Mâu thuân giữa tiết kiệm và lãng phí

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quy luật mâu thuẫn CNHHDH ở huyện minh hòa tỉnh quảng bình (Trang 53 - 54)

7. Bố cục của khóa luận

2.4.3.Mâu thuân giữa tiết kiệm và lãng phí

Sản xuất là hoạt động cơ bản của con người. Mọi xã hội muốn tồn tại và phát triển phải duy trì sản xuất. Nhưng trong những điều kiện, muốn cho sản xuất có hiệu quả và phát triển nhanh chóng thì sản xuất phải gắn liền với tiết kiệm.

Có thể nói, hiện nay huyện Minh Hoá đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế, nó đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư lớn và đang ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Tuy nhiên, tình hình huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trong huyện cho nền kinh tế đang còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của nó.

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do khả năng tích luỹ, tiết kiệm vốn trong huyện còn nhiều yếu kém, tình hình sử dụng vốn đầu tư trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản hiệu quả chưa cao, tình trạng thất thoát lãng phí còn lớn và diễn ra khá phổ biến. Do đó với huyện Minh Hoá hiện nay, vấn đề tiết kiệm càng trở nên quan trọng để huy động vốn cho phát triển kinh tế.

Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Tiết kiệm phải được thực hiện một cách toàn diện, hoàn chỉnh bao gồm cả tiết kiệm riêng, tiết kiệm công. Nếu không biết tiết kiệm của riêng thì không thể tiết kiệm của công được. Nhưng nếu chỉ lo tiết kiệm của riêng mà phung phí của công là không đúng. Tiết kiệm không chỉ lao động và tiền mà cả thời gian. Tiết kiệm không có nghĩa là chi tiêu ít mà chi tiêu đúng và có hiệu qủa.

Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế, trong thời gian vừa qua huyện Minh Hoá đã tổ chức thực hiện

tiết kiệm trong thu chi ngân sách. Thu ngân sách trên địa bàn ước thực hiện năm 2010 là: 6.700 triệu đồng. Chi ngân sách ước thực hiện cả năm là 198.420 triệu đồng, bao gồm cả nguồn bổ sung mục tiêu trong năm. Chi ngân sách thực hiện đúng Luật ngân sách, đúng chế độ và tiết kiệm.

Các cơ quan đơn vị, cá nhân cũng đã thực hành tiết kiệm tiền, tài sản, thời gian lao động…

Tiết kiệm là một trong những điều kiện cho tích luỹ để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy các cơ quan, tổ chức và cá nhân cần phải thực hành tiết kiệm, gắn với đẩy mạnh chống lãng phí. Thực hành tiết kiệm đồng thời với việc không chấp nhận tiêu dùng xa hoa, lãng phí, cần tiêu 1 mà tiêu 3, cần tiêu 3 lại tiêu 7.

Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; trong thời gian qua, các ban, đơn vị… đã tổ chức thực hiện đạt được kết quả tích cực, góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên hiện nay ở huyện nhiều vẫn còn tình trạng lãng phí nhiều nguồn tài nguyên, chưa được khai thác sử dụng có hiệu quả; các cơ quan, đơn vị vẫn chưa thực sự đẩy mạnh thực hiện tiết kiệm tài sản của cơ quan, của Nhà nước, chưa tuân thủ các quy định về tiết kiệm điện trong chiếu sáng, sử dụng thiết bị làm việc. Các nguồn vốn đầu tư ở huyện vẫn chưa được sử dụng một cách hợp lý. Nhiều công trình được đầu tư xây dựng nhưng năng lực làm chủ đầu tư của tất cảc các xã và Ban quản lý dự án huyện còn hạn chế trong nhiều khâu, dẫn đến tiến độ triển khai chậm, gây lãng phí tiền bạc và thời gian mà chất lượng thì chưa đảm bảo… Vì vậy trong thời gian tiếp đòi hỏi huyện cần có những giải pháp thiết thực để đẩy mạnh việc tiết kiệm, chống lãng phí.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quy luật mâu thuẫn CNHHDH ở huyện minh hòa tỉnh quảng bình (Trang 53 - 54)