Giải quyết mâu thuẫn giữa tiết kiệm và lãng phí

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quy luật mâu thuẫn CNHHDH ở huyện minh hòa tỉnh quảng bình (Trang 62 - 64)

7. Bố cục của khóa luận

2.5.3.Giải quyết mâu thuẫn giữa tiết kiệm và lãng phí

Tăng cường thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Khai thác triệt để, có hiệu quả các nguồn thu, tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp, các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh để tạo nguồn và nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thu. Quản lý chặt chẽ các hoạt động chi ngân

sách, bảo đảm chi đúng quy định, đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả; ưu tiên cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Xây dựng ý thức thực hành tiết kiệm trong quản lý thu, chi ngân sách; đấu tranh, ngăn chặn, xử lý có hiệu quả các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, tham nhũng trong các lĩnh vực bố trí ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt, chỉ định thầu các công trình xây dựng cơ bản.

Tăng cường huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Rà soát lại các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện, bên cạnh các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn cam kết tài trợ của nước ngoài (ODA); coi trọng nguồn tài trợ, đóng góp từ các doanh nghiệp (như Tổng công ty lương thực Miền Bắc, Tổng công ty hàng không Việt Nam), từ đó lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư có hiệu quả cho các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh. Điều chỉnh lại quy hoạch và kế hoạch đầu tư năm 2011. Rà soát, cắt giảm, sắp xếp lại, điều chuyển vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước năm 2011 trong phạm vi quản lý để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án có năng lực hoàn thành trong năm 2011.

Tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa các chương trình, dự án trên địa bàn huyện, từ khâu điều tra, khảo sát lập kế hoạch, triển khai thực hiện cho đến giám sát và đánh giá; coi trọng các phương pháp tiếp cận, các mô hình thành công của các dự án đã và đang thực hiện trên địa bàn để phổ biến, nhân rộng, như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian, kinh phí mà kết quả, tác động đem lại nhanh và đảm bảo hiệu quả lâu bền; tăng cường việc lồng ghép các chương trình, dự án do huyện làm chủ đầu tư và do các sở, ban, ngành cấp tỉnh làm chủ đầu tư, nhằm phát huy tối đa hiệu quả của vốn đầu tư, giảm các thủ tục hành chính cho cấp cơ sở và người dân.

Các cơ quan, đơn vị, cá nhân tăng cường thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí bằng cách: Tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản, trang thiết bị làm việc tiết kiệm, hiệu quả, thực hiện đúng các quy định về theo dõi hao mòn, trích khấu hao mòn tài sản cố định.

Giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu; không bố trí kinh phí cho các việc chưa thật sự cấp bách. Thực hiện nghiêm túc việc tắt đèn, tắt thiết bị khi không có người đang làm việc trong phòng và khi ra khỏi phòng làm việc…

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quy luật mâu thuẫn CNHHDH ở huyện minh hòa tỉnh quảng bình (Trang 62 - 64)