinh và tâm lý, conngười dường như bất lực trước cuộc đời, không còn tự chủ trước cuộc sống.Gìà yếu là khổ đó là lão khổ.

Bệnh khổ: Trong quá trình tồn tại của mình con người trãi qua ốm đaubệnh tật đó là bệnh khổ.

Tử khổ: Đến khi chết đi để lại biết bao dau buồn chia ly tang tóc đó làkhổ tử.

Sinh, lão, bệnh, tử là bốn cái khổ mà con người phải hứng chịu, khôngtránh được Thêm bốn cái khổ nữa mà con người phải hứng lấy khi họ quan hệvới ngoại cảnh.

Aí biệt ly khổ: Trong cuộc sống hằng ngày mong muốn xum họp mà cứphải chia ly, yêu nhau mà phải xa nhau gọi là ái biệt ly khổ, là cái khổ thứnăm Ngược lại không muốn sống chung, ghet nhau như muốn đào đất đổ đimà lại cứ bắt buộc phải ở gần bên nhau gọi là oán tăng hội khổ, là cái khổ thứsáu Cái khổ càng khổ hơn khi điều cầu mong mà không được toại nguyện,mong muốn địa vị giàu sang mà không đạt được gọi là sở cầu bất đắc khổ,là cáikhổ thư bảy Cái khổ thứ tám, thụ ngũ uẩn khổ, sự hội tụ của ngũ uẩn (sắc- thụ-tưởng- hành- thức) là sự hội tụ của nỗi khổ mà con người phải gánh chịu.

Ngày đăng: 30/12/2013, 20:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w