1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự vận dụng quy luật mâu thuẫn CNHHDH ở huyện minh hòa tỉnh quảng bình

75 894 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 746,5 KB

Nội dung

Lời cảm ơn Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Khoa học Huế, quý thầy cô giáo Khoa Lý luận chính trị, Huyện uỷ huyện Minh Hoá và tập thể lớp Triết K31 cùng gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khoá luận. Đặc biệt em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo: TS. Hồ Minh Đồng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn. Huế, tháng 5/ 2011 Sinh viên thực hiện Đinh Thị Tuyết Mai Khóa Luận Tốt Nghiệp A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thư gửi A.M.Goocki, Lênin viết: “Quả là nhà triết học Hêghen đã nói đúng: “Cuộc sống tiến lên thông qua những mâu thuẫn, và những mâu thuẫn sống thì lại phong phú hơn nhiều, nhiều vẻ hơn nhiều và có một nội dung dồi dào hơn nhiều so với điều mà trí tuệ con người cảm thấy lúc ban đầu ’’ [26; 297]. Phép biện chứng suy cho cùng là biện chứng về những mâu thuẫn. Do tầm quan trọng của nó mà Lênin đã xem lý luận về sự thống nhất của các mặt đối lập là hạt nhân của phép biện chứng. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (Quy luật mâu thuẫn) là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật, là hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Vì nó vạch ra nguồn gốc động lực của sự vận động, phát triển của thế giới khách quan và vì nó là chìa khóa, là cơ sở giúp chúng ta nắm vững thực chất của tất cả các quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật. Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. Trong hoạt động kinh tế cũng mang tính phổ biến, chẳng hạn như cung - cầu, tích lũy - tiêu dùng… Mâu thuẫn tồn tại khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc. Trong mỗi sự vật, mâu thuẫn hình thành không phải chỉ là một mà là nhiều mâu thuẫn, và sự vật trong cùng một lúc có nhiều mặt đối lập thì mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành… Cho nên nắm vững quan điểm macxit về mâu thuẫn sẽ giúp người ta hình thành phương pháp, hình thành tư duy khoa học biết khám phá bản chất của sự vật và giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh, thúc đẩy sự vật phát triển. Đinh Thị Tuyết Mai 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp Quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho ta chìa khóa để tìm hiểu mọi sự vận động và phát triển, đi sâu vào bản chất của sự vật và hiện tượng. Trong công tác thực tiễn, chúng ta cần tìm hiểu sự vật và hiện tượng bằng phương pháp phân tích mâu thuẫn, đồng thời chuẩn bị điều kiện đầy đủ để giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn mà không được giải quyết sẽ cản trở sự phát triển của sự vật, hiện tượng. Chúng ta nhận thấy rằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) là xu hướng phát triển của các nước trên thế giới. Đó cũng là con đường tất yếu của nước ta để đi lên mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’’. Hiểu một cách chung nhất, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình phát triển sản xuất và quản lý kinh tế, xã hội dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Ngày nay, quá trình công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá. CNH, HĐH là con đường tất yếu để phát triển của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước công nghiệp lạc hậu như Việt Nam. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình biến đổi một nước có nền kinh tế lạc hậu trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Qua các kỳ đại hội VI, VII, VIII Đảng ta luôn xác định CNH, HĐH là một nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH nước ta. Do đó việc vận dụng quy luật mâu thuẫn vào việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình CNH, HĐH là hết sức cần thiết, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với một huyện nghèo như Minh Hóa Quảng Bình. Việc vận dụng quy luật mâu thuẫn trong tiến trình CNH, HĐH huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đòi hỏi phải có sự hiểu biết về quy luật vận động, phát triển nói chung và quy luật mâu thuẫn nói riêng cũng như khả năng phát hiện mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình luôn xuất hiện những khó khăn, những mâu thuẫn đòi hỏi phải được giải quyết. Nếu những mâu thuẫn đó không được giải quyết sẽ cản trở sự phát triển của huyện. Đinh Thị Tuyết Mai 3 Khóa Luận Tốt Nghiệp Chính vì vậy, nghiên cứu về quy luật mâu thuẫn để vận dụng chúng vào thực tiễn là một đòi hỏi thường xuyên đối với những nhà quản lý nói chung và người làm công tác triết học nói riêng. Từ những nhận thức trên về vai trò, vị trí của vấn đề phát hiện, giải quyết mâu thuẫn để từ đó vận dụng vào tiến trình CNH, HĐH huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Chính vì lý do trên mà tôi chọn đề tài: “Sự vận dụng Quy luật mâu thuẫn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình’’ làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi hy vọng việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về mâu thuẫn và những vấn đề mâu thuẫn nảy sinh trong thực tiễn của tiến trình CNH, HĐH Huyện Minh Hóa, Tỉnh Quảng Bình, cũng như việc vận dụng các biện pháp giải quyết mâu thuẫn nhằm đảm bảo cho thắng lợi của quá trình CNH, HĐH Minh Hóa, Quảng Bình nói riêng và của sự nghiệp CNH, HĐH nước ta nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trong hệ thống triết học của mình, khi cho rằng “Tất cả mọi vật đều có tính chất mâu thuẫn trong bản thân nó”, Hêghen khẳng định: “Mâu thuẫn là nguồn gốc của tất cả mọi sự vận động của tất cả mọi sự sống” [25; 147] Với tầm quan trọng của mâu thuẫn, từ trước đến nay, việc nghiên cứu xoay quanh vấn đề này đạt được những kết quả đa dạng và không kém phần sâu sắc. Mỗi công trình đó đều tiếp cận và nghiên cứu về quy luật mâu thuẫn nhiều phương diện, nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau. Nhìn chung, các công trình này ngoài việc làm rõ những nội dung cơ bản của quy luật còn gắn với vấn đề thực tiễn nào đó, một địa phương nào đó, hoặc với một giai đoạn lịch sử nhất định. Với những mảng đề tài như: “Mâu thuẫn một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Tấn Hùng. Cuốn sách đã làm rõ về quy luật mâu thuẫn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và vai trò của nó đối với sự phát triển xã hội. “Về mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu và cách giải quyết trên con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” của GS.TS Phạm Ngọc Quang. Tác giả đã khái quát được những mâu thuẫn cơ bản và những mâu thuẫn chủ yếu của nước ta. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp giải Đinh Thị Tuyết Mai 4 Khóa Luận Tốt Nghiệp quyết các mâu thuẫn đó phù hợp với thực tế phát triển đất nước và xu thế của thời đại. “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam, lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2002 của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn. Các tác giả đã đi sâu phân tích đánh giá tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tập trung phân tích các nguồn lực cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nêu lên mối quan hệ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với vấn đề xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… Từ đó tác giả định hình được mô hình của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền (2008), “Lý luận mâu thuẫnsự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945”. Tác giả đã khái quát một cách logic về quy luật mâu thuẫn trong lịch sử triết học và đã vận dụng quy luật mâu thuẫn vào việc xác định và giải quyết mâu thuẫn trong giai đoạn lịch sử của dân tộc từ 1930 – 1945. Đề tài “Quy luật mâu thuẫn trong lịch sử triết học và sự vận dụng vào công tác tuyên truyền Thừa Thiên Huế” của tác giả Nguyễn Thái Sơn (2002). Tác giả đã khái quát sơ lược về quy luật mâu thuẫn trong lịch sử triết học và từ đó vận dụng vào công tác tuyên truyền Thừa Thiên Huế… Các vấn đề về mâu thuẫn cũng như công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng được các nhà nghiên cứu tranh luận trên các tạp chí chuyên ngành. Như các bài đăng trên tạp chí Triết học: Nguyễn Thế Nghĩa: Nguồn nhân lực – động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Số 1, 2 – 1996). Tác giả đã đi sâu phân tích nguồn nhân lực, xem đó là yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước ta. Trần Đắc Hiến: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: Một số vấn đề đặt ra và hướng giải quyết (Số 11, 11 - 2007). Trong bài viết này, tác giả đã phân tích một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả luận chứng những biện pháp cần thiết để giải quyết, khắc phục những Đinh Thị Tuyết Mai 5 Khóa Luận Tốt Nghiệp vấn đề nảy sinh nhằm nâng cao hiệu quả của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trần Nguyên Ký: “Về phương pháp kết hợp các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn xã hội trong thời kỳ quá độ”… và nhiều bài viết của các tác giả khác đăng trên các tạp chí Triết học, tạp chí Cộng sản… Các công trình nói trên đã nghiên cứu quy luât mâu thuẫn dưới những góc độ khác nhau. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về mâu thuẫn với tính cách vận dụng quy luật mâu thuẫn trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Minh Hóa, Quảng Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Quan niệm về mâu thuẫnquy luật mâu thuẫn. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những quan niệm khác nhau về mâu thuẫn trong lịch sử triết học và đi sâu tìm hiểu quy luật mâu thuẫn trong triết học mácxít, từ đó vận dụng vào trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện Minh Hóa, Quảng Bình. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của khoá luận là làm rõ hơn tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình thông qua việc phân tích và giải quyết mâu thuẫn. Để thực hiện được mục đích đó, khoá luận có nhiệm vụ: Một là, khảo sát một cách có hệ thống và làm rõ những tư tưởng về mâu thuẫn trong lịch sử triết học, đồng thời làm rõ nội dung của quy luật mâu thuẫn. Hai là, từ sự phân tích, thấy rõ được tầm quan trọng của lý luận đó và vận dụng trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Minh Hóa, Quảng Bình. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Khoá luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời khoá luận còn dựa trên cơ sở thực tiễn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Đinh Thị Tuyết Mai 6 Khóa Luận Tốt Nghiệp Phương pháp nghiên cứu: Khoá luận kết hợp nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Vận dụng linh hoạt các phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, logic - lịch sử, so sánh - đối chiếu, khái quát hoá … để làm sáng tỏ các vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đặt ra. 6. Đóng góp của khoá luận Khoá luận làm rõ một số mâu thuẫn trong tiến trình công nghiêp hóa, hiện đại hóa huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình và một số cách thức giải quyết những mâu thuẫn đó. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung gồm có 2 chương: Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT MÂU THUẪN 1.1. Một số quan niệm về mâu thuẫn 1.2. Nội dung của quy luật mâu thuẫn 1.3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn Chương 2: VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ HUYỆN MINH HOÁ, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá 2.2. Tính tất yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay nước ta 2.3. Thực trạng kinh tế - xã hội huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng bình 2.4. Một số mâu thuẫn trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Minh Hoá, Quảng Bình. 2.5. Sự vận dụng của huyện Minh Hoá trong việc giải quyết các mâu thuẫn. Đinh Thị Tuyết Mai 7 Khóa Luận Tốt Nghiệp B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT MÂU THUẪN 1.1. Một số quan niệm về mâu thuẫn 1.1.1. Khái niệm “mâu thuẫn” Khái niệm mâu thuẫn là để nói về tính hai mặt của tất cả các sự vật, hiện tượng: trong âm có dương, trong tốt có xấu, như vậy mọi sự vật đều vận động theo hướng hài hòa. Triết học phương Tây kết luận rằng mâu thuẫn là động lực của sự phát triển, bởi vì trong mỗi sự vật đều có ít nhất hai mặt, hai lập trường, hai thế lực đối kháng, và các thế lực đó sẽ tìm cách triệt tiêu nhau để chiếm lĩnh chủ thể, quá trình đó đẩy mâu thuẫn phát triển đến đỉnh điểm và khi mâu thuẫn phát triển đến đỉnh điểm thì chủ thể sẽ biến đổi cả về lượng và chất sang một hình thái mới. Còn triết học phương Đông thì cho rằng, các nhân tố âm dương trong một chủ thể luôn vận động và biến đổi luân hồi, âm thịnh thì dương suy, bĩ cực thái lai, như vậy là khai thác khía cạnh thời gian của việc phát sinh và giải quyết mâu thuẫn chứ không nhìn vào khía cạnh biến đổi của chủ thể khi giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn là phạm trù của phép biện chứng, biểu hiện nguồn gốc bên trong của mọi sự vận động, gốc rễ của sự sống, nguyên lý của sự phát triển. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong cả tự nhiên lẫn trong xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là sự phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận thức, của tư duy trên con đường vươn tới chân lý khách quan, chân lý tuyệt đối về hiện thực. Cần phân biệt mâu thuẫn biện chứng được phản ánh vào trong tư duy, trong các khái niệm, lý luận với cái gọi là những mâu thuẫn logic biểu hiện sự mơ hồ tính chất không triệt để của tư tưởng. Những mâu thuẫn logic hình thức chỉ tồn tại trong tư duy, nó xuất hiện do sai lầm trong tư duy. Mâu thuẫn logic hình thức là mâu thuẫn được tạo thành từ hai phán đoán phủ định nhau về cùng một quan hệ cùng một thời điểm; trong hai phán đoán đối lập đó, chỉ có một là chân lý. Đinh Thị Tuyết Mai 8 Khóa Luận Tốt Nghiệp Quy luật mâu thuẫnsự phản ánh vào tư duy tính xác định về vật chất của các khách thể, là sự phản ánh cái sự thật giản đơn là nếu không nói đến sự biến đổi của khách thể, thì nó không thể đồng thời có được những đặc tính bài trừ lẫn nhau. Mọi sự vật đều chứa đựng mâu thuẫn bên trong, bởi vì bản chất của mọi sự vật là động chứ không tĩnh, khi sự vật vận động thì mâu thuẫn phát sinh. Như vậy, chúng ta nên hiểu rằng mâu thuẫn là đương nhiên tồn tại và là tốt chứ không phải xấu, vì nó giúp cho sự phát triển. 1.1.2. Quan niệm trước Mác về mâu thuẫn Có thể nói, sự vận động và phát triển của mọi sự vật hiện tượng bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập quy định tính ổn định và thay đổi của sự vật. Do vậy, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Vấn đề này sớm được các nhà triết học trước Mác quan tâm nghiên cứu, và có những phỏng đoán thiên tài về sự tương tác giữa các mặt đối lập, xem nó là nguyên nhân của sự hình thành, vận động và biến đổi của vũ trụ, vạn vật. Những nhận định ban đầu của các nhà triết học Trung Quốc cổ đại, tuy mới dừng lại phỏng đoán, cảm tính của các triết gia thuộc trường phái Âm Dương – Ngũ Hành về bản chất của sự vật, hiện tượng nhưng phần nào đã biểu lộ thế giới quan duy vật, không chỉ thừa nhận sự tồn tại khách quan của sự vật, hiện tượng mà còn khẳng định các sự vật, hiện tượng vận động và phát triển là do chính sự tác động của các yếu tố đối lập chứa đựng trong bản thân chúng. Thuyết Âm Dương - Ngũ Hành là một trong chín trường phái triết học của của Trung Quốc thời cổ đại. Thuyết Âm Dương - Ngũ Hành là thuyết thể hiện quan niệm duy vật chất phác về tự nhiên, và đó cũng thể hiện tư tưởng biện chứng sơ khai về tự nhiên, con người và xã hội của người Trung Quốc thời cổ đại. Nó giải thích nguồn gốc của quá trình biến hóa của vạn vật. Các triết gia trong trường phái này cho rằng thế giới các hiện tượng và sự vật vẫn chứa đựng hai yếu tố vừa đối lập nhau, vừa thống nhất với nhau, vừa bao hàm tương tác lẫn nhau. Âm - Dương là hai thế lực đối chọi nhau nhưng lại thống nhất với nhau Đinh Thị Tuyết Mai 9 Khóa Luận Tốt Nghiệp trong vạn vật, là khởi nguyên của mọi sinh thành biến hóa. Âm - Dương không phải là hủy thể của nhau mà là điều kiện tồn tại của nhau, động lực của mọi vận động, phát triển. Âm - Dương và Ngũ Hành là hai thuyết quan trọng trong tư tưởng triết học Trung Hoa. Chính những tư tưởng duy vật đó đã làm lu mờ vai trò của thần thánh, của lực lượng siêu nhiên. Tư tưởng của trường phái Âm Dương - Ngũ Hành đã hé lộ phần nào tư tưởng biện chứng về thế giới. Các triết gia thuộc trường phái này cho rằng, hai mặt đối lập vốn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng, từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất, từ cái đơn giản đến phức tạp, từ giới tự nhiên đến xã hội, từ thể chất đến tinh thần con người. Nó vừa biến dịch mà bất dịch, mâu thuẫn và thống nhất, đối lập mà vẫn hài hòa với nhau. Biểu hiện cụ thể của Âm - Dương là các mặt đối lập như: mặt trời - mặt trăng; cao - thấp; nóng - lạnh; quân tử - tiểu nhân; cha - mẹ; nhanh - chậm. Âm - Dương tuy đối lập, mâu thuẫn, song không tách rời nhau mà xâm nhập vào nhau, quấn quýt lấy nhau. Âm - Dương không phải là tuyệt đối mà là tương đối, không phải là đại biểu cố định cho một số sự vật nào đó mà là đại biểu cho sự chuyển biến, đối lập tất cả các sự vật. Hai thế lực Âm - Dương không tồn tại biệt lập mà thống nhất, chế ước lẫn nhau theo các nguyên lý: Âm - Dương thống nhất thành Thái cực (Thái cực được coi như nguyên lý của sự thống nhất hai mặt Âm - Dương). Nguyên lý này nói lên tính toàn vẹn, tính chỉnh thể, cân bằng của cái đa và cái duy nhất. Chính nó bao hàm tư tưởng về sự thống nhất giữa cái bất biến và biến đổi. Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm - nguyên lý này nói lên khả năng biến đổi Âm - Dương đã bao hàm trong mỗi mặt đối lập của Thái cực. Trong Thái âm (âm lớn) có Thiếu dương (dương nhỏ), trong Thái dương (dương lớn) có Thiếu âm (âm nhỏ), “dương nhỏ” trong “âm lớn” phát triển đến cùng thì có sự chuyển hóa “âm lớn” trở thành “dương lớn” và ngược lại. Và cứ như thế sự vật vận động, phát triển không ngừng. Đinh Thị Tuyết Mai 10 . một huyện nghèo như Minh Hóa ở Quảng Bình. Việc vận dụng quy luật mâu thuẫn trong tiến trình CNH, HĐH ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đòi hỏi phải có sự. quy t mâu thuẫn để từ đó vận dụng vào tiến trình CNH, HĐH ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Chính vì lý do trên mà tôi chọn đề tài: Sự vận dụng Quy luật

Ngày đăng: 01/01/2014, 11:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[15] Trần Thanh Giang, “Vấn đề lợi ích kinh tế của người nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay”, Tạp chí triết học số 5(228), tháng 5 – 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề lợi ích kinh tế của người nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay
[16] Lương Đình Hải, “Trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí triết học số 12 (223), tháng 12 – 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
[18] Nguyễn Văn Hoà, “Phát triển giáo dục và đào tạo - một động lực để phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí triết học số 12(223), tháng 12 – 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển giáo dục và đào tạo - một động lực để phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay
[19] Trần Đức Hiến, “Về mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng”, Tạp chí triết học số 2 - 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
[22] Nguyễn Thị Hồng, “Quan niệm biện chứng của Lão Tử về thế giới”, Tạp chí triết học số 3, tháng 3 - 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm biện chứng của Lão Tử về thế giới
[23] Đỗ Minh Hợp, “Ý nghĩa của phép biện chứng Hêghen”, Tạp chí triết học số 4, tháng 4 - 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý nghĩa của phép biện chứng Hêghen
[29] Đặng Hữu Toàn, Khái niệm “logos” trong lịch sử triết học Hêraclit Tạp chí triết học số 4, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: logos
[1] Bộ giáo dục và đào tạo, giáo trình triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2002 Khác
[2] Bộ giáo dục và đào tạo, giáo trình kinh tế chính trị, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2004 Khác
[3] Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình triết học, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội - 2007 Khác
[4] Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2009 Khác
[5] Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội – 2002 Khác
[6] C.Mác - Ănghen: toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 1994, tập 20, 23 Khác
[8] Doãn Chính (chủ biên). Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại, Hà Nội - 1998 Khác
[9] Doãn Chính, Đại cương triết học Trung Quốc, Nhà xuất bản Thanh Niên, 2002 Khác
[10] Phạm Minh Chính, Một số giải pháp góp phần ổn định nền kinh tếViệt Nam năm 2011, Tạp chí Cộng sản, tháng 4 - 2011 Khác
[11] Nguyễn Tiến Dũng (2006), Lịch sử triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp, Thành Phố Hồ Chí Minh Khác
[12] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội - 1994 Khác
[13] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2001 Khác
[14] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w