Giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quy luật mâu thuẫn CNHHDH ở huyện minh hòa tỉnh quảng bình (Trang 60 - 62)

7. Bố cục của khóa luận

2.5.2.Giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu

Cung và cầu mâu thuẫn biện chứng với nhau, là điều kiện cho sự phát triển thị trường hàng hoá. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì đời sống của nhân dân cũng được tăng lên, nhu cầu tiêu dùng của người dân càng phát triển.

Vì thế, trong thời gian tới huyện Minh Hoá cần thực hiện các giải pháp sau để không ngừng đẩy mạnh sản xuất, cung cấp sản phẩm hàng hoá cho thị trường: Tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch sản xuất nông, lâm, thuỷ sản, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao theo Thông tư số 06/2009/TT-BNN đối với 61 huyện nghèo; Thông tư 08/2009/TT-BNN về Hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP.

Tạo môi trường và điều kiện thuận lơị cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường tiêu thụ; thực hiện phân công lại lao động xã hội, chuyển dần kinh tế từ thuần nông sang sản xuất hàng hoá trên cơ sở các nguồn tiềm năng, lợi thế và trình độ dân trí từng vùng; tích cực giải quyết việc làm, tăng thu nhập để tăng sức mua của người lao động và các tầng lớp dân cư; đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng dần sức cạnh tranh trên thị trường.

Phát triển toàn diện nền nông nghiệp hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý; có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn lương thực trong xã hội, đáp ứng nhu cầu tại chỗ gắn với thị trường tiêu thụ. Đầu tư phát triển các cây chủ lực phù hợp với điều kiện của huyện như: ngô, lạc, cây cao su và các loại cây khác.

Đẩy mạnh sản lượng cây lạc bằng cách chú trọng tăng năng suất. Khuyến khích các xã, cá nhân khai hoang, phục hoá để tăng diện tích đất trồng lạc. Tăng cường đầu tư chăm bón, sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng chống chịu tốt. Đẩy mạnh trồng, phát triển cây cao su trên địa bàn. Tập trung tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm cho cây công nghiệp, đặc biệt là cây lạc. Giao đất sản xuất với diện tích lớn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực sự có năng lực để phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế; tăng cường đầu tư, phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm theo hướng trang trại tập trung; phát triển các trang trại kinh tế tổng hợp…, đưa chăn nuôi lên chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất nông nghiệp.

Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, ứng dụng các tiến bộ của khoa học, công nghệ vào trong sản xuất.

Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn với nhiều ngành nghề đa dạng, đa thành phần kinh tế.

Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở sản xuất gạch, vật liệu xây dựng và dịch vụ sửa chữa cơ khí nhỏ trên địa bàn. Tập trung xây dựng các mô hình sản xuất mặt hàng truyền thống của địa phương. Tạo điều kiện cho các cư sở sản xuất tiếp cận, tìm kiếm và mở rộng thị trường, mặt hàng kinh doanh.

Đẩy mạnh thương mại dịch vụ, khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch hiện có, tích cực tìm kiếm thị trường. Khuyến khích giao lưu hàng hoá, tập trung phát triển tại các khu vực trung tâm. Quy hoạch phát triển các khu thương mại, chợ trên địa bàn. Huy động vốn, lồng ghép các dự án để nâng cấp một số chợ trung tâm như chợ Y Leng, Hoá Tiến, chợ Quy Đạt, xem xét quy định lại việc quản lý, hoạt động của các chợ. Phát huy lợi thế Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo để phát triển thương mại, du lịch với lào, Thái Lan…

Áp dụng các cơ chế thông thoáng, linh hoạt để hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, bao gồm: tiếp cận với các nguồn tín dụng ưu đãi, tập huấn các kỹ năng về thị trường, điều hành và quản lý doanh nghiệp; hỗ trợ tiếp cận thông tin kinh tế thị trường; hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương đi tham quan học tập, tìm hiểu thị trường, tham gia các hội chợ giới thiệu và triển lãm sản phẩm hàng hoá, ký kết các hợp đồng thương mại, hợp tác đầu tư để tăng cường tiêu thụ sản phẩm và mở rộng sản xuất kinh doanh.

Bằng cách đó, chẳng những góp phần mở rộng, hoàn chỉnh thị trường mà còn tạo nên động lực mới thúc đẩy kinh tế ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quy luật mâu thuẫn CNHHDH ở huyện minh hòa tỉnh quảng bình (Trang 60 - 62)